Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ về KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN của điều DƯỠNG tại một số KHOA lâm SÀNG hệ NGOẠI BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.84 KB, 104 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

NGUYN TH HU

KIếN THứC, THáI Độ Về KIểM SOáT NHIễM
KHUẩN
CủA ĐIềU DƯỡNG TạI MộT Số KHOA LÂM SàNG Hệ
NGOạI BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH HảI DƯƠNG

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2019


B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

NGUYN TH HU

KIếN THứC, THáI Độ Về KIểM SOáT NHIễM
KHUẩN
CủA ĐIềU DƯỡNG TạI MộT Số KHOA LÂM SàNG Hệ
NGOạI BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH HảI DƯƠNG
Chuyờn ngnh : iu dng
Mó s
: 60720501


LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. GS.TS. Nguyn Hu Tỳ
2. TS. Nguyn Th Minh Thu

H NI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi nhận được rất nhiều
lời động viên, góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật Y tế
Hải Dương, khoa Điều dưỡng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi tham
gia khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng
Đào tạo sau Đại học, khoa Điều dưỡng và Hộ sinh cùng các thầy cô giáo đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới GS.TS. Nguyễn Hữu Tú và TS. Nguyễn Thị Minh Thu. Tôi rất vinh
dự và hân hạnh nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, thân thiện của quý thầy,
cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng thông qua luận
văn, các Thầy, Cô là chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn đã cho tôi nhiều ý
kiến quý báu để hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải
Dương, phòng Kế hoạch tổng hợp cùng tập thể 5 khoa lâm sàng: khoa Hồi
sức tích cực ngoại, khoa Ngoại 1, Ngoại 2, Ngoại 3 và Ngoại 4 đã giúp tôi thu
thập số liệu thành công.
Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình thân yêu: bố
mẹ, chồng, con trai, anh chị em và những người bạn đáng quí của tôi. Những

người luôn ủng hộ, khuyến khích và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau Đại học- Trường Đại học Y Hà Nội
Khoa Điều dưỡng và Hộ sinh
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Huế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐD

: Điều dưỡng

NKVM

: Nhiễm khuẩn vết mổ

NKTN


: Nhiễm khuẩn tiết niệu

BV

: Bệnh viện

HSTC

: Hồi sức tích cực

NVYT

: Nhân viên y tế

KSNK

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

: Người bệnh

NKBV

: Nhiễm khuẩn bệnh viện

VST

: Vệ sinh tay



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................................... 3
1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn........................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn.................................................................................... 3
1.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.........................3
1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện........................................................................................................... 3
1.2.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện....................................................................................... 3
1.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay........................................................................4
1.2.3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện................................................................................... 4
1.2.4. Các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện...........................................................5
1.2.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện....................................................................................6
1.2.6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện..................................................................................... 6
1.3. Kiến thức, thái độ của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn...............................................10
1.3.1. Khái niệm........................................................................................................................... 10
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn. 10
1.4. Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trong nước
và quốc tế............................................................................................................................................... 14
1.4.1. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trên thế
giới.......................................................................................................................................................... 14
1.4.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Việt
Nam........................................................................................................................................................ 17

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................19
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu.........................................................................19
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................... 19



2.1.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................ 20
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu.......................................................................................................... 20
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................................20
2.3.1. Công cụ thu thập................................................................................................................ 20
2.3.2. Phương pháp thu thập........................................................................................................ 22
2.4. Biến số nghiên cứu................................................................................................................ 23
2.4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.............................................................23
2.4.2. Kiến thức, thái độ và kết quả thực hành về kiếm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Hải Dương................................................................................................................... 23
2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng24
2.5. Sai số và biện pháp hạn chế sai số.......................................................................................... 24
2.5.1. Sai số.................................................................................................................................. 24
2.5.2. Biện pháp hạn chế sai số..................................................................................................... 24
2.6. Phân tích số liệu.................................................................................................................... 25
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................................................... 25

CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..............................................................................27
3.2. Kiến thức của ĐD về KSNK..................................................................................................... 28
3.2.1. Tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về NKBV, phòng ngừa NKVM, phòng ngừa NKTN và VST...........28
3.4. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD.........................................................36
3.4.1. Phân tích đơn biến.............................................................................................................. 36
3.4.2. Phân tích đa biến................................................................................................................ 39

