Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kỹ năng giải bài tập hóa học nhận biết phần vô cơ cho học sinh lớp 9 trường THCS ngọc phụng, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.74 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua bài học.
Hoá học là môn học mang tính chất thực nghiệm. Mỗi hiện tượng phải có
tính sát thực cao có như vậy mới tạo được niềm tin cho học sinh vào môn học.
Khi giảng dạy hoá học cho các em đặc biệt là trong việc hướng dẫn các em
giải bài tập tôi thấy rằng các bài tập hoá học về phần nhận biết tương đối nhiều
như: nhận biết đơn chất, hợp chất; chất rắn, lỏng, khí hơi ... nhưng các bài tập
trong sgk lại không được phân dạng cụ thể, các em chỉ biết đó là bài tập nhận
biết, dẫn đến các em không được rèn luyện nhiều về cách giải đối với từng loại
cụ thể.
Trong giảng dạy cho học sinh tôi thấy các em khi làm loại bài tập này chưa
được khoa học, nhiều em không nắm rõ các hiện tượng đặc trưng cơ bản nhất
của các chất hay thuốc thử cần nhận biết.
Xuất phát từ lí do đó tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm nhỏ
“ Kĩ năng giải bài tập hoá học nhận biết phần vô cơ cho học sinh THCS
Ngọc Phụng, Thường Xuân ”. Qua việc áp dụng tôi thấy tính hiệu quả được
tăng lên rõ rệt. Các em hứng thú và tích cực trong việc làm bài.
Tuy nhiên trong giới hạn của bài viết tôi cũng mới chỉ ra được một số loại
nhận biết. Kính mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Qua việc nghiên cứu giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy nói
chung và trong công tác hướng dẫn cho học sinh ôn tập làm bài tập đạt hiệu quả cao.
- Với học sinh: Biết nhận dạng các dạng bài tập nhận biết để có phương
pháp cụ thể với từng dạng, qua đó vận dụng tốt kiến thức vào thực tế.
Giúp học sinh rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và ý chí quyết tâm trong việc
học tập.


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu:
Kĩ năng giải bài tập hoá học nhận biết phần vô cơ cho học sinh THCS Ngọc
Phụng.
+ Giới hạn nội dung: môn hóa học 8,9 phần nhận biết hợp chất vô cơ
tại Trường THCS Ngọc Phụng.
+ Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp8, 9- Trường THCS Ngọc Phụng.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 tới tháng 3 năm 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1


Dựa trên lí thuyết môn hóa học và thực hành hóa học để thiết lập các bài
tập kiểm tra, đánh giá nhận biết các chất ở môn hóa học Trường THCS Ngọc
Phụng nhằm phát triển năng lực học sinh.
- Phương pháp quan sát : làn phương phapthu thập thông tin về quá trình
giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm.quan sát qua dự giờ
thăm lớp và thực hành để phát hiện ra hiện tượng,từ đó rèn luyện học sinh giải
quyết các bài tập nhận biết.
- Phương pháp so sánh: với phương pháp này Tôi có thể phân loại đối
chiếu kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết :
Tiến hành phân tích các tài liêu liên quan để thống kê và phân loại các bài
tập phù hợp với từng bài.
- Ngoài ra Tôi có thể sử dụng một số phương pháp khác như tra cứu,
nghiên cứu, thống kê..
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết, các bài tập

