Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Luận án tiến sỹ kinh tế - Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.51 KB, 182 trang )

6

TỔNG QUAN
Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng (NH) đầu tư cho ngành vật liệu xây
dựng (VLXD) hiện nay cũng như trong thời gian tới là rất lớn. Bởi vậy, vấn
đề đặt ra là làm sao vừa đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngành vật liệu xây dựng
không ngừng tăng cao, lại vừa hạn chế được rủi ro là một thách thức lớn đối
với các ngân hàng thương mại (NHTM), đòi hỏi phải có các giải pháp hữu
hiệu. Trước thực trạng, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại
hết sức khó khăn nên việc cân đối nguồn để cho vay các dự án có thời gian trả
nợ trên 10 năm; số lượng vốn vay để đầu tư xây dựng dự án thường từ 100 tỷ
đồng đến hàng nghìn tỷ đồng, mà phần lớn các dự án đó đều thuộc ngành vật
liệu xây dựng như sản xuất xi măng, thép, gạch ốp lát,...Vì đây chính là ngành
kinh tế chủ đạo, nền tảng phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH-HĐH) của đất nước thành công. Song vốn tín dụng ngân hàng chưa mở
rộng được vào ngành vật liệu xây dựng mà chỉ mới đầu tư một phần nhỏ vào
ngành này qua hình thức tín dụng ngắn hạn là chủ yếu; trong khi trước nhu
cầu đổi mới và xu thế tất yếu về chiến lược đầu tư phát triển ngành vật liệu
xây dựng đòi hỏi vốn tín dụng ngân hàng phải là kênh dẫn vốn có tính quyết
định, đòi hỏi chính các ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng tín
dụng, đánh giá đúng thực trạng về hoạt động tín dụng đối với ngành vật liệu
xây dựng để có các nhóm giải pháp vĩ mô, vi mô và các giải pháp rút ra từ
kinh nghiệm thực tiễn điều hành nhằm phát triển ngành VLXD một cách bền
vững. Bên cạnh đó do từ trước đến nay đây là mảng đề tài chưa được nghiên
cứu một cách có hệ thống trong lúc đó thực tiễn đòi hỏi các ngân hàng thương
mại phải đề ra một chính sách tín dụng mang tính chiến lược lâu dài đối với
ngành vật liệu xây dựng, nhiều hoạt động tín dụng đối với ngành vật liệu xây
dựng còn chưa nghiên cứu đúng tính đặc thù của ngành. Chính vì những lý do
đó mà tác giả chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật
liệu xây dựng Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu là phù hợp yêu cầu của



7
một luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án có phạm vi, đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Tác giả đã sử dụng
các phương pháp trong nghiên cứu khoa học để nghiên cứu những vấn đề lý
luận, kết hợp với việc phân tích, đánh giá, so sánh với thực tiễn để làm rõ mục
đích đặt ra.
Mặt khác, trong khi nghiên cứu, luận án đã sử dụng nhiều tài liệu tham
khảo về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với
ngành vật liệu xây dựng, tuy đã có một số đề tài nghiên cứu theo góc độ kỹ
thuật của ngành vật liệu xây dựng, hoặc các bài báo, tạp chí,... đã đề cập đến
nhưng theo từng góc độ khác nhau, cũng theo lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ
thuộc về ngành vật liệu xây dựng... nhưng vẫn không được nhiều và chưa
thành một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh. Chỉ đến khi nghiên cứu ngành vật
liệu xây dựng trong mối quan hệ với tín dụng ngân hàng, tính ràng buộc giữa
tín dụng ngân hàng với ngành vật liệu xây dựng, cũng như vai trò, vị trí của
tín dụng ngân hàng đối với sự thành công hay thất bại của ngành vật liệu xây
dựng trên góc độ kinh tế phần lớn phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng thì đề tài
nghiên cứu của luận án có thể được xem là hoàn chỉnh và đến thời điểm hiện
nay chưa có đề tài nghiên cứu nào trùng với nội dung đề tài tác giả lựa chọn.
Đề tài nghiên cứu phù hợp với mã số chuyên ngành nghiên cứu: Tài
chính - lưu thông tiền tệ tín dụng.
Qua 3 chương, luận án đã tập trung nghiên cứu và kết quả hoàn thành
được những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, về lý luận tập trung nghiên cứu về tín dụng ngân hàng với
sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng qua 3 nội dung chủ yếu sau:
- Ngành vật liệu xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.
- Tín dụng ngân hàng với ngành vật liệu xây dựng.
- Kinh nghiệm một số nước về vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát

triển ngành vật liệu xây dựng.


8
Qua đó đã hệ thống hoá được toàn bộ những vấn đề cơ bản về tín dụng
ngân hàng với ngành vật liệu xây dựng. Với một kết cấu chặt chẽ cụ thể rõ
ràng luận án tập trung nghiên cứu về những nội dung cơ bản của ngành vật
liệu xây dựng đi từ khái quát chung đến đặc điểm, phân loại ngành, vai trò và
xác định nguồn vốn đầu tư đối với ngành vật liệu xây dựng. Tiếp đến luận án
nghiên cứu những cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với ngành vật liệu
xây dựng; đồng thời kết hợp kinh nghiệm quốc tế về sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng đầu tư cho phát triển ngành vật liệu xây dựng. Trong mỗi vấn đề,
luận án đều đưa ra những cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm
quốc tế phù hợp với ngành vật liệu xây dựng. Như các hình thức tín dụng
ngân hàng đối với ngành vật liệu xây dựng, tác động của tín dụng ngân hàng
đến sự phát triển của ngành VLXD, các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến sự
phát triển của ngành VLXD và kinh nghiêm của một số nước về vốn tín dụng
ngân hàng đầu tư cho phát triển ngành VLXD,... Tiếp đến, luận án rút ra
những kết luận tổng hợp về lý luận làm cơ sở cho đánh giá thực trạng tín dụng
ngân hàng đối với ngành VLXD ở Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng với sự phát triển
ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
Luận án đi từ nghiên cứu tổng quát về ngành vật liệu xây dựng, trong đó
đi sâu vào 2 ngành Thép và Xi năng, trên cơ sở đó đi vào đánh giá thực trạng
tín dụng ngân hàng đối với ngành vật liệu xây dựng.
Trước hết, luận án đã nghiên cứu phân tích từ sự phát triển ngành vật
liệu xây dựng ở Việt Nam và chia thành từng giai đoạn phát triển: trước
thời kỳ đổi mới; những năm đầu thời kỳ đổi mới; những năm gần đây.
Trong đó đi sâu nghiên cứu thời kỳ những năm đổi mới gần đây và khẳng
định, từ cuối thập kỷ 90 đến nay, sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta có sự

phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng.
Phát huy tiềm năng về nguồn vật liệu sẵn có và dồi dào trong nước, đa


