Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá và cành nhỏ cây muồng truổng ( Zanthoxylym avicennae, Họ cam (Rutaceae))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NỮ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TRONG LÁ VÀ CÀNH NHỎ
CÂY MUỒNG TRUỔNG
(Zanthoxylum avicennae, HỌ CAM
(Rutaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NỮ
1401461

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TRONG LÁ VÀ CÀNH NHỎ
CÂY MUỒNG TRUỔNG
(Zanthoxylum avicennae, HỌ CAM
(Rutaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Hà Vân Oanh


2. PGS. TS. Đỗ Thị Hà
Nơi thực hiện:
1. Khoa Hóa Thực vật
Viện Dược liệu
2. Bộ môn Thực vật
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại Viện Dược liệu
và Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự hướng
dẫn, quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, anh chị và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành
đến:
TS. Hà Vân Oanh, người đã tạo điều kiện, dẫn dắt tôi đến với những ngày đầu
tham gia nghiên cứu, người đã hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
PGS. TS. Đỗ Thị Hà, người đã tin tưởng giao đề tài, tạo các điều kiện nghiên cứu
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Các chị đang công tác tại Khoa Hóa Thực vật - Viện Dược Liệu đã truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu, luôn góp ý, động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình
nghiên cứu.
Toàn thể các thầy cô, anh chị, bạn bè làm việc, nghiên cứu tại bộ môn Dược học
Cổ truyển và bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện nghiên cứu thuận lợi trong thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn
ở bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Trần Thị Nữ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ...................................................................................................2
1.1. Tổng quan về chi Zanthoxylum L. ..................................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Zanthoxylum L. ............................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố......................................................................................2
1.1.3. Thành phần hóa học ......................................................................................................4
1.2. Tổng quan về loài Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC. ..............................................5
1.2.1. Đặc điểm thực vật..........................................................................................................5
1.2.2. Sinh thái và phân bố ......................................................................................................6
1.2.3. Thành phần hóa học ......................................................................................................6
1.2.4. Tác dụng dược lý ........................................................................................................ 13
1.2.5. Tính vị, công năng .......................................................................................................15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 16
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................................. 16
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................................. 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 17
2.2.1. Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật .................................................................. 17
2.2.2. Nội dung nghiên cứu hóa học ................................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên c ứu .............................................................................................. 17

2.3.1. Phương pháp nghiên c ứu đặc điểm thực vật ........................................................... 17
2.3.2. Phương pháp nghiên c ứu hóa học ............................................................................ 18
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................... 19
3.1. Nghiên cứu về thực vật ................................................................................................. 19
3.1.1. Đặc điểm thực vật....................................................................................................... 19
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu của cành và lá ........................................................................... 22
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu .............................................................................................. 24
3.2. Nghiên cứu về hóa học.................................................................................................. 26
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong dược liệu. ............................. 26
3.2.2. Chiết xuất......................................................................................................................34
3.2.3. Khảo sát và phân lập các hợp chất trong cao H (cao n-hexan)............................. 35


3.3. Bàn luận .......................................................................................................................... 43
3.3.1. Về thực vật .................................................................................................................. 43
3.3.2. Về hóa học ................................................................................................................... 43
CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 45
4.1. Kết luận ........................................................................................................................... 45
4.2. Kiến nghị......................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Z.

Zanthoxylum

STT


Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

MCF-7

Michigan Cancer Foundation-7 (Tế bào ung thư vú)

K-562

Tế bào ung thư máu

HA22T

Tế bào ung thư gan người

IC50

Half-maximal inhibitory concentration (Nồng độ ức chế 50%)

MIC

Minimum Inhibitory Concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)

DPPH

2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl


ABTS

2,2-azinobis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid)

FRAP

Ferric Reducing Antioxidant Power

EtOAc

Ethyl acetat

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

SKĐ

Sắc ký đồ

TT

Thuốc thử

to

Nhiệt độ

m/v


Khối lượng/thể tích

v/v

Thể tích/thể tích

1 H-NMR

Proton Nuclear Magnetic Resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton)

13 C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân cacbon 13)

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer (Phổ DEPT)

d

doublet

s

singlet

t


triplet

δ

Độ dịch chuyển hóa học (đơn vị là ppm)

J

Hằng số tương tác (đơn vị là Hz)

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng
Bảng 1.1

Các loài thuộc chi Zanthoxylum L. tại Việt Nam

Bảng 1.2

Một số chất phân lâp được từ các loài thuộc chi Zanthoxylum
L.

Bảng 3.1

Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong cành
nhỏ và lá cây Muồng truổng.