hóa học là phương tiện để hệ thống lại kiến thức và rèn luyện năng lực tư duy,
sáng tạo, vận dụng kiến thức và là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn để giải thích
các hiện tượng và ứng dụng vào đời sống. Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập nhận
biết các hợp chất vô cơ lá một trong những hệ thống các bài tập quan trọng ở
mmoon hóa học,đòi học học sinh phải có kiến thức tổng hợp về tính chất vật lý và
tính chất hóa học của các chất..
Vì vậy Tôi đưa ra “ Kĩ năng giải bài tập hoá học nhận biết phần vô cơ cho
học sinh THCS’’.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay dạy học vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức lí thuyết, việc
rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh
thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.
“ Kĩ năng giải bài tập hoá học nhận biết phần vô cơ cho học sinh
THCS’’ nhằm tăng hứng thú học tập của các em, giúp học sinh phân biệt, nhận
biết được các chất. Chương trình hoá học THCS nội dung bài tập trên lớp rất ít
các bài tập nhận biết, nên khi chữa ít khi giáo viên có điều kiện để hình thành
cách giải cho các em vận dụng, dẫn đến nhiều em lúng túng khi làm bài tập dạng
này hoặc khi giải không chú ý đến các hiện tượng liên quan khi đưa một thuốc
thử A vào chất cần nhận biết B.
Nguyên nhân:
+ Học sinh chưa nắm vững tính chất lí hoá cơ bản của chất đó hoặc không
chắc chắn.
2


+ Các phản ứng được chọn chưa thực sự đặc trưng, không có dấu hiệu rõ
rệt.
+ Kĩ năng giải chưa cao.
Trong giới hạn bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến một số bài tập (phân
dạng) nhận biết hoá học vô cơ để làm tiền đề cho học sinh có cách nắm bắt tốt

các dạng bài tập nhận biết.
2.3 Giải pháp để giải quyết vấn đề:
- Phân loại đối tượng học sinh.
- Phân loại các bài tập nhận biết hoá học.
- Hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận biết - phân biệt
* Phân loại các bài tập nhận biết - phân biệt các chất
Việc làm này rất quan trọng, góp phần giúp học sinh nhận biết cách làm
từng dạng cụ thể. Bao gồm:
a. Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.
b. Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp.
c. Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dd.
Tùy theo yêu cầu của bài mà mỗi dạng lại có thể gặp một trong các trường
hợp sau:
+ Nhận biết với thuốc thử tự do (tùy chọn)
+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn)
+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài.
* Hướng dẫn học sinh giải bài tập
Bài tập nhận biết và phân biệt các chất có nhiều điểm giống nhau. Tuy
nhiên có nét riêng biệt sau đây: Nhận biết có thể là một chất duy nhất nào đó
hoặc là một số chất riêng biệt ở trạng thái mất nhãn, cần dùng các biện pháp hoá
- lí thích hợp để xác định chính xác tên của hoá chất.
Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có 2 hoá chất trở lên)
nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của một hoá
chất nào đó.
a. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải
- Để nhận biết các chất hoá học cần nắm vững tính chất lí hoá cơ bản của
chất đó, chẳng hạn: Trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, t os, tonc, các phản
ứng hoá học đặc trưng có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hoà tan, sủi bọt khí,
thay đổi màu sắc... kể cả những chất do chúng tạo nên trong quá trình nhận biết.
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là pư đặc trưng đơn giản và có

dấu hiệu rõ rệt, trừ trường hợp đặc biệt. Thông thường muốn nhận biết n hoá
chất cần phải tiến hành (n - 1) thí nghiệm.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu
cầu của đề bài đều được coi là thuốc thử.
3


b. Phương pháp làm bài
Gồm các bước cơ bản:
B1: Trích mẫu thử (có thể đánh số các ống nghiệm theo thứ tự 1, 2, 3... để
tiện theo dõi).
B2: Chọn thuốc thử (tuỳ yêu cầu đề bài, thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay
không dùng thuốc thử nào khác).
B3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát (mô tả) rút ra kết
luận đã nhận ra hoá chất nào.
B4: Viết ptpư minh hoạ.
Chú ý: Có thể gộp bước 2 và bước 3 thành một bảng nhận biết như sau:
Hoá chất cần
nhận biết A
B
C
...
Thuốc thử



X
Y
...
KL đã nhận ra




...


(A)

(B)

(C)

...
...
...

