Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sử dụng phương pháp trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nhằm gây hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 9b trường THCS nga trường nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG SINH HOẠT
15 PHÚT ĐẦU GIỜ, NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH LỚP 9B TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA TRƯỜNG NGA SƠN

Người thực hiện: Trần Thị Loan
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2019

0


MỤC LỤC
Nội dung
I
1
2
3
4
II
1
2


3
3.1

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp sử dụng trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5

3.1.
1
3.1.

2
3.1.
3
3.1.
4
3.2

Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong
sinh hoạt 15 phút đầu giờ
Cách lựa chọn trò chơi

Một số trò chơi đã sử dụng trong sinh hoạt 15 phút sinh
hoạt đầu giờ tại lớp 9B trường THCS Nga Trường

7

4.
III
1
2

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

18
19
19
20


Sử dụng phương tiện
Chọn cách tổ chức trò chơi hiệu quả

5
6
6
6

1


I . MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng, trong đó có đổi mới PPDH nhưng đổi mới
PPDH như thế nào để vận dụng có hiệu quả, nâng cao hứng thú và khơi dậy được
năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém? Câu
hỏi này cần được mọi giáo viên đặt ra cho mình và cách giải quyết.
Sinh hoạt 15 phút là hoạt động nhằm tăng thêm sự hào hứng trong hoạt
động học tập, là khoảng thời gian học sinh chuẩn bị tâm thế khởi động cho buổi
học. Vì là một hoạt động tự quản cùng với nhiều hình thức và nội dung đa dạng
phù hợp với mơi trường học đường nên nó giúp học sinh phát huy được tinh
thần tập thể, kỹ năng sáng tạo, khả năng hoạt động ngoại khóa và bổ sung kỹ
năng sống cho học sinh với kiến thức xã hội phong phú; phát huy tinh thần tự
học, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.
Do đó, mỗi buổi sinh hoạt 15 phút cần phải có kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch
là do giáo viên chủ nhiệm lập hoặc ban cán sự lớp tự xây dựng giáo viên kiểm
tra. Nội dung sinh hoạt yêu cầu cần trong sáng, lành mạnh, bổ ích; quản lý buổi
sinh hoạt đảm bảo về trật tự, nền nếp lớp học và các lớp xung quanh.

Thực tế hiện nay cho thấy hứng thú hoạt động trong các giờ sinh hoạt cuối
tuần hay 15 phút đầu giờ ở nhiều trường trung học cơ sở nhìn chung vẫn cịn hạn
chế, khơng ít em “sợ” giờ sinh hoạt, coi việc sinh hoạt là một công việc nặng
nhọc, căng thẳng… dẫn đến kết quả giáo dục thấp. Nguyên nhân dẫn đến hiện
trạng trên thì có nhiều nhưng tựu chung lại là giờ sinh hoạt chưa thực sự hấp dẫn
các em đặc biệt là đối với các em có kết quả hai mặt giáo dục trung bình, yếu.
Muốn cải thiện tình trạng trên giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng sáng
tạo, đổi mới phương pháp giáo dục để có thể tạo ra các giờ sinh hoạt hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh. Tôi thiết nghĩ “Tổ chức trò chơi học tập” là sự lựa chọn thông
minh để thu hút học sinh và đạt mục tiêu 15 phút sinh hoạt đầu giờ. Nó là chiếc
cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa thầy và trị; giữ trị và trị. Thơng qua
trị chơi, mục tiêu giờ sinh hoạt được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ
nhàng nhưng đầy sâu sắc, dễ hiểu. Nhận thức được điều đó, là một giáo viên chủ
nhiệm và giảng dạy mơn tốn tại trường trung học cơ sở Nga Trường Nga Sơn
Thanh Hóa, trong những năm học gần đây, tơi đã mạnh dạn đưa trị chơi học tập
vào trong giờ sinh hoạt cuối tuần và dạy học mơn Tốn, điều đó đã đem lại hiệu
quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động trong
hoạt động, trong học tập và kết quả hai mặt giáo dục của các lớp mà tôi trực tiếp
giảng dạy hay làm công tác chủ nhiệm.
Năm nay tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm “Sử dụng
phương pháp trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nhằm gây hứng thú
học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp
9B trường trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn”. Nhằm tích cực đổi mới
phương pháp giáo dục giúp đỡ học sinh có hứng thú hơn với giờ sinh hoạt và năng
động hơn trong học tập; đặc biệt là học sinh yếu kém, có hứng thú học tập hồn thành
chương trình cấp học, hạn chế tình trạng bỏ học, góp phần giữ vững tỉ lệ phổ cập trung
học cơ sở.
1



2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt 15 phút
đầu giờ, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm tạo hứng thú, phát huy tính
tích cực học tập của học sinh đặc biệt học sinh có học lực yếu kém, hạnh kiểm trung
bình đồng thời cung cấp thêm một số kỹ năng sống cho các em lớp 9B ở trường
trung học cơ sở Nga Trường Huyện Nga Sơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ ở khối 9 của trường trung học cơ sở Nga
Trường, Huyện Nga Sơn.
- Các trò chơi học tập và rèn kỹ năng sống cho học sinh trong sinh hoạt 15
phút đầu giờ.
- Các nội dung liên quan đến vấn đề: “Học mà chơi , chơi mà học”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các lí luận cơ bản về phương pháp giáo dục; về vấn đề tạo
hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh khơng thích, không hứng thú với các
hoạt động trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Quan sát và điều tra khảo sát quá trình sinh hoạt 15 phút đầu giờ lớp 9B;
đặc biệt chú trọng đến đối tượng các em học sinh không hứng thú với các buổi
sinh hoạt.
- Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối
với lớp 9B.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả
điều tra trước và sau khi áp dụng phương pháp sử dụng trị chơi.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong q trình khảo sát,
phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng

làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Có thể
nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với mục tiêu của chuyên đề về công tác
chủ nhiệm của trường tổ chức ngày 10/9/2018; đồng thời dựa vào đặc điểm tâm
sinh lý của lứa tuổi học sinh lớp 9; ham tìm hiểu, tiếp cận nhanh, thích cái mới
lạ nhưng lại chóng chán. Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong sinh hoạt
15 phút đầu giờ là hết sức cần thiết và bổ ích. Trị chơi có tác dụng giúp học
sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng
động của các em.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng
thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả
2


