Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá sa kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 87 trang )



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



BẠCH THÚY ANH

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TỪ LÁ SA KÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ











HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



BẠCH THÚY ANH


CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TỪ LÁ SA KÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thái An
2. DS. Nguyễn Thị Thuý An
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu – Đại học Dược Hà Nội








HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc
rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình
và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc

đến:
PGS.TS. Nguyễn Thái An, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo
tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS. Nguyễn Thị Thúy
An đã cho tôi những đóng góp quý báu về đề tài và trực tiếp hƣớng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dƣợc liệu - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể các
thầy cô giáo, các cán bộ Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi
có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dƣợc trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn sát
cánh, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.


Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Sinh viên



Bạch Thúy Anh


MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Dâu tằm (Moraceae) 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst. 4
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Artocarpus communis
(J.R. Forst. & G.Forst.) 4
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật 4
1.1.4.2. Phân bố và sinh thái 5
1.1.4.3. Bộ phận dùng 5
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 6
1.2.1. Lá 6
1.2.2. Quả 7
1.2.3. Hạt 7
1.2.4. Thân 8
1.2.5. Vỏ rễ 9
1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY SA KÊ 9
1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp 9
1.3.2. Tác dụng ức chế men chuyển angiotensin 9
1.3.3. Tác dụng chống ung thƣ 9
1.3.4. Tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase 10


1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa 10
1.3.6. Tác dụng hạ lipid máu 10
1.3.7. Tác dụng kháng kí sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lao 11
1.3.8. Tác dụng ức chế enzym 5-α-reductase 11
1.3.9. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm 11
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SA KÊ 11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ 13
2.1.1. Nguyên liệu 13
2.1.2. Hóa chất và thiết bị 13
2.1.2.1. Hóa chất 13
2.1.2.2. Máy móc thiết bị 13
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Định tính thành phần hóa học 14
2.2.2. Chiết xuất 15
2.2.3. Phân lập 15
2.2.3.1. Sắc kí cột 15
2.2.3.2. Sắc kí lớp mỏng điều chế 16
2.2.4. Nhận dạng các chất tinh khiết 16
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17
3.1. GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC 17
3.2. CHIẾT XUẤT 17
3.2.1. Xác định độ ẩm dƣợc liệu 17
3.2.2. Chiết xuất 17
3.3. ĐỊNH TÍNH CẮN PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT 19
3.3.1. Định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng phản ứng hóa học 19
3.3.2. Định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng 20


3.4. PHÂN LẬP 23
3.4.1. Phân lập 23
3.4.2. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập 25
3.4.2.1. Hợp chất AR1 25
3.4.2.2. Hợp chất AR2 26
3.5. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP 27
3.5.1. Hợp chất AR1 27
3.5.2. Hợp chất AR2 30

3.6. BÀN LUẬN 32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC











DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ABTS 2,20-azino-bis-(3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic acid)
ACE Angiotensin converting enzym
AR Cắn toàn phần
AR-C Cắn chloroform
AR-E Cắn ethyl acetat
AR-H Cắn n-hexan
AR-W Cắn nƣớc
AST Ánh sáng thƣờng
13
C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
ESI-MS Eletrospray Ionization Mass Spectroscopy

EtOAc Ethyl acetat
HDL-C High Density Lipoprotein - Cholesterol
HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance
HSQC Hetoronuclear Single Quantum Coherence
IC
50
Half maximal inhibitory concentration
LDL-C Low Density Lipoprotein – Cholesterol
MIC Minimum Inhibitory Concentration
MS Mass Spectroscopy
R
f
Hệ số di chuyển
SKC Sắc ký cột
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TG Triglycerid


TT Thuốc thử
UV
254nm
Ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng 254nm
UV
365nm
Ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng 365nm




DANH MỤC BẢNG


Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Kết quả định tính cắn ethyl acetat bằng SKLM khai
triển với hệ dung môi I
23
Bảng 3.2
Kết quả SKLM của AR1 với 3 hệ dung môi sau khi
quan sát ở UV
254nm