Trước khi cho học sinh làm tốt dạng bài tập nhận biết, tôi xây dựng và tóm
tắt phụ lục để học sinh nắm và ghi nhớ một số điểm đặc trưng khi đó việc áp
dụng vào làm bài đạt kết quả cao.
Bảng 1: Một số thuốc thử thông dụng

TT Thuốc thử
1
Quỳ tím
2

3

Chất cần nhận biết
- Axit

- Bazơ

Hiện tượng
- Quỳ tím  đỏ
- Bazơ  xanh

- Các KL mạnh (Li, Na, K, Ca, -  H2 (riêng Ca còn tạo dd đục
Ba)
với Ca(OH)2
- Các oxit kim loại mạnh ( Na2O, - Tan tạo dd làm hồng
K2O, CaO, BaO)
phenolphtalein (riêng CaO tạo
dd đục)
- Khí NH3
- Tan  dd làm xanh quỳ tím
(làm hồng PP)
- Khí HCl, CO2, SO2, SO3...
Tan trong H2O  dd làm đỏ quỳ
tím
- P2O5
Axit - MnO2
- Khí Cl2 thoát ra
+
clohiđric HCl - Ag2O, muối Ag
- Kết tủa trắng AgCl
- CuO
- dd màu xanh
2+
- Axit H2SO4
- Ba, BaO, muối Ba

- Kết tủa trắng BaSO4
Nước (H2O)

4


- Axit HNO3

- Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, Khí NO2, SO2, CO2 thoát ra
FeCO3, Fe(OH)2, CuS, Cu2S
- Kim loại: Be, Zn, Al, Cr
- Tan  khí H2 bay ra
- BeO, ZnO, Al2O3, Cr2O3, - Tan
Be(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3,
Cr(OH)3

4

Kiềm

5

DD muối
- Ag+, Pb2+

- Ion Cl-

- AgCl trắng (PbCl2)

- Ba2+


- SO42-

-  BaSO4 trắng

- Cd2+, Pb2+

- S2-

- CdS vàng, PbS đen

Bảng 2: Thuốc thử cho một số hoá chất

Kim
loại

Chất cần
Thuốc thử
nhận biết
(1)
(2)
Li
K
Na
Đốt cháy
Ca
Ba
H2 O

Be

Zn
Al
Cr
Các kim
loại từ Mg
 Pb
Cu

Hiện tượng

PTPƯ

(3)
(4)
Ngọn lửa đỏ tía
Không có ptpư
Ngọn lửa tím
Ngọn lửa vàng
Ngọn lửa đỏ da cam
Ngọn lửa vàng lục
dd trong + H2 (với
n
M + nH2O  M(OH)n +
Ca  dd đục)
2
H2
M + (4-n)OH- + (n - 2) H2O

dd OH(kiềm)


dd H+ (axit)

HNO3 đ/to

Tan + H2

 MO2n-4 +

n
H2 
2

Tan + H2
n
M + nH+  Mn+ + H2
(với Pb có PbCl2
2
trắng)
to
Tan + dd màu xanh Cu + 4HNO3
��

+ NO2 (nâu)
Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Đốt cháy trong Màu đỏ (Cu) 
O2
màu đen (CuO)

5



Chất cần
Thuốc thử
nhận biết
(1)
(2)
HNO3(đ,to) sau
đó cho NaCl
Ag
vào dd

Phi
kim

P

C

Khí và
hơi

Cl2

O2

H2

SO2


SO3
H2S

HCl
NH3

Hiện tượng

PTPƯ

(3)
(4)
to
Tan + NO2 (nâu) + Ag + 2HNO3 ��

 trắng
AgNO3 + NO2 + H2O
AgNO3 + NaCl  AgCl +
NaNO3
to
Đốt cháy sp rồi Quỳ  đỏ
4P + 5O2 ��
� 2P2O5
hoà tàn vào
P2O5 + 3H2O  2H3PO4
nước, thử bằng
quỳ tím
to
Đốt cháy
CO2 làm đục nước C + O2 ��

� CO2
vôi trong
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3
+ H2O
Nước Br2 (nâu) Nhạt màu
5Cl2 + Br2 + 6H2O  10HCl
+ 2HBrO3
I2
dd KI + hồ tinh Không màu  xanh Hồ tinh bột ��
� màu
bột
xanh
Que đóm tàn Bùng cháy
đỏ
Cu(đỏ), to
Hoá đen (CuO)
2Cu + O2  2CuO
Đốt, làm lạnh
Hơi nước đọng lại
2H2 + O2  2H2O
CuO(đen), to

Hoá đỏ (Cu)

I2
CuO + H2 ��
� Cu + H2O

Nước Br2 (nâu)


Nhạt màu

dd thuốc tím

Nhạt màu

SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4
+ HBr
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 
2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

dd BaCl2

BaSO4 trắng

Mùi
dd Pb(NO3)2
Quỳ tím ẩm
NH3

Mùi trứng thối
PbS
Hoá đỏ
Tạo khói trắng

dd Ag NO3

AgCl trắng

Mùi

Quỳ tím ẩm
HCl đặc

Khai
Hoá xanh
Tạo khói trắng

SO3 + BaCl2 + H2O 
BaSO4 + 2HCl
Pb2+ + H2S  PbS + 2H+
NH3 + HCl  NH4Cl
HCl + AgNO3  AgCl +
HNO3

6


Chất cần
Thuốc thử
nhận biết
(1)
(2)
Không khí
NO
Màu
Quỳ tím ẩm
NO2

Hiện tượng


PTPƯ

(3)
Hoá nâu

(4)

Màu nâu
Hoá đỏ

NO +

1
O2  NO2
2

3NO2 + H2O  2HNO3 +
NO

11 C
Màu nâu  không 2NO2
 

màu
(không màu)
Que đóm đang Tắt
cháy

Làm lạnh
N2


O

N 2 O4

Bảng tổng hợp trên học sinh có cái nhìn tổng quát về các hiện tượng đặc
trưng khi làm bài tập nhận biết và vận dụng một cách có hiệu quả (nếu không
học sinh sẽ rất khó nhớ hết được các hiện tượng chỉ thông qua một bài cụ thể),
việc làm này được thực hiện theo cả quá trình.
* Các bài tập cụ thể
Loại 1: Nhận biết các hoá chất riêng biệt
TH1: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất
Cách giải: Dạng bài tập này dùng thuốc thử duy nhất đó tìm ra một lọ trong
số các lọ đã cho. Dùng lọ tìm được là thuốc thử cho các lọ còn lại.
Bài 1: Có 4 lọ chứa 4 chất lỏng: FeCl2, FeCl3, CuSO4 và NH4(OH)2 bị mất
nhãn. Bằng phương pháp hoá học phân biệt cá hoá chất đó, mà chỉ dùng một
thuốc thử duy nhất.
Hướng dẫn: Trích mỗi lọ chất trên mỗi lọ một ít làm mẫu thử.
Lấy các mẫu thử cho pư với dd NaOH ta có kết quả theo bảng
FeCl2
FeCl3
CuSO4
NH4OH
NaOH
_
Fe(OH)2
Fe(OH)3
Cu(OH)2
Như vậy:
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng xanh nhận được dd FeCl2 vì:

FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2(r) + 2NaCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu nhận được dd FeCl3 vì:
FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3(r) + 3NaCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa xanh lam ta nhận được CuSO4 vì:
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2(r) + Na2SO4
7


