Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông quan tác phẩm văn học ở trường mầm non nga tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM
NON NGA TÂN - HUYỆN NGA SƠN - TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Cúc
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn


THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Thuận lợi
2.2.2 khó khăn
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng môi trường phong phú cho trẻ làm quen tác phẩm


văn học thông qua hoạt động kể chuyện.
2.3.2. Tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen
với văn học qua các câu chuyện.
2.3.2.1. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua giọng đọc, kể diễn cảm
2.3.2.2. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan
sinh động
2.3.3 . Kể chuyện diễn cảm tác phẩm văn học
2.3.4.Thường xuyên tổ chức cho trẻ kể lại truyện
2.3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp theo nội dung
từng câu chuyện.
2.3.6. Tạo cơ hội để hướng dẫn trẻ đóng kịch thường xuyên:
2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh nâng cao khă năng cảm thụ tác
phẩm văn học đạt hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát cuối năm

Trang
1
1
2
2
2
2

2
3
3
4
4
4
8
8
9
12
13
14
16
18
19
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Văn học là loại hình nghệ thuật là một kho tàng tri thức vô giá, luôn giữ vai
trò quan trọng đối với con người nói chung và đặc biệt là đối với trẻ mầm non
nói riêng. Như nhà văn M.Gorki đã từng viết “Văn học giúp con người hiểu
được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở
con người khát vọng hướng tới chân lý” [1]. Văn học là món ăn tinh thần
không thể thiếu đối với mỗi chúng ta hướng con người đến vẻ đẹp hoàn thiện cả
về tri thức lẫn tâm hồn, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Như thi hào
Charles Dubos nhận định “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh

sáng”[2]. Văn học trong trường mầm non chính là ngôn ngữ nghệ thuật đầu tiên
mở rộng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, thoả mãn nhu cầu tinh thần
của trẻ gợi cho trẻ những xúc cảm tình cảm đẹp góp phần giáo dục thẫm mỹ và
là phương tiện quan trọng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh mình. Từ đó
giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ trong các lĩnh vực:
* Về phát triển thể chất và lao động: Thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển thể chất biết lao động tự phục vụ mình, yêu
lao động. Biết cách lấy hơi, biết cường độ cao thấp trong khi đọc thơ, biết biểu
cảm giọng kể qua tính cách của từng nhân vật và trẻ được hoạt động tích cực
trong khi chơi đóng kịch. Biết ăn uống đủ chất cho cơ thể khoẻ mạnh.
* Về phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ làm quen với văn học là một trong
những hoạt động quan trọng và xác thực nhất giúp trẻ học ăn, học nói, đem đến
cho trẻ những gì tốt đẹp về phẩm chất đạo đức, mở rộng từ, cung cấp từ mới
phát triển ngôn ngữ cho trẻ , đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Đồng thời, khuyến
khích trẻ đưa ra những nhận xét đúng sai, những phán quyết xác thực từ hiểu
biết của mình qua đó giúp trẻ cách dùng từ nói đúng câu rõ ràng mạch lạc, diễn
đạt một cách biểu cảm làm giàu ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì vậy mà văn học là
chiếc cầu nối giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
* Về phát triển nhận thức: Nhờ có hoạt động làm quen tác phẩm văn học
mà giúp trẻ khám phá nhận thức về thế giới xung quanh, từng bước tích luỹ kinh
nghiệm sáng tạo và phát triển trí tuệ thoả mãn nhu cầu tinh thần của trẻ.
* Về phát triển thẫm mỹ: Trẻ nhận biết được cái đẹp và khám phá cái đẹp
của thế giới xung quanh qua các tác phẩm văn học góp phần giáo dục thẩm mỹ,
trẻ biết cái hay cái đẹp và hướng tới cái đẹp.
* Về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Giúp trẻ hình thành cảm xúc ban
đầu trong tâm hồn trẻ thơ, hiểu một cách sâu sắc về mối quan hệ xã hội. Từ đó
có thái độ tình cảm, các hành vi ứng xử đúng đắn. Hình thành ở trẻ đức tính tốt
đẹp như yêu thích văn thơ, đặc biệt là có hành vi tốt với mọi người trong giao
tiếp và ở thế giới xung quanh trẻ.

Với tất cả những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài Một giải pháp
nâng cao chất lượng cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 làm quen với văn học thông
qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non Nga Tân - Huyện Nga Sơn 1


Tỉnh Thanh Hóa. Làm đề tài nghiên cứu với mong muốn cải tiến, nâng cao
chất lượng cho trẻ cảm thụ văn học thông qua thể loại truyện.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động làm quen với văn học
cho trẻ 4 - 5 tuổi 5 làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện ở
Trường Mầm non Nga Tân - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. Nhằm đề xuất
một số biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi cảm
thụ tốt tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện .
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 làm quen với văn học thông
qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non Nga Tân - Huyện Nga Sơn - Tỉnh
Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập và phân tích tư liệu, sách báo,
tạp chí... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề
tài.
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu: Nhằm tìm hiểu thực trạng về việc dạy
ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) thông hoạt động kể chuyện có tranh
minh họa, thực trạng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua
các biện pháp này.
- Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép việc sử dụng các biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua kể chuyện có tranh minh họa.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận:
Nhà thơ nước Nga RaxunGamzatôp đã viết “Thơ, chuyện như bài hát
ru ngây ngất đầu giường thơ bé”.[3]. Văn học là món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với trẻ. Do đó, văn học đã đem lại cho trẻ hiểu biết đầu tiên về cuộc
sống xung quanh, đồng thời là ngọn lửa khơi dạy trong tâm hồn trẻ những mơ
ước khát vọng, dạy trẻ đúng hướng để trẻ có ý chí vươn lên, cũng như giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ mạch lạc, có đủ vốn từ để nói lưu loát, diễn đạt câu trọn vẹn,
biết dùng từ đúng lúc, đúng chỗ. Đặc biệt, việc dạy trẻ làm quen với những từ
ngữ nghệ thuật như: từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc
trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.
“Trẻ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, đồng
dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại

2


c bit hp dn tr chớnh vỡ hot ng cho tr tip xỳc vi vn hc l con
ng phỏt trin ngụn ng cho tr tt nht hiu qu nht...[4].
Thụng qua vic dy tr k chuyn, úng kch giỳp tr phỏt trin kh nng t
duy, úc tng tng sỏng to, bit yờu quớ cỏi p, hng ti cỏi p. Khi tr k
chuyn, ngụn ng ca tr phỏt trin, tr phỏt õm rừ rng, mch lc, vn t phong
phỳ. Tr bit by t ý kin, suy ngh, k v mt s vt hay, s kin no
ú....Bng chớnh ngụn ng ca tr.
Vi truyn k, ta hóy giỳp tr nhn ra, nh c sc thỏi c bn trong ging
k, li thut, phõn bit ng iu li núi cỏc loi nhõn vt, giỳp tr nhn ra ngụn
ng i thng (khu ng) v ngụn ng th giu nhc tớnh.
Tác phẩm văn học lại là một văn bản nghệ thuật ngôn từ,

một công trình nghệ thuật, giu hỡnh nh mà trẻ thơ đợc tiếp
xúc rất sớm.Hot ng vn hc ó dn dt, hng dn tr cm nhn nhng giỏ
tr ni dung, ngh thut phong phỳ trong tỏc phm, khi gi tr s rung ng,
hng thỳ i vi vn hc, cú n tng v nhng hỡnh tng ngh thut, cỏi hay
cỏi p ca tỏc phm v th hin s cm nhn ú qua cỏc hot ng mang tớnh
cht vn hc ngh thut nh: c th, k chuyn, chi trũ chi úng kch gúp
phn hỡnh thnh v phỏt trin ton din nhõn cỏch tr. ng thi qua cỏc tỏc
phm vn hc gúp phn m rng nhn thc, phỏt trin trớ tu, giỏo dc o c,
giỏo dc thm m, phỏt trin ngụn ng, phỏt trin tr hng thỳ c v k tỏc
phm.
Thụng qua hot ng K chuyn to iu kin cho vic phỏt trin kh
nng sỏng to, trớ tng tng ngi nghe v t ú, dn n phỏt trin t
duy hỡnh nh vi nhng yu t thn tiờn, huyn thoi khụng cú thc trong
truyn c tớch. Vỡ th cú th núi rng, truyn c tớch tỏc ng n tt c cỏc
giỏc quan ca ngi nghe nh th giỏc, khu giỏc, thớnh giỏc, xỳc giỏc v c
kh nng nh hng trong khụng gian [5].
Vi tm quan trng nh vy tụi ó nghiờn cu v chn ti ny nhm
giỳp tr cm th tt cỏc tỏc phm vn hc thụng qua hot ng k chuyn.
2.2 Thc trng ca vn nghiờn cu
2.2.1.Thun li.
Nm hc: 2018 - 2019 tụi c phõn cụng ch nhim nhúm lp 4 - 5 tui
ti Trng Mm Non Nga Tõn - Huyn Nga Sn - Tnh Thanh Húa. Tr lp tụi
rt ham hc hi. Cỏc con chm ngoan, nhanh nhn thớch khỏm phỏ iu thỳ v
mi l. tui ng u cỏc chỏu ngoan ngoón, mnh dn, hn nhiờn, t yờu
cu v phỏt trin th cht, nhn thc, ngụn ng v tỡnh cm xó hi, cm th cỏi
hay cỏi p trong cuc sng xung quanh tr. ú l mt thun li ln tụi rốn
luyn vic phỏt trin ngụn ng mch lc thụng qua cỏc tỏc phm vn hc cho tr.
Tụi c ban giỏm hiu nh trng to mi iu kin giỳp tụi xõy dng
mụi trng vn hc phong phỳ v cú ni dung a dng v hỡnh thc, hi ho v
thm m, phự hp vi kh nng nhn thc v c im tõm sinh lý ca tr.

Bn thõn luụn yờu ngh mn tr, ham hc hi nõng cao chuyờn mụn nghip
v. Tỡm tũi v t lm mt s dựng, chi phc v tit dy.
3


Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốt
các phong trào đóng góp của nhà trường để phục phụ cho công tác giáo dục
trong trường.
2.2.2. Khó khăn
Tổng số trẻ trong lớp tương đối đông 33 cháu, trong đó trẻ gái 13 cháu, trẻ
trai 20 cháu, nhìn chung mỗi cháu có một đặc điểm riêng mỗi cá tính khác nhau
nhưng đều có một điểm chung đó là trẻ mầm non tiếp thu bài rất nhanh nhưng
lại quên trong chốc lát. Vì thế để thực hiện đề tài này tôi đã gặp không ít khó
khăn cụ thể như sau:
- Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, đa số phụ
huynh của các cháu là làm nông nghiệp nên không có nhiều thời gian để cho trẻ
làm quen với các tác phẩm văn học qua hoạt động kể chuyện.
- Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít,
thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ là
do chúng tôi tự làm.
- Một số trẻ trong lớp phát âm còn ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương
chưa được sửa sai, hoặc chưa cho trẻ được phát triển ngôn ngữ thường xuyên
thông qua hoạt động kể chuyện, đóng kịch trong các tác phẩm văn học để giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra khả năng phát âm, khả năng
diễn đạt ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống, trong
các hoạt động đẫn đến khả năng phát triển ngôn ngữ và khả năng cảm thụ các
tác phẩm văn học chưa cao và kết quả được thể hiện dưới bảng thống kê số liệu
sau:
* Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm ( Tháng 9/2018)

( Bảng khảo sát kết quả trẻ đầu năm kèm theo phụ lục 1 )
Với kết quả trên tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra các giải pháp khắc phục
thực trạng trên và cải tiến chất lượng để trẻ cảm thụ tác phẩm văn học, cũng như
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ đạt kết quả cao. Tôi đã mạnh dạn áp dụng
và thực hiện đồng bộ các giải pháp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể chuyện ở lớp
mình đạt được kết quả cao, tôi đã tìm ra một số giải pháp, hình thức để giúp trẻ
hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực như sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường phong phú cho trẻ làm
quen tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện.
Môi trường giáo dục có vai trò hết sức to lớn đối với công tác chăm sóc
giáo dục trẻ, đặc biệt môi trường văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn bởi
tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận ra các mối quan
hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình cảm, tình huống truyện và nhân vật,
giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, âm
sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động của nhân vật. Chưa
yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt
4


được chính, phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt
truyện trong mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Để giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp
xúc với tác phẩm văn học phải thường xuyên vì vậy xây dựng môi trường văn
học trong và ngoài lớp học là điều tôi luôn chú trọng.
*Xây dựng môi trường trong lớp học.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng một góc thư viện mang nội dung văn
học bằng cách đưa các hình ảnh bài thơ, câu chuyện nổi bật vào góc văn học.
Trang bị cho góc các loại truyện tranh trong chương trình, sưu tầm các loại sách

