Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU HỮU PHƯỚC, QUẬN Ô MÔN NĂM HỌC 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.28 KB, 94 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU HỮU PHƯỚC,
QUẬN Ô MÔN NĂM HỌC 2015 – 2016

Ô Môn - 2015


SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU HỮU PHƯỚC,
QUẬN Ô MÔN NĂM HỌC 2015 – 2016

Chủ nhiệm đề tài: Võ Việt Xuân
Cộng sự:

1/. Nguyễn Hải Đăng;
2/. Trần Thị Ngọc Huyền;
3/. Lê Hồng Tươi.



Ô Môn - 2015


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. Lịch sử và tình hình bệnh HIV/AIDS .................................................. 3
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh HIV/AIDS .......................................... 7
1.3. Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS .................................................. 12
1.4. Các công trình nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng,
chống HIV/AIDS tại Việt Nam ................................................................ 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 21
2.3. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................. 33
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................. 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 34
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................ 34
3.2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức và thái độ ....................................... 37
3.2.1. Kiến thức về phòng lây nhiễm HIV/AIDS ...................................... 37
3.2.2. Thái độ về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS .............................. 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng về phòng lây
nhiễm HIV/AIDS ..................................................................................... 45
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................. 52

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và nguồn thông tin về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS..................................................................... 52


4.2. Kiến thức và thái độ về phòng lây nhiễm HIV/AIDS của học sinh
trường trung học phổ thông Lưu Hữu Phước ............................................ 54
4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng trong phòng lây
nhiễm HIV/AIDS của học sinh trường trung học phổ thông Lưu Hữu Phước
................................................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 64
5.1. Kết luận ............................................................................................. 64
5.2. Kiến nghị........................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn...............................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ARV

Thuốc kháng vi rút sao chép ngược

CBYT


Cán bộ Y tế

CD4

Tế bào CD4

ĐTV

Điều tra viên

GMD

Gái mại dâm

HIV

Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

KAP

Knowledge, attitudes and practice
Kiến thức, thái độ và thực hành

NCMT

Nghiện chích ma túy

QHTD


Quan hệ tình dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số trường hợp nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS của
thành phố Cần Thơ từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2013

6


Bảng 1.2. Số trường hợp nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS ở quận
Ô Môn từ năm 2012 đến 2014

7

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối lớp học

34

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

34

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính

34

Bảng 3.4. Người nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu

35

Bảng 3.5. Trình độ học vấn của cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng

35

Bảng 3.6. Phân bố số thành viên trong gia đình đối tượng nghiên cứu

35


Bảng 3.7. Đối tượng nghiên cứu có hay chưa có người yêu

36

Bảng 3.8. Phân bố về thứ tự trong gia đình

36

Bảng 3.9. Phân bố kết quả học tập của đối tượng nghiên cứu

36

Bảng 3.10. Nguồn cung cấp thông tin về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

37

Bảng 3.11. Phân bố học sinh đã từng nghe nói về HIV/AIDS

37

Bảng 3.12. Kiến thức chung cơ bản về HIV/AIDS

38

Bảng 3.13. Phân bố kiến thức về các đường lây truyền HIV

39

Bảng 3.14. Phân bố kiến thức về các nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV


39

Bảng 3.15. Phân bố kiến thức về các hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm
HIV

40

Bảng 3.16. Phân bố kiến thức về các dấu hiệu ở AIDS giai đoạn muộn

41

Bảng 3.17. Phân bố kiến thức về các cách phòng lây nhiễm HIV

41

Bảng 3.18. Thái độ không xa lánh, kỳ thị đối với người nhiễm
HIV/AIDS

42

Bảng 3.19. Thái độ thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ người nhiễm
HIV/AIDS

43


Bảng 3.20. Thái độ về xét nghiệm máu sàng lọc nhiễm HIV/AIDS

43


Bảng 3.21. Thái độ tham gia các hoạt động phòng lây nhiễm
HIV/AIDS

43

Bảng 3.22. Thái độ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm
HIV/AIDS

44

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa khối lớp với kiến thức chung đúng về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS

45

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức chung đúng về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS

45

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số thành viên trong gia đình với kiến
thức chung đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

46

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa có người yêu với kiến thức chung đúng
về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

46


Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kết quả học tập với kiến thức chung
đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

46

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thứ tự trong gia đình với kiến thức
chung đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

47

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa khối lớp với thái độ chung đúng về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS

48

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa giới tính với thái độ chung đúng về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS

48

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa khối lớp với thái độ chung đúng về
phòng lây nhiễm HIV/AIDS

49

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thứ tự trong gia đình với thái độ chung
đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

49


Bảng 3.33. Mối liên quan giữa có người yêu với thái độ chung đúng
về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

50


Bảng 3.34. Mối liên quan giữa kết quả học tập với thái độ chung đúng
về phòng lây nhiễm HIV/AIDS

50

Bảng 3.35. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về phòng lây
nhiễm HIV/AIDS

50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức chung đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS .....42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thái độ chung đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS .........44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính từ đầu vụ dịch (năm 1981) đến nay trên thế giới đã có 60 triệu
người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có
liên quan đến AIDS [8].