Lọ còn lại là NH4OH.
Bài 2: Có 6 lọ bột màu tương tự nhau nhưng không có nhãn (Fe + FeO),
Ag2O, MnO2, FeO, CuO, Fe3O4. Chỉ được dùng thêm dd HCl để phân biệt 6 lọ
trên.
Hướng dẫn: lấy mỗi lọ một ít bột làm mẫu thử.
Hoà tan từng mẫu thử trong dd HCl đặc ta thấy mỗi lọ có các hiện tượng
khác nhau.
Bột tan, tạo dd màu xanh, đó là CuO.
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
Bột tan, tạo khí màu vàng lục nhạt, có mùi hắc khó chịu đó là MnO2
o

MnO2 + 4HCl(đ) t  MnCl2 + 2H2O + Cl2(k)
Kết tủa trắng xuất hiện đó là Ag2O
Ag2O + 2HCl  2AgCl(r) + H2O
Bột tan nhưng tạo dd không màu đó là FeO
FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O
Bột tan tạo dd màu vàng nhạt (màu của Fe3+) đó là Fe3O4
Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Bột tan có bọt khí không màu thoát ra đó là (Fe + FeO)
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2(k)
FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O

TH2: Dùng thuốc thử tuỳ chọn (có thể dùng nhiều thuốc thử)
Bài 1: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 6 dd: NaNO 3, NaCl, Na2S,
Na2SO4, Na2CO3 và NaHCO3.
Giải: Lấy mỗi dd một ít làm mẫu thử, lần lượt cho vào 6 ống nghiệm 
đánh dấu
Dùng dd BaCl2 cho lần lượt vào 6 mẫu thử: có 2 mẫu thử xuất hiện kết tủa
ta suy ra được 2 mẫu thử Na2CO3, Na2SO4.
BaCl2 + Na2CO3  BaCO3(r) + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4  BaSO4(r) + 2NaCl
Hai kết tủa cho được ta phân biệt bằng dd HCl. Nếu kết tủa nào tan là
BaCO3 và nhận ra được dd Na2CO3 ban đầu, suy ra dd Na2SO4
BaCO3(r) + 2HCl  BaCl2 + CO2(k) + H2O
4 mẫu thử còn lại ta cho dd HCl lần lượt vào, có 2 mẫu thử có khí bay ra.
Mẫu thử nào mà khí bay ra có mùi trứng thối là dd Na 2S và mẫu có khí không
màu bay ra là NaHCO3
8


Na2S + 2HCl  2NaCl + H2S(k)
NaHCO3 + HCl + NaCl + CO2(k) + H2O
Hai mẫu thử còn lại là NaNO3 và NaCl ta cho dd AgNO3 vào từng mẫu thử
mẫu thử nào tạo kết tủa trắng ta nhận biết được dd NaCl: mẫu thử còn lại là
NaNO3 (không pư với AgNO3) ta nhận biết được dd NaNO3.
NaCl + AgNO3  AgCl(r) + NaNO3
Bài 2: Bằng phương pháp đơn giản có thể phân biệt 8 chất dạng bột: Na 2O,
CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO, CaC2.
HD: đầu tiên dùng H2O để hoà tan các chất bột sẽ nhận ra chất tan là:
Na2O + H2O  2NaOH (dd trong suốt)  Na2O
CaO + H2O  Ca(OH)2 (dd đục)  CaO
CaC2 + H2O  Ca(OH)2 + C2H2 (có khí)  CaC2

Sau đó hoà tan các oxit còn lại bằng dd NaOH chỉ có Al 2O3 tan và nhận ra
được nó
Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O
Cuối cùng hoà tan 4 oxit còn lại bằng dd HCl đặc sẽ nhận ra:
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O (dd xanh lam)  CuO
Ag2O + 2HCl  2AgCl + H2O (có kết tủa)  Ag2O
MnO2 + 4HCl(đ)  MnCl2 + Cl2(k) + 2H2O (có khí)  MnO2
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O (dd có màu vàng)  Fe2O3
TH3: Không dùng bất kì thuốc thử nào khác
Cách giải:
- Dạng bài tập này phải lấy từng chất cho pư với nhau.
- Kẻ bảng phản ứng, dựa vào dấu hiệu phản ứng để so sánh và kết luận.
Ví dụ 1: Không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết 4 lọ hoá chất
mất nhãn chứa các dd: BaCl2, H2SO4, Na2CO3, ZnCl2.
Hướng dẫn: Trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử khác nhau, rồi lần lượt
cho mẫu thử này pư với các mẫu thử còn lại, ta được bảng kết quả.
BaCl2
H2SO4
Na2CO3
ZnCl2
BaCl2
_
 trắng BaSO4  trắng BaSO3 _
H2SO4

