Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số biện pháp duy trì sĩ số và nâng cao tỉ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trường mầm non đông quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.92 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO
TỶ LỆ CHUYÊN CẦN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON ĐÔNG QUANG, HUYỆN ĐÔNG SƠN,
TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc
Chức vụ: Giáoviên
Đơn vị công tác: Trường MN Đông Quang
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2019
1


MỤC LỤC
STT
I.
1.1
1.2
1.3
1.4
II.
2.1
2.2
2.3


2.4
III.
3.1
3.2
IV

Mục lục

ST
Mở đầu
4
Lý do chọn đề tài
4
Mục đích nghiên cứu
4
Đối tượng nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu
4
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
Cơ sở lý luận
5
Thực trạng
5-6
Các biện pháp và tổ chức thực hiện
6
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện để trẻ yêu 7-8
thích đến lớp nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm 8-11

thu hút trẻ đến lớp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 11-12
nhằm thu hút trẻ đến lớp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh …..
12-13
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13-14
Kết luận và kiến nghị
14
Kiến nghị
14
Đề xuất
14-15
Hình ảnh minh họa cho các biện pháp

2


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC NĂM
STT

Tên sáng kiến

1

Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động vận
động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi ở trường Mầm non Đông Quang

Xếp

loại
C

Cấp

Năm

Huyện 2017-2018

3


I.MỞ ĐẦU:
1.Lí do chọn đề tài:
Đối với trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung hệ thần
kinh của trẻ còn non yếu, trong quãng thời gian này hình thành những nét cơ bản về
cá tính và những thói quen nhất định. Từ đó nhân cách của trẻ được hình thành, các
cháu như cây non mới được gieo trồng, nếu không được chăm sóc- giáo dục tốt thì
sẽ không thể phát triển tốt mà còn làm cho nó phát triển lệch lạc theo hướng không
mong muốn . Như vậy, để công tác chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì trước
hết phải chú ý đến việc duy trì số lượng trẻ đến lớp và tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần,
vì trẻ có đến lớp đầy đủ, thường xuyên thì mới tiếp thu bài tốt, có hệ thống kiến
thức liền mạch mà còn giúp trẻ có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt
hằng ngày, rèn được tính tự giác, tính có kỷ luật ở trẻ. Đồng thời trẻ còn mạnh dạn,
tự tin trong giao tiếp với cô giáo, với bạn và mọi người xung quanh trẻ. Đặc biệt
hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ dễ quên, hay bắt chước cho
nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi phải từ từ, thường xuyên và liên tục. Từ đó việc duy
trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi là rất quan trọng nhằm
xây dựng nề nếp thói quen đi học cho trẻ ở những năm tiếp theo.
Thực tế ở trường tôi có một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng

của việc cho trẻ đi học đúng độ tuổi, đi học đầy đủ và thường xuyên là rất cần thiết,
nếu trẻ nghĩ học nhiều khi đến lớp hay khóc, không chịu ngồi học, không tham gia
chơi hay giao lưu cùng các bạn và trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Vậy làm thế nào
để phụ huynh hiểu và cho trẻ đi học chuyên cần để duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ ra
lớp, tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, để mỗi trẻ có
thể trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy việc duy trì sỉ số và nâng
cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần đang là vấn đề cần thiết và có vai trò to lớn trong
giáo dục trẻ không chỉ là ở bậc học mầm non mà còn cả ở các cấp học khác. Nhận
thức được vấn đề này năm học 2018-2019 tôi trăn trở tìm tòi và suy nghĩ để tìm ra
phương pháp tốt nhất cho việc duy trì sỉ số của lớp mình để phát huy hết khả năng
của trẻ và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và ham thích đi học. Vì vậy tôi mạnh dạn
chọn đề tài “ Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên
cần ở lớp 3-4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang” để viết sáng kiến kinh
nghiệm.
2.Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm duy trì sỉ số và
nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi và qua đó hình thành
những kỹ năng cơ bản về nhân cách, nề nếp học tập cho trẻ.
3.Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi
học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang”
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã sữ dụng một số phương
pháp sau:
4


-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
-Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1.Cơ sở lý luận:

