Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

TRẦN THỊ THANH NHÀN

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

TRẦN THỊ THANH NHÀN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐÌNH HẠC


Đồng Nai, Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy cô trường
Đại Học Lạc Hồng đã truyền cho tác giả những kiến thức, nhiệt huyết quý báu
trong suốt quá trình theo học và thực hiện đề tài nghiên cứu. Tác giả cũng xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại học Lạc Hồng, Ban lãnh
đạo khoa sau đại học đã hỗ trợ tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy TS Lê Đình
Hạc, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài này.
Tác giả cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả theo học và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã luôn động viên, khích lệ và đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời chúc Ban lãnh đạo nhà trường, Ban lãnh đạo
khoa Sau đại học, quý Thầy cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và các bạn học viên thật nhiều sức khỏe,
gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
Đồng Nai, ngày……tháng……năm 2017
Học viên

Trần Thị Thanh Nhàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là


: Trần Thị Thanh Nhàn

Sinh ngày

: 18 tháng 10 năm 1985

Quê quán

: Hà Tĩnh

Nơi công tác: Ngân hàng Thương mại cổ phần và phát triển Việt Nam Chi
Nhánh Đồng Nai (Số 07, đường Hoàng Minh Châu, phường Hòa Bình, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Là học viên cao học khóa 7 của Trường Đại học Lạc Hồng, tôi xin cam đoan đề
tài: “GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, được xuất phát
từ tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ Thầy TS Lê Đình Hạc. Các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong
luận văn. Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Đồng Nai, ngày ....... tháng …… năm 2017
Học viên

Trần Thị Thanh Nhàn



MỤC LỤC
TRANG BÌA
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 1
2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 1
2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 1
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 2

6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 3
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 3
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ...................................................... 4
9. Kết cấu luận văn .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ ......................................................................... 7
1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ .......................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm thẻ ……………………………………………7

1.1.1.2. Cấu tạo thẻ …………………………………………… 8
1.1.1.3. Phân loại thẻ…………………………………………… 8


1.1.2 Các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ ..10
1.1.2.1. Tổ chức thẻ quốc …………………………………………10
1.1.2.2. Ngân hàng phát hành thẻ ……………………………… 10
1.1.2.3. Chủ thẻ …………………………………………………..11
1.1.2.4. Ngân hàng thanh toán thẻ ……………………………….11
1.1.2.5. Đơn vị chấp nhận thẻ ……………………………………11
1.1.2.6. Trung tâm thẻ ……………………………………………12
1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................... 12
1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ..................... 12
1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ............................. 13
1.2.3 Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ..................... 17
1.2.3.1. Nguyên nhân từ Ngân hàng……………………………..17
1.2.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng…………………………….19
1.2.3.3. Nguyên nhân từ bên ngoài……………………………....20
1.3 TÌNH HÌNH RỦI RO THẺ THANH TOÁN TRÊN THẾ GIỚI ... 22
1.3.1 Tại Châu Âu ................................................................................... 23
1.3.2 Tại Mỹ Latinh ................................................................................ 25
1.3.3 Tại Bắc Mỹ..................................................................................... 25
1.3.4 Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AP) ................................. 25
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT DỘNG
KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM .................................................................................................... 26
1.4.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương
mại..26
1.4.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của các

ngân hàng thương mại .................................................................... …28
Kết luận chương 1: ................................................................................... …29


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH

DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.................................................... 30
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BIDV, BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI VÀ
TRUNG TÂM THẺ BIDV ................................................................... 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam ............... 30
2.1.2 Giới thiệu về BIDV - Chi nhánh Đồng Nai ................................... 30
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………30
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của BIDV Đồng
Nai.....................................................................................................31
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................32
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai giai đoạn
2014 - 2016........................................................................................31
2.1.3 Giới thiệu về phát triển thẻ và trung tâm thẻ BIDV ........................ 35
2.1.3.1. Phát triển thẻ BIDV............................................................35
2.1.3.2. Trung Tâm Thẻ...................................................................36
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI BIDV
ĐỒNG NAI .............................................................................................. 36
2.2.1 Các sản phẩm thẻ của BIDV Đồng Nai ........................................... 36
2.2.1.1. Thẻ tín dụng quốc tế............................................................37
2.2.1.2. Các loại Thẻ ghi nợ............................................................ 42
2.2.2 Qui trình thanh toán thẻ tại BIDV.................................................... 44
2.2.3 Hệ thống công nghệ cho dịch vụ thẻ................................................ 45

