Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Lớp 5-Tuần 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.72 KB, 22 trang )

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
ÚT VỊNH
(Theo Tô Phương)
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực
hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: HS:
- 2 em đọc thuộc bài Bầm ơi, TLCH về nội dung bài đọc.
- 1 em nhắc lại nội dung bài đọc.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài mới:
- GV: Giới thiệu chủ điểm: Những chủ nhân tương lai, giới thiệu bài đọc: Út Vịnh
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- HS: 1 em giỏi đọc toàn bài, GV chia đoạn bài đọc: 4 đoạn.
- HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, lặp lại nhiều lần, Gv kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ khó: nằm chềnh ềnh, giục giã.
+ Tìm hiểu cách đọc 1 số câu dài, câu cảm, giọng đọc toàn bài.
+ Chú giải từ: thanh ray.
- GV: Đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kể chậm rãi, thong thả.
b. Tìm hiểu bài:
- HS: ĐT đoạn 1: Đoạn đương fsắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố
gì?
- HS: 1em đọc đoạn 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn
đường sắt?


- HS: Nhẩm nhanh đoạn 3, 4: Khi nghe tiếng còi tàu vang lên giục giã, Út Vịnh
nhìn ra đường tàu và đã thấy điều gì? (Hoa và Lan đang chơi chuyền trên đường sắt).
- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ? (lao ra khỏi nhà, báo hiệu
lớn tàu đến, khi đoàn tàu đang đến - lao tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng).
- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? (ý thức trách nhiệm, tôn trọng qui định
ATGT, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ).
c. Đọc diễn cảm:
- HS: 4em nối tiếp đọc toàn bài.
- GV: Hướng dẫn hs tìm hểu cách đọc diễn cảm đoạn từ: Thấy lạ... gang tấc.
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp cùng GV bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất, bạn đọc có cố gắng nhất.
- GV: Tuyên dương và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Bài đọc nói về điều gì? (Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương
lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ).
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS đọc bài ở nhà, đọc trước bài: Những cánh buồm.
--------------------------------a&b--------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chhia dưới dạng
phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy học:
* GV: Tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1:
- HS: Tự làm bài, nêu kết quả và cách tính trước lớp.
- Lớp cùng nhận xét, chốt kết quả đúng.

VD: 912,8 : 28 = 32,6
9:
4
153
4153
15
4
3
45
15
4
5
3
===
x
xx
xx
- GV: Gọi 2 HS nhắc lại cách chia 2 phân số, cách chia số thập phân.
* Bài 2: - HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập
- HS: Một số em nêu miệng kết quả nhẩm được.
- Lớp cùng GV nhận xét và chốt kết quả đúng
- GV: Gọi 2 HS nối tiếp nhắc lại: cách chia nhẩm 1 số thập phân cho 0,1; 0,01;
0,001; cách chia 1 số cho 0,5; 0,25.
* Bài 3: HS quan sát mẫu ở SGK
- GV: Muốn viết kết quả sưới dạng phân số và số thập phân, ta làm thế nào?
- HS: Tự làm bài vào vở, 4 em làm bảng lớp.
- GV: Tổ chức cho HS chữa bài và chốt kết quả đúng.
VD: 7 : 5 =
5
7

= 1,4;
1 : 2 =
2
1
= 0,5
7 : 4 =
4
7
= 1,75
* Bài 4: HS : 1 em đọc nội dung bài tập
- Lớp tự làm bài: chọn đáp án đúng
- HS: Nối tiếp 1 số em nêu kết quả, giải thích kết quả.
Đáp án D : 40 % vì: 12: (18 + 2) = 0,4; 0,4 = 40 %.
- HS: Nhắc lại cách tìm 1 số % của một số cho trước.
III. Nhận xét, dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem kĩ các dạng bài tập đã luyện.
--------------------------------a&b--------------------------------
Chính tả
Nhớ - viết: BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng chính tả 14 dòng đầu của bài thơ : Bầm ơi
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Tiếp tục lluyện viết hoa đúng tên các cơ quan đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị.
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Bài cũ:
- HS: 2em viết bảnng lớp, lớp viết vào bảng con tên các danh hiệu giải thưởng ở
BT 3 tiết trước.

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ viết:
- GV: Nêu yêu cầu nhớ viết.
- HS: 1 em đọc bài thơ: Bầm ơi ( 14 dòng đầu).
- HS: 1em xung phong đọc thuộc lòng bài thơ (14 dòng đầu).
- HS: Gấp sgk, nhớ viết bài chính tả.
- GV: Chấm 10 bài, nhận xét bài viết, hướng dẫ chữa lỗi chính tả trong bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập, lớp làm bài vào vở bài tập
- GV: Kẻ bảng như ở SGK lên bảng
- HS: 3em lên làm bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét.
- HS: Nhìn bảng phụ nhắc lại qui tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
* Bài tập 3:
- HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Nhà hát Tuổi trẻ.
b. Nhà xuất bản Giáo dục.
c. Trường Mầm non Sao Mai.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
--------------------------------a&b---------------------------------
Buổi chiều Tiếng Việt
Luyện : TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập củng cố về thể loại văn tả người.
II. Đề bài: 1.Hãy tả lại người thân yêu nhất của em. (Dành cho HS đại trà).
2. Mẹ của em ở trường