Trang
3
4

33

Bảng 3.2

Dữ liệu phổ của MT2 và friedelan-3-on

39

Bảng 3.3

Dữ liệu phổ của MT4 và glutinol

41

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1


Một số coumarin phân lập từ Zanthoxylum avicennae.

7,8

Hình 1.2

Một số alcaloid phân lập từ Zanthoxylum avicennae.

8,9

Hình 1.3

Một số flavonoid phân lập từ Zanthoxylum avicennae.

10

Hình 1.4

Thành phần chính trong tinh dầu Zanthoxylum avicennae.

11

Hình 1.5

Lignan và dẫn chất phân lập từ Zanthoxylum avicennae.

12

Hình 1.6


Một số hợp chất khác phân lập từ Zanthoxylum avicennae.

13

Hình 3.1

Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng cây Muồng truổng tại
Ba Vì.

Hình 3.2

Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản cây Muồng truổng tại Ba
Vì.

20

21

Hình 3.3

Vi phẫu cành Muồng truổng.

23

Hình 3.4

Vi phẫu lá Muồng truổng.

25


Hình 3.5

Đặc điểm bột cành.

25

Hình 3.6

Đặc điểm bột lá.

26

Hình 3.7

Sơ đồ chiết xuất dược liệu.

34

Hình 3.8

Sắc ký đồ của cao H khai triển với hệ dung môi I và II.

35

Hình 3.9

Sơ đồ phân lập các hợp chất trong cao H.

37


Hình 3.10

Các chất phân lập.

38

Hình 3.11

Cấu trúc hóa học của MT2.

40

Hình 3.12

Cấu trúc hóa học của MT4.

43

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, việc nghiên cứu phân lập, chiết tách các hoạt chất từ thảo
dược để tìm ra thuốc mới ngày càng được quan tâm phát triển. Không ít các sản phẩm
thuốc hiện nay có nguồn gốc từ thảo dược, nhiều hợp chất thiên nhiên đã được chứng
minh có tác dụng đột phá trong chữa các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch…Sử dụng
các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược để phòng và trị bệnh cũng đang là xu
hướng ở Việt Nam.
Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae) là cây mọc hoang ở khắp rừng núi ở các

tỉnh thành trên cả nước. Nhân dân thường lấy lá cây về nấu ăn, còn dùng chữa đòn ngã,
tổn thương, viêm tuyến vú, nhọt, viêm mủ da; lấy rễ về sao vàng uống để chữa mẩn
ngứa, lở loét, viêm gan vàng da, viêm thận; quả được dùng để chữa đau dạ dày, đau
bụng…[5], [10]. Đây là vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian Việt Nam, là
một loài cây có nhiều tiềm năng để nghiên cứu và phát triển. Ở Ba Vì, người dân địa
phương sử dụng quả của cây làm gia vị.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý
của cây, phát hiện trong cây có nhiều hoạt chất với những hoạt tính sinh học nổi bật như
chống viêm, chống ung thư… [21], [27]. Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về
thành phần hóa học đã công bố về loài này như [6], [7], tuy nhiên chưa có nhiều nghiên
cứu chi tiết về đặc điểm thực vật của cây, cũng như chưa có nghiên cứu nào về cây
Muồng truổng tại Ba Vì, mà thành phần hóa học cũng như đặc điểm hình thái của mỗi
loài thực vật không chỉ qui định bởi giống, loài mà còn bởi điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất, phân
lập một số hợp chất trong lá và cành nhỏ cây Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae,
họ Cam (Rutaceae))” được thực hiện với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu cành, lá, đặc điểm vi học bột
cành, bột lá và giám định tên khoa học của cây Muồng truổng thu hái tại Ba Vì.
2. Định tính các nhóm chất trong lá và cành nhỏ của cây bằng phản ứng hóa học.
3. Chiết xuất, phân lập và xác định một số hợp chất từ lá và cành nhỏ của cây.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Zanthoxylum L.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Zanthoxylum L.
Zanthoxylum L. có vị trí phân loại [45]:
Giới thực vật (Plantae)