2.2.3.1. Liên kết với các ngân hàng...................................................45
2.2.3.2. Hệ thống ATM, POS.............................................................45
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Đồng Nai từ 2014 –
2016
2.2.4.1. Số lượng Thẻ BIDV – Chi nhánh Đồng Nai phát hành……46
2.2.4.2. Doanh số giao dịch qua các phương thức giao dịch thẻ…..48


2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI BIDV ĐỒNG NAI......................... 51
2.3.1 Thực trạng quản trị rủi ro thẻ ........................................................... 51
2.3.2 Một số rủi ro trong kinh doanh thẻ .................................................. 54
2.3.2.1. Tại BIDV chi nhánh Đồng Nai............................................54
2.3.2.2. Tại hệ thống BIDV...............................................................56
2.4 ĐÁNH GIÁ QUẢN

LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV ĐỒNG NAI ....................... 58
2.4.1 Những thành quả đạt được .............................................................. 58
2.4.2 Những hạn chế ................................................................................ 59
2.4.3 Nguyên nhân gây nên rủi ro trong kinh doanh thẻ tại BIDV Đồng Nai
2.4.3.1.1 Nguyên nhân từ nội bộ ngân hàng ......................................60
2.4.3.1.2 Nguyên nhân từ người sử dụng............................................61
2.4.3.1.3 Nguyên nhân từ các đơn vị chấp nhận thẻ...........................62
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ...................................... 64
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

CỦA NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI .................... 64
3.1.1 Chiến lược kinh doanh của BIDV.................................................... 64
3.1.2 Phương hướng hoạt động và mục tiêu kinh doanh của BIDV ......... 64
3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ...................... 66
3.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến ngân hàng........................................ 66
3.2.1.1. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
thẻ…………………………………………………………………...66
3.2.1.2. Hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ an toàn hiệu quả…..67
3.2.1.3. Bảo mật dữ liệu và thông tin thẻ…………………………67


3.2.1.4. Cải thiện quy trình phát hành thẻ………………………..67
3.2.1.5. Đánh giá đúng năng lực tài chính của chủ thẻ…………..68
3.2.1.6. Dự báo phòng ngừa rủi ro………………………………..69
3.2.1.7. Tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trong việc ngăn
ngừa rủi ro…………………………………………………………...69
3.2.1.8. Nguồn dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động thẻ……..69
3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến khách hàng và đơn vị chấp nhận
thẻ..69
3.2.2.1 Trang bị kiến thức và hiểu biết trong quá trình sử dụng
thẻ…….70
3.2.2.2 Đối với các ĐVCTN …………………………………………….70
3.2.3 Giải pháp đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thẻ ... 71
3.2.3.1. Chuyển đổi hoàn toàn từ thẻ từ sang thẻ chip………………… 72
3.2.3.2. Xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ, củng cố, nâng
cấp hệ thống máy chủ, thiết bị kết nối, máy trạm và thiết bị đầu
mối…….72
3.2.3.3. Đầu tư, củng cố hệ thống thiết bị hỗ trợ……………………….73
3.3 KIẾN NGHỊ ĐẾN CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN ............................... 74

3.3.1 Kiến nghị đến chính phủ .................................................................... 74
3.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam ........................................................ 74
3.3.3 Kiến nghị với hiệp hội thẻ Việt Nam ................................................ 75
3.3.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
............................................................................................................ 75
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 77
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHPHT


Ngân hàng phát hành thẻ

QLRR

Quản lý rủi ro

TCPHT

Tổ chức phát hành thẻ

TCTTT

Tổ chức thanh toán thẻ

TMCP

Thương mại cổ phần


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đồng Nai
Bảng 2.2. Một số loại thẻ tín dụng quốc tế do BIDV cung cấp
Bảng 2.3. Một số loại thẻ ghi nợ quốc tế
Bảng 2.4. Tính năng thẻ ghi nợ nội địa BIDV
Bảng 2.5. Số liệu máy ATM, máy POS tại BIDV chi nhánh Đồng Nai
Bảng 2.6. Số lượng thẻ do BIDV Chi nhánh Đồng Nai phát hành
Bảng 2.7. Doanh số giao dịch qua các phương thức giao dịch thẻ của BIDV –
Chi nhánh Đồng Nai
Bảng 2.8. Tỷ trọng giao dịch qua thẻ

Bảng 2.9. Thu nhập từ dịch vụ thẻ


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương
mại đã có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận. Hoạt động phát hành và thanh
toán thẻ không ngừng gia tăng về nhiều mặt như số lượng chủ thẻ, doanh số
thanh toán, số lượng máy ATM, số lượng ĐVCNT, các tính năng tiện ích của
thẻ…Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển mang lại nhiều tiện ích cho cả người sử
dụng, ngân hàng và cho toàn xã hội. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì các rủi
ro trong hoạt động thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp như lấy cắp thông tin làm
thẻ giả, bẫy thẻ, bẫy tiền, đảo ngược giao dịch… Khi rủi ro xảy ra sẽ làm suy
giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
Với tốc độ phát triển không ngừng của công nghệ thế giới thì an ninh thẻ
đang là một thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại khi liên tiếp xảy ra
nhiều phi vụ mất tiền đáng báo động. Số lượng mã độc nhằm vào các hệ thống
thanh toán tại điểm bán hàng (POS) đang gia tăng rất nhanh, đe dọa không chỉ
người dùng mà cả ngành công nghiệp bán lẻ cũng phải lao đao. Một hiện tượng
đáng lo ngại là không chỉ gia tăng số lượng, các chiến thuật tấn công bằng mã
độc nhằm vào hệ thống POS cũng tiến hóa rất nhanh, ngày càng trở nên tinh vi
hơn. Xu thế mới là đánh cắp dữ liệu cá nhân trong bộ nhớ và sử dụng công nghệ
mã hóa để tránh bị tường lửa phát hiện. Với các giao dịch thanh toán tại chỗ,
hiện nay ở hầu hết siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại… nhân
viên thu ngân không đưa máy cho khách hàng tự quẹt mà họ sẽ trực tiếp cầm thẻ
và thực hiện giao dịch. Việc này tiềm ẩn nguy cơ gian lận lớn, nhân viên đó có
thể chụp lại thông tin thẻ bất cứ lúc nào, vì chỉ cần thông tin về tên chủ thẻ, số
thẻ, ngày bắt đầu, ngày hết hạn sử dụng thẻ và số CVV/CVC trên thẻ là có thể
thực hiện các giao dịch trực tuyến. Trên thực tế, nhiều chủ thẻ cũng đã bị mất

tiền cho dù đã tuân thủ quy trình sử dụng thẻ an toàn. Vừa qua, trên mạng xã hội


2
Facebook, một chủ tài khoản chia sẻ về việc thẻ tín dụng bị rút tiền từ nước
ngoài, cho dù chị đang ở Việt Nam. Loại thẻ chị đang sử dụng là BIDV Visa
Debit, trong tài khoản có hơn 2.000 USD
Vì thế xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro để đảm bảo các giao dịch thẻ
được thực hiện một cách an toàn nhất là điều mà các ngân hàng đang quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã chọn đề tài “Giải pháp hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Từ nghiên cứu thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, đề tài đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, tập hợp những lý luận cơ bản về thẻ thanh toán và rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần.
Hai là, thực trạng quản trị rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, nhận diện
được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng
Nai.