CHƯƠNG 4....................................................................................................................... 46



BÀN LUẬN........................................................................................................................ 46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................................................46
4.2. Kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD......................................................................................... 48
4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về KSNK của ĐD.....................................................53
4.4. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................................................... 59

KẾT LUẬN......................................................................................................................... 60
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 1
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 1


DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................27
BẢNG 3.2. TỶ LỆ ĐD CÓ KIẾN THỨC CHUNG ĐÚNG VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH
VIỆN............................................................................................................................................. 28
BẢNG 3.3. TỶ LỆ ĐD CÓ KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ PHÒNG NGỪA NKVM.............29
BẢNG 3.4. TỶ LỆ ĐD CÓ KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ PHÒNG NGỪA NKTN.............30
BẢNG 3.5. TỶ LỆ ĐD CÓ KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ VST.............................................30
BẢNG 3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN................................................................................................... 36
BẢNG 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI TÍNH VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN................................................................................................... 36


BẢNG 3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VỚI KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN.....................................................................36
BẢNG 3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÂM NIÊN CÔNG TÁC VỚI KIẾN THỨC VÀ

THÁI ĐỘ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN........................................................................... 37
BẢNG 3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VỀ KSNK VỚI KIẾN
THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN.........................................................38
BẢNG 3.7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAM GIA TẬP HUẤN KSNK NĂM 2018
VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN.....................................39
KHI ĐẶT CÁC YẾU TỐ ĐƠN BIẾN VÀO MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN ĐỂ TÌM
HIỂU YẾU TỐ ĐỘC LẬP, TA THU ĐƯỢC CÁC BẢNG KẾT QUẢ SAU:.............................39
BẢNG 3.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC ĐẠT VỀ PHÒNG NGỪA NKVM
VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................40
BẢNG 3.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC ĐẠT VỀ PHÒNG NGỪA NKTN
VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................41
BẢNG 3.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC ĐẠT VỀ VST VỚI ĐẶC ĐIỂM
CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................42
BẢNG 3.11. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ PHÒNG NGỪA
NKVM VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................42
BẢNG 3.12. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ PHÒNG NGỪA
NKTN VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................43
BẢNG 3.13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ VST VỚI ĐẶC ĐIỂM
CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................43


BẢNG 3.14. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC ĐẠT VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM
KHUẨN VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................44
BẢNG 3.15. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM
KHUẨN VỚI ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................45
BẢNG 1.1.1. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
PHÒNG NGỪA NKVM................................................................................................................. 1
BẢNG 1.1.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI TÍNH VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ PHÒNG NGỪA NKVM........................................................................................................... 2
BẢNG 1.1.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VỚI KIẾN

THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKVM.......................................................................2
BẢNG 1.1.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÂM NIÊN CÔNG TÁC VỚI KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKVM................................................................................... 3
BẢNG 1.1.5.MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO KSNK VỚI KIẾN
THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKVM.......................................................................3
BẢNG 1.1.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAM GIA TẬP HUẤN KSNK NĂM 2018
VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKVM...................................................4
BẢNG 1.1.7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
PHÒNG NGỪA NKTN.................................................................................................................. 5
BẢNG 1.1.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI TÍNH VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ PHÒNG NGỪA NKTN............................................................................................................ 5
BẢNG 1.1.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VỚI KIẾN
THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKTN.......................................................................6


BẢNG 1.1.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÂM NIÊN CÔNG TÁC VỚI KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKTN.................................................................................... 6
BẢNG 1.1.11. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO KSNK VỚI KIẾN
THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKTN.......................................................................7
BẢNG 1.1.12. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAM GIA TẬP HUẤN KSNK NĂM 2018
VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NKTN....................................................7
BẢNG 1.1.13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
VST.................................................................................................................................................. 8
BẢNG 1.1.14. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI TÍNH VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ VST............................................................................................................................................ 9
BẢNG 1.1.16. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÂM NIÊN CÔNG TÁC VỚI KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ VỀ VST................................................................................................................. 10
BẢNG 1.1.17. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VỀ KSNK VỚI
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ VST.......................................................................................... 10
BẢNG 1.1.18. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAM GIA TẬP HUẤN KSNK NĂM 2018

