Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần tinh dầu cây nhàn châu mia ( Elssholtzia ciliata (thunb.) Hyland.) ở Sa Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
s
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯU THỊ PHƯƠNG NGA
MÃ SINH VIÊN: 1401419

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU CÂY
NHÀN CHÂU MIA (ELSHOLTZIA
CILIATA (THUNB. ) HYLAND. ) Ở SA PA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯU THỊ PHƯƠNG NGA
MÃ SINH VIÊN: 1401419

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU CÂY
NHÀN CHÂU MIA (ELSHOLTZIA
CILIATA (THUNB. ) HYLAND. ) Ở SA PA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. Ths. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Thực vật



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ths. Nghiêm Đức Trọng – Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, luôn quan tâm và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Linh Giang, DS. Lê Thiên Kim, Bộ
môn Thực vật và NCS. Nguyễn Thanh Tùng, Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược
Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Thực vật, trường
Đại học Dược Hà Nội đã truyền thụ cho em những bài học quý báu, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu tại bộ môn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
thời gian em học tập tại trường.
Em xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đã và đang nghiên cứu khoa học tại Bộ môn
Thực vật đã luôn đồng hành, hỗ trợ, động viên để em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, chị gái và
những người bạn đã luôn bên cạnh, ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần khi em gặp khó khăn
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Lưu Thị Phương Nga


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
Đặc điểm thực vật của chi Elsholtzia ....................................................................2
1.1.1 Vị trí phân loại. .......................................................................................................2
1.1.2. Chi Elsholtzia Willd. .............................................................................................2
Thành phần hóa học của các loài Elsholtzia.........................................................7
1.2.1. Thành phần tinh dầu trong cây ..............................................................................8
1.2.2. Thành phần hóa học khác ....................................................................................10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................13
Nguyên vật liệu, thiết bị .......................................................................................13
2.2.1. Hóa chất, dung môi..............................................................................................13
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị, máy móc: ................................................................................13
Nội dung nghiên cứu.............................................................................................15
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15
2.4.1. Nghiên cứu về thực vật ........................................................................................15
2.4.2. Nghiên cứu về hóa học ........................................................................................16
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................19
Thực nghiệm, kết quả ...........................................................................................19
3.1.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................................19
3.1.2. Nghiên cứu về hóa học ........................................................................................25
3.1.3. Xác định hàm lượng tinh dầu ..............................................................................29
3.1.4. Định lượng các thành phần hóa học trong tinh dầu bằng GC-MS: .....................29
Bàn luận .................................................................................................................31
3.2.1. Về đặc điểm thực vật ...........................................................................................31
3.2.2 Về thành phần hóa học của tinh dầu .....................................................................32
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................36



TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

E.

Elsholtzia

GC-MS

Phương pháp phân tích sắc ký khí kết hợp khối phổ

RT

Thời gian lưu

S%

Phần trăm diện tích peak

STT

Số thứ tự


TLTK

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân bố của 7 loài thuộc chi Elsholtzia ở Việt Nam .......................................2
Bảng 1.2. Tóm tắt ứng dụng truyền thống và tác dụng dược lí của các loài Elsholtzia......7
Bảng 1.3: Một số hợp chất của Flavonoid từ chi Elsholtzia .........................................10
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính..................................................26
Bảng 3.2. Hàm ẩm (%) của phần trên mặt đất của cây Nhàn châu mia ........................29
Bảng 3.3. Hàm lượng tinh dầu (%) phần trên mặt đất của cây Nhàn châu mia ............29
Bảng 3.4. Kết quả phân tích GC-MS một số thành phần hóa học chính trong tinh dầu
của 2 mẫu cây Nhàn châu mia .......................................................................................30
Bảng 3.5 So sánh thành phần hóa học chính trong tinh dầu của Nhàn châu mia với
E.ciliata ở nơi khác. .......................................................................................................34


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1. Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu ....................................................................14
Hình 3-1. Cây Nhàn châu mia ở Tả Phìn, Sa Pa ...........................................................19
Hình 3-2. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây nhàn châu mia. ................................20
Hình 3-3. Cụm hoa cây Nhàn châu mia. .......................................................................21
Hình 3-4. Đặc điểm cơ quan sinh sản của Nhàn châu mia. ...........................................22
Hình 3-5. Vi phẫu thân ..................................................................................................23
Hình 3-6. Vi phẫu lá ......................................................................................................24
Hình 3-7. Đặc điểm bột dược liệu Nhàn châu mia. .......................................................25
Hình 3-8. Lá Nhàn châu mia ở Sa Pa và lá của loài E. ciliata trồng ở vườn ................31
Hình 3-9. CTCT của rosefuran ......................................................................................32

