Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xác định quy trình rèn luyện năng lực và thiết kế hoạt động dạy học để phát triển năng lực tính toán cho học sinh trong phần Di truyền học, Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC

HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC VÀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỂ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TỐN CHO
HỌC SINH TRONG PHẦN DI TRUYỀN HỌC,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Duân.
Học viên thực hiện: Võ Thị Quốc Quyên.
Lớp: LL&PPDHSH - K26.


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Nước ta đã là thành viên của WTO nên việc đổi mới trong giáo dục là
yếu tố vơ cùng quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của đất nước
trong thời kì hội nhập. Để đáp ứng được sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xã
hội yêu cầu nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh bao gồm việc cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, khoa học, chính xác, hiện
đại, làm phát triển năng lực, tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, hình thành phương pháp
học tập, làm việc khoa học, sáng tạo....góp phần rèn luyện và phát triển nhân cách của
học sinh.


Để đáp ứng với sự đổi mới đó giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học và
phương pháp kiểm tra – đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Do đó tơi
chọn đề tài: “Xác định quy trình rèn luyện năng lực và thiết kế hoạt động dạy học để
phát triển năng lực tính tốn cho học sinh trong phần Di truyền học, Trung học phổ
thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Củng cố cơ sở lí luận và cung cấp các thơng tin tham khảo cần thiết để áp dụng
vào thực tiễn dạy và học môn Sinh học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết, thơng tin trên sách, báo, tạp chí,...có liên quan đến đề tài.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Khái quát về năng lực.
1.1.1. Khái niệm.
Hiện nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
- Theo tâm lí học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt
động có kết quả tốt.
- Theo OECD (2002): Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức
hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
- Theo De Ketele (1995), năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt
động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các
vấn đề do tình huống này đặt ra.
Các định nghĩa trên đều rất gần nhau, kết hợp các định nghĩa ấy ta thấy nêu bật ba
thành phần của năng lực: nội dung, kĩ năng và tình huống.
Như vậy, năng lực được hiểu là những khả năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của
cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã
hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu

quả trong những tình huống linh hoạt bằng những phương tiện, biện pháp, cách thức phù
hợp.
1.1.2. Hệ thống năng lực chung ở Việt Nam.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(tháng 7/2015), các nhà nghiên cứu đã xác định 8 năng lực chung cơ bản cần hình thành
và phát triển cho học sinh bao gồm:
- Năng lực tự học;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực thẩm mĩ;
- Năng lực thể chất;


- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính tốn;
- Năng lực cơng nghệ thơng tin và truyền thông.
Tùy thuộc vào mỗi môn học, khi thực hiện cấn cụ thể hóa từng kĩ năng để xác định
chính xác mức độ cần hình thành và phát triển cho học sinh.
Ngồi ra, cịn có các năng lực chun biệt gắn với những lĩnh vực học tập cụ thể.
Mỗi môn học, theo đặc trưng và thế mạnh riêng của mình, cùng với những mơn học khác
sẽ có mục tiêu hình thành và phát triển một số năng lực chung cốt lõi, đồng thời hướng
tới năng lực chuyên biệt của bộ mơn.
1.1.3. Quy trình rèn luyện năng lực trong dạy học theo hướng phát triển năng
lực.
Quy trình rèn luyện gồm có năm bước căn bản sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát về năng lực cần rèn luyện.

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động hình thành năng
lực.
Bước 3: Học sinh rút ra quy trình hình thành năng lực từ trải nghiệm.


Bước 4: Học sinh tiếp tục rèn luyện theo quy trình hình thành năng lực.

Bước 5: Đánh giá việc rèn luyện năng lực và điều chỉnh.
Hình 1. Quy trình rèn luyện năng lực trong dạy học theo hướng phát triển năng lực.
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát năng lực đó có bao nhiêu năng lực thành
phần, mỗi năng lực thành phần có những thành tố nào, những thao tác cẫn đạt để học
sinh chủ động nắm bắt.


- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm các hoạt động, bao gồm các
kĩ năng, các thao tác cần thiết để thực hiện một năng lực cụ thể nào đó trên cơ sở sử dụng
cơng cụ.
- Bước 3: Từ trải nghiệm, học sinh tự rút ra được quy trình hình thành các năng
lực cụ thể qua việc thực hành trên các công cụ cụ thể thông qua việc học cá nhân và việc
hợp tác nhóm.
- Bước 4: Đây là bước tiếp tục luyện tập để phát triển các kĩ năng đã có được để
tiếp tục phát triển ở mức cao hơn trở thành kĩ xảo.
- Bước 5: Học sinh tự đánh giá các mức độ đạt được của các năng lực được rèn
luyện ở mức nào để tiếp thu điều chỉnh phương pháp nhằm đạt kết quả cao hơn cái đã đạt
được.
1.2. Năng lực tính tốn.
1.2.1. Khái niệm năng lực tính tốn.
Năng lực tính tốn của học sinh là có thể sử dụng tính tốn (như là công cụ) một cách
tự tin và hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
1.2.2. Các thành phần năng lực tính tốn.
1.2.2.1. Tính tốn một cách tự tin.
- Sử dụng được kiến thức và kỹ năng tính tốn.
- Vận dụng tính tốn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
1.2.2.2. Sử dụng ngơn ngữ tốn.

- Hiểu được ý nghĩa và có thể sử dụng các kí hiệu tốn.
- Hiểu được tính chất các số và các hình hình học.
1.2.2.3. Vận dụng được suy luận.
- Suy luận logic.
- Vận dụng suy luận logic để giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
1.2.2.4. Sử dụng được cơng cụ tính tốn.
- Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay.


- Sử dụng được máy tính hỗ trợ học tập.
Phát triển năng lực cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần của năng lực, do
đó việc xác định được các yếu tố cấu thành năng lực là bước vơ cùng quan trọng.
1.2.3. Quy trình rèn luyện năng lực tính tốn trong dạy học theo hướng phát
triển năng lực.
Quy trình rèn luyện gồm có năm bước căn bản sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát về năng lực tính tốn.

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động tính tốn.

Bước 3: Học sinh rút ra quy trình tính tốn từ trải nghiệm.

Bước 4: Học sinh tiếp tục rèn luyện theo quy trình năng lực tính tốn.

Bước 5: Đánh giá việc rèn luyện năng lực tính tốn và điều chỉnh.
Hình 2. Quy trình rèn luyện năng lực tính tốn trong dạy học theo hướng phát triển
năng lực.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát về năng lực tính tốn.
* Mục đích: Giúp các em có hiểu biết sơ bộ ban đầu về năng lực tính tốn, tạo
hứng thú học tập ở học sinh, trên cơ sở đó học sinh có thể chủ động, tự giác tính tốn.
*Hoạt động của giáo viên

- Giới thiệu vai trị của năng lực tính tốn.
- Giới thiệu sơ lược quy trình tính tốn.
- Hướng dẫn cách giải bài tập.
*Hoạt động học sinh


- Lắng nghe giáo viên giới thiệu và hướng dẫn về cách giải toán.
Bước 2. Học sinh trải nghiệm hoạt động giải tốn.
* Mục đích: Học sinh được trải nghiệm học tập theo hướng rèn luyện năng lwucj
tính tốn nhằm lĩnh hội kiến thức bài học và rèn luyện các kĩ năng tính tốn như: kĩ năng
sử dụng máy tính, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ tốn, tư duy logic, giải quyết mâu thuẫn…
*Hoạt động của giáo viên
Phân tích nội dung bài học, bài tập, xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng
thành các cơng cụ cho học sinh tính tốn như: câu hỏi, bài tập…Giao nhiệm vụ cho học
sinh để có thể hoạt động cá nhân hay học nhóm.
Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ, rút ra kết luận và đánh giá.
*Hoạt động học sinh
Trải nghiệm tính tốn theo quy định dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3. Học sinh rút ra quy trình tính tốn từ trải nghiệm.
* Mục đích: Học sinh hiểu rõ thao tác, ý nghĩa của từng bước trong quy trình đề
thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện năng lực tính tốn.
*Hoạt động của giáo viên
- Hướng dẫn học sinh rút ra các bước của quy trình tính tốn qua trải nghiệm.
- Chuẩn hóa các bước trong quy trình tính tốn mà học sinh đưa ra (nếu cần).
*Hoạt động học sinh
Rút ra quy trình tính tốn.
Bước 4. HS tiếp tục quy trình rèn luyện theo quy trình tính tốn.
* Mục đích: Học sinh tiếp tục rèn luyện năng lực tính tốn theo quy trình nhằm
làm lại, hồn thiện các thao tác chưa đạt yêu cầu dưới sự theo dõi, điều chỉnh, hướng dẫn
của giáo viên.