VỚI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ VST................................................................................. 11


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 3.1. TỶ LỆ ĐD CÓ KIẾN THỨC ĐẠT VỀ NKBV, PHÒNG NGỪA NKVM,
PHÒNG NGỪA NKTN, VST....................................................................................................... 31
BIỂU ĐỒ 3.2. TỶ LỆ ĐD CÓ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH
VIỆN............................................................................................................................................. 32
BIỂU ĐỒ 3.2. TỶ LỆ ĐD CÓ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC VỀ NKBV, PHÒNG NGỪA
NKVM, PHÒNG NGỪA NKTN, VST......................................................................................... 34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm
tăng tỉ lệ biến chứng, tăng tử vong cho người bệnh (NB). NKBV làm tăng sử
dụng kháng sinh và dễ dẫn tới đề kháng kháng sinh, kéo dài thời gian nằm
viện và tăng chi phí điều trị. Đó là vấn đề quan trọng trong quản lý chất lượng
chăm sóc và chi phí điều trị của bệnh viện (BV) cũng như NB ở các quốc gia.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2007 tại các nước đang
phát triển cho kết quả 1,4 triệu NB mắc NKBV, chi phí cho NB mắc NKBV
khoảng 1.300.000- 2.300.000 USD/ năm. Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong do
NKBV khoảng 50.000 ca tử vong/ năm
Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%- 10% tùy theo
đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những BV tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực
hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Tỷ lệ
NKBV có thể lên tới 20%- 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức
tích cực (HSTC), ngoại khoa… Các loại NKBV thường gặp là nhiễm khuẩn vết

mổ (NKVM), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN),… . Theo nghiên cứu của Bùi
Hồng Giang năm 2013 tại khoa HSTC BV Bạch Mai cho thấy: nhiễm khuẩn hô
hấp là 68,1%, NKTN là 8,3% .
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến NKBV như là môi trường, NB, từ các
hoạt động khám và chữa bệnh. Trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan
trọng. NB có thể mắc NKBV khi nhân viên y tế (NVYT) không tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình thực hành trong chăm sóc, điều trị. Đặc biệt, điều
dưỡng (ĐD) là những người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp cho
NB, nếu không có đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về kiểm soát
nhiễm khuẩn (KSNK) sẽ ảnh hưởng đến NB. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Tuyết Mai, khảo sát về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về


2

KSNK của ĐD BV E năm 2015, tỷ lệ đạt về kiến thức, thái độ và thực hành
của ĐD là khá thấp, một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực
hành ở đối tượng nghiên cứu: trình độ học vấn, thâm niên công tác… .
Ở nước ta hiện nay, công tác KSNK đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục
kiểm tra đánh giá chất lượng BV hàng năm . Tuy nhiên vấn đề này còn gặp
nhiều khó khăn do ngân sách hạn hẹp, tình trạng quá tải, cơ sở vật chất còn yếu
kém, phần lớn NVYT chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNK BV.
BV Đa khoa tỉnh Hải Dương là BV hạng I, lưu lượng NB đến khám và
điều trị rất đông, mặt bệnh đa dạng từ nhẹ đến nặng nên công tác KSNK có vai
trò rất cần thiết, đặc biệt tại một số khoa có nguy cơ lây nhiễm cao như khoa
Hồi sức tích cực ngoại và các khoa ngoại. Theo báo cáo của BV Đa khoa tỉnh
Hải Dương, có 4 dạng NKBV chính, đều liên quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc
chăm sóc NB của ĐD là nhiễm trùng vết mổ; nhiễm trùng đường tiết niệu do
đặt ống thông; viêm phổi liên quan đến thở máy; nhiễm trùng máu liên quan
đến ống thông. Để phòng chống NKBV, BV cũng đưa ra một số biện pháp

khuyến cáo như VST, tuân thủ nghiêm ngặt vô khuẩn khi thực hiện các thủ
thuật. Nhận thức được đầy đủ việc phòng chống NKBV trong công tác KSNK
của BV, nhân viên y tế đặc biệt là đội ngũ ĐD trở nên bức thiết hơn bao giờ hết
vì đây là đối tượng thường xuyên chăm sóc NB. Với mục đích tìm hiểu thực
trạng kiến thức, thái độ của ĐD trên cơ sở đó đưa ra giải pháp KSNK phù hợp
với BV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ về kiểm
soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Hải Dương”, với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều
dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hải Dương.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát
nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn
Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực
hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm
khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người
bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh .
1.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm
khuẩn
Điều 62 Luật khám chữa bệnh quy định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có