9
dạng hoá các hình thức đầu tư: vốn trong nước, vốn liên doanh, vốn 100 %
vốn nước ngoài, nước ta đã xuất hiện hàng loạt nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao.
Do đặc điểm của ngành vật liệu xây dựng đa ngành, đa phân hệ, nhưng
tập trung chủ yếu ở hai ngành là ngành Thép và ngành Xi măng, nên luận án
đi vào phân tích đánh giá tín dụng ngân hàng qua thực tiễn đầu tư cho ngành
Thép và ngành Xi măng.
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ những năm 60, ngay từ đầu đã
xác định đúng hướng chọn dây chuyền công nghệ cao, ổn định, tiên tiến. Theo
lịch trình phát triển, từ khi ra đời đến nay, ngành thép đã và đang không
ngừng phát triển một cách lành mạnh, nhịp nhàng, với nhiều triển vọng hứa
hẹn.
Tính đến cuối năm 2004, các nhà máy cán thép ở Việt Nam được chia
thành 3 khối chính: Tổng Công ty thép (VSC) và các đơn vị thành viên, có
công suất 810.000 tấn/năm; Các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài với
Tổng Công ty thép hoặc với các đơn vị thành viên, có công suất 910.000
tấn/năm; Các công ty ngoài Tổng công ty, bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và
các hộ gia đình sản xuất nhỏ, có tổng công suất 2.242.500 tấn/năm.
Tổng công ty thép hiện là một trong số 17 Tổng công ty 91 trực thuộc
Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty có 2 lò cao nhỏ với tổng công suất luyện
thép khoảng 400.000 tấn/năm và tổng công suất cán lên tới 810.000 tấn /năm.
Sản phẩm chính của các nhà máy thuộc Tổng công ty là thép hình cỡ nhỏ và
trung bình; thép dây và thép thanh.
Năm 2004, cả nước có 21 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng, với

năng lực sản xuất mỗi năm khoảng 4 - 4,5 triệu tấn thép các loại. Trong khi
đó, năng lực sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng
30% nhu cầu sản xuất, 70% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.


10
Trong gần 20 năm qua, công cuộc đổi mới của đất nước đã kéo theo nhu
cầu đầu tư tăng nhanh. Mức tiêu thụ xi măng tăng nhảy vọt từ 2,75 triệu tấn
năm 1991 lên đến 15,8 triệu tấn năm 2001 và 19,5 đến 20 triệu tấn năm 2002,
… khoảng 29 triệu tấn năm 2005. Ngành sản xuất xi măng cũng có những
bước tiến dài, sản lượng tăng từ 5,828 triệu tấn năm 1995 lên tới 9,738 triệu
tấn năm 1998; khoảng 15 triệu tấn năm 2001; 17 triệu tấn năm 2002 và 25,3
triệu tấn năm 2004. Sản lượng này đã từng bước đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ
trong nước, góp phần làm giảm lượng xi măng nhập khẩu từ 1,285 triệu tấn
năm 1995 xuống còn dưới 10 ngàn tấn xi măng năm 1990. Dù vậy, hiện nay,
sản lượng xi măng trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu: năm 2001 đã
nhập hơn 1,3 triệu tấn; năm 2002 nhập hơn 3 triệu tấn;…năm 2004 khoảng
1,7 triệu tấn.
Hiện tại, Việt Nam có 3 “lực lượng” chính tham gia sản xuất, kinh doanh
xi măng trên thị trường gồm: Tổng công ty xi măng (VNCC), các nhà máy xi
măng lò đứng (địa phương, ngành) và các công ty (Cty) xi măng liên doanh.
Cơ cấu sản lượng của 3 lực lượng này có thị phần như sau: Tổng công ty xi
măng có sản lượng theo công suất thiết kế chiếm 44,37%, sản lượng tiêu thụ
chiếm 54,55% thị phần; các đơn vị xi măng địa phương có sản lượng theo
công suất thiết kế 31,39%, sản lượng tiêu thụ chiếm 27,27%, chỉ chiếm
18,18% thị phần.
Sau khi luận án đánh giá, phân tích khái quát về thực trạng ngành vật liệu
xây dựng qua thực tiễn 2 ngành Thép và Xi măng, luận án đi vào phân tích đánh
giá thực trạng tín dụng ngân hàng (NH) với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng.
Đầu tư tín dụng vào ngành vật liệu xây dựng chủ yếu do các ngân hàng

thương mại nhà nước và tập trung ở ngành Thép và Xi măng.
Chẳng hạn, qua đầu tư tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam
(NHCTVN): Dư nợ cho vay trung dài hạn ngành xi măng, năm 2001 chiếm
10,1% tổng dư nợ cho vay trung dài hạn; đến 31/12/2002 tỷ lệ này là 6,06%,


11
tương đương 1.305 tỷ đồng và đến cuối năm 2004 ước tính đạt gần 2.400 tỷ
đồng, chiếm 9,4%. Đối với ngành Thép đến cuối năm 2003, tổng dư nợ tín
dụng của các doanh nghiệp trong Tổng công ty thép với ngân hàng công
thương Việt Nam là 859.000 triệu đồng.
Hoặc Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN): Đầu tư
cho Tổng công ty Xi măng 1.024 tỷ đồng và Tổng công ty Thép là 499 tỷ đồng.
Từ đó, tác giả rút ra những mặt đạt được và những hạn chế của đầu tư
tín dụng ngân hàng đối với ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt tác giả đi sâu
vào phân tích các nguyên nhân gây ra hạn chế, qua đó tìm ra những vấn đề
phải giải quyết trước mắt, phải giải quyết về lâu dài. Đó chính là những
tiền đề thực tiễn cho các kiến nghị đối với đầu tư tín dụng ngân hàng cho
ngành vật liệu xây dựng.
Thứ ba, luận án đưa ra các kiến nghị về giải pháp tín dụng ngân
hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam.
Những đề xuất kiến nghị trong luận án, trước hết đều xuất phát từ những
điều kiện cụ thể, trong bối cảnh cụ thể, đó là dựa trên những định hướng về cơ
chế, chính sách của ngành vật liệu xây dựng trong quá trình đổi mới nền kinh
tế đất nước; tiếp theo sử dụng những căn cứ lý luận và thực tiễn để đưa ra các
giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đối với ngành vật
liệu xây dựng Việt Nam và các kiến nghị hỗ trợ thực hiện các giải pháp. Do
vậy các giải pháp này có tính khả thi.
Cuối cùng, luận án đã thực hiện được mục tiêu của đề tài đặt ra qua
những kết quả những đóng góp mới của luận án: như góp phần hệ thống hoá

và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng đối
với ngành vật liệu xây dựng; góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác
đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành, cho xây dựng chiến lược và
chính sách có liên quan phát triển ngành này ở nước ta trong thời gian tới. Kết
quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho các


