Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong
giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và
đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy
Tiếng Việt mà trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng,
vì nó là bậc học nền móng cho các bậc học tiếp theo.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép”
(vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời
lượng nhất. Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi
học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng
cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học,
nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở
những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng là sử dụng nó ngày một thành thạo
hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không
nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân
môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong
đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh
lớp 3.
Môn Tiếng Việt lớp 3 nằm trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, với mục
tiêu nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
như nghe – nói – đọc – viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các
thao tác tư duy.
Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt,
về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước
ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt


Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, phân môn Luyện từ và câu lớp 3,
không có bài học riêng về kiến thức, chỉ trình bày các kiến thức (về từ gồm cả
thành ngữ, tục ngữ về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc; kiến
thức về ngữ pháp như từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất; Dấu chấm,
dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm. Học sinh nhận biết sơ
giản về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá ) học sinh cần làm quen và nhận
biết thông qua các bài tập thực hành. Qua các bài học, các em sẽ nhận biết được
các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ, mỗi
đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi hình ảnh so sánh ấy;
thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu đạt ngôn ngữ làm
cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những câu văn hay,
1


những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự quan
sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành công của
tác phẩm mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để làm
nên điều đó . Vì vậy dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là trên cơ sở lấy
quan điểm giao tiếp làm định hướng cơ bản và dạy theo tinh thần quan tâm đến
việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện.
Xuất phát từ đó mà tôi chọn đề tài: Giúp học sinh lớp 3 học tốt '' biện
pháp tu từ so sánh " trong phân môn Luyện từ và câu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tiếng Việt cùng với môn Toán là môn học quan trọng ở Tiểu học. Nó
chiếm nhiều thời gian trong quá trình học tập, đặc biệt là phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 3 cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về mảng nghĩa của từ. Đặc
biệt là các hình ảnh so sánh là một trong những nội dung mới và khó đối với học

sinh. Học sinh hay nhầm lẫn về hình ảnh so sánh và nhân hóa. Vậy để giúp học
sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã đưa ra
một số biện pháp nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tôi chọn học sinh lớp 3B làm đối tượng nghiên cứu trong năm học 20182019 tại nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát học sinh và giáo viên khi dạy phân môn luyện từ và câu trong
khi đi dự giờ.
- Điều tra, khảo sát thực tế.
- Thực nghiệm.
- Thống kê, so sánh đối chiếu.
- Kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG .
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Thế nào là so sánh? So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc có nét
tương đồng, có dấu hiệu chung nào đó nhằm tăng sức gợi cảm hoặc diễn tả một
cách hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự việc.
Trong thực tế có 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lý.
So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. Mục đích của so sánh tu từ nhằm
diễn tả một cách sinh động đặc điểm của sự vật, sự việc.
So sánh luận lý nhằm mục đích xác lập sự tương đương giữa 2 đối tượng.
Mặt khác, Nội dung chương trình học Luyện từ và câu lớp 3 về phần so sánh
được học trong 10 tiết ở các tuần ở tuần 1,3,5,7,9,10,15,18 của học kỳ 1 với 22 bài
tập khác nhau. Nội dung “so sánh” được dạy kèm với các nội dung khác. Có bài chỉ
dạy một nội dung về so sánh (bài 5) nhiều bài do kết hợp với các nội dung khác như:
So sánh được dạy cùng nội dung ôn kiểu câu: “Ai là gì ?” trong 4 tiết.
2