Ngay từ thủa thơ ấu trẻ em phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại
và toàn diện mọi mặt. Thì việc duy trì sỉ số và tỷ lệ chuyên cân cao rất là quan
trọng. Với trách nhiệm của một giáo viên, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào
cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo
duy trì về số lượng và tỉ lệ chuyên cần. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp, đối tượng
các cháu thì đa dạng, mỗi trẻ có một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu
cô giáo không khéo thì khó duy trì số lượng và tỉ lệ chuyên cần của lớp mình như
mong muốn. Với vùng nông thôn như xã Đông Quang, việc duy trì sỉ số lớp gặp
nhiều khó khăn vì vẫn còn một số bậc phụ huynh chưa chú trọng đến giáo dục
mầm non, họ nghĩ con em họ lứa tuổi này chỉ đến trường đến lớp là ăn với chơi, hát
vài bài hát, đọc vài bài thơ thôi, bận lúc ngày mùa thì họ gửi lúc rãnh rỗi họ lại để ở
nhà để trông con trông cháu như vậy đỡ tốn tiền, có người thì nuông chiều trẻ cứ
thích thì cho nghĩ, trời hơi mưa cũng cho cho con, cháu nghĩ học, nhà có đình đám
thì cho con nghỉ đến mấy ngày luôn... dẫn đến tỉ lệ đi học chuyên cần không cao.
Song nếu thực hiện tốt việc duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ đi học chuyên cần của.
khi trẻ đi học chuyên cần trẻ có nề nếp thì không khóc đòi mẹ hay đòi về, mà trẻ đã
biết đến trường được học, được chơi rất vui và chiều lại được bố mẹ đón về, từ đó
giúp trẻ có ý thức đi học và hình thành thói quen thực hiện nhiệm vụ đi học và
thích đi học. Trẻ đi học chuyên cần đã giúp có nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt,
tính tự tin trong giao tiếp, nó sẽ là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào các lớp học
tiếp theo.
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo
3-4 tuổi A, có tổng số học sinh 35 trẻ với 2 cô phụ trách, trong quá trình thực hiện
đề tài này tôi gặp một số thuận lợi cũng như khó khăn sau:
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Trường chúng tôi luôn chú trọng tới việc giáo dục trẻ phát triển một cách
toàn diện. Trường tôi đạt trường chuẩn quốc gia từ năm 2016-2017 cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa đươc phong phú. Vì vậy bản thân tôi suy nghĩ
và trăn trở làm thế nào đấy để đem đến cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất để
trẻ luôn yêu thích đi học và tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần được nâng cao

* Thuận lợi:
Trường tôi là trường chuẩn quốc gia giai đoạn I, trường có phòng học kiên
cố rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, phòng học đã có ti vi,
tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, có giá để trưng bày đồ dùng đồ chơi.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi
được đi học các lớp chuyên đề hàng năm
5


Bản thân yêu nghề mến trẻ, trình độ chuyên môn trên chuẩn, tôi đã và đang
học chương trình bồi dưỡng thường xuyên, có nhiều bài học để tôi áp dụng vào
việc chăm sóc- giáo dục trẻ một cách tốt hơn.
Trẻ lớp tôi phụ trách rất ham học hỏi, các con chăm ngoan, nhanh nhẹn.
Đồng thời lớp có 2 cô giáo nên việc chăm sóc - giáo dục trẻ cũng tốt hơn.
*Khó khăn:
Bản thân tôi không phải là người địa phương nên tôi cũng không nắm được
tình hình của gia đình trẻ như trẻ ở thôn nào, công việc của bố mẹ làm gì, hoàn
cảnh gia đinh ra sao...
Phụ huynh lớp tôi đa số là nông thôn chiếm, nên công việc không ổn định,
thu nhập còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh chưa đồng đều, lúc bận thì gửi
con, không bận thì cho con nghỉ học vì công việc không có người đưa đón con nên
cho con ở nhà cho ông bà trông và việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên còn
gặp khó khăn.
Một số phụ huynh gia đình khó khăn, không có tiền để đóng tiền ăn cho con
nên cho trẻ nghĩ học ở nhà, một số phụ huynh ở xa cứ trời mưa, rét hay có công
việc gì bận là cho con nghĩ học.
Trẻ lớp tôi đa số chưa học qua lớp nhà trẻ, còn nhút nhát và không mạnh dạn.
Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có hành vi phù hợp với tuổi và
không thích đi học.
Đầu năm nhà trường giao chỉ tiêu cho tôi huy động trong năm học này là 35

trẻ MG 3-4 tuổi, nhưng tôi thấy trẻ đi học không chuyên cần và có chiều hướng
giảm, số học sinh đi học ngày càng ít hơn và tôi tiến hành khảo sát trẻ trong mấy
tháng đầu năm .
Lập bảng khảo sát trẻ.
T
T
1
2

Nội dung khảo sát

TS

Đạt

Tỷ lệ%

Chưa
Tỷ lệ%
đạt
20
57,2
10
29

Trẻ thích đi học
15
42,8
35 25
Sức khỏe của trẻ

71
Nhận thưc của phụ huynh về
3
15
42,8
20
57,2
việc cho trẻ đi học chuyên cần
Điều thuận lợi trong việc đưa
4
20
57,2
15
42,8
đón trẻ
Số trẻ đi học chuyên cần trong
5
23
65,7
12
34,3
3 tháng đầu
Từ kết quả khảo sát trên, tôi thấy tỉ lệ trẻ đi học chưa cao như mức mong
đợi, suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để duy trì sỉ số lớp và nâng tỉ lệ trẻ đi học
chuyên cần trong lớp lên. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn thực hiện một số
biện pháp sau
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện:
6