12
ngân hàng thương mại (NHTM) đầu tư vốn tín dụng cho phát triển ngành vật
liệu xây dựng ở nước ta hiện nay. Đặc biệt cung cấp một hệ thống giải pháp
thiết thực cho đầu tư tín dụng ngân hàng trong thời gian tới đối với ngành
VLXD Việt Nam.
Luận án thể hiện gắn kết giữa 3 chương chặt chẽ với nhau: giữa lý luận,
thực tế và những kiến nghị, điều đó làm nổi bật vai trò của tín dụng ngân hàng
đổi với sự phát triển ngành VLXD Việt Nam.


13

LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta trong gần 20 năm qua,
ngành vật liệu xây dựng là một trong số ít ngành có tốc độ phát triển nhanh về
quy mô, chủng loại, hình thức và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
không ngừng nâng cao của toàn bộ nền kinh tế. Không những vậy, sự phát
triển của ngành vật liệu xây dựng đã tạo ra số đông việc làm mới, tăng thu
nhập, giảm số lượng và chủng loại phải nhập khẩu đồng thời tăng kim ngạch
xuất khẩu…Sự phát triển đó đòi hỏi thu hút một khối lượng vốn đầu tư rất lớn
mà chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng. Bản thân các ngân hàng thương mại

(NHTM) ở nước ta cũng không ngừng đổi mới hoạt động tín dụng của mình,
đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của ngành VLXD.
Tuy nhiên, trong thời gian qua một số NHTM đã gặp phải rủi ro tín
dụng không nhỏ khi cho vay vốn ngành VLXD. Trong khi đó, nhu cầu vốn
tín dụng ngân hàng đầu tư cho ngành VLXD hiện nay cũng như trong thời
gian tới là rất lớn. Bởi vậy vấn đề đặt ra là làm sao vừa đáp ứng nhu cầu vốn
vay của ngành VLXD không ngừng tăng cao, lại vừa hạn chế được rủi ro là
một thách thức lớn đối với các NHTM, đòi hỏi phải có các giải pháp hữu
hiệu. Song cho đến nay chưa có đề tài hay công trình khoa học nào nghiên
cứu có tính cập nhật và đầy đủ về nội dụng như đã đề cập. Xuất phát từ
vấn đề cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn như vậy, luận án chọn đề tà i
“Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt
Nam” làm nội dung nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối
với ngành VLXD.
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành VLXD.
- Giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng góp phần phát triển ngành VLXD.


14
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, ngành VLXD và
vai trò của tín dụng ngân hàng đối với ngành VLXD.
+ Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành VLXD Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Do đặc điểm của ngành VLXD được hợp thành từ nhiều phân ngành,

nên rất rộng. Việc điều tra, thống kê đầy đủ số liệu rất khó khăn; Đồng thời,
đặc trưng cho vật liệu xây dựng ở Việt Nam chủ yếu là hai ngành Thép và
ngành Xi măng, nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu tín dụng ngân hàng với
ngành Thép và ngành Xi măng Việt Nam.
+ Trong thời gian qua có nhiều NHTM đầu tư vốn cho vật liệu xây dựng,
nhưng chủ đạo vẫn là Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) và
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN), nên luận án chọn
hai ngân hàng này làm ví dụ điển hình để nghiên cứu.
+ Thời gian nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào các năm từ
2001; 2002; 2003 vì đây là giai đoạn các NHTM (Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam…) triển khai thực hiện
chủ trương đầu tư phát triển của nhà nước đối với ngành vật liệu xây dựng có
hiệu quả và đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Và, đây cũng chính là
thời gian các NHTM đưa ra nhiều chính sách, giải pháp về tín dụng để thực
thi chính sách phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng, cũng là giai đoạn
hoạt động tín dụng ngân hàng đạt được nhiều kết quả và bộc lộ nhiều tồn tại
cần phải nghiên cứu để xây dựng một chiến lược phát triển của ngành phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh
tế, từ phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê học, đến
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh... kết hợp với các phương


15
pháp toán, kỹ thuật vi tính để làm rõ kết quả nghiên cứu của luận án.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hoá và bổ sung

những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành
VLXD; góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học chuyên ngành, cho xây dựng chiến lược và chính sách liên quan đến
sự phát triển của ngành VLXD ở nước ta trong thời gian tới. Kết quả nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các NHTM
(NHTM) đầu tư vốn tín dụng cho phát triển VLXD ở nước ta.
Luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ các khái niệm thuộc ngành
VLXD, vị trí, vai trò tín dụng ngân hàng đối với ngành VLXD. Các hình thức
tín dụng ngân hàng chủ yếu để phát triển ngành VLXD. Luận án đưa ra cách
lý giải tổng thể cho sự phát triển của một ngành công nghiệp từ việc phân tích
những đặc điểm riêng của ngành thép và xi măng, đã đánh giá đúng vị trí, vai
trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển của ngành VLXD.
Xuất phát từ tình hình hoạt động thực tiễn của các NHTM, luận án đã đi
sâu nghiên cứu các mặt hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Công thương
Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam từ việc huy động vốn
để cho vay, các hình thức tín dụng phổ biến áp dụng đối với ngành thép và xi
măng. Tập trung phân tích, luận giải thực trạng tín dụng ngân hàng đối với
ngành thép và xi măng trên các khía cạnh thuận lợi, khó khăn đi kèm các nhân
tố ảnh hưởng làm tiền đề cho việc đề ra các giải pháp từ thực tiễn và cơ chế
chính sách đối với Nhà nước, các cơ quan chủ quản và tự bản thân các NHTM
và các doanh nghiệp (DN) sản xuất VLXD.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng số
liệu, các công trình nghiên cứu của tác giả, ký hiệu chữ viết tắt…nội dung
chính của luận án bao gồm 158 trang được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tín dụng ngân hàng với sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng
Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu
xây dựng Việt Nam



16
Chương 3: Giải pháp tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng
tại Việt Nam

Chương 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1.1. NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1. Đặc điểm ngành vật liệu xây dựng
1.1.1.1. Khái quát chung

