Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn duy trì số lượng và nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.78 KB, 10 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
KINH NGHIỆM DUY TRÌ SỐ LƯỢNG
VÀ TỈ LỆ CHUYÊN CẦN
CỦA HỌC SINH VÙNG CAO

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
ăm học 2006 – 2007, tôi được tổ chức phân công đi tăng
cường cho trường Tiểu học xã Tả Phời – thành phố Lào
Cai. Đang giảng dạy và công tác tại một trường tiểu học
lớn lại nằm ở trung tâm thành phố, nay được đến công tác và giảng dạy
tại một trường ở khu vực phía Nam, tôi không khỏi lo lắng và băn
khoăn. Lúc đó, nói đến Tả Phời tôi chỉ mới biết Tả phời là một trong hai
xã vùng cao và khó khăn của thành phố, học sinh của trường chiếm
100% là học sinh dân tộc thiểu số ít người. Đến hôm nộp quyết định
tăng cường, đồng chí Hiệu trưởng Phạm Huy Cảm có nói với chúng tôi
“Ở trường này, việc dạy kiến thức đã khó, nhưng việc duy trì số
lượng và tỷ lệ chuyên cần còn khó khăn hơn”. Câu nói này của đồng
chí Hiệu trưởng tôi nghe lúc đó chỉ để biết chứ chưa hiểu được một
cách tường tận ý nghĩa của nó.
Đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công lên
dạy lớp ghép 1 + 2 tại điểm trường Xéo Đồng Hồ, một trong bốn điểm
trường vùng cao nhất của nhà trường. Tại điểm trường này có 4 chị em
đều là những giáo viên lần đầu lên dạy học ở điểm trương vùng cao.
Qua thời gian làm việc, tôi mới thực sự thấm thía và hiểu câu nói của
đồng chí Hiệu trưởng. Sau tuần học thứ nhất của tháng đầu tiên ( tháng
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
N
1
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
9 ) khi về trường chính họp hội đồng giáo dục và sinh hoạt chuyên môn,


tôi đã mang những băn khoăn, lo lắng của mình tâm sự với các đồng
nghiệp đã có kinh nghiệm ở vùng cao, mong tìm được giải pháp cho
việc duy trì số lượng và nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh vùng
cao. Các chị thường vỗ vai tôi cười nói “phải có kẹo thường xuyên mới
gọi được học sinh đến lớp”. Tôi nghe mà tự hỏi: Không biết các chị nói
thật hay nói đùa ?. Là giáo viên, ai cũng hiểu, nếu không duy trì dược số
lượng và tỷ lệ chuyên cần thì có dạy tốt mấy cũng không đạt được yêu
cầu về chất lượng được. Từ những lí do trên, tôi đã chọn việc “Duy trì
số lượng và nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao” làm đề
tài nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
uy trì số lượng và tỷ lệ chuyên cần giúp cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục ở vùng khó khăn.D
Duy trì số lượng và tỷ lệ chuyên cần đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
theo chương trình đề án của thành phố Lào Cai, của tỉnh Lào Cai và tinh
thần nghị quyết 40 của Quốc Hội.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
ọc sinh lớp 1 và lớp 2, điểm trường Xéo Đồng Hồ, trường tiểu
học Tả Phời thành phố Lào Cai.H
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
2
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
iệc duy trì số lượng và nâng cao tỷ lệ chuyên cần
căn cứ vào các cơ sở:
- Phát triển giáo dục (Điều 8 Luật Giáo dục).
- Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân (Điều 9 Luật Giáo
dục)

