Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bai giang luat dau tu HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.89 KB, 18 trang )

Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2015 - 2018)

BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ
Thời lượng: 30 tiết
Ngày 23/10/2016
Giảng viên: cô Lê Hương Giang
Tài liệu:
-

Giáo trình Luật đầu tư
Luật Đầu tư 2014
Nghị định 118/2015 về hướng dẫn luật Đầu tư 2014

Vấn đề 1: Khái quát chung về đầu tư và pháp luật đầu tư
I. Khái quát về đầu tư
1. Khái niệm đầu tư
- Khái niệm (khoản 5 Điều 3 luật Đầu tư 2014): Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Chú ý: từ luật đầu tư 2014 đã tách riêng đầu tư kinh doanh và đầu tư công. Khái niệm đầu tư công được nêu
trong luật Đầu tư công 2014 (Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội.)
Trong phạm vi môn học này cũng như phạm vi của Luật đầu tư 2014 chỉ nghiên cứu đầu tư kinh doanh
của tư nhân, tức là mục đích chính là để kiếm lợi nhuận (khác với đầu tư công với nhà đầu tư là NN thì mục
đích là phi lợi nhuận).
Câu hỏi: Nhà đầu tư và chủ đầu tư có khác nhau không ?
Trả lời: Khác nhau:
+ nhà đầu tư là chủ thể được xác định trong Luật Đầu tư 2014. Nhà đầu tư tự bỏ vốn của mình để thực hiện
hoạt động kinh doanh.


+ chủ đầu tư là chủ thể quy định trong Luật Đầu tư công 2014, trong đó chủ đầu tư là cơ quan NN hoặc được
ủy quyền. Chủ đầu tư thay mặt NN quản lý hoạt động đầu tư công (chứ không tự bỏ vốn của mình như nhà đầu
tư)
2. Đặc điểm
- Chủ thể: là nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể là tổ chức hay cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Gồm
3 loại:
+ nhà đầu tư trong nước: cá nhân có quốc tịch VN, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành
viên hoặc cổ đông
+ nhà đầu tư nước ngoài: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo PL nước ngoài thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh tại VN
+ tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài làm thành viên, cổ
đông (thường gọi là các doanh nghiệp FDI)
Như vậy, nhà đầu tư chủ yếu là thương nhân (vì PL VN quy định thương nhân phải có đăng ký kinh doanh),
ngoài ra còn có nhà đầu tư là cá nhân.

1


Câu hỏi: Tại sao phải phân biệt nhà đầu tư trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có phải đã
vi phạm luật quốc tế ? (không phân biệt đối xử với công dân, tổ chức nước ngoài)
Trả lời: mặc dù VN đã cam kết không phân biệt đối xử với công dân, tổ chức nước ngoài, nhất là trong lĩnh
vực kinh tế, tuy nhiên do hiện tại nền kinh tế VN vẫn là nền kinh tế kém phát triển, các nhà đầu tư VN còn rất
non trẻ so với các nhà đầu tư nước ngoài, nên NN vẫn có các quy định nhằm bảo hộ nền kinh tế và các nhà đầu
tư trong nước. Điều này vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế khi nền kinh tế yếu hơn có quyền “chậm mở cửa”
cho đến khi bắt kịp với các nước khác. Thực tế tại VN thì các quy định về đầu tư như quy định cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, ... hầu như chỉ dành cho nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài.
- Mục đích: chủ yếu là kinh doanh và lợi nhuận
- Nội dung của hoạt động đầu tư:
+ lập dự án đầu tư: tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

+ thực hiện thủ tục đầu tư với NN (nếu có)
+ triển khai dự án đầu tư
- Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc rủi ro. Rủi ro có thể là: không thực hiện được dự án, thực hiện dự án không
thành công, thực hiện thành công nhưng không đem lại lợi nhuận như kỳ vọng, ...
3. Phân loại
- Căn cứ vào mục đích, có thể chia thành:
+ đầu tư phi lợi nhuận: dành ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư (doanh nghiệp xã hội)
+ đầu tư kinh doanh: mục đích chính là lợi nhuận
- Căn cứ vào nguồn vốn:
+ đầu tư trong nước: là đầu tư của các nhà đầu tư VN tại VN
+ đầu tư nước ngoài: đầu tư nước ngoài vào VN, và đầu tư VN ra nước ngoài
Chú ý: còn có khái niệm đầu tư quốc tế, khác với đầu tư nước ngoài ở góc nhìn đầu tư từ 1 quốc gia, còn đầu
tư quốc tế liên quan đến các hiệp định, hiệp ước thương mại giữa các quốc gia
- Căn cứ tính chất quản lý của nhà đầu tư:
+ đầu tư trực tiếp: bỏ vốn, đồng thời quản lý dự án. Có 3 hình thức:
 Thành lập tổ chức kinh tế: thường là doanh nghiệp. VD các cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần
và cùng nhau kinh doanh
 Góp vốn: phần vốn góp đủ lớn để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
 Hợp đồng: hiện VN đang có 2 dạng là:
o Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC): là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
o Hợp đồng đối tác công tư (PPP): là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư
+ đầu tư gián tiếp: góp vốn, nhưng không quản lý dự án. Có 2 hình thức:
 Mua cổ phiếu của công ty chỉ để kiếm lợi nhuận (từ cổ tức hoặc bán lại sau đó), không tham gia quản

