Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Sử dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS (Thi GVG cấp huyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.32 KB, 22 trang )

“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với việc phát triển chung của toàn xã hội , phát triển giáo dục đóng
vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra những nhân tài cho đất nước . Đất nước
pháp triển đòi hỏi phải có những công dân được rèn luyện toàn diện về đạo đức
và văn hóa , đặc biệt là phải được trang bị một lượng kiến thức đầy đủ để bước
vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong thời kỳ nước ta ra
nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO ).
Trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, Tiếng Anh được coi là chìa khóa
ngôn ngữ trong giao tiếp quốc tế. Nó là chìa khóa kiến thức của tất cả các môn
khoa học, của nền công nghệ tiên tiến nhất. Tiếng Anh là ngôn ngữ chung đưa
các nước xích lại gần nhau hơn và qua đó hiểu được nền văn hóa đặc trưng và
phong phú của các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay, Tiếng Anh cũng đang được khuyến khích dạy cho
nhiều lứa tuổi khác nhau. Bởi nước ta đang trên đà đổi mới, việc nắm vững
Tiếng Anh, chìa khóa ngôn ngữ trong giao tiếp với các nước trên thế giới là vô
cùng quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, khoa
học kỹ thuật và văn hóa. Học Tiếng Anh học sinh được tiếp cận với một nền
văn hóa mới, tiên tiến và hiện đại. Đồng thời, thông qua môn học ngoại ngữ
giáo dục cho học sinh sự tự tin trong giao tiếp quốc tế, hội nhập với bạn bè năm
châu, chính vì những lẽ đó, trong nhà trường phổ thông hiện nay, Tiếng Anh là
môn học chính và là môn thi bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp .
Vì những lí do quan trọng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng một
số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ” để nghiên
cứu. Mặc dù đã rất cố gắng song trong phạm vi hạn hẹp của đề tài chắc hẳn
không thể tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý
chân thành từ phía các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài này, tôi tiếp tục tập trung đi vào nghiên cứu
chuyên sâu vào việc tìm ra cách thức tổ chức một CLB Tiếng Anh đạt hiệu quả


cao bằng cách sử dụng một số trò chơi mà học sinh đã được thực hiện trên lớp.
Làm được điều này có nghĩa là giáo viên đã tạo ra một sân chơi lành mạnh theo
phương châm “ Học mà chơi – Chơi mà học ” cho học sinh của mình, giúp các
em giảm “ stress ” trong học tập .
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
1
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
3. Thời gian địa điểm.
* Thời gian:
Năm học 2013-2014 đến nay
* Địa điểm:
Năm học 2013-2014 Trường THCS Đông Ngũ. Năm học này tôi được phân
công công tác tại Trường TH&THCS Đại Dực- xã Đại Dực- huyện Tiên Yên-
Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn:
Khi quyết định thực hiện đề tài này, bản thân tôi vẫn đang trong quá
trình tìm tòi, thử nghiệm và áp dụng trong phạm vi nhỏ (lớp, khối) nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo hiện nay.
- “ Câu lạc bộ ”: là tổ chức được lập ra cho nhiều người tham gia sinh
hoạt trong những lĩnh vực nhất định. Câu lạc bộ Tiếng Anh là tổ chức được lập
ra ở trường THCS cho các em học sinh có khả năng và yêu thích môn học
Tiếng Anh, nhằm cùng sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm học Tiếng Anh, đồng
thời nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ của mình.
Đề tài giúp giáo viên biết cách tổ chức, điều hành một CLB Tiếng Anh ở
trường, đồng thời giúp học sinh được tham gia sinh hoạt thường xuyên trong
CLB môn học mà mình yêu thích, được thực hành giao tiếp, trau dồi và nâng
cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan

1.1: Cơ sở lí luận:
Trước đây, học sinh học Tiếng Anh theo phương pháp cũ theo kiểu truyền
thống là đọc- chép, hay thuyết trình có kết hợp với đàm thoại. Chủ yếu là học
thuộc lòng từ vựng, tích lũy ngữ pháp và rèn luyện nhiều cho bài thi viết……
Một số nét nổi bật nói chung là học sinh còn nhiều hạn chế khi giao tiếp Tiếng
Anh với người lạ hoặc ngay cả với bạn bè trong lớp. Đó là những biểu hiện
không tích cực trong quá trình học Tiếng Anh.
Việc Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành chương trình dự thảo cùng với quyết
định số 2434/QĐ ngày 08/07/1999 chỉ đạo việc biên soạn SGK mới, hướng cải
tiến chung của chương trình dự thảo là “ giảm tải, tăng thực hành, gắn với
đời sống ” đã mở ra một chân trời mới cho học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh.
Ở đó học sinh được tập trung phát triển toàn diện trong giao tiếp, được nâng
cao và rèn luyện kỹ năng nói, nghe, đọc, viết bằng Tiếng Anh .
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
2
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
Nhưng mục tiêu của giáo dục môn ngoại ngữ hiện nay là tập trung hướng
vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh. Coi các em
là chủ thể hoạt động chính trong một giờ học Tiếng Anh, thông qua hoạt động
chính của mình các em sẽ lĩnh hội được tri thức. Và quan trọng nhất là có khả
năng giao tiếp trong môi trường Tiếng Anh một cách hoạt bát, tự nhiên. Do
vậy, có một môi trường giao tiếp và thực hành ngôn ngữ cho học sinh ngay tại
trường THCS là vô cùng cần thiết.
1.2: Cơ sở thực tiễn:
Phải nói ngay rằng ngày nay học sinh rất hứng thú học Tiếng Anh, đặc
biệt là đối tượng học sinh nhỏ thì nhu cầu học Tiếng Anh càng cao.
Vậy nên việc có một sân chơi bổ ích, lí thú cho học sinh, nhằm làm giảm
áp lực trong quá trình học tập là một nhu cầu chính đáng. Tại sân chơi này, các
em được học, được chơi, được thực hành ngay ngôn ngữ mà mình yêu thích.
Học sinh có cơ hội hiểu biết thêm và thực hành ngay những kiến thức mà mình

vừa học trên lớp, đồng thời tiếp cận với một số khía cạnh, nội dung khác của
ngôn ngữ thông qua một số trò chơi, câu đố mang tính trí tuệ ( có thể là tục
ngữ, thành ngữ hay cũng có thể là giải ô chữ ….). Do đó, môn học Tiếng Anh
sẽ trở nên gần gũi với học sinh hơn, các em sẽ bớt đi cảm giác “ lạ lẫm ” hay “
sợ ” môn học.
Song đối với học sinh miền núi thì việc học Tiếng Anh quả là gặp không
ít khó khăn. Bởi các em chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của bộ
môn, hoặc do tài liệu phục vụ cho việc học còn ít, hoặc cũng do đặc điểm tâm lí
còn e dè, ngại giao tiếp. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây khó khăn
rất lớn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt đối với các em học
sinh dân tộc thiểu số (Dao, Sán chỉ …), các em còn chưa thạo Tiếng Việt nên
việc tiếp nhận thêm một ngoại ngữ thật sự không dễ dàng chút nào.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên Tiếng
Anh đã trực tiếp giảng dạy ở bậc THCS được 6 năm kể từ khi ra trường, tôi
luôn nghiên cứu tìm tòi và ấp ủ một kế hoạch là sẽ đứng ra tổ chức và điều
hành một CLB Tiếng Anh ở trường THCS một cách có hiệu quả, phù hợp với
đối tượng học sinh mà mình đang giảng dạy, đồng thời có thể nhân rộng hình
thức sinh hoạt CLB Tiếng Anh đối với các trường khác.
Với lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Sử dụng một số trò chơi
trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”.
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
3
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Vấn đề nổi cộm trong việc học ngoại ngữ hiện nay vẫn là khả năng giao
tiếp của học sinh.
* Qua khảo sát cho thấy:
80 – 85% học sinh ít cơ hội học hỏi và nâng cao khả năng sử dụng

Tiếng Anh. Ở đây chính là khả năng giao tiếp của học sinh hạn chế do môi
trường giao tiếp còn hạn hẹp. Do vậy, mặc dù thể hiện ở trong bài kiểm tra viết
khá tốt song học sinh vẫn còn rất lúng túng trong quá trình giao tiếp ở trong
những tình huống cụ thể, và ở những mẫu câu đơn giản nhất như chào hỏi, tự
giới thiệu về mình, về trường, lớp, gia đình…
Số rất ít học sinh khác là có khả năng giao tiếp với nhóm học tập hay với giáo
viên trực tiếp giảng dạy. Số này chủ yếu nằm trong nhóm những học sinh giỏi,
thực sự yêu thích bộ môn, song trong nhiều trường hợp vẫn ở tình trạng bị
động, nghĩa là chỉ trả lời những câu hỏi của người khác đưa ra chứ chưa chủ
động trong quá trình giao tiếp, chưa đóng đúng vai trò chủ thể của hoạt động
giao tiếp.
Qua thực tế khảo sát, có thể thấy được thực trạng trên xuất phát từ những
nguyên nhân cơ bản sau:
* Khách quan:

Nhiều giáo viên chưa thực sự đổi mới về phương pháp trong quá trình
giảng dạy bộ môn, có thể giáo viên đó chưa nắm vững được phương pháp đổi
mới trong quá trình dạy học, hay mặc dù đã nắm được song chưa linh hoạt khi
thiết kế, vận dụng vào bài dạy, hoặc cũng do lười đầu tư, chưa thực sự chú tâm
vào mỗi giờ dạy, mỗi bài dạy khác nhau. Do giáo viên cứ đi theo một lối mòn
cũ, và thế là học sinh sẽ cảm thấy giờ học buồn tẻ, thiếu sinh động, kém hấp
dẫn. Vậy là học sinh sẽ dần mất đi sự hứng thú, sự say mê đối với môn học.
Thứ hai là hiện nay sĩ số học sinh trong một lớp học tương đối đông
( khoảng từ 30 đến 35 h/s) với các bộ môn khác thì điều đó rất bình thường
nhưng trong một lớp học Tiếng Anh thì lại không đảm bảo, bởi rất khó cho giáo
viên có thể bao quát hết được học sinh, và nếu có thì giờ học sẽ khó có thể đảo
bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung kiến thức mà bài học yêu cầu .
Nguyên nhân tiếp theo là do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh miền núi ,
100% các em là học sinh dân tộc ( Dao, Sán chỉ, ….) do vậy các em còn rụt rè,
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực

4
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
ngại giao tiếp, ngại giao lưu học hỏi lẫn nhau. Chính điều này đã gây ra một sự
cản trở lớn không cần thiết trong quá trình học Tiếng Anh và tiếp cận với nhiều
nền văn hóa khác nhau do lợi ích của môn Tiếng Anh mang lại.
Trong dạy học chưa thể hiện được vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo
viên; vai trò chủ động, tích cực hoạt động của học sinh không được đề cao và
coi trọng. Tình hình này dẫn đến thực tế là giáo viên làm việc quá nhiều, giảng
giải liên miên, thậm chí làm thay học sinh, còn học sinh thì tiếp thu bài một
cách thụ động, ỉ lại, không chịu làm việc. Đối với nhiều giáo viên thì khả năng
tổ chức một sân chơi cho học sinh còn hạn chế, do vậy chưa dám mạnh dạn
đứng lên thành lập CLB - tạo ra một sân chơi trí tuệ cho học sinh .
* Chủ quan:
Từ nhiều năm nay, việc dạy ngoại ngữ thường là dạy chay tức là không
có thiết bị. Ngoài số SGK và một số bộ tranh gây tình huống giao tiếp, giáo
viên và học sinh không có thêm bất cứ một thiết bị và phương tiện nào khác. Kể
cả khi tiến hành chương trình dạy thay SGK lớp 6,7 thì giáo viên chủ yếu là tự
thiết kế đồ dùng dạy học tự làm là chính, đồ dùng được trang bị lúc này có
thêm đài cassette và băng. Khi đến chương trình thay sách lớp 8, 9 thì cơ sở vật
chất đã được trang bị đầy đủ hơn ( băng đĩa hình, đĩa tiếng, cassette, đầu
video….) song lại không được sử dụng thường xuyên do nhiều lí do khác nhau.
Thực tế ở nhiều học sinh, khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, không
đáp ứng được yêu cầu khi tham gia sinh hoạt CLB. Bởi để tham gia sinh hoạt
trong CLB, bản thân mỗi học sinh phải có một vốn kiến thức Tiếng Anh, về
một số lĩnh vực một cách cơ bản nhất, đồng thời phải có được sự tự tin cần thiết
để có thể giao tiếp, tham gia các trò chơi, các hoạt động của CLB một cách chủ
động, sáng tạo.
Cuối cùng một nguyên nhân nữa là việc đứng ra tổ chức một CLB Tiếng
Anh trong nhà trường thật không quá khó khăn, song để duy trì và sinh hoạt
CLB một cách đều đặn, thiết thực và có hiệu quả lại không phải dễ dàng gì. Nó

đòi hỏi phải có sự quan tâm của mọi thành phần giáo dục trong và ngoài nhà
trường, sự linh hoạt, năng động của người chủ nhiệm CLB.
Theo tôi trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế về
khả năng giao tiếp của học sinh hiện nay. Do vậy, nếu ta khắc phục được và tổ
chức một
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
5
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
mô hình CLB Tiếng Anh để tạo điều kiện cho học sinh có một môi trường thực
hành Tiếng Anh ngay trong trường thì tôi tin rằng khả năng giao tiếp của học
sinh chúng ta sẽ khả quan hơn nhiều.
2.2. Các giải pháp thực hiện:
Dựa vào kết quả điều tra về thực trạng giao tiếp bằng Tiếng Anh của
học sinh hiện nay, qua phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng
đó, tôi cũng đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp sau:
1- Thứ nhất, để tránh cho học sinh khỏi bỡ ngỡ trong khi sinh hoạt
CLB , trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên nên tổ chức cho học sinh
làm quen và chơi nhiều trò chơi mới ngay ở trên lớp. Vì vậy, khi gặp lại trò
chơi này trong CLB,
người tổ chức sẽ không phải giới thiệu và hướng dẫn lại luật chơi một cách tỉ
mỉ nữa, tránh được sự lãng phí thời gian một cách không cần thiết.
2- Thứ hai, trong mỗi giờ dạy trên lớp, người giáo viên hãy thực sự quan
tâm đến các đối tượng học sinh của mình, phân loại đối tượng học sinh để có
nội dung giảng dạy phù hợp. Đồng thời khéo léo tuyên truyền về những lợi ích
thiết thực của việc học tập Tiếng Anh trong quá trình tham gia sinh hoạt tại
CLB, khuyến khích học sinh đăng kí tham gia CLB Tiếng Anh, giúp các em
dần tự tin, chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức mới.
3- Người chủ nhiệm CLB phải luôn có kế hoạch đổi mới nội dung sinh
hoạt tại CLB ít nhất là một tháng/ lần. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục
khác sao cho việc điều hành CLB được tiến hành một cách thuận lợi nhất. Điều

