Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7 trường THCS tân thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.65 KB, 13 trang )

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI THI ĐUA TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ VÀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO
HỌC SINH KHỐI 7 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN THÀNH.
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong nhà trường và trong đời
sống xã hội. Bởi lẽ môn Ngữ văn không chỉ là môn học chính mà còn là môn
học thuộc nhóm công cụ. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn
liên quan vì môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức văn hóa, kiến thức xã
hội… mà môn Ngữ văn còn giúp phát triển tư duy ngôn ngữ mà ngôn ngữ thì
môn học nào cũng cần, bởi chỉ có ngôn ngữ mới giúp học sinh diễn tả được điều
mình hiểu biết. Chính vì vậy, việc học tốt môn Ngữ văn là điều hết sức cần thiết.
Muốn học tốt môn Ngữ văn, trước hết, học sinh phải có hứng thú để phát huy
được tính tích cực trong học tập. Đây chính là lí do thứ nhất tôi lựa chọn đề tài
này.
Thứ hai là, qua thực tế giảng dạy học sinh khối 7 Trường Trung học cơ sở
Tân Thành, tôi thấy một số học sinh còn chưa có hứng thú và chưa phát huy tính
tích cực trong học tập. Chính vì vậy mà kết quả học tập của các em chưa cao.
Tôi xét thấy mình cần phải đổi mới về cách thức truyền thụ để học sinh tiếp cận
được kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thứ ba, do nhu cầu xã hội và định hướng nghề nghiệp của gia đình đối
với các em học sinh ngay từ nhỏ nên hiện nay phần lớn các em học sinh chú
trọng học các môn khoa học tư nhiên như: Toán, Lí, Hóa…mà ít quan tâm đến
các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Vì vậy, khi học
các môn này, học sinh thường không mấy hứng thú và chưa tích cực học tập.
Chính vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên cần tìm ra những phương pháp nhằm kích
thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.
Thứ tư, môn Ngữ văn là môn học chính, số tiết trong tuần nhiều (lớp 7: 4
tiết trên tuần), đây cũng là môn thi bắt buộc vào lớp 10. Đồng thời, môn Ngữ
văn không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn là môn học bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm, hình thành nhân cách cho các em học sinh. Chính vì vậy việc


khơi gợi hứng thú và kích thích tính tích cực học tập cho học sinh là điều hết sức
cần thiết.
Tất cả những lí do trên cũng là những trăn trở của một giáo viên bộ môn
Ngữ văn như tôi. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng một số trò
chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực
học tập cho học sinh khối 7 Trường THCS Tân Thành”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trường THCS Tân Thành chưa
tích cực trong giờ học Ngữ Văn dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Chính vì
vậy, tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh tích cực
học tập để nâng cao kết quả bộ môn Ngữ Văn.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trò chơi thi đua và việc sử dụng một số trò chơi thi đua trong môn Ngữ
văn như thế nào để phát huy được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh
khối lớp 7 Trường THCS Tân Thành nói riêng và học sinh nói chung nhằm nâng
cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm việc sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy
học Ngữ văn để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó rút kinh nghiệm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu trong giảng dạy giữa những tiết sử dụng
một số trò chơi thi đua và những tiết không sử dụng trò chơi thi đua để thấy
những tiết sử dụng trò chơi thi đua, học sinh tích cực học tập hơn, hiệu quả giờ
học cao hơn.
Phương pháp khảo sát, lấy phiếu thăm dò hứng thú của học sinh từ đó tìm
ra phương pháp giải quyết.
Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học
Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7
Trường THCS Tân Thành” xuất phát từ vai trò của môn Ngữ văn trong đời sống
xã hội và tầm quan trọng của môn Văn đối với các môn học liên quan. Nếu các
em học sinh có hứng thú và tích cực trong việc học môn Ngữ văn sẽ là điều kiện
tốt để các em học tốt các môn học khác và thành công trong cuộc sống, đặc biệt
là trong giao tiếp ngoài xã hội.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, hiện nay do nhu cầu xã hội và do định
hướng nghề nghiệp của gia đình đối với các em học sinh ngay từ khi còn học
trung học cơ sở nên một bộ phận lớn các em học sinh chỉ chú trọng học các môn
tự nhiên mà không mấy hứng thú và không tích cực học các môn khoa học xã
hội. Bằng chứng là số lượng học sinh làm hồ sơ thi khối C vào các trường đại
học ngày càng giảm trong các năm gần đây, còn đối với các em được lựa chọn đi
thi học sinh giỏi nếu các em không được thi các môn tự nhiên thì các em mới thi
môn xã hội. Đây là do nhu cầu xã hội về vấn đề giải quyết việc làm. Từ những
cơ sở trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy, sự tìm tòi học hỏi và khám phá mà tôi
đã thực hiện đề tài này.
Trên đây là cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang nghiên
cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
2.2.1.1. Đối với giáo viên.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi được trực tiếp giảng dạy học
sinh khối 7 Trường THCS Tân Thành nên tôi đã nhận ra ưu, khuyết điểm trong