*Hoạt động của giáo viên
- Đưa ra các cơng cụ rèn luyện năng lực tính toán cho học sinh.


- Đánh giá năng lực tính tốn của học sinh theo tiêu chi sau mỗi lần học sinh hoạt
động.
*Hoạt động học sinh
Thực hiện tính tốn theo quy trình 3.
Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện năng lực tính tốn và rút kinh nghiệm.
* Mục đích: Giáo viên và học sinh đánh giá việc rèn luyện các kĩ năng tính tốn
với mục đích phản hồi thơng tin vừa để điều chỉnh thao tác, vừa cho học sinh thấy đươc
sự tiến bộ của mình trong việc sử dung các kĩ năng, để có động lực thúc đẩy việc học và
rèn luyện các năng lực khác.
*Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên và học sinh đùng đánh giá lại quá trình rèn luyện năng lực tính tốn,
phân tích điểm đạt và chưa đạt trong quá trình rèn luyện.
- Rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các năng lực khác.


CHƯƠNG II. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC TÍNH TỐN CHO HỌC SINH TRONG PHẦN DI TRUYỀN HỌC.
Rèn luyện năng lực tính tốn trong dạy học phần Sinh học Phân tử thơng qua giải
tốn (áp dụng theo quy trình rèn luyện năng lực tính tốn).
2.1. Bước 1: Giới thiệu khái qt về năng lực tính tốn.
Đề tốn 1: Một gen có khối lượng 540000 đvC và có 2320 liên kết Hiđrơ. Tính số
lượng từng loại nuclêơtide của gen.
* Hoạt động giáo viên
- Thông qua giải các dạng toán trong tiết luyện tập sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ
năng tư duy logic, rèn luyện thao tác phân tích – tổng hợp, làm quen với các dạng bài tập
từ đó giúp học sinh chủ động định hướng các cách giải toán khi gặp các dạng toán khác

nhau.
- Giới thiệu sơ lược quy trình tính tốn: xác định đại lượng đã biết, xác định đại
lượng chưa biết, tìm dạng tốn và áp dụng cơng thức phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh có thể tự làm hoặc nghiên cứu cùng với bạn để giải bài toán.
*Hoạt động học sinh
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu và hướng dẫn về cách giải toán.
- Tiến hành xác định các đại lượng theo nhóm hoặc cá nhân.
2.2. Bước 2. Học sinh trải nghiệm hoạt động giải toán.
* Hoạt động giáo viên
- Giáo viên đưa ra các cơng thức tốn trong phần này. Yêu cầu học sinh phải nắm
vững lý thuyết và hiểu công thức.
- Hướng dẫn xác định các đại lượng.
Một số công thức cần ghi nhớ:
– Chiều dài gen, ADN: L = N/2 *3,4A.
– Khối lượng phân tử của gen, ADN: M = N x 300 (đvC) = (2A + 2G) *300.
– Số nuclêơtít của gen, ADN: N= L/3,4 * 2 = A + T + G + X = 2A + 2G.


→ %A + %G = %T + %X = 50%.
– Số chu kì xoắn: Sx = N/20 = (2A + 2G) / 20 = (A + G) /2.
– Số liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G (liên kết).
– Số liên kết hóa trị:
+ Số liên kết hóa trị giữa đường và gốc photphat trong 1 nuclêôtide: N.
+ Số liên kết hóa trị giữa các nuclêơtít trên một mạch của ADN: N/2 – 1.
→ Tổng số liên kết hóa trị trên phân tử ADN: (N/2 – 1) x 2 + N = 2N – 2 = 4A +
4G – 2.
* Tóm tắt đề (xác định các đại lượng)
M = 540000 đvC, H = 2320 lk.
A = T= ?, G = X = ?.
Muốn tìm A, T, G, X phải biết được tổng Nu (N), tìm N thơng qua M, có N và H