Các trường hợp nhiễm mới ở Châu Á tập trung vào những nhóm có nguy
cơ cao như: người tiêm chích ma túy, người mua và bán dâm, nam có quan hệ
tình dục đồng giới và những người chuyển giới [33]. Việt Nam kể từ trường hợp
nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng 12/1990 tại thành phố Hồ Chí
Minh, đến năm 1998, dịch đã lan tràn trên phạm vi toàn quốc HIV có mặt ở
100% tỉnh thành phố cả nước. Theo Bộ Y tế số liệu tính đến cuối năm 2011 cả
nước có 197.335 người nhiễm HIVđang còn sống, trong đó có 48.720 người
đang ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 52.325 người tử vong
do HIV/AIDS. Đến cuối 2011 đã có 98% số quận, huyện, thị xã và 77% số xã,
phường, thị trấn có người nhiễm HIV được báo cáo [12].
Sự lan tryền HIV đang gây ra một thách thức lớn trên thế giới và đặt ra
nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thiết kế, thực hiện, giám sát và nâng
cao chất lượng của chương trình y tế công cộng nhằm phòng, chống đại dịch.
Đây là một đề tài được nhiều người quan tâm và tranh luận với mục đích tìm ra
các biện pháp để làm giảm số người nhiễm bệnh và tử vong do căn bệnh này.
Tuy nhiên, vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị HIV/AIDS vẫn chưa
tìm ra. Ngày nay, đối với các quốc gia đang phát triển, biện pháp hữu hiệu
nhất để ngăn ngừa HIV/AIDS là thông tin, giáo dục, truyền thông. Do đó,
công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mọi người hiểu biết và tự đề
phòng cho mình, gia đình và xã hội được đặt lên hàng đầu.
Thống kê cũng cho thấy lứa tuổi nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong 9
tháng đầu năm 2013 của thành phố Cần Thơ là lứa tuổi 20 đến 39 chiếm tỷ lệ
80,1% [40], và đây là lứa tuổi rất nhạy cảm về tâm lý, tình cảm.


2

Ở lứa tuổi 15 – 20 bắt đầu phát triển về tâm lí, nhất là về giới tính và
thường có những đòi hỏi cá nhân vượt quá phạm vi cho phép, nhưng cũng
chưa có nhận thức sâu sắc về hành vi nguy cơ cao như nghiện ngập, hút chích

và quan hệ tình dục không an toàn có liên quan đến lây nhiễm HIV/AIDS. Vì
vậy, chúng tôi quyết định chọn đối tượng học sinh trung học phổ thông để tìm
hiểu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS để từ đó có cơ sở và bổ
sung những thông tin hợp lý cho lứa tuổi này. Nghiên cứu được tiến hành
mong muốn sẽ giúp cho y tế cũng nhưng chính quyền tại địa phương có biện
pháp thông tin, giáo dục và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại địa
phương hiệu quả hơn nữa, góp phần làm tăng kiến thức, thái độ đúng về
phòng, chống HIV/AIDS và giảm lây truyền HIV/AIDS nhất là trong môi
trường trường học.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan
ở học sinh trường trung học phổ thông Lưu Hữu Phước, quận Ô Môn năm
học 2015 – 2016”. Nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ đúng về phòng lây nhiễm
HIV/AIDS của học sinh trường trung học phổ thông Lưu Hữu Phước
năm học 2015 – 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng
về phòng lây nhiễm HIV/AIDS của học sinh trường trung học phổ thông
Lưu Hữu Phước năm học 2015 – 2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử và tình hình bệnh HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình bệnh HIV/AIDS trên thế giới
AIDS đang là một thảm họa toàn cầu của thế kỷ 21, bởi vì từ trường
hợp phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1981 cho tới nay nó đã trở thành đại

