Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ về PHÒNG và xử TRÍ PHƠI NHIỄM với vật sắc NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN của SINH VIÊN điều DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.91 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HÀ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM
TRUYỀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HÀ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM
TRUYỀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Điều dưỡng


Mã số

: 60720501

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Lan Anh

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC
ĐTV
HBV
HCV
HIV

Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Vi rút viêm gan B (Hepatitis B Virus)
Vi rút viêm gan C (Hepatitis C Virus)
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

KSNK
KT
NSI
NVYT
SV
SVĐD


VSN
WHO

(Human Immunodefficiency virus)
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Kiến thức
Tổn thương do kim tiêm
Nhân viên y tế
Sinh viên
Sinh viên điều dưỡng
Thái độ
Vật sắc nhọn
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Một số khái niệm............................................................................................3
1.2. Biện pháp phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong
tiêm truyền....................................................................................................4
1.2.1. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. .4
1.2.2. Xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.............................7
1.3. Tình hình tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng....................10
1.3.1. Trên thế giới..........................................................................................10
1.3.2. Tại Việt Nam.........................................................................................12
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm
với vật sắc nhọn trong tiêm truyền..............................................................13

1.4.1. Giới.......................................................................................................13
1.4.2. Năm học................................................................................................13
1.4.3. Chương trình đào tạo/hình thức đào tạo................................................14
1.4.4. Yêu nghề điều dưỡng............................................................................15
1.4.5. Tâm lý của sinh viên.............................................................................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................16
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................16
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................17


2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.....................................................18
2.4.1. Công cụ thu thập...................................................................................18
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................20
2.5. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................21
2.6. Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ.....................................................22
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................23
2.8. Các sai số có thể gặp và biện pháp khống chế sai số....................................24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................25
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..................................................25
3.2. Mô tả kiến thức và thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn
trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng................................................27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm
với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên........................................37

Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................42
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................................42
4.1.1. Giới.......................................................................................................42
4.1.2. Sự yêu nghề..........................................................................................42
4.1.3. Chương trình đào tạo............................................................................42
4.1.4. Tiêm phòng Viêm gan B.......................................................................43
4.2. Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm
truyền của sinh viên điều dưỡng.................................................................44
4.2.1. Kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm
truyền của sinh viên điều dưỡng...........................................................44
4.2.2. Thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm
truyền của sinh viên điều dưỡng...........................................................51
4.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi
nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền...................................................53
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức
phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền...........53


4.3.2. Mối liên quan giữa thông tin về học tập với kiến thức chung...............54
4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thái độ về
phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền..............55
4.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm với
vật sắc nhọn trong tiêm truyền.............................................................56
KẾT LUẬN............................................................................................................57
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...............................................25
Bảng 3.2. Một số thông tin liên quan đến việc học tập về phòng và xử trí phơi
nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền..............................................26
Bảng 3.3. Kiến thức về các virus lây truyền qua đường máu theo VSN..................27
Bảng 3.4. Kiến thức về thời điểm nhân viên y tế có thể bị tổn thương do vật
sắc nhọn.................................................................................................28
Bảng 3.5. Kiến thức về thao tác an toàn với vật sắc nhọn.......................................28
Bảng 3.6. Kiến thức về sử dụng hộp an toàn...........................................................29
Bảng 3.7. Kiến thức về xử trí vết thương và báo cáo sau khi phơi nhiễm với vật
sắc nhọn.................................................................................................32
Bảng 3.8. Lý do sinh viên không báo cáo khi bị tổn thương...................................33
Bảng 3.9. Kiến thức về đánh giá nguy cơ sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn............33
Bảng 3.10. Kiến thức về dự phòng sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn......................34
Bảng 3.11. Kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn...................35
Bảng 3.12. Thái độ của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn........36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thông tin chung với kiến thức phòng và xử trí
phơi nhiễm.............................................................................................37
Bảng 3.14A. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với kiến thức
phòng và xử trí phơi nhiễm....................................................................38
Bảng 3.14B. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với kiến thức
phòng và xử trí phơi nhiễm....................................................................38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thông tin chung với thái độ phòng và xử trí
phơi nhiễm.............................................................................................39
Bảng 3.16A. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với thái độ phòng
và xử trí phơi nhiễm...............................................................................40
Bảng 3.16B. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với thái độ phòng
và xử trí phơi nhiễm...............................................................................40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm
nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền..............................................41