Hình 3-10. CTCT của elsholtzia kentone và dehydroelsholtzia ketone ........................33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới nên có những điều kiện khí hậu thuận lợi như
lượng mưa, ánh sáng, nhiệt độ, đặc biệt là điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng thích hợp cho
nhiều loài thực vật có giá trị tồn tại và phát triển. Đây là nguồn tài nguyên sinh học quý
giá, và cha ông ta từ xưa đã biết tận dụng nguồn tài nguyên này để làm tạo ra thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu thường ngày.
Ở Việt Nam hiện biết 7 loài thuộc chi Elsholtzia Willd.. Các loài cây trong chi
này đều có tinh dầu, nhiều loài trong chi này là nguồn nguyên liệu để khai thác tinh dầu
như Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W.W.Sm), Kinh giới núi (Elsholtzia blanda
(Benth.) Benth.),… Nhàn châu mia là cây thuốc được người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa,
Lào Cai) sử dụng làm thuốc tắm chữa bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Qua xác
định sơ bộ, chúng tôi thấy rằng Nhàn châu mia là một loài thuộc chi Elsholtzia Willd.,
có tiềm năng khai thác tinh dầu. Do vậy, để đóng góp vào việc nghiên cứu sâu và rộng
hơn các loài thuộc chi Elsholtzia ở Việt Nam, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật và thành phần tinh dầu cây Nhàn châu mia (Elsholtzia ciliata (Thunb.)
Hyland. ) ở Sa Pa” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của cây Nhàn châu mia.
2. Xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu cây Nhàn châu mia.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Đặc điểm thực vật của chi Elsholtzia
1.1.1 Vị trí phân loại [2].
Giới: Thực vật (Plantae).
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Cúc (Asteridae)
Bộ: Hoa môi (Lamiales)
Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
Chi: Kinh giới (Elsholtzia)
1.1.2. Chi Elsholtzia Willd.
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây cỏ hay cây bụi nhỏ. Thân thường vuông, nhẵn hay có lông. Lá nguyên hay
xẻ răng cưa, nhẵn hay có lông. Cụm hoa chùm hay bông ở đỉnh cành, gồm các xim co
tạo thành vòng giả, hoa tạt về một phía hay thành vòng. Lá bắc tồn tại hình nét hoặc
hình trứng. Đài hình chuông hay hình ống, 5 thùy gần bằng nhau. Tràng có ống thẳng
hoặc cong hơi thò khỏi đài, 2 môi, môi trên 2 thùy môi dưới 3 thùy. Nhị 4, hướng về 2
phía hay hướng thẳng: chỉ nhị dài hay ngắn; 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên. Bao phấn 2
ô, lúc đầu dãn ra sau chụm lại. Bầu nhẵn hay có lông, vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh. Đĩa
phát triển mạnh ở phần phía sau của bầu. Quả hình bầu dục hay hình thuôn, nhẵn hay có
lông, có nốt sần [5], [13].
1.1.2.2. Phân bố của các loài trong chi
Trên thế giới chi Elshotlzia có hơn 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới hay
núi cao nhiệt đới. Ở Việt Nam có 7 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền
núi (Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang,…) [13].
Bảng 1.1 Phân bố của 7 loài thuộc chi Elsholtzia ở Việt Nam
Loài
E. blanda Benth.

Cây
H

Phân bố

TLTK


Một số tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, [5], [21]
Sơn La (Mộc Châu), và một số tỉnh Tây

2


Loài

Cây

Phân bố

TLTK

Nguyên như Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh
Hòa (Nha Trang).
Ngoài ra còn có ở Thái Lan, Nepal,
Myanmar, Lào, Indonesia, Ấn độ, Bhtuan,
Trung Quốc.
E. ciliata

H

Ở nước ta có gặp tại Lào Cai, Lạng Sơn, Phú [5], [21]
Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội,

(Thunb.) Hyland.

Ninh Bình và nhiều nơi khác.

Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Campuchia,
Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mông Cổ,
Myanmar, Nga, Thái Lan, Châu Âu và Bắc
Mỹ.
E. communis

H

(Coll. Et Hemsl.)
Diels

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Yên [5], [21]
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Mậu Duệ, Dù
Già).
Vân Nam ( Trung Quốc), Myanmar, Thái
Lan.

E. penduliflora

SS

W. W. Smith

Trung Quốc (Vân Nam)

E. pilosa
(Benth.) Benth.

H


E. rugulosa

SS

Ở Việt Nam có gặp tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

[5]

Ngoài ra còn gặp ở Ấn Độ, Nêpan, Trung
Quốc.
Việt Nam (Hà Giang), Trung Quốc (Quảng [5], [21]
Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam)

Hemsl.
E. winitiana
Craib

Ở Việt Nam có gặp tại Lai Châu và Lào Cai. [5], [21]

S

Ở Việt Nam có thể gặp tại Kon Tum (Đác [5]
Glây, Kon Plông), Gia Lai (Pleiku, An Khê),
Lâm Đồng (Đà Lạt).
Trung Quốc, Thái Lan.