3
3. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai tồn tại những rủi ro nào?
Hai là, những nguyên nhân nào gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai?
Ba là, cần thực hiện một số giải pháp nào nhằm hạn chế rủi trong hoạt động
kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Đồng Nai?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Đồng Nai.
- Về thời gian: thời gian nghiên cứu của Luận văn này tập trung ở giai đoạn
2013 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên các số liệu báo cáo tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, các số liệu báo cáo
của các cơ quan chức năng, các văn bản có tính chất pháp lý, các tài liệu trên các
phương tiện truyền thông như báo chí, tạp chí, internet… để phục vụ cho việc phân
tích diễn biến hiện tại của thị trường thẻ trong giai đoạn hiện nay và thực trạng về
rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Phương pháp phân tích, diễn dịch nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận rủi ro
trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt



4
Nam – chi nhánh Đồng Nai; kế thừa kinh nghiệm một số giải pháp hạn chế rủi ro
trong hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, giải thích
những mặt tồn tại và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
ngân hàng này.
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng, tham khảo các tài liệu, các công trình
nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm đề
xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
6. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu ba nội dung chính sau:
- Cơ sở lý luận chung về thẻ và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần.
- Thực trạng về quản trị rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
7. Đóng góp của đề tài
- Về cơ sở lý luận: đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẻ và rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại điển hình một Ngân hàng thương mại cổ phần, có thể dùng
làm tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của tác giả.
- Về thực tiễn: Đề tài cung cấp bằng chứng về rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ tại một Ngân hàng điển hình, phân tích được những nguyên nhân gây ra
rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, từ đó đề xuất được một số
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng. Một số giải
pháp được đề xuất có thể được ứng dụng ngay tại Ngân hàng tác giả đang nghiên



5
cứu hoặc có thể được áp dụng tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần khác có
nét tương đồng về rủi ro cũng như nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ.
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu về rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại có liên quan đến đề tài này:
- Trong nghiên cứu về Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
tại ngân hàng Công thương Việt Nam Hà Thị Anh Đào năm 2010 đã tìm hiểu về lý
luận một cách tổng quan về thẻ thanh toán và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
của các NHTM. Sau đó phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
tại NHCT VN. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế, đưa ra các giải
pháp, kiến nghị để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ,
nhằm góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của Ngân
hàng Công thương Việt Nam.
Trong bài viết, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong luận văn gồm: phương pháp hệ thống hóa, so sánh, thống kê, phân tích, tổng
hợp và luận giải nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
tổng hợp các số liệu có sẵn trên các diễn đàn, các bài phân tích của chuyên gia, báo
cáo của ngân hàng và các tài liệu khác; phương pháp minh họa bằng đồ thị bằng
các số liệu phân tích.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài này tác giả phân tích thực trạng rủi ro kinh
doanh thẻ trong giai đoạn 2006 - 2009, và giải quyết các vấn đề liên quan đến rủi ro
trong quá trình phát hành và thanh toán các loại thẻ tại phạm vi Ngân hàng Công
Thương Việt Nam, vì thế không phản ánh được diễn biến của thị trường thẻ và rủi
ro trong hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn hiện nay.
- Trong nghiên cứu Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam của Lê Hữu Nghị năm 2007 đã hệ



6
thống hoá, phân tích, thống kê một cách logic thực trạng của hoạt động dịch vụ thẻ
tại ngân hàng thương mại để có cơ sở đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động thẻ tại ngân hàng thương mại Việt nam. Từ thực tiễn phát sinh, đưa ra các bài
học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, kiến nghị để hạn chế tối đa những rủi ro trong
hoạt động thanh toán thẻ nhằm góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của các
ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như thúc đẩy hoạt động dịch vụ tài chính
ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương
pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, đối
chiếu, phân tích, đánh giá, đồng thời vận dụng kiến thức của các môn học về tài
chính ngân hàng và những kinh nghiệm thực tiễn làm việc trên lĩnh vực dịch vụ thẻ
ngân hàng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài này là tác giả nghiên cứu thực trạng rủi ro
hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2003 – 2006.
Thời gian trên là thời điểm quá khứ khá xa so với thực trạng hiện nay và chưa cập
nhật kịp các rủi ro và diễn biến mới trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thời điểm
hiện nay.
Trong nghiên cứu Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam từ 2000 – 2002 của Nguyễn Thị Thu Hường năm
2003. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán; Thực
trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam;
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân
hàng Ngoại thương Việt nam.
Trong bài viết, tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
lịch sử để nghiên cứu nội dung lý luận về thẻ qua đó làm sáng tỏ bản chất và lợi ích
của thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp tổng
hợp và thống kê để tìm hiểu thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng



7
Ngoại thương Việt nam trong ba năm 2000 – 2002 để rút ra những điểm mạnh, yếu
của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng này và phần nào đưa ra
những gợi ý và kiến nghị cho việc nâng cao chất lượng và mở rộng loại hình dịch
vụ đa tiện ích này.
Giới hạn của luận văn là trong bài viết tác giả phản ánh hoạt động kinh
doanh thẻ vào năm 2000 – 2002, vẫn chưa cập nhật các diễn biến mới trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại mà hoạt động kinh doanh này
của ngân hàng càng ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi nhiều thông tin cần cập
nhật mới.
9. Kết cấu luận văn
Tên đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai”
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03
chương:
❖ Chương 1: Tổng Quan Về Thẻ Thanh Toán Và Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh
Doanh Thẻ
❖ Chương 2 : Thực Trạng Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân
Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Dồng Nai
❖ Chương 3 : Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại
Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển


8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
1.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ
1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ
1.1.1.1 Khái niệm thẻ

Đứng từ nhiều góc độ xem xét và nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra
các khái niệm khác nhau về thẻ. Tuy nhiên bản chất của thẻ là một phương tiện
thanh toán, chi trả mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thoả mãn nhu cầu về tiêu
dùng của mình, kể cả rút tiền mặt hoặc sử dụng nó làm công cụ thực hiện các dịch
vụ tự động do ngân hàng hoặc các tổ chức khác cung cấp. Thẻ không hoàn toàn là
tiền tệ, nó là biểu tượng về sự cam kết của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành bảo
đảm thanh toán những khoản tiền do chủ thẻ sử dụng bằng tiền của ngân hàng cho
chủ thẻ vay hoặc tiền của chính chủ thẻ đã gửi tại ngân hàng. Có thể hiểu thẻ ngân
hàng qua các khái niệm như: Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển
gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng
sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi
số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn
dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động như là máy
ATM, máy POS hay các thiết bị chấp nhận thẻ khác.
Hay như theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam theo
Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban
hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt
động thẻ ngân hàng thì “Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ
phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các
bên thoả thuận”.


9
1.1.1.2 Cấu tạo thẻ
▪ Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được làm bằng chất nhựa trắng có 3 lớp, lõi thẻ là lớp nhựa
trắng cứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x
5,5cm x 0,07 cm.

▪ Hình dạng thẻ tín dụng
Mặt trước của thẻ gồm:
- Biểu tượng. Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng. Ví dụ: Amex có biểu
tượng đầu người chiến binh; Visa có biểu tượng hình chữ nhật gồm 3 màu
xanh, trắng, vàng và hình một con chim bồ câu đang bay; Masters Card có
dòng chữ “Masters Card” chạy giữa 2 vòng tròn màu da cam và đỏ lồng vào
nhau.
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.
- Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi.
- Thời gian hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được phép lưu hành (tuỳ từng
loại thẻ) được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, năm dương
lịch.
- Ký tự an ninh. Là số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ luôn có ký tự
an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ thẻ Visa có chữ V
(hoặc CV, PV, RV), thẻ Master Card có chữ M và chữ C lồng vào nhau.
Mặt sau của thẻ gồm:
-

Dải băng từ : chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất
như số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.

-

Ô chữ kí dành cho chủ thẻ : trên nền ô chữ ký, khách hàng phải ký vào chữ
ký mẫu của mình khi nhận thẻ từ ngân hàng phát hành để cơ sở chấp nhận
thẻ so sánh với chữ ký trên ô hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tạm
ứng tiền mặt.


