Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ 5 6 tuổi lớp a1 thông qua công tác quản lý lớp học ở trường MN nga tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 38 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên mầm non là “công tác
quản lý nhóm lớp”. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi giáo viên chủ
nhiệm nhóm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt
đối với học sinh. Vì thế, công tác chủ nhiệm quản lý nhóm lớp giữ vai trò giáo
dục toàn diện cho học sinh, đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm quản lý nhóm
lớp là cầu nối giữa nhà trường và gia đình góp phần thực hiện tốt mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình, xã hội. [1]
Mặt khác nghề giáo viên mầm non là một nghề đòi hỏi có sự kết hợp của
ba loại nghề: Giáo viên, thầy thuốc, nghệ sĩ. Người giáo viên mầm non cùng một
lúc phải làm tốt chức năng của người mẹ, người giáo viên, người thầy thuốc,
người nghệ sĩ và người bạn của trẻ em tuổi mầm non.[2]
Quản lý lớp học của giáo viên mầm non ngoài các đặc điểm chung của lao
động sư phạm (của các giáo viên dạy các bậc học khác), quản lý lớp học của giáo
viên mầm non còn có những đặc thù nhất định. Quản lý lớp học của giáo viên
mầm non trong một chừng mực nào đó là sự tổng hòa các đặc điểm lao động của
nhà giáo dục, lao động của người Mẹ, lao động của người thầy thuốc và lao động
của người nghệ sỹ. Nó được thể hiện rõ ở các đặc điểm như mục đích lao động,
đối tượng lao động, phương tiện lao động, môi trường lao động và sản phẩm lao
động.
Do đối tượng hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non là trẻ từ 0- 6 tuổi,
độ tuổi phát triển mãnh liệt cả về tâm lý lẫn sinh lý cho nên giáo viên mầm non
không những dạy trẻ, giáo dục trẻ mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ
trong mọi hoạt động của trẻ ở trường Mầm non.
Mục đích hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non là “làm phát triển
toàn diện trẻ em tuổi mầm non và chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông có
kết quả”. Nhân cách của trẻ trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào
công lao dạy dỗ, chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng, bảo vệ của người giáo viên
mầm non. Trẻ càng nhỏ thì nhân cách của người giáo viên mầm non càng có ảnh
hưởng sâu sắc đến trẻ. Vì thế người giáo viên mầm non có một vị trí cực kỳ quan


trọng và phải có nhân cách phù hợp mới có thể hoàn thành tốt nhất công việc
giáo dục trẻ, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn
hiện nay [3]
Thực tế công tác quản lý nhóm lớp không phải là vấn đề dễ dàng, với nhiều
áp lực công việc, hồ sơ sổ sách, thanh tra, kiểm tra, phụ huynh. Dẫu biết rằng làm
giáo viên mầm non không đơn giản, dẫu biết đôi lúc học sinh của chúng ta chưa
ngoan…
Nhưng còn gì hạnh phúc hơn khi ta được nhìn thấy trẻ lớn lên mỗi ngày, trẻ
được học tập vui chơi, hoặc những ánh mắt tươi vui và nụ cười rạng rỡ của một
đứa trẻ đi cùng cha mẹ trong đám đông, hân hoan chạy về phía ta để nói với niềm
tự hào: “Đây là cô giáo của con!”, rồi cúi đầu lễ phép: “Con chào cô ạ!”. Muốn
đạt được điều đó người giáo viên phải thật sự yêu trẻ, yêu nghề, luôn đặt tâm
huyết với trường lớp, coi lớp là nhà để làm sao cho trẻ “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”
Chính vì lý do trên mà năm học này tôi chọn đề tài “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ 5- 6 tuổi lớp A1 thông qua công tác
quản lý lớp học ở trường mầm non Nga Tiến”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1


Khi nghiên cứu đề tài này, ước vọng của tôi là được làm những việc thật sự
có ích cho trẻ em trên quê hương tôi, được thấy các con có nhiều cơ hội để có thể
phát huy khả năng của mình:
- Mong muốn làm thay đổi thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp ở trường,
lớp nơi tôi đang công tác.
- Tìm ra một số giải pháp, cụ thể hóa giải pháp để quản lý nhóm lớp đơn
giản mà hiệu quả nhất ai cũng có thể áp dụng được vào quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non.
- Áp dụng các nội dung quản lý nhóm lớp trong tài liệu bồi dưỡng cho giáo

viên mầm non một cách linh hoạt, hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động góc cho
trẻ, tạo tâm thế và tinh thần hoạt động tích cực, nhằm mục đích cao nhất là tạo
mọi cơ hội để mỗi cá nhân trẻ được thể hiện hết khả năng của bản thân, phát triển
toàn diện nhân cách con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất
nước.
- Nâng cao trình độ quản lí nhóm lớp cho bản thân để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ lớp 5-6 tuổi A1 nói riêng và trường mầm
non Nga Tiến nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý lớp 5- 6 tuổi A1 trường
mầm non Nga Tiến”
- Lớp học 5-6 tuối A1 phòng số 2 tầng 2 trường mầm non Nga Tiến
- 30 trẻ 5-6 tuổi từ các xóm 8-10 xã Nga Tiến
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo,
tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến quản lý nhóm lớp.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại: Quan sát các hoạt động của trẻ trong
lớp, trường mầm non để tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ của lớp
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với trẻ để tìm hiểu về những hiểu
biết, nhận thức của trẻ để có biện pháp tác động tiếp theo
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các biện
pháp quản lí nhóm lớp của giáo viên để tìm ra các biện pháp thực hiện tại phù
hợp mang lại hiệu quả cao cho thực tiễn.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thống kê kết quả khảo sát ban đầu,
đối chứng kết quả đạt được
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhà tâm lý học người Nga Ma Ca Ren Cô đã nói [4]: “Những cái không
có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã
sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo”. Để có được điều này tất cả phải hoàn

toàn phụ thuộc vào những người làm giáo dục. Đặc biệt là những người trực
tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non.
Nghị quyết TW II đại hội Đảng lần thứ VIII đã định hướng cho mục tiêu
giáo dục mầm non là [5]: “ Xây dựng bậc học mầm non hoàn chỉnh cho hầu hết
trẻ em từ 0 đến 6 tuổi dể trẻ phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm , trí tuệ và
quan hệ xã hội, hình thành nhân cách trẻ em Việt Nam, trên cơ sở xây dựng một
đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn cũng như khả năng tư vấn tại gia đình
tương ứng với một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp hướng tới đảm bảo công
bằng cho mọi trẻ em”

2


Mục tiêu quản lý lớp học thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của
nhóm, lớp được dự kiến trong năm học. Đó là nhiệm vụ phải thực hiện, đồng thời
là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm học [6]
Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu,
việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ một cách khoa học từ khi còn nhỏ sẽ
giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, mặt khác trí tuệ và hành vi xã hội
của đứa trẻ được hình thành trong những năm đầu của cuộc đời. Những tác động
sư phạm đúng đắn đối với lứa tuổi này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện,
đúng hướng làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con
người mà người tác động trực tiếp đến trẻ là giáo viên mầm non. [7]
Quá trình tác động sư phạm diễn ra hàng ngày hàng giờ và tác động có
mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ, nhằm thực hiện nội dung giáo dục.
Thực chất của công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên mầm non là quản lí quá
trình chăm sóc - giáo dục trẻ đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và hiệu
quả. Mỗi nhóm, lớp trong trường mầm non được coi như một tế bào của cơ thể
nhà trường. Chất lượng giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng
giáo dục chung cho nhà trường. Giáo viên mầm non vừa là chủ thể trực tiếp

của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ vừa là chủ thể quản lí nhóm lớp. [8]
Là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp bản thân tôi cần tìm ra những
biện pháp quản lí nhóm lớp đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng chăm sóc và giáo
dục trẻ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhà trường tạo uy tín với phụ huynh học
sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường mầm
non Nga Tiến gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Lớp tôi luôn được sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, và đặc biệt là
sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường.
- Lớp tôi được phân công là lớp điểm nên cũng được các đồng nghiệp đến
dự giờ góp ý thường xuyên
- Lớp học mới xây dựng lại rộng rãi, diện tích đủ cho cô và trẻ hoạt động
- Trẻ lớp tôi đa số khỏe mạnh, tỷ lệ ra lớp đạt 30/30=100%
- Bản thân tôi đã có 25 năm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
* Khó khăn:
- Do trường mới xây dựng nên môi trường giáo dục lớp tôi phải xây dựng lại
mới hoàn toàn
- Đồ dùng học tập và đồ chơi không được thu tiền phụ huynh mà để phụ
huynh đi mua nên còn nhiều bất cập
- Nhận thức của các trẻ trong lớp không đồng đều, do đó khi lựa chọn mục
tiêu và nội dung giáo dục còn nhiều khó khăn
- Nhiều trẻ hiếu động, chưa tập trung vào các hoạt động
- Vẫn còn trẻ đang bị suy dinh dưỡng cần phải có chế độ và biện pháp chăm
sóc tích cực.
- Nhiều trẻ chưa có nề nếp vệ sinh cá nhân
- Một số Phụ huynh đi làm ăn xa nên còn khó khăn trong công tác phối hợp
- Chất lượng khảo sát đầu năm
(Phụ lục 1: kết quả khảo sát chất lượng sơ bộ đầu năm)

Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo.
Trước tình hình thực trạng về chất lượng của lớp mình, tôi suy nghĩ tìm ra một số
3


biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong lớp mình cũng
như chất lượng chung của trường mầm non Nga Tiến.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của trẻ trong lớp.
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Đúng như nhà
giáo dục K.D.Usinki đã nói [9]: Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con
người về mọi mặt”. Vì thế, nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những
nội dung quan trọng của công tác quản lý nhóm lớp ở trường mầm non.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ, nắm được những
đặc điểm về thể chất, tâm lý của trẻ cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ
đã có…Từ đó lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và thích ứng với cuộc sống, với
môi trường luôn luôn biến đổi..
Để nắm được đặc điểm của trẻ tôi đã tiến hành những biện pháp như sau:
+ Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết
về trẻ.
+ Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, thường
xuyên gần gũi, trò chuyện cùng trẻ.
+ Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh.
+ Ghi nhật ký về trẻ.
+ Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm…
Tìm hiểu trẻ để nắm được đặc điểm của trẻ là việc làm thường xuyên liên
tục trong cả năm học và phải có kế hoạch cụ thể mới thu được những thông tin
phong phú, có độ tin cậy về thực trạng và khả năng hoàn cảnh của trẻ. Tuy nhiên
ở từng thời điểm cụ thể, nội dung và biện pháp tiến hành có khác nhau.