So sánh được dạy cùng nội dung ôn kiểu câu “ Ai làm gì ?” trong 2 tiết
So sánh được dạy cùng nội dung Danh từ (chỉ sự vật) trong 4 tiết
Riêng tuần 9 có thêm nội dung “Từ ngữ về quê hương”
Ở lớp 3, học sinh vẫn chỉ đang ở cuối giai đoạn của một quá trình nhận thức
nên nội dung dạy học so sánh không có tiết lý thuyết riêng phần hình thành kiến
thức được cung cấp thông qua hệ thống bài tập. Các bài tập được đưa ra dưới nhiều
dạng khác nhau.
Việc hiểu và tìm đúng các hình ảnh so sánh giúp học sinh làm bài tập một
cách chính xác, tránh những cách hiểu khác nhau. Vậy cần có một số biện pháp
đưa ra để giúp học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
2.2.1. Về việc dạy của giáo viên.
Theo quy trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn cho học sinh nắm kiến thức. Tuy nhiên do thời lượng một tiết
có hạn nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ, phân biệt biện pháp tu từ so sánh
trong các bài học được. Do đó sau các bài học về so sánh học sinh chỉ nắm được
kiến thức một cách riêng biệt. Đôi khi trong dạy học các nội dung này giáo viên
có lúc bí từ ( hạn chế về vốn từ) khi lấy thêm ví dụ cụ thể ngoài sách giáo khoa
để giúp học sinh phân biệt biện pháp tu từ so sánh với các mạch kiến thức khác.
2.2.2. Về việc học biện pháp tu từ so sánh của học sinh.
Khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực
quan, vốn kiến thức văn học của học sinh rất ít ỏi nên việc cảm thụ nghệ thuật tu
từ so sánh còn hạn chế.
Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về so sánh tu từ học sinh tiếp thu
và làm bài tập nhanh hơn về so sánh lí luận, có lẽ bởi so sánh lí luận trừu tượng
hơn so sánh tu từ.
Đặc biệt khi làm bài tập biện pháp tu từ so sánh thì đa số học sinh lúng túng
và làm bài tập chưa đạt yêu cầu. Các em chưa nắm được yêu cầu cơ bản như:
cách nhận diện sự vật, nhận diện về đặc điểm của sự vật được đem ra so sánh, từ

thể hiện sự so sánh sao cho phù hợp.
Để kiểm tra khả năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh tôi đã cho học sinh
lớp 3B làm bài tập sau:
Đề bài:
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
a)
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
c)
Trường Sơn: chí lớp ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
d) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.

3


Tổng số
học sinh
25 em

Kết quả khảo sát:
Số học sinh
Số học sinh
trả lời đúng
trả lời sai
SL
TL

SL
TL
10
40
10
40

Số học sinh
không trả lời được
SL
TL
5
20

Chỉ có 10 em trả lời đúng, 10 em chưa xác đinh được các hình ảnh so
sánh, còn 5 em không hiểu gì.
Đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi rất trăn trở. Làm thế nào để giúp
học sinh có thể nhận biết được biện pháp so sánh trong quá trình học tập. Bản
thân tôi đã đưa ra một số biệp pháp để giúp các em nhận biết được biện pháp so
sánh như sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ so sánh.
a) Về nội dung, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng.
*) Néi dung vÒ “biện pháp so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu ë
ch¬ng tr×nh Tiếng Việt lớp 3.
Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương
trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài với các nội dung sau:
- So sánh: Sự vật - Sự vật.
Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.

- So sánh: Sự vật - Con người.
Ví dụ: Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
- So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lòng hoa.
- So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Ví dụ: Con voi đen lông mượt
Chân đi như đạp đất.
*) Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng:
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau câu văn, câu thơ.
- Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn, câu thơ.
- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh.
- Nắm được các kiểu so sánh: So sánh hơn kém ; so sánh sự vật với con
người ; so sánh âm thanh với âm thanh ; so sánh hoạt động với hoạt động.
- Nêu được các từ so sánh.
- Điền từ ngữ vào câu có hình ảnh so sánh.
b) Biện pháp tu từ so sánh:

4


So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó, để hiểu rõ hơn đối tượng
được nói đến.
So sánh bao gồm:
- Đối tượng được so sánh
- Phương diện so sánh
- Từ biểu thị quan hệ so sánh ( như, như thể, như là, giống, giống như, tựa
như, không khác gì, bằng, là, chẳng bằng )

- Đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh.
So sánh có tác dụng như sau:
- Về nhận thức: Qua so sánh, đối tượng nói đến được hiểu rõ hơn.
- Về biểu cảm: Hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn.
Bài tập về so sánh có hai loại nhỏ :
- Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
- Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh
2.3.2. Híng dÉn häc sinh c¸ch häc tõng m¹ch kiÕn thøc
vÒ so sánh th«ng qua c¸c bµi tËp cô thÓ.
Sách Tiếng Việt lớp 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh ( với tư
cách là một biện pháp tu từ ) cho học sinh, mà thông qua hàng loạt bài tập, dần
dần hình thành ở học sinh khái niệm này. Hình thức bài tập thường là nêu câu
văn, câu thơ, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh; yêu cầu học
sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn,
câu thơ, đoạn văn ấy.
Chính vì thế tôi đã hướng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh
thông qua các bài tập cụ thể.
a) Kiểu so sánh: Sự vật - Sự vật.
Dạng bài tập này được cung cấp đan xen trong 4 tuần : Tuần 1, 3 , 9 và 15
với các bài tập cụ thể như sau:
* Ví dụ:
Bài 1: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a.
"Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành"
(Huy Cận)
b.
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
c.

"Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời"
(Lương Vĩnh Phúc)
d.
"Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe"
(Phạm Như Hà) - (Bài tập SGK-trang 8)
5


Bài 2: Tìm các hình ảnh được so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây :
a.
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Thanh Hải
b.
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa sao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Tô Hà
c.
Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp là nung
Lò Ngân Sủn
d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Đất nước ngàn năm.
(Bài tập SGK-trang 25)
Bài 3 : Ghi lại những sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :
a. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng
long lanh.
( Ngô Quân Miện)
b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
(Ngô Quân Miện)
c. Người ta thấy con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
(Bài tập SGK-trang 69)
Cách dạy loại bài tập này, trước hết giáo viên cho một học sinh đọc thành
tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe, vừa nhìn vào bài tập trong sách
giáo khoa. Ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ
nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn. Sau bước nhận
biết sơ bộ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào phân tích từng trường hợp,
tìm các sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài tập.
Với dạng bài tập này tôi thường hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau :
- Đọc yêu cầu bài tập. Lưu ý đọc toàn bộ bài tập
- Hướng dẫn HS phân tích yêu cầu.
+ Bài tập yêu cầu làm gì ?
+ Để tìm được các sự vật, hình ảnh được đem ra so sánh em cần làm gì ?
(Đọc kĩ yêu cầu và các câu văn câu thơ đề tìm các sự vật, các hình ảnh được
đem ra so sánh)
- Tìm sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh được so sánh.
Lưu ý HS : Đã gọi là so sánh thì phải có ít nhất 2 sự vật hoặc 2 hình ảnh trở
lên được đem ra để so sánh.
- Kết luận : Giáo viên kết luận và phân tích rõ để HS hiểu và tự làm lại được bài
tập nếu sai.

6



Theo cách làm này HS sẽ tìm được những sự vật hoặc những hình ảnh
được so sánh với nhau theo yêu cầu của bài tập : Cụ thể là :
1. Bài tập 2 – trang 8
a. hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
b. mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c. cánh diều được so sánh với dấu á.
d. dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với
"Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó
giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào
giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
+ Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì
vành tai.
Sau mỗi câu trả lời giáo viên cho học sinh xem hình ảnh minh họa để các
em dễ hình dung.

Hoa đầu cành

Hai bàn tay

7


Dấu hỏi
Vành tai

2. Bài tập 1 – trang 25
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
b. Hoa sao xuyến nở như mây từng chùm.
c. Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung
d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng
3. Bài tập 2 – trang 69
a. Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
b. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm
c. Đầu (con rùa) to như trái bưởi
* Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi củng cố cho HS về:
- Nhận biết được sự vật hoặc hình ảnh được đem ra so sánh.
- Để so sánh được cần phải có ít nhất hai sự vật hoặc hai hình ảnh trở lên
trong cùng một ví dụ.
- Từ để so sánh trong kiểu so sánh sự vật với sự vật là: như, là, tựa
b) Kiểu so sánh hơn kém:
Bước đầu sách giáo khoa chỉ cung cấp cho HS làm quen với kiểu so sánh
này nên có rất ít trong chương trình.
Ví dụ : Bài tập – trang 42, 43
Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau :
a.
Bế cháu ông thủ thỉ
- Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
(Phạm Cúc)
b.
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ

(Trần Đăng Khoa)
8


Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
Ở phần này khi kết luận cần cho HS nhận biết được các từ so sánh trong các
khổ thơ để khắc sâu cho HS và giúp HS dễ dàng nhận biết được đó chính là kiểu
so sánh hơn kém.
Từ các bước làm trên HS tìm được các hình ảnh so sánh và
kiểu so sánh cụ thể là :
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a.
Cháu khỏe hơn ông nhiều
hơn kém
Ông là buổi trời chiều
ngang bằng
Cháu là ngày rạng sáng
ngang bằng
b. Trăng khuya sáng hơn đèn
hơn kém
c.Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
hơn kém
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
ngang bằng
Lưu ý: Trong câu “Trăng khuya sáng hơn đèn” HS sinh gạch dưới từ trăng hoặc

cả cụm từ trăng khuya đều được xem là đúng. Hay trong câu
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”
HS có thể gạch dưới Những ngôi sao hay Những ngôi sao thức ngoài kia,
mẹ hay mẹ đã thức vì chúng con đều được. Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ
đều có các từ nòng cốt : trăng, những ngôi sao, mẹ là được.
* Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi củng cố cho HS về:
- Các hình ảnh được so sánh trong câu thơ.
- Các từ so sánh: là – hơn – chẳng bằng
- Kiểu so sánh: hơn kém, ngang bằng.
c) Kiểu so sánh: Sự vật - Con người.
Dạng của mô hình so sánh này là:
A như B: + A có thể là con người.
+ B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Với kiểu so sánh này tôi hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của đề bài; tìm
các hình ảnh so sánh; nhận biết về kiểu so sánh.
* Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
a.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
b.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với rời xanh
(Đồng Xuân Lan)
9


c.


Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang
(Nguyễn Thái Vận)
d.
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Với dạng bài tập này học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với con người
nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên
giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp búp trên cành và giải thích thêm:

Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non
đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng.
Cây pơ- mu cao lơn đứng hiên ngang như người lính dũng cảm đứng canh
gác giữa bầu trời.

"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển
đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân
trọng.
* Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi khắc sâu cho HS về:
10


- Các hình ảnh so sánh có trong câu thơ, câu văn, chỉ rõ cho HS biết hình
ảnh nào chỉ sự vật hình ảnh nào chỉ người.
- Từ so sánh là từ như
- Kiểu so sánh: Sự vật với con người

d) Kiểu so sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau:
A như B: + A là âm thanh thứ 1.
+ B là âm thanh thứ 2.
* Ví dụ: Bài tập 2 – trang 80
Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ,câu văn dưới
đây:
a.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
b.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
c. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những
rổ tiền đồng. Chim đầu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà
là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
(Đoàn Giỏi)
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ
nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
Âm thanh thứ nhất
a. Tiếng suối
b. Tiếng suối
c. Tiếng chim

Từ so sánh
như
như
như


Âm thanh thứ hai
tiếng đàn cầm
tiếng hát xa
tiếng xóc những rổ tiền đồng

Lưu ý: GV giải thích cho HS hiểu những gì ta chỉ có thể nghe được mà không
cầm nắm được đó chính là âm thanh.
* Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi vừa củng cố và mở rộng cho HS về:
- Xác định được từ chỉ âm thanh có trong câu thơ, câu văn.
- Từ so sánh: như
- Kiểu so sánh mới: So sánh âm thanh với âm thanh
đ) Kiểu so sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Mô hình này có dạng như sau:
+ A như B.
* Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với
nhau: +
"Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất"
(Trần Đăng Khoa)
11


+

"Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi"