 Đầu tư thông qua các quỹ ủy thác đầu tư, các định chế tài chính
Trong môn học này, chủ yếu nghiên cứu về đầu tư trực tiếp.
- Căn cứ vào luật đầu tư:
+ đầu tư vào tổ chức kinh tế

+ đầu tư theo hợp đồng
2


+ đầu tư thực hiện dự án

II. Khái quát về pháp luật đầu tư
1. Khái niệm và đặc điểm
- PL đầu tư là tập hợp, tổng thể các quy phạm PL do NN ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
Lưu ý: “thừa nhận” ở đây không bao gồm các tập quán đầu tư (như với các ngành luật khác) vì VN hiện
không có tập quán đầu tư. Do đó “thừa nhận” ở đây được hiểu là là những quy định của luật pháp quốc tế,
được nội luật hóa trong PL đầu tư.
- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh:
+ với quan hệ giữa cơ quan NN và nhà đầu tư ==> phương pháp điều chỉnh là Mệnh lệnh hành chính (chủ
yếu trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư)
+ với quan hệ giữa các nhà đầu tư với nhau ==> phương pháp điều chỉnh là Thỏa thuận (VD các nhà đầu tư
cùng nhau góp vốn thành lập tổ chức kinh tế, ...)
- Chủ thể của luật đầu tư:
+ nhà đầu tư
+ cơ quan có thẩm quyền: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, UBND cấp tỉnh, ban quản lý khu chế xuất, khu kinh
tế, ...
- Nội dung cơ bản:
+ quy định về chính sách đầu tư (Điều 5 luật Đầu tư, với tư tưởng chủ đạo là mở rộng quyền tự do kinh
doanh để phù hợp với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới):
(1) Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này
không cấm.
(2) Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy
định khác của PL có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất
đai và tài nguyên khác theo quy định của PL

(3) NN công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của nhà đầu tư.
(4) NN đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để
nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
(5) NN tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà VN là thành viên
+ quy định về đảm bảo đầu tư, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư
+ quy định về các hình thức đầu tư, thủ tục đầu tư tại VN
+ quy định đầu tư ra nước ngoài
+ quản lý NN về đầu tư
Chú ý: trong thực tế có những quan hệ đầu tư vừa được điều chỉnh bởi Luật đầu tư 2014, vừa được điều chỉnh
bởi Luật đầu tư công 2014, ví dụ quan hệ trong Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tức là
quan hệ giữa những nhà đầu tư với các cơ quan NN có thẩm quyền hợp tác với nhau trên cơ sở hợp đồng.
2. Nguồn của PL đầu tư và nguyên tắc áp dụng
- Văn bản PL quốc gia:
+ luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994, sửa đổi 1998
+ luật Đầu tư nước ngoài tại VN 1996, sửa đổi bổ sung 2000
+ luật Đầu tư 2005
+ luật Đầu tư 2014
3


+ Nghị định 118/2015 về hướng dẫn luật Đầu tư 2014
- Điều ước quốc tế:
+ các điều ước song phương
+ các điều ước đa phương
Chú ý: VN hiện chưa có “tập quán về đầu tư” nên không có nguồn là tập quán đầu tư
- Nguyên tắc áp dụng: (Điều 4 luật Đầu tư)
(1) Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác
có liên quan.
(2) Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh,

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của
Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức
tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.
(3) Trường hợp điều ước quốc tế mà VN là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp
dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
(4) Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế
quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng PL
nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của PL VN
Câu hỏi: Từ các mô tả hoạt động sau, nhận diện các hình thức đầu tư
(1) Cty Cocacola của Mỹ đầu tư 200 triệu USD vào VN để xây dựng nhà máy sản xuất, chi phí lắp đặt
công nghệ, thuê lao động gồm lao động phổ thông và lao động cấp cao (quản lý).
(2) Cty Việt Thái (sở hữu Highland coffee) mua 100% cổ phần Phở 24 với giá 20 triệu USD, sau đó bán
lại 50% cổ phần cho Jollibee của Philipin với giá 2 triệu USD
(3) Chị Hạnh ký hợp đồng ủy thác đầu tư 5 tỷ cho công ty quản lý quỹ Vietinbank Capital để công ty này
thực hiện việc đầu tư vốn vào các công ty
(4) VNPT ký thỏa thuận hợp tác với Telstra của Úc với tổng mức đầu tư từ Úc là 240 triệu USD với mục
đích tạo dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển mạng lưới viễn thông trên cả nước
(5) Tập đoàn TH của VN ký thỏa thuận với tỉnh Matxcơva của Nga để triển khai dự án chăn nuôi bò sữa
tập trung quy mô công nghiệp với số vốn đầu tư 2.7 tỷ USD
Trả lời:
(1) Chủ thể đầu tư: là nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là công ty Cocacola của Mỹ. Hình thức: đầu tư trực
tiếp, có thể theo 1 trong 3 hình thức (thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, hợp đồng)
(2) Chủ thể đầu tư: công ty Việt Thái của VN, Jollibee của Philipin. Hình thức: đầu tư trực tiếp vào tổ
chức kinh tế
(3) Chủ thể đầu tư: chị Hạnh, với hình thức: đầu tư gián tiếp; Vietinbank Capital với hình thức đầu tư có
thể trực tiếp, có thể gián tiếp
(4) Chủ thể đầu tư: VNPT và Telstra, trong đó Telstra đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC
(5) Chủ thể đầu tư: tập đoàn TH, hình thức là đầu tư ra nước ngoài, và là đầu tư trực tiếp
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 30/10/2016
Giảng viên: thầy Nguyễn Quý Trọng