Ví dụ 1: đầu năm học
Tôi tìm hiểu sơ bộ để nắm được những nét cơ bản của từng trẻ và cả lớp
nói chung như: Họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nổi bật về tâm sinh lý,
họ tên bố mẹ trẻ, địa chỉ gia đình, hoàn cảnh sống,…Trên cơ sở đó dự kiến chế
độ chăm sóc cho phù hợp.
Ví dụ 2: Ở những tháng tiếp theo
Tôi kiểm tra lại độ chính xác của các thông tin thu được từ ban đầu, bổ
sung thêm những thông tin cần thiết về trẻ giúp tôi hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn đối
tượng giáo dục của mình, đó là cơ sở để bổ sung, điều chỉnh kịp thời kế hoạch,
biện pháp chăm sóc- giáo dục trẻ.
Ví dụ 3: Ở cuối kỳ học.
Tôi tiếp tục tìm hiểu để nắm được những nét tính cách, năng khiếu, sở
thích của trẻ, mức độ tiến bộ của trẻ về các mặt so với đầu năm, kịp thời bổ sung,
điều chỉnh biện pháp hiệu quả hơn cho học kỳ 2.
* Kết quả: Bằng biện pháp trên ngay vào đầu năm học được hai tuần là tôi
đã nhớ hết tên trẻ và tên cha mẹ trẻ, nơi ở cũng như hoàn cảnh sống của từng trẻ.
Trong một tháng tôi đã hiểu hết đặc điểm riêng của từng trẻ ,…và từ đó đã có
những giải pháp thật hiệu quả khi xây dựng kế hoạch giáo dục.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, lớp.
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp
thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện
thành công
Trong năm học tôi xây dựng các loại kế hoạch sau:
+ Kế hoạch năm học
+ Kế hoạch chủ đề (Tháng)
4


+ Kế hoạch tuần
Nếu phân loại kế hoạch theo nội dung công việc thì tôi xây dựng các kế

hoạch.
+ Kế hoạch chủ nhiệm
+ Kế hoạch giáo dục
+ Kế hoạch thực hiện các chuyên đề
a. Xây dựng kế hoạch năm học:
* Căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học
Khi xây dựng kế hoạch năm học của lớp tôi căn cứ vào kế hoạch năm học
của nhà trường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp. Mặt khác tôi
dựa vào:
- Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình mẫu giáo trong
chương trình giáo dục mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành.
- Thời gian quy định trong năm học.
- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, của
trường, lớp
- Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mình
* Yêu cầu xây dựng kế hoạch
Một bản kế hoạch của lớp thật sự khoa học hợp lý phải đảm bảo các yêu
cầu:
- Kế hoạch của lớp phải thống nhất với kế hoạch của nhà trường
- Nội dung kế hoạch đảm bảo tính cân đối, toàn diện và tính phát triển
- Kế hoạch phải xác định được các mục tiêu cơ bản và biện pháp thực hiện.
Mục tiêu, biện pháp đề ra phải có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn.
- Kế hoạch trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
* Nội dung kế hoạch
Nội dung kế hoạch của lớp phải trả lời được 3 câu hỏi: Phải làm gì? Làm
như thế nào? Bao giờ hoàn thành?. Để trả lời được 3 câu hỏi đó kế hoạch của lớp
phải nêu rõ những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đặc điểm tình hình của lớp những thuận lợi khó khăn?
Thứ hai: Mục tiêu phấn đấu trong năm học:

- Mục tiêu chung
+ Danh hiệu thi đua của lớp
+ Danh hiệu thi đua của cá nhân
- Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu phát triển số lượng
+Mục tiêu về chất lượng chăm sóc- giáo dục
+ Mục tiêu bảo quản cơ sở vật chất của nhóm lớp
+ Mục tiêu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
+ Mục tiêu phối hợp với gia đình trẻ
+ Các mục tiêu khác: Tham gia các phong trào, các hoạt động chung của
nhà trường, sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân
Thứ ba: Những biện pháp thực hiện kế hoạch
Với mỗi mục tiêu xác định phải lựa chọn những biện pháp tương ứng có
như vậy mục tiêu mới thành quả và trở thành hiện thực được. Kế hoạch năm học
cần xác định một số biện pháp cơ bản như sau.
+ Biện pháp thực hiện mục tiêu số lượng
+ Biện pháp thực hiện mục tiêu chất lượng.
+ Biện pháp quản lý cơ sở vật chất của nhóm lớp.
5


+ Biện pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
+ Biện pháp phối hợp với gia đình.
b. Xây dựng kế hoạch chủ đề:
Dựa vào kế hoạch của nhà trường tôi thực hiện các bước phát triển chủ đề
bao gồm: Chọn chủ đề, xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng mạng nội dung,
mạng hoạt động của chủ đề và lên kế hoạch cụ thể hàng tuần cho phù hợp với trẻ
và tình hình thực tế của lớp mình; xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
cung cấp cho trẻ thông qua chủ đề sẽ học; lựa chọn hoạt động; chuẩn bị đồ dùng
dạy học, đồ chơi cho trẻ. Kế hoạch gồm các nội dung như sau:

* Tên chủ đề
* Thời gian thực hiện chủ đề
* Xác định mục tiêu chủ đề
Xác định mục tiêu của chủ đề là dự kiến trước kết quả mong muốn cần đạt
được trên trẻ sau khi khám phá xong chủ đề đó. Mục tiêu giáo dục của chủ đề
nhằm phát triển trên 5 lình vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình
cảm kỹ năng xã hội. Lựa chọn các mục tiêu phải đảm bảo tính phát triển, không
nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề
- Xác định mục tiêu giáo dục trên cơ sở
+ Bám vào mục tiêu chương trình giáo dục mầm non và kết quả mong đợi
của từng lĩnh vực giáo dục
+ Tìm hiểu để nắm được vốn kinh nghiệm của trẻ liên quan đến chủ đề
- Các mục tiêu cần cụ thể, vừa sức, phù hợp với độ tuổi, nhằm giúp trẻ
từng bước đạt được mục tiêu giáo dục ở cuối độ tuổi. Khi viết mục tiêu bao giờ
cũng bắt đầu bằng từ: Trẻ có khả năng, trẻ có thể, biết, nhận biết, yêu thích.
* Xây dựng mạng nội dung
Tôi dự kiến các nội dung có thể thực hiện trong chủ đề. Mạng nội dung có
chứa đựng những nội dung liên quan đến chủ đề, qua đó tôi cung cấp cho trẻ
những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì.
Tôi sử dụng sơ đồ mạng để thiết kế chủ đề (bao gồm mạng nội dung và
mạng hoạt động). Khi thiết kế mạng nội dung được biểu đạt thường được bắt đầu
bằng các danh từ.
* Xây dựng mạng hoạt động
Xây dựng mạng hoạt động là đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo dục mà
tôi dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần dưới hình thức “Học bằng
chơi, chơi mà học” để tìm hiểu, khám phá các nội dung của chủ đề, từ đó trẻ tiếp
thu được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện
* Chuẩn bị đồ dùng và học liệu
Đồ dùng, học liệu phải phù hợp với nội dung của chủ đề và các lĩnh vực
hoạt động, đảm bảo phong phú đa dạng về thể loại chất liệu và đạt yêu cầu an

toàn vệ sinh, đáp ứng với nhu cầu khám phá của trẻ. Những đồ dùng, nguyên liệu
không có sẵn ngoài sự chuẩn bị tôi vận động sự giúp đỡ của phụ huynh.
c. Kế hoạch tuần: được xây dựng trên cơ sở bố trí các hoạt động vào thời
khóa biểu hàng ngày. Các hoạt động giáo dục xoay quanh chủ đề cùng với hoạt
động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
trẻ toàn diện. Trong một ngày, tôi lựa chọn một số hoạt động gần gũi, bổ trợ cho
nhau, tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn, tham gia những hoạt động khác nhau theo
nhu cầu và khả năng. Khi xây dựng kế hoạch tuần chúng ta dựa vào chế độ sinh
hoạt và yêu cầu nội dung cụ thể của chủ đề nhánh để xây dựng kế hoạch cho phù
hợp.
6