ngoài chương trình phù hợp với trẻ như: Chuyện nhi đồng, tạp chí tập san,
những bài thơ câu chuyện ngoài chương trình có nội dung phù hợp với lứa tuổi
và chủ đề thực hiện.
Để cho góc thư viện được phong phú hơn tôi đã làm những cuốn truyện
tranh và viết chữ to ở phía dưới dán lên những mảng tường trống hướng dẫn trẻ
tri giác những tranh truyện giúp trẻ có thể tự đọc
Ví dụ: Ở chủ đề: “Bản thân” Tôi vẽ các hình ảnh con vật trong câu chuyện “
Ai đáng khen nhiều hơn’, “ Tay phải tay trái”.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Gia đình” tôi vẽ các hình ảnh các con vật trong câu
chuyện: “Cây khế” “Ba cô gái”.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Giao thông” tôi vẽ các hình ảnh các con vật trong câu
chuyện: “Xe lu và xe ca” “Qua đường”.
Trong câu chuyện: “ Xe lu và xe ca” tôi làm mô hình câu chuyện trưng bày
trong góc để cho trẻ nhìn thấy mô hình mà hình dung nhớ lại nội dung của câu
chuyện.
Hoặc tôi có thể vẽ bộ tranh liên hoàn và treo vào góc để hướng dẫn trẻ kể
chuyện sáng tạo và mời trẻ đặt tên cho câu chuyện mà mình vừa kể . Tôi ghi lại
tên mà trẻ vừa đặt đọc cho cả lớp nghe và nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
Ví dụ1: Với bộ tranh truyện “Bạn Nam và chú chim nhỏ” trong chủ đề
“Thế giới động vật” tôi vẽ các loại tranh:
Tranh 1: Bạn Nam đang đi trên đường
Tranh 2: Bạn Nam nhìn thấy một con chim nhỏ bị thương nằm trên đường
Tranh 3: Bạn Nam cho chim về nhà cho vào lồng đẹp và chăm sóc
Tranh 4: Chim khỏe dần và bay được
Tranh 5: Bạn thả chim cho chim bay đi tìm đàn
Tôi cho một nhóm trẻ về góc kể nội dung từng tranh sau đó tập cho trẻ tự kể.
Để cho góc thư viện thêm phong phú tôi xây dựng góc mở văn học với tiêu
đề “Ngôi nhà cổ tích” tôi chuẩn bị hình ảnh, nhân vật trong bài thơ, câu chuyện
trẻ đã học, khi cho trẻ hoạt động yêu cầu trẻ chọn hình ảnh trong bài thơ hay
nhân vật trong câu chuyện mà trẻ thích rồi đọc, kể lại bài thơ câu chuyện có hình

ảnh nhân vật mà trẻ đã chọn
Ví dụ 2: ở chủ đề; “Thế giới động vật” tôi yêu cầu trẻ về nhà sưu tầm các
loại tranh ảnh động vật, mà các con yêu thích, sau đó mang đến lớp làm thành
bộ siêu tập thế giới động vật, có thể cắt và phân loại theo từng nhóm, động vật
5


sống trong gia đình, động vật sống dưới nước, để làm thành quyển cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học
Ví dụ: chủ đề: “Quê hương, đất nước, con người” tôi đã sưu tầm những
bài thơ câu truyện kèm tranh minh hoạ nói về quê hương Nga sơn, viết về truyền
thuyết Mai An Tiêm trồng dưa, cấy lúa, chiếu cói Nga Sơn, Về Từ Thức, Giáng
Hương, tôi treo tranh ở góc thư viện cho trẻ quan sát thông qua đó trẻ cảm nhận
được vẻ đẹp của quê mình đang sinh sống có truyền thuyết đáng tự hào. Từ đó
giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước trong đó có quê hương Nga Sơn, và
yêu các nghề truyền thống của địa phương, quý trọng và biết bảo vệ các sản
phẩm truyền thống nơi trẻ sinh ra.

(Hình ảnh minh họa chuyện: “Sự tích dưa hấu” )
Tôi chuẩn bị hình ảnh có trong câu chuyện “Sự tích dưa hấu”, “Từ Thức
Giáng Hương”. Đây là những câu chuyện của quê hương Nga Sơn ca ngợi
những con người cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu quê hương đất nước. Tôi
còn vẽ các hình ảnh về các nhân vật trong câu chuyện sau đó đóng thành từng
cuốn sách truyện tranh treo ở góc thư viện để trẻ hứng thú xem sách truyện tranh
và có thể tự kể lại câu chuyện theo trí nhớ.
6


Góc thư viện tôi trang trí có tên gọi “Góc thư viện” cùng xem sách, kể
chuyện, đọc thơ. Tạo cho trẻ thói quen thích xem sách tranh chuyện.


( Hình ảnh minh họa góc thư viện)
Ngoài ra tôi còn đi sâu vào làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt
động như: Một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng
những sản phẩm vẽ của trẻ cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép thành câu chuyện.
Điều đặc biệt nữa là tôi suy nghĩ làm các loại rối tay. Qua nghiên cứu tìm
tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bóng, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi, để làm mặt
rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm váy, thân tay để khi sử dụng không bị thô
và cứng các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ vào nội dung câu chuyện cho trẻ làm
quen để góc bé yêu thơ chuyện ngày có môi trường ngày càng phong phú.
Ví dụ: Tôi may các con giống bằng vải, con rối bằng len, rạ làm nhà tranh
để làm mô hình cho các câu chuyện.

(Hình ảnh minh họa các con rối tự làm )
Ở góc thư viện của lớp ngoài các tranh ảnh, sách thì lớp tôi còn được nhà
trường đầu tư về phương tiện nghe nhìn với các loại đĩa CD về các câu chuyện
cổ tích phù hợp với nội dung chương trình.
* Môi trường ngoài lớp học.
Với môi trường ngoài lớp học trên những mảng tường trống ở bên ngoài
lớp tôi đã vẽ những hình ảnh, các nhân vật có trong bài thơ câu chuyện để khi
hoạt động ngoài trời tôi gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện.
Ví dụ: Tôi vẽ hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh như: Con thỏ, con gà, hoặc
các nhân vật trong các câu chuyện như cô tiên lên mảng tường.
7


(Hình ảnh minh họa Chuyện: Sự tích hoa Hồng - Nàng Tiên Cá)
Ngoài ra tôi đã tham mưu với nhà trường để xây dựng “Vườn cổ tích”
của bé với các câu chuyện có trong chương trình như: Truyện tấm cám, Nàng
Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Sự tích Quả dưa hấu, Cáo thỏ và gà trống…Để mỗi

khi trẻ được thăm quan vườn cổ tích, trẻ được thư giãn, ngắm nhìn, giải trí mỗi
khi hoạt động mệt mỏi. Bằng những hình ảnh trực quan sinh động, diễn ra trước
mắt trẻ, trẻ có thể nhìn vào đó mà nói được tên truyện và kể cho bạn nghe về nội
dung câu truyện. Từ đó chúng ta cũng phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách nhẹ
nhàng khắc sâu mà không hề gò bó chút nào.