năng suy luận.
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học
sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết
quả mà khơng nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong 15 phút sinh
hoạt là kiến thức về các mơn học trong chương trình và các kiến thức hiểu biết
về xã hội sẽ được giảm nhẹ, quá trình sinh hoạt diễn ra một cách tự nhiên hơn,
hấp dẫn hơn.
Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú
trong sinh hoạt cũng như trong các giờ học của học sinh. Ngồi ra thơng qua

hoạt động trị chơi cịn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức
như tình đồn kết, thân ái, lịng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do
vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập”
là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với sinh hoạt 15 phút
đầu giờ hay sinh hoạt cuối tuần.
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một
vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động,
những thái độ, những việc làm thông qua một trị chơi học tập nào đó. Trị chơi
học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trị chơi. Trị
chơi học tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học
hoặc một bài học cụ thể.
+Trò chơi học tập thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định
của buổi sinh hoạt hay một giờ học.
+ Mọi người chơi đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng
trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta vẫn biết rằng 15 phút sinh hoạt đầu giờ nó góp phần quan trọng
trong việc hình thành nhân cách đạo đức, tạo húng thú, tạo tâm thế học tập cho
học sinh, hình thành kỹ năng sống cho các em ,… Thế nhưng, ở một số lớp các
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa được chú trọng cho lắm hoặc mỗi buổi sinh
hoạt là nhắc đến những việc làm “kiểm điểm” của các thầy cơ. Nào là tình hình
lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài. Mặc dù thầy cơ có ý tốt
muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô
cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh
cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là “tra tấn cực hình”. Vì thế 15
phút sinh hoạt đầu giờ được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu, nhàm chán,
thiếu thực tế, không sinh động, không hứng thú với học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm quá nghiêm khắc, không gần gữi, thân thiện, khơng đặt mình vào vị trí
của học sinh để hiểu các em. Do đó đã tạo ra tâm lí chán nản cho đối tượng tham

gia.
*Trong năm học 2017 - 2018 lớp đạt được kết quả như sau:
3


- Tỷ lệ lên lớp sau hè 100%
- Tỷ lệ lưu ban: không
- Kết quả hai mặt giáo dục.
Tổng
số

Tốt ( giỏi) Khá
%

%

Trung
bình
%

Yếu

Kém
%

%

Hạnh
25
16 64

6
24
3
12
0
0
0
0
kiểm
Học lực 25
1
4
7
28
9
36
8
32
0
0
- Chất lượng 15 phút sinh hoạt đầu giờ luôn phải xếp thứ từ thứ 5 đến thứ
7 ( trường có 7 lớp)
- Danh hiệu thi đua : Lớp không đạt danh hiệu tiên tiến.
* kết quả điều tra lấy ý kiến của 25 học sinh lớp 9B năm học 2018-2019
về mức độ hứng thú sinh hoạt 15 phút đầu giờ. ( trước khi áp dụng đề tài) :
Kết quả điều tra hứng thú hoạt động 15 phút sinh hoạt đầu giờ lớp 9B,
đầu năm học 2018 -2019
Số
HS
Rất thích

Thích
Bình thường
Khơng thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
7
28
8
32
10
40
Nhận xét: Tỉ lệ học sinh khơng có hứng thú với việc sinh hoạt 15 phút đầu
giờ là khá cao chiếm 40%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục
toàn diện của học sinh trong lớp.
Nguyên nhân của tình trạng trên:
- Về cơ sở vật chất:
+ Thiếu trang thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng ( trường có một
máy chiếu/ 6 lớp) dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
còn hạn chế.
+ Bàn ghế chưa đúng quy chuẩn nên cũng hạn chế với việc đổi mới tổ
chức hoạt động nhóm trong các giờ sinh hoạt.
- Về phía giáo viên:

+ Việc vận dụng các phương pháp giáo dục mới của giáo viên chủ nhiệm
đơi khi cịn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa tạo ra được khơng khí nhẹ nhàng,
hấp dẫn vui tươi trong sinh hoạt. Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt của học
sinh có khi cịn mang tính hình thức…Dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa được như
mong muốn.
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các giờ sinh hoạt chưa
thực sự phổ biến do đó hạn chế việc hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, giải
quyết các tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh và vận dụng trị chơi
vào các buổi sinh hoạt. Nếu có sử dụng trị chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn
cưỡng dẫn đến một số giờ sinh hoạt trở nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc
nhận thức của học sinh bị hạn chế.
- Về phía học sinh:
25

4


Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc sinh hoạt 15
phút sinh hoạt đầu giờ, biểu hiện qua việc:
+ Tham gia các hoạt động một cách thụ động, thiếu phương pháp và động
cơ. Chưa tích cực, chủ động tham gia vào q trình tự tìm tịi lĩnh hội kiến thức.
+ Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng.
+ Ln có cảm giác bị phê bình hay bị phạt dẫn đến hiện tượng nghỉ sinh
hoạt đầu giờ với những lý do khơng chính đáng.
Tình trạng học sinh khơng hứng thú với 15 phút sinh hoạt nếu kéo dài
không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, kết quả hai mặt giáo dục mà sâu xa
hơn dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học của thế hệ trẻ được đào tạo
trong nhà trường.
Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, tài liệu,

phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, ý thức, thái độ học tập của học
trò. Trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay; người giáo viên chủ nhiệm
cần khôi phục động lực học tập, phát huy tính năng động, gây hứng thú với học
sinh bằng những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ thực sự hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh tham gia tạo tâm thế tốt cho những giờ học trong ngày. Điều đó cho thấy
việc gây hứng thú đối với học sinh trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ vơ cùng quan
trọng vì trên thực tế lớp tôi được phân công chủ nhiệm ở năm học 2018-2019
học sinh có học lực trung bình là chủ yếu (trong đó khá đơng học sinh phải thi
lại mới lên được lớp). Vậy nên nếu như 15 phút sinh hoạt đầu giờ khơng có sự
thu hút đối với các em thì chắc chắn giờ hoạt động đó sẽ trở nên nhàm chán, khô
khan dẫn đến kết quả giáo dục thấp. “ Học mà chơi, chơi mà học” thì giáo viên
chủ nhiệm nào cũng biết nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh
học- chơi, chơi - học thì khơng nhiều giáo viên chủ nhiệm làm được.
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, qua tham khảo đồng
nghiệp, tham khảo trên mạng intơnet, báo giáo dục…, tôi muốn được cùng các
đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời
gian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp sử dụng trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
3.1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong sinh hoạt
15 phút đầu giờ
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ
dàng. học sinh phải nằm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều
kiến thức và thời lượng sinh hoạt.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều
kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến
hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng
lại vui vẻ, gần gũi, hịa đồng với học sinh; Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn

tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trị chơi. Nhằm tác
5


động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho
học sinh.
- Sau mỗi trị chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên nên tránh xử
phạt đối với đội thua, người thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu
có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em
một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa
giáo dục của trò chơi.
3.1.2. Cách lựa chọn trò chơi
- Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp, ban cán sự môn xác định được
mục tiêu của trị chơi đưa ra là gì? (Hình thành, luyện tập, cũng cố kiến thức
nào? Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?) điều này được xác định dựa trên mục
tiêu bài học của từng môn học trong các ngày học trước .
- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn; luật chơi đơn giản dễ
hiểu, dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề hoạt động trong tháng, trong tuần, phù
hợp với bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hồn
cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất
cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngồi cuộc,
đặc biệt trị chơi phải khơng gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường xung
quanh.
- Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để khơng gây
nhàm chán cho học sinh.
3.1.3. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
Khi tổ chức trò chơi phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết: Máy
chiếu, bảng phụ, phiếu cá nhân, thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá bên cạch
đó cịn có chút phần thưởng nhỏ để khích lệ học sinh và làm tăng tính hấp dẫn

của trị chơi đối với học sinh.
3.1.4. Chọn cách tổ chức trị chơi có hiệu quả.
Trị chơi có thể tổ chức theo các bước sau:
Bước1: Phổ biến trò chơi:
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung,
cách chơi, cách phân thắng bại…
+ Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý
những học sinh nhút nhát, ít hoạt động.
Bước2: Học sinh thực hiện trị chơi:
+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trị chơi hoặc chơi cá nhân.
+ Một nhóm hoặc cá nhân học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp
theo dõi.
+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi
Bước 3: Tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trị chơi: trị chơi
có được thực hiện đúng quy tắc khơng, có phù hợp với nội dung bài học khơng,
có thể rút ra bài học gì qua trị chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và
tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc.
6


- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt.
+ Trao thưởng một hoặc phần quà nhỏ cho đội thắng.
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng theo từng thời điểm, mục đích,
nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng của sinh hoạt 15 phút đầu giờ,
thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn

học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều.
3.2. Một số trò chơi đã sử dụng trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 9B ở
trường trung học cơ sở Nga Trường
Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào sinh hoạt 15 phút
đầu giờ nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt trong trường trung học cơ sở nói
chung và trong trường trung học Nga Trường nói riêng là một vấn đề hết sức cần
thiết. Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm tơi đã vận dụng thành cơng một số
trị chơi sau :
3.2.1. Trò chơi “Đố Vui - Hài hước”.
*Mục tiêu: Tạo cho học sinh có những tiếng cười sảng khối, kích thích
trí não phát triển, tư duy nhanh nhạy hơn đồng thời thúc đẩy tinh thần ham học
hỏi, rèn luyện khả năng ứng xử nhanh trước mọi tình huống.
*Chuẩn bị: Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi và đáp án
*Cách chơi: Chia nhóm; mỗi nhóm cử 3 bạn đại diện tham gia giải đố.
lần lượt người chơi trả lời câu hỏi của quản trò ai trả lời sai thì mất quyền chơi
tiếp, loại dần cịn người cuối cùng là thắng cuộc.
Ví dụ một số câu đố:
Câu 1. Rất hân hạnh giới thiệu với các bạn trong 15 phút sinh hoạt của lớp ta
hơm nay có cơ Hai về dự đố bạn đó là ai ? (Cơ tên là Nhị vì hai cịn gọi là nhị)
Câu 2: Bạn hãy cho biết bốn chia cho ba như thế nào để có kết quả bằng hai?
(bốn chia cho ba còn gọi tứ chia tam hay tám chia tư kết quả bằng hai)
Câu 3. Người nói to, rõ ràng là người có khẩu khí cịn người nói lí nhí là ai? (là
bác sĩ vì Bác sĩ thường đeo khẩu trang)
Câu 4. Có một ơng mù đứng trên một cái cầu ngắm cảnh từ sáng đến trưa hỏi
ơng thấy gì? (Thấy đói bụng)
Câu 5. Đố bạn con gì sáng đi bằng 4 chân, trưa đi bằng hai chân, chiều đi bằng
ba chân? (Con người ; nhỏ bò, lớn đi, già chống gậy)
Câu 6. Có một ơng sư ngồi trên một tảng đá hỏi tóc ơng sư bay về hướng nào?
(khơng về hướng nào vì sư khơng có tóc)
Câu 7. Con gì đập thì sống mà khơng đập thì chết? ( Con tim )

Câu 8. Con trai và con chim khác nhau ở điểm nào? ( Môi trường sống).
Câu 9. Tôi đi chu du khắp mọi nơi trên thế giới nhưng tôi vẫn ở nguyên một
chỗ. Vậy tôi là ai? ( Con tem)
Câu 10. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đơng giá rét, bước vào
căn phịng có một cây đèn, một bếp dầu và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
( que diêm)
7


GVCN trao phần thưởng cho học
sinh thắng cuộc

Học sinh đang tham gia trò chơi
“ đố vui- hài hước”