(Ngô Viết Dinh)
Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ
đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so
sánh: hoạt động với hoạt động
* Kết luận: Với kiểu so sánh này HS cần nắm được:
- Từ chỉ hoạt động được đem ra so sánh trong câu thơ, câu văn.
- Từ so sánh giữa hai hoạt động.
- Kiểu so sánh mới: So sánh hoạt động với hoạt động.
Sau khi các em đã được làm quen với các kiểu so sánh được dạy lồng ghép
trong các tiết Luyện từ và câu ở tuần 15 các em được làm quen ví bài tập tổng
hợp một số kiểu so sánh và nâng cao hơn là nhìn vào hình vẽ để viết câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
Bài tập 3 (SGK trang 126): Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi
viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:

1

2

12


3
4
Để làm được bài tập này trước hết giáo viên phải cho học sinh nêu tên từng
cặp sự vật được vẽ trong mỗi hình. Sau đó tìm điểm giống nhau hoặc điểm
tương đồng trong mỗi cặp sự vật. Cuối cùng mới cho các em đặt câu để so sánh

hai sự vật với nhau.
Ví dụ: Tranh 1:
- Sự vật: mặt trăng (ông trăng) và quả bóng
- Điểm giống nhau: đều tròn
- Đặt câu: Ông trăng tròn như quả bóng.
Hoặc: Quả bóng tròn như mặt trăng đêm rằm.
Tranh 2:
- Sự vật: khuôn mặt (bé) hoặc nụ cười (bé) và bông hoa
- Điểm giống nhau: đều xinh đẹp
- Đặt câu: Mặt bé tươi như hoa.
Hoặc: Nụ cười của bé tươi như hoa.
Tranh 3:
- Sự vật: ngọn đèn và trăng sao.
- Điểm giống nhau: đều sáng
- Đặt câu: Đèn sáng như sao.
Hoặc: Ban đêm, trăng sao sáng như đèn điện.
Tranh 4:
- Sự vật: Hình dáng của đất nước ta và chứ S
- Điểm giống nhau: đề có nét cong.
- Đặt câu: Đất nước ta cong cong hình chữ S.
Cũng trong tuần 15 này, học sinh được làm quen với dạng bài tập điền từ
ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.
Bài tập: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như ...., như ....
b) Trời mưa đường đất sét trơn như ...
13


c) Ở thành phố có nhiều nhà cao như ...
Ở bài tập này học sinh phải hiểu được đặc điểm của sự vật trong từng vế

câu từ đó chọn được những sự vật có đặc điểm giống hoặc tương đồng để so
sánh. Chẳng hạn:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.
b) Trời mưa đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c) Ở thành phố có nhiều nhà cao như núi (hoặc quả núi, trái núi).
2.3.3. Tập hợp một số dạng bài tập về biện pháp tu từ so sánh.
Dạng 1: Tìm các sự vật được so sánh trong câu văn, câu thơ.
Các bài tập tham khảo:
Bài tập: Tìm các sự vật được so sánh trong các câu dưới đây. Các sự vật này
có điểm gì giống nhau:
a)
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông.
(Thanh Hào)
b)
Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
Bố mẹ già đi ông bà già nữa
Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì.
( Nguyễn Hoàng Sơn)
c)
Sáng sáng đầu ngọn gió
Những giọt sương treo mình
Nhìn như một thứ quả
Trong suốt và long lanh.
(Phạm Hổ)
d) Từng chùm khế lúc lỉu trên cành, ẩn hiện qua vòm lá xanh như những cái đèn
lồng nhỏ xinh.
Đối với bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài tập, tìm các sự vật
được so sánh.

Sau khi học sinh đã tìm được các sự vật được so sánh trong từng câu theo ý
hiểu, giáo viên nhận xét đưa ra kết luận:
Sự vật được so sánh với nhau trong các câu là:
a) Sương trắng (viền quanh núi) / chiếc khăn bông
b) Năm tháng (bay) / cánh chim (qua cửa)
c) giọt sương / quả
d) chùm khế / cái đèn lồng
Giáo viên có thể hỏi thêm học sinh về từ so sánh; điểm giống nhau của các sự
vật được so sánh để khắc sâu kiến thức.
Dạng 2: Tìm các hình ảnh được so sánh trong câu văn, câu thơ.
Bài tập: Gạch dưới các hình ảnh được so sánh trong câu văn, câu thơ dưới đây.
Trong những hình ảnh này em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
a) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ đấy thuyền đi đến chốn, về
đến nơi.
14