(Hình ảnh minh họa: Môi trường cho trẻ làm quen với văn học ngoài lớp)
Kết quả: Tôi đã làm được bộ tranh thơ, mô hình về rối dẹt phục vụ cho
truyện kể, tranh về câu chuyện sáng tạo.
Như vậy việc tạo môi trường văn học cho trẻ làm quen là việc làm vô cùng
quan trọng bởi đó là chỗ dựa là cơ sở gợi mở cho trẻ có cảm xúc về tác phẩm
văn học.
2.3.2. Tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen với
văn học qua các câu chuyện.
2.3.2.1. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua giọng đọc, kể diễn cảm
8


Để kể một câu chuyện một cách diễn cảm cho trẻ nghe không như cách đọc
chuyện bình thường thì việc tạo hứng thú để dẫn dắt vào các tác phẩm văn học
là một phần rất cần thiết. Tôi luôn đưa ra tình huống bất ngờ để trẻ có tâm thế
cảm thụ tốt hơn tôi đã tạo hứng thú cho trẻ trong các tác phẩm văn học như
trong truyện “Tiếng gà cục tác”.
Giọng cô đọc hùng hồn trong lời thơ: “Cục ta cục tác
Mai đẻ trứng khác
Cục ta cục tác
Nay đẻ trứng này.
Đó là lời nói trong tác phẩm nào?
Hay trong truyện “Bông hoa cúc trắng”. Giọng yếu ớt, của bà mẹ khi bị
ốm: “Con ơi! Con hãy mời thầy thuốc vào đây”.

Hay trong truyện “Tích Chu”. Giọng yếu ớt, thều thào của bà khi bị ốm
và gọi Tích Chu: “Tích Chu ơi! cho bà ngậm nước, bà khát khô cả cổ rồi”.
Giọng cao thanh vang vọng của bà tiên nói với Tích Chu: “Nếu cháu muốn bà
cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu
uống, đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không?
2.3.2.2. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan sinh
động
Như chúng ta đã biết để đưa một tác phẩm trọn vẹn đi vào lòng trẻ thơ
nhằm giáo dục trẻ còn rất nhiều yếu tố khác, mà sử dụng đồ dùng trực quan là
yếu tố không thể thiếu trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, nó xuất
phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ, từ tư duy trực quan cụ thể đến tư duy trừu
tượng, từ cảm tính đến lý tính và khả ăng chú ý của trẻ thiếu bền vững dễ phân
tán, chóng chán, mệt mỏi. Sử dụng đồ dùng trực quan sẽ khắc sâu tác phẩm một
cách dễ dàng. Với trẻ mầm non thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là khâu quan
trọng nó quyết định đến hoạt động đó có thành công hay không. Với trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và đang phát triển
sang loại tư duy trực quan hình tượng vì vậy đòi hỏi cô chuẩn bị đồ dùng phải
đẹp, sáng tạo màu sắc tươi sáng có đường nét rõ ràng an toàn và thuận tiện khi
sử dụng. Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động học có chủ định thì
phải sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh rườm rà rắc rối để làm sao
cho trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được nội dung tác phẩm một cách dễ dàng
nhất đồng thời phải đưa ra hợp lý đúng lúc thì mới đạt được hiệu quả cao.
Đồ dùng trực quan phong phú có thể là tranh ảnh, các con rối, mô hình sa
bàn minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các slied phù hợp mới gây
hứng thú cho trẻ và khơi dậy những rung cảm thẩm mỹ ở trẻ.
*. Sử dụng nghệ thuật múa rối và sa bàn
Việc sử dụng rối trong hoạt động làm quen với văn học sẽ gây được sự chú
ý, tò mò tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối của nước nhà.
Với câu truyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ” tôi sử dụng mô hình sân
khấu là một ngôi nhà có cây xanh, nhân vật trong truyện được cách điệu hóa, thỏ

gấu mặc quần áo, đi băng 2 chân. Khi tôi dạy, tôi điều khiển con rối bằng ba
9


ngón tay: Ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong
truyện.Nhờ vào việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động văn học số trẻ có
khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt hiệu quả cao, đa số trẻ nhớ được nội
dung câu truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật
trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt?

Hình ảnh minh họa nghệ thuật rối trong câu chuyện
“Bác gấu đen và hai chú thỏ”
Hay ở trong các câu chuyện tôi có thể sử dụng bộ rối dẹt khi kể chuyện cho
trẻ nghe
Ví dụ 1: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Chim sÎ, cµo cµo, Õch, l¸
hoa sóng” trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi làm bộ rối dẹt: Chim sÎ cµo
cµo, Õch.
Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách: Cho trẻ xem các hình rối: Chim sẻ, cào
cào, ếch, và gọi tên các hình rối này, sau đó trò chuyện với trẻ về môi trường
sống và cách di chuyển của chúng. Tôi kích thích tính tò mò của trẻ bằng cách
đề nghị trẻ nghĩ làm cách nào để cả ba con vật đều cùng nhau sang bên kia bờ ao
cùng một lúc. Trẻ tự đưa ra các cách khác nhau. Sau đó tôi đề nghị trẻ im lặng
để nghe cô kể tiếp và điều khiển con rối minh họa xem các con vật sang bờ ao
bên kia bằng cách nào. Từ đó làm cho trẻ hứng thú và hiểu nội dung câu chuyện
một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi còn sử dụng sa bàn
chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển nhân vật đó trên sa bàn, nói
đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” tôi làm sa
bàn về câu chuyện có nhân vật mẹ, cô bé quàng khăn đỏ, bà ngoại, chó sói và

bác thợ săn. Lời dẫn “Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng
chiếc khăn màu đỏ, vì vậy mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ”. Một
hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Đưa nhân vật Cô Bé và Mẹ

10


chuyển động từ trong cánh gà ra giữa sa bàn sao cho lời kể khớp với nhân vật
đang di chuyển

(Hình ảnh minh họa mô hình sa bàn chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”)
Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi tiến hành đã gây được
hứng thú rất cao trẻ chăm chú nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung một cách dễ
dàng. Víi từng hoạt động và đề tài cụ thể, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để
dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt, hơn nữa với mỗi hoạt
động phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi có tính lôgic để đàm thoại với trẻ một cách
sôi nổi luôn lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động để phát huy trí tưởng
tượng, cũng như cảm xúc của trẻ.
*. Ứng dụng công nghệ thông tin để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay
truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ
dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo
viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại
CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện
pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã tích cực đưa CNTT vào
giảng dạy để mang lại kết quả cao.
Với câu chuyện: “Cáo thỏ và gà trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt
hình về nội dung câu chuyện sau đó tôi trình chiếu cho trẻ xem. Ngoài ra tôi còn
làm đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ


11


nhớ nội dung truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. Xem và đoán
đó là gà hay vịt là nhân vật có trong câu chuyện nào….