25
Bảng 3.3
Kết quả SKLM của AR2 với 3 hệ dung môi sau khi
quan sát ở UV
254nm

27
Bảng 3.4
Dữ liệu phổ NMR của AR1
29
Bảng 3.5
Dữ liệu phổ NMR của AR2
32





DANH MỤC HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1
Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá Sa kê.
18
Hình 3.2

Sắc ký đồ của cắn ethyl acetat với 5 hệ dung môi
dƣới UV
365nm

21
Hình 3.3
Sắc ký đồ của cắn ethyl acetat với hệ I ở các điều
kiện quan sát
22
Hình 3.4
Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl
acetat chiết xuất từ lá Sa kê.
24
Hình 3.5
Sắc kí đồ của AR1 với 3 hệ dung môi ở UV
254nm
25

Hình 3.6
Sắc ký so sánh AR1 với cắn EtOAc, hệ dung môi III
26
Hình 3.7.
Sắc kí đồ của AR2 với 3 hệ dung môi ở UV
254nm

26
Hình 3.8
Ảnh tinh thể của AR1 dƣới KHV vật kính 10, 40
27
Hình 3.9
Cấu trúc hóa học của hợp chất AR1
28
Hình 3.10
Ảnh hợp chất AR2 phân lập đƣợc
30
Hình 3.11
Cấu trúc hóa học của hợp chất AR2
31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại và tiên tiến, nhiều
loại thuốc mới đã ra đời. Tuy nhiên đối với các thuốc có nguồn gốc hóa dƣợc,
ngoài những ƣu điểm nổi bật nhƣ hiệu quả điều trị, dễ sản xuất, dễ sử dụng và
bảo quản, thì vấn đề hạn chế lớn nhất cần phải quan tâm chính là tác dụng phụ
của thuốc và tính kháng thuốc khi sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy ngày

nay việc tìm kiếm các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dƣợc thiên nhiên là
mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoá sinh và y dƣợc trên thế giới.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú,
đa dạng. Theo ƣớc tính của các nhà thực vật, nƣớc ta có khoảng 12000 loài
thực vật bậc cao cũng nhƣ bậc thấp. Trong đó có 3900 loài đƣợc sử dụng làm
thuốc [3]. Tuy nhiên phần lớn các vị thuốc đều đƣợc sử dụng theo kinh
nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ và
đầy đủ.
Cây Sa kê Artocarpus communis (J.R.Forst. & G.Forst.), thuộc chi
Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst., họ Dâu tằm (Moraceae) đƣợc dùng trong y
học dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng,… dùng điều trị phù
thũng, mụn rộp, đinh nhọt, áp xe, kiết lỵ, tiêu chảy, gút, sỏi thận, tăng huyết
áp, tiểu đƣờng týp 2,…[5], [6], [12]. Năm 2013 - 2014, nhóm nghiên cứu tại
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa
học của lá Sa kê và bƣớc đầu đã phân lập đƣợc một số hợp chất. Nhằm tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của lá Sa kê, đề tài “Chiết
xuất, phân lập một số hợp chất từ lá Sa kê” đƣợc thực hiện với các mục tiêu
sau:
 Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá Sa kê.
 Nhận dạng chất phân lập đƣợc dựa trên dữ liệu các phổ.
2

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc tiến hành với các nội dung
sau:
1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất và định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng phản ứng hóa học
và SKLM.
3. Phân lập một số hợp chất trong phân đoạn ethyl acetat.
4. Nhận dạng chất phân lập dựa trên dữ liệu các phổ.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst.
Theo [5], chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst. đƣợc phân loại nhƣ sau:
Ngành Magnoliopsida (Ngọc Lan)
Lớp Magnoliopsida (Ngọc Lan)
Phân lớp Dilleniidae (Sổ)
Bộ Urticanae (Gai)
Họ Moraceae (Dâu tằm)
Tông Artocarpus (Mít)
Chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Dâu tằm (Moraceae)
Họ Dâu tằm (Moraceae) thƣờng phân bố ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt
đới, ít ở ôn đới. Ở Việt Nam có 11 chi: Antiaris, Artocarpus, Brosimum,
Broussonetia, Dorstenia, Fatoua, Ficus, Maclura (Cudrania), Morus,
Streblus (Taxotrophis, Pseudostreblus, Teonongia và Dimerocarpus), Trophis
(Malaysia); gần 120 loài [2], [3].
Họ Dâu tằm đƣợc đặc trƣng bởi cây gỗ hay bụi, ít khi là cây cỏ, leo. Có
khi có rễ phụ. Các bộ phận có nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc so le. Có lá kèm
bọc lấy chồi, rụng sớm và để lại hai vết sẹo dạng nhẫn trên thân. Hoa thƣờng
nhỏ, đơn tính cùng gốc hay khác gốc họp thành cụm hoa chùm, bông, tán, đầu
hoặc các hoa cái phủ toàn bộ mặt trong của một đế cụm hoa lõm hình quả
gioi. Hoa đực có 4 lá đài, không có cánh hoa, 4 nhị đứng đối diện với lá đài.
Bộ nhụy hoa cái có 2 lá noãn, bầu trên hoặc dƣới 1 ô, đựng 1 noãn. Quả kép
[3].