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Cam (Rutaceae)
Phân họ Cửu lý hương (Rutoideae)
Chi Xuyên tiêu (Zanthoxylum L.)
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thường xanh hoặc rụng lá hàng năm, dạng bụi hoặc gỗ nhỏ, thường cao 5-15
m, cá biệt có loài là cây gỗ lớn, cao tới 35 m, mọc thẳng hoặc trườn, leo. Vỏ ngoài có
nhiều gai nhọn hoặc sần sùi, màu xám hoặc nâu nhạt, vỏ trong có nhiều xơ và thơm. Lá
kép lông chim lẻ hoặc chẵn, có cuống, không có lá kèm, có 5-21 đôi lá chét, mọc đối
hoặc mọc cách, lá chét có mép nguyên hoặc có khía răng cưa. Cụm hoa có dạng hình
chùm, hình xim hoặc hình chùy (rất ít khi mọc đơn độc) mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành.
Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, bao hoa 6-8 mảnh hoặc 4-5 lá đài, 4-5 cánh tràng. Nhị 46, thường thoái hóa ở hoa cái, bầu thượng, 1-5 lá noãn, ở hoa đực bầu và nhụy thoái hóa.
Quả nang, gồm 1-5 ô rời hoặc dính nhau phía dưới. Hạt hình trứng hoặc gần hình cầu,
màu đen hoặc đỏ, bóng [13].
Chi Zanthoxylum L. gồm khoảng 200 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt
đới trên thế giới. Hầu hết số loài đều phân bố tập trung ở Nam Mỹ. Chúng còn phân bố
rải rác tại một số khu vực ở miền Bắc Australia và vùng Thái Bình Dương. Một số ít có
thể phân bố tới các khu vực ôn đới thuộc Đông Á và Bắc Mỹ. Trong vùng Đông Nam
Á có khoảng trên 20 loài. Ở Trung Quốc có khoảng 41 loài (25 loài đặc hữu) [13], [24].
Tại Việt Nam, có 13 loài thuộc chi Zanthoxylum L. được thống kê và mô tả.

2


Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Zanthoxylum L. tại Việt Nam.
STT
1

2
3

4

Tên khoa học
Z. acanthopodium
DC.

Tên Việt Nam
Sẻn

7

8

9

10

11

12

13

Ngọc Linh, Bù Đăng,

[5],


Langbian

[11]

Sẻn gai

Lào Cai

[11]

Z. evodiaefolium

Hoàng mộc phi,

Khánh Hòa, Lâm Đồng,

[5],

Guillaum.

Đắng cay ba lá

Nha Trang

[11]

Nha Trang, Phan Rang

[11]


Hòa Bình, Lạng Sơn,

[5],

Thừa Thiên- Huế và

[11],

Quảng Nam- Đà Nẵng

[12]

Lạng Sơn

[11]

Sa Pa, Ba Vì, Bảo Lộc

[11]

Z. cucullipetalum
Guillaum.

Hoàng mộc cánh
bầu

Z. avicennae (Lam.)
DC.

Màn tàn, Sẻn lai,

Buồn chuồn,
Hoàng mộc dài

6

TLTK

Z. armatum DC.

Muồng truổng,
5

Phân bố

Z. laetum Drake.

Hoàng mộc sai.

Z. myriacanthum

Hoàng mộc nhiều

Wall. Ex Hook.f.

gai, Sẻn lá to

Z. nitidum (Roxb.)
DC.

Z. rhetsa (Roxb.)

DC.
Z. scabrum
Guillaum.

Z. scandens Blume.

Z. anthyllidifolium
Guillaum.
Z. usitatum Pierre ex
Laness.

Sang, Sáng láng,
Xuyên tiêu, Hoàng
lực, Hoa tiêu
Hoàng mộc hôi,
Cóc hôi, Vàng me,
Sẻn hôi
Dây khắc dung
Hoàng mộc leo,
Đắng cay leo

Vĩnh Phú, Lào Cai, Bắc
Giang, Lạng Sơn, Hà

[5],

Tĩnh, Hòa Bình, Nghệ

[11]


An, Đắc Lắc
Biên Hòa, Vĩnh Phú,
miền Nam nước ta
Thanh Hóa
Lạng Sơn, Hà Nội, Cao
Bằng, Lào Cai, Ninh
Bình, Lâm Đồng

[11]

[11]

[5],
[11]

Sẻn Đà Nẵng

Đà Nẵng

[1]

Xuong, Mong tu

Đồng Nai

[1]

3



1.1.3. Thành phần hóa học
Nghiên cứu về mặt hóa học của chi Zanthoxylum L. rất nhiều ở cả Việt Nam và
trên thế giới, cho thấy sự đa dạng về mặt hóa học của chi. Các nhóm chất chủ yếu trong
chi là tinh dầu, alcaloid, coumarin, lignan…
Bảng 1.2. Một số chất phân lâp được từ các loài thuộc chi Zanthoxylum L.
STT

Nhóm chất

Loài

Chất phân lập được

TLTK

(R)‐8‐[(R)‐1‐hydroxyethyl]
dihydrochelerythrin, 8methoxynorchelerythrin,

Z. nitidum (Roxb.)

nitidin, dihydrochelerythrin,

DC.

oxyavicin, 8‐

[33],
[34]

methoxychelerythrin, 8‐

1

hydroxydihydrochelerythrin.