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, với sự ra đời và phát triển của
nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều hoạt động và nhu cầu khác của con người đòi
hỏi phải sản xuất các sản phẩm xây dựng để đáp ứng các hoạt động và nhu cầu
đó.Vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp
hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Đây là ngành có nhiệm vụ chuyên sản xuất
các loại vật liệu, bán thành phẩm và cấu kiện xây dựng cung ứng đầu vào cho
ngành xây dựng. Về bản chất, đây có thể coi là một ngành độc lập, nhưng do tính
cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của ngành xây dựng mà nó được xếp
vào một trong những ngành trực thuộc và chịu sự quản lý của ngành xây dựng.
Ngành VLXD tạo ra các kết cấu vật chất, mà sự kết hợp giữa chúng sẽ
hình thành nên hạ tầng cơ sở cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh
hoạt trong đời sống kinh tế xã hội. Có thể hiểu VLXD là toàn bộ các đối
tượng lao động cần thiết để tạo ra các sản phẩm xây lắp. Sản phẩm VLXD do
vậy rất phong phú về chủng loại. Nó bao gồm các sản phẩm trực tiếp sau khâu
khai thác tài nguyên khoáng sản như: đá, cát, sỏi; sau khâu khai thác lâm sản
như: gỗ, tre, nứa, lá và các sản phẩm phải thông qua kỹ thuật chế tạo, công
nghệ sản xuất: như xi măng, gạch ngói, sứ vệ sinh, gạch men, kính, sơn
tường,... Thép, xét về bản chất và đặc điểm của ngành quản lý, thì thuộc vào

ngành công nghiệp luyện kim. Nhưng khi phân tích và nghiên cứu trên giác
độ các sản phẩm của thép, và quá trình sản xuất ra các sản phẩm thép phục vụ
cho lĩnh vực xây dựng thì thép, trong phạm vi hẹp này cũng thuộc ngành


Khai
Khai
thác
thác
đá,
đá,
cát,
cát,
sỏi
sỏi

SX
SX
Sàn
Sàn
sứ
hhsứ
xây
xây
dựn
dựn
gg

SX
SX

Thuỷ
Thuỷ
tinh
tinh
xây
xây
dựn
dựn
gg

SX
SX
Gạc
Gạc
hh
chịu
chịu
lửa
lửa

SX
SX
gạch
gạch
ngói
ngói

SX
SX
t chất

chất
dẻo
,, dẻo
,
phục
, phục
vụ
vụ
XD
XD

SX
SX
xi
xi
măn
măn
gg

CNVLXD,
VLXD,
CN
sành
sứ,
thuỷtinh
tinh
sành sứ, thuỷ

CN
CN


chất
oá chất

NGÀNH CÔNG
CÔNG NGHIỆP
NGHIỆP
NGÀNH

khác trực thuộc ngành công nghiệp qua sơ đồ sau:

VLXD. Có thể thấy được mối quan hệ giữa sản xuất VLXD với các ngành
với các ngành khác trực thuộc ngành công nghiệp

Sơ đồ 1: quan hệ của các ngành sản xuất VLXD

17


SX
SX
SX
SX
SX
SX
ống
đinh,
cấu
ống đinh,
cấu

c
gang ke,
ke,
kiện
gang
kiện
thép khoá
khoá
KL
thép
KL
s
các
(dầm, v
các
(dầm,
loại
cột...)
loại
cột...)
Cắt
Cắt
dán
dán
KL
KL
thàn
thàn
hh
tấm

tấm
hình
hình

CNSX
SX
CN
SP
bằng
SP bằng
kimloại
loại
kim
CN
CN
Luyện
kim
Luyện kim

18

Qua sơ đồ trên, có thể thấy rằng không có sự tách bạch hoàn toàn độc lập
SX
SX
gang
gang
thép
thép
xây
xây

dựn
dựn
gg

giữa ngành VLXD với các ngành công nghiệp khác. Có sự liên hệ và gắn bó
SX
SX
Nhự
Nhự
aa
đưở
đưở
ng
ng
Bitu
Bitu
m
m

CN
CN
Nhiên
Nhiên
liệu
liệu

nhất định giữa ngành VLXD với công nghiệp luyện kim và công nghiệp sành
sứ, thuỷ tinh. Mối liên hệ này được thể hiện qua sự hiện hữu của các loại
VLXD với kết cấu và tính chất đa dạng, được hợp thành từ những sản phẩm
của các ngành công nghiệp liên quan.

Để có thể sản xuất ra các chủng loại và các kết cấu vật liệu xây dựng
khác nhau đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thành phần, cấu
trúc và quy trình gia công của từng loại vật liệu để tạo ra được các sản phẩm
đầu vào với các tính năng kỹ thuật cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích sử
dụng khác nhau trong các kết cấu xây dựng. Vật liệu xây dựng cấu thành nên
kết cấu công trình, đồng thời trong bộ phận cấu thành đó, chúng chịu tác động
của tải trọng bên ngoài của môi trường xung quanh mà có thể sẽ gây ra biến
dạng và ứng suất đối với vật liệu. Để kết cấu công trình làm việc an toàn thì
trước tiên vật liệu phải có được các tính chất cơ học yêu cầu về tính biến
dạng, độ cứng, cường độ, khả năng chịu lực... nhằm chống lại các tác dụng
vật lý và hoá học của môi trường với sự hỗn tạp của nước, không khí, các hợp
chất tan trong nước, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời...
1.1.1.2. Đặc điểm của ngành vật liệu xây dựng

Ngành VLXD được hợp thành từ nhiều phân ngành, mỗi phân ngành có
đặc điểm và tính chất riêng. Sản xuất vật liệu xây dựng tạo ra các kết cấu vật
chất được sử dụng trong xây dựng công trình, mang đầy đủ các đặc tính
chung của ngành xây dựng. Mặc dù vậy, tất cả đều mang những nét chung của
một ngành xây dựng