Biện pháp1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện để trẻ yêu thích đến lớp
nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần.
Xây dựng môi trường lớp học thân thiện cho trẻ là một việc làm quan trọng.
là giáo viên chủ nhiệm tôi cần phải xây dựng cho trẻ cả về môi trường tinh thần và
môi trường vật chất. Và đặc biệt là làm sao tạo cho trẻ được môi trường thân thiện
có nhiều tình yêu thương trong đó để trẻ cảm nhận được. Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui, tôi đã đặt địa vị của mình vào trẻ có lúc tôi đã làm “trẻ” tôi hòa đồng
vào với trẻ, tôi không tạo áp lực cho trẻ làm như vậy trẻ có cảm giác yên tâm vui vẻ
thích đi học, đòi bố mẹ đi học. Việc làm đó đơn giản là qua lời nói, cử chỉ, hành
động thân thiện của cô giáo, nhưng đối với trẻ đó lại là một động lực giúp tạo nên
tình yêu thương trong trẻ.
Ví dụ 1: Khi giờ ngủ dạy cô hướng dẫn trẻ gấp chăn gối, hai bạn Hoàng
Anh, Minh Anh, Như Quỳnh…. nói rằng là con không biết gấp cô ạ, cô giáo không
nên nóng vội quát mắng trẻ mà ân cân nói nhỏ với trẻ rằng: Con từ từ nhìn cô gấp
nhé con sẽ biết gấp thôi mà, con phải giúp cô làm một số công việc cùng với cô
đúng không nào, câu nói đó của cô là một sự động viên, khích lệ đối với trẻ để trẻ
tự tin vào bản thân mình là mình có thể làm được việc này mà giúp đỡ được cô.
Sau khi trẻ làm tốt công việc, cô giáo không thể thiếu câu khen ngợi trẻ để trẻ cảm
thấy mình đã làm được và trẻ sẽ tự tin hơn trong các lần sau, làm như vậy khi về
với gia đình trẻ cũng có tình yêu thương những người trong gia đình mình và có ý
thức giúp đỡ mọi người.
Ví dụ 2: Để có sự hứng thú và sự tự tin trong lớp học tôi đã cho trẻ vẽ, xé,
dán nhiều bức tranh về gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em của trẻ. Những sản
phẩm ấy tôi cho trẻ dán và trang trí vào các góc trong lớp tạo môi trường để trẻ
thường xuyên được theo dõi và nhìn thấy để trẻ cảm nhận và xem đây như nhà
mình.
Môi trường giao tiếp trong lớp ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều. Trẻ không chỉ
học giao tiếp từ cô mà trẻ còn học giao tiếp từ các bạn của trẻ. Vì vậy tôi luôn tạo
điều kiện cho trẻ được giao tiếp giữa các trẻ với nhau thông qua các hoạt động học
cũng như hoạt động vui chơi. Trẻ càng được giao tiếp với nhau nhiều thì trẻ càng

được mở rộng vốn kiến thức và trẻ ngày một tự tin hơn trong giao tiếp và trẻ gần
gũi với cô và các bạn nhiều hơn, biết yêu thương mọi người nhiều hơn, biết yêu
thương nhau thì trẻ rất thích đến lớp để được gặp các bạn, thích được đi học.
Ví dụ 3: Giờ hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi rất thích tham gia và tham gia
rất sôi nổi vì trẻ được chơi theo ý thích, có những nhóm trẻ thường rủ nhau chơi
xích đu, mói chuyện với nhau rất vui vẻ, có nhiều trẻ thì lại thích vẽ tôi cho trẻ vẽ
các hình theo ý tưởng của trẻ xuống nền sân trường. Từ đó trẻ gần như nghĩ rằng đi
học được chơi với các bạn rất vui.
Ví dụ 4: Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ “Ai đưa con đi học?, (ông,
bà, bố, mẹ…) đưa con đi học rồi lại đi làm để có tiền nộp tiền học cho con đấy, rất
là vất vả. Các con phải biết thương(Ông, bà, bố, mẹ) mình nhé.
7


Kể từ khi đón trẻ từ tay bố mẹ thì cô phải yêu thương trẻ, tạo cảm giác an
toàn, sự tin tưởng của trẻ vì nhiều trẻ bây giờ mới rời xa bố mẹ lần đầu nên còn rất
bỡ ngỡ, sợ sệt nên khi nhận trẻ từ tay bố mẹ, tôi luôn ân cần bế trẻ nhắc trẻ chào cô,
chào bố mẹ và dành ánh mắt trìu mếm, yêu thương để trẻ thấy được sự yêu mếm
của cô với trẻ. Có nhiều trẻ khóc mếu tôi vừa bế trẻ trên tay vừa dổ dành hỏi thăm
trẻ những câu chuyện gần gủi với trẻ để trẻ trả lời và không khóc nữa. Từ sự ân cần
của tôi cũng đã tạo sự ấm áp, gần gũi đã giúp trẻ có niềm tin an tâm ở cùng cô, trẻ
sẽ thích đi học hơn.
Ví dụ 5: Với Cháu Khánh Ngọc, Hồng Minh đến lớp là khóc, tôi bế trẻ từ
tay mẹ và vỗ về, Nói chuyện cùng trẻ: Ai đưa con đi học? Ai mua quần áo đẹp cho
con? Ai yêu con nhất nhà ? Vậy con phải ngoan cho mẹ đi làm đừng làm mẹ buồn
con nhé. Từ những câu hỏi đó trẻ đang khóc cũng nín và trả lời tôi, mấy ngày đầu
ngồi bên cô ít phút rồi tôi đưa trẻvề chổ ngồi, dần dần cháu đến lớp không khóc mà
tự giác chào cô thật là to, tôi cảm thấy rất vui.
Từ những việc làm gần gũi, yêu thương trẻ và tạo được niềm tin cho các con,
giờ đây các con đến lớp đã ngoan hơn và đi học cũng đều hơn rất nhiều so với mấy