Khi xây dựng kế hoạch tuần giúp chúng ta hình dung đầy đủ những nội
dung giáo dục trẻ gắn với từng chủ đề cần thực hiện trong tuần và từng ngày.
Ví dụ: Kế hoạch thực hiện chủ đề gia đình
(Phụ lục 2 kế hoạch chủ đề gia đình)
Tóm lại: Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng của giáo viên
mầm non trong công tác quản lý lớp. Để làm tốt công tác này, chúng ta phải nắm
chắc và xử lý tốt những thông tin có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc
xây dựng, thực hiện kế hoạch lớp, trong đó có tính đến những thuận lợi, khó khăn
cần khắc phục. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ các yếu tố
khách quan và chủ quan, có sự bàn bạc thống nhất giữa giáo viên trong lớp là tiền
đề cần thiết cho việc thực hiện thành công các mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong kế
hoạch. Làm việc có kế hoạch là việc làm khoa học nhất của giáo viên mầm non.
2.3.3. Giải pháp 3: Linh hoạt trong quá trình quản lý sĩ số, sức khỏe và
an toàn cho trẻ hàng ngày.
Một ngày của giáo viên mầm non của chúng ta ở trường là rất dài, cứ sau
một ngày làm việc dài khi trả xong trẻ mà tất cả mọi trẻ đều được an toàn và
không thiếu trẻ thì giáo viên chúng tôi mới có thể thở phào. Chính vì vậy mà việc

quản lý trẻ trong một ngày ra rất quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, giáo
viên chúng ta phải biết quản lý chặt chẽ số lượng trẻ có mặt hằng ngày, tránh mọi
sơ xuất gây thương tích có thể xẩy ra cho trẻ trong mọi thời điểm sinh hoạt.
a. Quản lý trong giờ đón trẻ.
Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình sức khỏe và trạng thái tâm lý
của trẻ. Biết người đưa trẻ đến lớp và những đồ dùng mang theo, không để trẻ
mang vào lớp những đồ vật, đồ chơi có thể độc hại hoặc gây thương tích cho trẻ.
Trong lúc tiếp tục đón trẻ, giáo viên vừa quan sát, theo dõi những trẻ khác đang
chơi để giúp đỡ hoặc nhắc nhở khi cần thiết. Giáo viên nên tranh thủ thời gian,
chủ động hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêm những thông tin
cần thiết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày.
Ví dụ: Khi đón trẻ tôi hỏi phụ huynh
+ Hôm nay sức khỏe của cháu như thế nào
+ Tôi đánh dấu vào cột theo dõi sức khỏe
Từ đó trong các hoạt động trong ngày những trẻ đang có biểu hiện mệt mỏi
tôi sẽ cho trẻ ít tham gia vào các vận động mạnh như chạy, nhảy.
Sau giờ đón trẻ tôi kiểm tra điểm danh những cháu có mặt và vắng mặt ghi
vào sổ điểm danh hàng ngày để tiện theo dõi.
b. Quản lý trẻ trong giờ chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Việc quản lý trẻ trong giờ
chơi như thế nào để không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện, hứng thú chơi của
trẻ là một yêu cầu cơ bản đối với giáo viên mầm non.
Trẻ không những được chơi trong lớp mà còn được chơi ngoài trời nhằm
tăng cường sức khỏe và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ. Mở rộng không gian chơi
của trẻ là cần thiết và cần có những yêu cầu quản lý phù hợp với các thời điểm
chơi của trẻ trong ngày.
- Khi trẻ chơi trong lớp: Để quản lý trẻ trong lớp được tốt tôi chuẩn bị
đầy đủ đồ chơi, học liệu và bố trí các góc chơi hợp lý để không ảnh hưởng đến
quá trình chơi của trẻ. Giáo viên cần xây dựng môi trường, sắp xếp góc chơi mở
tạo điều kiện cho mọi trẻ được tự lựa chọn nhóm chơi, hoạt động theo ý thích ở

các góc.

7


Trong quá trình trẻ chơi tôi luôn quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi,
tôn trọng nhu cầu và quyền được chơi của trẻ, gợi ý động viên kịp thời và xử lý
các tình huống nảy sinh
Ví dụ: + Trẻ tranh giành đồ chơi và có thể dẫn đến đánh nhau tôi phải xử
lý hướng lái một trong hai trẻ chọn đồ chơi khác tùy vào tình huống.
+ Trẻ không biết chơi gì, ngồi không tôi gợi ý cách chơi cho trẻ.
+ Gợi ý cho trẻ luân phiên chơi góc khác khỏi nhàm chán.
- Khi trẻ chơi ngoài trời: Chúng ta nên lựa chọn địa điểm chơi đảm bảo
an toàn, đủ khoảng rộng cho trẻ vận động, cho trẻ mặc quần áo, giày dép gọn
gàng, phù hợp với thời tiết trong ngày. Hoạt động ngoài trời tôi thường tiến hành
với một số nội dung, hình thức hoạt động sau:
+ Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi với
các vật liệu thiên nhiên như: cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi.
+ Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ thích.
+ Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên
+ Tham gia vào một số hoạt động chăm sóc thiên nhiên
+ Dạo chơi trong sân trường, thăm quan các khu vực trong nhà trường và
ngoài nhà trường.
Khi trẻ dạo chơi ngoài trời tôi luôn để ý quản lý trẻ trong quá trình trẻ chơi
không để trẻ chạy nhảy quá sức hoặc xô đẩy nhau, tôi chú ý không cho trẻ ở
những nơi không an toàn như: Trước và sau khi chơi ngoài trời tôi thường quản
lý sỹ số trẻ, khỏi bị thất lạc trẻ. Ngoài ra tôi còn tập cho trẻ làm quen với hiệu
lệnh khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc trước khi vào lớp.
c. Quản lý trẻ trong giờ học (Hoạt động học)
Như chúng ta đã biết giờ học diễn ra trong một thời gian nhất định, tùy

theo nhu cầu và hứng thú của trẻ. Giờ học có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài
trời, học cả lớp, học theo nhóm hoặc từng cá nhân.
Do đó để thuận tiện cho việc quản lý trẻ trong hoạt động tôi chú ý đến việc
sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ sao cho hợp lý đối với mỗi loại hoạt động để tôi dễ bao
quát chung và quản lý trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học tôi thường chú ý sắp xếp những trẻ hay nói chuyện,
những trẻ ít tập trung ngồi gần tôi đề tiện bao quát.
Hoặc trong hoạt động âm nhạc tôi cho trẻ ngồi học trên ghế và ngồi theo
hình chữ u. Còn trong giờ kể chuyện tôi cho trẻ vừa ngồi ghế vừa ngồi chiếu, nếu
nghe cô kế tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô để tiện bao quát và trẻ chú ý học
hơn,...
d. Quản lý trẻ trong giờ ăn
Ở lớp tôi bố mẹ thường nuông chiều con, có nhà cứ cho con mang quà
bánh đi theo và thường lấy ra ăn không đúng bữa. Do đó tôi đã nghiêm khắc
trong việc tập trung cho trẻ ăn đúng bữa, thường xuyên theo dõi không cho trẻ ăn
quà vặt. Đầu giờ ăn là việc làm rất cần thiết và quan trọng đó là kiểm tra để số
báo ăn đúng với số trẻ có mặt tại bàn ăn
Trong khi trẻ ăn tôi luôn quan sát, kiểm tra trẻ khuyến khích trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất, xử lý nhanh những trẻ hóc sặc thức ăn có thể xẩy ra. Với
những trẻ biếng ăn, ăn chậm, trẻ mới ốm dậy tôi phải chú ý nhiều hơn.
Đặc biệt trong giờ ăn tôi không quên việc quản lý và rèn cho trẻ những
hành vi văn minh trong ăn uống như khi ăn không nô đùa, nói chuyện to, cười
nhiều, nhai kỹ, không làm rơi vãi cơm....
đ. Quản lý trẻ trong giờ ngủ.
8


Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi sức làm việc của hệ
thần kinh. Phòng ngủ phải chuẩn bị sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, mát mẻ về
mùa đông và có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ. Để đi vào giấc ngủ

nhanh tôi tôn trọng thói quen về tư thế nằm của trẻ: Trước khi ngủ tôi cho trẻ
nghe những lời hát ru êm ái dịu dàng có tác dụng nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ.
Tôi luôn tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo
yêu cầu của độ tuổi
Trong khi trẻ ngủ, tôi luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo dõi giấc ngủ
của trẻ, tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động. Đối với trẻ khó ngủ, ngủ ít, trẻ
mới đến lớp chưa quen ngủ trưa cô cần có biện pháp chăm sóc riêng không ảnh
hưởng đến giấc ngủ của những trẻ khác. Hết giờ ngủ, cô cho trẻ thức dậy từ từ,
tránh đột ngột. Tôi hướng dẫn trẻ một số việc vừa sức như: Cất gối, xếp chăn,
chiếu...Có thể chuyển sang một hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với
trẻ, cho trẻ hát một bài hát.
g. Quản lý trẻ trong giờ trả trẻ
Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ
huynh tới đón. Một lần cuối cùng trong ngày tôi kiểm tra lại sỹ số trẻ trong lớp
lại một lần nữa.
Tôi không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới 10 tuổi chưa đủ trách
nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ.Tôi chủ động trao đổi với gia đình về tình hình trẻ
trong ngày và những hoạt động cần có sự phối hợp. Nếu có gì xảy ra do sơ suất
phải thành thật xin lỗi phụ huynh.
Vừa trả trẻ tôi còn vừa phải theo dõi các trẻ khác, chỉ được ra về khi đã trả
hết trẻ.
Tóm lại: Việc quản lý trẻ trong lớp học là việc làm hết sức cần thiết của
mỗi giáo viên chúng ta. Bởi trong thời đại ngày nay tất cả các gia đình, các bậc
phụ huynh rất quan tâm tới con em của họ, nếu có bất kỳ sơ xuất gì xẩy ra sẽ đặt
nặng trên đôi vai người giáo viên chúng ta. Do đó chúng ta cần quản lý trẻ một
cách nghiêm túc trong quá trình chăm sóc –giáo dục trẻ.
2.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trong trường mầm non việc thực hiện tốt chế độ sinh hoạt chế độ sinh hoạt
của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phản hồi thời gian và trình tự hoạt động
trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Vì thế việc xây

dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn
diện đối với trẻ. Chế độ sinh hoạt được thực hiện một cách ổn định sẽ góp phần
hình thành các thói quen văn hóa vệ sinh, tính tổ chức kỉ luật và một số đức tính
tốt ở trẻ. Thực hiện đúng đắn chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng thuận lợi
cho quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể, tạo ra ở trẻ tâm trạng thoải mái, vui vẻ,
ngăn ngừa sự mệt mỏi.
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho trẻ ở trường mầm non, chúng ta phải
thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với
gia đinhg cùng thực hiện.
a. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Đế đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong lớp học được phát triển bình thường,
không có xẩy ra bệnh tật bản thân tôi đã thực hiện những nội dung sau:
* Thực hiện tốt công tác vệ sinh:
Chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi,
thực hiện nghiêm túc theo lịch vệ sinh quy định, giữ sạch nguồn nước, hạn chế
mức thấp nhất các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Ví dụ: Lịch vệ sinh của lớp tôi thực hiện
9


- Hàng ngày:
+ Tráng bát đĩa, thìa cốc, khăn mặt bằng nước nóng.
+ Rửa tay trước khi ăn, phơi nắng khăn, gối, chiếu.
+ Cọ rửa bỏ bằng xà phòng 1 lần.
+ Đánh xà phòng nhà vệ vệ sinh, đồ dùng vệ sinh.
- Hàng tuần:
+ Ngâm khăn mặt bằng xã phòng.
+ Giặt vỏ gối, chiếu, phơi chăn gối.
+ Rửa đồ chơi bằng xã phòng.
+ Cọ rửa khay cốc, bình đựng nước.

- Hàng tháng:
+ Quét màng nhện, trần nhà, phòng lớp.
+ Cọ rửa các công trình trong lớp.
* Thực hiện tốt chăm sóc giấc ngủ:
Đối với trẻ giấc ngủ không những giúp phục hồi sức khỏe, dự trữ năng
lượng, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể mà còn giúp cho sự phát triển và hoàn
thiện ống thần kinh.
Giấc ngủ giúp trẻ thông minh, tỉnh táo và có khả năng tập trung tốt. Ở trẻ
mất ngủ thường tỏ ra mệt mỏi, phản ứng chậm. Khi ngủ đủ giấc trẻ luôn hứng
khởi, hoạt bát và tăng trưởng rất tốt về chiều cao cũng như trí óc. Khi trẻ tạo cho
trẻ cảm giác an toàn, được âu yếm và được yêu thương khi đi vào giấc ngủ. Trẻ
được ngủ đủ, ngủ sâu khi tỉnh dậy sẽ vui vẻ, tỉnh táo, tích cực hoạt động, đó là
yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe.
Vì vậy khi tổ chức giấc ngủ cho tôi thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Vệ sinh trước khi ngủ
- Mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ có giấc ngủ tốt.
- Các bước tiến hành:
+ Vệ sinh phòng ngủ
+ Chế độ không khí, nhiệt độ, ánh sáng: ấm về mùa đông thoáng mát về
mùa hè (nếu lớp sử dụng điều hòa nhiệt độ giữ mức từ 25 độ C)
+ Các trang thiết bị trong phòng: Giường ngủ, chăn, gối của trẻ phải có
kích thước phù hợp
Bước 2: Chăm sóc trẻ trong giấc ngủ
- Mục đích: Để giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, sâu hơn và đủ thờigian.
- Cách tiến hành:
+ Ngủ đúng thời gian nhất định để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu.
+ Cô giáo phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư
thế, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết.
Ví dụ: Tôn trọng tư thế ngủ của trẻ, không được kéo chăn trùm kín đầu,
nằm sấp, úp mặt vào gối. Những trẻ yếu, trẻ mới ốm dậy cho trẻ nằm riêng gần

cô, những trẻ béo phì cho nằm xa bạn hơn tránh lúc ngủ đè tay chân lên trẻ khác.
+ Theo dõi không khí trong quá trình cho trẻ ngủ
+ Không cho trẻ đi ngủ ngay sau khi ăn no
+ Nên cho trẻ nghe hát ru hay nhạc nhẹ.
Bước 3: Chăm sóc trẻ sau khi thức giấc
- Mục đích: Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu khi thức dậy, nhanh
chóng chuyển thần kinh sang trạng thái hưng phấn.
- Cách tiến hành:
+ Chỉ thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ giấc. Cho những trẻ yếu dậy muộn
hơn.
10


+Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách trật tự, nề nếp.
+Cho trẻ vận động nhẹ nhàng và ăn bữa phụ
* Thực hiện tốt chăm sóc bữa ăn:
Một chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời thơ ấu sẽ là nền tảng cho sự phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần mà chỉ có khi trưởng thành mới có thể biết được
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau
khi ăn cũng có phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp
trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này.
Để thực hiện một bữa ăn có hiệu quả tôi thực hiện theo 3 bước cầu sau:
Bước 1: Chăm sóc trước giờ ăn:
– Rửa mặt, tay trước khi ăn:
+ Tổ chức hướng dẫn vệ sinh như : Rửa tay, lau mặt (nhắc trẻ theo trình tự
các bước).
+ Đối với trẻ mới ốm dậy tôi làm công tác vệ sinh cho trẻ.
– Tạo hứng thú cho bữa ăn
Bước 2: Chăm sóc trong giờ trẻ ăn:
- Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn qua nét mặt, cử chỉ, lời nói của người

chăm sóc cho trẻ ăn
- Cô giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị, giúp trẻ hiểu biết về một
số món ăn
- Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn: ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to,
không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, không nhai nhồm nhoàn, biết
mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không co chân lên ghế, cầm thìa tay phải, tự
xúc ăn gọn gàng, không xúc cơm đổ sang bát bạn…
Bước 3: Chăm sóc trẻ sau khi ăn
- Sau khi trẻ ăn xong cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước
- Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát, thìa vào nơi quy định.
- Sau bữa ăn cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng 15-20 phút và sau đó đi vào
chỗ ngủ.
* Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe :
Như chúng ta đã biết sức khỏe là thứ quan trọng nhất của mỗi con người,
không có sức khỏe chúng ta không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong
cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy chúng cần có sức khỏe để học tập, vui chơi
để từ đó phát triển toàn diện theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non đã đề
ra.
Đối với bản thân tôi để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ lớp
mình tôi đã nghiêm túc thực hiện những nội dung sau:
- Phối hợp với nhà trường tổ chức cân đo khám sức khỏe cho trẻ định kỳ
theo quy định và chỉ đạo của phòng giáo dục với 4 lần cân đo và 2 lần khám sức
khỏe định kỳ về các nội dung: tiêm chủng, thể lực, tinh thần, bệnh tật…
+ Lần 1: 25/9 là cân đo (Khám sức khỏe lần 1)
+ Lần 2: 25/11 cân đo
+ Lần 3: 25/02 cân đo
+ Lần 4: 15/05 cân đo (Khám sức khỏe lần 2)
Ví dụ: Trong lần cân đo khám sức khỏe lần 1 vào 25/09 lớp tôi với tổng sỹ
số lớp là 30 cháu. Trong đó có 3 cháu bị suy dinh dưỡng và thấp còi
+ Mai Quỳnh Anh- SN:16/09/2013, cân nặng 13,8 Kg chiều cao 100cm

+ Vũ Hoàng Gia Bảo-SN: 7/7/2013, cân nặng: 14,5 kg; chiều cao: 102cm
+ Mai Đức Thịnh- SN: 17/02/2013, cân nặng 15 kg; chiều cao: 104 cm
11