19
Thứ nhất, là một ngành kỹ thuật.
Bản thân từ kỹ thuật, có một phạm vi và phạm trù không xác định.
Nhưng khi đề cập tới, người ta thường nghĩ là một ngành mà bản chất công
việc liên quan thì không đơn giản và dễ dàng. Kỹ thuật mang tính cụ thể trong
mỗi công việc nhất định: nó đòi hỏi tính tuân thủ các nguyên tắc, quy trình
chung, cũng như tính chính xác gần như tuyệt đối trong mỗi bước thực hiện
quy trình đó. Điều này có thể thấy phần nào qua quy trình sản xuất của xi
măng và thép ở phần trên tất cả các công đoạn, từ lựa chọn loại nhiên liệu sử

dụng, loại nguyên liệu đầu vào với các tỷ lệ thích hợp... Mỗi sự kết hợp đó sẽ
tạo ra sản phẩm có đặc tính kỹ thuật tương ứng khác nhau, cho dù xét một
cách chung nhất, đều cùng được sản xuất từ hỗn hợp các khoáng chất như
nhau.
Tính chính xác được đánh đổi với yếu tố rủi ro trong khi thực hiện. Bởi vì
nếu như các điều kiện môi trường để sản xuất xi măng, thép, sứ xây dựng…
không thích hợp, sẽ không tạo ra được sản phẩm có các đặc tính như mong
muốn. Nếu như các tỷ lệ hỗn chất đưa vào không phù hợp, thì cũng không đưa
ra được sản phẩm yêu cầu. Xét một cách rộng hơn, sâu xa hơn, do qui trình sản
xuất thường liên quan tới các phản ứng, các điều kiện lý hoá, nên có thể rất dễ
xảy ra hoả hoạn, cháy nổ mà sẽ gây thiệt hại không chỉ về vật chất, mà còn gây
chết người, đồng thời tạo ra khí độc hại đối với môi trường xung quanh...
Thứ hai, góp phần tạo ra giá trị các công trình xây dựng.
Giá xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải
tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Do đặc điểm của sản
phẩm và sản xuất xây dựng mỗi công trình có giá trị xây dựng riêng được xác
định bằng các phương pháp lập dự toán xây dựng. Ở mỗi nước, phương pháp
lập dự toán là do cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý quy định. Tổng
giá trị công trình sẽ bao gồm: chi phí xây lắp; chi phí mua sắm thiết bị; chi phí
khác; và chi phí dự phòng. Giá trị của VLXD là bộ phận cấu thành nên chi phí


20
trực tiếp (gồm: chi phí cho nguyên vật liệu xây dựng, chi phí cho nhân công,
chi phí cho sử dụng máy) trong mục giá trị của chi phí xây lắp (gồm chi phí
trực tiếp và chi phí chung).
Giá trị CPXL = CP trực tiếp (T) + CP gián tiếp (C)

[1]


Với: T = VL + NC + M

[2]

C = NC x P
Chi phí cho nguyên VLXD được xác định dựa trên khối
lượng và đơn giá dự toán xây dựng chi tiết theo công thức:
M

VL =

Qi x Dvi + CLvi

[3]

i=1

Trong đó:
VL: chi phí VLXD
Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i
Dvi: chi phí vật liệu trong đơn giá dự toán xây dựng của công việc xây lắp thứ i
CLvi: chênh lệch chi phí vật liệu thứ i (nếu có)
NC: chi phí nhân công
M: chi phí cho sử dụng máy
P: tỷ lệ chi phí chung so với chi phí cho nhân công
Sản xuất VLXD có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết vấn đề
nhà ở, công trình giao thông, thuỷ lợi, các kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh.
Chỉ riêng trong cơ cấu giá thành xây lắp, giá trị VLXD có thể chiếm từ

65% đến 70%. Con số này đã nói lên tầm quan trọng của VLXD, bao gồm cả
xi măng và thép trong xây dựng.
Thứ ba, các sản phẩm có thị trường tiêu thụ phân bố ở mọi nơi và tập
trung vào một số đối tượng khách hàng lớn.


21
VLXD phục vụ cho những công trình, nhà ở mà được xây dựng và sử
dụng tại chỗ và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Do luôn gắn liền
với qui trình thi công trong xây dựng, nên VLXD cũng có tính lưu động cao.
Để giảm bớt chi phí vận chuyển, các nhà thầu thi công công trình xây dựng
luôn tìm cách ký các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp
có cơ sở gần địa điểm thi công. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã
hội, nhu cầu xuất hiện mọi nơi, VLXD có mặt để đáp ứng nhu cầu đó.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, từ khi mới sơ khai hình thành các
ngành VLXD, hay ngành xây dựng phục vụ cho nhu cầu tồn tại, phát triển của
con người, có 9 loại hình thị trường xét theo số lượng bên cung và bên cầu
tham gia vào thị trường, xem bảng sau.
Bảng 1.1: Các loại hình thị trường vật liệu xây dựng
Nội dung

Một

Số lượng bên cung
Một
Độc quyền song
phương (1)

Một số
Độc quyền cầu

không hoàn hảo
(2)

Nhiều
Độc quyền cầu
hoàn hảo (3)
Thị trường cạnh

Số
lượng

Một số

bên

Độc quyền cung

Thị trường cạnh

tranh không

không hoàn hảo

tranh không

hoàn hảo và độc

(4)

hoàn hảo (5)


quyền nghiêng
về cầu (6)

cầu

Thị trường cạnh
Nhiều

Độc quyền cung
hoàn hảo (7)

tranh không

Thị trường

hoàn hảo và độc

cạnh tranh

quyền nghiêng

hoàn hảo (9)

về cung (8)

Nguồn: Kinh tế học của sự phát triển [42]
Tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, trong từng nền kinh tế
khác nhau mà thị trường VLXD sẽ rơi vào trường hợp của 1 trong 9 thị



22
trường. Cùng với xu thế hợp tác hoá và thương mại hoá quốc tế toàn cầu, giao
thương giữa các quốc gia phát triển hơn thì thị trường VLXD sẽ trải qua các
vị trí của các thị trường trung gian và dần hướng tới thị trường ở ô thứ (9): thị
trường cạnh tranh hoàn hảo.
1.1.2. Phân loại ngành vật liệu xây dựng

Có nhiều cách phân loại khác nhau trong ngành VLXD tuỳ theo mục tiêu
nghiên cứu, thông dụng nhất là cách phân loại ngành theo các phân ngành nhỏ
hơn, tương ứng với từng nhóm vật liệu có kết cấu tương đồng, có cùng đặc tính
và công dụng. Theo đó, ngành VLXD bao gồm các phân ngành trực thuộc:
1.1.2.1. Ngành xi măng

Xi măng là một trong những loại vật liệu thuộc nhóm chất kết dính vô
cơ, tồn tại ở dạng bột, khi nhào trộn với nước thì tạo thành loại hồ dẻo, dưới
tác dụng của các quá trình hoá lý, tự nó có thể rắn chắc và chuyển sang trạng
thái đá. Lợi dụng khả năng này của xi măng, người ta thường sử dụng chúng
để gắn các loại vật liệu rời rạc: cát, đá, sỏi thành một khối thống nhất như
trong công nghệ chế tạo bê tông, vữa xây dựng, các loại vật liệu đá nhân tạo
không nung, các sản phẩm xi măng amiăng.
Xi măng là chất kết dính rắn trong nước, có khả năng rắn chắc và giữ
được cường độ lâu dài trong môi trường không khí, cũng như trong môi
trường nước. Trong công nghệ sản xuất xi măng, sử dụng phổ biến các thải
phẩm công nghiệp như sỉ lò cao, bùn, và nguồn nhiên liệu chủ yếu là khí thiên
nhiên có nhiệt trị cao, dầu mazut và than đá. Dù vậy việc sử dụng than đá có
hiệu quả thấp do một số nhược điểm về kinh tế và kỹ thuật. Chi phí nhiên liệu
thường chiếm 25% giá thành xi măng.
Quy trình sản xuất xi măng gồm các công đoạn:
- Khai thác và cung cấp nguyên liệu: nguyên liệu chính và cơ bản là đá

vôi và đất sét.