b) Công cha bằng bể, công mẹ bằng trời.
c) Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn
đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại.
d) Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như vầng mặt trời rực rỡ.
Trước hết giáo viên hướng dẫn các em gạch dưới các hình ảnh so sánh trong
từng câu. Sau đó chọn hình ảnh em thích và nói rõ vì sao em thích.
- Các hình ảnh so sánh:
a) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ
b) Công cha bằng bể, công mẹ bằng trời
c) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ
d) lá cọ xòe ra như vầng mặt trời rực rỡ.
Phần chọn hình ảnh em thích thì tùy vào ý kiến của mỗi em mà giáo viên có
cách hướng dẫn cụ thể.

Dạng 3: Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu có các hình ảnh so sánh.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu có các hình ảnh so sánh.
a) Giờ ra chơi, sân trường ồn ào như .....................................................
b) Trưa hè, mặt hồ sánh lóa như ............................................................
c) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như ...............................
d) Tiếng ve đồng loạt cất lên như ...................................................
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh: muốn tìm được từ ngữ thích
hợp để điền vào chỗ trống, ở từng trường hợp, em đọc kĩ từng từ ngữ cho sẵn,
dựa vào nội dung các từ ngữ cho sẵn để tìm từ ngữ cần điền.
Chẳng hạn:
a) Giờ ra chơi, sân trường ồn ào như ong vỡ tổ.
b) Trưa hè, mặt hồ sánh lóa như một tấm gương lớn.
c) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay.
d) Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đông ca.
Bài 2: Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có một số hình ảnh so sánh
như:
- Quê hương là chùm khế ngọt.
- Quê hương là đường đi học.
- Quê hương là con diều biếc.
- Quê hương là đêm trăng tỏ.
- Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi.
- Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi.
- Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Dựa vào cách so sánh trên, em tìm thêm một số hình ảnh so sánh khác bằng
cách tìm từ ngữ điền vào chỗ trống dưới đây:
- Quê hương là ..........................................
- Quê hương là ..........................................

15


- Quê hương là ..........................................
Ở dạng bài tập này, giáo viên giảng cho học sinh hiểu có rất nhiều cách
“định nghĩa” về quê hương, đồng thời là cách nói so sáng giàu hình ảnh. Dựa
vào cách nói của nhà thơ Đỗ Trung Quân, em có thể tìm thêm từ ngữ để điền
vào chỗ trống tạo ra sự so sánh. Ví dụ:
- Quê hương là tiếng hát ru của mẹ.
- Quê hương là lời kể chuyện ngày xửa ngày xưa của bà.
- Quê hương là những năm tháng tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm.
- Quê hương là cây đa, giếng nước mái đình.
- Quê hương là dòng sông, con đò, là bờ tre, giếng nước.
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo ra hình ảnh so sánh.
- đẹp như ...........................
- cao như ..........................
- trắng như ........................
- đen như ..............................
- nhanh như ......................
- xanh như ..........................
- chậm như ........................
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các câu thành ngữ mà ông bà ta hay nói.
Ví dụ: đẹp như Tiên; xanh như tàu lá... . Đây chính là các hình ảnh so sánh quen
thuộc trong cuộc sống.
Dạng 4: Viết lại câu văn cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng
các hình ảnh so sánh.
Bài tập: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng
cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a) Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b) Con sông quê em quanh co, uốn khúc.

c) Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
d) Tiếng mưa rơi ầm ầm, xáo động cả một vùng quê yên bình.
Đây là dạng bài tập khó cần có trí tưởng tượng, liên tưởng tốt và có vốn
từ ngữ phong phú mới có thể làm được. Vì vậy giáo viên hướng dẫn, gợi mở cho
học sinh đọc kĩ các các câu đã cho, từ nội dung của câu văn cho sẵn, em hãy liên
tưởng, tưởng tượng, tìm các hình ảnh so sánh tương đồng, tạo ra câu văn sinh
động, gợi cảm.
Ví dụ:
a) Mặt trời mới mọc như một quả cầu lửa đỏ ối.
b) Con sông quê em quanh co, uốn khúc như một con trăn lớn đang trườn ra
phía biển.
c) Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông như một tấm thảm khổng lồ.
d) Tiếng mưa rơi ầm ầm như thác đổ, xáo động cả một vùng quê yên bình.
2.3.4. Tổng hợp một số bài tập về so sánh trong cuộc sống để có thêm vốn
kiến thức trong quá trình giảng dạy.
Bản thân tôi cũng thường xuyên tìm tòi, tích lũy một số kiến thức về các
kiểu so sánh thông qua một số bài tập sau:
Bài 1: Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau ? Hai
sự vật đó giống nhau ở chỗ nào ? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì ?
16


a)

b)
c)

Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng : trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn : như hạt cau phơi

Cháu cười : quả chuối vàng tươi trong vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Lê Hồng Thiện
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Trần Đăng Khoa
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trần Đăng Khoa

d)

Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi
Phạm Đông Hưng
Bài 2: Gạch dưới các hình ảnh được so sánh trong các câu thành ngữ sau:
- Hiền như Bụt.
- Lành như Bụt.
- Cao như núi.
- Xấu như ma.
- Dài như sông.
- Gầy như que củi.
- Đen như củ súng.
- Xanh như tàu lá.
- Vàng như nghệ.
- Trắng như trứng gà bóc.
- Nhanh như chớp.
- Nhanh như điện.

- Chậm như rùa.
- Chậm như sên.
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra
hình ảnh so sánh.
a) Ở chân trời phía đông, mặt trời mới mọc đỏ như .............................................
b) Đêm trung thu, mặt trăng tròn vành vạnh như ................................................
c) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như .........................................................
Bài 4: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu
dưới đây:
a) Giữa mùa hè, mặt sông giống như tấm gương khổng lồ.
b) Mùa đông, lá bàng như tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa xuân sắp đến.
c) Tiếng ve sầu kêu ran như khúc ca mùa hè.
17


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI
BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Việc dạy các nội dung về biện pháp tu từ so sánh thực sự không đơn giản,
nhất là phân biệt được các kiểu so sánh. Trong quá trình giảng dạy, để cho học
sinh hiểu bài và nắm được kiến thức, bản thân tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu,
tìm tòi, học hỏi và lựa chọn những phương pháp dạy học có hiệu quả. Việc đưa
ra một số biện pháp để giúp học sinh rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so
sánh là một thử nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học. Tuy kết quả
chưa thực sự cao, song so với chất lượng học sinh học nội dung này ở năm học
trước cũng đã có sự chuyển biến.
Tôi ra đề kiểm tra với các bài tập sau:
Bài 1: Tìm các hình ảnh được so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
a.
Nắng vườn chưa mênh mông
Bướm bay như lời hát

b. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
c)
Màu xanh tuổi thiếu niên
Suốt đời tươi thắm mãi
Như lời ru vời vợi
Chẳng bao giờ cách xa.
Bài 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây rồi
ghi vào bảng.
a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha
của một chú chim lạc mẹ.
b) Tiếng gió vi vu như tiếng đàn từ xa vọng lại.
c) Tiếng hát lãnh lót vút bay cao như tiếng hót của chim họa mi.
Câu

Âm thanh thứ nhất

Từ so sánh

Âm thanh thứ hai

Bài 3: Đọc đoạn văn sau rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo
sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn
lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều
lóng lánh lung linh trong nắng.
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
a) Cánh đồng lúa mêng mông như …..
b) Tiếng gió thổi vi vu như ….
c) Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như ….
Thực tế cho thấy việc áp dụng linh hoạt các biện pháp nêu trên kết quả phân

môn Luyện từ và câu của lớp thể hiện qua bảng phân tích số liệu như sau:
Bảng khảo sát Kết quả cụ thể:
18


Học sinh lớp 3B– Năm học 2018 – 2019
(Tổng số HS: 25 em – tính bằng %)
Tổng số
học sinh
25 em