này đòi hỏi người chủ nhiệm CLB phải thực sự là một người năng động và yêu
thích công việc của mình, có sự sáng tạo và say mê nghiên cứu không ngừng.
Nếu làm được điều này thì CLB sẽ lôi cuốn được nhiếu học sinh tham gia,
không chỉ ở phạm vi trong trường mà ở các trường bạn nữa, bởi học sinh chính
là lực lượng tuyên truyền tốt nhất, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả của
CLB.
* Một số quy tắc cơ bản trong việc tổ chức CLB tiếng Anh:
CLB Tiếng Anh hiểu theo một cách đơn giản thì đây là một CLB môn
học dành riêng cho những ai có khả năng và yêu thích Tiếng Anh một cách
thực sự. Do vậy, việc tổ chức CLB không giống như việc soạn giáo án lên lớp
một cách bình thường mà theo tôi cần phải đảm bảo một số quy tắc sau:
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
6
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
1- Tổ chức theo mô hình “ Học mà chơi – Chơi mà học ”: Thông qua
sinh hoạt CLB học sinh thấy thực sự thoải mái để bước vào các giờ học chính
khóa, song cũng thông qua CLB mà học sinh sẽ hiểu thêm hơn nhiều vấn đề
xung quanh Tiếng Anh: nền văn hóa Anh, con người, đất nước Anh và một số
nước nói Tiếng Anh. Mở rộng được vốn hiểu biết của mình về một số chủ
điểm, nội dung khác xung quanh ta như: dân số, môi trường, bảo vệ động vật
quý hiếm…
2- Trong sinh hoạt CLB thì người tổ chức không nên đưa ra quá nhiều trò
chơi mới trong một buổi sinh hoạt mà nên sử dụng triệt để những trò chơi đã
được sử dụng ở trên lớp , trong mỗi tiết dạy để học sinh không bỡ ngỡ trong khi
sinh hoạt . Tất nhiên , không phải lúc nào cũng vẫn những nội dung ấy, trò chơi
ấy song điều đáng nói ở đây là mỗi lần sinh hoạt CLB chỉ nên đưa ra từ một
đến hai trò chơi mới nhằm giúp học sinh làm quen và lôi cuốn các em chơi .
3- Để tránh việc duy trì sinh hoạt CLB một cách hình thức và không hiệu
quả thì người tổ chức - trước mỗi kì sinh hoạt CLB cần lên kế hoạch cho toàn
bộ buổi sinh hoạt, đưa ra thảo luận, bàn bạc và thống nhất trong ban điều hành

CLB, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên trong CLB. Nếu
cần có thể thông báo chủ đề sinh hoạt CLB của lần sau cuối mỗi buổi sinh hoạt
CLB. Điều này giúp các thành viên có thời gian sưu tầm tài liệu, chuẩn bị nội
dung thuyết trình cho kỳ sinh hoạt sau.
Cần lưu ý là phương pháp tổ chức, nội dung sinh hoạt của CLB cần thường
xuyên được đổi mới với các phương pháp tổ chức khoa học, hiện đại và nội
dung luôn được cập nhật, nội dung “ nóng ” ở thời điểm hiện tại sẽ cuốn hút
được học sinh tham gia thảo luận sôi nổi.
* Một số trò chơi, hoạt động được sử dụng trong sinh hoạt CLB:
1 - Guessing game:
Ở trò chơi này học sinh có thể đoán từ, đoán đồ vật hoặc đoán nghề
nghiệp thông qua một số gợi ý:
+) Đoán từ về địa điểm:
Người tổ chức đưa ra 3 gợi ý, nếu trả lời được ở 3 gợi ý đầu tiên
sẽ được 30 điểm, ở gợi ý thứ hai được 20 điểm và có câu trả lời đúng ở gợi ý
cuối cùng sẽ được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi gợi ý là 15 giây.
VD : It is the biggest city in Viet Nam.
It has many beautiful buildings.
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
7
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
You can visit Ben Thanh market and Nha Rong Harbor there.
(Ho Chi Minh city)
+) Đoán đồ vật:
Học sinh chơi theo cặp (pairs work). Người tổ chức sẽ cho học
sinh ở mỗi cặp được bốc thăm từ mà họ được miêu tả và gọi tên đúng. Sau đó
hai học sinh đứng đối diện nhau, người được bốc thăm sẽ gợi ý 3 câu về đồ vật
mà họ được nhận, học sinh còn lại sẽ đoán tên đồ vật đó căn cứ vào lời miêu tả
của bạn mình.
VD : Học sinh bốc thăm được từ “ Table “

- It is made of wood.
- It has 4 legs.
- It is use for people to write.

