Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những điểm mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và giải pháp thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.51 KB, 6 trang )

Câu 1: Những điểm khác biệt của Chương trình của các môn Toán, TV, TNXH,
đạo đức ở cấp tiểu học trong CTGD PT mới với CT hiện hành.
Ngày 26/12/2018, Bộ GD và ĐT đã ban hành Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông Nhìn chung, chương trình giáo dục
phổ thông mới có một số điểm kế thừa chương trình hiện hành. Song, chương trình
giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua
những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng
lực mà nhà trường và xã hội kì vọng nên nó có những điểm mới sau:
1. Các môn học
1.1.Về thời lượng:
Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã
hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp
5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm
nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Trong các môn học trên thì môn Toán và Tiếng Việt có sự thay đổi về số tiết
trong 1 tuần theo hướng: Giảm dần số tiết Tiếng Việt từ 12 tiết / 1 tuần ở lớp 1, 10
tiết/ tuần ở lớp 2 xuống 7 tiết/tuần và ổn định ở lớp 3 đến lớp 5 trong khi đó môn
Toán lại tăng dần từ 3 tiết /1 tuần ở lớp 1( Chương trình cũ là 4 tiết /tuần) lên 5
tiết/tuần bắt đầu từ lớp 2.
1.2.Về nội dung kiến thức cụ thể ở từng môn:
1.2.1. Môn Toán:
- Chương trình mới được xây dựng xoay quanh 3 mạch kiến thức: Số học, Hình
học và đo lường, thống kê xác suất. Riêng lớp 1 chưa học nội dung: Thống kê và xác
suất; mạch giải toán tích hợp vào các mạch kiến thức còn lại thông qua hoạt động
thực hành giải quyết vấn đề.
- Chương trình cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực
hành và trải nghiệm cho HS ( nội dung mới).
- Chú ý rèn luyện những kĩ năng tính nhẩm cơ bản : VD: Quy định các nội dung:
“ Ước lượng và làm tròn số” trong ND chương trình các lớp.
- - Giảm độ khó của các kĩ thuật tính viết. VD: Ở lớp 4 chỉ yêu cầu: “Thực hiện
được phép tính chia cho số không quá 2 chữ số” ( CT cũ chia cho số có 3 chữ số),


thực hiện được phép cộng, trừ phân số trong những trường hợp đơn giản. Ở lớp 5,
trong chủ đề Tỉ lệ phần trăm chỉ yêu cầu: “ Thực hành giải quyết vấn đề gắn với việc
giải các bài toán có liên quan đến tính tỉ số phần trăm của hai số. Tìm giá trị phần
trăm của một số cho trước”
- Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn.
- Chú ý tiếp nối chương trình GD mầm non: VD ở lớp 1đặt yêu cầu: Nhận dạng
được các khối lập phương, khối chữ nhật thông qua sử dụng đồ dùng HT cá nhân


hoặc vật thật.
- Tăng cường yếu tố thống kê, xác suất
- Ở lớp 1 không có khái niệm tia số, số liền trước, liền sau
1.2.2. Môn Tiếng Việt
Chương trình vẫn kế thừa những NT của CT hiện hành theo các nhóm KT: Ngữ
âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp nhưng các kiến thức này được tổ chức theo hệ
thống yêu cầu cần đạt gắn với các kí năng Đọc, viết, nói và nghe.
Cụ thể:
a.
CT thiết kế theo cách thuận lợi cho việc lồng ghép, tích hợp kiến thức
Tiếng Việt vào quá trình dạy hoạc đọc, viết, nói, nghe
b.
Giảm kiến thức và chú trọng tổ chức, sắp xếp kiến thức để giúp HS hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
c.
KT văn học được thể hiện rõ nét hơn. Một số yêu cầu, thể loại văn bản
được chú trọng ngay từ Tiểu học
d.
Về ngữ liệu CT thì tăng tỉ lệ văn bản thông tin, bổ sung văn bản đa
phương thức dưới dạng đơn giản như ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số hiệu
1.2.3. Môn TN – XH:

Chương trình môn TN- XH năm 2018 được xác định theo định hướng và phát
triển năng lực, phẩm chất theo quy đinh của CT tổng thể có nhiệm vụ XD và phát
triển năng lực đặc thù của môn học là NL khoa học ( bao gồm 3 thành phần: Nhận
thức khoa học, Tìm hiểu môi trường TNXH và xung quanh, Vận dụng KT và KN đã
học) – CT bao gồm 3 thành phần: KT, KN và thái độ
Cấu trúc CT mới bao gồm 6 chủ đề: Gia đình; trường học, cộng đồng địa
phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, trái đất và bầu trời ( CT cũ có
3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, XH, tự nhiên)
 Về ND môn học:
So với chương trình hiện hành thì chương trình mới tinh giản một số ND:
KHông dạy đơn vị hành chính ( làng, xã/ phường, huyện/quận, tỉnh/ TP) và các
HĐ GD, YT, NN,CN, giảm một số ND trong chủ đề Trái đất và bầu trời, giaimr 1
số YC về cơ chế HĐ của các cơ quan bên trong cơ thể, tinh giản và điều chỉnh 1 số
YC cần đạt về an toàn tránh trùng lặp với môn Đạo đức
Đưa vào những \ND mới nhằm tạo cơ hội cho HS tìm tòi, khám phá môi trường
TN, XH đồng thời làm tăng tính cập nhật, thực tiễn và ứng dụng của những KT cơ
bản và cốt lõi trong chương trình môn học
1.2.4. Môn Đạo đức: Chương trình môn Đạo đức xây dựng theo định hướng
cấc năng lực và phẩm chất được xác định một cách rõ ràng.
- Về thời lượng: Số tiết học không có gì thay đổi nhưng thời lượng dành cho các
ND giáo dục ở các lớp được


- Về cấu trúc chương trình có các mạch kiến thức: GD đạo đức, KN sống, Pháp
luật và KT. Về quy định tỉ lệ các mạch kiến thức này ở các khối lớp không giống
nhau. VD
+ Mạch KT GD đạo đức giảm dần: 60% ở lớp 1, 55% ở các lớp 2.3.4.5
+ Giáo dục KNS: 30% ở lớp 1, 25% ở các lớp 2.3.5, 15% ở lớp 4
+ GDKT: 10% ở lớp n4 và 5
+ GD pháp luật: 10% ở các khối lốp 2.3.4

Thời lượng còn lại dành cho các HĐ đánh giá định kì.
- Chương trình môn Đạo đức chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 ( lớp 1.2 và 3): Chủ yếu tập trung vào GD đạo đức, KNS và GD
pháp luật.
+ Giai đoạn 2 ( lớp 4.5): NDGD được mở rộng thêm về GD KT
- GD đạo đức gồm 5 ND: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thành, trách nhiệm.
- GD KNS gồm 2 mạch ND cần thiết là: GD KN nhận thức, quản lí bản thân và
KN tự bảo vệ
- GD pháp luật gồm:Tuân thủ quy định nơi công cộng, tuân thủ quy tắc ATGT,
quyền và bổn phận trẻ em
- GDKT tập trung vào chủ đề: Quý trọng đồng tiền, Sử dụng tiền hợp lí.
ND CT được XD theo hướng mở và được tiếp nối từ lớp học này lên đến lớp
học khác ( tính liên thông)
2. Về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học được tiếp cận theo định
hướng phát triển năng lực cho nên GV cần chú trọng đến PP “ Dạy học tìm tòi và
phát hiện. Trong quá trình dạy học HS cần được tham gia nhiều hơn là lắng nghe,
được phát triển các kĩ năng phân tích, đánh giá, trải nghiệm, thảo luận, trao đổi với
bạn bè, cộng tác với nhau để giả quyết vấn đề và lập kế hoạch.
3. Về đánh giá KQ GD được thay đổi theo quan điểm tiếp cận và mục tiêu GD,
đánh giá về phát triển năng lực, phẩm chất, sự tiến bộ của HS trên cơ sở cần đạt của
mỗi môn học. Do đó GV cần vận dụng kết hơp nhiều hình thức đánh giá ( Đánh giá
TX, đánh giá định kì) qua các hình thức đánh giá: Bài tập, tư vấn, thuyết trình,
nghiên cứu, quan sát. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá đồng đẳng của HS,
của PHHS và của cộng đồng trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất, coi trọng
đánh giá sự tiến bộ của HS.
Câu 2: Để thực hiện tốt chương trình các môn học ở cấp tiểu học, với vai trò
của một GV trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy mỗi GV cần thực hiện những công
việc sau:
Thứ nhất: Mỗi người GV phải nghiêm túc nghiên cứu và nắm vững chương
trình GD phổ thông mới đặc biệt là chương trình của cấp tiểu học, khái quát và năm