Là cô giáo mên thương.
Hãy viết về thầy (cô) giáo của em theo 2 câu thơ trên.
III. Các hoạt động D- H
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- HS: Đọc các đề bài của mình.
- GV: Hướng dẫn HS chọn đối tượng để tả.
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Lưu ý HS cách viết: bố cục phải chặt chẽ, đúng thể loại văn tả người.Với
những HS giỏi, bài viết phải có sự sáng tạo lời văn phải có hình ảnh, thể hiện cảm xúc
của mình và bám sát nội dung của 2 câu thơ.
2. HS viết bài vào vở
- GV: Theo dõi, gợi ý thêm cho những HS yếu.
3. Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- HS: Đủ các đối tượng lần lượt đọc bài làm của mình trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét kĩ từng bài, chữa lỗi từng bài viết.
- Hướng dẫn HS học tập những bài viết hay của những HS có năng khiếu.
- GV: Cho điểm những bài viết tốt.
4. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết chưa hoàn chỉnh, về nhà tiếp tục
hoàn thiện bài viết của mình.
--------------------------------a&b---------------------------------
Tiếng Việt
Luyện LUYỆN TỪ VÀ CÂU, BDHSG
I. Mục tiêu:
- HS: Luyện tập củng cố về từ cùng nghĩa, gần nghĩa .
- Luyện làm một số bài tập về các kiến thức đã học.
II. Các hoạt động D- H.
* Bài 1: Thay các từ được gạch chân sau bằng những từ gần nghĩa, cùng nghĩa:
+ Cánh đồng rộng.

+ Bầu trời cao.
+ Dãy núi dài .
+ Nước sông trong.
* Bài 2: Tìm 2 từ gần nghĩa, gần nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ chăm chỉ. Đặt câu với
một trong các từ tìm được.
* Bài 3: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng:
- Cây đàn ghi ta.
- Vừa đàn, vừa hát.
- Lập đàn tế lễ.
- Bước chân lên diễn đàn.
- Đàn chim tránh rét trở về.
* Bài 4: (Dành cho HS giỏi)
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cọc tre nhường cho con...”
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Em thấy doạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu
sắc của những hình ảnh đó.
- HS: Trao đỏi cùng bạn và làm bài vào vở
- Một số em làm bài trên bảng lớp.
- Lớp cùng GV lần lượt nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
VD: Bài 3:
- Từ đồng âm là từ “đàn”
+ “đàn” trong Cây đàn ghi ta: chỉ một loại nhạc cụ.
+ “đàn” trong Vừa đàn, vừa hát: chỉ hoại động đánh đàn
+ “đàn” trong Lập đàn tế lễ: chỉ một đồ dùng để đựng đồ tế lễ.
+ “đàn” trong Bước chân lên diễn đàn: chỉ nơi hội họp, nơi tổ chức các cuộc họp

báo trước đông người.
+ “đàn” trong Đàn chim tránh rét trở về: chỉ rất nhiều con chim đang bay.
Bài 4: Đoạn thơ của Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:
- Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang,
bất khuất của loài tre hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh (cây tre) Lưng trần phơi nắng phơi sương nói lên sự dãi dầu, chịu đựng
mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
- Hình ảnh Có manh áo cọc tre nhường cho con gợi cho ta liên tưởng đến sự che
chở, hi sinh tất cả (mà người mẹ dành cho con); thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử
thật cảm động.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã làm.
--------------------------------a&b--------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập củng cố về các dạng toán có lời văn đã học.
- HS giỏi làm bài tập nâng cao.
II. Các hoạt động dạy học.
* Bài 1: Một hình thang có diện tích là 60m
2
, hiệu của hai đáy bằng 4m. Hãy tính
độ dài mỗi đáy biết rằng chiều cao hình thang là 5m.
- HS: Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang để suy ra cách tính độ dài đáy.
- HS: Thảo luận để tìm cách giải bài toán
Bài giải:
Tổng độ dài hai đáy là: 60 : 5 x 2 = 24 (m)
Đáy lớn là: 24 : 2 + 4 = 16 (m)
Đáy bé là: 24 – 16 = 8 (m)
Đáp số: 16 m; 8 m.