3.2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
* Mục đích:
- Thơng qua trò chơi giúp học sinh truy bài cũ hiệu quả mà lại vui.
- Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của học sinh.
- Thơng qua việc suy nghĩ, lập luận, thảo luận để tìm ra chỗ sai (học sinh
thường mắc phải) trong lời giải của một bài tốn, một bài hóa,...đã có lời giải
sẵn, hay một bài thơ mà tác giả đặt sai vị trí; từ đó giúp học sinh nắm chắc và
hiểu đúng, hiểu sâu sắc kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng trình bày.
- Rèn luyện tư duy khoa học biện chứng, kỹ năng đánh giá, lập luận.
- Trò chơi này dễ chơi, dễ chuẩn bị và áp dụng dược trong nhiều tiết dạy.
* Chuẩn bị:
Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự chuẩn bị sẵn một số bài về tốn, lý,
hóa, Sinh... có lời giải sai ở một vài bước hay một bài thơ mà tác giả đặt sai vị trí
của các từ trong mục “Giải đố Rừng cười trong báo tốn học tuổi thơ, hoa học
trị, in phiếu học tập, viết trên bảng phụ (bố trí những chỗ sai là những sai lầm

mà học sinh thường hay mắc phải khi làm kiểu bài này).
* Cách chơi:
- Tùy vào những hôm có giờ của mơn học, giáo viên hoặc cán sự mơn đưa
các bài có lời giải như đã nói ở trên lên bảng phụ hoặc dùng phiếu học tập cho
các đội chơi.
- Các đội thảo luận trong thời gian quy định để truy tìm ra chỗ sai của bài
giải và đưa ra phương án sửa sai. Đội tìm ra và có phương án sửa sai đúng,
nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu chưa đúng các đội sau có quyền xin trả lời,
khi nào lời giải đã đúng thì trị chơi dừng lại. Giáo viên yêu cầu những đội có
câu trả lời đúng chỉ ra nguyên nhân sai lầm từ đó nhấn mạnh để cả lớp rút kinh
nghiệm.
Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên
nhân sai và sửa lại cho đúng.
Ví dụ: : Em Nguyễn Thị Thúy (cán sự môn Văn) đưa ra Bài thơ có sử
dụng nhiều tứ lấy - tượng hình theo bạn chúng có đứng “ lầm lẫn” khơng? nếu
sai bạn hãy “lập lại” cho đúng nhé!
8


Mẫu phiếu cho các tổ
Bài thơ ban đầu
Sửa lại
Mưa to loang lổ mặt hồ
Mưa to .......... mặt hồ
Đường đi lồng lộng quanh co khó tìm Đường đi.............quanh co khó tìm
Bức tường lai láng lem nhem
Bức tường .... lem nhem
Sáo diều len lỏi hiện lên bầu trời
Sáo diều ...... hiện lên bầu trời
Đêm nằm lủng lẳng trăng soi

Đêm nằm ........ trăng soi
Kẻ cắp lấp ló ở nơi hội hè
Kẻ cắp ..... ở nơi hội hè
Trăng lên lơ láo ngọn tre
Trăng lên .....ngọn tre
Long lanh đom đóm đêm hè tìm nhau .......... đom đóm đêm hè tìm nhau
Hàng hóa lầm lũi sắc màu
Hàng hóa ... sắc màu
Ngọn đèn lơ lửng đêm thâu lặng tờ
Ngọn đèn
....
đêm thâu lặng tờ
Bụi đời leo lét bơ vơ
Bụi đời ...
bơ vơ
Bọn trẻ lén lút đón chờ người thân
Bọn trẻ ...
đón chờ người thân
Lập lịe sương sớm trong ngần
...sương sớm trong ngần
Trời đêm lộng lẫy mn vàn vì sao
Trời đêm ....
mn vàn vì sao
Gấc chín lấp lánh trên cao
Gấc chín ....
trên cao
Tên trộm lắt léo lọt vào cửa sau
Tên trộm ..... lọt vào cửa sau
Ví dụ: Mơn Tốn : Em Nguyễn Quang Tuấn (cán sự mơn Tốn và mơn lý) đưa ra
lời giải của một bài tốn rút gọn như sau:

Đề bài
Bài làm của các tổ
Bạn Lan rút gọn biểu thức A như sau
2
x 2 + 2x +1 ; x �-1
x +1
2
2
A=
 x  1
x 1
2
A=
 x +1 = 2
x +1
A=

Theo Bạn Lan làm đúng hay sai ?
nếu sai bạn sửa lại cho đúng nhé!
Trò chơi đã nhẹ nhàng giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức đã học,
tránh những sai lầm thường mắc phải. Mức độ cao hơn có thể cho học sinh tự
thiết kế trị chơi theo luật chơi trên để tự chơi với nhau theo từng bài tập cụ thể...

Học sinh đang tham gia trò chơi “sai ở đâu - sửa thế nào”
9


3.2.3. Trò chơi “Chạy tiếp sức”:
* Mục tiêu:
- Rèn luyện tính trách nhiệm, ý thức tập thể cho học sinh.

- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm nhỏ thơng thường thì trị chơi
“Chạy tiếp sức”sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả,
khơng bị gị ép, rập khuôn. Nhờ sự “tiếp sức” của mỗi thành viên, nhất là sự
đóng góp, diễn giải của những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học
sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ
hội để được làm việc, được hoạt động nhiều hơn.
- Trò chơi này rất dễ chuẩn bị, dễ chơi, áp dụng được cho nhiều bài, nhiều
môn học.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự chuẩn bị sẵn một số bài toán hoặc câu
hỏi có nội dung liên quan đến các mơn học khác của các tiết dạy ngày hôm trước
( câu hỏi kiểm tra bài cũ). Chia làm hai (hoặc 3 nhóm tương đương nhau, có thể
chuẩn bị sẵn vào bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn, bút dạ.
* Cách chơi:
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (hoặc chiếu màn hình)
- Cho các đội thảo luận làm bài theo dãy hoặc khu vực (tương đương với
số nhóm đề bài giáo viên đưa ra).
- Học sinh trao đổi một số phút (tuỳ mức độ yêu cầu).
- Bốc thăm chọn ra 2 (hoặc 3) đội chơi.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 (hoặc 3)
đội dùng phấn (bút) của đội mình lên viết đáp án tương ứng vào phần bảng của
đội mình, mỗi lần lên bảng chỉ được ghi một câu trả lời (hoặc một bước trong
tồn bộ cơng việc của đội) cứ học sinh này ghi xong chạy về trao phấn cho bạn
thì học sinh tiếp theo mới được lên bảng, người lên sau có thể sửa kết quả của
người lên trước, nhưng khi sửa thì khơng được làm thêm việc khác, hết lượt có
thể vịng lại lượt 2, 3...).
- Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 1- 3phút), đội nào xong
trước là đội giành chiến thắng về mặt thời gian, khi hết giờ chơi giáo viên ra
hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội

chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
Ví dụ : Mơn tốn: Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống (…) dưới đây:
Đội ...
Đội ...
2
A.B = … ( với A 0, B 0)
A=
A
B

= ....( với A 0, B 0)
A = ... ( với A 0, B >0)

B
2

A .B = ( với B 0)
A B = … ( với A< 0, B 0)

A
B

= ( với B >0)

C
AB

= ... ( với A 0, A  B 2 )

A B = … ( với A 0, B 0)

C
A B

= ( với A 0, A B)
10


Ví dụ: Mơn Anh văn
Mỗi đội cử một bạn lên bảng viết một từ tiếng anh và nghĩa bằng tiếng
việt sau đó chạy về đưa phấn cho đồng đội chạy lên viết tiếp trong vòng 5 phút
đội nào viết được nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng.

