Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giải pháp chỉ đạo hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm , khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non thị trấn bến sung, huyện như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

I

MỞ ĐẦU

2

1
2
3
4

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2
3
3
3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3



Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá
khoa học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thị trấn Bến
Sung.
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám
phá khoa học trong nhà trường và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ ở trường mầm non.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường hoạt động có tính
mở để kích thích trẻ tìm tòi khám phá.
Trò chuyện, gợi mở trước, trong và sau hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học
Hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá
khoa học thông qua các chủ đề trong năm.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng tình huống, kích thích trẻ tham
gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với giáo viên và nhà trường.

3
4

II
1
2

2.1
2.2
2.3
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4

4
5
5
6
6
7
9
10
11
17
18
20

III
1
2

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

20
20

1


I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và
đào tạo con người mới cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời
mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo
dục mầm non. Trước lúc đi xa, Người còn ân cần căn dặn: “Giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa,
xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy
và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân
để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”; “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [1].
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng
và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo
dục mầm non là vô cùng quan trọng. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn
xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo
dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn
và khoa học.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi). Hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học là một nội dung cơ bản có vai trò quan trọng trong

việc hình thành và phát triển các kĩ năng nhận thức, phát triển các giác quan,
kích thích nhu cầu và hứng thú nhận thức của trẻ, giúp trẻ có được những kỹ
năng cơ bản nhất cho quá trình học tập và rèn luyện sau này ở các cấp học tiếp
theo. Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan
niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế,
dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ
năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học sẽ góp phần tích
cực vào việc giải quyết các mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực giáo dục phát triển
nhận thức, kỹ năng sống, thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, tích cực tìm tòi của
trẻ .
Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho
trẻ hiện nay ở nhiều trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Một
mặt do điều kiện cơ sở vật còn hạn chế, thiếu môi trường cần thiết cho việc tổ
chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá; mặt khác đa số giáo viên còn thiên
về việc cung cấp kiến thức mang tính lí thuyết, chưa chú trọng đến việc hình
thành và phát triển năng lực, kỹ năng cho trẻ thông qua việc trải nghiệm thực tế.
Vì vậy việc tổ chức hoạt động này còn mang tính hình thức và chưa mang lại
hiệu quả như mong muốn, yêu cầu của giáo dục hiện nay.
Là một cán bộ quản lý giáo dục tại một trường trọng điểm của huyện tôi
luôn băn khoăn, trăn trở tìm tòi làm sao để nâng cao hiệu quả việc tổ chức các
hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm
non và tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo
2


viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo đạt
hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh” làm
sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018 - 2019.

2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực
về tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, góp
phần thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao hơn.
Tạo cho trẻ nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm qua chơi và bằng nhiều cách
khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ
Giúp đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng môi
trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm
xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và
trải nghiệm đa dạng.
Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống
nhất trong công tác giáo dục cho trẻ trong trường mầm non đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu: Giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức
hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao
tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp quan sát:
Quan sát thực tiễn xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, khám phá cho trẻ của giáo viên tại các khối, lớp.
Quan sát quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học của trẻ mẫu giáo.
* Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh; Giảng giải qua chuyên đề và
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
* Phương pháp thực hành:
Thực hành trực tiếp tại các lớp.
Thực hành thông qua các buổi trải nghiệm thực tế của trẻ mẫu giáo.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
II. NỘI DUNG:

1. Cơ sở lí luận:
Trải nghiệm, khám phá là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng
việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn,
sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy,
tưởng tượng). Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu,
tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong
cuộc sống.
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và
vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn
2000 năm trước, Khổng Tử đã nói: "Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì
3


tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu" [2]. Tư tưởng này thể hiện
tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở phương Tây, Aristotle
cho rằng: "Những điều chúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học
thông qua làm việc đó”. [3]. Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về
giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục
Montessori. Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ
với môi trường" [4]. Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải "thông qua hoàn
cảnh sống bên ngoài", thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi
trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta "không
nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với
đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành" [4]. Montessori gọi đôi
tay là công cụ của trí tuệ và nhận định "đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên
trí thông minh của trẻ" [4]. Như vậy, "trải nghiệm" theo quan điểm Montessori
nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường
bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (sự phối hợp của đôi tay và
trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn
thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia

mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông qua quá trình
tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản
thân.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động trải nghiệm, khám
phá là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ nhỏ, trải nghiệm, khám phá
càng nhiều trẻ em càng hoàn thiện về kĩ năng sống và phong phú về tâm
hồn.Trẻ được sống trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có cơ thể khỏe mạnh,
thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng
cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
Đối với trẻ ở trường mầm non Thị Trấn Bến Sung việc được tham gia
các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi vì đây là trường nằm ở trung tâm của huyện, là nơi dân cư tập trung đông
đúc, có trình độ dân trí cao hơn so với mặt bằng chung trong toàn huyện do đó
trẻ em thường xuyên được tiếp xúc với những cái mới, cái lạ, những mối quan
hệ phức tạp, vì vậy mà trẻ sẽ có những thắc mắc và mong muốn được tìm hiểu,
khám phá những điều mà trẻ được trực tiếp nhìn thấy và tiếp xúc thường xuyên
nhưng trẻ vẫn chưa hiểu được vấn đề.
Là người làm công tác quản lí, bản thân tôi luôn trăn trở, phải hướng dẫn
giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học như thế nào để trẻ
được hoạt động trải nghiệm một cách tích cực nhất, thoải mái nhất, giúp trẻ
giải đáp được những thắc mắc của trẻ và mang lại hiệu quả cao nhất luôn là
vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm, mong đợi.
2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học
cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thị trấn Bến Sung.
2.1. Thuận lợi :
Trường mầm non thị trấn Bến Sung được xây dựng ở trung tâm huyện
Như Thanh, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp; sự nỗ lực phấn đấu của
4



đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường, do vậy từ khi
thành lập đến nay trường luôn là đơn vị dẫn đầu trong mọi hoạt động của bậc
học mầm non trong toàn huyện;
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt huyết với nghề, có
trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn 100%, đặc biệt là giáo viên dạy các lớp
mẫu giáo còn trẻ, khoẻ, có khả năng tiếp cận kiến thức mới, khoa học công
nghệ nhanh;
Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi của nhà trường tương
đối đầy đủ và đặc biệt ưu tiên cho các lớp mẫu giáo;
Trẻ mẫu giáo của trường mầm non Thị trấn Bến Sung được học theo độ
tuổi và đa số trẻ đều mạnh dạn, tự tin, khoẻ mạnh và hiếu động;
Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện thường xuyên, liên tục và
có hiệu quả cao, việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được phát huy và phối hợp chặt chẽ.
2.2. Khó khăn.
Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư cơ bản song vẫn chưa đáp
ứng được so với nhu cầu học tập của trẻ, trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá
tải đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là nhu cầu
của hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học của trẻ.
Diện tích khuôn viên trường so với số trẻ chưa đảm bảo do đó chưa xây
dựng cố định được các khu hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ.
Trình độ đào tạo của giáo viên trong trường tuy đã đạt trên chuẩn 100%
song chủ yếu là học các lớp bồi dưỡng, tại chức, kiến thức bị chắp vá, vì vậy
năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sư phạm, cách tiếp cận công nghệ
thông tin, giáo án điện tử còn hạn chế.
2. 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
Từ thực trạng trên của trường mầm non thị trấn Bến Sung, bản thân tôi
nhận thấy rằng mặc dù việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học cho trẻ đã được thực hiện song song với các hoạt động khác tho hướng dẫn
của chương trình GDMN song kết quả đạt được chưa cao thể hiện dưới bảng

khảo sát sau:
Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng các biện pháp.

STT

Tổng
số
GV
được
khảo
sát

1

35

2

35

3

35

Kết quả khảo sát
Tiêu chí khảo sát

Lập kế hoạch tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, khám phá khoa
học cho trẻ phù hợp với chủ đề.

Tạo ra môi trường hoạt động có
tính mở kích thích trẻ tìm tòi
trong trải nghiệm, khám phá.
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
trải nghiệm, phám phá phù hợp

Tốt

Tỉ
lệ
(%)

Khá

Tỉ
lệ
(%)

TB

Tỉ
lệ
(%)

Yếu

8

23


12

34

15 43

0

7

20

12

34

16 46

0

7

20

11

31

49
17


0
5


với từng độ tuổi của trẻ.

Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ trước khi áp dụng các biện pháp.
Tổng
số HS
TT được
khảo
sát

1

426

2

426

3

426

Mức độ đạt được
Đạt
Tiêu chí khảo sát


Trẻ tích cực, hứng thú
tham gia vào hoạt động
trải nghiệm, khám phá
khoa học cùng cô giáo.
Trẻ biết phối hợp với
nhau để tham gia vào
hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học.
Trẻ tự tin nói lên những
cảm nhận, hiểu biết của
mình khi tham gia các
hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học.

Chưa đạt
Tỉ
Tỉ lệ
TS lệ
(%)
(%)

Tốt

Tỉ lệ
(%)

Khá

Tỉ lệ
(%)


TB

98

23

134

31.5

169 39.7 25

5.8

96

22.6

132

31

174 40.8

24

5.6

94


22

128

30

177 41.7 27

6.3

Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt
động khám phá khoa học tại nhà trường trong những năm qua và hiện tại còn
mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao vì vậy cần có biện pháp chỉ
đạo sâu sát mang tính cầm tay chỉ việc để đội ngũ giáo viên nắm vững hơn
kiến thức và kĩ năng sư phạm trong việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học
đạt hiệu quả cao hơn.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
3.1. Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá
khoa học trong nhà trường và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm, khám phá là cách kết nối kiến
thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ
trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành
kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích
khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng
mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng
tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học của giáo viên và sự tham gia vào hoạt động này
của học sinh tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung hiện vẫn còn nhiều hạn
chế. Giáo viên thì chưa có nhiều kiến thức, kĩ năng và phương pháp hướng trẻ

vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học một cách tích cực, trẻ thì
chưa mạnh dạn tự tin và chưa có nhiều phương tiện để trải nghiệm. Để có cơ
sở xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thị trấn Bến Sung

6


phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tôi đã tiến hành đánh giá thực
trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học trên các mặt sau:
Đánh giá quy hoạch cơ sở vật chất nhà trường: Từ việc quy hoạch tổng
thể nhà trường, các phòng học, sân chơi, khu vực hoạt động sáng tạo, khu vực
hoạt động động, hoạt động tĩnh của trẻ…;về trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
như: Các thiết bị máy móc, ti vi, đồ chơi trong nhà, ngoài trời, phương tiện
hoạt động của trẻ…
Đánh giá việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám
phá khoa học của giáo viên trong trường: Chuẩn bị các điều kiện như kiến thức,
phương tiện, môi trường… cho trẻ hoạt động.
Đánh giá sự tham gia của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá
khoa học ở trường mầm non.
Từ kết quả đánh giá này tôi thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học của trẻ độ tuổi mẫu giáo trong nhà trường còn nhiều hạn
chế. Do vậy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng độ tuổi, từng chủ
đề, tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt để thực hiện, trên cơ sở
kế hoạch đã xây dựng tôi tiến hành triển khai chỉ đạo giáo viên trong tổ mẫu
giáo thực hiện. Để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch
đạt hiệu quả tôi đã tiến hành các bước như sau:
Trực tiếp xuống các lớp để quan sát việc chuẩn bị, bố trí, sắp xếp các
phương tiện phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học ở từng chủ đề.