Vấn đề 2: Pháp luật về thủ tục đầu tư
1. Dự án đầu tư
- Quan niệm về dự án đầu tư (Điều 3): Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Câu hỏi: Tại sao lại chỉ có “trung hạn” hoặc “dài hạn” mà không có “ngắn hạn” ?
4


- Đặc điểm:
+ dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất, có thể chia làm 2 loại:
 Dự án tiền khả thi
 Dự án khả thi
+ dự án đầu tư được xác định về không gian và thời gian:
 Không gian: đầu tư trong nước, đầu tư từ VN ra nước ngoài, đầu tư từ nước ngoài vào VN ==> mục
đích để quy định thủ tục về giấy phép đầu tư
 Thời gian: với các dự án tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thì thời gian thực hiện
không quá 70 năm. Với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thì thời hạn tối đa
là 50 năm. Trường hợp dự án ở những vùng sâu, vùng xa, khó khăn, ... thì có thể kéo dài nhưng không
quá 70 năm
+ các dự án đầu tư đều liên quan đến các hình thức đầu tư cụ thể. Có 2 hình thức đầu tư: trực tiếp và gián
tiếp:
Về bản chất của quan hệ
đầu tư

Khác biệt về điều kiện
Khác biệt về hưởng lợi
ích
Về triển khai thực hiện
dự án đầu tư


Đầu tư trực tiếp
Là việc nhà đầu tư bỏ vốn và trực
tiếp quản lý việc đầu tư.
VD cử người tham gia điều hành dự
án đầu tư
Thường không kèm theo điều kiện
(vì đều ngang bằng với nhau)
Lợi ích của nhà đầu tư phụ thuộc
vào kết quả thực hiện dự án đầu tư
Được thực hiện thông qua các hình
thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh
tế, góp vốn, hợp đồng BCC / PPP

Đầu tư gián tiếp
Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn mà không quản lý
việc đầu tư.
VD các dự án ODA
Thường kèm theo các điều kiện về kinh
tế, văn hóa, xã hội, thậm chí cả chính trị
Thường theo sự thỏa thuận giữa nhà đầu
tư với chính phủ của nước tiếp nhận đầu

Chủ yếu theo cam kết

2. Phân loại dự án đầu tư
- Mục đích của phân loại dự án đầu tư:
+ để xác định rõ thẩm quyền phê duyệt, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư và các dự án không phải
đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
+ để nhằm áp dụng và thực hiện các biện pháp ký quỹ, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Ví dụ với

dự án đến 300 tỷ thì nhà đầu tư phải ký quỹ đến 3% vốn đầu tư, trên 300 đến 1000 tỷ thì ký quỹ 2% vốn đầu
tư, trên 1000 tỷ thì ký quỹ 1% vốn đầu tư
+ để nhằm thực hiện quản lý NN đối với các dự án đầu tư
+ phân loại dự án đầu tư là cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động
đầu tư
- Phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí:
+ căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:
 Vốn của NN
 Vốn của tổ chức cá nhân
 Vốn hỗn hợp NN và tư nhân
+ căn cứ vào tổ chức quản lý:
 Dự án đầu tư trực tiếp
 Dự án đầu tư gián tiếp
+ căn cứ vào các hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, ký kết thực hiện hợp đồng, ...
5


+ căn cứ vào phương thức đầu tư:
 Đầu tư trong nước
 Đầu tư từ VN ra nước ngoài
 Đầu tư từ nước ngoài vào VN
3. Quy trình thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư
a. Quy trình dự án
Gồm 3 bước:
+ chuẩn bị đầu tư
+ thực hiện đầu tư
+ kết thúc đầu tư
b. Thủ tục đầu tư
- Thẩm quyền của các cơ quan NN đối với dự án đầu tư: thẩm quyền phê duyệt theo 4 mức của dự án đầu tư
theo quy định của Luật xây dựng, gồm dự án đầu tư quan trọng của quốc gia, dự án nhóm A, B, C, tương ứng

với các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
+ Thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội
+ Thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng
+ Thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ Ban Quản lý dự án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư nằm trong
khu kinh tế, công nghiệp, chế xuất
+ Sở Kế hoặc đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án nằm ngoài khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu chế xuất
Lưu ý: nếu dự án đầu tư thuộc nhiều tỉnh thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc cấp
Bộ hoặc cơ quan ngang bộ. VD dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai sẽ do Bộ Giao thông cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Các dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ các dự án đầu tư trong nước
+ các dự án được quy định tại khoản 2 Điều 23 (dự án có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51%
vốn điều lệ)
Chú ý: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Luật đầu
tư 2005 nhập 2 giấy trên làm 1, tuy nhiên đến Luật đầu tư 2014 lại tách riêng 2 giấy trên. Lý do là khi nhập 2
giấy trên làm 1, khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh thì lẽ ra chỉ cần thay đổi Giấy Chứng nhận
đăng ký kinh doanh thì sẽ phải thay đổi cả Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hoặc khi dự án đầu tư kết thúc mà
doanh nghiệp muốn thực hiện dự án đầu tư khác thì lẽ ra chỉ cần xin Giấy phép đăng ký đầu tư thì theo luật
2005 sẽ phải thay đổi cả Giấy đăng ký kinh doanh.
- Triển khai dự án đầu tư: xem Nghị định 59 năm 2015
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 06/11/2016
Giảng viên: thầy Vũ Phương Đông