Cây: H= cây cỏ; S= cây bụi, SS= Cây bụi thấp
3



Các loài trong chi Elsholtzia thích hợp với khí hậu vùng ôn đới và núi cao nhiệt
đới, không có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện có nhiệt độ không khí cao (trừ
các loài E. ciliata).
Một số loài trong chi (E.ciliata, E. blanda) có vùng phân bố tương đối rộng (Ấn
Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, một số nước châu Âu và châu Mỹ,...), số khác phân bố hẹp hơn,
chỉ gặp ở một số quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, các loài Kinh giới (E. ciliata) đã được đưa vào trồng từ lâu đời tại
nhiều nơi làm rau ăn. Tất cả các loài còn lại đều mọc hoang tại các tỉnh trung du và miền
núi. Các loài trong chi đều tái sinh bằng hạt và sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên.
1.1.2.3. Số lượng loài trên thế giới và hệ thống khóa phân loại:
 Trên thế giới có 40 loài Elsholtzia Willd. Những loài này phân bố ở Châu Âu,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ. Trong đó, các loài này chủ yếu ở phía đông châu
Á, 1 loài được mang sang châu Âu và Bắc Mỹ, 3 loài được trồng ở Ethiopia.
Trong đó, một số được sử dụng làm thuốc, trong khi những loài khác được lấy
làm thực phẩm hoặc nguồn sản xuất mật ong [16], [21].
 Ở Trung Quốc - có 33 loài, 15 thứ khác nhau và 5 dạng được trồng tại đây [19].
 Ở Việt Nam, hiện đã phát hiện được 7 loài thuộc chi này [13].
Khóa định loại các loài Elsholtzia ở Việt Nam [13]
1A. Cụm hoa gồm các hoa tạt về 1 phía.
2A. Lá bắc lớn, hình trứng rộng hoặc gần tròn (cỡ 4-5 x 3-4mm) ……...1. E.ciliata.
2B. Lá bắc nhỏ, hình mác hẹp hay hình đường.
3A. Hoa màu trắng, lá bắc hình mác hẹp (cỡ 1,5-2mm) ngắn hơn
hoa…………...………………………...…………………………………2. E. blanda
3B. Hoa màu đỏ nhạt hay màu tím nhạt. Lá bắc hình đường dài (5-6mm) dài
hơn hoa………..……………………………………………..……………..3. E.pilosa
1B. Cụm hoa có dạng hình trụ, hoa không tạt về một phía.
4A. Cụm hoa dạng chùm dần cách.
5A. Hoa rủ xuống phía dưới sau khi hoa nở. Lá gần như
nhẵn………………………………………………………………....4. E.penduliflora

5B. Hoa hướng lên sau khi nở. Lá có lông, mặt trên phiến lá có nhiều nếp nhăn
(sần)…...........……………………………………………………..5. E.rugulosa
4


4B. Cụm hoa dạng bông xít nhau.
6A. Lá bắc hình đường (dài 3-5 mm) thường ngắn hơn hoa. Các bông trong cụm
hoa thường không mọc đối………………….…………………6. E. communis
6B. Lá bắc hình mác ngược, hẹp (dài 2.5-3 mm), thường dài hơn hoa. Các
bông trong cụm hoa mọc đối nhau……………………..……….…….7. E. winitiana
1.1.2.4. Công dụng:
 Làm thuốc:
Trong y học dân gian, các loài Elsholtzia thường hay được dùng để điều trị cảm
lạnh, sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, say nắng, giải độc,… Chúng chủ yếu dùng
dạng thuốc sắc.
- Chữa cảm lạnh: loài E. ciliata, E. myosurus, E. densa, E. densa var.
calycocarpa, E. splendens, E. cyprianii var. angustifolia, E. blanda, E. Communis, E.
cypriani, E. penduliflora, E. rugulosa, E. feddei và E. Strobilifera [19], [21].Trong đó,
E. ciliata và E. myosurus, cũng thường được sử dụng làm thuốc chữa ho [19].
- Thuốc chống viêm và giảm đau: loài E. rugulosa, E. penduliflora, E. blanda, E.
bodinieri, E. stauntoni, E. fruticosa var. fruticosa, E. myosurus, E. densa và E. ciliata.
[19], [21].
Bên cạnh cảm lạnh và sốt, loài E. rugulosa còn được dùng như một phương thuốc
chữa chứng khó tiêu, đau bụng, trướng bụng, viêm dạ dày, kiết lỵ, chảy máu cam, ho ra
máu, đau bụng sau sinh, vết thương chảy máu, rắn cắn,... [19]. Ngoài ra, loài E. blanda
dùng để chữa viêm gan, kiết lỵ, viêm vòi trứng, viêm amidan, đau răng, viêm dạ dày
ruột cấp tính, viêm bể thận cấp tính và mãn tính [20].
Loài E. penduliflora thường được dùng làm thuốc chữa bệnh than, nhiễm trùng
vết thương, cúm, viêm màng não do dịch, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm
phổi, viêm phế quản, sốt rét [21].