(Hình ảnh minh họa cho trẻ xem phim: “Cáo thỏ và gà trống” )
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin đã thu hút 100% trẻ tích cực tham
gia hoạt động, giúp trẻ khắc sâu kiến thức và thích thú khi được làm quen với
các câu chuyện.
2.3.3 . Kể chuyện diễn cảm tác phẩm văn học
Kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe là một trong những cách tốt nhất để
khuyến khích trẻ ham đọc sách, phát triển ngôn ngữ trí tưởng tượng và cách
sáng tạo ở trẻ. Trẻ mẫu giáo luôn thích tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh
bằng đôi mắt ngạc nhiên, thích thú qua các tác phẩm văn học để giúp trẻ cảm thụ
tác phẩm văn học đạt hiệu quả và làm thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thì người
đọc kể tác phẩm cần phải thể hiện giọng điệu một cách mượt mà, truyền cảm có
khi du dương ướt át nhưng có khi cao giọng chua cay phù hợp với tính cách
từng nhân vật hoặc giọng điệu của từng tác phẩm.
Chính giọng điệu, cử chỉ, nét mặt là phương tiện hỗ trợ chơ lời kể, giọng
đọc thêm sinh động, hấp dẫn. Phương pháp đọc kể diễn cảm cô cần tách biệt
giữa đọc và kể . Do đó kể chuyện cho trẻ nghe cần chú ý đến ngữ điệu giọng kể.
Kể chuyện một cách diễn cảm cho trẻ nghe không như cách đọc truyện
bình thường chỉ dùng giọng điệu của mình thành giọng điệu của tác phẩm mà trẻ
nghe, cảm nhận như có sự hiện hữu của các nhân vật trong truyện, biến nhân vật
trong truyện thành hình ảnh sống động có cá tính.
Ví dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”
- Giọng của bác Gấu trầm ấm
- Giọng của thỏ nâu gắt gỏng

12


- Giọng của thỏ trắng ân cần.
Khi kể chuyện cô nhập vai để giả làm giọng của từng nhân vật. Lúc này
không còn là giọng của cô nữa mà chính là giọng của các nhân vật qua đó trẻ sẽ
cảm nhận được ngay tính cách của nhân vật và nội dung câu truyện sẽ được làm
sáng tỏ. Vì vậy tôi là người tìm hiểu truyện, tìm ra tính cách của nhân vật để hòa
mình vào nhân vật đó, cuốn mình vào câu truyện để truyền đạt đến trẻ nội dung
câu truyện.
Để kể diễn cảm một câu chuyện không nhất thiết phải thuộc từng câu chữ
như trong sách truyện mà cần phải thể hiện cuộc đối thoại giữa nhân vật này với
nhân vật khác, nhiều khi lại trở về là người dẫn truyện, nhưng luôn phải lấy cốt
truyện, nội dung truyện làm trọng tâm. Để làm được điều đó tôi cần có phương
pháp kể chuyện hấp dẫn và sáng tạo để lôi cuốn trẻ, kết hợp với cử chỉ,
điệu bộ một cách phù hợp.
Ví dụ: Kể chuyện “Cáo thỏ và gà trống”. Ngoài những lúc dùng hình ảnh
(tranh truyện) tôi còn dùng tay đặt lên vai khi kể đến đoạn gà trống vác hái trên
vai. Như vậy đọc kể diễn cảm có thể nói hòa trộn giọng đọc, cử chỉ điệu bộ, nét
mặt, ánh mắt của mình với tác phẩm mà tôi sẽ truyền đạt đến trẻ. Việc sử dụng
tranh chuyện minh họa kết hợp cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt lời nói giúp cho
trẻ cảm thụ sâu hơn về tác phẩm văn học.
Kết quả: Qua giọng đọc và kể diễn cảm của cô 97% trẻ hứng thú hoạt động.
2.3.4.Thường xuyên tổ chức cho trẻ kể lại truyện
Tổ chức cho trẻ kể lại chuyện có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố
nội dung câu chuyện. Vì vậy tôi đã tập trung cho trẻ kể truyện bằng nhiều cách:
- Kể truyện theo sự gợi ý của cô.
- Kể truyện theo tranh minh họa (Kể theo bộ 3- 4 tranh hoặc kể theo 1 tranh
nhằm tập kể một câu truyện dựa trên yếu tố trực quan)
- Song để trẻ kể được truyện một cách hấp dẫn thể hiện được giọng điệu

diễn cảm giáo viên cần chú ý các bước luyện tập cho trẻ kể truyện đó là: Trò
chuyện với trẻ để giúp trẻ hiểu được nội dung câu truyện. Đàm thoại để khơi gợi
các hình ảnh liên quan đến nội dung câu truyện. Với hình thức kể truyện theo ý
thích, cho thấy trẻ có sức tưởng tượng vô cùng phong phú, với kinh nghiệm mà
có lẽ trẻ được nghe ở các câu truyện nào đó nên đã nghĩ ra chuyện mang tính
chất hư cấu hãy tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin trong giáo tiếp khi nói chuyện thì
trẻ sẽ kể truyện mạch lạc hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Tích Chu”. Tôi cho trẻ kể lại câu chuyện bằng
cách. Khơi gọi ở trẻ những cảm nhận sâu sắc để trẻ hồi tưởng, nhớ lại nội dung
câu chuyện. Tôi thể hiện giọng bà tiên. “…nếu cháu muốn bà cháu trở lại
thành người, thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống, đường lên
suối tiên xa lắm cháu có đi được không…”. Đó là giọng nói của ai trong câu
chuyện nào?. Tôi đàm thoại với trẻ nội dung câu chuyện theo hệ thống để trẻ tự
kể lại câu chuyện hay cùng các bạn kể lại hoàn chỉnh câu chuyện, mỗi bạn đóng
một nhân vật trong câu chuyện, dùng những lời đối thoại của từng nhân vật để
cùng kể lại chuyện
13


Khi trẻ kể thạo trẻ tự kể mà không cần cô dẫn chuyện. Khi trẻ kể tôi thường
nhắc trẻ đứng quay mặt về phía các bạn, thể hiện cử chỉ điệu bộ kết hợp với
giọng kể rõ ràng tốc độ vừa phải tư thế tự nhiên thoải mái. Nếu trẻ kể chưa đúng
tôi để cho trẻ kể xong rồi mới sửa sai nếu trẻ quên tôi đặt câu hỏi gợi ý và dẫn
chuyện cho trẻ kể lại.
2.3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp theo nội dung từng
câu chuyện.
Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại cho trẻ khi tổ chức hoạt động làm quen
với văn học là một quá trình hỏi đáp, trao đổi giữa cô và trẻ, trong đó cô giữ vai
trò chủ đạo giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lại tác phẩm văn học. Đàm thoại là cơ hội
tốt để trẻ sử dụng từ và diễn đạt một cách chính xác biểu cảm, từ đó phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua hoạt
động làm quen với văn học thì không thể nào thiếu được hệ thống câu hỏi đàm
thoại. Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong trò chuyện, đàm thoại, sử dụng câu
hỏi với trẻ nhằm gây hứng thú và sự chú ý của trẻ đến sự vật hiện tượng, cần cho
trẻ tìm hiểu khám phá hơn gợi tính tò mò ở trẻ. Giúp trẻ tìm hiểu kỹ bản chất
của sự vật hiện tượng xung quanh. Phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ nghe hiểu nghĩa
của từng loại câu hỏi, câu trả lời của người khác với câu hỏi trong đời thường,
do đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi trước trò chuyện, đàm thoại cùng với
trẻ. Câu hỏi được chuẩn bị trước giúp giáo viên chủ động hỏi trẻ, đưa ra những
câu hỏi chính xác và dễ hiểu đối với trẻ. Trong quá trình trò chuyện, đàm thoại,
chúng ta nên sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau.
*Dạng câu hỏi nhận biết
Giúp trẻ tái tạo nội dung truyện, nhớ lại cách có hệ thống các sự việc diễn
ra, loại câu hỏi này dùng cho những trẻ yếu, trung bình trong lớp và đàm thọai
qua tranh minh họa.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với câu truyện “ Tích Chu”. Tôi đã sử dụng
hệ thống câu hỏi nhận biết để đàm thoại qua tranh như sau:
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu truyện có những ai?
+ Bà Tích Chu như thế nào?
+ Khi bà bị ốm Tích Chu đã làm gì?
Ngoài ra tôi còn dùng dạng câu hỏi nhận biết nâng cao để buộc trẻ phải suy
nghĩ
+ Vì sao bà Tích Chu bị biến thành chim?
+ Khi bà biến thành chim Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người?
* Dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm.
Trẻ vận dụng khả năng hiểu biết của mình để trả lời nhằm giúp cho trẻ
phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. Loại câu hỏi này dùng cho những trẻ khá
hơn trong lớp.
Ví dụ: Truyện “Tích Chu”