Alcaloid

2-(2,4,6-trimethyl heptenyl)4-quinozolon, rutaecarpin,

Z. rhetsa (Roxb.)

evodiamin,

DC.

dehydroevodiamin,

[14],
[29]

hydroevodiamin.
N-Desmethylchelerythrin,

Z. laetum Drake.

oxynitidin, nitidin chlorid.

[35]

Thành phần chính của tinh


Z. myriacanthum

dầu: limonen (27,2%), ρ-

Wall. Ex Hook.f.

cymen (15,3%) và βphellandren (11,9%).

2

Tinh dầu

Thành phần chính của tinh

[49]

dầu: α-pinen (4,5%), sabinen

Z. armatum DC.

(4,6%), limonen (5,6%) và βphellandren (12,7%).

3

Lignan

Asarinin, sesamin, fargesin,

Z. armatum DC.


kobusin.

4

[37]


STT

Nhóm chất

Loài

Chất phân lập được
Scoparon, scopoletin,

Z. avicennae
4

luvangetin, avicennin,

(Lam.) DC.

Coumarin

Xanthyletin.

DC.
Flavonoid


6

Amid

7

Sterol

8

Triterpenoid

[7]

avicennol.

Z. rhetsa (Roxb.)

5

TLTK

[32]

Z. avicennae

Hesperidin, diosmin,

[16],


(Lam.) DC.

diosmetin, apigenin.

[28]

Armatamid.

[37]

Z. armatum DC.

β‐sitosterol, β‐sitostenon.

Z. nitidum (Roxb.)
DC.

β-amyrin, friedelin.

Z. schinifolium
Siebold & Zucc.

[50]

[18]

1.2. Tổng quan về loài Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC.
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC., tên gọi khác là Fagara avicennae Lam., tên
thường gọi là Muồng truổng, Sen lai, Màn tàn, Hoàng mộc dài, Buồn chuồn [5].

Cây chủ yếu là cây gỗ nhỏ, cũng có những cây gỗ to cao đến 8 m, thân có mang
nhiều gai lởm chởm, vỏ màu vàng sáng. Cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn
[5], [12]. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-11 đôi lá chét hình mác. Lá chét dài 3,55 cm, rộng 1,3-2,5 cm, gốc và đầu lá thuôn, gốc hơi lệch, mép nguyên hay hơi có răng,
phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ [10]. Lá có 8-13 đôi gân bên rất nhỏ, lồi ở mặt dưới
[8]. Cuống lá hình trụ, có khi kèm theo đôi cánh nhỏ [12]. Cụm hoa hình tán kép mọc ở
ngọn cành, dài hơn lá. Hoa màu trắng nhạt, đơn tính khác gốc. Đài 5 răng rất nhỏ, tràng
5 cánh mỏng, hoa đực có 5 nhị, bầu lép, hoa cái không có nhị, bầu 2-3 lá noãn [10].
Cuống quả 3–6 mm, quả nang màu đỏ tía nhạt, đường kính 4-5 mm, tuyến dầu nhiều,
lớn và hơi nhô ra, đỉnh không nhọn. Quả có 1-3 mảnh vỏ, lớp trong không tách rời khỏi
lớp ngoài, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen. Hạt đường kính 3,4-4,5 mm [8], [24].
Cây ra hoa vào mùa xuân hè (tháng 6-7), có quả vào mùa hè thu (tháng 9-11) [10],
[13].

5


1.2.2. Sinh thái và phân bố
Muồng truổng là cây ưa sáng, thích nghi với khí hậu nóng ẩm, thường mọc lẫn
trong quần thể cây bụi ở đồi, đất sau nương rẫy, ven rừng. Cây sống trên nhiều loại đất,
kể cả đất nghèo kiệt. Ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt [10].
Trên thế giới, Muồng truổng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và
Campuchia [5], [10]. Ở nước ta, cây mọc ở vùng trung du và núi thấp, độ cao 300-1000
m ở nhiều tỉnh trong cả nước [10]. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh miền Bắc
nước ta, có mọc cả ở miển Nam; từ Hòa Bình, Lạng Sơn tới Thừa Thiên- Huế và Quảng
Nam- Đà Nẵng [5], [12].
1.2.3. Thành phần hóa học
Cây Z. avicennae có thành phần hóa học rất đa dạng. Dựa theo các tài liệu đã được
công bố, trong cây có các thành phần: coumarin, alcaloid, flavonoid, tinh dầu, lignan và
một số hợp chất khác.
1.2.3.1. Coumarin