Loài E. ciliata được dùng để chữa viêm dạ dày ruột cấp tính, đau bụng, nôn mửa
và tiêu chảy, say nắng vào mùa hè và mùa thu, đau đầu và sốt, hen suyễn và đổ mồ hôi,
dịch tả, viêm da, chảy máu cam, chứng hôi miệng [21].
Loài E. communis cũng được dùng làm thuốc chữa đau đầu, khó tiêu [21].

5


 Tác dụng khác:
- Làm rau gia vị: E. ciliata, E. communis [5].
- Làm thức ăn: Hạt của loài E. penduliflora chứa nhiều dầu béo, rang ăn ngon
[5].
- Nuôi ong: Hoa của loài E. rugulosa là nguồn nuôi ong mật [5].
1.1.2.5. Tác dụng dược lí:
Có một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học của một số loài Elsholtzia, nhưng
hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào hoạt tính sinh học của tinh dầu, và các thành
phần khác thì ít được nghiên cứu hơn [21].
 Khả năng kháng khuẩn:
Tinh dầu từ một số loài Elsholtzia đã cho thấy khả năng ức chế một vài loại vi
khuẩn thường dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp ở người, như Staphylococcus aureus,
Bacillus typhi, Aeruginosus bacillus, Diplococcus intracellularis [21], [26].
Bên cạnh đó, tinh dầu hoặc nước sắc từ một số loài Elsholtzia cũng cho thấy hoạt
tính kháng khuẩn đối với các vi khuẩn khác: Escherichia coli, Shigella flexneri,
Staphylococcus cholermidis,… [21].
 Hoạt tính chống viêm và giảm sốt:
Tinh dầu từ loài E. ciliata cho thấy các khả năng chống viêm đáng kể trong thí
nghiệm sưng chân chuột gây ra bởi 5-HT hoặc carrageenan, và chống viêm khớp mạn
tính gây ra bởi formaldehyd. Nước sắc từ loài E. densa cho thấy khả năng hạ sốt [12],
[21].
 Khả năng giảm đau và an thần:

Tinh dầu từ loài E. ciliata cho thấy khả năng giảm đau đáng kể trong mô hình
gây đau bằng tấm nóng. Bên cạnh đó, nó làm tăng hiệu suất ngủ của natri pentobarbital.
Hiện tượng này cho thấy nó có thể có tác dụng an thần [12].
 Tác dụng bảo vệ đối với thiếu máu cơ tim
Các báo cáo cho thấy tổng số flavon từ loài Elsholtzia blanda Benth (TFEB) đã
có tác dụng đáng kể trong việc ức chế hiện tượng tăng huyết thanh creatine kinase-MB

6


(CK-MB) và malondialdehyd (MDA). Kết quả chỉ ra rằng TFEB giúp cho tim không bị
tổn thương do thiếu máu cục bộ do tắc mạch vành ở chó Beagle [21].
Bảng 1.2. Tóm tắt ứng dụng truyền thống và tác dụng dược lí của các loài
Elsholtzia [21].
Loài

Ứng dụng truyền thống

E. rugulosa

A, B, C, D, E, G, P

E. fruticosa

C

E. flava

D


E. penduliflora

A, C, F

E. blanda

A, B, C, O

E. communis

A, B, D, E

E. cypriani

A, C, D, H, I

E. densa

C

E. strobilifera

D

E. bodinieri

A, B, C, D, H

E. kachinensis


J

E. splendens

A, B, D

E. souliei

A

E. feddei

A

E. ciliata

A, B, C, D, E, G

G

A,B,C,E,F,H,J,L,M

E. argyi
E. heterophylla

Tác dụng dược lí

B, C
F


A, B, C, D, H

A: điều trị bệnh hô hấp; B: giảm đau; C: chống viêm;
D: hạ sốt; E: điều trị khó tiêu; F: chống vi khuẩn / chống vi-rút;
G: phương thuốc cho tiêu chảy và kiết lỵ; H: an thần; I: cầm máu;
J: rau; K: lợi tiểu; L: chống co thắt; M: chống tăng mỡ máu;
O: bảo vệ tim mạch; P: giải độc.
Thành phần hóa học của các loài Elsholtzia
Hơn 50 hợp chất đã được phân lập từ các loài Elsholtzia và hơn 100 thành phần
đã được phân tích trong tinh dầu của chúng. Các thành phần hóa học của chúng có thể

7


được chia thành flavonoid, coumarin, lignanoids, triterpenoids, steroid, chất béo axit và
tinh dầu [21].
1.2.1. Thành phần tinh dầu trong cây
Phần trên mặt đất của tất cả các cây trong chi Elsholtzia đều chứa rất nhiều tinh
dầu, có tác dụng ức chế mạnh hệ thống thần kinh trung ương và có tác dụng giảm đau
nhất định tác dụng và cho thấy tác dụng kháng sinh và chống viêm. Có khoảng 100
thành phần hóa học thiết yếu trong tinh dầu của các loài này được phân tích bởi các công
cụ phân tích hiện đại, chẳng hạn như quang phổ khối sắc ký khí (GC-MS). Thành phần
hóa học chính của tinh dầu của các loài Elsholtzia khác nhau không giống nhau [21].
E. ciliata (Thunb.) Hyland.
Tinh dầu định khu ở trên đất, tập trung vào lá và hoa. Hàm lượng tinh dầu biến
động khoảng 0,3-0,9% trong cây tươi (2% trong dược liệu khô tuyệt đối [14]) và dao
động giữa các mẫu thu từ vùng khác ở Việt Nam là 0,3-0,6% [16].
Tinh dầu kinh giới có màu vàng nhạt (hoặc không có màu khi cất từ cây còn non),
trong suốt, nhẹ hơn nước.
Thành phần hóa học của tinh dầu thu từ các nước khác nhau biến động khá lớn.