Quan sát cách giáo viên khai thác, tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào
hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học;
Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho giáo
viên và trẻ có điều kiện thuận lợi, có phương tiện đáp ứng nhu cầu của hoạt
động khám phá khoa học;
Phát động phong trào thi đua “Mỗi chủ đề một nội dung", để làm phong
phú thêm nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cũng
như kích thích sự hứng thú tham gia vào hoạt động trải nghiệm, khám phá
khoa học của trẻ.
Ví dụ: Đối với chủ đề: Tết và mùa xuân , tôi sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức hội
chợ Xuân cho trẻ được trải nghiệm thực tế; Đối với chủ đề: Quê hương, đất
nước – Bác Hồ - Trường Tiểu học. Tổ chức cho trẻ đi tham quan một số địa
danh, thắng cảnh, di tích tại địa phương. Riêng đối với trẻ 5-6 tuổi sẽ tổ chức
cho trẻ được thăm quan trường tiểu học….
Với việc đánh giá lại thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và
khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, bản thân đã thấy được những điểm đã
làm tốt và những nội dung còn hạn chế, từ đó xây dựng kế hoạch cho việc chỉ
đạo, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện một cách đạt hiệu quả hơn.
3.2. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ ở trường mầm non.
Để việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ đạt
hiệu quả tôi đã chỉ đạo giáo viên quan sát và tìm hiểu khả năng của trẻ trong
7


lớp của mình phụ trách làm căn cứ xây dựng kế hoạch. Đồng thời cân nhắc
các yếu tố thuận lợi về thời tiết, nguồn học liệu, phương tiện... sử dụng trong
các hoạt động đó. Việc lập kế hoạch hoạt động cần được xây dựng theo mục
tiêu, nội dung chương trình Giáo dục mầm non và theo từng độ tuổi.
Các hoạt động được lựa chọn cần đảm bảo cho tất cả trẻ đều được tham

gia và kết hợp cả 3 hình thức cả lớp, theo nhóm và cá nhân. Bên cạnh kế hoạch
hoạt động chung, giáo viên cần dự kiến những trẻ nào sẽ được cô giáo đặt câu
hỏi trước, trẻ nào được hỏi sau và xác định mục đích hỏi trẻ, đánh dấu những
trẻ cần được đưa những câu hỏi, bài tập đơn giản hơn và những trẻ trả lời
những câu hỏi khó hơn hoặc thực hiện những bài tập phức tạp hơn, những trẻ
nào cần được luyện tập, bổ sung kiến thức ... dự kiến được những khó khăn,
tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động.
Giáo viên cần chuẩn bị những điều kiện để tổ chức hoạt động: Các phương
tiện để trẻ sử dụng trong quá trình hoạt động phải đảm bảo an toàn, có tính thẩm
mĩ cao và phù hợp với độ tuổi, kích thích sự hứng thú cũng như huy động tối đa
các giác quan của trẻ tham gia.
Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ cần
có tính hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đồng thời mở ra một
hướng khám phá mới cho các hoạt động tiếp theo của trẻ.
Ví dụ: Đối với chủ đề: “Bản thân”, vì đây là chủ đề học từ đầu năm học,
kiến thức cũng như kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế nên tôi hướng dẫn giáo
viên lựa chọn nội dung cho trẻ trải nghiệm, khám phá đơn giản như: Khám phá
cơ thể bạn trai, bạn gái; Trải nghiệm việc thực hành rửa mặt, đánh răng, chải
tóc, thay trang phục….Khi trẻ đã có những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm cơ
bản, tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung phức tạp hơn như: Chủ đề: Thế
giới thực vật – Tết và mùa xuân. Tôi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch
cho trẻ khám phá sự nảy mầm và phát triển của cây xanh hoặc tổ chức “Hội
chợ Xuân” để trẻ được trải nghiệm không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền, các
hoạt động chào đón ngày Tết: Gói bánh chưng; đi mua hoa, mua đặc sản quê
em….

Ảnh: Hoạt động trải nghiệm của trẻ trong Hội chợ Xuân.

