Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn địa lí 6 ở trường PTDTBT THCS bát mọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Địa lí là một khoa học tổng hợp bao gồm cả kiến thức khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Môn học này có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Ngoài
việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất, môn học này
còn yêu cầu tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí, cũng
như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác, để phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay, khoa học địa lí còn có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp phát
hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một
cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
Hiện nay, việc lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc
trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết. Dạy học
môn Địa lí ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý
thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt
buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá
trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lí (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá,
so sánh, tổng hợp... các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu số liệu thống
kê ...). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung
bài học.
Trong một vài năm trở lại đây việc dạy theo phương pháp tích hợp kiến thức
liên môn là một trong những yêu cầu mới của việc dạy học và đánh giá theo hướng
phát triển năng lực học sinh thì việc khai thác kênh hình phục vụ cho việc dạy học
địa lí càng trở nên quan trọng hơn. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi
cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm
cho tư duy trong các em sau này như: tự phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng
địa lí khi không có giáo viên bên cạnh và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn một
cách linh hoạt và hiệu quả.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS Bát
Mọt, nay là trường PTDTBT-THCS Bát Mọt, tôi nhận thấy nhiều em HS có quan


niệm rằng Địa lí là một môn học thuộc lòng. Thực tế thì không phải như vậy. Trong
những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng
kênh hình như: Bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu số liệu thống kê. Bởi vì
tất cả các kiến thức Địa lí lớp 6 không được trình bày, phân tích mô tả một cách đầy
đủ qua kênh chữ, mà còn tiềm ẩn trong các kênh hình có trong bài học, trong khi tư
duy của trẻ ở lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể. Vì thế trong quá trình dạy Địa lí
lớp 6, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình để giảm tính
trừu tượng cho học sinh.

1


Từ thực tiễn của việc thực hiện giảng dạy chương trình - sách giáo khoa Địa
lí lớp 6 ở trường THCS trong các năm vừa qua. Bản thân tôi đã tích cực chủ động
nghiên cứu nhằm đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc dạy học tích hợp
kiến thức liên môn trong thực tế giảng dạy tại địa phương.
Với những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác
kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn Địa lí 6 ở Trường PTDTBT-THCS
Bát Mọt” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là kinh nghiệm của bản thân được
rút ra trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí. Do thời gian có hạn tôi chỉ nghiên
cứu trong phạm vi hai bài học trong chương trình Địa lí 6, xin được chia sẻ cùng
các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quí thầy
cô để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ việc nghiên cứu thực trạng vấn đề khai thác kênh hình và tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy - học Địa Lí 6 ở Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt để tìm
ra các biện pháp hữu hiệu giúp bản thân nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và

thực tiễn của việc khai thác kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
Địa lí nói chung và chương trình Địa lí 6 nói riêng. Giúp học sinh có kĩ năng khai
thác kênh hình trong học tập Địa lí cũng như biết vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các tình huống cụ thể đặt ra trong bài học. Qua đó giúp học sinh hiểu và
nắm vững kiến thức bài học. Từ đó góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa Lí của nhà trường và ngành Giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp hướng dẫn HS khai thác
kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong chương trình Địa lí. Cụ thể với đề
tài này tôi chỉ nghiên cứu 2 bài học trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 6THCS và giới hạn trong việc hướng dẫn HS Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt khai
thác kênh hình trong bài học, cũng như vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống cụ thể đặt ra trong bài học; đồng thời giúp các em biết liên hệ những
điều đã học với thực tế, từ đó khắc sâu kiến thức bài học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng đồng bộ và linh
hoạt các nhóm phương pháp cơ bản sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc và nghiên cứu các văn bản, các tài
liệu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp bản đồ, biều đồ.
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu.
2


B. NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Các khái niệm liên quan:

Kênh hình là "phương tiện dẫn lối" tri thức và thường được ví như một “hình
chiếu” có đầy đủ về nội dung kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Kênh hình bao
gồm bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu số liệu thống kê, tranh ảnh…, là
những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn Địa Lí. Theo xu hướng hiện
nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích
cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự
tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để
minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh
chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc
rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn Địa Lí
là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy - học
của thầy và trò. Vì thế, nếu người dạy và người học biết khai thác triệt để lợi thế
này thì hệ thống tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ… có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình truyền thụ tri thức.
Tích hợp trong tiếng Anh là integrated, nghĩa là "tập hợp, tích cóp, nhóm
gọn một hoặc nhiều các phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích". Theo từ điển
tiếng Việt, Tích hợp là sự tập hợp hay thu gọn thành phần một cách nhỏ gọn nhất có
thể.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng
dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất
là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
2. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí:
Trong các môn khoa học xã hội có thể nói địa lí là môn học rất cần sự trợ
giúp của kênh hình. Trong bộ môn nghiên cứu “trăm sông nghìn núi” này kênh hình
có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức
cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ sách giáo khoa đến màn
hình Power Point không chỉ giúp học sinh nhận thức được sự vật hiện tượng địa lý
một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra

những kiến thức địa lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình. Theo đó, kênh hình
đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao. Bằng chứng từ một kết
quả nghiên cứu cho thấy học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả
nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức.
3. Vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học
Địa lí:
Trong dạy học Địa lí việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào
để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
3


Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Trong thực tế tôi thấy rằng khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt
ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học
sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ
sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Thực trạng chung:
Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo nói chung cũng như đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo người lao động nói riêng có khả năng thích ứng
được với nhu cầu của thời đại mới là một vấn đề nóng bỏng đối với Ngành giáo dục
và Đào tạo nước nhà.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo đang có nhiều thay đổi lớn lao đòi hỏi người
dạy cũng như người học luôn phải đổi mới một cách sáng tạo, tìm ra cách dạy và
học mới phù hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên, không phải người dạy và
người học nào cũng làm được điều đó. Đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng
biên giới đặc biệt khó khăn như Bát Mọt thì việc áp dụng các phương pháp dạy học

mới phù hợp với đặc trưng bộ môn, đối tượng HS và đặc điểm vùng miền là điều
không dễ làm.
2. Đối với giáo viên:
Trong chương trình dạy học hiện nay việc vận dụng và áp dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Địa lí thường xuyên được
đề cập đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Địa lí nói riêng. Tuy nhiên,
ở các trường trung học cơ sở trong huyện Thường Xuân nói riêng chưa có tài liệu
chính thống nào qui định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc đối với việc giảng dạy
theo phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Đây là nội dung mới nên
thường gây lúng túng cho các giáo viêc trực tiếp giảng dạy môn Địa lí nói riêng và
các môn học khác nói chung. Đó cũng là vấn đề cấp thiết mà các giáo viên bộ môn
Địa lí phải thường xuyên nghiên cứu và tìm ra các giải pháp mới để giúp cho HS
nắm vững được kiến thức và vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống ở địa phương.
3. Đối với học sinh:
Trên thực tế, thói quen học tập tích cực của học sinh còn hạn chế, đặc biệt là
học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn như địa bàn xã Bát
Mọt – huyện Thường Xuân nơi tôi công tác. Đa số các em xác định động cơ học tập
chưa đúng, coi việc học là việc bình thường: thích học thì học không thì ở nhà đi
chơi hoặc đi chăn trâu, lấy củi...Mặt khác, đối với HS lớp 6 các em vừa làm quen
với chương trình địa lí ở trường trung học cơ sở nên nhìn chung các em thường
thấy môn học này khó hiểu, coi nó là môn học phụ.

4


Bằng kinh nghiệm và sự điều tra thực tế của bản thân, qua trò chuyện, trao
đổi với các đồng nghiệp trong cùng cơ quan, cũng như một số đồng nghiệp ở các
trường trong huyện, tôi nhận biết và rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến kết
quả học tập bộ môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 6 nói riêng còn thấp:
- Nguyên nhân thứ nhất, đó là do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy

của giáo viên trên lớp, đặc biệt phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu,
kém, trong giờ học môn Địa lí các em hầu hết không chú ý đến việc giảng bài cũng
như hướng dẫn của giáo viên.
- Nguyên nhân thứ hai là, thói quen tâm lí của học sinh rất xem thường bộ
môn Địa lí, các em và gia đình thường xem nhẹ bộ môn này và coi nó là các bộ
môn phụ chỉ học qua loa đại khái để đối phó với các kì thi, chứ chưa coi trọng nó là
một bộ môn quan trong trong việc hình thành tri thức cho bản thân các em.
- Nguyên nhân thứ ba là, do học sinh thiếu thời gian học tập: Đa số các em là
con em của đồng bào dân tộc thiểu số, sống trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
(vùng 135), gia đình nông dân nghèo, sau thời gian học tập ở trường các em còn
phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà…
- Nguyên nhân thứ tư là, một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chưa
đầu tư đúng mức đến việc học của con em, đang còn giao khoán cho nhà trường
nên một bộ phận học sinh đã không chú ý đến việc học tập nói chung và môn Địa lí
nói riêng.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
1. Một số nguyên tắc bắt buộc khi hướng dẫn HS khai thác kênh hình:
Để khai thác triệt để “công lực” của kênh hình, giáo viên phải nắm được một
số nguyên tắc có tính bắt buộc sau:
- Nguyên tắc sử dụng đúng lúc: Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế
mạnh của kênh hình, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của học sinh. Yếu tố bất ngờ
khi kênh hình xuất hiện càng kích thích tính hấp dẫn và hứng thú từ người xem.
Nếu cho các em xem trước thì dễ nhàm chán và phân tán sự chú ý của cả lớp.
- Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ: Tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trực
quan một cách hợp lý nhất. Có như vậy học sinh mới huy động được nhiều giác
quan nhất, dù ngồi ở mọi vị trí trong lớp ai cũng có thể tiếp xúc phương tiện một
cách rõ ràng và đồng đều.
- Nguyên tắc sử dụng đủ cường độ: Chúng ta cần nhớ, hiệu quả của kênh
hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ
lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.

2. Phương pháp tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình:
- Khai thác kiến thức trên bản đồ: do tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã
các ký hiệu và biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng nên các em phải có kiến
thức và kỹ năng về bản đồ. Giáo viên phải hướng dẫn các em đọc bản đồ theo các
bước của kỹ năng bản đồ. Sau đó các em phải đối chiếu với Atlat và bản đồ giáo

5


khoa treo tường để quan sát phân tích và rút ra nhận xét về các đối tượng, sự vật và
hiện tượng địa lí sâu sắc hơn.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí: tranh ảnh có nhiệm vụ manh nha
những biểu hiện cụ thể về kiến thức địa lý cho học sinh. Trong đó tranh ảnh treo
tường và các tranh ảnh trong sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
- Khai thác kiến thức từ các biểu đồ: sử dụng biểu đồ trong giảng dạy môn
địa lí bậc THCS diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như quan sát, phân tích, so
sánh để từ đó rút ra nhận xét rồi chuyển sang bảng số liệu thống kê… Dù dưới hình
thức nào cũng phải giúp các em thành thục kỹ năng sử dụng biểu đồ từ đó rút khai
thác được kiến thức chứa đựng trong đó.
3. Những kiến thức nhiều môn học khác nhau cần vận dụng trong dạy
học tích hợp phù hợp với nội dung của đề tài:
a) Về Toán học: Tính lượng mưa rơi ở một địa phương:
+ Trong ngày: Tổng lượng mưa các trận mưa trong ngày.
+ Trong tháng: Cộng lượng mưa tất cả các ngày trong tháng.
+ Trong năm: Cộng lượng mưa trong cả 12 tháng.
+ Trung bình năm: Lượng mưa nhiều năm cộng lại rồi chia cho số năm.
b) Về Vật lý và Hóa học:
- Giải thích hiện tượng ngưng tụ là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng
sương, mây, mưa, quá trình phong hóa, đất đá, tích tụ vật chất đối với việc hình
thành đất.