Coumarin là một trong những hợp chất phổ biến được phân lập từ loài Zanthoxylum
avicennae.
Năm 1959, avicennin (1) đã được phân lập từ vỏ rễ của cây [16], và năm 1960 đã
phân lập được từ vỏ cây [17]. Năm 1975, Gray và cộng sự đã phân lập được
pyranocoumarin mới là avicennol (2) từ vỏ rễ của cây [30].
Năm 2008, Chen Jih-Jung và cộng sự đã phân lập từ gỗ của thân cây Zanthoxylum
avicennae các coumarin là: aesculetin dimethyl ether (3), scopoletin (4), 6,7,8trimethoxycoumarin (5), luvangetin (6), avicennol (2) [19]. Năm 2015, ông và cộng sự
tiếp tục phân lập từ vỏ thân của Z. avicennae được ba coumarin mới, gồm: 8formylalloxanthoxyletin

(7); (E)-avicennon

(8); (Z)-avicennon

(9), cùng với

alloxanthoxyletin (10) là coumarin lần đầu tiên được phân lập từ cây này [20].
Ngoài các coumarin đã được công bố trước đó như: 50-Hydroxyaurapten (11); 7((20E,50E)-70-Hydroxy-30,70-dimethylocta-20,50-dienyloxy)

coumarin

(12);

schinilenol (13); methylschinilenol (14), năm coumarin mới bao gồm 50methoxyaurapten (15); 6,50-dimethoxyaurapten (16); 50-methoxycollinin (17); 7((20E, 50E) -70 methoxy-30,70-dimethylocta- 20,50-dien) coumarin (18) và 6methoxy-7-((20E, 50E)-70-methoxy-30,70-dimethylocta-20,50 dienyloxy) coumarin
(19), đã được Cho Jui-Ying và cộng sự phân lập từ lá của Z. avicennae [21].

6


Năm 2014, xanthoxyletin (20) lần đầu được chiết xuất từ vỏ và rễ của cây bởi Guo
Tao và cộng sự [31] và năm 2015 cũng đã được phân lập được từ vỏ thân của cây bởi

Chen Jih-Jung và cộng sự [20].
Ở Việt Nam, năm 2005, braylin (21) lần đầu được tìm thấy trong cây Z. avicennae,
được phân lập từ rễ cây ở Nghệ An bởi Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự [6]. Năm 2008,
nhóm của họ tiếp tục phân lập được các coumarin khác là scoparon (22), scopoletin (4),
luvangetin (6), avicennin (1), avicennol (2). Các hợp chất này lần đầu tìm thấy trong cây
Muồng truổng ở Việt Nam [7].

7


Hình 1.1. Một số coumarin phân lập từ Zanthoxylum avicennae.
1.2.3.2. Alcaloid
Avicin (23) đã được phân lập từ vỏ rễ của cây năm 1959 bởi Arthur và cộng sự
[16]. Các alcaloid là chelerythrin (24), nitidin (25), magnoflorin (26), tembetarin (27)
và candicin (28) từ vỏ rễ và thân cây năm 1975 [28], các alcaloid γ-fagarin (29),
dictamnin (30), skimmianin (31), robustin (32), isodictamnin (33), 4-methoxy-1methyl-2-quinolon (34), edulitin (35) được phân lập từ gỗ thân của cây vào năm 2008
[19]. Skimmianin (31) và γ-fagarin (29) cũng được được phân lập và xác định từ lá của
Z. avicennae bởi Cho Jui-Ying và cộng sự năm 2012 [21].
Năm 2014, Guo Tao phân lập được các alcaloid norchelerythrin (36), chelerythrin
(24), dictamin (30), γ-fagarin (29) và skimmianin (31) từ dịch chiết EtOAc của rễ và
thân Z. avicennae, trong đó norchelerythrin (36) là chất lần đầu được phân lập từ cây
này [31]. Norchelerythrin (36) cũng được phân lập từ vỏ thân Z. avicennae năm 2015
bởi Chen Jih-Jung và cộng sự, cùng với arnottianamid (37) là alcaloid lần đầu được phân
lập từ cây [20].
Ở Việt Nam, năm 1999, Trịnh Thị Thủy và cộng sự đã phân lập từ lá cây Z.
avicennae được bảy hợp chất thuộc khung bishordeninyl terpenenalcaloids, ngoài (-)culantraramin (38) và (-)-culantraraminol (39) là hai chất đã đươc phân lập trước đó,
còn có thêm 5 chất mới là: (-)-culantraramin N-oxid (40) (41), (-)-culantraraminol Noxid (42) (43) và avicennamin (44) [47].

8



9


38-44:

Hình 1.2. Một số alcaloid phân lập từ Zanthoxylum avicennae.
1.2.3.3. Flavonoid
Các flavonoid đã được phân lập từ lá cây Z. avicennae là hesperidin (45) [16],
diosmetin (46), apigenin (47) [28]. Hỗn hợp gồm hesperidin (45), diosmin (48) được
phân lập từ vỏ rễ cây [16].