4


1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst. [6]
Cây gỗ cao 15 - 20m. Lá mọc so le, nguyên hay chia thùy sâu nhiều hay
ít.
Hoa cùng gốc, các hoa đực xếp thành bông đuôi sóc, các hoa cái tập hợp
trên một đế hoa lồi. Đài của hoa đực gồm 2 hay 4 phiến. Một nhị có chỉ nhị ở
giữa, với bao phấn 2 ô mở bởi 2 kẽ nứt. Bao hoa của hoa dính liền, có lộ ở
đỉnh và có bầu không cuống ở gốc, ban đầu có 3 ô, sau đó chỉ còn 1 ô.
Quả thực, là một quả bế nhƣng tổng thể tất cả các quả bế này đƣợc bao
trong một chất bột của đế hoa, tạo thành một quả tụ.
1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố và sinh thái của loài Artocarpus
communis J.R.Forst. & G.Forst.
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Artocarpus communis J.R.Forst. & G.Forster [12].
Tên đồng nghĩa: Artocarpus altilis Park Fosberg [6], [9], [12].
Artocarpus camansi Blanco [12].
Artocarpus incisa L. [10].
Tên khác: Cây bánh mì [6], [9], [10], [12].
Tên nƣớc ngoài: Bread-fruit (Anh), Arbre à pain (Pháp) [9], [10], [12].
Cây gỗ, thân to, cao 10 - 12m hoặc hơn, có nhựa mủ trắng. Các nhánh và
các thân non hơi khúc khuỷu, có vỏ màu nâu và phủ nhiều lông trắng áp sát.
Lá to, mọc so le, chia 3 - 9 thùy, dài 30 - 50cm, có khi đến gần 1m, gốc tròn,
đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dƣới nhạt và nháp, lá kèm sớm rụng, dài
12 - 13mm [5], [10], [12].
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, đực và cái riêng. Cụm hoa đực hình chùy hoặc tụ
hợp thành đuôi sóc dài 20cm, hoa có 1 nhị. Cụm hoa cái xếp trên một đế, hình
cầu [5], [6], [10], [12].
5