tháng đầu năm và tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần cũng tang lên đáng kể
Ngoài xây dựng môi trường về tinh thần tôi còn tạo cho trẻ môi trường về vật
chất đó là. Tôi trang trí nhiều hình ảnh đẹp mắt sinh động, nhưng rất thân quen với
trẻ. Trước đây bản thân tôi và các cô giáo trong trường cũng đã từng làm việc này
xong vẫn chưa thu hút được trẻ. Giờ đây bên cạnh việc lựa chọn những hình ảnh
sắc nét, theo chủ đề hay câu chuyện, tôi còn trang trí chúng theo từng mảng lớn,
làm từ các nguyên vật liệu tự nhiên, trên hình ảnh tôi còn tạo ra những góc mở cho
trẻ vừa có thể xem tranh vừa có thể chơi …làm cho trẻ thích thú say mê như:
Ví dụ 6: Ở góc phân vai: Tôi dùng từ các hột hạt, nguyên vật liệu phế thải
tạo thành các con vật đang nấu ăn, bán hàng… dưới kệ rất nhiều đồ chơi làm từ vật
liệu phế thải phù hợp với trò chơi nấu ăn, bán hàng như đồ chơi hoa, quả, nồi bếp,
búp bê, bộ đồ bác sĩ….khi trẻ đến góc này trẻ được ngắm nhìn tranh đẹp đồng thời
được chơi với nhiều đồ chơi đẹp, sáng tạo từ bàn tay khéo léo của các cô.…để cho
trẻ chơi và thu hút trẻ đến trường.…
Với góc xây dựng : Tôi trang trí hình ảnh 2 bạn nhỏ đang xây nhà, bạn thì
xách hồ, xây tường rào…, trên hình ảnh ngôi nhà có các ô cho trẻ dắt lô tô gạch,
đồ dùng xây dựng… ở dưới tôi sắp xếp gạch, hàng rào, cây xanh, hoa cỏ, có ô tô,
máy bay, tàu hỏa, các đồ chơi đẹp mắt để kích thích các bé trai vì trẻ thích chơi với
đồ chơi đẹp, mà đồ chơi lại di chuyển được trẻ lại càng thích hơn.
(Xem phụ lục 1: Hình ảnh1,2. Cô trò chuyện cùng trẻ, trẻ trong giờ hoạt động góc)
Không dừng lại ở đây, tôi đã tìm đến biện pháp tiếp theo để duy trì sỉ số và
nâng cao chất lượng cho trẻ đi học.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm thu hút trẻ đến lớp
để nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
Như chúng ta đã biết hiện nay mỗi gia đình đều có 1 đến 2 con, các bậc phụ
huynh rất quan tâm đến con cái, họ nghĩ con còn nhỏ không biết đến trường con có
8


được học gì không, học như thế nào…hàng nghìn suy nghĩ của phụ huynh như vậy

khiến tỉ lệ trẻ 3 tuổi đi học không được cao. Nhận thức được điều đó bản thân tôi
không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nó có ý nghĩa rất lớn góp
phần thu hút trẻ đến trường, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì phụ huynh yên
tâm đưa con đến trường lớp mà không băn khoăn suy nghĩ gì, không thì để con ở
nhà tự dạy chữ. Chính vì vậy, từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ của năm học tôi đã
không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cự
tham gia các hoạt động của nhà trường, phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ tạo uy tín cho phụ huynh yên tâm gủi con tới lớp.
Để trẻ vui vẻ sảng khoái cả ngày là một việc làm vô cùng quan trọng, nên
hàng ngày tôi cho trẻ tập thể dục sáng, cùng họp với tổ trưởng chuyên môn và ban
giám hiệu nhà trường lên kế hoạch thể dục sáng có kết hợp với dụng cụ. Tôi cho trẻ
tập thể dục sáng với nơ, vòng hoặc gậy, Thứ 4, 6 tập theo nhạc bài hát của chủ đề.
Sau khi trẻ được tập theo lịch, tôi thấy trẻ rất thích thú kể cả trẻ mới đi học cũng rất
vui vẻ hoạt động
Ở hoạt động học. Bên cạnh việc dùng những thủ thuật, tranh ảnh, mô hình,
tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học để gây hứng thú, chú ý cho trẻ
vì tư duy của trẻ là tư duy hình tượng.
Ví dụ 1: Những giờ học như khám phá khoa học, làm quen với toán tuy khó
và khô khan trẻ không thích học, hiểu được điều đó tôi đã làm powerpoint có
những hình ảnh động hay bằng những đồ thật như: Khám phá về các loài quả, loài
hoa thì tôi sử dụng dụng hoa thật, quả thật để trẻ quan sát, cũng giúp trẻ hứng thú
hơn rất nhiều.
Ví dụ 2: Với hoạt động kể chuyện ngày trước tôi chỉ kể theo tranh hoặc mô
hình nhưng giờ đây tôi cho trẻ nghe kể trên máy vi tính trẻ được nhìn thấy các hoạt
động động của nhân vật kết hợp với lời kể của cô trẻ hình dung dể hơn, trẻ rất
hứng thú, vui vẻ tham gia hoạt động và trẻ thuộc truyện nhanh hơn. Tương tự các
hoạt động học khác tôi cũng áp dụng chút công nghệ thông tin phù hợp trẻ rất thích
thú tham gia giờ học mà tiếp thu bài rất dễ dàng. Đồng thời tôi chú ý đến những
cháu mới đến, những cháu cá biệt và thường xuyên gọi cháu lên trả lời để trẻ thấy
mình được quan tâm và thích đi học.