Hình 1.3. Một số flavonoid phân lập từ Zanthoxylum avicennae.
1.2.3.4. Tinh dầu
Trong vỏ thân, lá và quả của Z. avicennae đều chứa tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu
trong lá chỉ khoảng 0,3 %, còn trong quả thường đạt tới 2-4 % [13].
Liu Xin Chao và cộng sự đã xác định tổng cộng có 31 thành phần trong tinh dầu
lá và thân của Z. avicennae ở vùng Vân Nam, Trung Quốc. Tinh dầu có hàm lượng
monoterpenoid cao hơn (65,70 %) so với sesquiterpenoid (33,45 %). Các hợp chất chính
của tinh dầu là 1,8-cineol (49), β-elemen (50), α-caryophyllen (51), β-caryophyllen (52)
và caryophyllen oxid (53) [41].

10


Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu trong lá Z. avicennae ở Việt Nam, hơn
80 hợp chất được phát hiện, trong đó có 53 thành phần (tổng cộng khoảng 87%) có thể
được xác định. Monoterpen chiếm tới 44,3% tổng lượng tinh dầu. Trong đó,
hydrocarbon α-pinen (54), β-phellandren (55), γ- terpinen (56), (E)-β-ocimen (57) và αterpinen (58) được xác định là các thành phần chính. Mười lăm sesquiterpen
hydrocarbon và alcol đã được xác định, chiếm tới 40,75 % tổng lượng dầu, với thành

phần chính là β-caryophyllen (52) và α-humulen (51) [22].
Một nghiên cứu khác năm 2016 phân tích thành phần tinh dầu của lá, hoa và quả
của Z. avicennae ở Việt Nam cho thấy các hợp chất chính trong tất cả các mẫu tinh dầu
là α-pinen (54), limonen (59), (E)- β-ocimen (57) và β-caryophyllen (52). Trong đó
sesquiterpen hydrocarbon là thành phần chính trong tinh dầu lá, với các chất đại diện là
(E)-β-farnesen (60), β-elemen (50), β-caryophyllen (52) và α-humulen (51) [48].

Hình 1.4. Thành phần chính trong tinh dầu Zanthoxylum avicennae.
1.2.3.5. Lignan và dẫn xuất
Năm 2008, Chen Jih-Jung và cộng sự đã phân lập từ gỗ của thân cây Z. avicennae
tám hợp chất mới, bao gồm bốn neolignan mới: (7′S, 8′S)-bilagrewin (61), (7′S,8′S)-5demethoxybilagrewin (62), (7′S,8′S)-5-O-demethyl-4′-O-methylbilagrewin (63) và
(7′S,8′S)-nocomtal (64), một coumarinolignan mới: (7′S,8′S)-4′-O-methylcleomiscosin

11


D (65), hai dẫn xuất lignan mới: (+)-9′-O-(Z)-feruloyl-5,5′-dimethoxylariciresinol (66)
và (+)-9′-O-(E)-feruloyl-5,5′-dimethoxylariciresinol (67) [19].
Sesamin (68) và syringaresinol (69) [31] cũng là hai lignan phân lập được từ rễ và
thân cây.

Hình 1.5. Lignan và dẫn xuất phân lập từ Zanthoxylum avicennae.
1.2.3.6. Các hợp chất khác
Ngoài các nhóm chất trên, một số nhóm chất khác cũng được phân lập từ Z.
avicennae là các acid hữu cơ, ester, chromen, triterpenoid…bao gồm methyl (E)-phydroxycinnamat (70), p-hydroxybenzoic acid (71), benzoic acid (72), 1-methyl-2pentylquinolin-4(1H)-on (73), indol-3-carboxylic acid (74), loliolid (75), methyl 4-

12


hydroxybenzoat (76) [21], (E)-3-(2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl) prop-2-enal (77)

[19], β-amyrin (78) [20].

Hình 1.6. Một số hợp chất khác phân lập từ Zanthoxylum avicennae.
1.2.4. Tác dụng dược lý
Sự đa dạng các nhóm chất có họat tính sinh học khiến cho Z. avicennae có nhiều
tác dụng dược lý quan trọng, có tính ứng dụng cao.
1.2.4.1. Tác dụng kháng nấm
Kết quả thí nghiệm trong tài liệu [40] cho thấy tinh dầu trong Z. avicennae có tác
dụng ức chế rõ ràng đối với tám loại nấm gây bệnh thực vật: Botrytis cinereal,
Exerohilum turcicum, Rhizoctonia solani AG1‐IA, Fusarium graminearum, Sclerotinia
sclerotiorum, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani Kühn, Fusarium graminearum
Schwabe. Trong đó, hoạt tính kháng nấm đối với Rhizoctonia solani AGI-IA là mạnh
nhất, với giá trị MIC 0,195 µL/mL; hoạt tính kháng nấm đối với Botrytis cinerea tương
đối yếu, với giá trị MIC 100 µL/mL.
Một tài liệu năm 2015 do Zheng N.N và cộng sự công bố cho thấy scoparon phân
lập từ dịch chiết EtOAc và n-BuOH của Z. avicennae có hoạt tính kháng nấm mạnh đối