BaSO4

_

Na2CO3


BaCO3
_

CO2
_

ZnCl2

CO2
_
ZnCO3

ZnCO3
_

Vậy:
9


- Mẫu thử nào pư với 3 mẫu thử còn lại chỉ có 2 kết tủa thì mẫu thử đó là
BaCl2.
- Mẫu thử nào pư với 3 mẫu thử còn lại có xuất hiện một kết tủa và một sủi
bọt khí bay hơi thì mẫu thử đó là H2SO4.
- Mẫu thử nào pư với 3 mẫu thử còn lại, thì thấy xuất hiện hai kết tủa và
một sủi bọt khí thì nhận được mẫu thử đó là dd Na2CO3.
Mẫu thử nào pư với 3 mẫu thử còn lại chỉ thấy xuất hiện 1 kết tủa thì mẫu
thử đó là ZnCl2.
ZnCl2 + Na2CO3  ZnCO3(r) + 2NaCl
BaCl2 + H2SO4  BaSO4(r) + 2HCl

Na2CO3 + H2SO4  Na2SO3 + CO2(k) + H2O
Na2CO3 + BaCl2  BaSO4(r) + 2NaCl.
VD2: Trong những bình không ghi nhãn đựng các dd: HCl, HNO3, H2SO4,
nước và những muối khan Ag2CO3, Ba(NO3)2, BaCl2, CaCO3, Na2CO3, KNO3.
Chỉ dùng những hoá chất này và sản phẩm tạo thành của chúng, xác định
các chất trên.
Hướng dẫn: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
Cho 3 dd và nước lần lượt tác dụng với 6 muối rắn ta có bảng kết quả:
Ag2CO3
Ba(NO3)2 BaCl2
Na2CO3
CaCO3
KNO3
H2O
Không tan Tan
Tan
Tan
Không tan Tan
AgCl()
HCl
Tan
Tan
CO2
CO2
Tan
CO2
HNO3

CO2


Tan

Tan

CO2

H2SO4

CO2

BaSO4

BaSO4

CO2

CO2
CaSO4()
CO2

Tan
Tan

Kết luận:
- Mẫu H2O: Chỉ hoà tan hay không hoà tan các muối mà không có pư xảy ra.
- Mẫu HCl: Hoà tan 6 muối trong đó có 2 TH giải phóng khí, một trường
hợp vừa giải phóng khí vừa tạo kết tủa.
- Mẫu HNO3: Hoà tan 6 muối trong đó có 3 TH giải phóng khí.
- Mẫu H2SO4: Hoà tan 6 muối trong đó có: 2 TH tạo kết tủa, 2 TH giải
phóng khí và 1TH vừa giải phóng khí vừa tạo kết tủa.

- Mẫu Ag2CO3: tác dụng với dd HCl vừa giải phóng khí vừa tạo kết tủa.
- Mẫu KNO3 đều tan trong cả 3 dd và nước nhưng không có hiện tượng gì.
- Mẫu CaCO3 tác dụng với dd H2SO4 vừa tạo kêt tủa vừa giải phóng khí.
10