Ví dụ 3: Thông qua câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”
Sau khi trẻ được nghe tôi kể chuyện trẻ hiểu được nội dung câu chuyện tôi
tiến hành đàm thoại và nhấn mạnh vào việc giáo dục tình yêu thương cho trẻ như
Mẹ cô bé bị ốm, cô be lo lắng đi tìm thầy thuốc cho mẹ, gặp ông tiên về nhà kháp
bệnh cho mẹ nhưng muốn cô bé phải vào rừng hái một bông hoa màu trắng cho dù
trời rất lạnh mà cô bé chỉ mặc chiếc áo mỏng trên người, vì thương mẹ cô be không
quản khó khăn…. Cô bé có thương mẹ mình không? Cô bé đã làm gì cho mẹ khỏi
bệnh?. Trẻ trả lời, tôi cho cháu khác nhắc lại câu đó trẻ liên hệ, hỏi bản thân trẻ ở
nhà ai yêu con nhất vì sao? con yêu ai nhất, vì sao?. Muốn được yêu thương nhất
con phải làm gì? Ở lớp cũng vậy cháu muốn được mọi người yêu thương cháu cháu
phải làm gì cứ như thế thông qua các câu chuyện bài thơ tôi đã giúp yêu thích được
9


đến lớp được nghe cô kể chuyện và trẻ còn biết yêu thương người thân của mình
nữa.
Ví dụ 4 : Những giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tổ chức cho trẻ chơi những trò
chơi dân gian, vận động vui nhộn giúp trẻ sảng khoải cả ngày.tôi bắt đầu cho trẻ ra
ngoài trời và tổ chức hoạt động trọng tâm xong tôi luôn cho trẻ chơi một trò chơi
dân gian hoặc trò chơi vận động phù hợp với chủ đề ( thường chơi chim sẻ, thả đỉa
ba ba, nhảy ô…và cho trẻ chơi tự do (hôm thì tôi cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài
sân, hôm thì cho trẻ chơi ở vườn cổ tích, trẻ được chơi với các con vật như Voi, dê,
cô tấm, nàng Bạch Tuyết…). Thỉnh thoảng tôi cho trẻ đi dã ngoại, thăm quan cánh
đồng lúa, tượng đài…Trẻ rất vui vẻ. Tôi thấy trẻ rất thích được ra hoạt động, và trẻ
đòi được đi học.
Ở lứa tuổi này vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ, nên trong các hoạt
động của trẻ, đồ dùng đồ chơi đóng vai trò quan trọng và đó là nhu cầu cần thiết
không thể thiếu đối với trẻ. Nếu không có chúng thì việc tổ chức các hoạt động học
và chơi không thể thành công và cũng không thu hút được trẻ đi học chuyên cần.
Xác định được tầm quan trọng đó, tôi cùng trẻ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, để

phục vụ chủ đề theo kế hoạch vào những buổi chiều, lúc trẻ chơi hoạt động nhóm ở
các góc chơi. Tôi nhận thấy khi trẻ được tham gia cùng làm đồ chơi với cô trẻ rất
thích thú, và tham gia một cách hăng say, kích thích được sự tập trung, chú ý của
trẻ và giúp trẻ phát triển tư duy, sự khéo léo của đôi bàn tay và hơn thế là trẻ được
tự làm, được hoạt động từ đó trẻ thích đi học hơn.
Ví dụ 5: Ở góc xây dựng : Tôi hướng dẫn trẻ xây nhà, hàng rào, trồng cây
xanh cho đẹp, có cháu thì đóng vai đi mua vật liệu xây dựng, hỏi thăm giá cả. Góc
Phân vai : Cô ơi, cô đang làm gì đấy? cô đang cho em bé ăn ạ? Em bé ăn gì đấy
ạ?…. trẻ rất vui và trẻ lời lại tôi nhiều lần như vậy giờ đây trẻ đã tự tin hơn, mạnh
dạn hơn rất nhiều.…Tương tự ở các góc học tập và góc thiên nhiên thì những ngày
đầu chủ đề tôi chơi cùng trẻ, còn các ngày sau tôi chỉ hướng cho trẻ chơi và bao
quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Qua hoạt động vui chơi tôi thấy trẻ tham gia rất nhiệt tình, hăng say với vai
chơi, những cháu mới đi cũng được làm quen với sự hướng dẫn của cô và các bạn,
chỉ ngày đầu còn những ngày sau trẻ biết chơi cùng bạn và rất thích thú nhập vai
chơi.
Buổi chiều cô cho trẻ ôn bài đã học trẻ rất hứng thú hoạt động vì lớp tôi có 2
cô nên buổi chiều tôi thường chia nhóm cho trẻ hoạt động, và thời gian buổi chiều
cũng là thời gian tôi quan tâm nhiều đến trẻ cá biệt hơn.
Ví dụ 6: Như Bé Khánh Linh, Minh Ngọc …thường không thích giao tiếp
với bạn và cô giáo, ít cười đùa và cũng không thích đi học nên lúc hoạt động nhóm
này tôi đến hỏi thăm và trò chuyện cùng bé, tôi biết được là bố mẹ 2 bé đã bỏ nhau
bé ở với ông bà nên thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, hiểu được hoàn cảnh của các bé
tôi gần gũi động viên rồi cho bé chơi cùng bạn, bảo bé đưa kéo cắt hình với bạn, rồi
hai bạn cùng dán tranh…Sau 2,3 ngày tôi thấy trẻ đã bắt đầu chơi cùng bạn, giờ
10