2


học tập của học sinh. Bên cạnh một số em hứng thú và tích cực học tập thì còn

một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn sao nhãng và chưa tích cực trong
học tập. Do đó tôi từng bước tìm ra biện pháp nhằm phát huy hứng thú và tính
tích cực trong học tập của học sinh.
Tôi được trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 7 nên tôi có điều kiện nắm bắt
tâm sinh lý từng em học sinh. Đó chính là điều kiện để tìm ra giải pháp thực
hiện có hiệu quả đối với hứng thú học tập của các em học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tiếp cận và học tập những phương pháp
đổi mới để khơi gợi hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Hơn thế nữa tôi luôn ý thức rằng: Để đạt được kết quả tốt trong học tập trước hết
học sinh cần có hứng thú và tích cực trong học tập.
Được nhà trường phân công đúng chuyên môn, chuyên ngành nên tôi đã
phát huy được những kiến thức và phương pháp học tập sẵn có. Đồng thời tôi
còn được phân công giảng dạy cả phần phụ đạo và ôn thi học sinh giỏi cho học
sinh khối 7 nên có điều kiện tìm hiểu thêm hứng thú của các em học sinh và tìm
ra giải pháp giảng dạy có hiệu quả.
2.2.1.2. Đối với học sinh
Học sinh Trường THCS Tân Thành phần lớn các em đều có ý thức và tinh
thần học tập tốt, có lòng ham học hỏi và tiếp cận tri thức mới.
Một số học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Ngữ văn nên rất hứng
thú và tích cực trong học tập đặc biệt là trong việc khám phá những tri thức mới.
Một số gia đình đã quan tâm đến việc học của con em mình, tạo điều kiện
để các em được tham gia học tập đầy đủ.
2.2.2. Khó khăn.
2.2.2.1. Đối với giáo viên
Do là trường vùng khó nên cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu
giảng dạy, dặc biệt là chưa có phòng học chức năng, đang còn thiếu các phương
tiện dạy học hiện đại như máy chiếu đa năng, băng đĩa, đài…Nên mỗi lần dạy
học muốn đổi mới phương pháp đều gặp không ít những khó khăn.
Do điều kiện của nhà trường còn hạn chế nên giáo viên trong trường ít
được giao lưu học hỏi với các giáo viên trường khác trong huyện để nâng cao

trình độ và học hỏi kinh nghiệm.
2.2.2.2. Đối với học sinh.
Là học sinh vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên việc tiếp cận tri thức
còn thụ động, chưa chịu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, phương pháp
học tập chưa phù hợp nên hiệu quả học tập chưa cao.
Sự khó khăn về điều kinh tế gia đình – phần lớn các em học sinh đều là
con em hộ nghèo nên sự thiếu thốn về tài liệu học tập cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến việc học của các em. Ngoài sách giáo khoa được nhà trường cho mượn
nhiều học sinh không có tài liệu gì thêm.
Số lượng học sinh chưa tích cực và chưa có hứng thú học tập vẫn còn
nhiều. Phần lớn các em học sinh này là những học sinh học lực yếu kém, rỗng
3


kiến thức từ những lớp dưới. Một bộ phận gia đình phụ huynh làm ăn xa không
quan tâm đến con cái dẫn đến các em ngại học, lười học và không mấy hứng thú
học tập.
2.2.3. Kết quả của thực trạng.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng cho thấy
kết quả về sự chênh lệch giữa học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong học
tập với số học sinh hứng thú và tích cực trong học tập như sau:
Bảng khảo sát: Kết quả ban đầu.
Đối tượng học Học sinh chưa hứng thú và chưa
sinh
tích cực trong học tập
Lớp
Số lượng
Tỉ lệ %
Khối
7A( 32)