Quả phức, hình cầu, có gai, màu lục hay vàng nhạt, thịt trắng, chứa nhiều

bột. Hạt vàng nhạt, to 1cm [5], [10], [12].
1.1.4.2. Phân bố và sinh thái:
Cây Sa kê có nguồn gốc từ các đảo phía nam Thái Bình Dƣơng, châu Đại
Dƣơng (Châu Úc). Hiện nay Sa kê đã di thực vào các đảo Giava, Sumatra
(Indonesia), Malaysia, các vùng Đông Nam Á [10].
Trung tâm đa dạng nhất của các giống Sa kê nằm ở khu vực từ một số
đảo thuộc Indonesia đến Papua New Guinea [12].
Ở Việt Nam, Sa kê mới chỉ đƣợc trồng rải rác trong các vƣờn cây ăn quả
của gia đình từ Đà Nẵng trở vào. Cây không trồng đƣợc ở các tỉnh phía Bắc
[12].
Sa kê là loại cây gỗ lớn, ƣa sáng và khí hậu của vùng nhiệt đới nóng và
ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 - 30
0
C. Cây có thể chịu đƣợc thời tiết nắng nóng
đến 40
0
C; lƣợng mƣa từ 2000 - 3000mm/năm và độ ẩm không khí trung bình
là 70 - 90%. Sa kê sinh trƣởng và phát triển kém ở những vùng có nhiệt độ
trung bình năm dƣới 20
0
C hoặc có mùa đông lạnh kéo dài. Cây mọc từ hạt,
sau 4 - 5 năm bắt đầu có hoa, quả, vào những năm sau cây sẽ có nhiều quả
hơn. Hoa Sa kê thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng, số hoa cái đậu quả thƣờng
đạt 75%. Quả non sẽ bị rụng khi gặp mƣa nhiều. Hạt tƣơi có tỷ lệ nảy mầm rất
cao khoảng 95%. Cây con ƣa bóng và ƣa ẩm. Từ gốc cây mẹ hằng năm mọc
ra nhiều chồi rễ. Cây trồng từ chồi rễ sẽ chóng cho thu hoạch. Cây Sa kê có
giống không hạt và giống có hạt. Giống không hạt đƣợc dùng phổ biến hơn
[12].
1.1.4.3. Bộ phận dùng
Quả, hạt, lá, vỏ thân, vỏ rễ [12].

Nhựa cũng đƣợc sử dụng [5].

6

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Lá
Năm 2014, Nguyễn Thị Thúy An đã tiến hành định tính và xác định sự có
mặt của 1 số nhóm hợp chất trong lá Sa kê, kết quả cho thấy trong lá Sa kê có
chứa các nhóm chất: flavonoid, saponin, anthranoid, tanin, đƣờng khử, acid
amin, polysaccharid, sterol [1].
Năm 2007, Wang Y. và cộng sự đã phân lập đƣợc các hợp chất
dihydrochalcon bao gồm 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-{4-hydroxy-6,6,9-tri-
methyl-6a,7,8,10a-tetrahydro-6H-di-benzo[b,d]pyran-5-yl}-1-propanon; 1-
(2,4- dihydroxyphenyl)-3-[3,4-dihydro-3,8-dihydroxy-2-methyl-2-(4-methyl -
3-pentenyl)-2H-1-benzopyran - 5-yl]-1-propanon; 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-
[8-hydroxy-2-methyl-2-(3,4-epoxy-4-methyl-1-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5
-yl]-1-propanon; 1-(2,4-dihydroxy-phenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-
hydroxy-4-methyl-2-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl]-1-propanon và 2-[6-
hydroxy-3,7-dimethylocta-2(E),7-di-enyl] - 2',3,4,4' - tetrahydroxydihydro-
chalcon [41].
Năm 2008, trong quá trình nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học
từ lá Sa kê, Lotulung P.D.N. và cộng sự đã phân lập đƣợc 1 hợp chất
flavonoid mới là 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-metyl-
3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl] -1-propanon. Cấu trúc của chất trên đƣợc
xác định dựa trên phổ LC-MS, 1D, 2D-NMR và so sánh với dữ liệu phổ trƣớc
đó [24].
Năm 2012, Trần Thu Hƣơng và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và
phân lập đƣợc 9 hợp chất từ dịch chiết methanol của lá Sa kê. Trong đó có 1
hợp chất mới là hợp chất auron: artocarpauron, cùng với tám hợp chất đƣợc
biết đến bao gồm hai hợp chất chalcon, ba hợp chất flavanon và ba triterpen.