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương do vật sắc nhọn (VSN) trong thực hành lâm sàng là vấn đề
sức khỏe thường gặp ở sinh viên điều dưỡng (SVĐD). Tỷ lệ bị tổn thương do
VSN ở SVĐD trên thế giới rất khác nhau dao động từ 9,4% - 100% ,. Tổn
thương do VSN có thể dẫn đến việc lây truyền các loại vi rút qua đường máu
cho SVĐD như vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi rút viêm gan
B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV) . Nguy cơ bị lây truyền bệnh theo kim
tiêm từ một người bệnh có nhiễm khuẩn máu dao động từ mức 0,3% đối với
HIV, 3% - 10% đối với HCV và 40% đối với HBV . Khả năng bị tổn thương
do VSN có thể cao hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi mà lại
phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới, khẩn trương như SV
ngành y .
Trong khi đó kiến thức về phòng ngừa và xử lý phơi nhiễm với vật sắc
nhọn của SV chưa cao: chỉ có 36,2% SV năm cuối biết đầy đủ chi tiết của
việc phòng ngừa các tổn thương do kim đâm ; 85,9% SV không biết hoặc chỉ
biết một phần trong các bước xử trí sau phơi nhiễm, 35,1% SV không quan
tâm đến tác hại sau phơi nhiễm với nguồn bệnh , thậm chí 51,6% SV trường
đại học khoa học sức khỏe Arack còn thực hiện nặn máu từ vết thương, hành
động xử lý vết thương sai trầm trọng .
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Honda, điều dưỡng có thái độ chưa đúng
về phòng chống tổn thương do VSN có nguy cơ mắc tổn thương cao gấp 1,86
lần so với điều dưỡng có thái độ đúng .
Ở Việt Nam, tỷ lệ SV xử lý vết thương đúng sau tổn thương còn thấp:
chỉ có 36,8% SV trường cao đẳng Y tế Kiên Giang thực hành xử lý vết thương
đúng sau tổn thương . Tương tự, trường Đại học Y khoa Vinh có 63% sinh
viên xử lý sai vết thương sau khi bị tổn thương . Tỷ lệ học sinh sinh viên có



2

kiến thức không đầy đủ liên quan đến tai nạn nghề nghiệp do kim tiêm truyền
đâm là 69,46% .
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đào tạo SVĐD hệ cao đẳng 3 năm trong
đó phần lớn thời gian học năm thứ 2 và năm thứ 3 SV được đi thực hành lâm
sàng ở nhiều bệnh viện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại
bệnh viện thực hiện tiêm truyền là thủ thuật thường quy SV được làm trên
người bệnh cũng đồng nghĩa với việc SV có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với
VSN trong tiêm truyền và có khả năng lây nhiễm với HBV, HCV và HIV qua
VSN. Nhưng nếu SV có kiến thức và thái độ tốt về phòng ngừa phơi nhiễm
với VSN trong tiêm truyền sẽ làm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm và khi bị phơi
nhiễm SV biết cách xử lý đúng vết thương sẽ làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm
các bệnh qua đường máu. Do vậy, SV cần phải được trang bị những kiến thức
và thái độ tốt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm
truyền trước khi sinh viên đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế.Với mong
muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức và thái độ của SV để làm cơ sở cho sự
thay đổi trong phương thức truyền đạt cho SV những kiến thức, thái độ tốt
nhất nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với tên đề tài là “Kiến thức, thái
độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của
sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội” với 2 mục tiêu là:
1.

Mô tả kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc

2.

nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng.
Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh

viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Phơi nhiễm
Là sự tiếp xúc với nguồn chứa tác nhân gây bệnh trong đó tác nhân có
thể gây hại hoặc có lợi .
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) có
chứa tác nhân gây bệnh trong khi nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ dẫn đến
nguy cơ lây nhiễm bệnh .
Vật sắc nhọn
Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc
nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao
dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm .
Tổn thương do vật sắc nhọn:
Tổn thương do vật sắc nhọn là tình trạng da bị xâm nhập bởi các vật sắc
nhọn và địa điểm xảy ra ở trong một cơ sở y tế. Các vật sắc nhọn có thể gồm:
kim, lưỡi chích, dao mổ và mảnh thủy tinh vỡ .
Tác nhân gây bệnh qua đường máu
Các vi sinh vật có độc lực (có khả năng gây bệnh) lây truyền do phơi
nhiễm với máu, sản phẩm của máu và gây bệnh trên người. Các tác nhân gây
bệnh đường máu hay gặp bao gồm viêm gan B (HBV), Viêm gan C (HCV),
virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) .
Tiêm truyền tĩnh mạch
Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc vào tĩnh mạch với góc tiêm 30⁰ so với

mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng
tiêm nguyên vẹn .