23
71,9
7B( 32)
25
78,1
Khối 7 (64)
48
75,0

Học sinh hứng thú và tích
cực trong học tập
Số lượng
Tỉ lệ %
9
7
16

28,1
21,9
25,0

Qua khảo sát thực trạng cho thấy số lượng học sinh chưa có hứng thú và
chưa tích cực trong học tập chiếm tỉ lệ cao gấp ba lần số lượng học sinh có hứng
thú và tích cực học tập. Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp phát huy hứng thú và
tính tích cực học tập của học sinh là hết sức cần thiết. Có như vậy học sinh mới
đạt được kết quả cao trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh, từ thực tế và
kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2.3.1. Tổ chức các trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn.

2.3.1.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi thi đua
Trò chơi thi đua là một trò chơi học tập được diễn ra theo một trình tự
hoạt động phải tuân theo những nguyên tắc sau:
Nội dung của trò chơi gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một
môn học hoặc một bài học cụ thể. Thường được diễn ra trong thời gian, không
gian nhất định của một giờ học.
Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong
trò chơi phù hợp với trình độ và khả năng của mình. Khác với trò chơi giải trí và
rèn luyện sức khỏe, trò chơi thi đua là một trò chơi trong học tập nhằm hướng
tới sự thông hiểu kiến thức gắn với nội dung học tập cụ thể của môn học, bài
học, lớp học.
2.3.1.2. Tác dụng của trò chơi thi đua.
Việc tổ chức các trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm tạo ra không
khí sôi nổi trong giờ học nhằm kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của
học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực và tự giác. Điều đó có tác
dụng làm cho những học sinh chưa mấy hứng thú trong học tập cũng bị lôi cuốn
4


vào những trò chơi thi đua đó. Từ đó các em sẽ hứng thú và tích cực tham gia
các hoạt động học tập của lớp, của nhóm, có trách nhiệm cao với đồng đội, tôn
trọng kỉ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội.
Việc tổ chức các trò chơi thi đua còn tạo ra tính thi đua trong học tập giữa
các học sinh trong lớp, giữa các tổ, các nhóm học sinh với nhau. Từ đó mà kích
thích hứng thú và tính tích cực học tập của các em học sinh.
Trò chơi thi đua trong học tập còn tạo ra sự hấp dẫn, không khí vui vẻ.
Khi chơi học sinh sẽ được bộc lộ, được thể hiện mình một cách tự nhiên. Giúp
giáo viên và học sinh thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với
việc học. Trò chơi thi đua trong học tập còn tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ
năng và củng cố kiến thức.

Sau khi tiến hành trò chơi thi đua cần có sự nhận xét, đánh giá của giáo
viên giảng dạy nhằm chỉ ra những ưu, nhược điểm của các em học sinh nhằm
giúp các em phát huy những ưu điểm đạt được và khắc phục những nhược điểm.
Đồng thời đánh giá (cho điểm) nhằm kích lệ những học sinh có tính sáng tạo và
tích cực tham gia học tập. Từ đó sẽ động viên các em lần sau tham gia tích cực
và hăng hái hơn.
Việc tổ chức trò chơi thi đua trong giờ học không nên cứng nhắc mà phải
linh hoạt, sử dụng như thế nào cho phù hợp với từng tiết, từng bài, từng phần
của bài học. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của trò chơi này.
Có nhiều cách tổ chức các trò chơi thi đua khác nhau, sau đây là một số
cách tổ chức các trò chơi thi đua cụ thể.
2.3.2 . Một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn.
2.3.2.1. Trò chơi thi điền nhanh.
Đối với trò chơi thi điền nhanh, giáo viên có thể tổ chức dưới hình thức
hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Tùy thuộc vào số lượng học sinh và
cách bố trí sắp xếp trong lớp để chia nhóm cho phù hợp (mỗi nhóm khoảng 6
đến 8 học sinh). Trò chơi này phù hợp với việc dạy học phần Tiếng Việt, đặc biệt
là áp dụng trong phần luyện tập với các dạng bài tập điền thêm các thông tin vào
chỗ dấu ba chấm.
VD1 : Khi dạy tiết 40 bài: “Từ trái nghĩa”, Ngữ văn 7 tập I.
Phần luyện tập có thể áp dụng trò chơi thi điền nhanh đối với bài tập 3 sách giáo
khoa – trang 129: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau.
VD 2: Dạy tiết 50, bài: “Thành Ngữ”. Giáo viên cũng có thể áp dụng trò
chơi này ở phần luyện tập đối với bài tập 3 trang 145: Điền thêm các yếu tố để
thành ngữ được trọn vẹn. Trên đây là những ví dụ minh họa cụ thể, còn rất nhiều
tiết – bài có thể áp dụng trò chơi này.
Để thực hiện có hiệu quả trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị một số đồ
dùng như bảng phụ hoặc phiếu học tập đủ cho các nhóm thực hiện. Đối với trò
chơi này, người chiến thắng sẽ là người điền nhanh nhất và đúng nhất.
2.3.2.2. Trò chơi: Đường lên đỉnh Phan-Xi - Păng.