dịch, tác động nặng nề lên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, sức
khoẻ, và tâm thần của loài người trên khắp thế giới. Trong báo cáo cập nhật
tình hình AIDS toàn cầu năm 2012 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và
Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) công bố
đến cuối năm 2011 vào khoảng 34,0 triệu người (từ 34,4 triệu đến 35,9 triệu
người) sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 0,8% người trưởng thành
trong độ tuổi 15 – 49 tuổi trên toàn thế giới đang sống chung với HIV, mặc dù
gánh nặng của dịch bệnh vẫn tiếp tục thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và
khu vực.
Nếu tính theo tổng số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống đến cuối
năm 2008 thì khu vực cận Sahara của Châu Phi vẫn là nơi HIV tấn công nặng
nề nhất, với khoảng 22,4 triệu dân (dao động trong khoảng từ 20,8 – 24,1
triệu) đang mang trong mình HIV/AIDS, tăng gần 2,7 triệu người so với năm
2001 và chiếm 2/3 tổng số người hiện nhiễm HIV/AIDS đang sống trên hành
tinh chúng ta.
Mức độ nhiễm HIV/AIDS ở từng nước trong khu vực Châu Á đến nay
vẫn được ghi nhận là tương đối thấp so với một số châu lục khác, nhất là so
với Châu Phi. Tuy nhiên, do dân số của nhiều nước Châu Á rất đông cho nên
thậm chí chỉ với một tỷ lệ rất nhỏ người nhiễm HIV thì tính ra con số người
nhiễm ở châu lục này đã ở mức “khổng lồ”. Các ước tính gần đây nhất cho
thấy, đến cuối năm 2008, ở Châu Á có khoảng 4,7 triệu người nhiễm


4

HIV/AIDS đang còn sống, trong đó có 350.000 người bị nhiễm mới. Số người
Châu Á bị AIDS cướp đi trong năm 2008 là 330.000 người. Các chuyên gia
phòng chống AIDS cho rằng các hành vi nguy cơ cao vẫn là nguyên nhân làm
cho dịch HIV/AIDS tiếp tục trầm trọng ở Châu Á. Cụ thể hơn, báo cáo của
UNAIDS và WHO cho rằng tâm điểm của dịch HIV/AIDS ở Châu lục này

nằm ở sự chi phối lẫn nhau giữa hành vi nghiện chích ma túy (NCMT) và
hành vi quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn. Trong khi đó cũng theo
UNAIDS và WHO, các chiến lược dự phòng ở Châu Á vẫn còn ít hoặc chưa
đủ mạnh, chưa phản ứng đúng thực tế về sự tồn tại của sự liên kết giữa hai
nhóm hành vi nguy cơ cao nói trên ở hầu hết các nước trong châu lục này.
Theo báo cáo của ủy ban về AIDS ở Châu Á, mặc dù đã có những tấm gương
sáng về ứng phó hiệu quả và tập trung ở châu Á, như ở Campuchia, Thái Lan
và ở một số bang của Ấn Ðộ, nhưng các ứng phó nhiều khi vẫn chưa kịp thời
hoặc không duy trì được hiệu quả lâu dài. Các quốc gia vẫn chưa coi đây là
nhiệm vụ cấp thiết và các ứng phó còn thiếu sự gắn kết với nhau.
1.1.2. Tình hình bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam
Ở Việt Nam sau gần 20 năm kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát
hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/1990. Năm 1993, dịch HIV bùng nổ
trong nhóm NCMT ở Thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 12/1998, dịch đã
lan tràn ra toàn quốc. Tính đến ngày 31/12/2009, cả nước hiện có 160.019
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 35.603
người, số người nhiễm HIV đã tử vong là 44.540 trường hợp [7]. Dịch
HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn tập trung, các trường hợp nhiễm
HIV chủ yếu tập trung cao nhất trong nhóm NCMT với tỷ lệ hiện nhiễm là
18,4% và gái mại dâm (GMD) tỷ lệ nhiễm HIV là 3,2%, bên cạnh đó số liệu
giám sát phát hiện cho thấy trên 50% người nhiễm HIV là NCMT. Về cơ bản,
chương trình HIV/AIDS đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch thể


5

hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% so với mục tiêu của chiến lược quốc gia
đề ra [7].
Theo ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam năm 20072012, vào năm 2010, toàn quốc có 254.000 người nhiễm HIV, con số này sẽ
tăng lên đến 280.000 vào năm 2012. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm

NCMT được dự báo sẽ ổn định ở mức 30% trong giai đoạn 2007 – 2012. Tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm này cũng ổn định ở những tỉnh, thành phố đã bùng
phát dịch sớm bao gồm Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh,
nhưng tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại đây vẫn vượt qua tỷ lệ
hiện nhiễm trung bình trên toàn quốc (Cần Thơ: 45%, thành phố Hồ Chí
Minh: 55%, Quảng Ninh: 56%). Tỷ lệ hiện nhiễm ổn định không có nghĩa là
các chương trình dự phòng có thể thu hẹp lại. Thay vào đó điều này chỉ ra
rằng việc HIV vẫn tiếp tục lây nhiễm cần phải được kiểm soát bằng các
chương trình dự phòng hiệu quả [13].
Theo báo cáo của Bộ Y tế đến hết tháng 11 năm 2012 dịch HIV đã xuất
hiện 63/63 tỉnh thành, với 79,1% số xã, phường và 98% số quận, huyện có
người nhiễm HIV. Với tổng số trường hợp nhiễm HIV tích lũy là 208.866
trường hợp; số bệnh nhân AIDS hiện còn sống tích lũy là 59.839 trường hợp;
số trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã tử vong tích lũy là 62.184 trường hợp [14].
Hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người
nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới cao hơn 0,5%
so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số
người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua
tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là
(41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo
dơi qua giám sát trọng điểm tiếp giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11,% so với
13,4% năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012