+ Khi bà ốm thì bà mong muốn điều gì?

14


+ Con thử tưởng tượng xem Tích Chu như thế nào khi biết bà hóa thành
chim?
Bên cạnh đó tôi dùng dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm nâng cao để giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, kích thích tư duy trẻ phát triển:
+ Nếu Tích Chu về kịp thời khi bà gọi thì sẽ như thế nào?
+ Con sẽ làm gì khi bà bị ốm?

(Hình ảnh minh họa chuyện “Tích Chu” )
* Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đoán suy luận.
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều mẫu câu để trả lời. Dạng
câu hỏi này giúp trẻ tăng vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú, kích thích
tư duy phát triển, loại câu hỏi này thường dùng cho những cháu giỏi trong lớp.
Ví dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”
+ Hành động nào giúp con biết Thỏ Nâu không giúp bác Gấu?
+ Nếu Thỏ Nâu mở cửa ngay khi bác Gấu gọi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Ngoài những câu hỏi trên, tôi còn đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về
nội dung tư tưởng của tác phẩm bằng cách tôi hướng trẻ suy nghĩ vào nhân vật
chính, phát hiện ra những phẩm chất của nhân vật, đưa ra nhận xét về hình
tượng nhân vật và xác định thái độ đối với nhân vật.
Ví dụ: Tôi đặt ra câu hỏi:
+ Con thấy Tích Chu là người như thế nào? (trong truyện “Tích Chu”)
+ Các con có nhận xét gì về người anh và người em? (trong truyện “Hai
anh em”).
Để giúp trẻ hiểu sâu sắc về nội dung tư tưởng của tác phẩm, tôi thường đặt
câu hỏi để tạo cơ hội cho trẻ tự bày tỏ thái độ của mình đối với nhân vật. Trẻ tự

đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để tìm ra cách giải quyết.
Ví dụ: Trong truyện “Tích Chu” tôi hỏi trẻ:
+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi ông, bà, bố, mẹ bị ốm?
Trong truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Chú vịt xám”.
+ Khi bố, mẹ hay người lớn dặn dò con điều gì thì con phải làm thế nào?
Như vậy, bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng đi từ đơn giản đến
phức tạp, sẽ kích thích hứng thú và tính tích cực hoạt động của mọi đối tượng trẻ
đồng thời tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và tinh thần học tập sôi nổi. Cách đưa

15


câu hỏi như vậy sẽ rất phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Nhờ hệ thống
câu hỏi trên mà trẻ cảm thụ truyện kể một cách tích cực hơn, sâu sắc hơn, trẻ
nhớ nội dung câu truyện lâu hơn và khi cho trẻ đóng kịch trẻ sẽ tái tạo tính cách
nhân vật tự tin hơn, chân thật hơn. Ngoài ra trong giờ học tôi luôn tạo bầu không
khí vui tươi giúp trẻ có tâm trạng thoải mái, từ đó trẻ tích cực trả lời câu hỏi của
cô đưa ra. Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực sôi nổi. Khi tôi vừa đặt câu
hỏi, các cháu đều mạnh dạn giơ tay phát biểu. Những cháu cảm nhận rất tốt trả
lời những câu nâng cao sẽ giúp cho những cháu yếu hơn học hỏi. Đây chính là
cách cho trẻ học qua bạn, dần dần trẻ bắt chước bạn, chịu suy nghĩ trả lời, làm
cho những cháu chậm yếu ngày càng phát triển ngôn ngữ, mở mang kiến thức
hơn, mạnh dạn hơn, đồng thời ngày càng tự tin hơn. Và cũng chính qua hệ thống
mà câu hỏi vừa nêu trên, trẻ đã cảm thụ truyện mội cách tích cực hơn, sâu sắc
hơn, trẻ nhớ nội dung câu truyện lâu hơn và khi trẻ đóng kịch, trẻ sẽ tái tạo tính
cách nhân vật một cách tự nhiên, chân thật hơn.
Ngoài ra trong giờ học kể chuyện, tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi giúp
cho trẻ có tâm trạng thoải mái, từ đó trẻ tích cực tham gia trả lời câu hỏi tôi đưa
ra. Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi không bao giờ áp đặt trẻ mà tôi để trẻ tự trả lời theo
ý trẻ tự diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, tạo cho trẻ tự tin, mạnh dạn khi diễn

đạt. Sau đó giáo viên hướng cho trẻ vào nội dung nhất định
Do nhận thức các cháu trong lớp không đều, khi đưa ra hệ thống câu hỏi,
tôi sẽ đưa ra cả 3 dạng câu hỏi, từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi vận dụng kinh
nghiệm, rồi đến câu hỏi giải thích và phỏng đoán suy luận. Làm sao cho tất cả
trẻ trong lớp đều có thể trả lời câu hỏi tùy theo khả năng trẻ.
Tuy nhiên nếu các cháu trong lớp đều khá, tôi sẽ chọn những câu hỏi khó
có tính chất suy luận và nâng cao, cần sử dụng các câu hỏi một cách linh hoạt
tùy thuộc vào khả năng nhận biết, để tất cả trẻ đều trả lời câu hỏi đúng nội dung
và hiểu tác phẩm văn học hơn.
Kết quả: Qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi đã giúp 95% trẻ hiểu được
nội dung tác phẩm. Trẻ ghi nhớ câu chuyện theo hệ thống câu hỏi đàm thoại.
2.3.6. Tạo cơ hội để hướng dẫn trẻ đóng kịch thường xuyên:
Tổ chức cho trẻ đóng kịch là một phương pháp tốt nhất giúp trẻ nhớ lâu tác
phẩm. Đồng thời, là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh
thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm
sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện,
đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi
đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính
liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm
thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu,
lời nói của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật. Giúp trẻ
nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì
trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ
hoặc nhóm.