Mẫu tinh dầu thu từ Nhật Bản có thành phần chính là elsholtzia keton (26,4-60,6%),
isovarelic acid (8,2-35%), lacton (5,3-25,8%), geraniol (0,1-14,3%) [23]. Mẫu thu từ
Litva có thành phần chính là dehydroelsholtzia ketone (78,28%) và elsholtzia ketone
(14,58%) [24]. Các nghiên cứu tại Nga cho thấy có thành phần hóa học của tinh dầu
Kinh giới biên độ dao động rất lớn, chúng phụ thuộc vào nguồn gen, điều kiện khí hậu
và thổ nhưỡng.
Ở Việt Nam, nhìn chung các mẫu tinh dầu kinh giới không thay đổi nhiều về
thành phần các hợp chất, nhưng có biến động khá lớn về hàm lượng của từng chất trong
tinh dầu. Hiện đã nhận dạng hơn 30 hợp chất. Loài thu được ở thành phố Vinh, thành
phố Hồ Chí Minh đã xác định được 30 chất, các thành phần chính là neral (15,2–20,5%),
geranial (19,5–26,5%), limonene (10,9–14,2%) and (Z)-β-farnesene (10,8–11,7%) [2].
Tinh dầu của loài thu được ở Sa Pa (Lào Cai), Nghĩa Trai (Hưng Yên) và thành phố Huế
cũng có thành phần chính là neral và geranial [7], [11].
Nghiên cứu khác của Hàn Quốc và một mẫu cây ở La Chung, Ấn Độ lại cho
thấy thành phần chính của tinh dầu là Rosefuran (42-84,8%) [18], [25].
8


E. blanda Benth.
Tinh dầu của loài Kinh giới rừng (E. blanda) có hàm lượng cineol cao, thường
được dùng đề sản xuất dầu và cao xoa trong y học Việt Nam.
Hàm lượng tinh dầu khoảng 0,4-0,6% trong cây tươi [12].
Tinh dầu từ loài Kinh giới rừng (E. blanda) ở Việt Nam tương đối đa dạng về
thành phần hóa học. Căn cứ vào thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu, Nguyễn
Xuân Dũng và cộng sự (1996) đã xác dịnh được 5 dạng hóa học (chemotype) đặc trưng
bởi các hợp chất sau [8]:
Chemotype I: 1,8 – cineol.
Chemotype II: 1,8-cineol và linalool.
Chemotype III: geranyl acetat, linalool, và 1,8-cineol.
Chemotype IV: 1,8-cineol, geranyl acetat.

Chemotype V: Sesquiterpen.
Các kết quả phân tích đã có ở nước ta cho biết, loài Kinh giới rừng (E. blanda)
có thể tới 5 dạng hóa học:
Chemotype I: Kinh giới rừng chứa 1,8 – cineol gặp tại Sơn La. Hiện đã nhận
dạng được hơn 35 hợp chất có trong tinh dầu, trong đó 1,8 – cineol là thành phần chủ
yếu (62,0%), hợp chất khác đáng chú ý gồm α –pinen (4,3%), β-pinene (6,0%), αterpineol (5,0%) và terpinen-4-ol (3,3%).
Chemotype II: Kinh giới rừng chứa 1,8-cineol (52,7%) và linalool (15,5%)
phân bố ở Sa Pa, Lào Cai.
Chemotype III: Kinh giới rừng chứa geranyl acetat (31,3%), linalool (18,7%),
và 1,8-cineol (13,4%) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai.
Chemotype IV: Kinh giới rừng chứa 1,8-cineol (64,0%) và geranyl acetat
(11,0%) cũng gặp tại Lào Cai.
Chemotype V: Kinh giới rừng chứa các hợp chất Sesquiterpen (tới 99%) cũng
gặp tại Sa Pa, Lào Cai.
E. communis (Coll. et Hemsl.) Diels
Tinh dầu chủ yếu tập trung ở lá và cụm hoa. Tinh dầu trong hoa, lá đạt khoảng
0,3-0,4% (so với dược liệu tươi). Tinh dầu là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi thơm cay.