23
- Chuẩn bị phối liệu: Gồm có khâu nghiền mịn, nhào trộn hỗn hợp với tỷ
lệ yêu cầu để đảm bảo cho các phản ứng hoá học được xảy ra và clinker có độ
đồng nhất. Đây là sự kết hợp của bột phối liệu đá vôi và đất sét.
- Nung để tạo clinker: Nung phối liệu được thực hiện chủ yếu trong lò
quay, hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào đầu cao, khí nóng được phun lên từ
đầu thấp, khi lò quay, phối liệu được chuyển dần xuống và được tiếp xúc với
các vùng có nhiệt độ khác nhau tạo ra những quá trình lý hoá phù hợp để hình
thành clinker.
- Nghiền clinker với phụ gia thạch cao: Việc nghiền clinker thành bột
mịn được thực hiện trong máy nghiền bi hình trống làm việc theo chu trình hở
hoặc kín. Xi măng sau khi nghiền có nhiệt độ từ 80 - 120°C được hệ thống
vận chuyển bằng khí nén đưa lên xi lô - bể chứa bằng bê tông cốt thép có
đường kính và chiều cao phù hợp.
1.1.2.2. Ngành thép

Thép dùng trong xây dựng là loại kim loại đen, hỗn hợp của sắt - carbon
với một số nguyên tố khác như silic, mangan, phôt pho, lưu huỳnh... với hàm
lượng carbon nhỏ hơn 2%.
Thép được phân thành các loại khác nhau tuỳ theo hàm lượng carbon.
Trong các kết cấu xây dựng chịu trọng tải động, thì việc dùng thép carbon
thấp sẽ là tốt hơn.
Để tăng cường các tính năng kỹ thuật của thép, trong quá trình sản xuất
có thể cho thêm những nguyên tố kim loại khác như mangan, crôm, niken,
nhôm, đồng... tạo nên các loại thép hợp kim khác nhau. Thành phần của các
nguyên tố khác này trong thép chỉ chiếm khoảng 1%. Nhờ các nguyên tố cho
thêm trong quá trình sản xuất mà tính chống ăn mòn, tính đàn hồi và các tính

chất kỹ thuật khác của thép được tăng cường.
Phần lớn các loại thép được sản xuất ra bằng công nghệ luyện kim, thông


24
qua phương pháp nấu chảy, sau đó đem đúc để hình thành sản phẩm hay bán
sản phẩm.
Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào quá trình chuyển tiếp từ trạng
thái lỏng sang trạng thái tinh thể (rắn) trong quá trình kết tinh. Quá trình kết
tinh diễn ra rất phức tạp, khi hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ kết tinh lý
thuyết, trong kim loại lỏng xuất hiện những phần tử rắn rất nhỏ có cấu trúc
tinh thể, đó là các mầm kết tinh. Quá trình tiếp theo, các mầm phát triển và trở
thành tinh thể.
Thép lỏng sau khi được luyện xong được đem đúc thành thỏi hay thành
sản phẩm. Cấu tạo tinh thể của bán sản phẩm hình thành có quan hệ mật thiết
đến tính gia công áp lực khi cán tiếp theo.
Trong xây dựng, vật liệu thép có thể ở dạng thép carbon: được cán nóng
thành tấm, thanh, dây, thép hình chữ U, I, thép góc... không được gia công các
giai đoạn tiếp theo để tăng chất lượng.
1.1.2.3. Ngành vật liệu xây

Vật liệu xây gồm các loại gạch nung và gạch không nung (gạch tunnel).
Đây là ngành sản xuất ra loại sản phẩm VLXD truyền thống, chiếm vị trí quan
trọng trong các loại VLXD cũng như hình thành các công trình xây dựng cơ
bản, phát triển khu dân cư ở các vùng, đặc biệt là vùng nông thôn. Năm 2000,
sản lượng gạch nung cả nước khoảng 12 tỷ viên, trong đó 63% được sản xuất
từ những lò gạch đất sét nung thủ công.
Việc sản xuất gạch nung từ công nghệ lò gạch thủ công, tính chất sản
xuất gián đoạn, chất lượng sản phẩm không đồng nhất nhưng do yêu cầu vốn
đầu tư ban đầu thấp nên trước đây được xem là thích hợp với các cơ sở, đơn

vị sản xuất nhỏ lẻ ở các địa phương.
Việc cải tiến quy trình kỹ thuật trong lò gạch thủ công được nghiên cứu
và ứng dụng với 2 loại lò: Lò tunnel là kiểu lò nung liên tục, trong đó gạch sẽ


25
di chuyển theo phương ngang. Đây là mô hình lò tiên tiến có thể tự động hoá.
Tuy nhiên vốn đầu tư khá cao, khoảng 5 tỷ đồng/lò 10 triệu viên/năm. Kiểu lò
này ít hao tốn nhiên liệu và không cần nhiều lao động trong vận hành; Lò
gạch nung đứng: là kiểu lò gạch nung liên tục nhưng khác với lò Tuy nel,
gạch sẽ di chuyển từ trên xuống theo phương đứng. Đây là mô hình có vốn
đầu tư thấp, quy mô lò kép, có thể mở rộng quy mô khi cần, thải ra lượng khí
thải ít và tận dụng được nhiệt lượng chất đốt
1.1.2.4. Ngành vật liệu lợp

Sản phẩm ngành này gồm các loại vật liệu lợp kim loại và phi kim loại.
Trong đó loại phổ biến và thông dụng là vật liệu lợp phi kim loại như: ngói
nung, ngói không nung, tấm lợp các loại (amiăng xi măng, nhựa…). Nghiên
cứu và triển khai công nghệ sản xuất mới đã chứng minh ưu thế của sản phẩm
ngói lợp bằng vật liệu xi măng cát, trên cơ sở sử dụng các loại vật liệu sẵn có
là xi măng, cát, phụ gia, sơn bề mặt, với kích cỡ lớn hơn, màu sắc phong phú
và bền lâu, chịu được gió bão mạnh, đồng thời lại có khả năng chống thấm,
cách nhiệt cao, độ bền tối thiểu 15 năm. Vốn đầu tư cho sản xuất loại vật liệu
lợp này không nhiều, chi phí nhân công ít, công nghệ đơn giản và gọn nhẹ với
sản phẩm sản xuất ra có giá bán cạnh tranh.
1.1.2.5. Công nghiệp gốm sứ xây dựng

Gồm các sản phẩm vật liệu ốp lát và sứ vệ sinh: gạch hoa, gạch ceramic,
gạch granite, gạch granito, gạch lá nem, gạch thẻ… Đây là ngành sản xuất
non trẻ, có tốc độ đầu tư phát triển và tăng trưởng sản xuất tương đối nhanh.