đây trẻ đã hòa đồng cùng các bạn và cũng đã chơi, bé rất thích đến lớp và bảo đến
lớp rất vui.

Bên cạnh đó, tôi còn nhắc trẻ đem những hộp bánh, vải vụn, ống nhựa, ống
sữa chua đến trường để tôi và các con làm thành những chiếc mũ xinh xắn cho búp
bê, dùng quả bóng bàn và chai nước rữa bát để làm thành em búp bê, dùng vải vụn
may váy cho búp bê cho trẻ chơi ở chủ đề “ Bản thân”, ống nhựa được gắn thêm
chân, tai, mắt thành những chú lợn con ủn ỉn, từ những tờ giấy báo, giấy đã viết
tưởng chừng chỉ vứt đi nhưng cô trò chúng tôi đem quấn lại thành các vòng tròn và
dùng keo gắn lại thành cái rổ đựng rất xinh xắn….Với những đồ chơi tự làm vừa
phục vụ trẻ chơi theo chủ đề vừa kích thích sự sáng tạo, khéo léo của trẻ, các con
rất thích và về nhà đã sưu tầm đồ dùng phế liệu đem đến cô để làm đồ chơi, như
vậy trẻ rất thích. Tôi còn sưu tầm thêm các hột hạt cho trẻ chơi bồi tranh các con
vật để trẻ học ( như dùng hạt gạo, hạt đậu bồi lên tờ giấy tạo hình con gà) phục vụ
chủ đề “Những con vật nuôi trong gia đình” khiến trẻ rất thích thú.
(Xem phụ lục 2: Hình ảnh trẻ trong các giờ học của trẻ )
Mỗi lần như đi thăm quan cũng như những giờ học tôi đều chụp lại các kiểu
ảnh đẹp gửi cho các bậc phụ huynh đực xem con em mình đến trừng được học như
thế nào, phụ huynh cũng rất phấn khởi. Từ đó tôi thấy trẻ rất say mê tham gia một
cách tích cực và ngày mai trẻ đến lớp ngoan hơn, không khóc nữa, Số lượng cháu
đi học đông hơn và tỉ lệ chuyên cần cũng được nâng lên rõ rệt.
Biện pháp 3 : Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm thu hút trẻ
đến lớp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục với trẻ mầm non việc
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ lại càng quan trọng hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện sau
này chăm sóc nuôi dưỡng trẻ rất phức tạp bởi cơ thể trẻ rất non nớt, sức đề kháng
kém nên là người trực tiếp chăm sóc trẻ tôi luôn muốn trẻ có một cơ thể khẻ mạnh
nhanh nhẹn tôi đã thực hiện như sau: Tôi dựa vào việc cân đo trẻ đầu năm để tìm ra
những cháu thấp còi hay béo phì để có cách khắc phục trong ăn uống để trẻ đạt
được ở mức chuẩn, giúp phụ huynh yên tâm gửi con đến lớp.
Ví dụ 1: Đồ dùng của trẻ tôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, bát trùng nước
sôi trước khi cho trẻ ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ
sinh, cách làm như vậy đã giúp trẻ ít ốm nên trẻ đã đi học rất chuyên cân.

Ví dụ 2: Tôi luôn quan tâm và động viên trẻ ăn hết xuất, ăn không đánh rơi
vãi ra ngoài, với những cháu ăn chậm hay mới đi học, tôi xúc cơm cho trẻ và dạy
trẻ tự xúc cơm ăn, còn những cháu ăn tốt tôi dùng hình thức thi đua như (thi ai ăn
nhanh hơn, Các bạn ơi cố lên…) Với hình thức khuyến khích trẻ ăn và những cử
chỉ nhẹ nhàng, ân cần tạo cho trẻ niềm tin vào cô và các bạn, nên trẻ thấy ăn nhanh
hơn và cũng dần có hành vi vệ sinh ăn uống. Khi trẻ ngủ tôi kê giường, chiếu, sắp
xếp chăn gối cho trẻ ngủ ngon giấc, trong quá trình trẻ ngủ tôi luôn theo dõi nếu trẻ
nào khóc hay khó ngũ tôi đến bên vỗ về cho trẻ ngủ với sự chăm sóc ân cần như ở
nhà trẻ đã an tâm và đi học rất đều, bây giờ lớp tôi số lượng trẻ đi học rất đều,
11