6

2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với
5% năm 2011 [14].
1.1.3. Tình hình bệnh HIV/AIDS ở thành phố Cần Thơ
Tính đến hết tháng 9 năm 2013, thành phố Cần Thơ phát hiện 267

trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 84 bệnh nhân AIDS và 18 trường hợp tử
vong do AIDS. So với cùng kỳ số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm
24,7%; số bệnh nhân AIDS giảm 3,4%; số tử vong do AIDS gảm 40%. Đa số
các quận huyện đều có người nhiễm mới HIV giảm, riêng huyện Thới Lai có
số bệnh nhân mới nhiễm HIV tăng 8 trường hợp, huyện Phong Điền tăng 15
trường hợp, quận Bình Thủy tăng 14 trường hợp [40].
Bảng 1.1. Số trường hợp nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS của thành
phố Cần Thơ từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2013
[2], [3], [4], [5], [32], [40]

Số nhiễm

Tích lũy

Số bệnh

Số tử vong

mới HIV

HIV

nhân AIDS

do AIDS

2006

733


4.704

170

135

2007

800

5.504

157

90

2008

716

6.220

146

82

2009

791


7.011

149

75

2010

638

7.649

81

31

2011

462

8.111

96

31

2012

465


8.576

112

40

9 tháng 2013

267

8.843

84

18

Năm

Tính đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2013, thành phố Cần Thơ hiện có
5.241 trường hợp nhiễm HIV còn sống, với 1.638 bệnh nhân AIDS và có
1.341 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống trên
100.000 dân là 441. Trong số nhiễm HIV mới nam giới chiếm đến 59,1%; nữ


7

giới là 40,9%. Số trường hợp nhiễm HIV là nữ có xu hướng ngày càng tăng
từ 2010 đến nay; nhóm tuổi 20 – 39 tuổi chiếm 80,1% số mới nhiễm HIV;
nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 77,6%, đường máu chiếm 21,3% [40].
1.1.4. Tình hình bệnh HIV/AIDS ở quận Ô Môn

Bảng 1.2. Số trường hợp nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS ở quận Ô
Môn từ năm 2012 đến 2014
Năm

Số nhiễm

Tích lũy

Số bệnh

Số tử vong

mới HIV

HIV

nhân AIDS

do AIDS

2012
2013
2014
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh HIV/AIDS
1.2.1. Vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
1.2.1.1. Đặc điểm
Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (Human
Immunodeficiency Virus, viết tắt là HIV) được thông báo lần đầu năm 1981
tại Mỹ. Đây là một retrovirus (vi rút có khả năng sao chép ngược) có ái tính
cao với các tế bào Lympho [9].

HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae, thuộc nhóm Lentivirus có
thời gian ủ bệnh dài và tiến triển tương đối chậm. HIV có dạng hình cầu, kích
thước khoảng 80 – 120 nm (nanomet). Genom là RNA một sợi và có Enzym sao
chép ngược (RT: Reverse Transcriptase), enzyme này giúp HIV có khả năng sao
chép từ RNA của vi rút thành chuỗi kép DNA, trong quá trình nhân lên tại tế bào
CD4 của con người. Sở dĩ phải có giai đoạn này vì muốn nhân lên tiếp tục,
Genom của HIV phải tích hợp vào Genom của tế bào cơ thể người (bản chất là
DNA), sau đó sử dụng chất liệu di truyền của tế bào cơ thể người sản xuất ra các
RNA của HIV. Có 2 typ HIV gây bệnh ở người là HIV1 và HIV2 [9].