- Giải thích hiện tượng thoái hóa, bạc mầu đất trong sản xuất nông nghiệp
khi sử dụng phân hóa học và các hóa chất không hợp lí.
c) Về Sinh học:
- Tác hại của sương muối, sương giá, đối với cây trồng, vật nuôi.
- Hiểu được độ phì của đất, đất tốt, đất xấu, sự sinh trưởng và phát triển của
thực vật trên các loại đất có độ phì khác nhau.
d) Môn công nghệ:
- Các phương pháp làm tăng độ phì của đất.
- Các biện pháp canh tác hợp lí giúp cải tạo đất, giảm thiểu qúa trình thoái
hóa đất.
e) Môn giáo dục công dân:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khí hậu và môi trường đất.
f) Môn Địa Lí:
- Học sinh biết giải thích các bài học có liên quan ở các khối tiếp theo. Đặc
biệt, qua nội dung của hai bài học nêu trong đề tài học sinh biết giải thích các hiện
tượng tự nhiên có liên quan với bài học ở thực tế địa phương, từ đó có những hành
động cụ thể để hạn chế tác hại của nó và tìm các biện pháp khắc phục phù hợp như:
giúp gia đình hạn chế tác hại của sương muối, sương giá, giúp gia đình cung cấp độ
phì cho đất, giảm tối thiểu tác hại của bón các loại phân hóa học, phun hóa chất làm
thoái hóa bạc màu đất trong sản xuất nông nghiệp.
4. Một số ví dụ cụ thể.
6


4.1. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20: Hơi
nước trong không khí. Mưa.
4.1.1. Mục tiêu dạy học:
Vận dụng các kiến thức liên môn để giải thích các hiện tượng: sương, mây,
mưa trong tự nhiên. Cụ thể là:

a. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu quá trình tạo thành sương, mây, mưa nhờ các kiến thức môn
Địa lý, Vật lý, Sinh học.
- Dựa vào kiến thức Toán học HS tính được lượng mưa của một địa phương.
- Trên trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều
nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và cực Nam.
- Giúp các HS giải thích được hiện tượng sương, mây, mưa tại địa phương.
b. Về kỹ năng:
- Giúp HS rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân
tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế.
- Đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét sự phân bố
lượng mưa trên thế giới.
c. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức, thái độ biết quý trọng các sản phẩm nông ngiệp. Đồng thời
trong bài này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Địa lí,
Sinh học để giải thích hiện tượng sương, mây, mưa ở địa phương.
4.1.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự ngưng tụ.
Bước 1:
- Giáo viên: cho học sinh quan sát một số ảnh về các hiện tượng ngưng tụ:
(sử dụng máy chiếu)
- Học sinh quan sát, nhận xét về nội dung các hình ảnh.

Hình 1: Sương móc

Hình 2: Sương sớm trên cỏ

Hình 3: Sương trên cành

khô.

7


Bước 2:
- Giáo viên: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
+ Các hình ảnh trên có nội dung là gì? (các loại sương thường gặp)
+ Hơi nước trong không khí khi nào thì ngưng tụ?
Bước 3:
- Sau khi học sinh trả lời - Giáo viên sử dụng kiến thức vật lí để giải thích
khắc sâu kiến thức cho HS: (Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn được cung cấp
thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt
nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ).
- Giáo viên hỏi học sinh: Hơi nước trong không khí ngưng tụ sẽ sinh ra hiện
tượng gì? (Mây, mưa, sương…)
- Vậy: hơi nước trong không khí muốn ngưng tụ thành mây, mưa phải có
điều kiện gì? (Nhiệt độ không khí giảm.)
Bước 4: Giáo viên tiếp tục cho
học sinh quan sát hình ảnh về hậu quả
của sương muối. Và yêu cầu học sinh sử
dụng kiến thức sinh học, thực tế để trả
lời câu hỏi: Sương muối gây ra những
hậu quả nghiêm trọng nào cho sản xuất
nông nghiệp?
Hình 4:Thiệt hại do sương muối