Năm 2002, toàn ngành sản xuất đạt 96,3 triệu m2 gạch ốp lát, 3 triệu sản
phẩm sứ vệ sinh, đến năm 2003 con số tương ứng là 105 triệu m2 và 3,5 triệu
sản phẩm, dự kiến năm 2004 sản xuất khoảng 140 triệu m2 gạch ốp lát và
khoảng 4,5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. Sản phẩm gốm sứ xây dựng được đánh


26
giá là có kiểu dáng phong phú, đa dạng và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng
trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu.
Ngành sản xuất này có lợi thế phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng
nguyên liệu dồi dào, chi phí nhân công rẻ, nhu cầu thị trường lớn do thực hiện
chủ trương đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế; tốc
độ tăng trưởng bình quân ngành khoảng 30%. Các DN phần lớn đều chú trọng
tới cải tiến quản lý và quan tâm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế.
1.1.2.6. Ngành thuỷ tinh xây dựng

Thuỷ tinh là dung dịch rắn ở dạng vô định hình nhận được bằng cách
làm quá nguội khối silicát nóng chảy. Nguyên liệu được dùng để sản xuất
thuỷ tinh là cát thạch anh hạt nhỏ, tinh khiết, xôđa, muối sunphát natri,
kalicabonat, đôlômit, đá phấn và các loại phụ gia như mangan ôxit, canxi
ôxit….
Thuỷ tinh xây dựng gồm 75 - 80% SiO 2, được sản xuất bằng cách nấu
các nguyên liệu trong các lò nấu thuỷ tinh cho đến nhiệt độ 1500oC. Sản phẩm
của ngành này bao gồm các loại kính xây dựng: kính phẳng, kính in hoa, kính
gương, kính phản quang. Kính phẳng được dùng để làm kính cửa sổ, cửa đi,
mặt kính các quầy trưng bầy, để hoàn thiện bên trong và bên ngoài công trình
xây dựng.
1.1.2.7. Ngành vật liệu chịu lửa, cách âm, cách nhiệt


Vật liệu chịu lửa các loại, vật liệu xốp, vật liệu nhẹ cách nhiệt, ceramic,
và các sản phẩm khác cùng nhóm. Điển hình trong nhóm này là VLXD bê
tông chịu lửa với những ưu thế trong sản xuất và sử dụng: vốn đầu tư thiết bị
sản xuất thấp, quy trình công nghệ linh hoạt, ít phụ thuộc vào thiết bị công
nghệ. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nước có nền công nghiệp
VLCL phát triển đã bắt đầu ứng dụng các loại bê tông chịu lửa thế hệ mới có


27
tính năng vượt trội so với loại truyền thống, được gọi là bê tông chịu lửa ít xi
măng (8-3% xi măng cao alumin - XMA), bê tông chịu lửa siêu ít xi măng
(<3% XMA) trên cơ sở XMA và bê tông chịu lửa không chứa xi măng.
Những năm gần đây, lượng sản xuất và sử dụng các loại bê tông chịu lửa
cao cấp này trong các ngành luyện kim, xi măng và các loại lò công nghiệp
khác ở hầu hết các nước ngày càng tăng nhanh. Đối với nước ta, nhu cầu sử
dụng bê tông chịu lửa ít xi măng hiện nay khoảng 3.000-4.000 tấn/năm. Với
mức độ đầu tư như hiện nay, con số này trong giai đoạn 2005-2010 sẽ tăng
2,5-3 lần.
Bê tông chịu lửa thường được thi công bằng các phương pháp khác nhau
như: Đầm rung, tự chảy (hay tự đầm), phun bắn (shotcrete), đầm nện (áp dụng
cho bê tông chịu lửa cách nhiệt).
1.1.2.8. Ngành đá, cát xây dựng

VLXD thuộc phân ngành này được khai thác và đưa vào sử dụng theo
phương thức đơn giản hơn hẳn so với các phân ngành khác.
Đá xây dựng được khai thác từ các núi đá và được đưa vào các máy làm
đá với đặc tính kỹ thuật khác nhau để cho ra các loại đá với kích thước khác
nhau; độ cứng của đá phụ thuộc vào tuổi núi đá được lựa chọn khai thác. Còn
cát phần lớn được lấy từ bãi sông với qui mô khai thác tuỳ thuộc vào sự quản
lý của cơ quan chức năng ở địa phương.

1.1.2.9. Ngành vật liệu mới

Các loại ván nhân tạo; vật liệu composit; vật liệu thuỷ tinh; các loại sơn
chống thấm và mốc; các loại sản phẩm VLXD sử dụng những cốt liệu nhẹ,
không ngấm nước, chịu mặn, tuổi thọ cao; phụ gia cho bê tông; vật liệu xử lý
nền đất; vật liệu phụ gia… và các loại vật liệu đặc chủng khác.
Mỗi phân ngành sẽ có những đặc tính riêng, xét về bản chất các sản
phẩm sản xuất ra cũng như chính bản thân quá trình sản xuất và gia công sản
phẩm đó. Mỗi loại VLXD, đều được sản xuất ra trên cơ sở xác định mục đích