8

1.2.1.2. Vòng đời HIV
Sau nhiễm vi rút 3 – 5 ngày, những tế bào nhiễm HIV từ vị trí xâm
nhập di chuyển đến cơ quan Lympho ngoại vi, tại đây HIV sẽ nhân lên nhanh
chóng. HIV chỉ có thể thực hiện được chu trình nhân lên trong những tế bào
cơ thể người có thụ thể CD4 trên bề mặt. Chính do quá trình sử dụng bộ máy
di truyền và vật chất của tế bào cơ thể để nhân lên, HIV sẽ làm đời sống của
tế bào vật chủ bị ngắn lại. Theo thời gian, số lượng tế bào miễn dịch TCD4 sẽ
giảm dần và bệnh diễn biến chuyển sang giai đoạn AIDS, có thể mắc rất nhiều
các loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau [9].
1.2.1.3. Động học của HIV
Tuỳ theo tổng lượng HIV trong cơ thể, trung bình mỗi ngày, hàng chục,
hàng trăm triệu đến hàng tỷ HIV được sản sinh và có khoảng 200 triệu tế bào
TCD4 bị tiêu diệt mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng cũng được thay thế bằng các tế
bào TCD4 mới. Sự diễn biến của bệnh, thời gian chuyển giai đoạn sẽ khác
nhau giữa người nhiễm này với người nhiễm khác tùy thuộc vào tương quan
giữa số lượng tế bào TCD4 chết đi và số lượng tế bào TCD4 được sản sinh
thay thế. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đó số lượng tế bào TCD4 bị chết

do HIV nhiều hơn tế bào TCD4 mới được cơ thể sản sinh thay thế, vì vậy,
theo thời gian thì lượng TCD4 sẽ giảm dần với các tốc độ khác nhau [9].
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản về HIV/AIDS
- HIV: là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency
Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh [29].
- AIDS: là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune
Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây
ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và
có thể dẫn đến tử vong [29].


9

- Suy giảm miễn dịch: là giảm sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân
gây bệnh như các vi sinh vật và các yếu tố có khả năng gây bệnh khác. HIV
có nhiều nhất trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, niêm mạc âm đạo và cổ tử
cung. Ngoài ra, HIV còn tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước
tiểu, nước não tủy của những người bị nhiễm, nhiều cuộc nghiên cứu dịch tễ
học và xét nghiệm cho thấy chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai
trò quan trọng trong việc làm lan truyền HIV .
- Kỳ thị người nhiễm HIV: là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng
người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có
quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [29].
- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV: là hành vi xa lánh, từ chối,
tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ
gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [29].
1.2.3. Các phương thức lây truyền của HIV
Các nghiên cứu cho thấy mặc dù HIV có mặt ở mọi mô và dịch thể của

người nhiễm HIV/AIDS, song vi rút tập trung nhiều nhất trong máu và dịch
tiết của cơ quan sinh dục. Sự lây truyền HIV từ người này sang người khác là
do vi rút trong máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực
tiếp với da hoặc niêm mạc bị tổn thương của người lành (chưa nhiễm HIV),
sau đó vi rút đến hạch Lympho rồi sinh sản và tràn lan vào máu trở thành
nhiễm trùng toàn thể. Vậy, HIV chỉ truyền từ người này sang người khác khi
thỏa 2 điều kiện: (1) máu, chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải
tiếp xúc trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm; (2) tại
chỗ tiếp xúc bám dính phải có tổn thương thì HIV mới có thể xâm nhập vào
cơ thể người đó [9].
Tóm lại, HIV lây truyền qua đường quan hệ tình dục, đường máu, đường từ mẹ
sang con (trong thời gian mang thai, khi sinh đẻ và cho con bú) [8], [9], [10], [11].


10

1.2.3.1. Lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục
Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục khác giới hiện nay vẫn đang là
con đường lây truyền chủ yếu của vi rút này trên thế giới. Lây truyền HIV qua
đường tình dục diễn ra cả trong giao hợp khác giới (nam – nữ) và giao hợp
đồng giới (nam – nam) [8].
Khoảng 70 – 80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây
nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Sự lây truyền HIV qua đường tình dục
xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) có chứa HIV xâm nhập vào cơ
thể bạn tình không bị nhiễm HIV. Đường xâm nhập không nhất thiết là các
vết thương hở hay các vết loét trên da mà cả những vết trầy xước nhỏ không
nhìn thấy được bằng mắt thường. HIV có thể xâm nhập được qua niêm mạc
trong các hốc tự nhiên của cơ thể có ở đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu
dương vật, trực tràng, niêm mạc mắt và họng [11].
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm

đạo của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác,
cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người
mà ta không biết chắc chắn là chưa nhiễm HIV có nguy cơ bị nhiễm HIV.
Ngoài ra, trong khi quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường
máu (máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét, vết xước ở cơ
quan sinh dục do động tác giao hợp gây ra) [11].
Vì vậy, có thể nói tất cả các hình thức quan hệ tình dục (dương vật –
hậu môn, dương vật – âm đạo, dương vật – miệng) với một người nhiễm HIV
đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Các kiểu quan hệ tình dục không xâm nhập
nếu có tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục cũng có nguy cơ nhiễm HIV nếu
một trong hai bạn tình đã bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác
nhau, nếu xếp theo thứ tự các kiểu quan hệ tình dục xâm nhập phổ biến thì
nguy cơ từ cao đến thấp là: quan hệ tình dục qua đường hậu môn, qua đường