không có trẻ nghĩ học vô lí do và có nề nếp nên dù đông trẻ nhưng tôi cũng đỡ vất
vả hơn rất nhiều.
(Xem phụ lục 3: Hình ảnh1,2. Cô đang vệ sinh đồ dùng của trẻ, chăm sóc trẻ))
Song tôi thấy mình không nên dừng lại ở đây mà phải làm sao để phụ huynh
thấy được tầm quan trọng của cho trẻ đi học chuyên cần, tôi đã tìm biện pháp tiếp
theo đó là.
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học
chuyên cần
Trẻ em như tờ giấy trắng người lớn chúng ta vẽ gì sẽ trở thành cái đó. Chính
vì vậy không chỉ nhà trường mà gia đình trẻ là yếu tố đầu tiên quyết đinh đến nhân
cách của một đứa trẻ, để giáo dục trẻ có nhân cách toàn diện thì các bậc làm cha,
làm mẹ cùng chung tay với cô giáo để quan tâm đến trẻ nhiều hơn và có biện pháp
giáo dục, chăm sóc trẻ tốt nhất, trẻ dù thích đi học nhưng mẹ cho đi chơi thì cũng
nghĩ luôn, nên để trẻ đi học chuyên cần tôi đã trao đổi với các bậc cha mẹ qua
những kỳ họp phụ huynh, qua trao đổi hằng ngày để phụ huynh ý thức được tầm
quan trọng của việc cho trẻ đi học đầy đủ, chuyên cần sẽ giúp trẻ hình thành thói
quen tốt trong học tập, đồng thời giúp trẻ lĩnh hội kiến thức tốt hơn ví dụ như:
Ví dụ 1: Tôi cùng với cô giáo phụ trong lớp đã đến gia đình nhà cháu Hà Vy.

Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên cả bố và mẹ đều đi nước ngoài khi cháu tròn 1
tuổi, hiện tại cháu đang ở cùng ông bà nội nhưng ông nội đang bị bệnh rất nặng
mấy năm rồi, chúng tôi đến có trò chuyện với bà nội cháu bà nói vì chăm sóc ông
nên ít có thời gian quan tâm đến cháu, trò chuyện với cháu, cũng không có thời
gian đưa cháu đi học thường xuyên, tôi đã hỏi thăm hàng xóm có ai học cùng lớp
gần nhà với cháu không, để cùng nói chuyện với 2 gia đình luân phiên đi đón các
cháu, gia đình nhà bạn Phương Linh bận thì sẽ nhờ bà bạn Hà vy đón và ngược lại
nếu bà Hà Vy bận thì nhà phương Linh sẽ đón. Như vậy các cháu không phải nghỉ
học ở nhà nữa, đi học đều hơn.
Ví dụ 2: Nhiều trẻ lớp tôi khi đến trường các cháu rất nhút nhát, không chịu
giao tiếp với bạn, đi học một hôm thì nghĩ ba hôm. Trong giờ đón trẻ tôi đã gặp phụ
huynh và trao đổi về việc đi học không chuyên cần của cháu đã làm cháu không
hòa nhập với các bạn và không nói chuyện với cô, mà cháu nghĩ nhiều các bạn
cũng không hay chơi, rồi khi học bài thì không thuộc vì các bạn hôm nào cũng đi
học, như vậy nếu đi học không chuyên cần thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn
diện của trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó, gia đình của cháu các cháu đã cho đi
học đầy đủ và giờ đây khánh Vân đã nói chuyện với cô và các bạn rất nhiều thích
tất cả các hoạt động trong lớp và quan trọng hơn giờ đây cháu ngày nào cũng đi học
chuyên cần.
Trong cuộc họp phụ huynh ở học kỳ I tôi đã trao đổi đẻ phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học chuyên cần sẽ là nền tảng hình thành thói
quen học tập cho trẻ ở các lớp sau này, đồng thời ý thức của trẻ cũng nâng lên và
nhân cách của trẻ được hình thành. Tôi đã đánh giá nhận xét những cháu đi học
chuyên cần thì đã tự biết phục vụ bản thân và có ý thức tốt trong các hoạt động học
12


cũng như hoạt đông chơi nói về sự thay đổi của các cháu nếu cháu đi học đầy đủ
chuyên cần. Gia đình cháu Phương Linh trong đã cảm ơn các cô giáo và tâm đắc là
giờ cháu đã Biết ăn cơm, ăn cháo chứ ở nhà cháu chứ không như đầu năm nữa,

cháu không còn uốn bố mẹ mà rất tự giác trong việc đi học.
Còn những cháu hay nghĩ học thì các thói quen vệ sinh ăn uống cũng như nề
nếp học tập vẫn chưa có, Sau cuộc họp phụ huynh, Các bậc phụ huynh đã cho trẻ đi
học đầy đủ, chuyên cần, lớp tôi lúc nào cũng đông học sinh và chỉ có học sinh nghỉ
do ốm, nếu trẻ ốm tôi đến thăm hỏi động viên, quan tâm nên trẻ gần gủi và thích đi
học, trẻ đi học rất chuyên cần.
(Xem phụ lục 4: Hình ảnh1,2. Cô trò chuyện cùng phụ huynh, phụ huỳnh làm đồ
chơi cùng cô)
Với việc làm trên tôi đã tạo được lòng tin ở phụ huynh giúp họ hiểu hơn về
tầm quan trọng của bậc mầm non và lợi ích của việc cho trẻ đi học chuyên cần là
cần thiết đối với trẻ nhận thức được điều đó họ đã quyên góp được rất nhiều
nguyên vật liệu phế liệu phế thải để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ
hoạt động. giờ đây trẻ lớp tôi đến lớp rất đông có hôm có 35/ 35 cháu đi học, còn
trẻ đi học thường xuyên vẫn là 33 và 34 cháu đến lớp.
2.4 .Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
*Kết quả
Sau một năm thực hiện các biện pháp trên, cùng với sự phối hợp nhiệt tình
của phụ huynh, sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường thì việc duy trì sỉ số và
nâng cao chất lượng trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi của tôi đã có những
chuyển biến rõ rệt. Kết quả khảo sát lần 2 thu được như sau:
Lập bảng khảo sát trẻ.
T
T
1
2