- Xây dựng các biện pháp tuyên truyền phối hợp với các bậc cha mẹ để có
những biện pháp phối hợp trong việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện tích cực các
biện pháp phòng bệnh theo mùa và tiêm chủng phòng dịch cho trẻ. Đảm bảo mọi
trẻ trong nhóm lớp đều được tiêm chủng, uống vác xin theo đúng quy định.
- Tổ chức cho trẻ vận động và hoạt động hợp lí: Tôi cho trẻ được vận
động, hoạt động dưới các hình thức phù hợp với lứa tuổi, được dạo chơi ngoài
trời trong bầu không khí trong lành và ánh nắng của buổi sáng, sẽ tăng cường sức
khỏe trao đổi chất trong cơ thể, giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời
tiết, rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường sống.
- Giáo dục trẻ có những hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho
bản thân, hình thành ở trẻ những hành vi, thói quen văn hóa vệ sinh trong từng
hoạt động.
Kết quả: Bằng những biện pháp trên 3 cháu suy dinh dưỡng của lớp tôi
tính đến thời điểm cân đo lần 3 vào ngày 25/02/2019 chí còn 1 cháu bị suy dinh
dưỡng thấp còi là cháu Mai Quỳnh Anh, còn về cân nặng cả 3 cháu đã phát triển
lên cân nặng bình thường với chí số:
+ Mai Quỳnh Anh- SN:16/09/2013, cân nặng 15 Kg chiều cao 102cm
+ Vũ Hoàng Gia Bảo-SN: 7/7/2013, cân nặng: 15,5 kg; chiều cao: 105cm
+ Mai Đức Thịnh- SN: 17/02/2013, cân nặng 16,5 kg; chiều cao: 107 cm
Tóm lại: Trẻ khỏe mạnh, an toàn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối là mục
tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi giáo viên mầm non phải có những hiểu biết
đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián
tiếp đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nói chung và sức khỏe nói riêng. Trên
cơ sở đó, giáo viên tổ chức môi trường sinh hoạt phù hợp và kích thích được sự

phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
( Phụ lục 3: Một số hình ảnh chăm sóc sức khỏe vệ sinh ăn uống, chăm
sóc giấc ngủ)
b. Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo ban hành và
được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng
trên cơ sở quán triệt đầy đủ những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm
non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu
chung của giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc chương trình la một yêu cầu
mang tính bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lý giáo dục mầm
non.
Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ bản thân tôi đã
thưc hiện nghiêm túc các nội dung sau:
+ Nghiêm túc thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình
theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 nhằm giúp trẻ phát triển về
thể chất, trí tuệ ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện theo chủ đề hàng tuần hàng ngày trên cơ
sở hiểu rõ đặc điểm của trẻ lớp mình phù hợp với tình hình thực tế. Các nội dung
đề ra kế hoạch phải được lựa chọn, sắp xếp có hệ thống, phù hơp với chủ đề giáo
dục, phù hợp với vốn kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Giữa các nội dung có sự
kết hợp với nhau một cách cân đối, hợp lý giúp cho việc học tập của trẻ thông
qua khám phá chủ đề đạt hiệu quả.
12


+ Tôi luôn luôn tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, là người tạo cơ hội,
tạo tình huống tạo cơ hội, tạo cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham gia vào
các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám phá . Dưới vai trò chủ đạo của cô, trẻ
chủ động tham gia vào các trò chơi và các hoạt động trải nghiệm vào các tình

huống của cuộc sống, được bộc lộ khả năng làm phong phú vốn kinh nghiệm và
phát triển tính độc lập sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động vui chơi, học tập lao
động, dạo chơi tham quan…
+ Tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện các phương tiện, đồ dùng, đồ
chơi cho từng hoạt động giáo dục phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, phù hợp
với nội dung chủ đề và sắp xếp hợp lý tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động
thuận tiện, phát triển được khả năng. Thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung đồ
dùng đồ chơi để thích ứng với quá trình phát triển của trẻ.
+ Không ngừng học tập để tìm ra các phương pháp tổ chức các hoạt động
giáo dục phải linh hoạt, sáng tạo, hướng vào sự phát triển của trẻ, tránh gò ,bó áp
đặt, rập khuôn máy móc, gây nên căng thẳng giảm hứng thú học tập vui chơi của
trẻ. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cần vận dụng phù hợp với mục
tiêu, nội dung cụ thể từng chủ đề. Kết hợp cho trẻ được hoạt động cá nhân, hoạt
động theo nhóm và hoạt động chung cả lớp diễn ra trong hoạt động học, khi vui
chơi và ở mọi lúc mọi nơi.
+ Cuối cùng là chúng ta phải biết cách đánh giá kết quả giáo dục được thể
hiện ở trẻ khi tham gia vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh
giá là thước đo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của mỗi giáo viên.
Đồng thời là căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp cho
các hoạt động tiếp theo.
Tóm lại: Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong trường
mầm non do đội ngũ giáo viên quyết định. Vì thế giáo viên phải không ngừng
học tập năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững mục tiêu chương
trình, tích cực rèn luyện năng lực, nghệ thuật sư phạm, chịu khó suy nghĩ cải tiến
phương pháp giáo dục sáng tạo linh hoạt trong quá trình tổ chức môi trường hoạt
động cho trẻ… Đó là những yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm lớp trong trường mầm non.
( Phụ lục 4: Một số hình ảnh một số hoạt động giáo dục trẻ)
2.3.5. Giải pháp 5: Nghiêm túc thực hiện các nội dung đánh giá sự
phát triển của trẻ theo yêu cầu.

Đánh giá là quá trình nhận định, phán đoán về kết quả của quá trình giáo
dục, phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề
ra, nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả chất
lượng trẻ. Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm 2 loại:
+ Đánh giá trẻ hằng ngày
+ Đánh giá trẻ theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và đánh giá cuối độ
tuổi).
Để thực hiện tốt 2 nội dung đánh giá trên bản thân tôi thực hiện nghiêm túc
các phương pháp đánh giá trẻ và ghi chép đầy đủ hồ sơ cá nhân trẻ.
a. Thực hiện nghiêm túc các phương pháp đánh giá trẻ
- Quan sát trẻ: Hàng ngày tôi luôn quan sát trẻ lớp mình quan sát tất cả
các hoạt động trong ngày từ khâu đón trẻ đến khâu trả trẻ. Quan sát trẻ qua giao
tiếp, hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện cảm xúc của trẻ trong các hoạt
động đó
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ăn uống tôi quan sát trẻ ăn, cách sử dụng các
dụng cụ ăn uống,…trong giờ học tôi quan sát khả năng tập trung chú ý..
13


- Trò chuyện với trẻ: Việc trò chuyện với trẻ được diễn ra ở mọi lúc mọi
nơi, có khi là những câu hỏi có mục đích, có khi là những câu hỏi ngẫu nhiên.
Tuy nhiên khi đặt câu hỏi cũng phải chú ý đến mục đích của chủ đề đang dạy để
hỏi trẻ, dùng những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản ân cần khi trò chuyện với trẻ.
Ví dụ: Để có được kết quả khảo sát đánh giá về chủ đề gia đình, tôi trò
chuyện để trẻ biết nói/ kể về gia đình mình bằng một số câu hỏi
+ Nhà con ở đâu?
+ Bố mẹ con làm nghề gì?
+ Nhà con có mấy người, có mấy anh chị em?
Sau khi trò chuyện với trẻ xong tôi ghi vào sổ nhật ký của lớp
- Sử dụng bài tập: Sử dụng bài tập cũng là một phương pháp mà tôi dùng

để đánh giá trẻ. Các bài tập này tôi thường sử dụng để đánh giá trẻ theo giai đoạn.
Bài tập này tôi thường tố chức cho trẻ bằng những trò chơi hoặc những câu đố
đơn giản,…từ đó tôi lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung chương trình.
Ví dụ: Để thực hiện bài tập “Đánh giá khả năng phân loại của trẻ” trong
chủ đề gia đình tôi cho trẻ chơi trò chơi với lô tô như: Tôi đưa cho trẻ lô tô 4 con
vật ( chó, mèo, gà, vịt) và cho trẻ thực hiện phân loại nhóm con vật đẻ con, nhóm
con vật đẻ trứng, hoặc nhóm gia súc, nhóm gia cầm.
- Phân tích sản phẩm: Với phương pháp này tôi dựa trên những sản phẩm
hoạt động của trẻ như (Vẽ, nặn, xé dán,…) để đánh giá mức độ hình thành kiến
thức, kỹ năng và năng khiếu của trẻ. Thông qua các sản phẩm này tôi sẽ đánh giá
được ý tưởng, cách sử dụng công cụ, vật liệu của trẻ để so sánh với bản thân trẻ
theo thời gian. Với những kết quả của trẻ tôi cũng ghi lại vào sổ nhật ký sau mỗi
chủ đề hoặc cuối độ tuổi làm căn cứ đánh giá trẻ.
- Sử dụng tình huống: Phương pháp sử dụng tình huống là sử dụng các
tình huống ngẫu nhiên trong các thời điểm sinh hoạt trong ngày hoặc do tôi tự tạo
ra tình huống để đánh giá trẻ. Có những nội dung mà trong quan sát trò chuyện
hàng ngày tôi không quan sát được, thấy được thì tôi sẽ sử dụng bài tập tình
huống. Việc tạo ra tình huống phải rõ mục đích và tổ chức khéo léo để trẻ bộc lộ
tự nhiên.
Ví dụ: “Hành vi gọn gàng, ngăn nắp” phải quan sát nhiều lần qua các tình
huống trẻ sắp xếp, cất dọn đồ đạc, đồ chơi; trẻ sắp xếp, chuẩn bị dụng cụ ăn uống
trong ngày. Hoặc “Giao tiếp có văn hóa” Tôi tạo tình huống cho trẻ tham gia các
hoạt động giao lưu như các trò chơi đóng vai, tham gia hoạt động nhóm từ đó tôi
quan sát hành vi của trẻ.
b. Ghi chép đầy đủ hồ sơ cá nhân trẻ.
Cách ghi chép.
Kết quả nhận xét, đánh giá trẻ hằng ngày được ghi vào nhật ký nhóm/lớp
hoặc sổ kế hoạch giáo dục. Tôi ghi lại những biểu hiện bất thường của trẻ (tích
cực, tiêu cực) và những lưu ý trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục,
để rút ra kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.

Kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề được ghi vào phiếu đánh giá việc thực
hiện và kết quả đánh giá trẻ cuối độ tuổi được ghi vào bảng đánh giá sự phát triển
trẻ. Kết quả đánh giá được lưu vào hồ sơ cá nhân trẻ.
Hồ sơ cá nhân trẻ.
Hố sơ cá nhân là một dạng tư liệu, đồng thời là một căn cứ quan trọng để
đánh giá sự phát triển của trẻ trong suốt năm học.
Yêu cầu hồ sơ
Hồ sơ cá nhân trẻ đựng trong túi bằng bìa hoặc nilong có nhiều ngăn. Trên
hồ sơ có nhãn : tên , ngày sinh của trẻ, lớp/năm học. Hồ sơ bao gồm:
14


Lý lịch của trẻ.
Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ
Kết quả các bài tập
Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện( vẽ, cắt ,nặn, xé..) với nhận xét của cô
giáo: kết quả đánh giá trẻ theo giai đoạn. Sản phẩm của trẻ trong hồ sơ cần được
sắp xếp thành từng loại ( bài vẽ, bài xé, bài dán, ảnh chụp nếu có) những sản
phẩm khác do trẻ tự làm.. Mỗi lọai sản phẩm nên sắp xếp theo trình tự thời gian
để dễ thấy sự tiến bộ của trẻ , cũng như dễ theo dõi. Tất cả các sản phẩm đều
được thu nhập từ đầu cho đến thời điểm đánh giá và hết năm học. Tất cả hồ sơ cá
nhân trẻ trong nhóm/ lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễ sử
dụng và quản lí.
Định kỳ, tôi có thể xem lại những hồ sơ trẻ, trao đổi với đồng nghiệp hoặc
phụ huynh về kết quả đạt được, những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó tôi đề
xuất kế hoạch tiếp theo. Tôi có thể gửi hồ sơ của trẻ cho phụ huynh, để biết toàn
diện về trẻ (những tiến bộ; điểm mạnh, điểm yếu…) Từ đó cùng phối hợp với gia
đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tóm lại: Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều
chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động cho phù hợp.

2.3.6. Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng quản lý cơ sở vật chất nhóm
lớp
Cơ sở vật chất của nhóm, là toàn bộ các phương tiện vật chất và kỹ thuật
được nhà trường trang bị để chăm sóc- giáo dục trẻ em. Nó bao gồm các phòng
nhóm, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, sách báo, tài liệu chuyên môn…. Đó là
điều kiện không thể thiếu được để nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ và
hiệu quả làm việc của giáo viên.
Quản lý cơ sở vật chất của nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu là xây dựng,
bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm sóc- giáo
dục trẻ. Chính vì vậy mà ngay khi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi A2 bản
thân tôi đã thực hiện những nội dung sau
+ Kiểm kê tài sản đầu năm học khi nhận lớp
Vào đầu năm học tôi chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường kiểm kê lại
số tài sản trong lớp mình vừa được phụ trách, báo cáo kịp thời khi tài sản bị mất
mát, hư hỏng, cần bổ xung thay thế. Sau khi kiểm kê xong tôi lập sổ theo dõi đầy
đủ để quản lí được cụ thể và rõ ràng.
Tài sản nhóm lớp được tôi chia thành các Định kỳ kiểm kê tài sản theo
đúng quy định của trường, Giáo viên có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của
nhóm lớp và đồ dùng của trẻ, nâng cao ý thức tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc các
quy định của trường trong việc quản lý tài sản.
+ Bổ sung tài sản nhóm lớp.
Năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi. Thực tế theo chỉ
đạo hướng dẫn chung của phòng giáo dục không được thu tiền phụ huynh để mua
sắm đồ dùng, đồ chơi cũng như sách vở cho trẻ. Với vấn đề nan giải và bất cập
trong năm học này bản thân tôi thấy rất khó khăn. Nhưng tôi đề xuất với ban
giám hiệu nhà trường sớm duyệt cho các lớp được họp phụ huynh để có biện
pháp tốt nhất. Trong buổi họp phụ huynh tôi triển khai toàn bộ nội dung chỉ đạo
là không thu tiền của cha mẹ để mua mà để phụ huynh các cháu tự đi mua. Với
những danh mục đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cũng như đồ chơi cho trẻ
trong lớp còn thiếu gì tôi giới thiệu cho cha mẹ các cháu đi mua.

Với việc làm đó chỉ sau một tuần họp phụ huynh lớp tôi có đủ 100% đồ
dùng cá nhân, đồ dùng học tập cũng như đồ chơi cho trẻ theo quy định.
15


Ngoài ra sau buổi họp phụ huynh của lớp các phụ huynh trong lớp đã nhất
trí ủng hộ lớp mua thay thế ti vi cũ bằng tivi màn hình phẳng 54 in tiện cho việc
giáo dục trẻ .
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.
Sắp xếp, trang trí đồ dùng đồ chơi không phải là bất kỳ người giáo viên
nào cũng có thể làm tốt. Để các trang thiết bị trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, thuận
tiện khi sử dụng và đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ tôi đã nghiên cứu
cuốn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, với nội dung sắp xếp
đồ dùng. Vì vậy mà môi trường giáo dục lớp tôi rất thoáng, trẻ rất dễ hoạt động
và hoạt động tích cực, bản thân tôi cũng dễ quản lý trẻ cũng như quản lý đồ dùng
đồ chơi của mỗi góc.
+ Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
Tất cả những đồ dùng trong lớp nếu như chúng ta không biết tận dụng để
sử dụng thì chúng thành những vật thừa, vô tri và sử dụng chúng như thế nào để
có hiệu quả và tiết kiệm thì không phải giáo viên nào cũng làm được.
Như chúng ta đã biết có rất nhiều giáo viên không ít cho trẻ xem tranh ảnh,
hoặc chơi với lô tô nhiều sợ trẻ làm hư hỏng hoặc mất mát chỉ để khi nào có dự
giờ mới mang ra. Nhưng bản thân tôi luôn cho trẻ sử dụng tất cả mọi đồ dùng đồ
chơi trong ngày mà không sợ mất mát, hư hỏng
Tóm lại: Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sản của nhà trường được giao
trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp đứng lớp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là
nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất
lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.
2.3.7. Giải pháp 7: Nâng cao chất lượng lớp qua các hội thi, các ngày
lễ hội và các buổi thăm quan dã ngoại do lớp, trường tổ chức.

Việc tham gia các hội thi, các ngày lễ hội và các buổi thăm quan dã ngoại
do trường tổ chức là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu chuyên môn,
nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ hiểu biết. Học tập được nhiều kinh nghiệm,
nảy sinh được nhiều ý hay. Qua hội thi giáo viên chúng tôi có điều kiện giao lưu,
học hỏi để vận dụng và phát huy năng lực sáng tạo của mình trước đồng nghiệp
và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn. Song song với cô giáo thì tất cả các hoạt
động của trẻ cũng kéo theo và chất lượng trẻ cũng được nâng lên
a. Với các hội thi trong năm học mà tôi tham gia
* Với hội thi “Giáo viên dạy giỏi: Hàng năm, không năm nào nhà
trường bỏ qua việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi , giáo viên tham
gia thi lý thuyết và lên lớp dạy 2 hoạt động học có chủ định. Thực tế cho thấy
rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong
việc nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân chúng tôi cũng như chất
lượng trẻ; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy
nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp,
biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình
huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Bên cạnh đó
giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho
hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả
cao.
Nhờ đó mà trẻ cũng được tiếp cận những phương pháp hình thích học
tập mới hấp dẫn có hiệu quả hơn
* Với hội thi “Làm đồ dùng dạy học và đồ chơi”:

16


Năm học 2018-2019 để lập thành tích chào mừng kỉ niệm ngày thành lập
“Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” tôi đã tham gia hội thi “Trưng bầy và thuyết
trình đồ chơi các góc theo chủ đề.”