Với cách làm này áp dụng thực tế cho các lớp mẫu giáo tại trường, qua
quan sát tôi thấy giáo viên và học sinh có sự thay đổi rất tích cực, các cháu rất

hứng thú và vô cùng tự tin khi tham gia và thực hiện các hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học và luôn mang lại hiệu quả cao.
3.3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường hoạt động theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm:
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học
là việc làm vô cùng thiết thực và cần phải được thực hiện thường xuyên theo
kế hoạch hoạt động của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, phải phù hợp, sáng tạo
theo từng nội dung của chủ đề. Để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tôi đã hướng
8


dẫn giáo viên xây dựng môi trường hoạt động có tính “mở”, theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm để kích thích trẻ tìm tòi trong trải nghiệm, khám phá như:
Trong lớp học, sắp xếp bố trí các đồ dùng, phương tiện dạy học khoa
học, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá. Các đồ dùng, đồ chơi, phương tiện cần
được bổ sung thay thế và để ở vị trí giúp trẻ dễ lấy, dễ cất. Việc bố trí tranh, ảnh,
sản phẩm của trẻ sau các hoạt động trải nghiệm, khám phá cần được đảm bảo tính
thẩm mĩ, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn cho trẻ.
Khuyến khích trẻ tự mình giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bằng cách cho
phép trẻ tự quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp các đối tượng.
Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đồ dùng chuẩn bị để tổ chức hoạt
động trải nghiệm, khám phá khoa học theo nhóm hay cá nhân hoặc cả lớp. Các
hoạt động nên được tiến hành như các trò chơi để gây hứng thú cho trẻ hoặc
qua đó để trẻ khám phá “Hoc qua chơi, chơi mà học”.
Ảnh: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm.

Ví dụ: Trong chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài cho trẻ tìm hiểu trải nghiệm,
khám phá là: Nhà nông đua tài. Tôi sẽ hướng dẫn giáo viên chuẩn bị đồ dùng
trực quan cần thiết cho hoạt động đảm bảo tính thẩm mĩ, chuẩn bị sản phẩm
của nghề nông. Sau khi tổ chức các nội dung hoạt động tìm hiểu khám phá, sẽ

tổ chức cho trẻ được trải nghiệm với công việc của nhà nông như: trồng rau,
tưới rau, thu hoạch rau quả tại vườn trường hoặc sẽ cho trẻ được trải nghiệm
với những sản phẩm của nghề nông như; làm bánh bao; bánh khoai, gói bánh
chưng…
3.4. Trò chuyện, gợi mở trước, trong và sau hoạt động trải nghiệm, khám
phá khoa học.
Để trẻ có tâm thế chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học
tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Trước hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học, giáo viên hướng trẻ đến
đối tượng sẽ khám phá với mục đích gợi hỏi để trẻ nêu lên hiểu biết, cách giải
quyết nhiệm vụ và giúp trẻ định hướng lại nếu cần thiết.
Ví dụ: Giáo viên hỏi “các con đã nhìn thấy trời mưa giông bao giờ
chưa?”hay “Các con đã được đi thăm cánh đồng lúa quê mình chưa?”…với
những tình huống như vậy giáo viên có thể khuyến khích trẻ tìm hiểu qua
tranh, ảnh, sách báo... để buổi sau sẽ tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá
đạt hiệu quả cao hơn.
Trong khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học, giáo viên
khích lệ trẻ tham gia tích cực qua quan sát, phân loại, so sánh... từ đó phát hiện
những thuận lợi khó khăn của trẻ, giúp trẻ tìm cách tháo gỡ để hoàn thành nhiệm
vụ trải nghiệm, khám phá.
Đối với trẻ mẫu giáo trẻ rất thích chơi và khám phá về thế giới của các con
vật, do đó trẻ luôn tò mò để khám phá về các đặc điểm nổi bật và lợi ích của các
con vật quen thuộc, một vài mối liên hệ đơn giản giữa các con vật với môi trường
sống, cách chăm sóc bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận
biết, đo lường, phán đoán của trẻ giúp trẻ phát triển tư duy tốt.
9


Ví dụ: Cho trẻ quan sát con cá vàng cô hỏi trẻ:
+ Cá vàng sống ở đâu? Ở dưới nước cá thở bằng gì? Người ta nuôi

cá vàng để làm gì? Khi bắt cá ra ngoài môi trường không có nước thì điều gì sẽ
xảy ra với cá vàng?
Sau hoạt động khám phá khoa học, giáo viên tiến hành gợi hỏi trẻ để
củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về những điều mà mà trẻ tìm tòi, khám phá
và gợi mở, những điều trẻ còn thắc mắc chưa khám phá được. Qua đó giúp trẻ
biểu đạt suy nghĩ , biết rút ra kết luận. Khi mưa giông thì trời như thế nào? Khi
bỏ thìa inoc vào chậu nước thì điều gì sẽ xảy ra?...
Hệ thống câu hỏi gợi mở, kích thích có thể là: Hỏi về mục đích (để làm
gì?...); Hỏi để kích thích trẻ sử dụng các giác quan ( Con có nhận xét gì? Như
thế nào ? Bao nhiêu?); Hỏi để kích thích phát triển kí năng so sánh, phân loại
(Con thấy nó giống và khác nhau thế nào? Hỏi để kích thích kĩ năng phán
đoán, suy luận (Điều gì sẽ xảy ra nếu? Vì sao lại thế?...); Hỏi để khuyến khích
trẻ xây dựng ý tưởng mới ( Tại sao con nghĩ như vậy? Có thể giải thích điều
đó?) ; Hỏi để kích thích trẻ trải nghiệm (Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu lấy chiếc
cốc úp vào cây nến đang cháy?)...
Để việc trò chuyện đạt hiệu quả giáo viên cần tạo ra bầu không khí thoải
mái, gần gũi, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ. Xây dựng hệ thống câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu, đa dạng, nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Câu hỏi nên có thách
thức nhưng phải phù hợp, tạo điều kiện cho nhiều trẻ được trả lời. Với mỗi câu
hỏi nên có khoảng thời gian nhất định để trẻ suy nghĩ, thảo luận và đưa ra ý
kiến. Đáp án của trẻ không nhất thiết phải đúng mà thể hiện khả năng, suy nghĩ
của trẻ. Khuyến khích trẻ đưa ra những câu hỏi mà trẻ còn thắc mắc và giúp trẻ
giải đáp thăc mắc đó một cách phù hợp, có thế mới giúp hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học mang lại hiệu quả cao hơn.
Ảnh: Một buổi tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ 5-6 tuổi.