vững được những kiến thức tổng quát, kiến thức liên quan của các khối lớp trong cấp
học, nắm vững nội dung chương trình của khối mình phụ trách để có định hướng


đúng trong việc soạn giảng, truyền thụ kiến thức cho HS một cách hiệu quả nhất.
Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh
chiếm lĩnh tri thức.
­ Thứ hai: Giáo viên là người học suốt đời. Mục đích là để nâng cao hiểu biết
về xã hội và khoa học trong các lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển năng lực
cá nhân và năng lực nghề nghiệp của bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục học sinh. Trong quá trình dạy học, luôn tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, rèn luyện cho mình kĩ năng sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các
phương pháp dạy học, tích cực học để có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
­ Thứ ba: Luôn suy nghĩ để có những giải pháp tốt, phù hợp với vị trí việc làm
của mình, không ngừng nghiên cứu và có những ý kiến tham mưu, đóng góp vào
chương trình mới ngày càng hoàn thiện hơn.
­ Thứ tư: Và điều quan trong hơn là mỗi nhà giáo phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ,
luôn thể hiện lòng nhân ái, thiện chí và sự lạc quan cần thiết của người làm công việc
tiếp xúc với các trẻ em có những sự khác nhau ở hoàn cảnh và khả năng. Có trách
nhiệm nâng đỡ, thúc đẩy sự phát triển của những trẻ em đó.


BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC
(Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT)
Số tiết/năm học
Nội dung giáo dục

Lớp 1


Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tiếng Việt

420

350

245

245

245

Toán

105

175

175

175


175

140

140

140

35

35

Lịch sử và Địa lí

70

70

Khoa học

70

70

70

70

70


1. Môn học bắt buộc

Ngoại ngữ 1
Đạo đức

35

35

35

Tự nhiên và Xã hội

70

70

70

Tin học và Công nghệ
Giáo dục thể chất

70

70

70

70


70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

70

70

70

70

105

105

105

105

105

Tiếng dân tộc thiểu số

70

70


70

70

70

Ngoại ngữ 1

70

70

Tổng số tiết/năm học

875

875

980

1050

1050

Số tiết trung bình/tuần

25

25


28

30

30

2. Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm
3. Môn học tự chọn

III. Giải pháp
Năm học 2018 - 2019 là năm học rất quan trọng để giáo dục tiểu học chuẩn bị mọi
điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhất là đối với lĩnh vực giáo dục tiểu học
đạt hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Quan tâm và thực hiện tốt công tác truyền thông để giải thích, thuyết phục,… tạo
sự đồng thuận toàn xã hội.
2. Đầu tư cơ sở vật chất theo lộ trình về trường, lớp, đồ dùng dạy học, trang thiết bị,
… phù hợp để thực hiện được các yêu cầu mà chương trình đặt ra nhất là đảm bảo


cho việc dạy học hai buổi trên ngày.
3. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có đủ năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ.
4. Tạo động lực đổi mới trong đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên.
5. Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên phải tự bồi dưỡng và nhận thức được bản thân mình
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình giáo dục
phổ thông mới.
6. Tạo động cơ, phương pháp học tập đúng đắn trong học sinh, giúp học sinh nhận
thức được mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng bằng cách giáo viên thực hiện tốt việc đổi

mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá,… để tạo được hứng thú, động lực
học tập cho học sinh.



×