Vấn đề 3: Bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư
I. Bảo đảm đầu tư
1. Bảo đảm tài sản của nhà đầu tư (Điều 9)
6



- Từ 2005, VN cam kết không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của nhà đầu tư, cũng không tịch thu bằng các
biện pháp hành chính.
- Trường hợp NN trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật
về trưng mua, trưng dụng tài sản, với nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ được thanh toán bằng ngoại tệ (chứ không
phải bằng nội tệ).
2. Các biện pháp bảo đảm trong hoạt động kinh doanh (Điều 10)
- VN không bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, VN đưa ra các ưu
đãi cho nhà đầu tư nước ngoài nếu họ đạt tới tỷ lệ nội địa hóa nhất định.
VD việc áp thuế trong ngành ô tô phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ nội địa hóa
- Không bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và
giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
- Không bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước
- Không bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định
- Đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài được đối xử như với nhà đầu tư trong nước về thuế, chính sách, ...
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài (Điều 11)
- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với NN theo quy định của PL, nhà đầu tư nước ngoài được
chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
+ Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
- Kể từ 2003 VN không thu thuế chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài (trước 2003 thu thuế
5%)
4. Cam kết trong trường hợp thay đổi pháp luật (Điều 13)
- Khi PL thay đổi, nhà đầu tư có quyền chọn sẽ theo PL mới hay vẫn áp dụng PL cũ cho đến khi kết thúc dự án
đầu tư.
- Chú ý: ưu đãi này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản PL vì lý do quốc phòng, an

ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong
trường hợp này, nhà đầu tư được xem xét giải quyết bằng 1 hoặc 1 số biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Cam kết về giải quyết tranh chấp (Điều 14)
- Nếu các nhà đầu tư trong nước có tranh chấp với nhau hoặc tranh chấp với cơ quan nhà nước thì sẽ được giải
quyết thông qua Trọng tài VN hoặc Tòa án VN
- Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài có vốn chiếm trên 50% thì khi
tranh chấp xảy ra, nhà đầu tư nước có thêm lựa chọ là luật quốc tế (Trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế).
- Với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan NN có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư
kinh doanh trên lãnh thổ VN được giải quyết thông qua Trọng tài VN hoặc Tòa án VN, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà VN là thành viên có quy định khác.
6. Bảo lãnh của chính phủ (Điều 12)
- Chính phủ chỉ bảo lãnh cho những dự án quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng, Quốc hội
(nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các dự án đầu tư)
7


- Các biện pháp bảo đảm: VD bảo đảm về tỷ giá (nếu chênh lệch bất lợi cho nhà đầu tư thì NN sẽ bù cho nhà
đầu tư), đảm bảo đủ ngoại tệ cho dự án
II. Ưu đãi đầu tư
1. Các hình thức ưu đãi đầu tư (Điều 15)
- Ưu đãi về đất đai: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất
- Ưu đãi về thuế:
+ Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc
toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để
thực hiện dự án đầu tư
- Môi trường: các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường ở VN hiện đang rất thấp so với thế giới, đây cũng là điểm

thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên lại rất ảnh hưởng đến môi trường (ví dụ vụ Vedan, Formusa, ...)
- Thủ tục hành chính: so với thế giới thì thủ tục để cấp giấy phép đầu tư của VN thuộc hàng khá thông thoáng.
Tuy nhiên môi trường đầu tư của VN còn nhiều hạn chế (như luật pháp chưa ổn định, thị trường chưa minh
bạch, cơ quan nhà nước còn những nhiễu doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, ...)
Chú ý: Điểm mới đáng chú ý của Luật đầu tư 2014 là sau khi được chấp nhận chủ trương đầu tư là nhà đầu tư
sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngay (trong 3 ngày làm việc) (khác với Luật đầu tư 2005 tách
riêng 2 quá trình này, dẫn tới hiện tượng cơ quan quản lý ra Quyết định Chủ trương đầu tư tràn lan, tuy nhiên
khi chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư chưa thể làm gì với dự án).
Chú ý: Chính phủ có chính sách ưu đãi với nhà đầu tư, đây là chính sách chung của quốc gia. Ngoài ra mỗi
tỉnh thành phố lại có thêm những chính sách ưu đãi đầu tư riêng của địa phương mình.
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16
- Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư: (quy định tại khoản 2 Điều 16)
+ địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
+ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời
hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư
- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 13/11/2016
Giảng viên: cô Lê Hương Giang