thì tìm được số lượng từng loại Nu (tất cả đều dựa vào các công thức đã cho).
* Hoạt động học sinh
Thực hiện nhiệm vụ tìm các đại lượng theo hướng dẫn của giáo viên.
2.3. Bước 3. Học sinh rút ra quy trình tính tốn từ trải nghiệm.
* Hoạt động giáo viên
- Hướng dẫn học sinh giải bài tốn theo các bước.
- Chuẩn hóa các bước.
M = 540000 đvC, H = 2320 lk.
A = T= ?, G = X = ?.
Muốn tìm A, T, G, X phải biết được tổng Nu (N), tìm N thơng qua M, có N và H
thì tìm được số lượng từng loại Nu (tất cả đều dựa vào các công thức đã cho).
* Hoạt động học sinh
Rút ra quy trình tính toán:


- Xác định các đại lượng đã biết và cần tìm.
- Nhận biết dạng tốn, mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Áp dụng công thức phù hợp.
- Tiến hành hoạt động giải toán theo các nhân hoặc tập thể.
- Cá nhân hoặc đại diện tập thể trình bày trước lớp, sau đó nhận xét, thảo luận.
- Đánh giá kết quả.
2.4. Bước 4. HS tiếp tục quy trình rèn luyện theo quy trình tính tốn.
* Hoạt động giáo viên
- Đưa ra các dạng bài tập khác.
- Đánh giá cách giải quyết bài toán của học sinh sau mỗi bài tập.
Đề tốn 2: Một gen có 2346 liên kết Hiđrơ. Hiệu số giữa A của gen với một loại
nuclêôtite khác bằng 20% tổng số nuclêơtite của gen đó. Tính chiều dài của gen.
Đề tốn 3: Một ADN có số liên kết Hiđrô giữa các cặp G và X bằng 1,5 số liên kết
hiđrô giữa các cặp A và T. Tỉ lệ % tương ứng nuclêôtit của ADN lần lượt là bao nhiêu?
Đề toán n: ………………………………..

* Hoạt động học sinh
Tiếp tục thực hiện giải toán như bước 3.
2.5. Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện năng lực tính tốn và rút kinh nghiệm.
* Hoạt động giáo viên và học sinh
- Phân tích các điểm dễ nhầm lẫn, dễ tính sai.
- Các nguyên nhân gây sai sót: chưa hiểu rõ lý thuyết, chưa nhận dạng được dạng
tốn, ….
- Điều chỉnh cách trình bày một bài tốn logic, cách trình bày vấn đề trước tập thể,
…..
- Rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các năng lực khác.


KẾT LUẬN
Năng lực tính tốn là một trong những năng lực quan trọng và cần thiết nhất đối
với học sinh, do đó việc tổ chức dạy học có hiệu quả hoạt động tính tốn là vấn đề cấp
thiết đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, muốn hoạt động này có hiệu quả thì giáo viên phải
nắm vững cơ sở lí luận của việc rèn luyện năng lực, phải xác định chính xác các thành
phần cấu trúc nên năng lực, xác định quy trình đúng đắn thì mới có định hướng thiết kế
hoạt động để phát triển năng lực cần rèn luyện cho học sinh.
Việc rèn luyện thông qua các hoạt động dạy học tích cực thường xuyên sẽ giúp
học sinh tự rèn luyện được bản thân, luôn luôn chủ động và tích cực trong suy nghĩ và
hành động, có cách học tập và làm việc khoa học giúp bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thơng Chương
trình tổng thể, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thơng môn Sinh
học, Hà Nội.
3. Phan Đức Duy, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Diệu Phương, Đặng Thị Dạ
Thủy (2018), Giáo trình kĩ thuật dạy học Sinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế.

4. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
5. Văn Thị Thanh Nhung (2016), Tổ chức dạy học Sinh học ở trường Trung học
Phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 374.
6. Vũ Văn Vụ (chủ biên), (2014), Sách giáo khoa Sinh học 10 (nâng cao), Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.



×