4

Tiêm an toàn
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), Tiêm an toàn là một quy trình tiêm:
không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm; không phơi nhiễm cho người thực
hiện mũi tiêm; không tạo chất nguy hại cho người khác và cộng đồng .
Đậy nắp kim tiêm
Kỹ thuật đậy nắp kim một tay: nhân viên y tế cầm bơm tiêm bằng một
tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng, sau đó
dùng hai tay đậy lại .
Thùng đựng chất thải vật sắc nhọn
Còn gọi là “hộp đựng vật sắc nhọn”, “hộp an toàn”. Thùng đựng chất
thải sắc nhọn được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rò rỉ
được thiết kế để chứa vật sắc nhọn một cách an toàn trong quá trình thu gom,
hủy bỏ và tiêu hủy. Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng
Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế .
Dự phòng sau phơi nhiễm:
Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đường máu sau
phơi nhiễm .
1.2. Biện pháp phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong
tiêm truyền
1.2.1. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc
nhọn trong tiêm truyền
Loại bỏ mối nguy hại: thay thế các mũi tiêm bằng cách quản lý việc kê
đơn, thay bằng cách đưa thuốc vào cơ thể theo các đường khác như thuốc
uống, thuốc hít, các miếng dán ngoài da… Loại bỏ các vật sắc nhọn và kim

tiêm, loại bỏ tất cả các mũi tiêm không cần thiết. Loại bỏ các vật sắc nhọn và
kim tiêm khi có thể bằng cách thay thế kim tiêm và kim tiêm bằng các dụng


5

cụ tiêm áp lực, sử dụng bộ kết nối tĩnh mạch trung ương mà không dùng kim
tiêm hoặc dùng kim luồn an toàn.
Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: được sử dụng để cô lập và loại bỏ mối
nguy hại khỏi nơi làm việc như sử dụng thùng chứa chất thải sắc nhọn; sử dụng
các thiết bị bảo vệ tránh vật sắc nhọn cho tất cả quy trình (bơm kim tiêm có
tính năng tự thụt vào, tự đóng hoặc tự cùn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể.
Biện pháp hành chính: các chính sách và chương trình can thiệp nhằm
hạn chế phơi nhiễm với các yếu tố nguy hại. Ví dụ như áp dụng phòng ngừa
phổ cập, xác định các nguồn lực thể hiện cam kết an toàn cho nhân viên y tế,
thành lập ủy ban phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp do VSN, xây dựng các kế
hoạch kiểm soát phơi nhiễm và tăng cường đào tạo.
Biện pháp kiểm soát thực hành: nâng cao, củng cố các thao tác, thực
hành an toàn, loại bỏ các thói quen, các thao tác đã được xác định có nguy cơ
cao đối với tai nạn nghề nghiệp do VSN. Ví dụ như không đậy lại nắp kim sau
khi tiêm, đặt các hộp chứa vật thải sắc nhọn ở nơi dễ sử dụng, kiểm tra hộp
đựng VSN định kỳ và đưa đi xử lý trước khi hộp đầy, thiết lập các biện pháp
an toàn trong việc bảo quản, chuyên chở và xử lý chất thải sắc nhọn.
Phương tiện bảo vệ cá nhân: sử dụng kính, mặt nạ, găng tay, khẩu
trang, áo choàng...
Các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với tổn thương da do kim và
vật sắc nhọn
- Luôn luôn đảm bảo rằng bệnh nhân của bạn giữ yên một tư thế khi
tiêm (cố định bệnh nhân)
- Tập trung vào công việc tiêm, không nói chuyện và nhìn đi chỗ khác

- Bảo đảm khu vực làm việc gọn gàng để đảm bảo rằng bạn không phải
đưa kim tiêm qua các vật cản.
- Đảm bảo an toàn cho bàn tay của nhân viên y tế:
+ Không bẻ cong kim
+ Không dùng ngón tay động vào thân kim khi chọc kim hoặc rút kim
+ Không dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm


6

+ Không dùng tay đậy nắp kim ngay cả trước và sau tiêm. Nếu cần
thiết phải đậy nắp dùng kỹ thuật “múc” để phòng ngừa tổn thương
+ Nếu phải tách kim tiêm khỏi bơm tiêm thì hãy sử dụng panh kẹp
+ Mỗi khi chuyển vật sắc nhọn cho đồng nghiệp nên đặt vào khay để
đưa cho đồng nghiệp
+ Đừng bao giờ dùng tay để đỡ các vật sắc nhọn đang rơi
+ Không để vật sắc nhọn lên đồ vải
+ Không cầm bơm kim tiêm nhiễm khuẩn đi lại tại nơi làm việc. Nếu
không thể cô lập vào hộp an toàn luôn sau tiêm thì cần để vào khay tiêm để
vận chuyển tới hộp an toàn
+ Khi đi tiêm phải mang theo xe tiêm có sẵn hộp an toàn
+ Sử dụng kim có đặc điểm an toàn.
- Tiêu hủy bơm kim tiêm nhiễm khuẩn:
Nguyên tắc:
+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được coi là chất thải đặc biệt
+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cô lập ngay tại nguồn
+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cho vào hộp kháng thủng
+ Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn lộ trên bàn tiêm
+ Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn rơi vãi trong khuôn viên
bệnh viện.