trách nhiệm thực hiện các biện pháp KSNK: Giám sát, khử khuẩn, tiệt khuẩn,
vệ sinh, xử lý chất thải….
Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .
Quyết định số 3671/QĐ-BYT, ngày 27 tháng 09 năm 2012, phê duyệt
các hướng dẫn KSNK cùng với tài liệu hướng dẫn thực hành KSNK môi
trường BV
Quyết định mới nhất số 3916/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 08 năm 2017, phê
duyệt các hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .
1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện
1.2.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo tổ chức Y tế thế giới, NKBV được định nghĩa như sau: NKBV là
những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian NB điều trị tại BV và nhiễm
khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại


4

thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi NB nhập
viện.
1.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay
Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu NB bị NKBV, làm 90.000
người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí. Nghiên cứu về hiệu quả
của Chương trình kiểm soát NKBV SENIC(Study on the Efficacy of
Nosocomial Infection Control)đã khẳng định Chương trình kiểm soát NKBV
bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm 33% NKBV.Từ đó,
nhiều BV đã cải tiến các biện pháp kiểm soát NKBV và đã đạt được nhiều
thành công. Từ năm 2007, Hiệp hội KSNK và dịch tễ học Hoa Kỳ APIC
(Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology) đã đưa
ra mục tiêu “hướng đến không có NKBV”.

Tình hình NKBV tại Việt Nam: Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng
và cộng sự thực hiện năm 2006- 2007 tại 62 BV khu vực phía Bắc đại diện các
tuyến như: BV trung ương, tuyến tỉnh, thành phố, quận, huyện cho thấy tỉ lệ
NKBV trung bình là 7,8% trong đó các BV tuyến trung ương tỉ lệ NKBV là 5,4%,
các BV tuyến tỉnh, thành phố tỉ lệ NKBV là 8,3%, tỉ lệ NKBV tại các tuyến quận,
huyện là 6,3% . Năm 2005, Bệnh viện Bạch Mai giám sát tại 36 BV với 7541 NB,
tỉ lệ NKBV là 7,8%. Các nhiễm khuẩn thường gặp: Nhiễm khuẩn hô hấp (41,9%),
NKVM (27,5%), NKTN (13,1%), nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (10,3%), nhiễm
khuẩn da và mô mềm (4,1%), các nhiễm khuẩn khác (2%) .
1.2.3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện
Tác nhân vi sinh vật gây NKBV phần lớn là do vi khuẩn sau đó là do vi
rút, nấm và ký sinh trùng.
Vi khuẩn: Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau.
Vi khuẩn nội sinh, thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn NB.
Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng
cụ y tế, NVYT, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các NB.


5

Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng, vi khuẩn
Staphylococcus saprophyticus.
Vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn Gram (-), họ vi khuẩn đường ruột, chủng
Acinetobacter spp, chủng A.baumannii, Acinetobacterspp.
Vi rút: Một số vi rút có thể lây NKBV như vi rút viêm gan B và C, các vi rút
hợp bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột truyền qua tiếp xúc từ taymiệng và theo đường phân- miệng.
Ký sinh trùng và nấm: Một số ký sinh trùng, Candida albicans,
Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans,..., loài Aspergillus spp.
1.2.4. Các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện
Có rất nhiều yếu tố thuận lợi dẫn đến NKBV ở NB như:

Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân NB): Các yếu tố từ NB làm thuận
lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng sức khỏe. NB có can thiệp phẫu thuật, NB đa
chấn thương,… đều có nguy cơ cao mắc NKBV.
Các yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố có thể gặp trong môi trường như
không khí, nước, bề mặt vật dụng xung quanh NB. Môi trường BV, đặc biệt
tại các khoa như khoa HSTC ngoại và các khoa ngoại đều có nguy cơ gây
NKBV.
Từ hoạt động chăm sóc và điều trị:Các phẫu thuật, tiểu phẫu thuật, các
can thiệp thủ thuật xâm lấn,…là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong
NKBV, do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập.
Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT: Thiếu kiến thức, thái độ
và kỹ năng thực hành của NVYT.
Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp:Sự lạm dụng kháng sinh trong
điều trị cũng là yếu tố nguy cơ mắc NKBV.Theo nghiên cứu của Đỗ Trọng Cán,
Đinh Thị Thanh Huyền tỷ lệ kháng kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 2, 3 là
97,8% .