Nội dung khảo sát

TS


Đạt

Tỷ lệ%

Chưa
Tỷ lệ%
đạt
20
3
0
29

Trẻ thích đi học
34
97
35 35
Sức khỏe của trẻ
100
Nhận thưc của phụ huynh về
3
34
97
1
3
việc cho trẻ đi học chuyên cần
Điều thuận lợi trong việc đưa
4
34
97
1

3
đón trẻ
Số trẻ đi học chuyên cần trong
5
34
97
1
3
3 tháng đầu
Kết quả kháo sát trên cho thấy số trẻ đi học chuyên cần tăng lên đáng kể so
với đầu năm tăng từ 57% lên 97. Như vậy trẻ đi học chuyên cần tăng cao thì trẻ có
nền tảng cơ bản vững chắc về nề nếp, thói quen đi học chuyên cần ở các lớp học
tiếp theo đồng thời nhân cách trẻ cũng được hình thành. Trong các giờ hoạt động
trẻ đã chủ động, tự tin, mạnh dạn thông qua hình thức phong phú theo từng chủ đề,
đặc biệt là trẻ thích đi học hơn, không còn nghỉ học như trước đây nữa.
13


+ Đối với bản thân:
Tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi
học chuyên cần. Đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo bé.
Bản thân đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc
duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần. Từ đó giúp trẻ hình thành những thói
quen tốt trong học tập cũng như trong việc hình thành nhân cách trẻ sau này.
Được mở rộng kiến thức giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi, linh hoạt trong
quá trình giảng dạy .
Bây giờ tôi đã tự tin để trao đổi cùng phụ huynh và có biện pháp duy trì và
nâng cao tỉ lệ trẻ đi học trong lớp mình đạt chuyên cần cao.
+ Đối với phụ huynh
Tất cả phụ huynh đều nhận thức tốt tầm quan trọng của giáo dục mầm non,

sắp xếp được công việc đưa trẻ đi học rất đầy đủ.
Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất vui mừng và phấn khởi, tin tưởng
nhà trường, các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ mua đồ dùng cho trẻ học và cho
trẻ ăn ở bán trú tại trường là 100% ,cho trẻ đi học chuyên cần .
Phụ huynh luôn phối hợp với cô giáo, cùng cô giáo chăm sóc giáo dục trẻ để
trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Trên đây là một vài biện pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả cao cho lớp mẫu
giáo 3-4 tuổi. Đây là một công việc tôi đã thực hiện và đã thu được kết quả cao,
Qua đó các bạn đồng nghiệp ở trường tôi cũng đã tham khảo và ứng dụng vào lớp
mình phụ trách. Từ việc làm trên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ
chức, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo dục tổ chức.
Tôi đã và luôn duy trì và nâng cao tỉ lệ đi học chuyên cần cho trẻ ở lớp tôi
đạt kết quả cao.
Làm nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng, đẹp phục vụ giờ học giờ
chơi cho trẻ. Tạo môi trường thân thiện với trẻ, tạo tình yêu thương để trẻ gần cô,
gần bạn hơn thông qua các hoạt động trong ngày để trẻ thích đi học.
Luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn luyện đạo đức, tư tưởng để luôn
là tấm gương sang cho trẻ học theo … để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ
làm tiền đề phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh và nhà trường để có sự giúp đỡ thuận lợi
trong việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và đi học chuyên cần hơn.
3.2. Kiến nghị:
Để duy trì sỉ số và nâng cao chất lượng trẻ đi học chuyên cần cho trẻ Mầm
non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần
nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau:
Về phía nhà trường: Cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với chính
quyền địa phương tuyên truyền để phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và đi

14


học chuyên cần, tăng cường về cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho việc thu hút và
chăm sóc- giáo dục trẻ được tốt hơn
Về phía phòng giáo dục : Tiếp tục tham mưu với cấp lãnh đạo cấp trên để có
biện pháp toàn dân dưa trẻ đến trường đúng độ tuổi trong trường mầm non.
Thường xuyên cho giáo viên ở các trường mầm non chúng tôi được dự giờ
các trường điểm, trường chuẩn, trường tiên tiến cấp tỉnh để giáo viên nâng cao
chuyên môn của bản thân để thực hiện tốt công tác chăm sóc-giáo dục trẻ .
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã triển khai thực hiện. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài
này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Xếp loại: ………………………….
Chủ tịch HĐKH cấp trường
HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Hằng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Thanh Hóa ,ngày 10 tháng 03 năm 2019
Người viết

Lê Thị Ngọc

15




×