Cấu trúc của artocarpauron đã đƣợc xác định là 6-hydroxy-2-[8-hydroxy-2 -
7

methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-ylmethylen]-3(2H)-
benzofuranon dựa vào dữ liệu phổ 1D, 2D-NMR và FT-ICR-MS [18].
Năm 2013, từ dịch chiết dichloromethan của lá Sa kê, nhóm nghiên cứu
của Tsai P.W. đã phân lập đƣợc 5 hợp chất bao gồm friedelinol, squalen, β-
sitosterol, stigmasterol và phytol [39].
Năm 2014, Bùi Quang Huy Hoàng đã tiến hành phân lập đƣợc 2 hợp chất
từ phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết methanol của lá Sa kê bao gồm
kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosid-7-β-D-glucopyranosid và 3-O-β-D-
glucopyranosyl-β-sitosterol. Cấu trúc của 2 hợp chất trên đƣợc xác định dựa
vào dữ liệu phổ MS và NMR [8].
1.2.2. Quả
Quả Sa kê có 70% phần múi ăn đƣợc, trong 100g chứa protein 1,2 - 2,4g;
chất béo 0,2 - 0,5g; carbohydrat 21,5 - 31,7g; Ca 18 - 32mg; P 52 - 88mg; sắt
0,4 - 1,5mg; vitamin A 26 - 40UI; thiamin 0,10 - 0,14mg; riboflavin 0,05 -
0,08mg; niacin 0,7 - 1,5mg và vitamin C 17 - 35mg [12].
Trong bột quả Sa kê có 2 - 3 hoặc 6% nƣớc; 3,2% muối vô cơ; 0,2 -
1,17% chất béo; 1,1 - 4,09% chất đạm; 64 - 85% tinh bột, đƣờng, dextrin; 2-
3% độ tro [10].
Năm 2011, từ cao n-hexan của quả Sa kê thu hái tại Hóc - môn, thành
phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Trung Nhân và cộng sự đã phân lập đƣợc 4 hợp
chất, bao gồm 2-formyl-5-hydroxymethylfural, acid gallic, 5-hydroxy-7,4'-
dimetoxyflavon, epifriedelanol. Cấu trúc các hợp chất đƣợc xác định dựa vào
dữ liệu phổ (
1
H-NMR,
13
C-NMR) và so sánh các tài liệu tham khảo [11].

1.2.3. Hạt
Adeleki R.O. và Abiodun O.A. đã nghiên cứu cho thấy thành phần của
hạt Sa kê bao gồm: protein 4,87%; chất béo 3,48%; carbohydrat 26,11%; tro
3,43%; chất xơ thô 1,20%. Hàm lƣợng khoáng chất cao nhất là phospho
8

363mg/kg; kali 325mg/kg và natri 248mg/kg. Acid amin thiết yếu chủ yếu là
leucin 392mg/kg, phenylalamin 312mg/kg, arginin 293mg/kg, isoleucin
245mg/kg và lysin 275mg/kg [14].
1.2.4. Thân
Thân cây Sa kê có các flavonoid: isocyclomorusin, isocyclomulberin,
cycloaltilisin, cyclomorusin, cyclomuberin và angeletin [12].
Gỗ chứa chất artocarben (3,2',4'-trihydroxy-6'',6''-dimethylpyrano
(3'',2'',4,5)-trans-stilben) [12].
Vỏ cây có các phenol artonol A, B, C, D và E, 2 prenylflavon artonin E
và F và cycloartobiloxanthon [12].
Cây Sa kê còn có 3 prenylflavonoid cyclomorusin, cycloartonmunin và
dihydroisocycloartemunin [12].
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Shamaun S.S. đã phân lập đƣợc 6
prenylflavon, trong đó có một prenylflavon mới phân lập từ vỏ cây Sa kê.
Prenylflavon mới là hydroxyartocarpin có cấu trúc là 3-(,-dimethylallyl)-6-
isopentenyl-5,8,2',4'-tetrahydroxy-7-methoxyflavon. Và 5 hợp chất còn lại là
artocarpin, morusin, cycloartobiloxanthon, cycloartocarpin A và
artoindonesianin V. Cấu trúc của các hợp chất đƣợc xác định dựa vào dữ liệu
phổ (IR, MS, H-NMR và C-NMR) và so sánh với các tài liệu tham khảo [34].
Năm 2013, nhóm nghiên cứu Tsai P.W. đã phân lập đƣợc 3 hợp chất từ
dịch chiết dichloromethan của thân cây Sa kê bao gồm polyprenol,
cycloartenol và cycloartenol acetat [39].
Năm 2013, Lan W.C. và cộng sự đã phân lập đƣợc 5 hợp chất flavonoid
mới bao gồm: 10-oxoartogomezianon , 8-geranyl-3- (hydroxy-prenyl) isoetin,

hydroxyartoflavon A, isocycloartobiloxanthon, furanocyclocommunin [20].