Tiêu chuẩn hộp an toàn:
+ Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng
+ Thu gom cả bơm và kim tiêm
+ Có quai và có nắp để dán lại khi thùng đã đầy 3/4
+ Hộp có màu vàng, có nhãn đề “Chỉ đựng vật sắc nhọn”
+ Có vạch báo hiệu ở mức ¾ hộp và có dòng chữ: “Không được đựng
quá vạch này”.
Cách sử dụng hộp an toàn:
+ Treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn
+ Đặt tại nơi thuận tiện với tầm với của tay
+ Chỉ chứa đầy ¾ hộp
+ Không bao giờ mở ra một khi hộp đã chứa đầy và đã đóng nắp.
Vận chuyển hộp an toàn:


7

+ Đậy kín nắp hộp an toàn trước khi vận chuyển
+ Khi vận chuyển để hộp cách xa người
+ Cầm quai hộp khi vận chuyển
+ Mang găng dày khi vận chuyển.
Tiêu hủy hộp an toàn có chứa bơm kim tiêm nhiễm khuẩn:
+ Không bỏ ra bãi rác lộ thiên
+ Vận chuyển và thiêu đốt cùng với các chất thải y tế nguy hại.
Chú ý:
+ Không bao giờ sử dụng lại bơm, kim tiêm dùng một lần
+ Tiêm và truyền chỉ thực hiện nếu thực sự cần thiết.
1.2.2. Xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền
Nguy cơ lây nhiễm sau khi phơi nhiễm phụ thuộc vào việc xử trí ngay
sau phơi nhiễm. Vết thương càng được xử trí sớm theo đúng quy trình thì

nguy cơ lây nhiễm càng thấp. Các cơ sở y tế đều cần có kế hoạch kiểm soát
phơi nhiễm, kế hoạch quản lý sau phơi nhiễm và theo dõi NVYT có nguy cơ
phơi nhiễm. Việc xử trí phơi nhiễm vật sắc nhọn trong tiêm truyền cần tuân
theo các bước sau:


8

1.2.2.1 Xử trí vết thương tại chỗ
 Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi
nước chảy
 Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn không bóp
 Băng vết thương lại
1.2.2.2 Báo cáo người phụ trách và làm biên bản
Khi phơi nhiễm nghề nghiệp xảy ra, những thông tin như hoàn cảnh
xảy ra phơi nhiễm, xử trí và quản lý sau phơi nhiễm cần được ghi chép đầy đủ
trong hồ sơ theo quy định của cơ sở y tế nơi họ đang làm việc. Những hồ sơ
này phải được giữ kín. Bên cạnh đó, người bị phơi nhiễm cần tuân theo quy
định về quy trình báo cáo phơi nhiễm nghề nghiệp của Bộ Y tế.
1.2.2.3. Hồ sơ phơi nhiễm nghề nghiệp cần có những thông tin sau:
 Ngày và giờ xảy ra phơi nhiễm.
 Thông tin chi tiết về công việc đang thực hiện khi bị phơi nhiễm,
địa điểm và hình thức phơi nhiễm, nếu phơi nhiễm do vật sắc nhọn thì ghi rõ
thông tin về loại dụng cụ gây tai nạn, thời điểm và cách thức bị tai nạn trong
quá trình thao tác.
Thông tin chi tiết về phơi nhiễm: loại và số lượng máu, mức độ trầm
trọng của phơi nhiễm: độ sâu của vết thương, mức độ xâm nhập của máu
vào cơ thể.
Thông tin chi tiết về nguồn phơi nhiễm: có chứa HBV, HCV, HIV
không ?

Thông tin chi tiết về người bị phơi nhiễm: tình trạng tiêm phòng vắc
xin VGB, tình trạng đáp ứng với vắc xin, có nhiễm HCV, HIV không?


9

1.2.2.4 Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim
nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì có nguy cơ cao hơn kim nòng
nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
1.2.2.5 Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
+ Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.
+ Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về

tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.
+ Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn

và lấy máu xét nghiệm HIV.
1.2.2.6 Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
+ Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.
+ Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+) : Đã bị

nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.
+ Nếu HIV (-) : Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
+ Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều

trị và sau 2- 4 tuần.
+ Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng
+ Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.