Vấn đề 4: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế
I. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư theo đó NĐT sáng lập và bỏ vốn nhằm thành lập 1 tổ
chức kinh tế mới theo quy định của PL
b. Đặc điểm
8



- Về chủ thể: là các nhà đầu tư, cụ thể như sau:
+ đối với hộ kinh doanh: chỉ cá nhân hoặc nhóm người trong đó các cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ hoặc 1 hộ gia đình (Điều 66 Nghị định 78/2015)
+ đối với hợp tác xã: cá nhân là công dân VN hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại VN từ đủ 18 tuổi
trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc hộ gia đình có đại diện hợp pháp; pháp nhân VN (riêng đối
với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân) (Điều 13.1.a Luật hợp tác xã 2012)
Chú ý với hợp tác xã:
 Thành viên góp vốn không quá 20% (nhằm đảm bảo không ai chi phối hoàn toàn hợp tác xã)
 Không phải mọi nhà đầu tư đều có thể góp vốn
 Được chia lợi nhuận dựa trên xem xét sự đóng góp + mức độ sử dụng sản phẩm của hợp tác xã
+ đối với doanh nghiệp: tổ chức, cá nhân không phân biệt quốc tịch có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các
trường hợp cơ quan NN, đơn vị vũ trang, cán bộ công chức viên chức, người chưa thành niên, người đang chấp
hành hình phạt tù, ... (Điều 18.2 Luật doanh nghiệp 2014)
- Về mục đích: nhà đầu tư mong muốn cùng hoạt động kinh doanh thông qua 1 tổ chức chung (có thể có tư
cách pháp nhân hoặc không, ví dụ hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Lưu ý:
trên thế giới thì mô hình Công ty hợp danh cũng không có tư cách pháp nhân, nhưng ở VN lại quy định là có tư
cách pháp nhân)
Chú ý: nhà đầu tư có thể không phải là thương nhân
- Về nội dung: nhà đầu tư phải thực hiện 2 hoạt động:
+ có ý tưởng sáng lập (quyết định dự án đầu tư)
+ bỏ vốn
- Về hệ quả pháp lý: thành lập được các mô hình tổ chức kinh tế, gồm Hộ kinh doanh, Hợp tác xã, doanh
nghiệp, trong đó có sự phân chia về:
+ quyền sở hữu: tỷ lệ vốn góp
+ quyền quản lý
+ quyền hưởng lợi nhuận
+ nghĩa vụ chịu rủi ro
Việc quy định các quyền và nghĩa vụ trên được nêu trong Điều lệ của tổ chức, NN không can thiệp. Hiện tại

PL chỉ quy định 1 số trường hợp đặc biệt như:
+ với mô hình doanh nghiệp NN (là doanh nghiệp 100% vốn NN) là Công ty TNHH 1 thành viên, nếu điều
lệ không quy định thì người đại diện theo PL sẽ là Chủ tịch Công ty (là người được NN ủy quyền để quản lý
vốn NN) hoặc Hội đồng thành viên (là tập thể được NN ủy quyền)
+ với mô hình công ty cổ phần, nếu Điều lệ không quy định thì người đại diện theo PL là Chủ tịch HĐQT
hoặc Giám đốc / Tổng Giám đốc
2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
- Khái niệm vốn điều lệ:
+ theo Luật doanh nghiệp 2014: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp
khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã
được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
+ theo Luật hợp tác xã 2012: Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam
kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Chú ý: không đặt ra vấn đề vốn điều lệ với 2 tổ chức kinh tế là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân (vì
chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng tất cả tài sản của mình)
- Tại sao phải quan tâm tới vấn đề sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế ?
9


Vì PL VN có sự kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài bằng việc đặt ra các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn
điều lệ trong tổ chức kinh tế tại VN, tức là chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49, 30, 20, ...
phần trăm vốn điều lệ, mục đích là bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với nhà đầu tư trong nước
đối với những lĩnh vực mà NN cho là quan trọng.
- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: (Điều 22 khoản 3 Luật đầu tư 2014): nhà đầu tư nước ngoài được sở
hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng
khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của PL về chứng khoán (Nghị định 60/2015)
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:
 Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì
thực hiện theo điều ước quốc tế

 Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà PL về đầu tư, PL
liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại PL đó.
Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối
với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước
ngoài tối đa là 49%
 Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước
ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty
đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định
khác
Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không
hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp NN cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu
theo hình thức khác được thực hiện theo quy định PL về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp NN.
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc 2 trường hợp trên thì thực hiện theo quy định PL có
liên quan và điều ước quốc tế mà VN là thành viên
Lưu ý: nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu không hạn chế cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong tổ
chức kinh tế
VD: một số trường hợp được PL quy định:
+ không được thành lập tổ chức kinh tế về dịch vụ kiểm toán (chỉ được tham gia góp vốn vào khi tổ chức
đó đã thành lập và hoạt động). Chú ý: không hạn chế tỷ lệ góp vốn
+ dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái: không quá 70%
+ bệnh viện: không hạn chế, nhưng phải đảm bảo vốn đầu tư tối thiểu 20 triệu USD
+ dịch vụ vận tải hành khách đường sắt: không quá 49%
3. Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Có 3 trường hợp:
+ Quyết định chủ trương đầu tư ==> Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp : đối với dự án vừa phải xin QĐ chủ trương đầu tư, vừa phải xin GCN ĐKĐT, ví dụ dự án có
nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)
+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : đối
với dự án không phải xin QĐ chủ trương đầu tư mà chỉ cần xin GCN ĐKĐT