5


Để thực hiện trò chơi này, giáo viên chia học sinh thành các nhóm tùy
thuộc vào số lượng học sinh trong lớp cho phù hợp. Các nhóm cử ra đội trưởng
của nhóm mình.
Trò chơi này cũng phù hợp với dạy các tiết Tiếng việt, có thể áp dụng ở
phần luyện tập hoặc ở phần dạy lý thuyết đặc biệt là sau khi hình thành các khái
niệm sau đó cho thực hành làm bài tập nhanh.
VD 1 : Khi dạy tiết 50, bài: “Thành ngữ”, giáo viên có thể áp dụng trò
chơi này ở phần luyện tập, bài tập 4: Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ
chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải thích nghĩa của các thành ngữ
ấy.
Ở trò chơi này, sưu tầm được một thành ngữ đúng được tính bằng một bậc
thang, nhóm nào sưu tầm được nhiều thành ngữ nhóm đó sẽ lên đỉnh trước và đó
là nhóm chiến thắng.
VD 2: Khi dạy tiết 36, bài “Từ đồng nghĩa”, hoặc tiết 44, bài “Từ đồng
âm” giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi này trong tiết học. Có thể áp dụng
ngay sau khi hình thành xong khái niệm và cho học sinh lấy ví dụ về từ đồng
nghĩa, hoặc từ đồng âm. Cứ lấy được một ví dụ đúng là tính một bậc thang, cứ
như vậy nhóm leo lên cao sẽ là nhóm chiến thắng.
Để thực hiện tốt trò chơi này giáo viên cũng cần chuẩn bị một hệ thống
bảng phụ hoặc phiếu học tập có như vậy mới đảm bảo được thời gian trong tiết
học.
2.3.2.3. Trò chơi: Thi ghép nhanh.
Trò chơi thi ghép nhanh là trò chơi mang tính đồng đội cao. Giáo viên
chia nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên thi với các nhóm khác, nhóm nào ghép
nhanh, ghép đúng sẽ là nhóm chiến thắng.
Trò chơi này phù hợp với dạy các tiết – bài ôn tập.

VD: Khi dạy tiết 67, bài: “Ôn tập tác phẩm trữ tình”, trang 180, giáo viên
có thể áp dụng trò chơi này trong bài học. Giáo viên có thể chia làm ba nhóm
thảo luận, mỗi nhóm cử hai đại diện thi với nhau. Một người ghi tên tác giả một
người ghép tên tác phẩm sang bên cạnh. Nhóm nào ghép được nhiều nhất, đúng
nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ chiến thắng.
2.3.2.4. Trò chơi: Thi sắp xếp.
Trò chơi thi sắp xếp là trò chơi đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ tốt để sắp
xếp các nội dung kiến thức cho đúng. Trò chơi này, giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Giáo viên có thể áp dụng trò
chơi này trong các tiết bài ôn tập.
VD: Khi dạy tiết 67, bài “ Ôn tập tác phẩm trữ tình”, giáo viên có thể áp
dụng trò chơi này khi giải quyết các bài tập 2 và bài tập 3, trang 180,181. Bài tập
2: Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu
hiện. Bài tập 3 hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể
thơ.