1.2.2.7 Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm
* Tư vấn sau phơi nhiễm
Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc
nhọn từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ kiểm soát nhiễm
khuẩn hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn về nguy cơ nhiễm HIV,
HBV và HCV, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cuộc sống của họ, cũng
như ưu, nhược điểm của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (khả năng thành
công, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút,...). Người


10

bị phơi nhiễm phải đi khám ngay khi có bất cứ triệu chứng cấp tính nào trong
quá trình theo dõi. Kết quả xét nghiệm của họ cần được giữ bí mật hoàn toàn.
* Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HBV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HBV cần được thực hiện ngay sau
phơi nhiễm (trong vòng 24 giờ), tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách dự phòng
khác nhau:
Nếu NVYT đã có kháng thể với VGB thì tiêm nhắc lại một mũi vắc xin
Nếu NVYT đã tiêm phòng VGB nhưng kháng thể (-): Tiêm 1 - 2 liều
huyết thanh kháng HBV (HBIG) và 1 mũi vắc xin,
Nếu NVYT chưa tiêm phòng VGB và chưa mắc VGB: tiêm 1-2 liều
HBIG và 3 mũi vắc xin.
Theo dõi người bị phơi nhiễm với HBV
Xét nghiệm anti-HBs 1- 2 tháng sau khi tiêm liều vaccin cuối cùng.
Tư vấn cho cán bộ bị phơi nhiễm không hiến máu hoặc tạng cơ thể, áp
dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cho người khác (dùng bao cao su hoặc
kiêng quan hệ tình dục, cân nhắc không cho con bú sữa mẹ, không dùng
chung bơm kim tiêm).
Tư vấn ổn định tâm lý.

Tiêm ngừa vác-xin viêm gan B và HBIG trong vòng 24 giờ sau tai
nạn nếu nhân viên chưa có kháng thể HBV
* Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV/AIDS bằng
thuốc ARV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho
tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV tối ưu nhất trong vòng 72 giờ, tùy
thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của nguồn và loại phơi nhiễm mà có cách dự
phòng khác nhau:
Nguồn HIV dương tính nhóm 1 (nhiễm HIV chưa có triệu chứng hoặc
tải virus thấp):


11

 Loại phơi nhiễm ít trầm trọng (kim đặc hoạc tổn thương nông): Phác
đồ dự 2 thuốc
 Loại phơi nhiễm trầm trọng hơn (kim rỗng, đâm sâu, kim chích động
tĩnh mạch): Phác đồ mở rộng 3 thuốc
Nguồn HIV dương tính nhóm 2 (nhiễm HIV có triệu chứng, AIDS):
phác đồ mở rộng 3 thuốc cho các loại phơi nhiễm.
Theo dõi người bị phơi nhiễm với HIV/AIDS
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc kháng HIV (ARV): Tư vấn cho người
được điều trị dự phòng về tác dụng phụ có thể có của ARV. Không nên ngừng
điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng,
chuyển đến các cơ sở y tế ngay.
Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
Xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.
Tư vấn về việc không được cho máu, nên quan hệ tình dục an toàn,
thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi loại trừ được
tình trạng nhiễm HIV.

1.3. Tình hình tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới nhiều nghiên cứu về tổn thương do vật sắc nhọn đã được
triển khai chỉ ra rằng tổn thương do VSN trong thực tập lâm sàng là vấn đề
phổ biến ở sinh viên điều dưỡng. Đồng thời kiến thức về phòng ngừa và xử lý
sau phơi nhiễm với kim tiêm và vật sắc nhọn của sinh viên được nhiều tác giả
đề cập tới chưa cao.
Về kiến thức phòng ngừa phơi nhiễm với kim tiêm và vật sắc nhọn, theo
nghiên cứu của tác giả Hani A năm 2017 cho thấy hơn 80% SV cho rằng có
thể lây truyền HIV, HBV qua kim tiêm và SV dễ bị tổn thương do kim tiêm,
76% SV không ý thức nhận thức được rằng kim không nên uốn cong sau khi