6

1.2.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV dẫn đến nhiều hệ luỵ cho NB và cho hệ thống y tế như: tăng biến
chứng và tử vong cho NB; kéo dài thời gian nằm viện; tăng sử dụng kháng sinh
dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị.
Trên thế giới: Theo báo cáo năm 2009, tổng chi phí điều trị trực tiếp cho
các bệnh nhiễm trùng liên quan đến y tế tại Mỹ hàng năm, ước tính chi phí cho
các hoạt động đó vào khoảng 28,4 đến 33,8 tỷ USD. Sau khi áp dụng các biện
pháp KSNK hiệu quả thì chi phí này giảm xuống còn 5,7 đến 6,8 tỷ USD .
Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của
NKBV, một nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời gian

nằm viện 15 ngày với chi phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VND và ước tính
chi phí phát sinh do NKBV vào khoảng 2,880,000 VND/ NB. Theo một số
nghiên cứu tại BV Bạch Mai, số ngày nằm viện gia tăng do NKVM là 11,4 ngày;
nhiễm khuẩn hô hấp là 7,8 ngày cũng đồng nghĩa với các chi phí phát sinh trung
bình tăng thêm lần lượt là 1,9 triệu đồng; 23,6 triệu đồng ,.
1.2.6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
1.2.6.1. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Khái niệm NKVM
NKVM là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ
khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới
một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả. NKVM được chia
thành 3 loại: (1) NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức
dưới da tại vị trí rạch da; (2) NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân
và/ hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM
nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; (3) Nhiễm khuẩn cơ quan/ khoang
cơ thể ,,.


7

Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa NKVM
Tắm bằng xà phòng có chất khử khuẩn cho NB trước phẫu thuật
Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quyđịnh
Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch VST chứa cồn
Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng
Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật và khi
chăm sóc vết mổ
Kiểm soát đường huyết, ủ ấm NB trong phẫu thuật
Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải
dùng trong phẫu thuật được tiệt khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho

VST ngoại khoa và không khí sạch trong buồng phẫu thuật.
Giám sát là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa NKVM.
Thường xuyên giám sát thực hành vô khuẩn ngoại khoa ở NVYT, giám sát
phát hiện NKVM ở NB được phẫu thuật.
1.2.6.2. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu
Khái niệm
NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu là nhiễm khuẩn đường tiết niệu
xảy ra sau khi thực hành đặt ống thông tiểu cho NB.
Tóm tắt các biện pháp phòng ngừa NKTN do đặt thông tiểu
*Sử dụng ống thông tiểu phùhợp
Chỉ đặt ống thông tiểu khi có chỉ định và loại bỏ ống thông tiểu sớm nhất có thể.
Xem xét thay thế ống thông tiểu bằng ống thông không hoặc ít xâm lấn ở
NB nam không có bí tiểu hoặc tắc bàng quang, NB có tổn thương tủy sống,...
* Lưu ý khi đặt ống thôngtiểu
VST ngay trước và sau khi đặt ống thông tiểu hoặc khi thực hiện bất kỳ
thao tác nào có tiếp xúc với thiết bị hoặc vị trí đặt ống thôngtiểu.


8

Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt ống thông tiểu đã được tiệt khuẩn.
Khi di chuyển NB phải kẹp (khóa) đường dẫn nước tiểu để tránh trào
ngược từ túi chứa nước tiểu vào bàng quangNB.
* Chăm sóc vô khuẩn NB có lưu ống thôngtiểu
Duy trì hệ thống dẫn lưu kín, một chiều, không tắc nghẽn.
Mang găng khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có động chạm tới ống thông tiểu
hoặc túi lưu nướctiểu.
Không sử dụng kháng sinh toàn thân để phòng ngừa NKTN liên quan đến đặt
ống thông tiểu trừ khi có chỉ định lâm sàng.
Không làm sạch vùng xung quanh niệu đạo bằng dung dịch khử khuẩn để

