Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.27 KB, 8 trang )

Phát huy vai trò tr của nhân dân trong xây dựng h thống chính trị cơ sở vùng
đồng bào DTTS ở Tây Nguyên
I.Một số nhận thức về vai trò của nhân dân và việc phát huy vai trò của
nhân dân trong việc xây dựng HTCT cơ sở ở vùng Tây Nguyên
Nhân dân có vai trò vô cùng to lớn, là lực lượng sáng tạo lịch sử xã hội. Từ
xa xưa, cha ông ta đã nói “dân vi bản” , có nghĩa là dân là gốc, là nền tảng của xã
tắc, quyết định sự hưng vong của chế độ. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
hào hùng của dân tộc ta suốt 4000 năm lịch sử đã minh chứng chân lý đó. Bất cứ
lúc nào sức mạnh của nhân dân được phát huy, thì đất nước vững mạnh, phát triển,
ngược lại khi nào lòng dân ai oán, bức xúc, thiếu niềm tin vào chính thể, thậm chí
thiếu niềm tin vào các cơ quan quyền lực thì đất nước sẽ suy yếu và lâm nguy.
Nhận thức rõ chân lý “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; trung thành và
vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”; Sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, song sức mạnh đó chỉ có thể
được phát huy khi quần chúng được tổ chức lại bởi một đảng cách mạng chân chính.
Do vậy công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính tri, là điều
kiện để Đảng lãnh đạo cách mạng phát huy những giá trị cao đẹp tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực các
mạng, là nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của
Đảng.
Vai trò của người dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở nói
chung hết sức quan trọng, đặc biệt là vung đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Nghị quyết Trung ương 4 đã đưa ra bốn nhóm giải pháp, trong đó vai trò của
nhân dân; mối quan hệ giữa tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên với nhân dân được nêu
nhiều lần: Ở nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng, Nghị quyết nêu
rõ: “Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua MTTQ và
các đoàn thể chính trị - xã hội”. Trong nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, Nghị
quyết cũng đề ra giải pháp thứ năm: “Trong năm 2012 ban hành quy chế giám sát
(trực tiếp và gián tiếp) của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và
chính quyền các cấp…”.
2.Một số quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về phát huy vai


trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị
Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục nêu rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện
vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến.
Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra
những quyết định liên quan đến lợi ích, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh
luận đến giám sát quá trình thực hiện”
3. Kết quả
Những năm qua, phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã
được triển khai sâu rộng, từng bước được thể chế hóa trên nhiều lĩnh vực và thực sự
đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả thiết thực. Nhận thức về dân chủ và trách nhiệm,


năng lực thực hành dân chủ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị-xã hội, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức và nhân dân được nâng lên. Chế độ dân chủ đại diện được phát huy; chất
lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả
hơn. Chế độ dân chủ trực tiếp ngày càng được mở rộng, nhân dân được biết, được
bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của
mình; được tham gia vào công tác quản lý xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền. Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được chú trọng và đạt nhiều kết quả tốt; các ý
kiến, kiến nghị đã từng bước cụ thể, có địa chỉ, sát thực tế và được các cơ quan có
thẩm quyền tiếp thu, giải trình. Quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy
và bảo đảm thực hiện.
Việc phát huy vai trò của nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, đạt nhiều kết
quả, tác động tích cực tới công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước đề cao trách nhiệm trước nhân dân, tôn
trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng, sáng kiến, hiến kế của nhân dân.
Trách nhiệm của người dân được nâng lên, tích cực hơn trong việc phát hiện, giám sát,
góp ý đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, công tác quản lý,
điều hành của chính quyền, phong cách, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức; nhân dân hiểu rõ hơn, thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình,
từ đó thắt chặt thêm mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Kết quả thực hiện phương châm và phát huy vai trò của nhân dân đã góp phần
thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giữ vững quốc phòng, an ninh; đổi mới
phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng;
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội; đổi mới phong cách, lề lối làm việc, phát huy tính tiền
phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu; xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngăn ngừa các biểu hiện suy thoái
của cán bộ, đảng viên; tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
II. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong việc
phát huy vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng HTCT cơ sở hiện nay ở
Tây Nguyên
1.Tồn tại, hạn chế
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan


3. Một số kinh nghiệm rút ra trong việc phát huy vai trò của nhân dân
trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