Qua nghiên cứu tham khảo trên mạng kết hợp khả năng sáng tạo, tìm tòi,
phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu phế thải tôi đã hoàn thành
đầy đủ bộ đồ dùng dạy học ở các góc và được ban giám hiệu nhà trường chấm
và đánh giá với kết quả cao. Hội thi đã tạo cơ hội làm tăng số lượng đồ dùng
đồ chơi các góc trong lớp tôi, vì thế mà việc tổ chức cho trẻ tham gia chơi hoạt
động ở các góc được phong phú và hấp dẫn trẻ khi tham gia vào quá trình chơi
* Với hội thi “ Hội khỏe bé – bé tài năng”.
Vào đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã triền khai kế hoạch hội
thi tới toàn thể nhà trường. Với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6
tuổi nhằm mục đích chọn đội tuyển tham dự thi cấp trường và cấp huyện.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc chăm sóc sức
khỏe cho các cháu và tập trung ôn luyện các chuyên đề dinh dưỡng, giáo dục
bảo vệ môi trường, chú trọng đến chuyên đề “Phát triển vận độ”,...Ngoài ra
còn tổ chức cho các cháu tham gia vào nhiều các hoạt động nghệ thuật để phát
hiện bé tài năng. Qua quá trình ôn luyện chất lượng các chuyên đề cũng như
nhận thức của trẻ được nâng lên rõ rệt và tôi cũng chọn được một đội tuyển
tham gia hội thi cấp trường đạt kết quả cao
Kết quả: Qua các hội thi trong năm học tôi đều đạt kết quả cao và đi
cùng đó là kết quả các cháu được thực hành, vui chơi, học tập với những gì tốt
nhất.
- Hội thi “Giáo viên giỏi” đạt giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện
- Đạt giải nhất hội thi ““ Trưng bầy và thuyết trình đồ chơi các góc theo chủ
đề.”
- Đạt giải nhất hội thi “Bé khỏe- bé tài năng” cấp trường và tham gia hội
thi “Bé khỏe – Bé tài năng” cấp huyện đạt giải nhì.
b. Thông qua các hoạt động lễ hội
Mục đích của giải pháp: Các hoạt động ngày lễ ngày hội đều hướng
vào trẻ, lấy trẻ làm chủ thể cho mọi hoạt động. Tôi là người bạn đồng hành,
chia sẻ kinh nghiệm và cùng trẻ tạo lên các điều kiện để tổ chức thành công
các ngày hội ngày lễ. Trước mỗi hoạt động ngày lễ hội tôi đều tạo cơ hội cho

trẻ có nhu cầu đề xuất, đóng góp các ý tưởng cho lễ hội.
Ví dụ: Lễ hội “ Vui đón tết ” thảo luận với trẻ:
+ Trang trí sân khấu bằng vật gì?
+ Cây mai, cây đào, thiệp chúc mừng năm mới, bánh chưng, câu đối
để ở đâu?
+ Có thể thiết kế sân khấu ở góc nào?
+ Cần mua thêm những vật gì để trang trí ?
Đây là một việc làm mới trong việc tổ chức ngày lễ hội trong trường
mầm non. Trước kia, tôi là người hoàn toàn chủ động và quyết định mọi nội
dung cũng như hình thức trong các buổi lễ hội. Trẻ chỉ tiến hành biểu diễn
một cách thụ động, bởi thế mặc dù các buổi lễ hội có được chuẩn bị công phu
đến bao nhiêu nhưng cũng không gây được hứng thú cho trẻ. Với hướng đổi
mới này, trẻ đã được đề cao ý tưởng sáng tạo thể hiện cái “Tôi ” và thực sự
hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động. Ngoài ra, một nét mới mang lại
thành công lớn phải kể đến là việc chỉ đạo các hoạt động lễ hội trên quan
điểm: “ Ai cũng được tham gia”, trong không khí tưng bừng lễ hội, bị đứng
ngoài cuộc sẽ tạo cho trẻ và các thành viên dễ bị tự ti, tủi thân và xa lánh mọi
17


người, hình thành tâm lý tiêu cực, không tốt. Do đó, từ khi chuẩn bị đến lúc
tổ chức lễ hội chính thức, khi xây dựng các hoạt động, ngoài việc lựa chọn
các cá nhân nổi bật vào các vị trí quan trọng, tôi luôn chú ý đến việc tạo các
hoạt động cho tập thể, tất cả các trẻ được tham gia.
Ví dụ: “Ngày hội đến trường của bé ” Tôi cho các bé trang trí lớp học.
Mỗi trẻ nhận những phần việc theo sở thích: Làm cờ, làm hoa, trang trí băng
gôn “ Chúc mừng ngày hội đế trường của bé ” “ Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui ”. Các bé được tự do lựa chọn các trò chơi mà mình thích để tham
gia cùng các bạn.
Ngày hội “ Vui tết trung thu ” Tôi cho trẻ làm đèn ông sao theo nhóm,

nhóm trang trí đầu sư tử, nhóm vẽ tranh trung thu, làm đèn lồng, trang trí
quần áo múa sư tử.
Chuẩn bị cho lễ hội “Vui đón tết ” tôi chỉ đạo các giáo viên tổ chức
cho trẻ làm các đồ dùng cho buổi lễ với sự chỉ dẫn của giáo viên: Gói quà
( Dùng các hộp các tông to nhỏ, giấy gói quà, nơ ) Vẽ và trang trí thiệp, cắt
hoa mai, hoa đào, là bánh trưng, bánh tét, bánh dày, vẽ tranh trang trí ngày
tết.
c. Qua các buổi tham quan dã ngoại
Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến tham
quan dã ngoại.Trong hoạt động tập thể này trẻ học được cách thực hiện nhiệm
vụ, trò chơi theo nhóm, theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người
điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý
tưởng của mình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.... Có thể nói, tham quan
dã ngoại mang nhiều mang nhiều lợi ích trong việc xã hội hóa trẻ.
Qua tham quan, dã ngoại trẻ phát triển mọi mặt, các kỹ năng sống như:
Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, sự tò
mò, sáng tạo, kỹ năng giữ an toàn...
Do đó hàng năm tôi đều xây dựng kế hoạch trình lên ban giám hiệu và
phối hợp với cha mẹ trẻ của lớp cho trẻ lớp mình đi thăm quan dã ngoại.
Trong năm học qua tôi tổ chức cho lớp mình đi thăm quan hang “Từ
Thức” tại xã Nga Thiện huyện Nga Sơn.
Qua buổi dã ngoại chúng ta có thể quan sát để đánh giá trẻ theo tiêu chí
bài tập mà một số tiêu chí đánh giá giai đoạn chúng ta chưa thực hiện được.’
Tóm lại: Việc tham gia, các hội thi, tổ chức các ngày lễ hội và các buổi
thăm quan dã ngoại do trường tổ chức là một việc làm không thể thiếu của
một giáo viên làm công tác chu nhiệm lớp. Nó quyết định đến xếp loại chung
của lớp cũng như các danh hiệu thi đua của nhà trường.
(Phụ lục 5: Hình ảnh minh họa hội thi, các ngày lễ hội, thăm quan dã ngoại
trong năm)
2.3.8. Giải pháp 8: Linh hoạt trong các hình thức và nội dung phối

hợp với cha mẹ trẻ.
Chúng ta cũng biết rằng bản thân trẻ em chịu sự ảnh hưởng rất lớn của môi
trường giáo dục gia đình và nhà trường. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường . Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự
tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
Với trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn nhận thức được tầm
quan trọng của việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
* Các hình thức phối hợp với phụ huynh:
18


Có rất nhiều các hình thức để phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc
giáo dục, vì hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau, có cháu bố mẹ đi làm công ty
không trực tiếp đưa đón con mà phải nhờ ông bà đưa đón nên không gặp trực tiếp
thường xuyên mà phải trao đổi qua điện thoại,..Dó đó mỗi gia đình có những hình
thức phối hợp khác nhau.
+ Trao đổi trực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ
+ Tổ chức họp định kỳ với gia đình
+ Làm góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại nhóm lớp
+ Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ
+ Thông qua các hội thi văn hóa, văn nghệ
+ Tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ
+ Mời gia đình tham quan hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp,
trường theo điều kiện và khả năng của họ
+ Thông qua ban phụ huynh
+ Sổ liên lạc gia đình và nhà trường
+ Thông tin nhanh qua zalo,…
* Các nội phối hợp với gia đình.
- Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với

phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc- giáo dục trẻ khi
gia đình có yêu cầu.
- Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăn sóc- giáo dục trẻ ở
trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bảng thông báo,
góc trao đổi với phụ huynh…..
Ví dụ: Trước ngày nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho bố
mẹ trẻ, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của cô và của trẻ - nếu
trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở
trường, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen trẻ với
lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu có thể cho bố mẹ vào lớp chơi cùng
trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo những đồ chơi ưa thích mà trẻ
thường chơi ở nhà để tránh hững hụt ban đầu.
- Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở nhà,
thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ
nếu có thể để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc- giáo dục trẻ phù hợp.
- Cần thống nhất với các bậc phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện
pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.
- Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ , tôi căn cứ vào điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức phối hợp và mang lại hiệu quả cao
nhất.
- Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, tôi luôn luôn đưa nội
dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn
đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó.
Ví dụ: Từ ngày….đến ngày….cần phụ huynh đóng góp vật liệu: Giấy báo
cũ, bìa, cây hạt,…; Ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô
giáo.. phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kỹ năng rửa tay, đánh răng, rửa
mặt… Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho phụ huynh trong giờ đón
trả trẻ và ở góc” tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối
với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin: Thông báo danh sách
những phụ huynh đã thực hiện chủ đề ( những gì đã thực hiện được, còn tồn tại

gì, có gì cần rút kinh nghiệm, hướng giải quyết).
19


Tóm lại: Chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ
thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy trong quá trình
giáo dục, tôi cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình
thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có hiệu
quả.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản và
đồng nghiệp.
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của giáo viên, trong trường qua các buổi dự
giờ thăm lớp cùng các tổ khối chuyên môn, tôi đã thu hoạch được những kết quả
như sau:
* Đối với bản thân
+ Củng cố thêm nội dung, phương pháp, kỹ năng sư phạm, có khả năng bao
quát trẻ tốt hơn
+ Xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ và tổ chức triển khai những hoạt động đó linh hoạt phù hợp với từng giai
đoạn, mềm dẻo trong việc thực hiện kế hoạch phù hợp tình hình thực tế địa
phương
+ Nắm vững khối lượng kiến thức, cách tổ chức tốt các hoạt động trong
lớp, trong trường mầm non.
+ Củng cố lại một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong
trường mầm non. Góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện là tiền để cho
trẻ bước vào trường phổ thông một cách dễ dàng.
+ Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phối hợp và tư vấn cho phụ huynh về
những vấn đề nóng bỏng: “vấn đề dịch bệnh, về những biểu hiện của trẻ, tâm lý
trẻ không tốt vào những thời điểm nào đó