9


Hiện đã xác định 32 hợp chất trong tinh dầu: elsholtzia keton (82%); β-carryophyllen
4,5%; α-humalen (1,4%); gemacren (1,3%) [15].
E. winitiana Craib
Thân và lá chứa tinh dầu, hàm lượng 0,8-1,3% (so với khối lượng tươi). Tinh dầu
nhẹ hơn nước, từ không màu tới vàng nhạt, Đã nhận diện được 14 hợp chất có trong tinh
dầu với hợp chất chính là Citral a (34,84%), Citral b (30,08%) và limonen (12,54%).
Ngoài ra, trong tinh dầu kinh giới dày còn có các hợp chất α,β-pinene, camphen, αterpineol, α-terpinen, linalool, camphor,…
Tinh dầu của cây kinh giới dày có thành phần chính là citral, đây là hợp chất quý
được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và y học. Tổng hợp và tích lũy citral trong

cây với hàm lượng cao là một đặc tính chỉ gặp được trong một số loài thực vật của vùng
nhiệt đới. Ở nước ta, Kinh giới dày là một trong số ít loài có thể dùng để sản xuất citral
cho công nghiệp.
Trên thực tế, hàm lượng citral trong tinh dầu biến động khá lớn (55%-75%),
chúng phụ thuộc vào thời kì thu hoạch và chất lượng nguyên liệu.
E. penduliflora W. W. Smith
Mẫu E. penduliflora trong nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung ở Sa Pa có hàm
lượng tinh dầu là 1,2%, thành phần chính trong tinh dầu là eucalyptol (64 %), β-pinene,
𝛾-terpinene [7].
E. rugulosa Hemsl.
Thành phần chính: Thymol, carvacrol, methyl thymyiether, linalool, camphor, 1,
8-cineole, isopinocamphone, elsholtzia ketone, β-dehydroelsholtzia ketone [21].
1.2.2. Thành phần hóa học khác [21]:
 Flavonoid:
Flavonoid là thành phần hóa học quan trọng có hoạt tính sinh học. Từ chi
Elsholtzia, đã phân lập được hơn 30 loại flavonoid, được liệt kê trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Một số hợp chất của Flavonoid từ chi Elsholtzia [21]
STT

Tên hợp chất

CTHH

Cây

1

5-Hydroxyl-6, 7-dimethoxyl flavone

𝐶17 𝐻14 𝑂5


a

2

5-Hydroxyl-7, 8-dimethoxyl flavone

𝐶17 𝐻14 𝑂5

a

10


Tên hợp chất

STT

CTHH

Cây

3

5,7-Dimethoxyl – 4’- hydroxyl flavone

𝐶17 𝐻14 𝑂5

a,b


4

Muxiangrine I (5, 5’ -dihydroxyl-7-methoxyl-6, 8, 3’’,

𝐶23 𝐻22 𝑂6

b

𝐶22 𝐻18 𝑂6

b

𝐶23 𝐻24 𝑂6

b

3’’-tetramethyl- 3’, 4’-pyran flavone)
Muxiangrine II (5, 5’-dihydroxyl-7-methoxyl-6, 3’’, 3’’-

5

trimethyl- 3’, 4’-pyran flavone)
Muxiangrine III (5, 3’, 4’-trihydroxyl-7-methoxyl-6, 8-

6

dimethyl- 5’-isopentenyl flavone)
7

5-Hydroxy-7, 4’-dimethoxyl flavanonol


𝐶17 𝐻16 𝑂6

a

8

5-Hydroxy-6-methyl-7-O-α-D-galactosyl-

𝐶22 𝐻24 𝑂9

a

dihydroflavonoid glycoside
9

5,7, 3’, 6’-Tetrahydroxyl-8, 2’-dimethoxyl flavone

𝐶17 𝐻16 𝑂6

b

10

2-Hydroxylbenzoic acid-5-O-β-D-pyranglucoside

𝐶13 𝐻16 𝑂8

b


11

Isofermononetin- 4’-glucoside

𝐶22 𝐻22 𝑂9

b

12

Isorhamnetin-3-O-rutinoside

𝐶28 𝐻32 𝑂16

b

13

Kaempferol-3-O-β-D-glucoside

𝐶21 𝐻20 𝑂11

e

14

Morin-7-O-β-D-glucoside

𝐶21 𝐻20 𝑂12


d

15

Luteolin-7-O-β-D-glucoside

𝐶21 𝐻20 𝑂11

d

16

Luteolin-5-O-β-D-glucoside

𝐶21 𝐻20 𝑂11

d

17

Isosakuranetin-7-O-β-D-Neohesperidoside

𝐶28 𝐻34 𝑂14

d

18

Acacetin-7-O-β-D-rutinoside


𝐶28 𝐻32 𝑂14

d

19

Acacetin-7-O-β-D-glucoside

𝐶32 𝐻22 𝑂11

a

20

5-Hydroxyl- 3’-methoxyl-dihydroflavone-7-O-rutinoside

𝐶28 𝐻33 𝑂16

e

Chú thích: a: E.ciliata, b: E. stauntoni, d: E. eriostachya, e: E. densa.
 Coumarins: Vài loại coumarin đã được phân lập từ chi Elsholtzia:
5-(3’’ -Methylbutyl)-8-methoxyl furanocoumarin và 5-(3’’, 3’’ -dimethyl allyl)8-methoxyl furanocoumarin: phân lập từ loài E. stauntoni, E. densa và E.densa
var. calycocarpa.
11