6


Đối với trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị một số phiếu học tập hoặc một
số bảng phụ để cho học sinh sắp xếp, học sinh nào hoặc nhóm nào sắp xếp
nhanh thì sẽ chiến thắng.
Trò chơi này còn có thể áp dụng đối với các dạng bài tập sắp xếp các tác
phẩm theo từng giai đoạn lịch sử, theo thứ tự ra đời từ trước tới sau.
2.3.2.5. Trò chơi: Thi đối đáp.
Trò chơi này chia ra các đội tùy thuộc vào số học sinh trong lớp để chia
đội có thể chia ra 2 hoặc 4 hoặc 6 đội. Số lượng mỗi đội bằng nhau, lần lượt
từng cặp đôi ra thi đấu.
Trò chơi này có thể áp dụng đối với các bài: “Từ trái nghĩa”, tiết 40, “Từ
đồng nghĩa”, tiết 36.

VD: Yêu cầu của giáo viên là tìm các từ trái nghĩa. Đội A, mỗi người đưa
ra một từ và yêu cầu một người đối diện ở đội B tìm ra từ trái nghĩa của từ đó.
Người tương ứng ở đội B phải nhanh chóng nói ra từ trái nghĩa đó. Sau đó một
người bên phía đội B đưa ra một từ để hỏi người đối diện ở đội A và người trong
đội A phải tìm ra từ trái nghĩa với nó. Trò chơi cứ như thế cho đến khi có đội
không tìm ra đáp án hoặc đáp án bị sai thì bị thua. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được
một điểm, đội nào được nhiều điểm đội đó sẽ chiến thắng . Giáo viên làm trọng
tài. Đối với bài: “Từ đồng nghĩa” cũng tương tự như vậy.
2.3.2.6. Trò chơi: Thi đọc thơ.
Khi học các văn bản thơ để tiếp cận và hiểu đầy đủ về giá trị của văn bản
bao giờ giáo viên cũng yêu cầu học sinh học thuộc các bài thơ đã học. Thế
nhưng học sinh lại rất ngại học thuộc lòng. Để tạo được hứng thú một cách tự
nhiên cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức trò chơi này.
Để tiến hành trò chơi này, giáo viên có thể chia lớp thành 2 hoặc 4 đội.
Mỗi đội có số lượng thành viên bằng nhau. Các đội cử đại diện ra thi với nhau,
đội 1 đọc một câu thơ đầu của bài thơ, đội 2 phải đọc câu thơ tiếp theo cứ như
vậy các thành viên trong các đội thi với nhau nếu đội nào không thuộc thì đội đó
sẽ bị thua. Trò chơi này có thể áp dụng khi học các văn bản thơ hoặc học bài ôn
tập về thơ.
Trên đây là một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn lớp 7, những
trò chơi này cũng có thể áp dụng vào dạy đối với các khối 6, 8, 9.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với học sinh khối 7 nói riêng và học
sinh của cả Trường THCS Tân Thành nói chung trong các bài giảng bình thường
trên lớp và cả những lần thao giảng ở trường.
* Đối với học sinh: Qua việc áp dụng các trò chơi thi đua trong dạy học
Ngữ văn 7 nhằm phát huy hứng thú và tính tích học tập của học sinh, sau một
thời gian, tôi thấy số học sinh hứng thú và tích cực học tập đã tăng lên rõ rệt, kết
quả học tập cũng được nâng lên. Cụ thể số liệu khảo sát ở học sinh khối 7

Trường THCS Tân Thành cho thấy như sau:
7


Số lượng học sinh có hứng thú và tích cực trong học tập tăng cao gấp 3
lần từ 16 học sinh lên 48 học sinh. Số lượng học sinh không hứng thú và chưa
tích cực học tập giảm nhiều từ 48 học sinh xuống còn 16 học sinh. Điều này cho
thấy việc áp dụng trò chơi thi đua vào trong dạy học Ngữ văn 7 đã đem lại kết
quả khả thi góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn hơn
25,0% học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực học tập, đây là những học sinh
cá biệt học lực yếu kém. Đây là bảng thống kê kết quả sau khi áp dụng trò chơi
thi đua vào trong dạy học Ngữ văn 7:
Đối tượng học Học sinh chưa hứng thú và chưa Học sinh hứng thú và tích
sinh
tích cực trong học tập
cực trong học tập
Lớp
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Khối
7A( 32)
7
21,9
25
78,1
7B( 32)
9
28,1