Số học sinh trả lời
đúng
SL
TL
24
95 %

Số học sinh trả lời
sai
SL
TL
1
5%

Số học sinh không
trả lời được
SL
TL
0

0%

So với kêt quả của các năm học trước, số học sinh trả lời đúng đã tăng,
không có học sinh không trả lời được. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận
dụng rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh trong những năm tiếp theo.
Trong việc vận dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, trải nghiệm đối
với các đối tượng học sinh , tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả khả quan:
- Các em yêu thích môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu,
vui vẻ, hào hứng, hăng say trong học tập.
- Các em hoàn thành tương đối tốt các bài tập vận dụng, thực hành.
- Học sinh đã biết dùng từ đặt câu đúng mẫu, đúng nghĩa và có hình ảnh.
Nhiều học sinh đã viết những câu văn, những bài văn có sử dụng biện pháp So
sánh một cách hiệu quả.
- Các em đã biết diễn đạt sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật so sánh.
Hơn thế nữa, thông qua luyện tập nhận biết và vận dụng các biện pháp tu từ so
sánh trong phân môn Luyện từ và câu, các em đã tích luỹ cho mình được vốn
kiến thức về ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời các em còn được bồi dưỡng tình
cảm yêu quý đồ vật, cây cối, loài vật và thiên nhiên gần gũi với mình.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Mỗi phân môn đều có yêu cầu đặc trưng riêng của nó. Để học sinh được
phát triển toàn diện nền móng ngay đầu người giáo viên cần có tâm huyết với
nghề, luôn có ý thức học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ để nắm vững mục tiêu bài
dạy, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình sử dụng các biện pháp dạy học để nâng
cao hiệu quả giờ dạy.
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp như đã nêu ở phần
trên, tôi đã đầu tư rất nhiều công sức, gặp không ít những khó khăn, song tôi đã
thành công và hài lòng với kết quả đạt được.
Bằng những kinh nghiệm nhỏ vận dụng trong quá trình giảng dạy phân
môn Luyện từ và câu, tôi rút ra bài học kinh nghiệm là:

- Nắm vững tinh thần đổi mới nhận xét, đánh giá HS theo Thông tư 22
của Bộ GD&ĐT để vận dụng tốt cách đánh giá, cách ghi nhận xét khuyến khích
tinh thần người học phù hợp với đặc trưng môn học.
- Để dạy học có hiệu quả các nội dung về biện pháp tu từ so sánh, mỗi
giáo viên chúng ta nên tích lũy cho mình những kiến thức sơ giản đến chuyên
19


sâu về từ, về các hình ảnh so sánh, trau dồi vốn từ, học hỏi các biện pháp dạy
học có hiệu quả của đồng nghiệp.
- Bản thân chúng ta nên cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu
những nội dung, kiến thức liên quan đến các biện pháp so sánh.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Trong
đời sống hằng ngày, nên để ý đến những câu nói, câu thành ngữ có sử dung các
hình ảnh so sánh để có tư liệu dạy học giúp học sinh liên tưởng, tưởng tưởng
trong quá trình vận dụng vào viết văn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
+ Đối với học sinh:
- Luôn có ý thức trách nhiệm cao với việc làm, nhất là tự học ở lớp.
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, xác định đúng yêu cầu
của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay
vào làm bài.
- Tìm thêm nhiều sách, báo đọc để nâng cao vốn kiến thức của mình.
+ Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu bài dạy thật chu đáo trước khi lên lớp.
- Khi tổ chức bất kì hoạt động nào phải đảm bảo nội dung, nhưng linh
hoạt rõ ràng theo các bước một cách nhanh chóng, tránh lặp lại tạo sự nhàm
chán cho HS.
- Có sự quan tâm nhiệt tình, yêu thương học sinh tạo cho các em sự say
mê, thoải mái trong tiết học.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã tìm tòi, đúc rút từ
thực tế, vận dụng trong quá trình dạy các tiết Luyện từ và câu. Trong quá trình
thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của anh chị em đồng nghiệp, Hội
đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:

Đỗ Thị Hường
20


21



×