Học sinh đang tham gia trò chơi
Học sinh đang tham gia trò chơi
“Chạy tiếp sức”Mơn Tốn
“Chạy tiếp sức” Mơn Anh văn
3.2.4 Trị chơi “Cùng nhau leo núi”:
* Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng tính tốn cho học sinh.
- Thu hút số đơng học sinh tích cực, nhiệt tình học tập, ưu tiên học sinh
trung bình yếu.
* Chuẩn bị:
Giáo viên chủ nhiệm hoặc các cán sự môn chuẩn bị trước một số bài tập
liên quan đến bài học ở các môn theo cấp độ từ dễ đến khó.
* Cách chơi:
- Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng
khó dần
- Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi.
- Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập (Giải từ dưới lên trên),
sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp.

- Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn,
đội đó thắng cuộc.
Ví dụ: Mơn Tốn: Tính giá trị của mỗi biểu thức trong mỗi ô vuông.
2a


1 a
(a 0; a 0 )
2
3
=
=
3 1
3 1
9
=
25
49  64 =
169 =

Đội…

16
=
49
36  81 =
121 =

Đội …
11



Học sinh đang tham gia trò chơi “Cùng nhau leo núi”
3.2.5. Trị chơi “Ơ chữ SUDOKU”
* Mục đích: Mhằm phát triển vố từ tiếng việt, rèn luyện trí thơng minh
nhanh nhẹn khi ghép chữ, tạo từ một cách chính xác, tránh những lỗi thường
gặp. Phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng như
năng lực tính tốn của học sinh.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị giấy Roki, giấy trong tập vở hoặc dùng
bảng lớp.
* Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 4 đội cùng chơi. đội chơi trước chọn
một từ đơn ( một tiếng có nghĩa) bất kỳ viết vào giữa trang giấy hoặc giữa bảng
theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Người tiếp theo căn cứ vào từ đơn của người
đi trước chọn tiếng có nghĩa để ghép thành chữ mới theo hàng ngang hoặc hàng
dọc được 1 điểm. Nếu chữ cái viết vào liêm tiếp kết nối được với xung quanh để
tạo thêm được nhiều chữ mới khác nữa thì chữ mới đó được tính thêm 1 điểm.
Cứ lần lượt chơi như vậy cho đến khi hết ô trống (hoặc hết thời gian quy định)
các đội cộng điểm ai nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
Bước 1: A
Bước 2: B
Bước 3: A
Bước 4: B
B A

B A N

B A N
I

B


A N
T Ơ

1 điểm (Ba)
1 điểm ( An)
1 điểm (Ai)
3điểm ( Ta,Nơ,Tơ)
3.2.6. Trị chơi “ơ chữ thần kỳ”.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức về hiểu biết xã
hội, củng cố khắc sâu kiến thức bài học của một môn hay nhiều môn khác nhau.
Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
* Chuẩn bị: Giáo viên chủ nhiệm hoặc các cán sự môn chuẩn bị trước một
số câu hỏi. Giáo viên thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc trên phần mềm violet.
* Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ơ chữ gồm có bao nhiêu hàng
ngang, hàng dọc từ chìa khố nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng
câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì
ghi dịng chữ đó vào ơ chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả
lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn cịn lại. Ai tìm ra được ơ từ khóa chính
xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Ví dụ : Hóa học
Hàng ngang số 1:(5 chữ cái) Kim loại nào cịn thiếu trong dãy hoạt động hóa
học sau: K, …,Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au. (Natri)
12


Hàng ngang số 2: (5 chữ cái) Các kim loại Na, Al, K, Fe tác dụng dung dịch HCl
thu được muối và giải phóng khí gì? (Hiđro)
Hàng ngang số 3: (4 chữ cái) Trong các kim loại: Zn, Na, Cu kim loại nào khơng
tác dụng H2SO4lỗng (Đồng)

Hàng ngang số 4:(3 chữ cái) Trong các kim loại: Zn, Au, Ag kim loại nào tác
dụng được dung dịch FeCl2? (Kẽm)
Từ chìa khóa: (4 chữ cái). Đây là tên một kim loại.(Nhôm)
1
N A T R I
2
H I Đ R Ô
3
Đ Ô N G
4 K E M
Ví dụ : Chủ đề “ Tiến bước lên Đồn”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Đồn thanh niên thơng qua
trị chơi giải “ơ chữ thần kỳ”.
- Khách mời là cơ bí thư chi đồn nhà trường.