23
71,9
Khối 7 (64)
16
25,0
48
75,0
Như vậy có thể thấy việc áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học đã đem lại
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Tuy nhiên những trò chơi thi đua này không thể áp dụng một cách máy
móc, cứng nhắc mà cần áp dụng linh hoạt đối với từng kiểu bài cho phù hợp nếu
không sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
* Đối với giáo viên.
Qua việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm vào trong giảng dạy giúp
giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng và giáo viên các bộ môn khác trong tổ khoa
học xã hội nói chung có thêm kinh nghiệm, phương pháp tổ chức thực hiện để
nâng cao hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh. Đây là điều kiện cần
thiết để giáo viên bồi dưỡng cho học sinh trở thành học sinh giỏi môn Ngữ văn.
* Đối với nhà trường.
Chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng lên. Xây dựng được môi
trường giáo dục thân thiện, tích cực giữa thầy và trò. Học sinh tích cực đến
trường học tập với niềm vui sáng tạo.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm vào trong dạy học,
tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm sau:
Khi tổ chức trò chơi thi đua trong học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội
dung trò chơi phải phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học.
Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh phải
hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. Khi chơi không lạm dụng quá nhiều kiến thức

và thời lượng bài học.
Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần quán xuyến lớp học tránh để xảy ra
tình trạng ồn ào, lộn xộn. Tổ chức hoạt động tốt sẽ tạo hứng thú cho người chơi
tham gia nhiệt tình, hăng hái, vừa thu được kiến thức bài học vừa giải trí thư
giãn cho giờ học bớt căng thẳng, mệt mỏi.
8


3.2. Đề xuất.
* Đối với nhà trường.
Nhà trường cần mua sắm thêm các thiết bị công nghệ thông tin và đồ dùng
dạy học như máy chiếu, ti vi, các phần mềm hỗ trợ … giúp cho công việc dạy
học của giáo viên được thuận lợi hơn. Thư viện nhà trường cần bổ sung và tạo
điều kiện cho học sinh mượn các loại sách, tài liệu tham khảo để các em học tập,
tích lũy nâng cao vốn tri thức.
Liên đội nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi,
các câu lạc bộ văn hóa như “Rung chuông vàng” hay “Âm vang xứ Thanh” để
các em được tham gia, từ đó giúp các em có thêm kinh nghiệm trong học tập
trong các hoạt động ngoài giờ.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức hội thảo chuyên đề thường xuyên cho giáo viên trong từng năm
để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận, tìm ra biện pháp tối ưu, tích
cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
* Đối với địa phương:
Quan tâm sát sao hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư
cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học ở địa phương mình.
Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến việc học của học sinh. Tạo mọi
điều kiện để các em được học tập đầy đủ hơn, cần phối kết hợp với nhà trường
để nắm bắt tình hình học tập của con em mình để có biện pháp giáo dục cho phù
hợp.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút từ trong thực tế công tác
giảng dạy của bản thân mà hàng ngày, hàng giờ tôi tận tâm, miệt mài với sự
nghiệp “trồng người”. Tôi đã làm đề tài này bằng kinh nghiệm giảng dạy, kiến
thức của mình và sưu tầm, tham khảo thêm tài liệu, tranh ảnh để sáng kiến đạt
hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong quá trình làm sáng kiến không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, kính mong hội đồng khoa học các cấp và các đồng chí giáo
viên góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn thiện hơn nữa và từ đó, tôi có thể học
hỏi và rút kinh nghiệm cho các đề tài sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tân Thành, ngày 20 tháng 05 năm
ĐƠNVỊ
2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

9


Lê Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy và học làm văn, Mai Thị Kiều Phượng, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2009.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn
lớp 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2004.
- L.X. Vưgôtxki, Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, NXB Phụ
nữ.
- Phạm Công Sơn, Tự học bước đường đến thành công, NXB Văn hoá dân tộc.

- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 7 tập 1,2, NXB Giáo dục.
- Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn trường THCS Tân Thành, năm học 20182019.
- Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7- NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

10


MỤC LỤC
TT

1

2

3

NỘI DUNG

TRAN
G
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
2
nghiệm
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
7
3. Kết luận, kiến nghị.
8

11


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI THI ĐUA TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ VÀ TÍNH TÍCH
CỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 7 TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TÂN THÀNH

Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Thành
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

12


THANH HÓA, NĂM 2019

13



×