3.5. Hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học thông qua các chủ đề trong năm.
Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ
năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua

trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức
mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá
và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài
ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra
một sản phẩm nào đó.Trẻ nhỏ luôn sẵn sàng tìm hiểu về thế giới xung quanh
với vô vàn câu hỏi và thắc mắc khác nhau như: Tại sao cái này nổi, cái kia
chìm? Tại sao khi con đi con thấy ông trăng cũng đi theo con? Tại sao? Tại
sao? Khoa học thực sự bắt nguồn từ chính sự tò mò đó của trẻ, là sự hiểu biết
về thế giới xung quanh trẻ. Tại sao lại thế? Sao lại như vậy?
Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm, khám phá,
tìm hiểu từ những gì gần gũi nhất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong các
hoạt động, trẻ phải được sử dụng tất cả các giác quan và trực tiếp thực hiện.
10


Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, giáo viên cần giành thế chủ động đặt câu hỏi
ngược lại cho trẻ, với các tình huống cụ thể, hợp lý để trẻ tự tìm lời giải đáp .
Các câu hỏi và hoạt động cần tập trung vào việc kích thích tất cả các giác quan
của trẻ.
Các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học có thể được tổ chức một
cách dễ dàng để trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá về xã hội, về thế
giới xung quanh. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai
trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng
hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải
nghiệm với các tình huống đó. Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan
sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải
nghiệm. Tuy nhiên để thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học cho trẻ theo chủ đề, tôi đã hướng dẫn giáo viên thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung cho trẻ trải nghiệm, khám phá phải phù hợp

với chủ đề và khả năng của trẻ .
Lựa chọn nội dung cho trẻ trải nghiệm, khám phá cần phải có đồ dùng
trực quan cụ thể, hấp dẫn mang tính sáng tạo cao, dễ sử dụng và không đòi hỏi
những điều kiện đặc biệt. Chọn những nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ và
thường diễn ra trong cuộc sống xung quanh, không nên chọn nội dung đòi hỏi
thực hiện cầu kì, khó với trẻ.
Ví dụ: Đối với chủ đề: Những hiện tượng tự nhiên: Tôi sẽ hướng dẫn
giáo viên lựa chọn nội dung cho trẻ được trải nghiệm, khám phá khoa học đó
là: Trải nghiệm với cát và nước, quan sát tìm hiểu vật chìm, vật nổi.
ơ

Ảnh: Trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm trong chủ đề hiện tượng tự nhiên.

Hoặc đối với chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé. Hướng dẫn
giáo viên lựa chọn nội dung: Tìm hiểu các loại hoa trong khu vườn thiên nhiên
11


và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là tưới cây, chăm sóc, nhổ cỏ trong
khu vườn thiên nhiên.
Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám
phá khoa học:
Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.
Đối với hoạt động trải nghiệm: Môi trường hoạt động phong phú, đa
dạng, phù hợp với mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi
trường là cuộc sống thực của trẻ; Nhất thiết giáo viên phải có chương trình,
nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý
của trẻ.
Đối với hoạt động khám phá khoa học thì điều kiện để tiến hành thí

nghiệm bao gồm: Đồ dùng thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm, thời gian, vị trí
làm thí nghiệm. Đồ dùng cần gần gũi và đảm bảo an toàn, có thể là kính lúp,
cân, nam châm, cát, nước, cây xanh, tranh ảnh, mô hình các con vật , đồ vật
gần gũi, vật nuôi làm cảnh, các bộ sư tầm của trẻ, sách... Các vật liệu có tính
chất khác nhau như : Bông, vải, cỏ cây...Các loại thí nghiệm đong, đo, cân, sờ
tay xem trạng thái, quan sát sự biến đổi về thể tích, khối lượng, sự phát triển...
ơ

Ảnh: Hoạt động trải nghiệm chăm sóc hoa, cây xanh trong vườn thiên nhiên.

Bước 3: Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, khám phá:
Hướng dẫn giáo viên khuyến khích trẻ nhận biết mục đích, ý nghĩa, mục
tiêu đạt được của hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học, nhiệm vụ cần
thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Giáo viên để trẻ đưa ra hướng giải quyết.
Đối với những hoạt động khó, trẻ không thể thực hiện được thì cần có sự giúp
đỡ của giáo viên.
Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học,
giáo viên phải quan sát và khuyến khích trẻ đặt ra các câu hỏi rồi cùng thảo
luận, tìm ra câu trả lời theo ý hiểu của trẻ, giáo viên giải thích cho trẻ hiểu
nguyên nhân và cùng đi đến kết luận khái quát.
Ví dụ: Khám phá hiện tượng mưa, giáo viên cho trẻ quan sát trời sắp
mưa, đang mưa và sau khi mưa tạnh và hỏi trẻ : Các hiện tượng đó có gì khác
nhau? Khác nhau như thế nào? tại sao có sự khác nhau đó?...Sau đó giáo viên
cho trẻ xem tranh ảnh , băng hình về các kiểu mưa như: Mưa phùn, mưa rào,
mưa khi giông bão... để mở rộng biểu tượng, giúp trẻ hiểu rõ hơn về hiện tượng
mưa.
Giáo viên trò chuyện, gợi mở, kích thích trẻ đưa ra ý kiến trong quá trình
tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học.
Ví dụ: Minh họa một hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học của trẻ
4-5 tuổi: Chủ đề: Thế giới thực vật.