11

âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung, cả 3 kiểu quan hệ tình
dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn [11].
1.2.3.2. Lây truyền HIV qua đường máu
Bao gồm tiếp xúc trực tiếp với máu, các sản phẩm máu hoặc các tạng
hay mô cấy ghép bị nhiễm HIV.
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu
như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các yếu tố đông máu. Do đó,
HIV có thể lây truyền qua máu hoặc các chế phẩm của máu có nhiễm HIV [11].
Tiếp xúc trực tiếp với mẫu máu đã bị nhiễm HIV có thể xảy ra khi:
- Truyền máu mà mẫu máu đó không được xét nghiệm sàng lọc phát
hiện HIV [8];
- Sử dụng chung bơm kim tiêm, nhất là đối với các người tiêm chích
ma túy (người nhiễm HIV tiếp tục có hành vi tiêm chích chung bơm kim tiêm

thì khả năng lây truyền HIV cho những người chưa nhiễm là rất cao, có thể
tới 100% nếu bơm kim tiêm sử dụng cho người bị nhiễm trước sau đó mới
dùng cho những người khác) [9] hoặc các dụng cụ y tế đã dính máu nhiễm
HIV (đã dùng cho người nhiễm HIV) [8];
- Sử dụng chung dụng cụ xuyên chích qua da, gồm cả châm cứu, chích
lể,...trong các cơ sở y tế và điều trị y học cổ truyền [8];
- Cây ghép mô, tạng mà không sàng lọc HIV mẫu mô, tạng được cấy
ghép [8];
- Các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như khi băng bó vết thương hở
mà không mang găng tay hay bị máu, dịch tiết bắn vào da, niêm mạc,...[8].
1.2.3.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
Lây truyền HIV từ mẹ HIV (+) sang con có thể xảy ra trong cả 3 thời kỳ:
- Trong tử cung: nguy cơ lây truyền là 5 – 10%. Sự lây truyền này xảy
ra cao nhất vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Bánh rau có một ngăn
cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi, thông thường các mầm


12

bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách này. Vào những tháng cuối thai kỳ, thành
tử cung mỏng hơn, cơn co bóp của tử cung mau hơnvà tình trạng nhiễm sẽ là
các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang thai nhi.
- Trong khi sinh: Thời gian vỡ ối kéo dài, rau bong sớm, trẻ phơi nhiễm
với máu và chất dịch trong quá trình chuyển dạ là các yếu tố nguy cơ lây
nhiễm HIV từ mẹ sang thai nhi. Ngoài ra, quá trình lọt và xổ thai, dễ gây xây
xát và tổn thương, đặc biệt là cuộc đẻ có can thiệp thủ thuật Forcep, giác hút
là các điều kiện thuận lợi. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ này nếu không có
can thiệp điều trị dự phòng là từ 10 – 25%.
- Trong thời kỳ cho con bú: tỷ lệ lây truyền thời kỳ này là 5 – 10%.
Trong sữa mẹ có một lượng nhất định HIV, tuy nhiên HIV không lây qua

đường tiêu hóa (nếu đường tiêu hóa hoàn toàn lành lặn). Trong quá trình bú
mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh viêm loét, nấm,... làm tổn thương niêm mạc miệng,
sẽ tạo điều kiện để HIV từ sữa mẹ, xây xát núm vú, bệnh lý tại vú của người
mẹ lây truyền sang cho trẻ. Nguy cơ và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con
trong thời kỳ cho bú tỷ lệ thuận với thời gian cho trẻ bú.
Vậy, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ HIV (+) cho con tính chung cả 3
thời kỳ không được can thiệp là 25 – 40%. Điều trị dự phòng bằng thuốc
kháng HIV (ARV) và nuôi con bằng sữa thay thế sẽ làm giảm nguy cơ lây
truyền HIV từ mẹ HIV (+) sang con xuống khoảng 12% hoặc 5% thậm chí
thấp hơn nữa [9].
1.3. Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực
hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền,
cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi
lấy máu.