* Đối với trẻ
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên chúng tôi thấy, trẻ ở lớp tôi
khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn khi tham gia vào các hoạt động, khả năng giao tiếp
mạnh dạn hơn, có ý thức tốt hơn, ham học hơn, nắm được nhiều kiến thức hơn
nên nhận thức tốt hơn.
- Trẻ phát triển tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều so với đầu
năm.
- Trong lớp biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cách bố trí gọn gàng, ngồi học
hăng say hứng thú phát biểu tham gia vào các hoạt động.
- Biết lao động tự phục vụ và làm những việc vệ sinh cá nhân đơn giản trong
các thời điểm sinh hoạt trong ngày.
- Về sức khỏe giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi. Chất
lượng trẻ ngày một nâng cao.
+ Trẻ đạt bé sạch 30/30 trẻ đạt 100% trẻ đảm bảo an toàn.
+ Trẻ đạt bé ngoan 30/30 trẻ đạt 100%
+ Trẻ cân nặng ở kênh bình thường 30/30 trẻ đạt 100%
+ Trẻ chiều cao ở kênh bình thường 29 /30 trẻ đạt 97%
- Về chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ bình quân
+ Trẻ đạt 29/30 = 97%
+ Chưa đạt: 1/30 = 0,3%
(Phụ lục 6: Kết quả khảo sát cuối năm)
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận.
20


Giáo viên mầm non vừa là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ, vừa là chủ thể quản lý nhóm lớp. Để quản lý lớp học có hiệu quả giáo
viên cần nắm chắc được đặc điểm của trẻ lớp mình, biết xây dựng kế họach của
lớp, quản lý trẻ hàng ngày, đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, biết

đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý được cơ sở vật chất của nhóm lớp, xây
dựng được mối quan hệ và phối hợp với cha mẹ trẻ trong quá trình chăm sóc giáo
dục.
* Bài học kinh nghiệm:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non,
phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đảm
bảo số lượng trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến lớp
+ Đảm bảo chất lượng giáo dục theo 5 lĩnh vực đạt yêu cầu, chỉ tiêu chung
của nhà trường.
+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ
cho các bậc cha mẹ
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng công bằng với
trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ
+ Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bị tài
sản của nhóm lớp
+ Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm
bắt kịp với sự đổi mới của giáo dục.
3.2. Đề xuất.
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi tấy tài liệu cho giáo viên tham khảo về
chương trình giáo dục Mầm non đang còn ít, đồ dùng dạy học cần nhiều mà quỹ
thời gian rảnh thì ít. Vì vậy mong Phòng giáo dục huyện Nga Sơn, quan tâm đến
việc cung cấp thêm tài liệu và đồ dùng dạy học cho các nhà trường, các giáo viên
để có tài liệu học tập, và có thêm quỹ thời gian rảnh cập nhật những kiến thức về
chương trình giáo dục mầm non, để có kiến thức giáo dục phù hợp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Hường

Mai Thị Thúy.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu, tác giả tham khảo

[1]

Tài liệu mục d - Hoạt động 2 bài quản lý nhóm lơp cho giáo viên
mầm non- chuyên đề BDTX năm học 2012-2013

[2]

NXB giáo dục Việt Nam – chức năng của giáo dục mâm non

[3]

Tầm quan trọng của giáo dục mầm non của tác giả Mai Thị Lan –
ĐHSP Hà Nội khoa giáo dục mầm non


[4]

Nhà tâm lý học người Nga Ma Ca Ren Cô đã nói “Những cái
không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình
thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo”

[5]

Nghị quyết TW II đại hội Đảng lần thứ VIII đã định hướng cho
mục tiêu giáo dục mầm non

[6]

Mục c - Hoạt động 3: Mục tiêu quản lý nhóm/lớp. Trang 106 tài
liệu BDCBQL và GVMN năm 2012-2013.

[7]

Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non – tài liệu trên mạng.

[8]

Tài liệu BDTX chu kỳ 2- Bài 4 xây dựng môi trường giáo dục

[9]

nhà giáo dục K.D.Usinki đã nói: Muốn giáo dục con người thì phải
hiểu con người về mọi mặt”

22



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG DG&ĐT, SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Nga Tiến

TT

Tên đề tài sáng kiến

1

Một số biện pháp dạy Cấp tỉnh
chỉ đạo nâng cao chất
lượng chăm sóc sức
khỏe dinh dưỡng cho
trẻ mầm non
Một số biện pháp Cấp Huyện
nâng cao chất lượng
dinh dưỡng cho trẻ
mầm non Nga Tiến

2

3

Cấp đánh giá

xếp loại

Một số biện pháp nâng Cấp Huyện
cao chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm cho
trẻ mầm non Nga Tiến

23

Kết quả
đánh giá
xếp loại
B

Năm học đánh
giá xếp loại
2011- 2012

A

2014- 2015

B

2015-2016


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: kết quả khảo sát đầu năm học
* Kết quả chăm sóc .

STT
1
2
3

Nội dung

Số trẻ

Bé an toàn
Bé sạch
Bé chăm ngoan

30
30
30

Đạt
30
24
22

Kết quả đạt
Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
đạt
100
0
0
80
6

20
73,3
8
26,7

* Kết quả nuôi dưỡng (sức khỏe)
Lớp

5-6
tuổi
A1
%

Số
trẻ
đến
lớp

Số
trẻ
cân
đo

30
100

Cân nặng

Chiều cao


Cân nặng/
Theo chiều
cao
Suy DD
thể
GC
-3 SD
≤z
-score
<-2SD)

Chỉ số khối
cơ thể
(BMI)

KBT

Suy DD
thể
NC
-3 SD
≤z
-score
<-2SD)

KBT

Suy DD
thể
TC

-3 SD
≤z
-score
<-2SD)

KBT

KBT

30

27

3

27

3

12

15

100

90

10

90


10

100

100

Suy DD
thể
GC
-3 SD
≤z
-score
<-2SD)

* Kết quả giáo dục theo 5 lĩnh vực.
STT

Nội dung lĩnh
vực

Số
trẻ

Đạt

1

Phát triển thể chất


30

27

Kết quả chung
Tỷ lệ
Chưa
đạt
90
3

2

Phát triển nhận
thức

30

26

86,7

4

13,3

3

Phát triển ngôn
ngữ


30

25

83,3

5

16,7

4

Phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội

30

24

80

6

20

5

Phát triển thẩm
mỹ


30

25

83,3

5

16,7

24

Tỷ lệ
10


Phụ lục 2: CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN
(Thực hiện trong 4 tuần)Từ ngày 19/9- 16/10/2018
Lvpt

PHÁT
TRIỂN
THỂ CHẤT

PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC

PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ


PHÁT TRIỂN
TC KỸ
NĂNG - XH

Môc tiªu
- Có kĩ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp;
đập và bắt bóng, ném trúng đích, bò bằng bàn tay, bàn chân,
phối hợp nhịp nhàng ( CS 10)
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc
vệ sinh cá nhân: Rửa tay, lau mặt, đánh răng, sử dụng kéo, tự
mặc và cởi được áo (CS 5)
- Che miệng khi ho….Giữ đầu tóc quần áo gọn gàng (CS 17,
18)
- Biết ích lợi của 4- 5 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ
chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối
với bản thân
- Trẻ xác định được phía phải, phía trái, phía trước phía sau,
của bản thân và đối tượng khác.
- Trẻ biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung
quanh.
- Trẻ nhận biết số lượng thêm bớt chia nhóm trong phạm vi 6.
- Trẻ phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác
nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở
thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Hiểu được cơ thể mình có những bộ phận nào, để làm gì và
cách bảo vệ chăm sóc chúng.
- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu,buồn) của bài hát bản nhạc
( CS 99)

- Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh (CS 113)
- Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản
thân, về những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ ấn
tượng của mình và người khác rõ ràng bằng các câu đơn và
câu ghép...
- Trẻ biết một số chữ cái, tập tô các chữ a, ă, â ...
- Trẻ tích cực giúp đỡ bạn bè...
- Nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói, khi vui, khi buồn, tức
giận, ngạc nhiên, sợ hãi (CS 61)
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu ý nghĩa và kinh
nghiệm của bản thân (CS 68).
- Trẻ biết ứng sử phù hợp với giới tính của bản thân( CS 28 )
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (CS 29)
- Đề suất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích bản thân,
Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS 30, 34)
- Trẻ cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và
biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử
chỉ, hành động.
- Trẻ biết tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của
người khác, chơi hoà đồng với bạn. (CS 50)
- Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết (CS 55)
25


×