9

1.2.5. Vỏ rễ
Năm 2003, Chan S.C. và cộng sự đã phân lập đƣợc 5 hợp chất
prenylflavonoid mới từ vỏ rễ Sa kê bao gồm: artocommunols CA, CB, CC,
CD và CE. Cấu trúc của các hợp chất đƣợc xác định dựa trên dữ liệu phổ (IR,
MS,
1
H-NMR và
13
C-NMR) [17].
Năm 2006, Weng J.R. và cộng sự đã phân lập đƣợc 4 hợp chất flavonoid
mới từ vỏ rễ Sa kê bao gồm: dihydroartomunoxanthon, artomunoisoxanthon,
cyclocomunomethonol và artomunoflavanon [42].
Năm 2008, Shireen Shaharina, Mohamed Shamaun đã phân lập đƣợc 2
flavonoid mới từ rễ cây Sa kê gồm hydroxyartocarpin và artocarpinin [33].
1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY SA KÊ
1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp
Năm 2012, Nwokocha C.R. và cộng sự đã tiến hành tiêm tĩnh mạch dịch
chiết nƣớc từ lá cây Sa kê cho chuột. Kết quả cho thấy có tác dụng hạ huyết
áp và giảm nhịp tim ở chuột thông qua sự hoạt hóa α-adrenegic và sự ức chế
kênh Ca
2+
[30].
1.3.2. Tác dụng ức chế men chuyển angiotensin
Nghiên cứu của Siddesha J.M. và các cộng sự khảo sát ảnh hƣởng của
dịch chiết lá Sa kê với tác dụng ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Trong

số các dịch chiết thử nghiệm, dịch chiết ethanol nóng ức chế ACE mạnh nhất
với mức liều IC
50
là 54,08 ± 0,29mg/mL. Dịch chiết ethyl acetat lạnh ức chế
ACE với mức liều IC
50
là 85,44 ± 0,85mg/mL. Và dịch chiết nƣớc nóng ức
chế ACE kém nhất với mức liều IC
50
là 765,52 ± 11,97mg/mL [36].
1.3.3. Tác dụng chống ung thƣ
Năm 2007, Boonphong S. và cộng sự đã phân lập đƣợc 9 hợp chất
prenylflavon từ rễ cây Sa kê. Các hợp chất này có tác dụng gây độc vừa phải
đối với dòng tế bào KB (gây ung thƣ vòm họng ở ngƣời) với mức liều IC
50

10

dao động từ 5,1 - 13,4μg/mL và dòng tế bào BC (gây ung thƣ vú ở ngƣời) với
mức liều IC
50
dao động từ 3,1 - 5,5μg/mL [16].
Năm 2014, Nguyễn Thị Thanh Mai và các cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu tác động của lá cây Sa kê trên tế bào ung thƣ tuyến tụy của ngƣời. Kết
quả cho thấy rằng dịch chiết methanol từ lá Sa kê có khả năng gây độc chọn
lọc đối với tế bào ung thƣ tuyến tụy của ngƣời trong điều kiện thiếu dinh
dƣỡng ở nồng độ 50mg/mL [25].
1.3.4. Tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase
Năm 2013, Nair S.S. và các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm in vitro
đánh giá các hoạt động ức chế α-amylase và α-glucosidase của dịch chiết

methanol từ Sa kê ở các nồng độ khác nhau. Dịch chiết Sa kê đã làm ức chế
50% α-amylase với mức liều IC
50
là 118,88 ± 11,14µg/mL và ức chế α-
glucosidase với mức liều IC
50
là 129,85 ± 10,29µg/mL [29].
1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa
Flavonoid phân lập từ lõi gỗ và vỏ cây Sa kê có tác dụng chống oxy hóa
với các cơ chế: loại trừ các gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), cation
gốc 2,20-azino-bis (3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic acid) (ABTS +), các
anion peroxid ( O
2-
) và khả năng ức chế sản xuất tyrosinase và melanin [20].
1.3.6. Tác dụng hạ lipid máu
Năm 2013, Adaramoye O.A. và Akanni O.O. đã sử dụng dịch chiết
methanol của vỏ cây Sa kê và chất đối chiếu questran để tìm hiểu ảnh hƣởng
của dịch chiết methanol từ vỏ cây Sa kê với các chỉ số xơ vữa trên chuột có
nồng độ cao cholesterol. Kết quả cho thấy dịch chiết này có ý nghĩa trong tác
dụng chống xơ vữa thông qua khả năng làm giảm mạnh các chỉ số lipid
(LDL-C, TG) đến gần với giá trị bình thƣờng và làm tăng đáng kể HDL-C
[13].