Bước 5: Giáo viên: Biện pháp phòng chống sương giá, sương muối :
- Đối với cây trồng: Dùng nylon trong suốt che phủ tạo hiệu ứng nhiệt, giữ
ấm cho các vườn cây giống, đặc biệt diện tích mạ mới gieo; hằng ngày tưới đủ ẩm;
tủ gốc bằng mùn, rơm, rạ để giữ ấm và giữ ẩm cho cây.
- Đối với vật nuôi: Huy động mọi nguồn thức ăn có thể của địa phương, đảm

bảo cung cấp thức ăn tại chuồng, không để trâu, bò bị đói; nhốt trâu bò tại chuồng,
không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống dưới 12 0C và cho gia súc nghỉ làm
việc…nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh thì báo cáo ngay với ban thú y địa
phương kịp thời cứu chữa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mưa và sự phân bố lượng
mưa trên trái đất.
Bước 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát vòng tuần hoàn nước và cho biết
quá trình hình thành mưa.

8


Hình 5: Vòng tuần hoàn của nước.

- Học sinh trả lời – giáo viên chuẩn kiến thức: Khi không khí bốc lên cao, bị
lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều
kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống
đất, hiện tượng đó gọi là tạo thành mưa.
Bước 2: Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát một số dạng mưa đặc biệt:

Hình 6: Mưa đá

Hình 7. Mưa tuyết ở SaPa

Hình 8: Mưa axit.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ và yêu cầu học sinh cho biết
nguyên nhân hình thành mưa axit. ? Hậu quả của mưa xít (làm chết cây cối…)

Hình 9: Sơ đồ quá trình hình thành mưa axit


9


Bước 4: Giáo viên chuyển nội dung sang mục a.
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương:
- Giáo viên: Yêu cầu HS quan sát
H52 trong sách giáo khoa và giới thiệu
về dụng cụ đo mưa: Thùng đo mưa (Vũ
kế), Đơn vị tính lượng mưa mm.

Hình 10: Dụng cụ đo mưa
- Giáo viên đặt câu hỏi: Muốn biết lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong
năm và lượng mưa trung bình năm của 1 địa phương ta tính như thế nào? (HS sử
dụng kiến thức toán học để tính)
- Lượng mưa trong ngày = tổng các lần đo trong ngày.
- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng
- Lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa trong 12 tháng
- Tính lượng mưa trung bình năm: Tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số
năm .
Bước 5: Giáo viên: Treo biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh
(Phóng to trên màn hình máy chiếu đa năng)
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh
khai thác biểu đồ lượng mưa:
+ Tháng nào có mưa nhiều nhất?
Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
+ Tháng nào có mưa ít nhất?
Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
(Tháng 9:330 mm; Tháng 2:10mm)
+ Những tháng nào có lượng mưa

cao? những tháng nào có lượng mưa
thấp?
- Giáo viên kết luận: Ở TP Hồ Chí
Minh một năm có 2 mùa: mùa mưa và
mùa khô tương phản sâu sắc.
Hình 11: Biểu đồ lượng mưa TP. Hồ Chí Minh.
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
Bước 6: Giáo viên: Treo hoặc phóng to (máy chiếu) bản đồ phân bố lượng
mưa trên thế giới:

10


- Giáo viên: hướng dẫn phần
chú giải cho học sinh và đặt các câu
hỏi gợi mở:
+ Khu vực có lượng mưa trung
bình năm trên 2000mm?
+ Khu vực có lượng mưa trung
bình năm dưới 200mm?
Hình 12: Lược đồ phân bổ lượng mưa trên thế giới

+ Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới? (Mưa phân bố không đồng
đều: mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít ở chí tuyến và vùng cực)
+ Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa là bao nhiêu? (1001-2000
mm)
+ Vì sao sự phân bố lượng mưa trên thế giới lại không đều? (Học sinh dùng
kiến thức sự ngưng tụ để giải thích một phần nguyên nhân vì sao lượng mưa trên
thế giới phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực)
Bước 7: Giáo viên dùng sơ đồ sau để củng cố bài:


Hình 13 :Sơ đồ quá trình hình thành mưa.
4.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 26: Đất
và các nhân tố hình thành đất.
4.2.1. Mục tiêu dạy học:
Vận dụng các kiến thức liên môn để hiểu và giải thích các hiện tượng: thổ
nhưỡng, thành phần của đất và vai trò của các nhân tố hình thành đất…Cụ thể là:
a) Về kiến thức:
- Giúp các em biết và hiểu được khái niệm đất nhờ vào kiến thức bộ môn Vật
lí, Công nghệ, Địa lí.