13

- Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện
thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối
phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
1.4. Các công trình nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng,
chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2004) cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV ở người
nghiện chích ma túy là 32%, có 50,7% người nghiện chích ma túy có dùng
chung bơm kim tiêm trong 6 tháng vừa qua, Chỉ có 39,6% thường xuyên dùng
bao cao su với gái mại dâm trong 12 tháng vừa qua. Tình trạng nhiễm HIV liên
quan đến các yếu tố sau: trên 20 tuổi, có nghề nghiệp, tiêm chích ma túy hơn 2

năm, tiêm chích ma túy hơn 14 lần một tuần, dùng lại bơm kim tiêm đã dùng,
đã từng có sinh hoạt tình dục. Qua đó cho thấy về lâu dài cần có chiến lược dự
phòng sử dụng ma túy và nghiện chích ma túy trong thanh niên [18].
Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên (2005) nghiên cứu cho thấy, chỉ
có 46,7% học sinh trung học phổ thông có kiến thức đúng về phòng, chống
HIV/AIDS, 64,5% học sinh có thái độ đúng, 61,8% học sinh có thực hành đúng
về phòng, chống HIV/AIDS. Trình độ học vấn có liên quan đến thực hành, khi
trình độ học vấn tăng lên một khối lớp thì khuynh hướng thực hành đúng tăng
lên 1,27 lần (OR = 1,27; KTC 95% = 1,05 – 1,54). Duy trì khai thác các kênh
truyền thông có hiệu quả như truyền hình, báo chí, phát thanh [25].
Tác giả Nguyễn Thị Vũ Thành (2006) qua nghiên cứu cho thấy, nguồn
thông tin về HIV/AIDS mà sinh viên có được chủ yếu thông qua ti vi (94%),
sách báo (89%), đài (62%), áp phích, tờ rơi (58%). 99% sinh viên biết HIV
lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, 97% qua truyền máu, 97% qua
dùng chung bơm kim tiêm. 76% sinh viên nghĩ rằng mình có nguy cơ nhiễm
HIV. 91% sính viên mong muốn được tham gia tập huấn về HIV/AIDS [35].
Nguyễn Bá Tòng và Trần Thiện Thuần (2007) qua nghiên cứu tìm thấy
sự khác biệt gữa kiến thức của học sinh nam và nữ; thái độ phòng, chống


14

HIV/AIDS giữa học sinh nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Học sinh
có kiến thức đúng về phòng, chống HIV/AIDS là khá cao nhưng không đầy
đủ. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không sử dụng bao cao su và hành vi sử
dụng ma túy trong học sinh là điều đáng quan tâm trong thời gian tới [39].
Nguyễn Bá Định và Trương Phi Hùng (2007) cho thấy, tỷ lệ kiến thức
chung đúng của người nữ hành nghề mát xa là 69,62%, 20,45% có kiến thức
đúng về các biện pháp phòng lây nhiễm. Trên 80% chấp nhận sử dụng bao cao
su khi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. 14,48% có quan hệ tình dục ngoài hôn

nhân, nhưng chỉ có 50,34% luôn luôn sử dụng bao cao su. Có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với kiến thức, kiến thức với thái độ, kiến thức,
tình trạng hôn nhân với thực hành. Qua đó, cho thấy giáo dục sức khỏe là vô
cùng cấp thiết và nhấn mạnh nhiều hơn vào các đường lây, các biện pháp
phòng lây nhiễm với đối tượng ưu tiên là những người trẻ dưới 20 tuổi [16].
Châu Nhật Ly và Nguyễn Đỗ Nguyên (2007) cho thấy, thái độ chấp
nhận các biện pháp phòng lây nhiễm cao gồm: 87,69% sử dụng bao cao su
trong quan hệ tình dục, trên 90% sử dụng các dụng cá nhân. Thực hành đúng
trong phòng lây nhiễm là tốt. Những yếu tố liên quan đến thực hành đúng:
nam giới, tuổi từ 40 trở lên, học vấn trên lớp 5 và kiến thức đúng [26].
Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hồng và Lê Cự Linh
(2007) qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng nghiện chích
ma túy là 58,6%; kiến thức phòng, chống HIV/AIDS đạt là 27,9%; thái độ
tích cực là 77,5%; thực hành đúng là 25,3%. Tình trạng nhiễm HIV của học
viên có liên quan đến những yếu tố như: hình thức sử dụng thuốc, dùng chung
bơm kim tiêm, xăm mình, quan hệ tình dục với gái mại dâm. Việc truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng này rất cần thiết [1].
Nhóm tác giả Trịnh Thị Sang, Lê Cự Linh và Nguyễn Thanh Nga
(2007) qua nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ người nghiện ma túy dùng chung bơm
kim tiêm là 41,5%. Người nghiện ma túy không thường xuyên sử dụng bao


15

cao su khi quan hệ với vợ/chồng, người yêu là 72,0%; với gái mại dâm/đàn
ông làng chơi là 35,7%; với bạn tình bất chợt là 50,0%. Kiến thức phòng lây
nhiễm HIV không đạt là 36,3%. Các yếu tố tuổi, giới, thời gian tiêm chích, số
lần tiêm chích trong ngày, kiến thức về HIV có ảnh hưởng đến hành vi không
thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm sạch và không thường xuyên sử dụng
bao cao su với các loại bạn tình của người nghiện ma túy [31].

