Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 2 trang )
Văn học Trung Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều
đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung
Quốc biết chữ. Mặc dù việc đưa vào sử dụng rộng rãi kỹ thuật in mộc bản trong thời nhà
Đường (618-907) và sự phát minh ra kỹ thuật in ấn loại di động (in ru lô, tiếng Anh:
movable type) bởi Tất Thăng (畢畢) (990-1051) trong thời nhà Tống (960-1279) không làm
tiêu tan tầm quan trọng hay sự nhấn mạnh vào việc viết thư pháp Trung Hoa, cả hai loại kỹ
thuật in ấn này đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa hơn bao
giờ hết. Trong thời kỳ hiện đại, tác gia Lỗ Tấn (1881-1936) có thể được xem là người sáng
lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Văn học cổ đại Trung Quốc có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến văn học các nước Hán hóa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Cho đến
khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là thời Pháp thuộc thì văn học
Việt Nam mới dần chuyển qua chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây cho đến nay.
[sửa] Các tác phẩm kinh điển
Bài chi tiết: Các tác phẩm kinh điển Trung Quốc
Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, có
niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 BCE) và bao gồm các tác phẩm kinh điển được
cho là của Khổng Tử. Trong số các tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Quốc là
Kinh Dịch (畢畢), một cuốn sách dựa trên bát quái. Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ
thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển theo bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho
tới nay, Kinh dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền
đạt các tư tưởng triết học cổ Trung Hoa và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung hoa,
nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự,
nhân mệnh được dựa trên vị hoàng đế huyền thoại Phục Hy. Đến thời Khổng Tử, bát quái
đã được phát triển thành 64 quẻ. Kinh Thi (畢畢 Shī Jīng) là một trong năm quyển Ngũ
Kinh tương truyền do Khổng Tử san định từ những câu ca dao của nhân dân Trung Hoa
thời Xuân Thu. Kinh Thi là một bộ sách gồm có những câu ca dao rất cổ của Trung Hoa.
Ngày xưa, Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng
ca dao để xem phong tục của dân. Chư hầu nhặt những câu thi ca ấy để hiến lên Thiên tử,