- Mẫu Na2CO3 đều tan trong các dd và H2O, trong đó có 3 TH giải phóng khí.
- Dùng dd AgNO3 (tạo thành khi hoà tan Ag2CO3 trong dd HNO3) cho tác dụng
với 2 mẫu còn lại: Mẫu nào tạo kết tủa trắng là BaCl2, mẫu không pư là Ba(NO3)2
Ag2CO3 + 2HNO3  AgNO3 + H2O + CO2
2AgNO3 + BaCl2  2AgCl(r) + Ba(NO3)2
Loại 2: Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp
Dạng bài tập này so với loại 1 thì ở mức độ khó hơn, học sinh dễ bị nhầm
lẫn so với cách nhận biết các chất riêng biệt. Do đó khi chọn chất làm thuốc thử
phải lưu ý cho học sinh chọn thuốc thử phù hợp nhất tránh trường hợp thuốc thử
đó phản ứng cùng một lúc với tất cả các chất trong 1 hỗn hợp đó.
Bài tập 1: Làm thế nào để biết dd có mặt đồng thời các muối Na 2SO4,
NaNO3, Na2CO3.
Đốt hỗn hợp muối khan trên bằng ngọn lửa vô sắc. Nếu ngọn lửa nhuốm
màu vàng là màu của ion Na(Na+). Lấy từng phần nhỏ dd để làm TN tiếp theo:
Cho dd HCl vào hỗn hợp, có khí bay ra chứng tỏ có muối Na2CO3.
Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2(k) + H2O
Cho dd HCl dư vào hỗn hợp dd, sau khi khí CO 2 đã bay ra hết cho một ít
bột Cu vào. Nếu thấy có khí không màu bay ra, sau đó hoá nâu  trong dd có
muối NaNO3.
3Cu + 2NO3- + 8H+  3Cu2+ + 2NO + 4H2O
(không màu) 2NO + O2  2NO2 (nâu)
Cho dd HCl dư vào hỗn hợp dd, sau khi khí CO 2 bay ra hết, cho BaCl2 vào.
Nếu có kết tủa màu trắng chứng tỏ có muối Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4  BaSO4(r) + 2NaCl

Bài 2: Người ta nhận biết mỗi chất chứa trong một bình kín gồm chất khí
và hơi: CO2, CO, SO3, H2; bằng cách dẫn từ từ hỗn hợp lần lượt qua các bình
đựng hoá chất chất cần thiết. Trình bày cách nhận biết các khí trên trong hỗn
hợp theo đk đề ra.
Giải: Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dd BaCl 2(dư), nhận được SO3 (do tạo kết
tủa trắng).
SO3 + H2O + BaCl2  BaSO4(r) + 2HCl
Hỗn hợp còn lại gồm: CO2, CO, H2, hơi H2O dẫn qua dd Ca(OH)2 dư nhận
biết được khí CO2 (do có kết tủa trắng).
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3(r) + H2O
HH còn lại gồm CO, H2, hơi H2O cho qua ống đựng CaO dư, hơi nước
được giữ lại do CaO có tính hút ẩm:
CaO(r) + H2O(h)  Ca(OH)2
Hỗn hợp còn lại gồm CO, H2 dẫn qua ống sứ đựng bột CuO dư, nung nóng:
11


o

CO + CuO t  Cu + CO2(k)
o

H2 + CuO t  Cu + H2O(h)
Hỗn hợp khí CO2 và hơi nước được dẫn qua ống đựng CuSO 4 khan; nếu
CuSO4 hoá xanh chứng tỏ có hơi nước và hỗn hợp ban đầu có H2.
CuSO4(r) + 5H2O  CuSO4.5H2O
Khí còn lại dẫn qua ống đựng dd Ca(OH)2; nếu tạo kết tủa trắng chứng tỏ
có khí CO2 và nhận biết được CO có trong hỗn hợp ban đầu:
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3(r) + H2O
Nhận xét: Với dạng bài tập này giáo viên khi hướng dẫn cho học sinh giải