phòng ngừa NKTN khi đang lưu ống thông tiểu, chỉ dùng hóa chất làm sạch thông
thường.
Không thay thế định kỳ hoặc thường xuyên ống thôngtiểu.
* Giám sát đặt thôngtiểu
1.2.6.3. Vệ sinh tay
Khái niệm
Vệ sinh tay:Là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng xà phòng
thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch VST
chứa cồn.
Rửa tay:Là rửa tay với nước và xà phòng thường.
Rửa tay khử khuẩn: Là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn.
Chà tay khử khuẩn: Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch VST chứa
cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay.
Phương tiện VST:
Hóa chất VST
+ Xà phòng thường: Dạng bánh hoặc dạng dung dịch không chứa tác
nhân diệt khuẩn.


9

+ Xà phòng khử khuẩn: Dạng dung dịch có chứa chloherxidine hoặc
iodine.
+ Dung dịch VST chứa cồn (isopropanol, ethanol, n-propanol hoặc kết
hợp hai trong các thành phần này hoặc kết hợp với 1 chất khử khuẩn).
Bồn rửatay: Vòi cấp nước có cần gạt hoặc khóa vặn hoạt động tốt; bồn
sạch, quanh bồn không để phương tiện, đồ vậtkhác.
Nước rửatay: Nước sạch qua vòi có khóa hoạt độngtốt.
Khăn lautay: Khăn sạch sợi bông hoặc khăn giấy sử dụng một lần. Nếu
là khăn sợi bông, cần giặt khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng, được đựng trong

hộp cấp khăn kín tại mỗi điểm rửa tay.
Trang bị phương tiện VST
- Phương tiện VST thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật,
thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc NB, khu hành chính, khu tiếp đón NB và các
buồng vệ sinh. Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường NB
nặng, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị
dung dịch VST tay chứa cồn. Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng
NB nặng, khu tiếp đón NB và khu vệ sinh phải có bồn rửatay.
Thời điểm VST
+ Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/ vô khuẩn.
+ Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.
+ Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.
Kỹ thuật VST
+ Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.


10

+ Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại
+ Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
+ Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Khi thực hiện quy trình VST thường quy cần lưu ý một số điểm sau:

+ Lựa chọn đúng phương pháp VST
+ Lấy đủ 3ml- 5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST.
+ Tuân thủ đúng thời gian VST: chà tay với dung dịch chứa cồn theo

quy trình 6 bước đạt từ 20-30 giây.
1.3. Kiến thức, thái độ của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn
1.3.1. Khái niệm
Theo từ điển Wikipedia, kiến thức là sự quen thuộc, nhận thức hoặc hiểu
biết về ai đó hoặc một cái gì đó, chẳng hạn như sự kiện, thông tin, mô
tả hoặc kỹ năng, có được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bằng
cách nhận thức, khám phá hoặc học hỏi. Kiến thức có thể đề cập đến một sự
hiểu biết lý thuyết hoặc thực tế về một chủ đề. Nó có thể là ẩn (như với kỹ
năng thực tế hoặc chuyên môn) hoặc rõ ràng (như với sự hiểu biết lý thuyết về
một chủ đề); nó có thể nhiều hơn hoặc ít chính thức hoặc có hệ thống
Trong tâm lý học , thái độ là một cấu trúc tâm lý, một thực thể tinh thần và
cảm xúc được thừa hưởng hoặc đặc trưng cho một người. Chúng phức tạp và là
một trạng thái có được thông qua kinh nghiệm. Đó là trạng thái tâm trí dễ bị ảnh
hưởng của một cá nhân liên quan đến một giá trị và nó được kết tủa thông qua một
biểu hiện đáp ứng đối với một người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện (đối tượng thái
độ), điều này ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của điều dưỡng về
kiểm soát nhiễm khuẩn.
1.3.2.1. Tuổi, giới tính
Nghiên cứu của tác giả Sarani H và cộng sự năm 2014 khi nghiên cứu về
kiến thức, thái độ và thực hành của ĐD về các biện pháp phòng ngừa chuẩn