11

1.3.7. Tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lao
Năm 2007, Boonphong S. và cộng sự phân lập đƣợc 9 prenylflavon từ rễ
cây Sa kê. Chín hợp chất này có khả năng ức chế trực khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis H37Ra với nồng độ ức chế (MIC) dao động từ
3,12 - 100mg/mL và chống ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum (K1,

đa kháng thuốc) với giá trị IC
50
dao động từ 1,9 - 4,3mg/mL [16].
1.3.8. Tác dụng ức chế enzym 5-α-reductase
Chlorophorin (IC
50
= 37µM) và artocarpin (IC
50
= 85µM) trong dịch
chiết methanol từ lõi gỗ của cây Sa kê có tác dụng ức chế enzym 5-α-
reductase mạnh hơn so với chất đối chiếu là acid α-linolenic. Cơ chế tác dụng
là do sự hiện diện của nhóm thế isopren (prenyl và geranyl) [35].
1.3.9. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Năm 2012, Raman V. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm của dịch chiết lá Sa kê với các dung môi khác nhau (ether dầu hỏa,
chloroform, methanol, ethanol và nƣớc). Kết quả cho thấy dịch chiết
methanol có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cao hơn so với dịch chiết
nƣớc, tiếp theo là dịch chiết ethanol trên hầu hết các vi khuẩn đƣợc chọn:
chủng vi khuẩn Gram dƣơng: Micrococcus luteus, Staphylococcus aureus,
Bacillus cereus, Streptococcus viridans; chủng vi khuẩn Gram âm:
Salmonella typhi, Escherichia coli, Vibrio cholera, Klebsiella pneumonia,
Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter aerogenes, Proteus hauseri và nấm
Candida albicans, Candida krusei, Mucor racemosus [32].
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SA KÊ
Thịt quả Sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí, thƣờng dùng để ăn. Quả còn
xanh có bột dùng làm thực phẩm với nhiều cách chế biến [12].
Hạt có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Hạt luộc hoặc rang, ăn
ngon nhƣ hạt dẻ [12].
12


Rễ cây đƣợc dùng điều trị hen và các rối loạn dạ dày, một số rối loạn khi
mang thai, đau răng, trị bệnh về da [5], [6].
Vỏ cây có tác dụng sát trùng, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ,
đau răng và ghẻ [5], [12].
Nhựa cây pha loãng uống cũng chữa kiết lỵ và tiêu chảy [5], [6], [12].
Lá có tác dụng kháng sinh, lợi tiểu, tiêu viêm, có thể chữa phù thũng,
nhƣng thƣờng dùng ngoài chữa mụn rộp, đinh nhọt, áp xe [5], [12].
Bài thuốc có Sa kê:
 Chữa mụn rộp: lá Sa kê đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa
và nghệ tƣơi, giã nát, làm thành bánh, đắp [12].
 Chữa sƣng háng, mụn nhọt, áp xe: lá Sa kê và lá đu đủ để tƣơi, lƣợng
bằng nhau, giã với vôi tôi cho đến khi có màu vàng, rồi đắp [5], [6],
[12].