10

1.1.1.3 Phân loại thẻ
▪ Căn cứ vào nguồn gốc thẻ
Thẻ ghi nợ (debit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.
Thẻ ký quỹ/thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện
giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà
chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ [5].
Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát
hành thẻ [5].
▪ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ
Thẻ nội địa là loại thẻ mà phạm vi sử dụng của nó ở trong nước, không có giá
trị sử dụng khi ra nước ngoài.
Thẻ quốc tế là loại thẻ có phạm vi sử dụng cả trong nội địa và quốc tế. Các
loại thẻ này do các tổ chức thẻ quốc tế phát hành tại Việt Nam hoặc do các ngân
hàng trong nước là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế phát hành. Đây là loại
thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Nó
được hỗ trợ và quản lý trên toàn cầu bởi những tổ chức tài chính lớn như Master,
Visa…
▪ Căn cứ vào kỹ thuật của thẻ
Thẻ từ: Là loại thẻ sử dụng kỹ thuật từ tính để đọc thông tin trên thẻ. Phía
mặt sau của thẻ từ thường có một dải từ tính màu đen, chạy suốt chiều ngang của
thẻ nhằm lưu giữ các thông tin về chủ thẻ. Để sử dụng thẻ này trong thanh toán,
tại các cơ sở tiếp nhận thẻ phải được trang bị các máy đọc thẻ sử dụng kỹ thuật từ
tính để in sao những thông tin cần thiết trên thẻ vào hóa đơn bán hàng [5].


11
Thẻ điện tử/thẻ thông minh: Hiện nay trên tế giới loại thẻ này đang có xu

hướng phát triển thay thế cho thẻ từ. Trên mặt thẻ được gắn chip điện tử với bộ vi
xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng, có thể lưu trữ các thông tin quan
trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Muốn đọc thông tin trên thẻ phải có đầu
đọc thẻ dùng kỹ thuật điện tử thích hợp [5].
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia
chặt chẽ của các chủ thể chính bao gồm: tổ chức phát hành thẻ (TCPHT), chủ thẻ,
tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Từng chủ
thể đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm
phương tiện thanh toán hiện đại của thẻ ngân hàng.
1.1.2.1 Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là Hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng, tham gia phát
hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số tổ chức thẻ quốc tế hiện nay như: Tổ chức
thẻ Visa, Tổ chức thẻ Mastercard, Công ty thẻ American Express, Công ty thẻ
JCB, công ty thẻ Diners Club.
Tổ chức thẻ quốc tế có nhiệm vụ đứng ra tổ chức liên kết các thành viên, đặt
ra các qui định bắt buộc các thành viên phải tuân thủ theo, thống nhất thành một
hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ
thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế
đồng thời cũng là trung tâm xử lý, cấp phép và thanh toán của các thành viên.
1.1.2.2 Ngân hàng phát hành thẻ
TCPHT là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp
tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ. Các tổ
chức được phát hành thẻ ngoài uy tín còn phải đáp ứng được những yêu cầu nhất
định về khả năng tài chính, đầu tư công nghệ, chất xám và một số điều kiện khác.


12
Ngân hàng phát hành là ngân hàng được NHNN cho phép phát hành thẻ theo
quy định, nếu là NH phát hành thẻ quốc tế thì phải là thành viên chính thức của

các hiệp hội thẻ đối với Visa card và Master card hoặc là chi nhánh đối với các tổ
chức phát hành như JCB và AMEX. NH phát hành có trách nhiệm:
- Yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết nhằm
làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được cung
ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ. Xem xét việc phát hành thẻ cho chủ
thẻ, hướng dẫn chủ thẻ cách sử dụng và các quy định cần thiết khi sử dụng
thẻ.
- Khấu trừ trực tiếp vào tài khoản chủ thẻ đối với thẻ ghi nợ (Debit Card).
- Thanh toán ngay số tiền trên hóa đơn do NH đại lý chuyển đến khi NH này
thực hiện đúng thủ tục do NH phát hành quy định.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các giao
dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NH điện tử;
bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ; bảo đảm hệ thống cơ sở hạ
tầng và phần mềm quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ hoạt động
thông suốt và an toàn.
1.1.2.3 Chủ thẻ
Chủ thẻ là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để
sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ và
chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng phát hành khi yêu
cầu phát hành thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ. Chủ thẻ được sử dụng thẻ để
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với trường hợp
thanh toán bằng tiền mặt, không phải trả thêm tiền hoặc phụ phí cho ĐVCNT.
Đồng thời chủ thẻ phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho NH phát hành thẻ các
khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thoả thuận tại
hợp đồng sử dụng thẻ.