III. Giải pháp phát huy vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng hệ
thống chính trị vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên
1.Nhóm giải pháp về nâng cao nhân thức
Tuyên truyền, giáo dục
- nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền
- nâng cao nhận thức cho người dân
Đổi mới nội dung tuyên truyền
2. Giải pháp về vận động đồng nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị
ở cơ sở

3.2. Phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp năm
2013; khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền
con người, quyền công dân, quyền dân chủ; sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; xem xét
nghiên cứu xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và các tầng lớp nhân dân
đối với các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; các ý kiến góp ý phải
được tập hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ; bảo đảm pháp luật của Nhà
nước đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng
của nhân dân.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp;
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân theo quy định của pháp
luật; đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm giải quyết đề xuất, kiến nghị của cử tri và
nhân dân.
- Lựa chọn các vấn đề quan trọng được cử tri và nhân dân quan tâm để tiến
hành giám sát và chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và

công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội về việc lấy
phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội
đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
- Tiến hành tổng kết việc thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động tiếp
xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đề xuất các giải pháp
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri.


- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và nhân dân cả
nước, cân nhắc thận trọng, thảo luận kỹ lưỡng trước khi xem xét, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước.
3.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện để nhân
dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành Trung ương lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định đã ban hành. Thực
hiện tốt Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính
phủ Quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh
giá đầu tư; Quyết định số 80/2005/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới
công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong

tình hình mới; Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ
luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
- Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính,
nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; thực hiện
đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ nhân dân của các cơ
quan, công chức, viên chức nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm, đạo đức, văn hóa giao tiếp
của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ. Xử lý nghiêm những cán
bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham ô, tham nhũng, gây phiền hà
cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy chế, quy định về
thực hiện dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với tình hình mới; đặc biệt là ở một số loại
hình, lĩnh vực mới liên quan trực tiếp đến đời sống, lợi ích chính đáng của nhân
dân, bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những
quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Luật tiếp cận thông tin. Quy định rõ cơ chế
cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin; trách nhiệm giải trình, trả lời phản ánh, kiến
nghị của người dân, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện
các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống


của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, cán
bộ, công chức, viên chức. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm (nếu có) trong
vấn đề này.
- Thường xuyên tiếp dân, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải quyết
những khó khăn, vướng mắc, bức xúc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đổi mới
cách lấy ý kiến nhân dân, có cơ chế thích hợp để nhân dân tự do hiến kế, bày tỏ
chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình.
- Ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã

hội; tổ chức tốt các hoạt động tự quản của nhân dân; giám sát cán bộ, công chức
thực thi pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nước cấp. Đảm bảo nguồn lực cho
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các hoạt
động giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
3.4. Thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các tổ chức chính trị xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung
sau:
- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quy chế dân chủ ở cơ sở, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước
đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền. Đề xuất với cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức giám sát độc
lập đối với hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đảng, cơ quan nhà
nước. Mạnh dạn phản biện các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong hệ thống tổ chức Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Tham gia tiếp dân, giải quyết đơn thư,
khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở; tham gia các
tổ, đội công tác giải quyết các “điểm nóng”, các vụ việc phức tạp; tham gia góp ý,
nhận xét cán bộ, đảng viên theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
- Nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, tập hợp đầy đủ ý kiến, kiến nghị của đoàn
viên, hội viên, cử tri và nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến biểu hiện suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, để phản ánh, kiến
nghị với Đảng, Nhà nước và thông tin cho đoàn viên, hội viên và nhân dân về kết
quả giải quyết của các cơ quan chức năng.



- Quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân
dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, chất lượng cán bộ làm công tác Mặt trận,
đoàn thể, công tác giám sát và phản biện xã hội.
3.5. Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ
a. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
công khai, minh bạch để nhân dân được tiếp cận thông tin, được biết các nội dung sau:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất
là các cơ chế, chính sách, pháp luật, quy chế, quy định thể chế hóa, cụ thể hóa các
nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
- Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các
chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích, hợp pháp chính đáng
của nhân dân.
- Các quy chế, quy định, quyết định về công tác tổ chức và cán bộ; nhận xét,
đánh giá người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; công tác quản lý tài chính,
tài sản, quản lý hành chính, thủ tục hành chính, trách nhiệm công vụ; kết luận thanh
tra, kiểm tra, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức
và công dân; kết quả xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết
luận; nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân; bản cam kết rèn luyện, giữ
gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo quản lý.
- Quy trình giải quyết công việc; danh sách, chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của
công dân, tổ chức.
- Hình thức và phạm vi công khai: công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng ở Trung ương, địa phương; cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ
quan, đơn vị, tổ chức; họp báo; qua hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; gửi văn bản hoặc
bằng các hình thức công khai phù hợp khác. Tùy từng nội dung, đối tượng cụ thể,
cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo lựa chọn hình thức, phạm vi công khai thích
hợp để nhân dân dễ hiểu, dễ tiếp cận thông tin; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo định
hướng thông tin kịp thời để nhân dân hiểu đầy đủ, đúng, chính xác thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội.

3- Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính
giai đoạn 2011 - 2020; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là những lĩnh
vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân. Thực hiện nghiêm các quy định về


đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử; nâng cao
tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; xây
dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách
nhiệm với dân”, “nói ít, làm nhiều, làm có hiệu quả”. Tăng cường kiểm tra, giám
sát, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham
nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,
công tác hòa giải trong nội bộ nhân dân.
4- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp thực hiện
có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; củng cố, kiện toàn, nâng cao
chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đoàn - Hội; phân công đảng viên, đoàn
viên, hội viên phụ trách hộ, nhóm hộ và xây dựng đội ngũ cốt cán ở cơ sở; thực hiện
công tác hòa giải ở cơ sở, tham gia giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, những
mâu thuẫn phát sinh trong đời sống nhân dân.
5- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Dân vận khéo”
gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phong trào “Cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện tốt công tác khen thưởng,
biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh
vực.

Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải dựa vào dân để chống quan
liêu, tham nhũng một cách hiệu quả.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu Đảng thiếu sự gắn bó mật
thiết với nhân dân, Đảng sẽ mất sáng suốt, trở thành quan liêu, độc đoán chuyên
quyền. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng phát sinh, phát triển.
Vì vậy, để chống quan liêu, tham nhũng một cách hiệu quả, Đảng phải gắn bó mật
thiết với nhân dân, phải dựa vào nhân dân. Mặt khác, nhân dân là nạn nhân trực
tiếp của quan liêu, tham nhũng, do đó nhân dân là lực lượng sáng suốt nhất,
mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất trong cuộc chiến chống quan liêu, tham nhũng
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để phát huy được vai trò của nhân dân chống quan liêu, tham nhũng,
Đảng, Nhà nước cần xây dựng cơ chế, môi trường thuận lợi để nhân dân tham
gia. Đó là cơ chế công khai, minh bạch các hoạt động của Đảng, Nhà nước trên
các lĩnh vực tổ chức, nhân sự, kinh tế, tài chính...; là cơ chế để những phản ánh
của người dân được tiếp nhận thuận lợi, và giải quyết kịp thời; là cơ chế để báo
chí, truyền thông tham gia chống quan liêu, tham nhũng; là cơ chế bảo vệ người
dân chống quan liêu, tham nhũng...


Để thực hiện giải pháp trên có hiệu quả, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
phải được thực hiện nghiêm túc, tránh hình thức. Tổ chức đảng, đảng viên phải thật
sự cầu thị, tôn trọng quần chúng. Những ý kiến góp ý, phê bình của quần chúng đối

với đảng viên, tổ chức đảng cần được ghi chép đầy đủ và kiểm tra, xác minh.
Những ý kiến phê bình đúng đắn cần tiếp thu, đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ để
đảng viên trong chi bộ biết, có kế hoạch sửa chữa và thông báo cho nhân dân biết.
Những góp ý chưa chính xác, những thắc mắc của dân cần được giải thích đầy đủ,
kịp thời.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Người đứng đầu MTTQ, các
tổ chức chính trị - xã hội phải là người có dũng khí đấu tranh, có tinh thần trách
nhiệm, biết khuyến khích, tổ chức quần chúng góp ý, phê bình theo tinh thần thẳng
thắn, xây dựng…
Mỗi đảng bộ, chi bộ phải thường xuyên coi trọng việc thực hiện nhiệm vụ của
người đảng viên, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ,
nắm vững tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.



×