16


Ví dụ: Trong truyện: “Gấu con đau răng” cho tổ 1 làm Gấu mẹ, tổ 2 làm
Gấu con để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành

thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và cho
trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này tôi là
người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu truyện. Khi trẻ diễn xong cho
trẻ lên tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ
của trẻ đối với nhân vật trong truyện yêu hay là ghét.
Để hoạt động đóng kịch của trẻ đạt hiệu quả cao, tôi thường xuyên sử dụng
đồ dùng trực quan, đạo cụ, sân khấu hóa một cách sinh động phù hợp với nội
dung từng câu chuyện. Tuy nhiên, cần sử dụng đồ dùng trực quan vào lúc nào?
Có thể sử dụng lúc giới thiệu bài, có khi lại minh họa cho lời kể, khi trích dẫn
làm rõ ý, có thể sử dụng 2 - 3 đồ dùng trực quan cho một câu truyện. Với
phương pháp đổi mới giáo dục không dừng lại ở tranh ảnh mà còn nên sử dụng
mô hình sân khấu, phim ảnh. Muốn sử dụng đồ dùng trực quan để đưa tác phẩm
đến với trẻ cũng cần phải chau chuốt và điêu luyện cô nên tìm hiểu cô nên tìm
hiểu cách sử dụng đồ dùng trực quan đó cho phù hợp. nếu dùng tranh minh họa
thì khi chỉ đến nhân vật nào chỉ vào nhân vật đó, trẻ nhìn và biết nhân vật đó
đang làm gì có giống với tính cách mà cô vừa kể không. nếu dùng rối minh họa
thì lại hòa giọng điệu của mình vào nhân vật rối và làm cho rối sống động hơn…
Sử dụng đồ dùng trực quan nào cũng thế, luôn luôn phải theo trình tự của cốt
truyện, hình ảnh nào có trước, hình ảnh nào có sau, cô luôn phải linh hoạt, sáng
tạo trong khi sử dụng đồ dùng trực quan.
Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách
sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa trang cho trẻ rất
quan trọng, với câu truyện “Cáo thỏ và gà trống” tôi làm sân khấu có màn che,
rồi trang trí cảnh phù hợp với câu truyện. Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu
thì việc hóa trang cho trẻ đóng kịch cũng rất cần thiết. Với câu truyện “Cao thỏ
và gà trống” tôi cho một trẻ mặc quần áo của các vai Cáo, Thỏ, Gà trống, 2 trẻ
đội mũ chó con, bác gấu, và trẻ mặc trang phục phù hợp với tính cách của từng
nhân vật. Việc hóa trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ
tự tin khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú với từng vở diễn.


(Hình ảnh minh họa trẻ đóng kịch “Cáo thỏ và gà trống”)
17


Qua cách làm này tôi đã giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, rèn luyện
ngôn ngữ mạch lạc, làm tăng sự cảm thụ hiểu biết tác phẩm văn học của trẻ làm
cho hoạt động học sinh động hứng thú trong các hoạt động tiếp theo.
Kết quả: 100% trẻ thích thú với các đồ dùng trực quan và chăm chú xem
các hình ảnh phim hoạt hình được chuyển thể từ các câu chuyện trong chương
trình. Nhờ đó trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học, ghi nhớ tên và lời thoại, cử chỉ
điệu bộ từng nhân vật.
2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm
văn học đạt hiệu quả.
Đây là một giải pháp vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần lôi cuốn
sự quan tâm của các bậc phụ huynh để họ cùng tham gia thực hiện như mua sắm
đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ, đặc biệt là đồ dùng phục vụ cho môn làm quen
với tác phẩm văn học, mà còn tạo cơ hội để các bậc phụ huynh hiểu được công
tác chăm sóc giáo dục trẻ vất vả như thế nào. Từ đó thực hiện tốt lượng thông tin
hai chiều để phối kết hợp chặt chẽ hơn bằng nhiều hình thức như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tầm quan
trọng của trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
- Trò chuyện, trao đổi với các bậc phụ huynh, thông qua giờ đón trả trẻ hàng
ngày để họ nắm bắt được tình hình sức khoẻ và khả năng nhận thức của trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tới các bậc phụ huynh.
- Tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ.
Tuyên truyền và phối hợp cho các bậc phụ huynh là việc làm quan trọng
mà giáo viên cần nắm bắt được. Ngoài thời gian ở trường thì thời gian ở nhà của
trẻ cũng góp phần tích cực giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm tốt hơn.
Thời gian trẻ ở nhà thì buổi tối trước khi đi ngủ trẻ được nghe bố mẹ đọc

những câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng, được bố mẹ kể lại những câu chuyện bằng
cử chỉ, giọng điệu của từng nhân vật đưa trẻ vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
+ Tôi luôn trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện để trẻ được nghe đài, xem
các chương trình thiếu nhi như chương trình kể chuyện cùng chị họa my, vườn
cổ tích có nội dung liên quan đến những câu chuyện phù hợp.
+ Tôi phô tô các câu chuyện trong chương trình gửi đến các phụ huynh để
họ nắm bắt được và kết hợp dạy trẻ ở nhà. Gợi ý cho cha mẹ kể chuyện kể
chuyện cho trẻ nghe và nên lắng nghe trẻ kể lại
+ Kêu gọi phụ huynh quyên góp, ủng hộ tranh,sách truyện nguyên vật liệu
để làm đồ dùng đồ chơi.
+ Trao đổi với phụ huynh cho trẻ đi học đều đặn giúp trẻ tiếp thu bài có hệ
thống và đạt hiệu quả hơn.
Sau khi kết hợp với phụ huynh tôi thấy trẻ rất hứng thú khi nghe cô đọc, kể
chuyện hay tham gia kể chuyện cùng cô, trẻ tự tin lên rất nhiều khi thể hiện các
tác phẩm văn học trước cô giáo và bạn bè, việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn
học trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.

18


Kết quả: 100% phụ huynh đóng góp đầy đủ kinh phí để tôi xây dựng môi
trường giáo dục trong lớp, mua 30 cuốn chuyện tranh, 2 bộ tranh chuyện minh
họa và trang trí góc bé khám phá điều kỳ diệu qua hình ảnh các câu chuyện.
Tôi đã phô tô tất cả các câu chuyện có trong chương trình học của trẻ phát
cho phụ huynh trong giờ đón trả trẻ. Tổng số 20 câu chuyện cho các chủ đề
trong năm học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi đưa ra các biện pháp và áp dụng vào tổ chức cho trẻ cảm thụ văn
học thông qua thể loại truyện trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được kết