Tác giả Đoàn Thị Ngọc Diệp và Trương Hữu Khanh (2008) qua nghiên
cứu cho thấy: đa số cha mẹ và người nuôi dưỡng chấp nhận tình trạng bệnh lý
của bệnh nhi và mong muốn được chăm sóc trẻ ở mức tốt nhất. Tất cả những
người này đều mong muốn được bảo mật tuyệt đối những thông tin liên quan
đến tình trạng bệnh của trẻ đối với người xung quanh [15].
Quách Tài Bảy (2009) nghiên cứu ở học sinh trung học phổ thông huyện
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng cho thấy, 85,4% học sinh có kiến thức tốt về phòng,
chống HIV; 63,8% học sinh có thái độ tốt về phòng, chống HIV. Mối liên quan
có ý nghĩa thống kê về học sinh khối 10 có kiến thức tốt có thái độ tốt với học
sinh khối 10 có kiến thức chưa tốt có thái độ tốt (p = 0,04), học sinh khối 11 có
kiến thức tốt có thái độ tốt với học sinh khối 11 có kiến thức chưa tốt có thái độ
tốt (p = 0,03), học sinh khối 12 có kiến thức tốt có thái độ tốt với học sinh khối
12 có kiến thức chưa tốt có thái độ tốt (p = 0,01); nam có kiến thức tốt có thái
độ tốt với nam có kiến thức tốt có thái độ chưa tốt (p = 0,03) [6].
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Lơ và Nguyễn Đỗ
Nguyên (2010) qua nghiên cứu đề nghị cần có những chương trình truyền
thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS dành riêng cho thanh thiếu niên
có hoàn cảnh đặc biệt. Cần tập trung tuyên truyền về các đường lây nhiễm
HIV/AIDS, đặc biệt là những cách lây khác nhau và cách sử dụng bao cao su
đúng cách. Cán bộ chương trình phải chủ động tiếp cận với các em nhiều hơn
nữa và chú ý phát triển nguồn thông tin qua internet [21].


16

Tác giả Nguyễn Thi Văn Văn (2010) qua nghiên cứu cho thấy kiến
thức đúng tăng từ 58,35% trước can thiệp lên 85,74% sau can thiệp; thái độ
đúng tăng từ 72,24% lên 83,71% sau can thiệp và thực hành đúng tăng từ
25,87% lên 41,14% sau can thiệp [42].
Tác giả Trương Phi Hùng và Nguyễn Thị Thu Hậu (2011) qua nghiên

cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh THPT có kiến thức chung đúng về phòng, chống
HIV/AIDS là 48,3% và thái độ chung đúng là 20,6%. Có mối liên quan giữa
kiến thức chung với thái độ chung. Học sinh có kiến thức chung đúng có thái
độ chung đúng cao gấp 2 lần những học sinh không có kiến thức chung đúng
với (RR = 2; KTC 95% = 1,4 – 2,8). Qua đó đề nghị cần tăng cường và củng
cố kiến thức về HIV/AIDS của học sinh, phối hợp thông tin giáo dục truyền
thông giữa nhà trường và ban ngành y tế, đẩy mạnh hai nguồn thông tin chính
quy này ở học sinh, cần chú trọng hơn nữa những nội dung về khả năng điều
trị, khái niệm về AIDS; đặc biệt là hành vi lây truyền [19].
Trương Văn Rạng (2011) nghiên cứu cho thấy, 100% đã từng nghe nói về
HIV, 98,7% thân nhân người nhiễm HIV có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con, 98% có kiến thức đúng về lây nhiễm HIV qua đường máu,
92,1% có kiến thức đúng về lây nhiễm HIV qua đường tình dục, 51,7% thân
nhân người nhiễm có kiến thức chung đúng về HIV. 95,4% người thân người
nhiễm HIV có thái độ đồng ý cho trẻ có HIV đến trường, 94,0% đồng ý sử dụng
lao động có HIV, 47,0% đồng ý cho bệnh nhân có HIV nằm chung phòng khi
vào viện. 53,0% sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
94,0% người thân đồng ý sử dụng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV,
88,1% đồng ý tiếp tục ăn chung với người nhiễm, 90,7% đồng ý ngủ chung với
người nhiễm, 72,8% đồng ý giặt chung đồ với người nhiễm [30].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Nguyễn Cảnh Phú (2011)
cho thấy, trong các đường lây truyền HIV/AIDS tỷ lệ học sinh trung học phổ
thông (THPT) hiểu đúng cao nhất là dùng chung bơm kim tiêm (100%), tỷ lệ


×