+) Đoán nghề nghiệp:
Ở trò chơi này học sinh có thể chơi theo cặp hoặc theo đội ( pair
work or group work ). Ở mỗi đội sẽ thống nhất và cử ra một đại diện của tổ
mình để miêu tả về một nghề nghiệp nào đó thông qua hành động ( kịch câm ).
Đội bạn sẽ quan sát và đoán tên nghề nghiệp mà đại diện của đội bạn vừa thể
hiện.
2- Yes / No statements:
Ở phần trò chơi này học sinh có thể chơi theo số lượng người ( khoảng
10- 15 người ). Người tổ chức sẽ có hai hình vẽ như sau ( treo trên hai bảng
hoặc phông ).
Những người tham gia chơi bước đầu sẽ đứng ở giữa, sau đó người tổ chức sẽ
đọc lần lượt khoảng 10 đến 15 câu. Học sinh nghe, xác định nội dung của câu
đó là đúng hay sai trong thực tế. Nếu đúng học sinh sẽ chạy sang đứng ở bên “
YES ” và sai thì đứng ở bên “ NO ”. Sau mỗi câu như vậy, nếu những ai làm sai
sẽ bị loại, hoặc nếu làm đúng song chậm nhất cũng sẽ bị loại, lần lượt như thế
cho đến khi còn người cuối cùng thì đó sẽ là người thắng cuộc.
VD : Người tổ chức có thể đưa ra những câu sau:
1. You are doctors. ( No )
2. I’m a student. ( No )
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
8
Yes
No
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
3. Ha Noi is the capital of Viet Nam. ( Yes )
4. Big Ben is in America. ( No )

5. Ha Long bay is one of the World Heritage Side. ( Yes )
6. Sydney opera House is a wonder of the world. ( No )
7. Petronas Twin Towers is in Malaysia. (Yes )
8. The Statue of Liberty is in America. (Yes)
9. Sa Pa is a moutainous resort. (Yes)
10. Ho Chi Minh city is in the northern Viet Nam. ( No )
……………………………………………………….
3- Picture description:
Ở trò chơi này học sinh sẽ chơi theo đội và điểm sẽ được tính chung
cho cả đội. Mỗi đội sẽ có thời gian chuẩn bị vẽ một bức tranh theo chủ đề tự
chọn, sau đó cử đại diện để thuyết minh cho bức tranh đó. Thông qua trò chơi
này sẽ giúp các em phát triển kĩ năng nói trước đám đông, đồng thời phát hiện
năng khiếu về môn mỹ thuật của học sinh.
4- Write it up:
Người tổ chức có thể gọi 4 học sinh lên, chia 4 học sinh đó làm hai đội.
Một học sinh của mỗi đội sẽ nhận được một mảnh giấy với nội dung như nhau (
có thể là một câu chuyện ngắn về nội dung bất kỳ, hoặc một đoạn văn giới thiệu
về người nào, nơi nào đó). Học sinh đọc nhanh câu chuyện hoặc đoạn văn đó
trong một thời gian nhất định và cố gắng ghi nhớ nội dung càng nhanh và càng
chính xác càng tốt. Người tổ chức sẽ thu lại mảnh giấy đó, và cũng trong một
khoảng thời gian nhất định học sinh sẽ viết lại những nội dung vừa đọc theo trí
nhớ của mình. Nếu hết thời gian quy định mà chưa thực hiện xong thì người
còn lại trong đội sẽ làm tương tự như vậy.
Nếu đội nào hoàn chỉnh câu chuyện hoặc đoạn văn một cách đúng và đầy
đủ nhất thì đội đó sẽ thắng.
Trò chơi này giúp học sinh rèn kỹ năng đọc hiểu và viết của mình.
5- Role play:
Giáo viên chọn những câu chuyên vui ngắn hoặc xây dựng những tình
huống có thực trong cuộc sống để học sinh có thể tự sắm vai. Phần chơi này đòi
hỏi phải có sự luyện tập chu đáo của các đội chơi trước khi diễn ra buổi sinh

Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
9
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
hoạt CLB. Đồng thời các giáo viên Tiếng Anh cũng phải vào cuộc giúp các em
có những vở kịch, những tình huống hay thể hiện trong CLB.
6- Quizzes:

Phần chơi này có thể dành cho khán giả hoặc các đội chơi bằng cách tính
điểm trực tiếp nếu trả lời đúng.
Người tổ chức sẽ nêu ra một số câu hỏi, học sinh lắng nghe (có thể thảo
luận để tìm ra câu trả lời) sau đó đưa ra câu trả lời cuối cùng. Người tổ chức sẽ
căn cứ vào tính chính xác mà công bố điểm hay không.
VD : Một số câu hỏi có thể sử dụng (cần lưu ý học sinh ở đây là có một số
câu đố mẹo).
+) What is the difference between “ here ” and “ there ” ?
(The letter T)
+) What goes up but never comes down ?
( The age )
+) What two things you should not have before “ breakfast ” ?
( Lunch and Dinner )
+) Which is the shortest month ?
( May – is only has 3 letters )
( January – it only has 28 days )
+) What do you call a little thing in your head which bite ?
( Teeth )
+) What is the longest river in the world ?
( The Nile river )
+) What is the largest country in the world ?
( America )
+) How many countries are there in the world ?

(……………)
…………………………………………….
7- Proverbs:
Người tổ chức sẽ đưa ra một số thành ngữ, tục ngữ trong Tiếng Anh,
học sinh đoán thành ngữ tương đương trong Tiếng Việt. Trò chơi này học sinh
có thể chơi theo đội hoặc chơi theo hình thức dành cho khán giả.
VD : Một số thành ngữ thông dụng:
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
10
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
+) After rain comes fair weather.
( Sau cơn mưa trời lại sáng )
+) Diamond cut diamond.
( Vỏ quýt dày có móng tay nhọn )
+) It’s raining cats and dogs.
( Mưa như trút nước )
+) Dogs eat dog.
( Cá lớn nuốt cá bé )
+) When the cat’s away, the mice will play.
( Vắng chủ nhà gà voọc niêu tôm )
+) Like father, like son.
( Cha nào, Con nấy )
+) Easy come, Easy go.
( Của thiên trả địa )
+) No smoke without fire.
( Không có lửa làm sao có khói )
+) Handsome is handsome does.
( Cái nết đánh chết cái đẹp )
+) Go to the dog.
( Sa cơ lỡ vận )

………………………………
8- Kim’s game:
Người tổ chức sẽ đưa ra một bức tranh hoặc đồ vật theo chủ đề nhất
định, học sinh quan sát trong vòng 20 giây, sau đó sẽ cất bức tranh hoặc đồ vật
đi. Học sinh sẽ ghi lại theo trí nhớ của mình các hình ảnh xuất hiện.
VD : +) Picture ( Hoạt động của người )
+) Realia ( Đồ dùng học tập … )
9- Word by word:

Khi bắt đầu, người tổ chức sẽ đưa ra một từ, sau đó mỗi người chơi
sẽ viết tiếp từ mà bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ đi trước.
VD : Happyeshendictation……
10- Dictation lists:
Ở trò chơi này, học sinh sẽ được quan sát các từ vựng và sắp xếp
chúng vào đúng chủ điểm.
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
11
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
VD :
Apple chicken meat pea
Banana coffee milk pear
Bean grape noodles sice
Bread lemonade onion soda
Cabbage lectuce orange tea
11- Songs:
Trong các buổi sinh hoạt CLB Tiếng Anh không thể thiếu được các tiết
mục văn nghệ, và không có gì có thể hợp lí hơn là sử dụng các bài hát Tiếng
Anh để tạo thêm không khí. Các bài hát có thể dùng là:
“ Cheerful , Jingle bell , 5 little ducks , Auld Lang Syne ”……….
2.3. Kết quả:


Trong thời gian thực hiện đề tài, thử nghiệm các phương pháp nghiên
cứu, đồng thời qua theo dõi kết quả giảng dạy của bản thân cũng như của đồng
nghiệp. Tôi nhận thấy học sinh ở các khối lớp đã có rất nhiều sự chuyển biến.
Hầu hết các em đặc biệt thích giờ học Tiếng Anh (đặc biệt là đối với học sinh
khối 6, 7 ), có hứng thú với các hoạt động giao tiếp và tham gia sôi nổi trong
các trò chơi của môn học. Sự tự tin trong giao tiếp cũng được cải thiện rất
nhiều. Từ sự chậm chạp, e dè nay các em đã là chủ thể hoạt động chính trong
mỗi giờ học Tiếng Anh- thích được nói, được giao tiếp, mong được có cơ hội
thể hiện mình với các bạn cùng lớp.
Ngoài ra tôi cũng đã tổ chức sinh hoạt thử nghiệm CLB với quy mô
nhỏ ở học sinh ( học sinh khá, giỏi chọn từ các khối lớp ) và cũng đã thu được
một số kết quả nhất định. Qua đó đúc rút thêm được một số bài học kinh
nghiệm cho bản thân và hiểu được nhu cầu của học sinh hơn.
2.4: Rút ra bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy sự nhiệt tình của cả thầy và trò có
vai trò hết sức quan trọng.
+ Với giáo viên cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi tổ chức buổi
sinh hoạt CLB cho học sinh và dặn dò kỹ cho học sinh chuẩn bị kỹ những nội
dung liên quan đến buổi sinh hoạt.
+ Thái độ của giáo viên với học sinh cũng rất cần thiết, cần có thái độ cởi
mở, chan hòa và vui vẻ với học sinh, biết khích lệ đúng lúc sẽ giúp các em tự
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
12
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
tin hơn khi tham gia vào buổi sinh hoạt CLB. Tránh gây không khí gò bó nặng
nề. Những câu nói vui đúng lúc sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều những lời giáo
huấn dài dòng mà phiến diện, từ đó giúp các em giảm được áp lực.
Giáo viên cần phát hiện ra nhưng thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng
khắc phục kịp thời.

+ Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp chúng quen dần với ngôn
ngữ này và sử dụng trong cuộc sống.
+ Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng
học sinh. Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói
chung rèn luyện kĩ năng nghe nói theo hướng giao tiếp.
III. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1: Kết luận:
Trong việc học ngoại ngữ thì đạt đến mục tiêu cuối cùng là khả năng giao
tiếp bằng chính ngôn ngữ đó. Vậy nên rất cần thiết khi tạo được cho học sinh
một môi trường giao tiếp ngay tại nơi học tập. Vì thế việc tổ chức mô hình học
tập CLB một cách hiệu quả sẽ mang lại cho học sinh nhiều lợi ích thiết thực,
đồng thời có tác dụng tốt cho các giờ học trên lớp.
2: Những kiến nghị - đề xuất:

* Với nhà Trường
Với giáo viên giảng dạy trong trường cần thường xuyên trao đổi kinh
nghiệm học hỏi lẫn nhau và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt CLB
Tiếng Anh theo chủ đề cho học sinh.
Với tổ chuyên môn nhà trường: Cần tổ chức nhiều hơn các chuyên đề ngoại
khóa dưới hình thức sinh hoạt CLB.
* Với Phòng giáo dục:
Trong năm học này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo rất sát sao và kịp
thời từ Phòng Giáo dục về công tác chuyên môn. Mong muốn trong năm học
tới Phòng sẽ tổ chức các chuyên đề cụm để đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong
huyện có dịp học hỏi lẫn nhau về phương pháp để ngày càng tiến bộ hơn.

* Với Sở giáo dục – Đào tạo:
Mong có nhiều buổi thảo luận, hội nghị chuyên đề về phương pháp
giảng dạy để tôi có dịp trao đổi và học hỏi đồng nghiệp trong và ngoài huyện.
Ngoài ra tôi rất mong muốn Sở sẽ tổ chức các buổi học tập phương pháp mới,

Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
13
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
giảng dạy bằng công nghệ thông tin để giáo viên chúng tôi luôn cập nhập với
các phương pháp giảng dạy hay, hiện đại của nền giáo dục chung.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi, có thể còn những
khiếm khuyết. Tôi rất mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến xây dựng, để kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng có hiệu quả hơn trong quá
trình dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đông Ngũ, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người viết

Sầm Thị Hương
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
14
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
IV. PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
1: Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Sổ tay người dạy Tiếng Anh ( 27- 01 – 2003 )
Tác giả : Hoàng Thái Nguyên
M.A in Applied Linguistics
2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS ( 1997 )
Tác giả : PGS-PTS Trần Kiều ( chủ biên )
3. Lesson plans
English Language Teacher Training Project
4. Teach English – 1995
Tác giả : Adrian Doff
5. Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Anh 7, 8, 9

Nhà xuất bản giáo dục
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
15
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
2: Phần phụ lục
TT Nội dung Trang
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 01
2 1. Lí do chọn đề tài. 01
3 2. Mục đích nghiên cứu. 01
4 3. Thời gian và địa điểm. 02
5 4. Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn. 02
6 II. PHẦN NỘI DUNG. 02
7 1. Chương 1: Tổng quan. 02
8 1.1. Cơ sở lí luận. 02
9 1.2. Cơ sở thực tiễn. 03
10 2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 04
11 2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 04
12 2.2. Các giải pháp thực hiện. 06
13 2.3. Kết quả. 12
14 2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm. 12
15 III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 13
16 IV. TÀI LỆU THAM KHẢO-PHỤ LỤC 15
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
16
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
* Giáo án minh họa
CLB Tiếng Anh