quả đáng phấn khởi cụ thể là:
- Đối với hoạt động giáo dục: Qua bảng khảo sát cho thấy khả năng cảm
thụ với tác phẩm văn học thông qua thể loại truyện của trẻ đã được nâng lên rõ
rệt. Thông qua các hoạt động của hoạt động kể chuyện tôi đã khắc phục đáng kể
tình trạng nói ngọng, làm cho trẻ có khả năng diễn đạt mạch lạc và kể được một
số câu chuyện ngắn đơn giản có sự hướng dẫn của cô và cảm thụ tốt các tác
phẩm văn học. Góp phần nâng cao và quyết định đến chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường.
- Đối với bản thân: Có nhiều kinh nghiệm, vững vàng, tự tin, thường
xuyên tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ và không còn lúng túng như trước.
Đặc biệt được nhà trường giao trọng trách thiết kế dạy mẫu tổ chức hoạt động kể
chuyện và nhân ra diện rộng.
- Đối với đồng nghiệp: Thành công của sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã
được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao, được các đồng nghiệp ở
trường áp dụng rộng rãi trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ và
thu được kết quả rất tốt.
- Đối với nhà trường: Chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với văn học
cho trẻ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, không ngừng được củng cố, nâng cao và
duy trì thường xuyên, theo hệ thống.
Kết quả khảo sát tháng 4 năm 2019 như sau:
(Bảng khảo sát kết quả trẻ cuối năm phụ lục 2)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận.
Từ những kết quả đã đạt được tôi rút ra kinh nghiệm tối ưu nhằm nâng cao chất
lượng giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện.
- Muốn dạy trẻ làm quen với văn học đạt kết quả cao thì giáo viên luôn phải
trau dồi kiến thức, luôn tìm tòi sáng tạo, rèn luyện giọng đọc, giọng kể…cách phát
âm của mình, tự sửa sang cho mình về ngôn ngữ và tìm hiểu sâu hơn về cách phát
âm, ý nghĩa của từ. Từ đó mới đề ra một số biện pháp tốt để hướng dẫn cho trẻ.
- Để giúp trẻ đi vào tác phẩm và tạo sự hứng thú thì đồ dùng trực quan là

không thể thiếu. Cần tổ chức cho trẻ được thực hành, trải nghiệm qua các đồ
dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, luôn cải biên tạo ra sự mới lạ hấp dẫn, gây sự
chú ý của trẻ sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn về tác phẩm.
19


- Dưới sự hướng dẫn của cô cho trẻ được tự tay làm ra các sản phẩm để trẻ
được tự kể chuyện, tự chơi với những đồ chơi do mình làm ra.
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa
trò chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện.
- Khuyến khích trẻ nói ra những ý nghĩ của trẻ qua nội dung truyện nhằm
giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý…
- Tạo môi trường hoạt động ngôn ngữ phong phú phù hợp với trẻ như: Xem
sách, truyện tranh, nghe đọc truyện, kể chuyện, chơi đóng kịch để trẻ nói chuyện
trao đổi với nhau.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Sử dụng tốt mô hình rối, rối dẹt, rối tay.
Như vậy qua việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, đặc biệt là thể loại truyện là giải pháp tối ưu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
4-5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học ở trường mầm non. Đây là một việc
làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải
có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc
biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử
dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong hoạt động
và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với phòng giáo dục:
- Phòng giáo dục tổ chức các tiết dạy mẫu của các môn học cho giáo viên
có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:

- BGH cần tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương cũng như tuyên truyền
vận động sự ủng hộ của phụ huynh để bổ xung thêm cơ sở vật chất và các trang
thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ (Trang bị máy vi tính để trẻ được xem
các câu truyện, bài thơ trực tiếp).
Trên đây là Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5
làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non Nga
Tân - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. Tôi đã áp dụng thành công trên trẻ.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Mai Thị Phú

Mai Thị Cúc

20


* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trích câu nói của nhà văn Thi Hào M. Gorki. Trong tác phẩm văn học.
2. Nhận định về văn của thi hào Charles Dubos, trong tác phẩm Văn học là
ánh sáng tâm hồn. Bản dịch của Mai Chi.
3. Trích câu nói của nhà thơ nước Nga RaxunGamzatôp viết trong tác phẩm

Đaghextan của tôi, quyển I, NXB Cầu vồng, Matxcơva, 1984, trang 149. Bản
dịch của Phan Hồng Giang và Bằng Việt.
4. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non (Theo chương trình
giáo dục mầm non mới). Của nhóm tác giả Bùi Kim Tuyến (Chủ biên) Nguyễn
Thị Cẩm Bích - Lưu Thị Lan - Vũ Thị Hồng Tâm - Đặng Thu QuỳnhNXB giáo
dục Việt Nam
5. “Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học” - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2002 của PGS. TS. Hà Nguyễn Kim
Giang


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD&ĐT, SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Mai Thị Cúc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm Non Nga Tân

TT
1

2

3

4

Tên đề tài sáng kiến
Một số biện pháp giáo
dục tạo môi trường hoạt

động cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Một số biện pháp giúp trẻ
5 - 6 tuổi hứng thú với
việc làm quen với toán ở
trường mầm non Nga
Tân
Một số biện pháp cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi học
tốt hoạt động làm quen
với toán ở trường mầm
non Nga Tân
Một số biện pháp cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi học
tốt hoạt động làm quen
với toán ở trường mầm
non Nga Tân
( Bảo lưu)

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm đánh
giá xếp loại

Phòng giáo
dục Nga Sơn


B

2013-2014

Phòng giáo
dục Nga Sơn

B

2015 - 2016

Phòng giáo
dục Nga Sơn

A

2016-2017

Phòng giáo
dục Nga Sơn

A

2017-2018


Phụ lục 1: Kết quả khảo sát đầu năm
TT
1

2
3
4

5

Nội dung
Khả năng hứng thú nghe các tác
phẩm văn học thông qua hoạt
động kể chuyện.
Khả năng trả lời câu hỏi đàm
thoại. Trẻ sử dụng từ ngữ linh
hoạt, phong phú trong giao tiếp.
Khả năng cảm thụ tác phẩm văn
học thông qua hoạt động kể
chuyện
Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi
người xung quanh
Khả năng đọc kể diễn cảm tác
phẩm văn học thông qua hoạt
động kể chuyện. Trẻ biết thể hiện
ngôn ngữ, giọng điệu trong kể
chuyện sáng tạo và kể chuyện theo
trí nhớ

Tổng

Đạt
ST %


Chưa đạt
ST
%

33

25

75,7

8

24,3

33

24

72,7

9

27,3

33

23

69,7


10

30,3

33

23

69,7

10

30,3

33

23

69,7

10

30,3

Phụ lục 2: Kết quả khảo sát cuối năm
TT
1
2
3
4


5

Nội dung
Khả năng hứng thú nghe các tác
phẩm văn học thông qua hoạt động
kể chuyện.
Khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại.
Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong
phú trong giao tiếp.
Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
thông qua hoạt động kể chuyện
Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi
người xung quanh
Khả năng đọc kể diễn cảm tác phẩm
văn học thông qua hoạt động kể
chuyện. Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ,
giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo
và kể chuyện theo trí nhớ

Tổng

Đạt
ST
%

Chưa đạt
ST
%


33

33

97

0

0

33

32

94

1

3

33

31

97

2

6


33

31

91

2

6

33

30

91

3

9


×