12

sử dụng, 72% SV tháo kim ra khỏi bơm biêm trước khi thải bỏ, 88% SV đồng
ý rằng xử lý kém vật sắc nhọn dẫn đến phơi nhiễm, 98% đồng ý rằng cách xử
lý kim an toàn sẽ giúp giảm tỷ lệ tổn thương . Tương tự kết quả nghiên cứu
của Hani A, nghiên cứu của tác giả Taimur Saleem cho thấy hơn 85% HS/SV
có kiến thức về khả năng nhiễm viêm gan B, viêm gan C và HIV từ vết
thương do kim đâm. Chỉ 16,4% HS/SV năm thứ 3; 29,5% HS/SV năm thứ 4
và 36,2% HS/SV năm cuối biết đầy đủ chi tiết của việc phòng ngừa các tổn
thương do kim . Để phòng ngừa tổn thương do kim tiêm, 31,3% SV cho rằng
cần đậy nắp kim bằng cách sử dụng kỹ thuật một tay hoặc đậy nắp bằng cách giữ
nắp trên bàn làm việc 40,6%; 85,5% SV cho rằng nên loại bỏ kim luôn . Chỉ có
16,5% SV tự tin rằng họ có đủ kiến thức liên quan đến tổn thương do kim tiêm .
Sinh viên cho rằng sự thiếu kiến thức về phòng chống tổn thương do VSN là yếu
tố nguy cơ cực kỳ lớn dẫn đến bị tổn thương tại cơ sở y tế. Nghiên cứu chỉ ra
rằng cần phải giáo dục để thúc đẩy nhận thức của SV về phòng ngừa và sự nguy
hiểm của tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn .

Khi bị phơi nhiễm với kim tiêm hành động xử lý vết thương ngay lập tức
đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu.Tuy
nhiên, kiến thức về xử trí vết thương sau phơi nhiễm của SV chưa được tốt.
Theo nghiên cứu của Souza-Borges năm 2014 có 85,9% SV không biết hoặc
chỉ biết một phần trong các bước xử trí sau phơi nhiễm . Ở Ấn Độ, 26% SV
nha khoa của Raichur nói rằng họ sẽ nặn bóp máu vết thương sau khi bị tổn
thương do kim . Tương tự , nghiên cứu Kin Cheung có 62,1% SV rửa tay
ngay dưới vòi nước đồng thời nặn máu, làm sạch bằng bông cồn 56,9% .
Thậm chí, theo kết quả nghiên cứu của Baghcheghi có 51,6% SV trường đại
học khoa học sức khỏe Arack còn thực hiện nặn máu từ vết thương, hành
động xử lý vết thương sai trầm trọng và 10% SV không thực hiện bất cứ hành
động nào sau tổn thương .


13

Sau khi bị phơi nhiễm với kim tiêm và vật sắc nhọn SV cần phải báo cáo
với người phụ trách/ quản lý về tình trạng phơi nhiễm để được tư vấn và điều
trị dự phòng nếu cần thiết. Tuy nhiên, tỷ lệ SV báo cáo sau tổn thương theo
các nghiên cứu còn chưa cao. Đánh giá kiến thức của SV về báo cáo tổn
thương do VSN có 10,4% không biết phải báo cáo, 44,8% biết một số yêu
cầu, 27,1% biết tốt, 17,7% biết rất tốt về thủ tục báo cáo sau tổn thương .
Theo nghiên cứu của Souza-Borges có 32,4% SV bị tổn thương không báo
cáo với người quản lý. Sinh viên viện giải lý do không báo cáo là: sơ suất
37,5%, vết thương nhỏ không có nguy cơ lây bệnh 12,5%; không cần thiết
báo cáo 12,5%; sợ bị phạt 12,5%. Trong số bệnh nhân nguồn phơi nhiễm có
8,1% bệnh nhân HBV/HCV/HIV (+); 35,1% không quan tâm đến tác hại sau
phơi nhiễm của nguồn bệnh . Khác với kết quả của Souza-Borges, kết quả
nghiên cứu của Kin Cheang cho thấy tỷ lệ không báo cáo tổn thương là 60,7%
vì lý do họ coi thiết bị là sạch không bị nhiễm khuẩn (76,5%), nguy cơ lây

nhiễm mầm bệnh thấp (50%), quy trình báo cáo phức tạp (14,7%), sợ bị phạt
(11,8%), không biết báo cáo như thế nào và không có thời gian báo cáo
(2,9%) . Một nghiên cứu khác tại trường đại học Mahatma Gandhi cho thấy tỷ
lệ SV không báo cáo sau tổn thương là 77,4% trong đó 47,9% SV không biết
phải báo cáo như thế nào . Vì vậy, nguyên tắc của việc huấn luyện kiểm soát
nhiễm khuẩn và tất cả các tổn thương cần được báo cáo tiếp tục được nhấn
mạnh trong quá trình giảng dạy sinh viên điều dưỡng .
Sau phơi nhiễm có hơn 1/2 sinh viên không xác định tình trạng người
bệnh mà mình bị phơi nhiễm qua tổn thương, có 11,4% đã dự phòng phơi
nhiễm và 19,54% đã đi xét nghiệm huyết thanh .
1.3.2. Tại Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu liên quan kiến thức thái độ về
phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm trên sinh viên điều