Đề tài: Khám phá các loại quả quen thuộc: Quả cam, quả nho, quả táo, quả
chuối; Lứa tuổi: 4- 5 tuổi;
*Mục tiêu

12


+ Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết các đặc điểm (hình dạng, màu sắc, mùi, vị,
cấu tạo...) và tác dụng của một số loại quả; Mở rộng hiểu biết về các loại quả.
+ Kĩ năng: Trẻ biết phối hợp các giác quan: quan sát, tri giác, để khám phá đặc
điểm các loại quả; Biết tư duy: nhận biết, phân biệt, so sánh các loại quả theo
các tiêu chí khác nhau (về màu sắc, hình dạng, bề mặt, trọng lượng...) bằng
cảm nhận của các giác quan; Rèn kĩ năng thao tác và điều chỉnh các thao tác
tay trong hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá các loại quả.
Phát triển ngôn ngữ: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm các
loại quả; diễn đạt và thể hiện cảm xúc.
+ Thái độ Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, yêu quý và trân trọng môi
trường, chăm sóc và bảo vệ tự nhiên (tưới cây, nhổ cỏ...).
* Chuẩn bị môi trường trải nghiệm:
- Địa điểm: lớp học có không gian thoáng mát, có các giỏ cây trang trí.
- Đồ dùng, dụng cụ dạy và học: Một tranh tĩnh vật hoa quả; Bộ giáo cụ về quả:
giỏ gồm các quả cam, táo, chuối, nho; Bộ hộp dao, dĩa gọt hoa quả (2 - 3 bộ)
(việc sử dụng bộ dụng cụ này có sự hỗ trợ của GV).
+ Bộ tranh tô màu các loại quả (20- 25 tranh); Màu nước vẽ các loại
* Tổ chức các hoạt động trải nghiệm:
+ Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu hoạt động:
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài "Quả" và đi thành hàng quanh một đường
tròn.
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh đường tròn và trò truyện và hướng trẻ vào nội
dung hoạt động.

- Cho trẻ đi theo hàng và chia nhóm 3 trẻ ngồi lần lượt theo các bàn.
+ Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm:
Trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan:
- Cho trẻ lấy bộ giáo cụ về quả mà cô đã chuẩn bị về nhóm để khám phá.
- Cô nêu yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì?
- Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích.
Giáo viên linh hoạt hướng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết
đặc điểm các loại quả bằng các yêu cầu:
+ Đây là những quả gì? Vì sao con biết? Con nhìn xem nó có đặc điểm gì?
+ Con hãy nhắm mắt và sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm thấy gì?
+ Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì? Con có nhận ra đây là quả gì không?
+ Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào?
- Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lượt hỗ trợ các nhóm sử
dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình; trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo
bên trong và mùi vị của các loại quả.
Câu hỏi hướng dẫn:
+ Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì?
+ Con hãy chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì?
+ Các con hãy cất quả của mình về giỏ và nhớ lại xem mình đã tìm hiểu những
quả gì, chúng có đặc điểm gì?
* Trò chuyện, thảo luận về các loại quả:
13


- Giáo viên mời đại diện trẻ (3- 4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ
vừa khám phá.
+ Con vừa tìm hiểu về quả gì? Nó có đặc điểm gì?
+ Chúng mình đã biết thêm rất nhiều các loại quả. Vậy bạn nào hãy giúp cô
phân biệt cam và táo? (chuối và nho)
+ Con còn biết những loại quả nào khác? Hãy kể cho cô và các bạn.

+ Vì sao mẹ hay mua quả về cho chúng mình ăn nhỉ? Ăn quả có tác dụng gì?
+ Giáo viên (giáo dục trẻ): Ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, chúng
mình hãy ăn nhiều quả nhé.
+ Hoạt động kết hợp:
- Cho trẻ vẽ tô màu loại quả mà trẻ thích, mỗi trẻ tô một tranh.
- Cho trẻ vận động theo nhạc đứng thành hàng quanh vòng tròn khởi động; cô
cùng trò chuyện với trẻ:
+ Chúng mình đã cùng học rất vui phải không nào!
+ Con đã vẽ tranh về quả gì? Hãy giới thiệu với cô và các bạn.
+ Giáo viên: Chúng mình vẽ những bức tranh rất đẹp đấy. Hãy cùng gắn những
bức tranh này trên tường lớp nhé.
+ Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ vận động tự do theo nhạc và kết thúc bài học.
Ảnh: Trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ bằng hình
thức theo nhóm.

* Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi thì chủ đề: “Quê
hương – Bác Hồ - Trường tiểu học” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ,
là bước chuẩn bị hành trang cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Được tìm hiểu,
khám phá trải nghiệm môi trường mới giúp trẻ vô cùng phấn khởi và hứng thú.
Trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao.
Trong năm học nhà trường đã phối hợp với Trường Tiểu học thị trấn bến Sung
để tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi thăm quan trường tiểu học. Khác với các
hoạt động của trường Mầm non, môi trường Tiểu học bao gồm nhiều hoạt động
mới lạ đối với các bé mà hoạt động chính là hoạt động học tập. Các bé 5 tuổi
được trực tiếp quan sát một buổi chào cờ của trường tiểu học, được đi vào các
lớp học của các anh chị quan sát hoạt động học tập, quan sát cách bố trí trong
lớp và giao lưu một số tiết mục văn nghệ. Các bé còn được thầy Hiệu trưởng,
các thầy cô giáo trường tiểu học đón tiếp, trò chuyện và được tặng quà.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Thăm quan trường tiểu học.


Như vậy, đối với trẻ mẫu giáo, mỗi chủ đề là một trải nghiệm, khám phá
thú vị riêng mà ở đó trẻ học được rất nhiều điều từ thực tiễn cuộc sống của thế
giới xung quanh. Song trải nghiệm, khám phá không chỉ thực hiện trong các
hoạt động học tập, tham quan…. mà hoạt động vui chơi cũng giúp cho trẻ học
hỏi được nhiều điều từ thực tiễn.

14


Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Trò chơi là
hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "Học mà chơi, chơi mà học”. Trò
chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo như: làm quen, gây hứng thú vào nội dung học tập, cung cấp
và tiếp nhận tri thức; rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được
tiếp nhận… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho
học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri
thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho
các em tác phong nhanh nhẹn. Đối với mỗi chủ đề tôi hướng dẫn giáo viên lựa
chọn các trò chơi khác nhau để cung cấp thêm cho trẻ vốn kiến thức, kinh
nghiệm trong cuộc sống.
Ví dụ: Đối với chủ đề: Nghề nghiệp, tôi sẽ hướng dẫn giáo viên lựa
chọn các trò chơi cho trẻ trải nghiệm như: Rồng rắn lên mây; Dệt vải…; còn
nếu là chủ đề: Thế giới động vật sẽ lựa chọn các trò chơi: Bịt mắt bắt dê; Mèo
đuổi chuột; Thả đỉa ba ba…
Ảnh: Hoạt động trải nghiệm của trẻ qua trò chơi dân gian.

3.6. Hướng dẫn giáo viên sử dụng tình huống, kích thích trẻ tham gia tích

cực vào hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học.
Để giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng tình huống lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn các tình huống có vấn đề.
Phát hiện và tận dụng những tình huống nảy sinh trong quá trình trẻ
tham gia hoạt động và sử dụng các tình huống đó để gợi mở, khuyến khích trẻ
tích cực tìm tòi , suy nghĩ tìm cách giải quyết .
Ví dụ: Trong hoạt động trải nghiệm thăm quan quang cảnh làng quê,
cuối buổi hoạt động giáo viên tổ chức cho trẻ dọn vệ sinh môi trường xung
quanh, cô giáo có thể sử dụng câu hỏi: Vì sao môi trường lại ô nhiễm? “Nếu
chúng ta không chung tay bảo vệ môi trường thì điều gì sẽ xảy ra?”.
Giáo viên chủ động tạo ra tình huống một cách tự nhiên và đòi hỏi trẻ
phải huy động tất cả các giác quan, các quá trình nhận thức để giải quyết. Tuỳ
thuộc vào nội dung hoạt động, khả năng nhận thức của trẻ mà tình huống đưa
ra các dạng khác nhau.
Bước 2: Thoả thuận cách giải quyết tình huống.
Giáo viên để cho trẻ thảo luận, đưa ra vấn đề hoặc tự phát hiện và nêu
vấn đề rồi đề xuất cách giải quyết. Có thể tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà
hình thức thảo luận có thể khác nhau theo nhóm, theo cá nhân hoặc cả lớp sau
đó giáo viên và trẻ cùng quyết định phương án để giải quyết tình huống.
Bước 3:Tổ chức cho trẻ giải quyết tình huống theo các cách khác nhau.
Trong quá trình trẻ hoạt động, giáo viên cần khuyến khích tạo cơ hội cho
mọi trẻ được tham gia giải quyết tình huống, luôn chú ý quan sát phát hiện và
15


có những trợ giúp phù hợp khi trẻ gặp khó khăn nhưng vẫn đảm bảo trẻ là chủ
thể giải quyết tình huống.
Dựa trên khả năng của trẻ, giáo viên tăng dần độ khó của tình huống và
khuyến khích trẻ tham gia giải quyết ở mức độ cao hơn. Tuỳ thuộc vào kết quả

giải quyết tình huống, giáo viên hoặc trẻ là người đánh giá kết quả hoạt động
trải nghiệm, khám phá khoa học của trẻ.
Bước 4: Giáo viên khái quát kết quả giải quyết tình huống.
Sau khi tình huống được giải quyết, giáo viên khái quát lại quá trình đó
một cách ngắn gọn, động viên khen trẻ để trẻ có hứng thú vào những hoạt động
tiếp theo và mở ra cho trẻ những hướng giải quyết mới nếu có.
Ảnh: Một buổi tham quan, trải nghiệm về quang cảnh làng quê.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
giáo viên và nhà trường.
Bằng những biện pháp hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thị trấn Bến
Sung năm học 2018-2019 đã thu được kết quả khả quan qua các mặt sau:
4.1. Đối với trẻ:
Hầu hết trẻ đều vô cùng hứng thú tham gia vào các hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học, trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ của mình,
tính tò mò thích khám phá của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ rệt, trẻ say mê,
chăm chú vào các hoạt động, các đối tượng được trải nghiệm, khám phá, cũng
từ đó mà các mặt như ngôn ngữ, tư duy, tình cảm xã hội, các kĩ năng sống…
của trẻ được phát triển một cách toàn diện. Trẻ thể hiện rõ rệt sự gần gũi, thân
thiện với cô giáo, với các bạn, với mọi người và với môi trường xung quanh.
Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp.
Tổng
số HS
TT được
khảo
sát

1


426

2

426

Mức độ đạt được
Đạt
Tiêu chí khảo sát

Trẻ tích cực, hứng
thú tham gia vào
hoạt
động
trải
nghiệm, khám phá
khoa học cùng cô
giáo.
Trẻ biết phối hợp với
nhau để tham gia
vào hoạt động trải
nghiệm, khám phá
khoa học.