+ Quyết định chủ trương đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : đối với dự án yêu
cầu phải có Quyết định chủ trương nhưng lại không cần GCN ĐKĐT
Chú ý: nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp trước rồi mới xin QĐ chủ trương và GCN ĐKĐT.
10


- Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài:
+ B1: nhà đầu tư nộp Hồ sơ đăng ký đầu tư + Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký
đầu tư
+ B2: Cơ quan đăng ký đầu tư gửi Hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
(1 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)
+ B3: Cơ quan Đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư (2
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)
+ B4: Cơ quan Đăng ký đầu tư yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có) 1 lần bằng văn bản (trong 5 ngày)
+ B5: Cơ quan Đăng ký đầu tư và Cơ quan Đăng ký kinh doanh phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà
đầu tư tại Cơ quan Đăng ký đầu tư.

II. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Khái niệm, đặc điểm
- Khái niệm: góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư mà theo đó nhà đầu
tư bỏ vốn để trở thành thành viên, cổ đông của các tổ chức kinh tế đã tồn tại
- Đặc điểm:
+ các hình thức:





Góp vốn vào công ty cổ phần, mua cổ phần từ cổ đông công ty cổ phần
Góp vốn vào công ty TNHH, mua cổ phần vốn góp từ thành viên công ty TNHH

Góp vốn vào công ty hợp danh, mua phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn
Góp vốn vào hợp tác xã, mua phần vốn góp của thành viên hợp tác xã

+ chủ thể:
 Góp vốn vào hợp tác xã: cá nhân / tổ chức VN, cá nhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại VN
 Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty: cá nhân, tổ chức VN hoặc nước ngoài không thuộc
các trường hợp bị cấm góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp
2014, cụ thể gồm:
o Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh
nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
o Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
+ mục đích:
 Trở thành thành viên, cổ đông của các tổ chức kinh tế (quyền quản lý, hưởng lợi nhuận, chịu rủi ro)
 Có thể nắm quyền kiểm soát / thâu tóm tổ chức kinh tế (có sẵn, không phải do mình thành lập ra)
+ hệ quả pháp lý:
 Không thiếp lập 1 tổ chức kinh tế mới
 Có sự thay đổi về vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp / cổ phần, số lượng / tư cách thành viên / cổ đông của tổ
chức kinh tế
2. Thủ tục đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế không
phải thực hiện thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, mà chỉ thực hiện thủ tục Đăng ký góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp:
+ tổ chức kinh tế đó hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư
nước ngoài
+ việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài (quy định tại khoản 1 Điều 23
Luật đầu tư 2014) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế đó, tức là có 2 trường hợp:
 Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên từ 51% trở lên
11



 Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51%
vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế (tức là đã có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 51% vốn điều
lệ rồi, mà lại có nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục góp vốn thì sẽ phải làm thủ tục Đăng ký góp vốn)
- Quy trình:
+ B1: Nhà đầu tư nộp Hồ sơ Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Sở Kế hoạch đầu tư (nơi tổ
chức kinh tế đặt trụ sở chính)
+ B2: Sở Kế hoạch đầu tư xem xét việc đáp ứng yêu cầu điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo
cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
+ B3: Sau khi nhận được thông báo về việc đáp ứng điều kiện, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật
doanh nghiệp 2014
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 20/11/2016
Giảng viên: cô Lê Hương Giang

Vấn đề 5: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hợp đồng
I. Đầu tư theo hình thức Hợp tác kinh doanh (BCC)
1. Khái niệm
Ví dụ:
+ Ông A có 1 mảnh đất để không
+ Công ty B chuyên về xây dựng có ý định đầu tư xây dựng và triển khai 1 nhà hàng sinh thái
+ Công ty C chuyên kinh doanh nhà hàng muốn mở rộng kinh doanh dựa trên nguồn lực, lợi thế có sẵn
A, B, C muốn hợp tác với nhau, sẽ có 2 lựa chọn:
+ cùng nhau thành lập 1 tổ chức kinh tế chung, mỗi bên sẽ đưa tài sản của mình vào để cùng kinh doanh
+ cùng nhau kinh doanh trên cơ sở 1 hợp đồng, khi đó tài sản của mỗi bên vẫn do mỗi bên giữ
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. (khoản 9 Điều 3)
- Đầu tư theo hình thức BCC là việc các nhà đầu tư cùng thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở ký kết hợp đồng
hợp tác kinh doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế chung.
2. Đặc điểm

- Bản chất của đầu tư theo BCC:
+ là hình thức đầu tư trực tiếp
+ phản ánh sự thỏa thuận về việc cùng nhau hợp tác bỏ vốn, quản lý, hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro giữa
các chủ thể ký kết
Chú ý: việc hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro có thể không theo tỷ lệ vốn góp (mà theo thỏa thuận giữa các
bên)
- Chủ thể: các nhà đầu tư
+ số lượng: ít nhất là 2 bên, không hạn chế số lượng tối đa
+ tư cách: cá nhân, tổ chức VN hoặc nước ngoài
Chú ý: trong 1 số trường hợp đặc biệt, NN quy định chủ thể phía VN là 1 chủ chể bắt buộc. VD trong hợp
đồng phân chia sản phẩm dầu khí (1 dạng của BCC) thì 1 bên trong hợp đồng bắt buộc phải là Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam
+ nếu BCC giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau thì sẽ áp dụng các quy định trong Bộ luật Dân sự
12