14

dưỡng. Xử lý đúng vết thương và báo cáo sự việc bị tổn thương đến người có
trách nhiệm là hành động sinh viên cần thực hiện nghiêm túc để bảo vệ chính
bản thân, đồng thời cung cấp số liệu cho hệ thống giám sát tai nạn nghề nghiệp.
Kiến thức của SV về phòng ngừa và xử trí sau phơi nhiễm với kim tiêm
và vật sắc nhọn chưa cao. Chỉ có 36,91% HSSV trả lời đúng trên 70% nội dung
về kiến thức về phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kiêm tiêm truyền, đa số
HSSV chỉ biết một số chi tiết về quy trình xử trí phơi nhiễm với máu và dịch tiết
do kim tiêm truyền . Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Luyến, 80% SV đã
được giảng về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn nhưng chỉ có 57,8%
SV có kiến thức đúng về phòng ngừa và xử lý tổn thương do vật sắc nhọn .
Sau khi bị tổn thương chỉ có 48% SV sơ cứu vết thương ngay lập tức , có
63% sinh viên điều dưỡng xử lý sai vết thương: nặn bóp máu ở vết thương và
vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn , thậm chí 11,2% SV không thực hiện bất

kỳ biện pháp nào để xử lý vết thương .
Tỷ lệ báo cáo sau phơi nhiễm còn chưa cao. Chỉ có 9% SV có báo cáo
và 14% SV được làm xét nghiệm máu sau phơi nhiễm trong kết quả nghiên
cứu của Đỗ Nguyên Phương . Một nghiên cứu khác tại trường đại học Y
khoa Vinh cho kết quả có 41% SVĐD báo cáo sau tổn thương, trong đó 31%
báo cáo đúng người có trách nhiệm, lý do chính SV không báo cáo bởi vì
nhận thấy không có nguy cơ lây bệnh, và báo cáo cũng không giải quyết được
vấn đề gì .
Người bị tổn thương có thể bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm qua đường máu nguy hiểm như HIV, HBV, HCV, đây là các nhóm bệnh
nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cho đến nay, tại Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề kiến thức, thái độ về phòng và xử trí
phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền trên sinh viên điều dưỡng. Qua
một số nghiên cứu ở đối tượng sinh viên y đa khoa, đại học và trung cấp điều


15

dưỡng cho thấy thực kiến thức về phòng ngừa và xử lý sau phơi nhiễm còn rất
kém ,,,.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng và xử trí
phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền
1.4.1. Giới
Do đặc thù nghề nghiệp nên tỷ lệ sinh viên điều dưỡng đa phần là nữ ít
nam hơn . Sinh viên điều dưỡng nữ bị tổn thương do vật sắc nhọn trong thực
tập lâm sàng cao gấp 1,8 lần so với sinh viên nam . Tuy nhiên, Nam sinh viên
có sự quan tâm nhiều hơn về yếu tố nguy cơ và tích cực tìm kiếm phương tiện
sơ cứu sau tổn thương hơn nữ . Sinh viên nam có kiến thức chưa đạt về phân
loại rác thải gấp 1,9 lần sinh viên nữ .
1.4.2. Năm học

Thời gian học là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ về phòng và
xử trí phơi nhiễm với VSN. Các sinh viên năm cuối thường có nhận thức tốt
hơn kiến thức và thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với VSN, bên cạnh đó
do có thời gian học lâm sàng nhiều hơn, các sinh viên lớp lớn có thể đã từng
trải qua hoặc được chứng kiến các trường hợp bị phơi nhiễm với VSN nhiều hơn
do đó có sự cảnh giác cao hơn. Nghiên cứu của Taimur Saleem chỉ ra rằng có sự
liên quan giữa số năm được đào tạo và kiến thức về phòng ngừa các tổn thương
do kim tiêm, các sinh viên năm cuối có kiến thức tốt hơn về phòng ngừa các tổn
thương do kim tiêm . Tương tự, theo tác giả Mohammat Suliman sinh viên năm
thứ 4 có kiến thức về tổn thương do kim tiêm cao hơn (điểm trung bình 7,4; SD=
1,6) so với sinh viên năm thứ 2 (điểm trung bình 6,5; SD= 1,8) với p< 0,001 .
Ngược lại, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ SVĐD năm thứ 3
có kiến thức về phòng ngừa tổn thương do VSN trong thực hành lâm sàng cao
hơn gấp 2,8 lần SVĐD năm 4 .