Bài 2: Một xe máy đi từ A đến B hết 3 giờ. Một xe máy khác đi từ B đến A hết 5
giờ. Hỏi nếu xuất phát cùng một lúc và đi ngược chiều nhau thì sau bao lâu hai xe sẽ
gặp nhau?
- HS: Trao đổi cùng bạn để tìm cách giải bài toán.
- Bài giải: Nếu xe đi từ Ađến Bhết 3 giờ thì mỗi giờ đi được
3
1
quảng đường.Nếu xe
đi từ B đến A hết 5 giờ thì mỗi giờ đi được
5
1
quảng đường. Vậy phân số chỉ tổng
quãng đường mà 2 xe đi được là:

5
1
3
1
+
=
15
8
(Qủang đường)
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thời gian để hai xe gặp nhau là:
1 :
15
8
= 1

8
7
(Giờ)
Đáp số: 1
8
7
(Giờ).
Bài 3: Dành cho HS giỏi:
Hùng cắt sợi dây thép dài 22,19 m thành 2 đoạn mà đoạn ngắn bằng
4
3
đoạn dài.
Tính chiều dài mỗi đoạn dây.
Bài giải:
Đoạn ngắn bằng
4
3
đoạn dài nghĩa là đoạn dài chia làm 4 phần bằng nhau thì đoạn
ngắn có 3 phần như thế.
Sợi dây thép chia thành số phần bằng nhau là: 4 + 3 7 (phần)
Chiều dài mỗi phần là: 22,19 : 7 = 3, 17 (m)
Đoạn dây dài là: 3,17 x 4 = 12,68 (m)
Đoạn dây ngắn là: 22,19 – 12,68 = 9,51(m)
Đáp số: 12,68 m; 9,51 m.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV : Nhận xét giờ học, nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
--------------------------------a&b--------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về :
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số, thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần
trăm.
- Giải bài toán liên quanm đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học
GV tổ chức cho hs tự làm các bài tập rồi chữa bài, nhắc lại kiến thức cũ.
* Bài 1: HS : Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 2 em lên chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét,
chốt lại kết quả đúng.
VD: Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là: 2 : 5 = 0,4; 0,4 = 40%
2 và 3: 2 : 3 = 0,6666... = 66,66%
* Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp tự làm bài vào vở, 1 làm vào bảng phụ.
- Lớp cùng chữa bài trên bảng phụ, thống nhất kết quả đúng.
* Bài 3: HS: 1 em đọc đề bài.
- HS: Nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
- Lớp tự làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu.
- GV: Tổ chức cho cả lớp chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
Bài giải:
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
a. Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su với diện tích đất trồng cây cà
phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 %
b. Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê với diện tích đất trồng cây
cao su là: 320 : 480 = 0,6666...
0,6666 = 66,66%
Đáp số: a. 150 % ; b. 66,66%

* Bài 4: HS đọc bài toán
- GV: Tóm tắt bài toán lên bảng lớp.
- GV: Để biết lớp 5A còn phải trồng bao nhiêu cây ta cần biết gì?
- HS: Giải bài tập vào vở.
- GV: chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài.
VD: Bài giải:
Số cây lớp 5A đã trồng là:
180 x 45 : 100 = 81( cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 – 81 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn.
--------------------------------a&b----------------------------------
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết
- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn BT2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- HS: 2em lên bảng viết 2 câu văn có dùng dấu phẩy thể hiện 2 trong 3 tác dụng của
dấu phẩy.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: HS: 1 em đọc nội dung bài tập
- HS: 1em đọc bức thư đầu: Bức thư đầu là của ai?

- HS: 1em đọc bức thư thứ hai: Bức thư thứ hai là của ai?
- Lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp
trong hai bức thư còn thiếu dấu, viết hoa những chỗ đầu câu.
- HS: Nối tiếp một số em nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- Lớp: Cùng trao đổi, nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS: 1 em đọc lại mẫu chuyện vui: Bớc-na Sô hài hước ở chỗ nào?
Giáo viên: Trần Minh Việt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
* Bài tập 2: HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu cho các nhóm
- HS: Nghe các bạn trong nhóm đọc đoạn văn của mình
Chọn đoạn đáp ứng tốt nhất yêu cầu bài tập.
Trao đổi trong nhóm về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
- HS: Đại diện các nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy
- GV: Cùng các nhóm khác nhận xét, biểu dương những nhóm làm bài tốt.
3.Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm chuẩn bị cho bài
sau.
--------------------------------a&b--------------------------------
Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
* GV: Mẫu vẽ, trang về tĩnh vật.
* HS: Màu vẽ, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật giới thiệu cho HS quan sát.
- GV cùng HS bày mẫu vẽ, HS quan sát, nhận xét về:
+ Vị trí của các vật mẫu (ở trước, ở sau, che khuất hay tách biệt nhau).
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu, của từng vật mẫu.
+ Hình dáng của lọ, hoa và quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS nêu trình tự các gước vẽ:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu vẽ và phác khung hình chung.
+ Phác khung hình của lọ, hoa và quả.
+ Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả.
+Vẽ màu theo cảm nhận riên, có đâm, nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS vẽ bài vào vở.
- GV quán xuyến, hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xrts, đánh giá:
- GV chọn 8 bài đủ các đối tượng.
+ HS nhận xét bài làm của bạn về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm).
+ Màu sắc (có đậm, nhạt).
Giáo viên: Trần Minh Việt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×