13
1.1.2.4 Ngân hàng thanh toán thẻ
TCTTT là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực

hiện dịch vụ thanh toán. Các tổ chức này đều phải tuân thủ theo những điều kiện
nhất định. TCTTT chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông
qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2.5 Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐVCNT là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung
cấp dịch vụ nạp hay rút tiền mặt bằng thẻ. Để trở thành ĐVCNT đối với một ngân
hàng nào đó, nhất thiết là đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực
kinh doanh. Các ngân hàng chỉ quyết định ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với
những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sử dụng
thẻ.
1.1.2.6 Trung tâm thẻ
Trung tâm thẻ hay còn gọi là một bộ phận trong trung tâm chăm sóc khách hàng.
Với sứ mệnh là cầu nối thân thiện và tận tâm, Trung tâm thẻ cam kết sẽ ghi nhận,
lắng nghe và giải đáp đến cùng mọi thông tin phản ánh, ý kiến đóng góp của Quí
khách hàng trong quá trình tham khảo và sử dụng sản phẩm dịch vụ. Thông
thường ngân hàng sẽ có ba kênh cung cấp dịch vụ qua kênh điện thoại tổng đài,
hotline; kênh thư điện tử và kênh website để tiếp nhận và cung cấp tất cả các dịch
vụ tiện ích như sau:
- Tiếp nhận và giải quyết mọi vướng mắc, khiếu nại của khách hàng;
- Hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, tự do
lựa chọn sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu;
- Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, chính sách ưu đãi mới nhất;
- Giao dịch mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch;
- Bảo mật thông tin….


14
1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

Rủi ro là sự kiện không may mắn, hết sức đa đạng, phức tạp và luôn gắn liền
với môi trường hoạt động của con người. Thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nhà
kinh tế đưa ra khái niệm về rủi ro.
Theo Allan Willett, một học giả người Mỹ thì “Rủi ro là bất trắc cụ thể liên
quan đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy, theo ông rủi ro liên quan đến thái
độ của con người, những biến cố ngoài sự mong đợi là rủi ro, còn những biến cố
mong đợi không phải là rủi ro.
Nguyễn Hữu Thân, Phương pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh (2010)
lại cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại”. Theo ông, rủi ro là sự
bất trắc gây ra hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây ra tổn thất
không phải là rủi ro.
Nguyễn Anh Tuấn, “Quan niệm về rủi ro”, Tạp chí Kinh tế và phát triển
(2008) cho rằng “Rủi ro là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng”. Rủi ro gắn
liền với bất cứ hoạt động tài chính nào và cũng như bản thân các giao dịch tài chính
nó cần được quản lý một cách đúng mực. Các ngân hàng có thể phải đối mặt với
tổn thất lớn nếu không quản lý chặt các rủi ro.
Theo Nguyễn Anh Tuấn, “Một số biện pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro và
tổn thất trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế”. Luận án tiến sĩ kinh tế.
Đại học kinh tế quốc dân (2005), “rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân
hàng thương mại là khả năng xảy ra các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất đối
với ngân hàng, phát sinh trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng; bao gồm cả
hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ”. Ngân hàng kinh doanh thẻ có
thể nhận thức được các rủi ro ngân hàng có thể gánh chịu nhưng không thể triệt tiêu
được rủi ro vì nó xảy ra ngoài dự kiến và mong đợi của ngân hàng. Cách tốt nhất để


×