5-(3’’ -Hydroxyl- 3’’ -methylbutyl)-8- methoxyl furanocoumarin: phân lập từ
loài E. densa và E. densa var. calycocarpa.
 Triterpenoid và steroid:

Có 2 loại triterpenoid (acid ursolic: loài E. densa; acid oleanolic: loài E. densa
var. ianthina) và 3 loại steroid (stigmasterol: loài E. rugulosa; β-sitosterol: loài
E. densa, E. stauntonii và E. eriostachy; daucosterol: loài E. ciliata) được phân
lập từ chi Elsholtzia.
 Acid béo:
Các acid béo được phân lập từ chi Elsholtzia bao gồm: acid palmic, acid linoleic,
acid succinic và acid sorbic.
 Một số hợp chất khác:
Ngoài ra, có một số loại hợp chất khác được tìm thấy trong chi Elsholtzia, chẳng
hạn như saussurenoside, eicosane, hexatriacontane, 3, 4-dihydroxyl cinnamic
acid (tức là axit caffeic).

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất (lá, thân, cụm hoa) của cây Nhàn châu
mia được thu hái tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào tháng 9/2018 và tháng
11/2018. Tiêu bản thực vật mẫu tháng 11/2018 đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản,
bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội với mã số là HNIP/18552/19.
Các mẫu được thu vào tháng 9/2018 và 11/2018, ở hai thời điểm: trước khi cây
ra hoa và khi cây đang ra hoa. Sau khi thu hái, một phần mẫu thân, lá, hoa được sấy đến
khô để làm tiêu bản thực vật, - một phần được bảo quản trong ethanol 60% làm vi phẫu.
Một phần lá, thân được cắt nhỏ và sấy khô, xay thành bột khô để soi bột. Một phần lá,
hoa, thân cây được cắt nhỏ để cất tinh dầu.
Các mẫu nghiên cứu được mã hóa như sau:
+ Nhàn châu mia thu thập vào 9/2018: NC1
+ Nhàn châu mia thu thập vào 11/2018: NC2
Nguyên vật liệu, thiết bị

2.2.1. Hóa chất, dung môi
- Hóa chất làm tiêu bản: Nước javen, acid acetic, đỏ son phèn, xanh methylene
1%, nước làm tiêu bản.
- Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học: nước cất, cồn 90%, ether dầu
hỏa, chloroform, HCl đặc, các thuốc thử định tính.
- Định lượng tinh dầu: nước cất, natri sulfat khan.
- Pha động của GC-MS: Khí He.
- Tất cả các hóa chất đều đạt tiêu chuẩn DĐVN V.
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị, máy móc:
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật:
+ Kính hiển vi Nikon Eclipse Ci kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy tính.
+ Dao lam, kéo, chày cối, giấy lọc, lam kính, lamen, chổi lông,...
+ Tủ sấy WiseVen.
+ Máy ảnh kĩ thuật số Canon IXY 30S.
- Nghiên cứu thành phần hóa học:
+ Cân kỹ thuật Sartorius.
13


+ Tủ sấy Wise.
+ Dụng cụ thủy tinh: bình nón, bình gạn, bình định mức, pipet, ống đong, cốc có
mỏ, phễu lọc.
+ Bếp hồng ngoại.
+ Đèn cồn.
+ Máy siêu âm.
+ Máy soi UV.
+ Máy xay dược liệu.
+ Máy sấy xác định hàm ẩm.
+ Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu của Bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược
Hà Nội (Hình 2-1).

+ Máy sắc kí khí kết hợp khối phổ (GS-MS) của Viện Dược Liệu: Gas
Chromatograph GC-2010 plus Shimadzu GCMS-QP2020 kết nối máy tính.

Hình 2-1. Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu
14


Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật:
+ Đặc điểm hình thái.
+ Giám định tên khoa học.
+ Đặc điểm vi học.
- Nghiên cứu thành phần hóa học:
+ Định tính sơ bộ các nhóm chất: tinh dầu, flavonid, coumarin, saponin, tanin,
alcaloid, anthranoid, glycosid tim, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, polysaccharid,
chất béo, caroten, sterol.
+ Định lượng tinh dầu trong mẫu nghiên cứu theo dược liệu khô tuyệt đối.
+ Xác định thành phần hóa học và hàm lượng các cấu tử có trong tinh dầu bằng
máy sắc kí khí kết hợp khối phổ (GC-MS).
Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu về thực vật
- Mô tả hình thái: Quan sát, chụp ảnh và tiến hành mô tả, phân tích về đặc điểm
hình thái của mẫu NC2; làm mẫu tiêu bản khô (mẫu tiêu bản khô gồm các bộ phận thân,
lá, hoa).
- Đặc điểm vi học:
+ Đặc điểm vi phẫu: Tiêu bản vi phẫu được thực hiện theo phương pháp nhuộm
kép. Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của thân và lá cây của mẫu NC2 được phân tích
theo nguyên tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu [3]. Tiêu bản được soi và chụp ảnh qua
kính hiển vi với các vật kính x10 và x40.
+ Đặc điểm bột: Cắt, xay nhỏ các bộ phận trên mặt đất của mẫu NC2 thành bột,