11


- Giúp các em biết được các thành phần của đất cũng như vai trò của các
nhân tố hình thành đất, nhờ vào kiến thức Hóa học, Vật lí, Địa lí.
- Nhờ vào kiến thức Địa lí, Công nghệ các em hiểu được tầm quan trọng về
độ phì của đất. Cũng như về ý thức, vai trò của con người trong việc làm tăng độ
phì của đất.
b. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khai thác ảnh địa lí.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế.
c. Về thái độ:
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế và có ý thức trong việc bảo vệ tự nhiên
thông qua môn Địa lí và Giáo dục công dân.
4.2.2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu lớp đất trên bề mặt lục địa.
Bước 1:

- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về lớp đất trên bề mặt lục địa và
vận dụng kiến thức thực tế cho biết: Lớp đất (thổ nhưỡng) là gì?
Bước 2:
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình 66 nhận xét về màu sắc và độ
dày của các lớp đất khác nhau? Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực
vật ?
Giáo viên sử dụng kiến thức Vật lí,
Hóa học, Sinh học và Địa lí để giải
thích khắc sâu kiến thức cho HS: Về
độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo và
các đặc điểm của các tầng khác nhau
của đất như: vật chất thô hay mịn, dẻo
hay vụn bở, khô hay ướt…GV cho học
sinh quan sát ảnh về mẫu đất:
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh
trên và rút ra nhận xét về các các tầng
cấu tạo nên lớp đất trên bề mặt các lục
địa:
Mẫu đất gồm có nhiều tầng khác nhau:
- Trên cùng là tầng chứa mùn
(mỏng, màu nâu xám loang lỗ).
- Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi...
(dày, màu vàng cam).
- Dưới cùng là tầng đá mẹ
(xuống sâu, màu vàng đỏ).
Hình 1: Mẫu
12


đất

- GV: yêu cầu HS cho biết: trong các tầng trên, tầng nào có giá trị lớn nhất
đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật? (Tầng chứa mùn cung cấp chất
dinh dưỡng, là môi trường nuôi trồng thực vật).
Bước 3: GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về thực vật sinh trưởng
và phát triển trên lớp đất để hiểu sâu sắc hơn về kiến thức.

Hình 2: Sự sinh trưởng của thực vật trên lớp đất.

Hình 3: Sự sinh trưởng của thực vật trên lớp đất.
Phần 2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu các thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
Bước 1:
- HS đọc SGK cho biết lớp đất (thổ nhưỡng) gồm có mấy thành phần?
- HS trả lời: gồm hai thành phần: thành phần khoáng và chất hữu cơ.

13


- GV: yêu cầu HS quan sát hình
ảnh và cho biết: thành phần
khoáng chiếm số lượng như thế
nào trong trọng lượng của đất?
Có đặc điểm như thế nào?
Hình 4: Thành phần khoáng của đất
(đá bị phong hóa)

- HS trả lời:
- Thành phần khoáng: có tỉ lệ lớn (90 – 95 %), các hạt màu loang lổ.
- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- Gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

- GV: Nguồn gốc hình thành của thành phần khoáng trong đất?
Bước 2:
- GV: + Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ như thế nào?
+ Thành phần hữu cơ tồn tại dưới dạng nào trong lớp đất?
+ Thành phần hữu cơ có màu sắc như thế nào?
- Chiếm một tỉ lệ nhỏ.
- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
- GV: yêu cầu HS quan sát ảnh, dựa
vào kiến thức hiểu biết, kênh chữ SGK
cho biết: Thành phần hữu cơ có nguồn
gốc từ đâu? (HS vận dụng kiến thức
Sinh học, Hóa học, để giải thích nguồn
gốc hình thành chất hữu cơ)
- HS: có nguồn gốc từ xác của
các loài sinh vật bị vi sinh vật phân
hủy theo thời gian nhất định.
Hình 5: Thành phần hữu cơ của đất.