- Phổ cập giáo dục (Điều 10 Luật Giáo dục)
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
ầu năm học, nhà trường giao số lượng học sinh của 2 lớp như
sau:Đ
+ Lớp 1: 6 học sinh, trong đó có 4 học sinh nữ, 2 học sinh nam, tất cả 6
em đều là dân tộc thiểu số ít người (người Dao).
+ Lớp 2: 11 học sinh, trong đó có 4 học sinh nữ, 7 học sinh nam,
tất cả 11 em đều là dân tộc thiểu số ít người (người Dao).
- Ngay những tuần đầu của tháng 9, học sinh cả hai lớp đi học rất
chuệch choạc, lớp 2 nhiều hôm chỉ có 8 đến 9 em đi học, lớp 1 chỉ có 3
đến 4 em đến lớp. Tôi vừa lo lắng, vừa buồn. Làm thế nào để các em đi
học đủ và đều ? câu hỏi đó luôn luôn xuất hiện trong mọi suy nghĩ và
việc làm của tôi hàng ngày.
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
V
3
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
III. NGUYÊN NHÂN:
au khi tìm hiểu tôi thấy việc các em không đi học đủ và đều là do
các nguyên nhân sau:
S
+ Địa bàn của thôn rộng (4 km) dân cư thưa thớt, cả thôn chỉ có
38 hộ, một hoặc hai hộ ở một qủa đồi, nên các em đi học quá xa trường.
+ Các em không thích đi học vì:
• Do các em nhận thức chậm
• Do các em thích tự do, không thích bị gò bó bởi thời gian và
kiến thức.
• Do các em không xác định được mục đích của việc học.
+ Đời sống của người dân trong thôn quá khó khăn, nghèo nàn,
lạc hậu. 100% người dân làm ruộng 1 vụ, không làm thêm việc phụ khi

nông nhàn nên kinh tế khó khăn, không đủ ăn, không đủ mặc; hơn nữa
việc sinh đẻ không có kế hoạch, một gia đình quá đông con (3 đến 5
con) nên nhiều em không được đi học, phải ở nhà trông em, chăn nuôi
gia súc.
+ Địa phương chưa có biện pháp khuyến khích việc học của học
sinh một cách kịp thời.
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
4
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
ừ những nguyên nhân trên, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ
để tìm ra các biện pháp khắc phục.
* Điều chỉnh thời gian vào lớp theo mùa cho thích hợp: Trong lớp có
một số học sinh ở xa trường (ở tận đầu thôn hoặc cuối thôn) quãng
đường từ nhà các em tói trường cũng khoảng gần 3 km, đường đi trèo
đèo lội suối, theo lối đường mòn trâu bò đi, gập nghềnh mà so với lứa
tuổi của các em học sinh lớp 1, lớp 2 quãng đường đi đó không phải là
gần và thuận lợi. Hơn nữa khí hậu vùng cao vào tháng 11 đã khá lạnh,
trời bắt đầu mưa phùn, nên chúng tôi dự kiến buổi sáng vào lớp muộn
hơn 15 phút (vào lớp lúc 7 giờ 45 phút) và ra muộn hơn 15 phút (tan
học 11 giờ 30 phút). Buổi chiều vào lớp sớm hơn 15 phút (vào lớp lúc
13 giờ 15 phút) và ra sớm hơn 15 phút (tan học 16 giờ 15 phút). Đủ
thời gian để các em đến trường vào lớp học.
* Thu hút các em đến trường bằng nhiều hình thức:
- Phối kết hợp với trưởng thôn và các Đảng viên đỡ đầu các lớp
vận động, động viên các học sinh đi học: Lên kế hoạch hoạt động phối
hợp giữa Đảng viên và giáo viên chủ nhiệm lớp một cách cụ thể; cứ thứ
hai đầu tuần, Đảng viên đỡ đầu đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm lớp
để nắm tình hình.
- Tổ chức nhiều hoạt động học tập trên lớp cúng như hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh đến trường: Như tổ
chức cho các em đá bóng, đá cầu, bắn bi, dạy hát, thể dục (bóng đá,
cầu hay bi giáo viên mua hoặc tự làm cho các em).
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
T
5
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
- Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, tôi nghiên
cứu bài thật kỹ, tìm ra cách truyền đạt kiến thức cho các em sao phải
ngắn gọn, chi tiết, cụ thể nhất phù hợp với nhận thức của các em tránh
lối giảng giải quá nhiều làm các em dễ chán đồng thời vẫn đảm bảo
kiến thức cơ bản.
- Tạo sự gần gũi với các em: Ngoài giờ lên lớp (trong thời gian ra
chơi) tôi thường nán lại trò chuyện với các em tạo nên sự gần gũi giữa
thầy và trò.
- Tăng cường vốn Tiếng Việt cho học sinh: Trong các giờ học
cũng như các giờ nghỉ giải lao, đầu hoặc cuối buổi học tôi thường
xuyên khuyến khích các em nói Tiếng Việt nhằm tăng thêm vốn từ ngữ
Tiếng Việt cho các em. Ngoài ra, qua các em tôi hiểu thêm được phong
tục tập quán của các em, điều đó giúp tôi rất nhiều trong việc giao tiếp
với cha mẹ các em.
- Tích cực thăm nắm hoàn cảnh gia đình học sinh: Trong những
lần đi gọi, đi thăm gia đình học sinh tôi vừa kết hợp vận động, động
viên học sinh đi học, đồng thời tôi cũng hiểu thêm hoàn cảnh gia đình
các em, biết được gia đình em nào có hoàn cảnh khó khăn, gia đình
đông con từ đó có kế hoạch quan tâm giúp đỡ đối với những em đó.
- Cô giáo phải thực sự là người để học sinh hoàn toàn tin
tưởng, gửi gắm niềm tin, giãi bày tâm sự: Các em học sinh ở lớp tôi là
học sinh dân tộc thiểu số ít người, điều kiện và khả năng giao tiếp của
các em đối với bên ngoài xã hội rất hạn hẹp. Hơn nữa, bản chất của các