28
và phạm vi sử dụng: sử dụng vật liệu ở đâu, để làm gì, và như thế nào để có
hiệu quả kinh tế kỹ thuật tốt nhất.
Cấu trúc của mỗi vật liệu đều có thể được biểu thị ở 3 mức: Cấu trúc vĩ
mô, có thể quan sát bằng mắt thường, chẳng hạn như xi măng: là vật liệu dạng
bột, có thể quan sát bằng mắt thường, có tính chất và công dụng khác nhau
tuỳ theo thành phần, độ lớn và trạng thái bề mặt. Cấu trúc vi mô, chỉ quan sát
bằng kính hiển vi. Cấu trúc trong hay cấu tạo chất, phải dùng những thiết bị
hiện đại để quan sát và nghiên cứu.
1.1.3. Vai trò ngành vật liệu xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
1.1.3.1. Vật liệu xây dựng là yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá - nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố và nền tảng quan trọng cho sự
phát triển kinh tế xã hội của bất cứ nền kinh tế của quốc gia nào trên thế giới. Cơ
sở hạ tầng ở đây đề cập đến bao gồm: đường sá, nhà cửa, nhà máy, văn phòng,
bến bãi, kho... và các kiến trúc cũng như công trình hạ tầng khác phục vụ cho
mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cho cuộc sống xã hội thường ngày.
Theo các nhà kinh tế, các nhân tố đóng góp vào sự phát triển của nền

kinh tế của một quốc gia có thể kể đến là: cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ và
trình độ quản lý. Trong 4 yếu tố này, có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng là tiền đề
cho sự phát triển của các yếu tố khác. Nhưng đồng thời, cũng là sự chuyển thể
và là kết quả từ sự tồn tại và phát triển của 3 nhân tố còn lại. Cơ sở hạ tầng
thực chất là hình thái vật chất cụ thể của vốn. Khi đánh giá năng lực tài chính
của một công ty, một tổ chức, hay một quốc gia, yếu tố đầu tiên và hữu hình
đập vào mắt là sự khang trang, bề thế hay sự suy tàn, đổ nát của cơ sở hạ tầng.
Công nghệ chỉ có thể ứng dụng và triển khai trên cơ sở hệ thống cơ sở hạ tầng
hiện đại.
Việc ứng dụng công nghệ là để có được phương thức sản xuất mới tiên
tiến nhưng nếu như cơ sở hạ tầng nói chung, nhà cửa và trang thiết bị nói


29
riêng không tương thích và không đủ khả năng đáp ứng thì việc ứng dụng
công nghệ mới đó, có thể xem như là vô hiệu quả, và nếu có thì hiệu quả thu
được sẽ quá nhỏ so với năng lực và hiệu suất hoạt động của nó trong điều kiện
cơ sở hạ tầng hiện đại. Trình độ quản lý, được thể hiện là việc ứng dụng
nhanh và cập nhật những công nghệ mới nhất hiện đại nhất và có hiệu năng sử
dụng cao nhất trong cơ cấu vốn phù hợp.
Cơ sở hạ tầng, do vậy là nền tảng cơ sở quan trọng cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tồn tại dưới các hình thái cấu trúc
khác nhau, nhưng dù ở dạng thể nào: đường cao tốc, cầu cống, nhà văn
phòng, nhà máy hay nhà chung cư... đi chăng nữa thì trong kết cấu xây dựng
của chúng, cũng đều không thể không có sự đóng góp của các loại VLXD
khác nhau, đặc biệt là xi măng. Công nghệ xây dựng ngày càng phát triển, xu
hướng thiết kế chung chuyển sang sử dụng các loại vật liệu mới nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu năng sử dụng, nhưng với vai trò của một chất kết dính,
xi măng vẫn luôn được sử dụng, đặc biệt là trong những kết cấu xây dựng cơ
bản như nền móng, dầm cột... của công trình.

1.1.3.2. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá

Kinh tế hàng hoá ra đời trên nền tảng sự phát triển của lực lượng sản
xuất cũng như nhu cầu trao đổi các loại hàng hoá dịch vụ khác nhau. Lực
lượng sản xuất, bao gồm cả các yếu tố vật chất mà nhờ đó, các hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hoá có thể diễn ra một cách thường xuyên.
Sự đóng góp của ngành xi măng nói riêng cũng như của ngành VLXD nói
chung đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá không hoàn toàn tác động
và thể hiện một cách trực tiếp qua sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá mà:
Xét trong phạm vi sản xuất và kinh doanh của ngành, phạm vi rộng và
hẹp, bản thân ngành sản xuất xi măng tạo ra một loại sản phẩm được thị
trường chấp nhận, được đem ra trao đổi và giao dịch trong quan hệ mua bán


30
trên thị trường. Nó cung ứng hàng hoá cho thị trường xây dựng, đồng thời
cũng đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Trên cơ sở đó, góp phần làm cho thị
trường trong nền kinh tế trở nên đa dạng hơn, cân bằng hơn trong mối tương
quan cung cầu, và đồng thời, đóng góp vào tổng giá trị sản xuất kinh doanh
của toàn xã hội. Sự tích tụ và tập trung vốn tư bản trong ngành sản xuất xi
măng, sự đóng góp của nó đối với thị trường hàng hoá không giữ vị trí độc
tôn và chi phối các ngành khác nhưng hoàn toàn không thể thiếu trong cơ cấu
kinh tế, đặc biệt là trong ngành kinh tế công nghiệp.
Xét trong phạm vi rộng hơn, đó là ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh
tế, sự phát triển của VLXD có tác động gián tiếp thông qua các kết cấu công
trình mà chúng tham gia tạo dựng. Như trên đã xác định, sự phát triển của bất
cứ lĩnh vực kinh tế nào, công nghiệp, dịch vụ hay nông nghiệp, cũng đều
thông qua mạng lưới cơ sở hạ tầng của quốc gia. Bất cứ ngành nào, trong lĩnh
vực hoạt động của chúng ít nhiều đều cần và phải sử dụng tới các yếu tố, cấu
phần khác nhau hình thành nên hệ thống cơ sở hạ tầng.

Kinh tế hàng hoá càng phát triển, sự phân công lao động xã hội càng đạt
tới trình độ cao, cùng với đó, nhu cầu đi lại giao thương và trao đổi hàng hoá
một cách nhanh chóng, thuận tiện sẽ được đáp ứng thông qua một hệ thống cơ
sở hạ tầng ngày càng được xây dựng và đổi mới. Xi măng, vật liệu đầu vào
cho quá trình thiết kế và xây dựng các chi tiết, hạng mục cũng như tổng thể
của công trình, có vai trò gắn kết từng bộ phận, yếu tố nguyên vật liệu rời rạc
khác nhau để hình thành nên hạng mục, kết cấu của công trình đó.
Mang tính độc lập tương đối và không tách rời thành bộ phận riêng lẻ,
rời rạc trong mối quan hệ với các lĩnh vực, các ngành khác, dù đó là trực tiếp
hay gián tiếp trong một tổng thể nền kinh tế trên phạm vi lãnh thổ mỗi quốc
gia, và giữa các quốc gia với nhau, ngành sản xuất kinh doanh VLXD thiết
yếu, xi măng, với sự phát triển của mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển


×