14


Hình 6: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ của đất.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7 và
cho biết: Ngoài những thành phần trên,
trong đất còn chứa những yếu tố nào
nữa?
- HS: -Ngoài ra trong đất còn có
nước và không khí.
- GV: Tính chất quan trọng nhất

của đất là gì? (Độ phì)

Hình 7: Các thành phần khác của đất.

- GV: Vậy độ phì của đất là gì?
Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Đó là khả năng cung cấp nước, các
chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như: nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh
trưởng và phát triển.
- GV yêu cầu HS quan sát 2 ảnh sau và rút ra nhận xét về vai trò của độ phì.

- Đất xấu: độ phì kém, thực vật sinh
trưởng khó khăn.

15
- Đất tốt: độ phì cao, thực vật sinh
trưởng thuận lợi.


Hình 8: Độ phì của đất.
- GV: Con người tác động như thế nào đối với việc làm giảm và tăng độ phì
của đất? (Tăng độ phì: bón các loại phân hợp lí để cải tạo đất…Giảm độ phì: canh
tác không hợp lí, không cung cấp bón phân cho đất…)
- GV: yêu cầu HS quan sát các hình ảnh, dựa vào sự hiểu biết của bản thân
thảo luận nhóm theo phiếu học tập tìm ra hậu quả và biện pháp khắc phục tình
trạng phá rừng của con người. (Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh)
Khi con người phá rừng
nhiều, thì sẽ dẫn đến
những hậu quả gì? Chúng
ta khắc
phục hậu quả đó

Hậu quả:
bằng những cách nào?
Hậu quả:
Phá rừng => diện tích
rừng bị thu hẹp, gây xói
mòn đất (mất độ phì của
đất), gây lũ quét vào mùa
mưa, …
Hình 9: Rừng bị con người chặt phá.
Biện pháp:
Cấm chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rãy, trồng rừng phủ xanh đồi núi
trọc, …..-> Bảo vệ tốt lớp phủ thực vật.
Phần 3. Các nhân tố hình thành đất.
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất.
Bước 1: - GV: yêu cầu HS đọc SGK cho biết các nhân tố hình thành đất?
- HS: (Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người).

16


- GV: yêu cầu học sinh quan sát hai ảnh sau và cho biết: đá mẹ có vai trò như thế
nào? (Đá mẹ: sinh ra thành phần khoáng trong đất.)

Đá mẹ là badan

Đá mẹ là granit
Hình 10: Đá mẹ.

- GV: yêu cầu HS quan sát tranh và dựa
vào vốn hiểu biết của bản thân hãy cho

biết vai trò của sinh vật trong quá trình
hình thành đất? (Sinh ra thành phần hữu
cơ.)
Hình 11: Vai trò của sinh vật trong việc
hình thành đất.

17


- GV: yêu cầu HS quan sát ảnh, dựa vào
hiểu biết thực tế của bản thân cho biết
vai trò của khí hậu đối với việc hình
thành đất?
(Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn
cho quá trình phân giải chất khoáng và
hữu cơ trong đất)
Hình 12: Vai trò của khí hậu trong việc hình thành đất.

Bước 2:
- GV: Ba nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất
là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.
- GV: Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào
khác? (địa hình, thời gian và chịu sự tác động của con người)
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh của các nhân tố địa hình,
thời gian và con người ảnh hưởng đến sự hình thành đất để khắc sâu kiến thức.

Con người

Địa hình


Thời gian

18


Hình 13: Tác động của địa hình, thời gian và con người trong việc hình thành đất.

- GV: Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân, môn Địa lí, Sinh học,
Công nghệ để giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên đất cho học sinh và liên hệ thực tế
địa phương.
Chúng ta cần khai thác và sử dụng đất như thế nào là hợp lí nhất?
-GV: đưa thêm một số hình ảnh minh họa cho sự khai thác và sử dụng đất của con
người.
Sử dụng đất để xây dựng các khu đô thị, phát triển giao thông

Sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi

Hình 14: Sự khai thác và sử dụng đất của con người.

IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
1. Kết quả đạt được của năm học: 2015- 2016 (khi chưa áp dụng).
Bảng thống kê kết quả kiểm tra khảo sát khi chưa áp dụng vào giảng dạy
hai bài học.
19


Năm học
2015- 2016

Kết quả kiểm tra khảo sát sau bài học


Tổng số
học sinh
cả khối

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

47

2

2,9

10

21,2


25

54,7

10

21,2

Giỏi

Khá

TB

Yếu

2. Kết quả đạt được của năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 - 2018
(khi đã áp dụng).
Bảng thống kê kết quả kiểm tra khảo sát khi đã áp dụng vào giảng dạy hai
bài học.
Kết quả kiểm tra khảo sát sau bài học

Tổng số
học sinh
cả khối

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

2016- 2017

48

10

20,8

12

25,0

23

48,0

3


6,2

2017- 2018

60

18

30,0

20

33,3

20

33,3

2

3,4

Năm học

Giỏi

Khá

TB


Yếu

Qua 2 Bảng thống kê trên, ta thấy sau hai năm áp dụng phương pháp
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn
Địa lí 6 ở Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt” số lượng học sinh nắm vững kiến
thức của hai bài học tăng lên. Điều đó, được phản ánh rõ qua số lượng bài làm đạt
điểm giỏi, khá tăng lên trong khi đó số lượng học sinh làm bài đạt điểm yếu giảm
xuống rõ rệt. Như vậy, sau khi áp dụng đề tài này tôi thấy các em học sinh yêu
thích bộ môn Địa lí hơn, đồng thời các em cũng yêu thích các môn học khác hơn.
Trong năm học: 2016 – 2017, 2017 - 2018 bản thân tôi tham gia cuộc thi dạy học
theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế trong
giảng dạy bộ môn Địa lí. Tôi có một 2 dự án tham gia đạt giải C cấp huyện. Đây là
một trong những kết quả thực nghiệm quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt sáng kiến
kinh nghiệm của mình.

C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn dạy học Địa lí lớp 6, giáo
viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình và việc tích hợp
kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí, cũng như nắm vững các phương pháp khai
20


thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn. Qua thực tế dạy học, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
1.1. Đối với giáo viên:
- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có
sử dụng kênh hình nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm

bắt kiến thức.
- Giáo viên có thể sử dụng hệ thống kênh hình và kiến thức liên môn trong
khi khai thác nội dung bài học, trong củng cố bài học, kiểm tra bài cũ và cả rèn
luyện kĩ năng khi kiểm tra định kì.
- Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh trong suốt quá trình học.
- Kênh hình rất quan trọng trong dạy học Địa lí, song không nên quá lạm
dụng sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời gian trong quá trình giảng dạy.
1.2. Đối với học sinh:
- Trong quá trình học tập, học sinh cần phải tích cực hoạt động, chủ động tìm
tòi và sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.
- Trong quá trình học tập, làm việc với kênh hình (nhận xét, phân tích, giải
thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp... các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu
số liệu thống kê ...) các em cần biết liên hệ những điều đã học với thực tế đời sống,
đặc biệt là liên hệ thực tế với địa phương.
- Học sinh phải luôn luyện tập thực hành để những kiến thức mình lĩnh hội
được thành kĩ năng thuần thục trong cuộc sống.
2. Kiến nghị:
Việc đổi mới phương pháp trong dạy - học Địa lí là cấp thiết nhưng việc áp
dụng để đạt hiệu quả cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có
sử dụng bất kì phương tiện dạy học nào đi nữa cũng cần nắm vững kiến thức cơ
bản, đầu tư kiến thức theo chiều sâu và đồng thời chuẩn bị tốt tất cả các phương án
dạy học trong quá trình soạn bài ở nhà. Trong quá trình lên lớp giáo viên cần kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như các kĩ thuật dạy học tích cực để tăng
thêm sự hứng thú và động lực học tập của học sinh. Vì vậy, việc nắm vững kĩ năng
khai thác kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí cũng góp
một phần trong quá trình dạy học tích cực đó.
Trong quá trình làm đề tài do sự hạn chế của bản thân chắc chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bạn bè, đồng
nghiệp để cho đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
21


viết, không sao chép nội dung của người khác.

LÊ VĂN THÁI

22



×