Tốt

Tỉ lệ
(%)

Khá


Tỉ lệ
(%)

TB

Tỉ lệ
(%)

193

45.3

195

45.7

38

9

191

44.8

196

46

39


9.2


Tỉ
TS lệ
(%)

0

0

16


3

426

Trẻ tự tin nói lên
những cảm nhận,
hiểu biết của mình
khi tham gia các
hoạt
động
trải
nghiệm, khám phá
khoa học.

186


43.7

197

46.3 43

10

0

4.2. Đối với giáo viên:
Hăng say hơn trong việc tạo ra môi trường, phương tiện phục vụ cho
hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học vì thế mà thiết bị, đồ dùng, môi
trường dạy học cũng như học tập ngày càng phong phú hơn, đa dạng và hấp
dẫn hơn.
Sáng tạo hơn trong việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
khám phá khoa học cho trẻ . Cũng vì thế mà kiến thức về văn hoá, lịch sử, về
tự nhiên, xã hội … cũng như kĩ năng sư phạm của giáo viên được trau dồi, bổ
sung thêm;
Quan hệ giữa cô giáo và trẻ, giữa cô giáo và phụ huynh học sinh được
gắn bó, gần gũi và thân thiện hơn.
Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng các biện pháp.

STT

Tổng
số
GV
được

khảo
sát

1

35

2

35

3

35

Kết quả khảo sát
Tiêu chí khảo sát

Lập kế hoạch tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, khám phá
khoa học cho trẻ phù hợp với
chủ đề.
Tạo ra môi trường hoạt động
có tính mở kích thích trẻ tìm
tòi trong trải nghiệm, khám
phá.
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
trải nghiệm, phám phá phù hợp
với từng độ tuổi của trẻ.


Tốt

Tỉ
lệ
(%)

15

43

18

51

14

40

Khá

Tỉ
lệ
(%)

TB

Tỉ
lệ
(%)


Yếu

18

51

2

6

0

2

6

0

15

18

43

51

3

9


0

Với kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp hướng dẫn giáo viên
trong tổ chuyên môn mẫu giáo mà mình phụ trách tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ theo đúng tinh thần của chương trình giáo
dục mầm non, tôi thấy giáo viên đã tổ chức được nhiều các hoạt động trải nghiệm,
khám phá cho trẻ đạt hiệu quả cao. Các cô giáo tích cực hơn, hăng say hơn, bổ
sung được nhiều kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức về lịch
sử văn hóa….kĩ năng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa
học cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
17


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Với những biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo
trong trường mầm non thị trấn Bến Sung, tuỳ vào đối tượng học sinh để giáo
viên hướng dẫn trẻ thực hiện.
Giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học;
Chủ động hơn trong cách bố trí, sắp xếp, thay đổi, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho
trẻ vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học đạt hiệu quả cao nhất.
Với học sinh trẻ hào hứng, tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia
vào các hoạt động, phát huy được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ giúp trẻ phát
triển một cách toàn diên làm tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này của
trẻ.
Tôi mong rằng những biện pháp này được áp dụng rộng rãi để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non huyện nhà nói chung và hoạt động trải
nghiệm,khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nói riêng, góp phần đáng kể vào
sự phát triển của giáo dục mầm non huyện nhà.
2. Kiến nghị:

Để có thể tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho
trẻ mầm non, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Đổi mới hình thức, phương tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến
thức cho cán bộ, giáo viên của ngành học.
Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương để có thể có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm cho
trẻ.
Các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội cần quan tâm hơn nữa đến
ngành học mầm non, đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như mua sắm bổ sung
trang thiết bị hiện đại cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt đúng tầm với trường trọng điểm
chất lượng cao của huyện và xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia mức
độ II theo lộ trình vào năm 2020.
Như Thanh, ngày 08 tháng 4 năm 2019
Cam kết không coppy, sao chép:
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi tích
HIỆU TRƯỞNG:
lũy được trong quá trình quản lí, chỉ đạo công tác
chuyên môn, không sao chép hoặc coppy của
người khác.
Người viết sáng kiến

Hoàng Thị Chung

Lê Thị Thảo
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những lời căn dặn của Bác Hồ đối với nhà giáo – Báo Ấp Bắc. Số ra ngày
21/11/2014.
2. Ngô Hiểu Huy (2013), Phương pháp giáo dục Montessori- Phương pháp
giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0- 6 tuổi (Thành Trung dịch), NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
3. La Thị Bích Ngọc (2017), Dạy học theo phương pháp trải nghiệm là phương
pháp tối ưu. Báo điện tử.
4. Trần Thị Ngọc Trâm - Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non theo chủ đề NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014.
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non- NXB
Giáo dục Việt Nam.

19



×