em rất thật thà, do đó khi nói điều gì với các em cũng phải nói thật, và
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
6
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
nhất là đã hứa điều gì thì phải thực hiện đúng, dù điều đó là khó nhất.
Ví dụ như khi tôi hứa với học sinh lớp 1 là sẽ mua tẩy cho các em thì
ngay từ chiều thứ sáu khi về đến nhà, để khỏi quên, tôi mua ngay cho
vào ba lô để thứ hai tôi lên thấy có tẩy, các em mừng lắm. Hoặc với lớp
2 tôi hứa với các em sẽ mang bóng đá vào tuần sau cho các em chơi thì
bằng mọi giá tôi phải tìm được bóng cho các em. Sự hân hoan khi điều
mong muốn của của các em được thực hiện thể hiện rất rõ trong những
đôi mắt ngây thơ, đã làm cho tôi cũng rất vui và thương các em nhiều
hơn và thấy các em thiệt thòi nhiều quá.
- Thu hút các em tới trường bằng tình yêu thương và chăm lo
cho các em: Những ngày đầu năm học, phần vì buồn do hụt hẫng khi
thay đổi môi trường làm việc, phần vì học sinh đi học không đều, thêm
vào đó là học sinh đến trường với bộ dạng lôi thôi, lâu ngày không
được vệ sinh cá nhân, nguyên nhân chính là các em chưa có thói quen
vệ sinh cá nhân. Hầu như 100% các em chỉ có duy nhất một quàn áo.
Ngay sau tuần đầu tiên, tôi đã về trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ xin
ủng hộ quần áo, khăn mặt; mua dầu gội đầu, sữa tắm, xà phòng mang
lên trường. Nghĩ thế nào, tôi làm như vậy, tôi bắt tay vào việc tắm gội,
rửa mặt, vệ sinh cá nhân cho các em. Lúc đầu các em còn xấu hổ, ngại,
không cho tôi rửa mặt, tắm gội cho, thậm chí có hôm tôi phải đuổi theo
bắt các em mới cho tôi làm. Dần dần các em đã quen, khi các em đến
lớp, tôi chỉ việc nhắc: “các em đi rửa mặt, rửa tay đi” là các em tự giác
thực hiện ngay, chỉ có những hôm nào tắm gội, giặt quần áo cho các em
tôi mới trực tiếp làm. Vào đầu tháng 11/2006 trời bắt đầu trở rét, được
sự quan tâm giúp đỡ của trường THCS Lê Hồng Phong – TP Lào Cai,
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai

7
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
đã quyên góp giúp đỡ học sinh điểm trường tôi khá nhiều quần áo rét
(hàng trăm bộ). Cho đến thời gian này, trung bình mỗi học sinh ở phân
hiệu tôi được 3 bộ quần áo. Sau mỗi lần thay, tắm cho các em tôi lại
giặt, phơi ngay tại trường để lần sau các em lại có sẵn sử dụng (do tôi
dạy hai lớp, tôi ở lại trường, nên có nhiều thời gian để chăm sóc các
em). Bằng những việc làm như trên, bằng tình yêu thương thực sự, tôi
đã thu hút học sinh đi học đầy đủ, đến trường với tỷ chuyên cần cao.
- Khuyến khích học sinh học tập bằng các phong trào thi đua:
Điểm trường chúng tôi triển khai thực hiện khá tốt những phong trào
thi đua lập thành tích chào mừng những ngày lễ, những ngày kỷ niệm
trong năm do nhà trường phát động như: Chào mừng năm học mới;
20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 19/5 cuối mỗi phong trào thi đua được tổ
chức sơ kết, tổng kết; kết hợp với chi hội khuyến học của thôn động
viên khen thưởng kịp thời.
Ngoài những phong trào trên, tôi thường xuyên tổ chức cho các
em trong cùng một lớp thi đua với nhau, từng bước đưa các em vào nền
nếp (đi học đầy đủ, nghỉ học phải có giấy phép; hăng hái phát biểu, rèn
kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp ) như: Thi xem ai phát biểu nhiều và
đúng; thi xem ai viết chữ đẹp; thi hát hay; đặc biệt thi xem ai đi học
đều cuối mỗi tuần đều tổ chức bình xét thi đua, phần thưởng cho các
em chỉ là những lời khen, những tràng pháo tay, một hai bài hát tặng
bạn
V. KẾT QUẢ:
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
8
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
au hai tháng rưỡi thực học, kết quả số lượng và tỷ lệ chuyên cần
của 2 lớp do tôi phụ trách đạt:

S
- Đầu năm: - Sau 2,5 tháng:
+ Lớp 1: 4/6, đạt 66,6% + Lớp 1: 6/6 đạt 100%
+ Lớp 2: 9/11, đạt 81,8% + Lớp 2: 11/11 đạt 100%.
VI. KIẾN NGHỊ:
ăng cường các buổi truyền thông về dân số, về nếp sống,
vệ sinh, về kỹ thuật tăng gia sản xuất phù hợp với địa
phương vùng cao.
- Đối với những học sinh có nhận thức từ trung bình khá trở lên,
sau khi tốt nghiệp THCS nên tạo điều kiện cho các em được học tiếp
hoặc đào tạo nghề để các em trở về phục vụ địa phương. Điều đó giúp
cho việc nhận thức của cha mẹ các em về việc đi học sẽ khác đi .
C. PHẦN KẾT LUẬN:
ậy là không phải cứ có kẹo, hay lúc nào cũng phải
nịnh, chiều theo ý muốn của các em thì học sinh mới
tới lớp; mà chỉ cần có tình thương yêu, chăm sóc, sự
cảm thông với các em học sinh, tạo niềm tin yêu cho học sinh và
phương pháp giảng dạy, giáo dục các em đúng, phù hợp là có thể thu
hút được các em tới trường, đi học đầy đủ, tỷ lệ chuyên cần cao.
Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
T
V
9
Kinh nghiệm giảng dạy Nguyễn Thị Hồng Minh
Qua thời gian ngắn ngủi dạy học ở vùng khó khăn tôi mới nhận
thấy: Làm việc gì cũng phải tận tâm và bằng lòng nhiệt huyết thì khó
mấy cũng làm được.
Ý kiến của nhà trường Người viết
Nguyễn Thị Hồng
Minh

Trường Tiểu học Tả Phời – TP Lào Cai
10

×