cần lưu ý đến sự có mặt của hơi H 2O, nếu không nhiều học sinh sẽ bỏ qua sự có
mặt của hơi nước trong hỗn hợp (chứa trong bình kín) sẽ khác với trường hợp
nhận biết từng khí riêng biệt (ví dụ 3 sau). Để giữ lại hơi nước cần dùng các chất
hút ẩm tốt như CaO, P2O5...
Bài 3: Bằng phương pháp hoá học nhận biết từng khí riêng biệt CO, CO 2,
H2, SO3.
Giải: Dùng dd BaCL2 nhận ra được SO3 do có kết tủa trắng BaSO4.
SO3 + H2O + BaCl2  BaSO4(r) + 2HCl
Dùng nước vôi trong nhận ra được CO2 vì lúc đó có kết tủa sau bị tan dần:
Ca(OH)2 + CO3  CaCO3(r) + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Hai khí CO và H2 đem đốt cháy và làm lạnh thấy có hơi nước ngưng tụ,
nhận ra được khí H2. Khí còn lại cho qua nước vôi trong thấy vẩn đục nhận ra
khí CO2, suy ra khí trước lúc cháy là CO.
o

2CO + O2 t  2CO2
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3(v) + H2O
2H2 + O2  2H2O(h)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Thông qua việc phân chia từng loại riêng biệt trong khi làm bài tập nhận
biết hoá học tôi thấy các em đã vận dụng và làm tốt hơn đối với mỗi bài cụ thể
trên cơ sở các em phân biệt rõ dạng, cách làm do đó không có sự nhầm lẫn khi
làm dạng bài tập này. Chính vì vậy cùng với quá trình việc áp dụng đề tài này
vào giảng dạy tôi thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, các em
ngày càng yêu thích môn học, ham mê trong việc học tập.
Qua khảo sát thực tế việc giảng dạy cho học sinh và việc bồi dưỡng phụ
đạo cho học sinh tôi thấy:
* Chất lượng sau khi áp dụng SKKN: (năm học 2017-2018)
12



Sĩ số

Kết quả cuối năm học
Giỏi
Khá

TB

SL

SL

T
T

Môn

1

Hóa học

9A

33

6

18,2


26

78,8

1

3,0

0

0

2

Hóa học

9B

35

1

2,8

8

22,9

26


74,3

0

0

3

Hóa học

8A

31

9

29,1

21

67,7

1

3,2

0

0


4

Hóa học

8B

27

0

0

6

22,2

21

75,1

0

0

5

Hóa học

8C


28

0

0

6

21,4

22

78,6

0

0

Lớp

%

SL

%

Yếu
%


SL

%

3. KẾT LUẬN
Qua kết quả vận dụng đề tài tôi thấy rằng muốn đạt kết quả cao trong giảng
dạy hoá học trước hết người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, chịu khó, có kế hoạch sử dụng bài tập dựa trên cơ sở phân loại theo
từng dạng. Với học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, say xưa với bộ môn,
biết cách khai thác đề bài, cần đặt các câu hỏi trước các dữ kiện.
Khi chữa bài tập cần đảm bảo chất lượng, xem xét từng bước đi, trình độ
nắm vững từng kiến thức, khả năng tư duy của học sinh.
Các bài tập chọn lọc sẽ có tác dụng phân hoá dễ dàng học sinh dưới nhiều
mức độ khác nhau trên cơ sở bồi dưỡng có chất lượng, có như vậy mới phát hiện
và tìm ra học sinh mũi nhọn, học sinh có năng khiếu học môn Hoá học.
Rất mong được sự góp ý để bản thân Tôi ngày càng được hiểu biết và tiến bộ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thường Xuân, ngày 6 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thu Hương

13



Tài liệu tham khảo:
-Bài tập hóa hoc 8,9
- Các để thi vào trường chuyên lớp 10 từ năm 1998 đến nay.
- 500 bài tập hóa học của Đào Hữu Vinh.
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm từ năm 2000 đến nay.
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên.

14



×