16

1.4.3. Chương trình đào tạo/hình thức đào tạo
Việc đào tạo về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong
tiêm truyền của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nằm trong nội dung
môn học điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện bởi bộ môn
Kiểm soát nhiễm khuẩn vào năm thứ nhất với hình thức tự học lý thuyết và đi
thực hành lâm sàng bệnh viện có 4 tiết giảng lâm sàng . Đã có nhiều bằng chứng
chỉ ra rằng, chương trình đào tạo ảnh hưởng đến kết quả thực hành dự phòng
phơi nhiễm với VSN.
Thiếu tập huấn, đào tạo về phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp với các
tác nhân gây bệnh qua đường máu có thể khiến các SVĐD gặp rủi ro khi họ đi
thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Những SV không được đào tạo về phòng
ngừa tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn có nguy cơ bị tổn thương cao

gấp 3 lần so với SV được đào tạo .
Chương trình đào tạo về phòng lây nhiễm có liên quan đến việc có xử trí
đúng sau khi bị tổn thương. Tỷ lệ 1/3 sinh viên còn chưa được tập huấn về
phòng lây nhiễm khi thực tập lâm sàng; những SV được tập huấn thực hiện sơ
cứu nhiều hơn so với sinh viên chưa được tập huấn .
Do vậy, SV cần được đào tạo cẩn thận và nghiêm túc về phòng ngừa và xử
trí tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn để làm giảm nguy cơ tổn thương và
tăng cường báo cáo phơi nhiễm giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường
máu ,.
1.4.4. Yêu nghề điều dưỡng
Sự yêu nghề là yếu tố có mối liên quan đến kiến thức đạt của sinh viên.
Theo Đoàn Thị Vân, những SV khi được hỏi trả lời là không yêu nghề điều
dưỡng thì có kiến thức chưa đạt về phân loại chất thải y tế cao gấp 6,4 lần SV
yêu nghề .


17

1.4.5. Tâm lý của sinh viên
Tâm lý của sinh viên liên quan đến khả năng bị tổn thương do vật sắc
nhọn và cách xử trí sau phơi nhiễm để làm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh
qua đường máu. SV lo lắng khi lần đầu tiên đi thực hiện thủ thuật có thể dẫn
đến tổn thương ,. Mức độ lo lắng trung bình 4,72 (SD=2,31) khi tiếp xúc với
bệnh nhân chung nhưng tăng lên 7,09 (SD=2,58) khi tiếp xúc với bệnh nhân
có tác nhân gây bệnh qua đường máu .
SV sợ bị phạt và kỷ luật khi báo cáo tổn thương do vật sắc nhọn cho giáo
viên hoặc người phụ trách ,. SV cũng nên yên tâm rằng tổn thương kim tiêm
sẽ không dẫn đến hành động bị phạt nên bất kỳ tổn thương do vật sắc nhọn
nào cũng phải được báo cáo cho người phụ trách để được dự phòng sau phơi
nhiễm cần thiết nếu cần .

Tâm lý chủ quan của sinh viên liên quan đến việc tiêm phòng viêm gan
B (VGB) trước khi đi thực tập tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ sinh viên tiêm đủ 3 mũi
VGB là 42,7%, tỷ lệ chưa tiêm là 42,9%, 14,4% tiêm chưa đầy đủ, trong đó
có 8% sinh viên nghĩ rằng mình không cần thiết phải tiêm ngừa và đặc biệt có
1% SV không biết nơi nào tiêm ngừa VGB . Tiêm phòng VGB cho SV trước
khi đi thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế là điều cần thiết ,.
Sau tổn thương do kim tiêm 15% SV phải chịu đựng đau khổ tinh thần,
không ai trong số SV này báo cáo về bệnh mãn tính sau tổn thương do vật sắc
nhọn . Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm giảm theo thời
gian sau NSI, nhưng bệnh tâm thần kéo dài thêm 1,78 tháng mỗi tháng ở một
bệnh nhân NSI chờ đợi kết quả xét nghiệm âm tính . Các chương trình quản lý
sau phơi nhiễm cần phải chú trọng hơn vào các sáng kiến giáo dục và tâm lý
học để cải thiện việc xác định và điều trị các đối tượng có triệu chứng trầm
cảm .


18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm thứ 2 đã học xong môn học: Điều
dưỡng cơ sở; Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Sinh viên cao đẳng điều
dưỡng năm thứ 3 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
- Sinh viên tự nguyện tham gia.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Sinh viên không có mặt tại trường trong thời gian nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2018 đến tháng 04 /2019.
Trong đó:
- Thời gian viết đề cương nghiên cứu từ tháng 03/2018 đến tháng 6/2018
- Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018.
- Thời gian xử lý số liệu và viết báo cáo từ tháng 11 năm 2018 đến tháng
4 năm 2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang


×