13


với Exserohilum turcicum Pass và Fusarium graminearum Schwabe, với giá trị MIC là
15,63 μg/mL [52].
1.2.4.2. Tác dụng chống viêm
Các loại gốc tự do (ROS) [ví dụ, superoxid anion (O2 .-), hydro peroxid] và protease
dạng hạt (ví dụ, elastase, cathepsin G) được tạo ra bởi bạch cầu trung tính ở người là
một trong những tác nhân gây viêm trong các bệnh viêm nhiễm. Kết quả của các thí
nghiệm chống viêm chỉ ra có 9 hợp chất ức chế đáng kể việc tạo ra O2 .- và/hoặc giải
phóng elastase do fMLP của bạch cầu trung tính gây ra. Trong đó, diosmetin và methyl
4-hydroxybenzoat có hiệu quả chống lại việc tạo ra O2 .- và giải phóng elastase cao nhất,
với các giá trị IC50 lần lượt là 2,79 ± 0,30 và 4,22 ± 1,04 µg/ml [21].

Dựa trên kết quả xét nghiệm sinh học trong tài liệu [20], các chất xanthoxyletin,
alloxanthoxyletin và 8-formylalloxanthoxyletin phân lập từ vỏ thân chống lại sự tạo ra
anion superoxid do fMLP gây ra hiệu quả nhất, với các giá trị IC50 tương ứng là 1,47 ±
0,41; 1,47 ± 0,53; và 4,60 ± 0,83 µg/mL. 8-formylalloxanthoxyletin, alloxanthoxyletin
và xanthoxyletin cũng thể hiện tác dụng ức chế giải phóng elastase do fMLP gây ra hiệu
quả nhất trong số các chất phân lập, với các giá trị IC50 là 2,59 ± 0,52, 3,43 ± 0,63 và
4,18 ± 0,73 g/mL.
Hai nghiên cứu trên đều cho thấy Z. avicennae và các chất phân lập có tiềm năng
để điều trị và phòng ngừa các bệnh viêm khác nhau.
1.2.4.3. Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu của Li Xi Feng và cộng sự về hoạt động chống oxy hóa của
Zanthoxylum avicennae trong ống nghiệm, sử dụng ba phương pháp DPPH, ABTS và
FRAP chỉ ra rằng các dịch chiết Zanthoxylum avicennae đều có tính khử, trong đó dịch
chiết M40 có tính khử mạnh nhất chống lại các gốc tự do DPPH và ABTS và giảm độ
mạnh của Fe3+, trong khi dịch chiết ethanol khử yếu nhất [38].
1.2.4.4. Tác dụng chống ung thư
Năm 2011, các thử nghiệm in vivo và in vitro của Trần Đức Dũng và cộng sự đã
cho thấy chiết xuất từ vỏ rễ cây trong cồn 95 o thúc đẩy đáng kể quá trình apoptosis
HA22T và giảm kích thước khối u ở chuột nude xenograft thông qua hoạt hóa protein
phosphatase 2A theo cách phụ thuộc vào liều [26]. Nghiên cứu tiếp theo của họ vào năm
2012 chứng minh rằng chiết xuất Z. avicennae ức chế sự tăng sinh tế bào thông qua hoạt
hóa protein phosphatase 2A trong tế bào ung thư gan người HA22T [25]. Z. avicennae

14


cũng thể hiện tác dụng chống ung thư bằng cách điều chỉnh con đường truyền tín hiệu
Wnt/ β-catenin thông qua thúc đẩy sự thoái hóa của β-catenin và hoạt hóa phosphatase
2A, cho thấy đây là một loại thuốc tiềm năng chống ung thư gan di căn [27].
Tinh dầu của Z. avicennae cũng thể hiện hoạt động chống ung thư mạnh mẽ, chống