Welcome to English club
1. Hát tập thể : Cheerful

- Tốp ca lớp 8 : Auld Lang Syne
- Giới thiệu các thành viên
- Giới thiệu đại biểu : BGH, các thầy cô giáo trong tổ
2. Nội dung :
a, Write it up :
Chọn 4 HS trong trò chơi này, chia 2 đội ngẫu nhiên
- HS ở 2 đội sẽ được đọc một đoạn văn ngắn gồm khoảng 7 đến 9 câu trong
khoảng 1 hoặc 2 phút, sau đó viết lại theo trí nhớ. Đội nào viết đúng và chính
xác hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
“ Nam is a student . He lives in a small house with his family. Everyday, he
goes to school by bike with his close friend, Huy. They often talk about their
homework on the way to school. At school, they study very hard and finish
their study at 11.30. In the afternoon, they go to the school library to self-
study. They are best friends and good students ”.
- Nhờ GV Tiếng Anh làm giám khảo và trao thưởng luôn cho đội giành chiến
thắng.
b, Guessing game:
- Chọn 6 học sinh trong trò chơi này và cũng chia 2 đội ngẫu nhiên.
Người tổ chức đưa ra 3 gợi ý, nếu trả lời được ở 3 gợi ý đầu tiên sẽ được 30
điểm, ở gợi ý thứ hai – 20 điểm và có câu trả lời đúng ở gợi ý cuối cùng sẽ
được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi gợi ý là 15 giây.
1. It’s the biggest city in VietNam
It has many beautiful tall buildings
You can visit BenThanh market and Nha Ronh Harbor there.
( Ho Chi Minh city )
2. It’s a thing. It’s made of wood
It has four legs
People usually sit on it
( a chair )
3. It’s a thing. It’s made of metal

It’s hung on the wall
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
17
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
It tells you about the time
( a clock )
4. It’s one of seven wonders in the World
It was built as a tomb of the Pharaoh
It’s in Egypt
( Pyramid )
5. It is a World Heritage Site in VietNam
Is has many beautiful islands and caves
It’s in QuangNinh
( Ha Long Bay )
6. It’s a name of a job
This person answers the telephone
This person types letters
( a secretary )
7. It’s a famous writer in Viet Nam
He was born in Ly Nhan- Ha Nam province
His famous stories are : Chi Pheo, Lao Hac
( Nam Cao )
8. It’s the longest structure in the world
It was built under Tan Thuy Hoang term
It’s in Chine
( The Great Wall )
c, Tốp ca HS 6,7 : Five little ducks
- Tiểu phẩm vui ( kịch câm )
d, Phần chơi dành cho khán giả :
*Quizes :

+) What is the difference between “ here ” and “ there ” ?
(The letter T)
+) What goes up but never comes down ?
( The age )
+) What two things you should not have before “ breakfast ” ?
( Lunch and Dinner )
+) Which is the shortest month ?
( May – is only has 3 letters )
( January – it only has 28 days )
+) What do you call a little thing in your head which bite ?
( Teeth )
+) What is the longest river in the world ?
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
18
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
( The Nile river )
+) What is the largest country in the world ?
( America )
+) How many countries are there in the world ?
(……………)
*Word by word :
Khi bắt đầu, người tổ chức sẽ đưa ra một từ, sau đó người của mỗi
đội chơi sẽ viết tiếp từ mà bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ đi trước .
VD : Happyeshendictation……
e, Verbsquare :
Chọn 6 học sinh trong trò chơi này, chia 2 đội ngẫu nhiên. Học sinh hoàn thành
hình vuông dưới đây bằng cách chọn một động từ thích hợp điền vào mỗi chỗ
trống ở các câu dưới đây, chữ cái đầu tiên của mỗi từ là chữ cái cuối cùng của
từ đứng trước.( Mỗi động từ chỉ được dùng một lần )
“ do , dream , end , keep , kiss , knock , let , meet ,

order , put , read , start , take , talk , tell , thank ”
1
S T A R
2
T
3 4 5
16 6
15 7
8
14
13 12 11 10 9
3, Kết thúc : A song : Merry Christmas
Ring the bell
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
19
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
NHẬN XÉT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
CỦA HĐKH TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI DỰC
Tên đề tài:



Tác giả nghiên cứu:
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đại Dực.
NHỮNG Ý KIẾN NHẬN XÉT
1.Tính chất của đề tài nghiên cứu: Là vấn đề được nghiên cứu nhiều hay ít,
mới, khó, hay cần:

…………………………………………
…………………………………



2. Nội dung: Giải quyết vấn đề gì? Mức độ, tính chính xác, tính sáng tạo:
- Ưu, nhược điểm chủ yếu của vấn đề đã giải quyết:




3. Phương pháp:
- Nêu được vấn đề và tìm ra được cách thức, con đường giải quyết (mức độ
hay, độc đáo):




- Đã sử dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề
đặt ra:
………………………………………… ………………………
………………………………………… ……………………………

4. Hiệu quả: Vấn đề giải quyết đạt hiệu quả, tác dụng gì? Mức độ, phạm vi áp
dụng trong nghành:
…………………………………………
…………………………………

Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
20
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”

5. Hình thức: Bố cục bài viết, trình bày:

…………………………………………
…………………………………

6. Xếp loại: …………
Đại Dực, ngày tháng năm 2014.

NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
21
“ Sủ dụng một số trò chơi trong việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS ”
Sầm Thị Hương – TH&THCS Đại Dực
22

×