+ nếu BCC có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ áp dụng thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng
ký đầu tư theo Điều 37
- Mục đích: hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
Tuy nhiên cần chú ý tới 3 vấn đề:
+ góp vốn
+ lợi ích (sản phẩm, tiền)
+ rủi ro
Vì không thành lập pháp nhân nên thông thường các bên sẽ cử người của mình để lập ra Ban điều phối
(hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận, PL không quy định).
Chú ý: PL không quy định hình thức của hợp đồng BCC phải bằng văn bản, do đó hoàn toàn có thể thỏa
thuận bằng lời nói. PL chỉ có quy định 1 cách gián tiếp khi hợp đồng BCC có nhà đầu tư nước ngoài thì phải
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải có văn bản hợp đồng BCC
- Nội dung hợp đồng: hoàn toàn theo sự thỏa thuận các bên, nhưng bao gồm các nội dung chủ yếu sau (Điều
29, khoản 1):

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ
nơi thực hiện dự án
+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên
+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp
- Một số hoại hợp đồng BCC trog lĩnh vực đặc thù sẽ phải tuân theo mẫu do NN ban hành (VD trong lĩnh vực
dầu khí)
3. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC
- Ưu điểm:
+ tiết kiệm chi phí thành lập, vận hành, giải thể pháp nhân trong 1 dự án đầu tư
+ hợp tác để khai thác lợi thế của pháp nhân khác
+ chia sẻ rủi ro 1 cách độc lập
- Hạn chế:
+ việc không có pháp nhân chung dẫn đến việc khó khăn khi giao kết, thực hiện các hợp đồng phục vụ cho
dự án (thông thường các bên sẽ thỏa thuận để dùng pháp nhân của 1 bên để ký kết hợp đồng với đối tác)
+ PL không có quy định về quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của các bên trong dự án cũng như trách nhiệm của
các bên đối với bên thứ 3 trong quá trình thực hiện dự án BCC

II. Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP)
- Trước năm 2010, không có quy định về PPP mà chỉ tồn tại BOT, BTO, BT được nêu trong:
+ Luật đầu tư 2005
+ Nghị định 108/2009 về hợp đồng BOT, BTO, BT
+ Nghị định 24/2011 sửa đổi Nghị định 108/2009
- Đến năm 2010, Thủ tướng ra Quyết định 71/2010 về thí điểm mô hình hợp tác công tư
- Đến năm 2014, đầu tư theo mô hình PPP chính thức được công nhận, thể hiện trong:
+ Luật Đầu tư 2014
13



+ Luật Đầu tư công 2014
+ Nghị định 15/2015 hướng dẫn về đầu tư PPP
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng đối tác công tư (PPP) là việc NN và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự
án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên cơ sở hợp đồng dự án
Như vậy, PPP bao trùm BOT, BTO, BT, và còn bao trùm thêm cả hạng mục cung cấp dịch vụ công
1. Khái niệm
- Theo Luật đầu tư công 2014: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận
hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công. (Điều 4 khoản 16)
- Theo Luật đầu tư 2014: Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là
hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện
dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này. (Điều 3 khoản 8)
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công
trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. (Điều 27)
- Khái niệm: đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là hình thức đầu tư trực tiếp mà theo đó NN và nhà đầu tư
thỏa thuận về việc NN nhượng quyền thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quyền vận hành, quyền
cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư; NN và nhà đầu tư thỏa thuận hợp tác và chia sẻ các quyền, nghĩa vụ, lợi ích,
rủi ro trong quá trình thực hiện dự án đầu tư .
2. Đặc điểm
- Bản chất của đầu tư theo hợp đồng PPP:
+ là hình thức đầu tư trực tiếp
+ là 1 mối quan hệ đầu tư có yếu tố hốn hợp: công, tư
+ là 1 mối quan hệ hợp tác đầu tư “đặc biệt”
- Chủ thể:
+ Nhà nước: bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh
+ nhà đầu tư: là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư (ựa chọn theo hình thức đấu thầu)
+ doanh nghiệp dự án: doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án PPP (chỉ bắt buộc đối với

các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B theo phân loại của Luật đầu tư công 2014)
Chú ý: ở nước ngoài, doanh nghiệp NN không được tham gia vào PPP (vì bản chất của PPP là sử dụng vốn
tư nhân, doanh nghiệp NN lại là vốn NN), còn ở VN thì không cấm điều này.
- Mục đích:
+ lợi ích công: hạ tầng cơ sở công cộng, dịch vụ công
+ lợi ích tư: lợi ích của các nhà đầu tư tham gia vào dự án
- Lĩnh vực đầu tư: khác với BCC (có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, trừ các lĩnh vực đặc biệt do NN quản lý),
PPP chỉ được áp dụng cho 1 số lĩnh vực theo quy định của PL, đó là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành,
kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công. Danh sách cụ thể
gồm (khoản 1, Điều 4 Nghị định 15/2015):
+ Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan
+ Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước
thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang
+ Nhà máy điện, đường dây tải điện
+ Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ
sở làm việc của cơ quan nhà nước
14


+ Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin
+ Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
+ Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Phân loại hợp đồng đối tác công tư
a. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)
- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Operate: kinh doanh trong thời hạn nhất định
+ Transfer: chuyển giao cho NN

- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho CQNN có thẩm quyền.
- BOT phù hợp với những dự án có khả năng thu hồi tốt như dự án xây cầu, đường
b. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO)
- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Transfer: chuyển giao cho NN
+ Operate: kinh doanh trong thời hạn nhất định
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho CQNN có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công
trình đó trong một thời hạn nhất định.
c. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)
- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Transfer: chuyển giao cho NN
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho CQNN có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự
án khác (theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định 15/2015).
d. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL)
- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Transfer: chuyển giao cho NN
+ Leasing: cho thuê dịch vụ trong thời hạn nhất định
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho CQNN có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ
trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; CQNN có thẩm quyền thuê dịch vụ
và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015.
- Khác với BOT, nhà đầu tư được thanh toán từ người dân, với BTL thì NN thu tiền của người dân rồi mới
thanh toán cho nhà đầu tư

- BTL thích hợp với những dự án an sinh xã hội
e. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT)
15


- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Leasing: cho thuê dịch vụ trong thời hạn nhất định
+ Transfer: chuyển giao cho NN
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình
đó trong một thời hạn nhất định; CQNN có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các
điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho CQNN có thẩm quyền.
f. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)
- Gồm:
+ Build: xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Own:
+ Operate: kinh doanh trong thời hạn nhất định
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định.
g. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M)
- Gồm:
+ Operate: kinh doanh trong thời hạn nhất định
+ Manage:
- Là hợp đồng được ký giữa CQNN có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công
trình trong một thời hạn nhất định.
4. Nội dung
Theo Nghị định 15/2015

5. Trình tự thực hiện dự án PPP
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B:
+ B1: Xây dựng và công bố dự án
+ B2: Lựa chọn nhà đầu tư
+ B3: Đàm phán, ký kết thỏa thuận đầu tư
+ B4: Thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư
+ B5: Thành lập doanh nghiệp dự án
+ B6: Ký hợp đồng dự án
+ B7: Triển khai dự án
+ B8: Quyết toán, triển khai công trình
- Dự án nhóm C:
+ B1: Xây dựng và công bố dự án
+ B2: Lựa chọn nhà đầu tư
+ B3: Đàm phán, ký kết hợp đồng dự án
+ B4: Triển khai dự án
+ B5: Quyết toán, chuyển giao công trình

16


------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 27/11/2016
Giảng viên: cô Lê Hương Giang

Vấn đề 6: Đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt và Đầu tư ra nước ngoài
1. Đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt
- Tài liệu:
+ Nghị định 99/2003
+ Nghị định 29/2008
+ Nghị định 164/2013
+ Nghị định 114/2015

- Vì sao cần có các khu kinh tế đặc biệt ?
Trả lời: vì
+ để thí nghiệm chính sách thu hút đầu tư
+ quản lý các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt vấn đề môi trường
+ thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng
+ thu hút lao động
- Khu công nghiệp: là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, thường được đặt ở những vị trí thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, có hàng rào phân cách với
khu vực bên ngoài và không có dân cư sinh sống
- Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Khu chế xuất có 2 chức năng:
+ là khu vực chuyên môn hóa
+ là khu vực phi thuế quan
- Khu công nghệ cao: là khu vực kinh tế, kỹ thuật chuyên để nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao
- Khu kinh tế: là khu vực có tính trọng điểm quốc gia để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn
đề lao động, được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý,
kinh tế thuận lợi. Khu kinh tế thu hút đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, có thể bao gồm các khu vực sau: khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu hành chính, khu đô thị, khu dân cư, ...
Hiện tại, tất cả các khu kinh tế ở VN đều ở gần cửa khẩu hoặc gần cảng biển.
2. Đầu tư ra nước ngoài
- Tài liệu:
+ Nghị định 83/2015 về đầu tư ra nước ngoài
+ Nghị định 135/2015 về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Chủ thể:
+ trước năm 2015, chỉ có doanh nghiệp mới được đầu tư ra nước ngoài
+ từ năm 2015, chủ thể đầu tư ra nước ngoài là nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức)
- Lưu ý: không được đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề mà PL VN cấm kinh doanh (để đảm bảo sự đồng
nhất trong chính sách đầu tư). Ví dụ hiện PL VN cấm kinh doanh ngành nghề mại dâm, thì dù ở quốc gia khác

có cho phép đầu tư ngành nghề mại dâm thì nhà đầu tư VN cũng không được phép đầu tư vào lĩnh vực này tại
quốc gia đó.
- Thủ tục đầu tư ra nước ngoài: gồm 2 bước:
+ thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư
17


+ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: là thủ tục bắt buộc (khác với đầu tư trong nước
là không bắt buộc với mọi dự án đầu tư)

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×