làm tiêu bản, quan sát và chụp ảnh các đặc điểm của bột qua kính hiển vi ở vật kính 10x
và 40x.
- Xác định tên khoa học: Xác định tên khoa học của Nhàn châu mia theo phương
pháp so sánh đối chiếu phân tích hình thái mẫu nghiên cứu với các tài liệu thực vật [4],
[5], [6], [9], [15], [19], khóa phân loại chi Elsholtzia trong thực vật chí Việt Nam [13],
kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia.

15


2.4.2. Nghiên cứu về hóa học
2.4.2.1. Định tính sơ bộ một số nhóm hợp chất có trong cây
Định tính sơ bộ các nhóm hợp chất hữu cơ (tinh dầu, flavonid, coumarin, saponin,
tanin, alcaloid, anthranoid, glycosid tim, acid hữu cơ, đường khử, acid amin,
polysaccharid, chất béo, caroten, sterol) có mặt trong phần trên mặt đất của mẫu NC2
theo phương pháp thường quy ghi trong tài liệu “Thực tập Dược liệu” và “Phương pháp
nghiên cứu hóa học cây thuốc” [1], [10].
2.4.2.2. Xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu thu thập được
- Chuẩn bị mẫu dược liệu: Dược liệu tươi sau khi thu hái được rửa sạch, hong
khô ở nhiệt độ phòng, cắt thành đoạn nhỏ kích thước 2-3 cm. Bảo quản trong túi ni-lông
kín trong quá trình nghiên cứu.
- Định lượng tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước, sử dụng bộ dụng cụ
định lượng tinh dầu nhẹ hơn nước (hình 2.1), kết hợp tham khảo cách tiến hành trong
Dược điển Việt Nam V [4].
- Thời gian tiến hành: 3 tiếng.
- Bộ phận chưng cất: Tất cả phần trên mặt đất của cây.
- Các bước tiến hành:
+ Cân chính xác khoảng 24g dược liệu khô đã chuẩn bị, cho vào bình cầu dung
tích 500ml, thêm 300ml nước cất đến ngập dược liệu.
+ Lắp bình cầu vào dụng cụ cất và sinh hàn. Thêm nước cất vào hệ thống cất tinh

dầu qua đường sinh hàn đến khi một chút nước tràn qua bình cầu.
+ Đun bình cầu đến sôi, sau đó giảm nhiệt độ của bếp xuống 800W, đun liên tục
trong 3 tiếng.
+ Ngừng đun, chờ nhiệt độ ống hứng trở về nhiệt độ phòng thì đọc thể tích tinh
dầu cất được.
- Hàm lượng tinh dầu tính trên dược liệu khô tuyệt đối.

16


-

Tính hàm lượng tinh dầu (% thể tích/khối lượng) so với dược liệu khô tuyệt

đối theo công thức:
𝐻% =

𝑎 𝑥 100
𝑥100%
𝑏 𝑥 (100 − 𝑐)

Trong đó:
H: Hàm lượng phần trăm tinh dầu (ml/g)
a: Thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (ml)
b: Khối lượng dược liệu (g).
c: Hàm ẩm (%)
2.4.2.3. Xác định hàm ẩm dược liệu
- Hàm ẩm dược liệu được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không
đổi, tiến hành song song với định lượng tinh dầu.
- Tiến hành như sau:

+ Cắt nhỏ và xay phần trên mặt đất của dược liệu thành bột thô.
+ Cân chính xác khoảng 5,0 g bột dược liệu vào đĩa petri, dàn mỏng dược liệu và
sấy ở nhiệt độ 1100C cho đến khối lượng không đổi.
- Tiến hành xác định hàm ẩm 3 lần, lấy kết quả trung bình của 3 lần.
- Hàm ẩm được tính theo công thức:
Ha % =

𝑀𝑡−𝑀𝑠
𝑀𝑡

𝑥100%

Trong đó:
Ha%: Hàm ẩm của bột (%)
Mt: khối lượng bột trước khi sấy (g).
Ms: khối lượng bột sau khi sấy (g).
2.4.2.4. Phân tích các thành phần hóa học và hàm lượng tinh dầu bằng máy sắc ký khi
kết hợp khối phổ (GC-MS)
Sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) là một trong những phương pháp sắc ký
hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử dụng trong các nghiên
cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC-MS được cấu tạo thành 2 phần: phần sắc ký khí
(GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ
(MS) mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật
17


×