11

tại BV giảng dạy Liên kết với Đại học Y khoa Zabol- Iran, kết quả cho thấy
có mối quan hệ đáng kể giữa kiến thức và giới tính (p = 0,02)
Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Phương khi đánh giá kiến thức, thái
độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa ngoại và khoa nội BV Đa
khoa Đống Đa trước và sau can thiệp năm 2010- 2011, kết quả cho thấy tỷ lệ

nam và nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can
thiệp khá cao (trên 90%). Nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay
cao hơn so với nam
Theo tác giả Hồ Thị Nhi Na khi nghiên cứu về kiến thức và thái độ đối
với một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa
của BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015, nhân viên y tế có độ
tuổi từ 30 tuổi trở lên có kiến thức tốt về tuân thủ các quy định về phòng
ngừa chuẩn
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hiền và cộng sự năm 2015 về kiến thức,
thái độ, thực hành về VST thường quy và một số yếu tố liên quan của nhân
viên y tế tại BV Đa khoa Hoè Nhai năm 2015, kết quả nghiên cứu tìm thấy
các yếu tố liên quan tới kiến thức chưa đạt về VST như tuổi (trên 30 tuổi), yếu
tố giới tính (nam) với thái độ chưa đạt. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tuân thủ VST thường quy của nhân viên y tế với yếu tố thái độ. Nhóm
nhân viên y tế có thái độ không tích cực không tuân thủ VST cao hơn 2,7 lần
so với nhóm nhân viên y tế có thái độ tích cực
1.3.2.2. Thời gian công tác
Kết quả nghiên cứu của tác giả Deborah J. Ward năm 2011 khi nghiên
cứu tổng quan hệ thống ĐD về những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái
độ, thực hành về KSNK kết quả cho thấy kinh nghiệm, số năm công tác và
trình độ học vấn là những yếu tố nâng cao kiến thức về thực hành tốt nhất.
Thiếu kiến thức và trình độ học vấn thấp là hai lý do dẫn đến thực hành phòng


12

chống nhiễm khuẩn chưa tốt ở ĐD. Sinh viên ĐD có kiến thức về phòng
chống nhiễm khuẩn ít và thiếu kinh nghiệm thực hành có mối liên quan đến
việc giảm KSNK
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai khi nghiên cứu cắt ngang các yếu tố

ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về KSNK của 243 ĐD ở 21khoa
lâm sàng của bệnh viện E, kết quả cho thấy nhóm ĐD có thâm niên công tác
trên 10 năm có kiến thức cao gấp 2,51 lần và có thái độ cao gấp 1,71 lần so
với nhóm ĐD có thâm niên công tác dưới 10 năm .
Nghiên cứu của tác giả Humaun Kabir Sickder và cộng sự khi nghiên
cứu về kiến thức và thực hành của ĐD về phòng chống nhiễm trùng vết mổ ở
Bangladesh, phát hiện cho thấy phần lớn ĐD có kiến thức về phòng ngừa
nhiễm trùng vết mổ ở mức thấp M = 69,67%, SD = 8,53% với điểm tối thiểu
48% và điểm tối đa 92%; Các ĐD (98,3%) đạt điểm thực hành phòng ngừa
nhiễm trùng vết mổ ở mức cao (M = 89,95%, SD = 4,06%) với điểm tối thiểu
80% và điểm tối đa 96%. Kết quả cũng cho thấy, kinh nghiệm làm việc của ĐD
tại các khoa này là 3,77 năm (SD= 1,29), do đó ảnh hưởng đến trình độ hiểu
biết thấp về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ trong nhóm đối tượng này
1.3.2.3. Trình độ chuyên môn
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà năm 2015 về thực trạng kiến
thức và thái độ của ĐD hồi sức tích cực về KSNK tại BV Việt Đức cho thấy
nhóm các ĐD có trình độ đại học, sau đại học có thái độ về phòng ngừa
NKVM cao gấp 3,16 lần nhóm ĐD có trình độ cao đẳng và trung cấp
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
thực hành về KSNK củaĐD tại BV E năm 2015, kết quả cho thấy nhóm ĐD
có trình độ đại học có kiến thức cao gấp 3,24 lần so với nhóm có trình độ cao
đẳng và trung cấp; nhóm ĐD có trình độ đại học có thái độ cao gấp 4,04 lần
so với nhóm ĐD có trình độ cao đẳng và trung cấp


×