13

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
- Mẫu nghiên cứu:
+ Mẫu cây tƣơi để giám định tên khoa học.
+ Lá cây Sa kê, sấy ở 60
0
C đến khô, làm nhỏ, bảo quản trong túi nilon
kín, để nơi khô ráo, thoáng mát làm nguyên liệu nghiên cứu.
- Nơi thu hái: Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian thu hái: tháng 11/2013.
2.1.2. Hóa chất và thiết bị
2.1.2.1. Hóa chất

Các thuốc thử, dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
phân tích theo tiêu chuẩn Dƣợc điển Việt Nam IV [4].
2.1.2.2. Máy móc thiết bị
- Bản mỏng silicagel GF
254
(Merck) tráng sẵn.
- Bột silicagel pha thƣờng cỡ hạt 40 - 60µm.
- Bột silicagel pha đảo cỡ hạt 30 - 50µm.
- Cột sắc ký.
- Cân kỹ thuật Sartorius.
- Cân phân tích Precisa.
- Đèn tử ngoại.
- Máy xác định độ ẩm Sartorius.
- Nồi cách thủy.
- Tủ sấy Shellab.
- Kính hiển vi 2 mắt YS100
- Máy ảnh IXUS115HS
14

- Máy cất quay chân không Buchi Rotavapor R-200.
- Máy đo phổ khối lƣợng (ESI-MS): AGILENT 6310 LC-MSD Trap, Viện
Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ
Việt Nam.
- Máy đo phổ cộng hƣởng hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa
học & Công nghệ Việt Nam.
- Máy đo điểm nóng chảy: Kofler micro-hostade, Viện Hóa học các hợp chất
thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Định tính thành phần hóa học

- Định tính các nhóm chất hữu cơ thƣờng gặp trong dƣợc liệu bằng phản ứng
hóa học [7].
- Định tính các nhóm chất hữu cơ thƣờng gặp trong dƣợc liệu bằng sắc ký lớp
mỏng [7].
 Dịch chấm sắc ký: Mẫu phân tích đƣợc hòa tan trong methanol
 Bản mỏng silicagel GF
254
(Merck) tráng sẵn đƣợc hoạt hóa ở 110
0
C
trong 1h.
 Khai triển với nhiều hệ dung môi khác nhau.
 Hiện màu bằng thuốc thử vanilin/H
2
SO
4
10%.
 Tiến hành: Chấm dịch phân tích lên bản mỏng đã hoạt hóa và để nguội,
sấy nhẹ cho khô, đặt bản mỏng vào bình sắc ký đã bão hòa dung môi.
Sau khi triển khai lấy bản mỏng ra khỏi bình, sấy nhẹ cho bay hết dung
môi. Quan sát tại các điều kiện: AST, UV
254nm
, UV
365nm
. Sau đó phun
thuốc thử vanilin/H
2
SO
4
10%. Sau khi phun thuốc thử sấy bản mỏng ở

nhiệt độ 110
0
C rồi quan sát dƣới AST.

15


2.2.2. Chiết xuất
- Chiết xuất bằng phƣơng pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với dung môi
methanol thu đƣợc cắn toàn phần.
- Cắn toàn phần đƣợc chiết bằng phƣơng pháp chiết lỏng - lỏng lần lƣợt với
các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, chloroform và ethyl acetat.
- Các phân đoạn dịch chiết đƣợc cất thu hồi dung môi tới cắn.
- Các cắn đƣợc làm khô tới khối lƣợng không đổi.
2.2.3. Phân lập
Sử dụng phƣơng pháp sắc kí cột và sắc ký lớp mỏng điều chế để phân lập các
chất.
2.2.3.1. Sắc ký cột
- Cột sắc ký: cột thủy tinh, đƣờng kính 20mm.
- Chất hấp phụ: silicagel pha thƣờng cỡ hạt 40 - 60µm và silicagel pha đảo cỡ
hạt 30 - 50µm.
- Dung môi rửa giải: hỗn hợp đƣợc pha từ các dung môi thƣờng dùng nhƣ
chloroform, methanol, acid formic, nƣớc, ethyl acetat.
- Tiến hành:
 Chuẩn bị cột:
Cột đƣợc rửa sạch, sấy khô, lắp thẳng đứng trên giá cố định.
 Ổn định cột:
Lót một lớp bông ở đáy cột. Cân một lƣợng silicagel cần dùng vào cốc có mỏ,
thêm dung môi rửa giải rồi khuấy đều. Cho hỗn dịch trên vào cột, mở vòi, rót
tiếp dung môi vào và để cho silicagel lắng xuống đáy cột. Tiếp tục hứng dung

môi và rót liên tục vào cột trong một thời gian. Để ổn định cột trong 24h.


×