Học sinh đang tham gia trị chơi
“Ơ chữ thần kỳ” Tìm hiểu về Đồn

cơ bí thư đồn trường dự và trao phần
thưởng cho các bạn thắng cuộc

3.2.7. Trò chơi đọc diễn cảm bài thơ trong chương trình lớp 9.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú hơn và thuộc thơ nhanh hơn đặc biệt
với học sinh sợ học thuộc lịng qua đó các em húng thú hơn trong các giờ văn.
* Chuẩn bị.
- Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị sách giáo khoa và đọc trước bài thơ.
- Học sinh nhẩm lại các câu thơ trong bài thơ vừa học xong.
* Cách chơi:
- Giáo viên chủ nhiệm hoặc cán sự mơn văn đọc trước một câu:
- Sau đó u cầu học sinh ( hoặc bạn ) đọc câu thơ tiếp theo:

- Học sinh vừa đọc xong thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong lớp
đọc tiếp các câu còn lại của bài thơ .
- Tương tự thực hiện cho đến khi hết bài thơ hoặc có yêu cầu dừng của
giáo viên.
- Bạn nào đọc sai sẽ bị phạt làm một hoạt động nào đó như “Đứng lên
ngồi xuống”, “Nhắm mắt đứng một chân”…trong thời gian lớp đếm từ 10 xuống
0 do lớp yêu cầu.
13


* Ví dụ: Bài : Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Cán sự môn Văn: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Bạn A:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Cứ tiếp tục như thế cho đến khi kết thúc bài thơ; trò chơi vừa vui vừa giúp
học sinh thuộc lịng bài thơ nhanh chóng.
3.2.8. Trị chơi “Tập làm phóng viên”
* Mục tiêu: Nhằm giáo dục học
sinh kỹ năng tự nhận thức giá trị bản
thân, Kỹ năng giao tiếp, đồng thời
giúp xử lí nhanh tình huống, giúp học
sinh ln mạnh dạn, tự tin.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên và cán sự lớp chuẩn
bị nội dung câu hỏi liên quan đến vấn
đề mà các em quan tâm và một số
phương án trả lời dự phịng.
- Lần lượt từng học sinh làm
phóng viên( đầu tiên là học sinh khá,
Học sinh tham gia trò chơi

giỏi, mạnh dạn, nói lưu lốt…) tham
”tập làm phóng viên”
gia chơi trước.
- Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi.
* Cách chơi: Giáo viên mời học sinh A làm phóng viên.
- Học sinh A lên bảng và tự giới thiệu.
- Chào các bạn học sinh lớp 9B. Mình là phóng viên của báo “Hoa học
trị” hơm nay mình đến thăm lớp các bạn. Các bạn có vui lịng cho mình được
phỏng vấn các bạn một số điều khơng?
- Học sinh cả lớp trả lời: Có ạ!
- Bạn A đến nói với bạn B: Chào bạn! Bạn hãy giới thiệu về mình.
- Bạn B đứng lên và tự giới thiệu:
- Bạn A nói: Bạn có vui lịng cho mình phỏng vấn bạn đôi điều không?
- Bạn B trả lời: Tớ sẵn sàng.
- Bạn A tiến hành hỏi bạn B một số câu hỏi ví dụ như sau.
- Sở thích của bạn là gì ?(đọc báo, xem TV, xem bóng đá )
- Cuốn truyện/ sách, chương trình TV mà bạn thích nhất ?
- Điểm mạnh và năng khiếu của bạn là gì ?
- Ai là người bạn thân nhất của bạn ? Người đó như thế nào ? Có đặc điểm
gì nổi bật ?
- Năm nay bạn nguyện vọng thi vào trường nào? THPT Ba Đình hay
THPT Mai Anh Tuấn?
- Để đạt được nguyện vọng đó bạn phải làm gì?
- Bạn muốn làm nghề gì trong tương lai ? …
3.2.9.Trị chơi “ Hái hoa, ghi điểm”
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ đã học .
- Tìm hiểu được nhiều kiến thức về Đảng, Đoàn, An toàn giao thông...
14



- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước đám đông
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các bông hoa giấy ghi các câu hỏi, cây
hoa để găm hoa
* Cách chơi: Có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo đội, Học sinh lên hái hoa
và trả lời câu hỏi, lớp và giáo viên nhận xét đánh giá. Tuyên dương học sinh trả
lời đúng.
Ví dụ: Tìm hiểu về những nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam. (20/10)
Câu 1. Vị nữ tướng Quân đội nhân Việt Nam đầu tiên là ai? (Bà Nguyễn Thị
Định (1920 - 1992), sinh ra tại tỉnh Bến Tre. Năm 1974 là Thiếu tướng, Phó tổng
tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất
nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của Việt
Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
Câu 2. Người sinh viên yêu nước can đảm khi bị kết án chị có nói một câu được
cho là rất nổi tiếng "...tơi chỉ sợ chính quyền của các ơng khơng tồn tại nổi đến
khi tôi mãn hạn tù" Chị là ai ? (Chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười
chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968).
Câu 3. Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất là ai?
(Chị Võ Thị Sáu (1933-1952); Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia
cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng
truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang).
Câu 4. Nữ đại tá tình báo giỏi nhất đã tổ chức và điều hành mạng lưới tình báo
tại Sài Gịn trong kháng chiến chống Mỹ bà là ai? (Đại tá, Anh hùng lực lượng
vũ trang Đinh Thị Vân (1916-1995).
Câu 5. Ai là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ( Hai chị em bà Trưng;
Trưng Trắc, Trưng Nhị, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa,
vùng lên đập tan chính quyền đơ hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên
nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đơ
hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc).

Câu 6. Ai là là nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên? ( Đ/c Nguyễn Thị Minh
Khai sinh năm 1910, là đại biểu chính thức của Đảng cộng sản Đông Dương
năm 1935)
Câu 7. Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam là
ai?
(Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930. Bà nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt
giặc”, năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân
Việt Nam).
Câu 8. Ai là nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử ? (Lý
Chiêu Hồng hay cịn gọi là Phật Kim hay Chiêu Thánh. Năm 1224, bà được
15


vua Lý Huệ Tông truyền ngôi, lúc này bà mới lên 6 tuổi và đến năm 1226 thì
nhường lại ngơi cho
chồng là Trần Cảnh, lập ra nhà Trần).
Ví dụ: Học sinh với an tồn giao thơng
Câu 1: Người điều khiển xe đap đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Đi xe đạp dàn hàng ngang;
B. Cho xe đi hàng một
C. Đi xe đạp vào phần đường người đi bộ
Câu 2: Người điều khiển xe đạp chỉ được
chở mấy người?
A.Chỉ được chở một người
B. Được chở 2 người
C. Được chở một người, trừ trường
hợp trở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi
Câu 3: Người tham gia giao thông phải đi
như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình

Học sinh tham gia trò chơi
B. Đi đúng phần đường quy định
“Hái hoa ghi điểm”
C.Chấp hành hệ thống báo hiệu đèn bộ
D.Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 4 : Những hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Đua xe , tổ chức đua xe trái phép;
B. Lạng lách, đánh võng
C. Tất cả các hành vi trên bị nghiêm cấm
Câu 5 : Người đi xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm không ?
A. Không cần đội mũ bảo hiểm
B. Có thể đội hoặc khơng cần đội mũ bảo hiểm
C. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
Câu 6: Những hành vi nào sau đây bị cấm khi tham gia giao thông?
A. Cấm đua xe;
B. Tất cả các ý trên đều đúng
C. Cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông
Câu 7 : Bạn hãy cho biết luật giao thông quy định bao nhiêu tuổi mơi được điều
khiển mô tô, xe máy ?
A. 17 tuổi:
B. 18 tuổi;
C. 19 tuổi
Câu 8 : Khi đi học về các em có được đi hàng ba, hàng tư khơng ?
A. Có;
B. Không
Câu 9: Mọi người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải ?
A. Đội mũ;
B. Đội nón;
C. Đội mũ bảo hiểm
Câu 10 : Khi đi học về các em phải thực hiện luật giao thông như thế nào ?

A. Đi về phía bên tay phải của mình
B. Khơng được tụ tập gây ách tắc giao thông
C. Không được đi hàng ba, hàng tư
D. Tất cả các ý trên
3.2.10. Trị chơi “Đốn ý đồng đội”
* Mục tiêu:
16


- Trò chơi giúp học sinh truy bài cũ nhẹ nhànhvà nhớ kiến thức một cách sâu
sắc, thông qua việc diễn đạt và đọc được nội dung kiến thức bằng một cách diễn
đạt khác, tạo khơng khí vui tươi, nhẹ nhàng pha lẫn hài hước (ngộ nghĩnh) cho
giờ sinh hoạt.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng phán đoán, hợp tác cho học sinh.
- Trị chơi này có thể áp dụng trong nhiều môn học
* Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa cứng trên đó có vẽ sẵn các hình ảnh, dùng
các ghi hoặc kẹp nhỏ để ghim các tấm bìa có hình ảnh vào sau lưng học sinh.
* Cách chơi
- Mỗi đội chơi gồm hai học sinh tham gia trò chơi, học sinh Alàm nhiệm
vụ diễn đạt đứng trên bục giảng, học sinh B làm nhiệm vụ đoán ý bạn đứng quay
mặt ra hướng khác. Cả lớp vừa làm khán giả vừa làm giám khảo.
- Học sinh A chọn 1 tấm bìa, ghim lên sau lưng học sinh B sao cho để học
sinh A và cả lớp quan sát thấy hình ảnh trong tấm bìa, sau khi quan sát học sinh
A diễn đạt nội dung trong tấm bìa để học sinh B có thể đọc đúng được khái niệm
tốn học, hóa học, vật lý... trong tấm bìa mà không phạm luật chơi (nghĩa là khi
diễn đạt không được sử dụng các từ đã được dùng để gọi tên hình ảnh đó, khơng
được dùng tiếng nước ngồi hoặc tiếng dân tộc thiểu số).
- Khi học sinh B đã quay lại đốn đúng nội dung tấm bìa thì học sinh A
được gắn ngửa tấm bìa lên góc bảng .

- Nếu học sinh B khơng đốn được thì khán giả có quyền trả lời.
- Trị chơi tiếp tục với hai bạn khác cho đến khi hết các tấm bìa.
* Ví dụ: Toán học: Giáo viên cho học sinh nêu tên các góc trong các hình
vẽ; rồi nêu khái niện và tính chất của các góc.
A

B

A

A

B

O
O


A

B

B

o
C

Học sinh tham gia trị chơi”đốn ý
đồng đội”


o

c

o

B
C

A

C

Khán giả tham gia trò chơi

17


Như vậy, bằng cách vận dụng những trị chơi, tơi thấy giờ sinh hoạt hấp
dẫn và lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được
vận dụng linh hoạt, phù hợp với những hoạt động trong sinh hoạt ở trường trung
học cơ sở. Bên cạnh các trị chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều
trị chơi khác như: Trị chơi ghép đơi, trò chơi ai nhanh hơn…chủ yếu phù hợp
bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong sinh hoạt 15 phút
đầu giờ tôi thấy đã đạt được một số kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu
quả.Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc

sâu kiến thức. Từ đó làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng
hứng thú học tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc
biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.
* Đối với học sinh: Giúp các em
Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
Học sinh thích thú với trị chơi trong giờ học do đó năng động hăng say
phát biểu xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các em
có điều kiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập... Vì vậy việc sử
dụng phương pháp trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ là một hoạt động bổ
ích giúp các em tự quản tốt và có tâm thế khởi động cho buổi học mới.
- Kết quả điều tra về hứng thú sinh hoạt 15 phút đầu giờ lớp 9B
Kết quả điều tra hứng thú hoạt động 15 phút sinh hoạt đầu giờ lớp 9B
( Sau khi áp dụng đề tài)
Số
HS
Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
12
48

11
44
3
12
0
0
- Kết quả thi đua của lớp 9B học kỳ I năm học 2018 - 2019.
+ Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục sau khi áp dụng đề tài
Xếp loại học kỳ I năm học 2018-2019
Số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hạnh kiểm 25 20
80
5
20
0
0
0

0
Học lực
25
3
12
10
40
9
36
3
12
+ Kết quả xếp loại hoạt động đội trong đó có hoạt động sinh hoạt 15 phút
đầu giờ của đội cờ đỏ; lớp 9B luôn xếp từ 1đến 3 trên tổng số 6 lớp. Văn nghệ
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam xếp nhất, Báo tường xếp nhì, bài thi tìm
hiểu “Danh xưng Thanh Hóa” xếp nhất, đóng góp hồn thành tốt, xếp nhất.
+ Học sinh giỏi huyện có 2 học sinh tham gia; em Nguyễn Thị Thúy đạt
giải nhì, em Trương Thị Thúy Nga đạt giải ba và cả hai em đều dự thi học sinh
giỏi tỉnh.
+ Danh hiệu thi đua: Lớp Tiên tiến xuất sắc.
18


Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh 2 bảng số liệu
ghi kết quả khảo sát ý kiến và chất lượng giáo dục của học sinh lớp 9B thực
nghiệm trong năm học 2018 - 2019 trước và sau khi áp dụng phương pháp lồng
ghép trò chơi trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Bảng so sánh mức độ hứng thú 15 phút sinh hoạt đầu giờ; sau khi áp
dụng đề tài và trước khi áp dụng đề tài
Mức độ hứng thú
Sau khi áp dụng

Trước khi áp dụng
Tăng(+); giảm (-)
đề tài
đề tài
sl
%
sl
%
sl
%
Rất thích
12
48
0
0
+12
+48
Thích
11
44
7
28
+4
+ 16
Bình thường
3
12
8
32
-4

-20
Khơng thích
0
0
10
40
-10
-40
Nhận xét: Sau khi áp dụng đề tài sử dụng trò chơi, hứng thú hoạt động
cũng như học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt: Tỉ lệ học sinh rất thích sinh
hoạt 15 phút đầu giờ tăng từ 0% lên 48%, Tỉ lệ học sinh không thích sinh hoạt
15 phútđầu giờ giảm từ 32 % xuống còn 0%. Như vậy đã chấm dứt hiện tượng
học sinh chán sinh hoạt, chán học, trốn 15 phút sinh hoạt đầu giờ, bỏ tiết...Học
sinh đã tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia vào q trình tìm tịi lĩnh hội
tri thức. Chứng tỏ phương pháp tổ chức trò chơi đã mang lại cho học sinh sự
hứng thú cao với các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp áp dụng đề tài, cũng
nhờ đó mà mối quan hệ bạn bè, thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn, quý
mến hơn. 15 phút sinh hoạt đầu giờ đã thực sự trở thành “món ăn khoải khẩu”
của học sinh trong lớp, góp phần tích cực vào phong trào thi đua xây dựng
“Trường học thân thiện học sinh tích cực” với khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường
là một ngày vui”.
- Bảng so sánh kết quả hai mặt giáo dục của học kỳ I năm học 2018-2019
với năm học 2017-2018

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Kỳ I: 2018 - 2019

sl
%
3
12
10
40
9
36
3
12

Học lực
2017 - 2018
sl
%
1
4
7
28
9
36
8
32

Tăng(+); giảm (-)
sl
%
+2
+8
+3

+ 12
0
0
-5
-20

19


Hạnh kiểm
Kỳ I: 2018 -2019
2017 - 2018
Tăng (+); Giảm (-)
sl
%
sl
%
sl
%
Tốt
20
80
16
64
+3
+16
Khá
5
20
6

24
+1
+4
Trung bình
0
0
3
12
-3
-12
Yếu
0
0
0
0
0
0
Nhận xét: Sau khi áp dụng phương pháp trị chơi vào sinh hoạt 15 phút
đầu giờ cho thấy kết quả chất lượng hai mặt giáo dục của lớp 9B đã có sự khác
biệt rõ ràng:
+ Về học lực, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng nhiều hơn so với khi chưa áp
dụng phương pháp này như tỉ lệ xếp loại giỏi tăng 8% ; học sinh khá tăng 12%;
đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu giảm mạnh so với khi chưa áp dụng phương pháp trò
chơi là 20%.
+ Về hạnh kiểm, tỉ lệ tốt tăng 16%, tỉ lệ trung bình giảm 12% .
Áp dụng phương pháp "Trò chơi" vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ là đưa
học sinh vào các hoạt động vận dụng mang tính tự nguyện. Học sinh được chủ
động sáng tạo phát hiện điều cần phải học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng, khơ
khan trìu tượng của các lệnh đem đến sự sôi nổi, đam mê, say sưa tìm hiểu khám
phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học.

Qua đó chứng tỏ việc áp dụng đề tài đã có tác động mạnh mẽ đến việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh lớp 9B tại trường trung học cơ
sở Nga trường Nga Trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vấn đề tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học nói chung trong
sinh hoạt nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, phát huy
tính năng động, nâng cao hứng thú hoạt động trong sinh hoạt cũng như hứng
thú học các mơn văn hóa. Trong số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử
dụng trị chơi được xem là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả,
nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia hợp tác để
nâng cao tính tự giác tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh
nghiệm, những tri thức đã học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong
sinh hoạt 15 phút đầu giờ giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình
hoạt động cũng như quá trình học tập, làm cho học sinh hứng thú với giờ sinh
hoạt, tạo tâm thế cho các em bước vào học các mơn văn hóa và các em thực sự
trở thành chủ thể của hoạt động học, kết quả học tập của các em dần được nâng
cao đã chứng minh được tính đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra.
Khả năng ứng dụng của đề tài: Thực tế đa số học sinh thích tham gia tổ
chức trị chơi trong giờ sinh hoạt 15 phút để được chia sẻ, bày tỏ quan điểm,
trao đổi cùng thầy cô, bạn bè những vấn đề cần thiết trong cuộc sống. Bài học
20


vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh chứ không phải
chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của giáo viên. Phương pháp trị
chơi có thể áp dụng rộng rãi trong sinh hoạt cuối tuần; hoạt động ngoại khóa
hoặc trong các giờ học văn hóa ở tất cả các mơn và tất cả các khối lớp.

2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Đưa trò chơi học tập vào các buổi sinh
hoạt 15 phút sinh hoạt đầu giờ cũng như các giờ sinh hoạt cuối tuần ở tất cả các
khối lớp.
- Đối với giáo viên bộ môn nên sử dụng chơi vào các giờ dạy văn hóa
- Đối với nhà trường: Tăng cường đầu tư cở sở vật chất bàn ghế, thiết bị
dạy học quy chuẩn ( máy tính, máy chiếu đa năng) phục vụ việc dạy học bằng
các phương pháp dạy học tích cực.
- Đối với cấp trên: Những đề tài SKKN hay có tính khả thi cao nên được
phổ biến và áp dụng rộng rãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Loan

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, sách bài tập các môn
học lớp 9.
2. Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Vụ Giáo viên (Tài liệu BDTX chu kỳ 93 - 96).
Nguyễn Ngọc Bảo

3. Luật GD và ĐT: Điều 24.2
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên về công tác chủ nhiệm trong
trường THCS và THPT ( Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Thanh Bình)
5. Tài liệu tập huấn giáo viên: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở”.
6. Báo Toán học tuổi thơ THCS.
7. www.google.com.vn

22



×