lại các khối u ở dòng tế bào ung thư K-562 với IC50 là 1,76 µg/mL [51].
1.2.5. Tính vị, công năng
Muồng truổng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng khử phong lợi thấp, hoạt
huyết chỉ thống, hành khí, lợi thủy [5], [8]. Đây là vị thuốc được sử dụng trong nhiều
bài thuốc dân gian Việt Nam. Các bài thuốc phổ biến là:
1. Viêm gạn mạn tính: Rễ Muồng truổng, Cỏ ban, Nhân trần hao, Bòi ngòi bò, mỗi vị 15
mg, sắc nước uống [5], [10].
2. Đau nhức xương khớp, đòn ngã: Rễ Muồng truổng 30-60 g, sắc uống [5] hoặc: Muồng
truổng, Hy thiêm, Phòng kỷ hay Hoàng kỷ, Mộc thông hoa, Thổ phục linh, mỗi vị 20 g
sắc uống [8], [10].
3. Chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước, dị ứng: vỏ Muồng truổng, Ké đầu ngựa, Kim
ngân rừng mỗi vị 15-20 g, sắc uống. Ngoài dùng vỏ cây Muồng truổng, nấu nước tắm
[8].
4. Đau dạ dày: quả khô 8 g sắc uống [8].
5. Đau nhức răng: Vỏ rễ Muồng truổng, rửa sạch, nhai ngậm rồi nhổ bỏ. Hoặc băm nhỏ,
ngâm với rượu từ ba ngày trở lên, khi đau răng thì ngậm rồi nhổ bỏ [10].

15


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
+ Nơi thu hái: Ba Vì.
+ Thời điểm thu hái: Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2018.
− Nguyên liệu gồm:
+ Các mẫu gồm cành mang lá, hoa và quả tươi làm nguyên liệu nghiên cứu đặc điểm
thực vật và giám định tên khoa học.
+ Cành và lá tươi được ngâm trong cồn 70% để cắt vi phẫu.
+ Cành nhỏ (đường kính ≤ 3 cm) và lá cây là phần nguyên liệu dễ dàng thu hái với

khối lượng lớn, được lựa chọn làm nguyên liệu nghiên cứu về mặt hóa học: được
làm nhỏ, sấy khô ở 55 oC, bảo quản trong túi nilong kín.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Dụng cụ, thiết bị
− Tủ sấy Binder-FD115.
− Máy cắt vi phẫu cầm tay, dao, bộ dụng cụ nhuộm tiêu bản.
− Các dụng cụ thí nghiệm: cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm, đũa thủy tinh, pipet, bình
gạn, phiến kính, lam kính…
− Kính hiển vi quang học Leica DM 1000.
− Kính hiển vi Nikon Esclipse Ci kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy tính.
− Kính lúp soi nổi Nikon SMZ 745T kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy tính.
− Máy cô quay Rotavapor R-220, Rotavapor R-200 (Buchi).
− Đèn tử ngoại CAMAG.
− Bản mỏng DC-Alufolien 60G F254 (Merck).
− Cột sắc ký dùng chất hấp phụ là silicagel F254 cỡ hạt 0,04-0,063mm (Merck).
− Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C.
− Máy ảnh Canon 400D.
− Máy đo nhiệt độ nóng chảy Melting Point M-560 (Buchi).
− Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Brucker Avance 500 Hz (Viện Hóa
học).
2.1.2.2. Hóa chất, dung môi:

16


− Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: javel, cloralhydrat, acid acetic 5%, xanh
methylen, đỏ son phèn.
− Dùng trong định tính các thành phần hóa học: TT Mayer, TT Dragendorff, TT
Bouchardat, TT Diazo mới pha, FeCl3 5%, gelatin 1%, chì acetat 5%, TT Lugol,
dung dịch natri nitroprussiat, TT ninhydrin 3%, ethanol 90%, acid acetic, acid

formic…

− Dùng trong phân lập các hợp chất: n- hexan, ethyl acetat (EtOAc), aceton, methanol,
ethanol, diclomethan.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật
− Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu cây Muồng truổng thu hái ở Ba Vì.
− Giám định tên khoa học của mẫu.
− Mô tả đặc điểm vi học của mẫu.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu hóa học
− Định tính sơ bộ các nhóm chất thường gặp trong lá và cành nhỏ cây Muồng truổng
bằng các phản ứng hóa học.
− Phân lập một số hợp chất hóa học từ phân đoạn n-hexan của lá và cành nhỏ bằng
phương pháp sắc ký cột.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật
2.3.1.1. Mô tả hình thái thực vật và xác định tên khoa học
Quan sát, chụp hình, mô tả đặc điểm hình thái cây Muồng truổng bằng phương
pháp mô tả phân tích dựa theo tài liệu Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc [4].
Các mẫu cây sau khi thu thập được xử lý và làm tiêu bản. Đối chiếu đặc điểm hình
thái của mẫu cây với các tài liệu phân loại thực vật:
− Từ điển cây thuốc Việt Nam [5].
− Thực vật chí Trung Quốc [24].
Kết hợp với chuyên gia giám định tên khoa học của cây. Tiêu bản mẫu sau khi
giám định tên khoa học được đưa vào lưu trữ tại Viện dược liệu.
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học:
− Cắt vi phẫu bằng dao và nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép [4].
− Cành và lá khô xay nhỏ, rây qua rây 180.

17



×