Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.33 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ CHÂU

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ MỚI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Diệu

HÀ NỘI – 2014

i


Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Minh Diệu đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè,
các trường thực nghiệm đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả



Phạm Thị Châu

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CCGD

Cải cách giáo dục

CT

Chương trình

CNTT

Công nghệ thông tin

GD-ĐT

Giáo dục - đào tạo

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

KHXH

Khoa học xã hội

KN

Kỹ năng

KT

Kiến thức

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT


Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..............................................................................................
Danh mục viết tắt ....................................................................................
Mục lục....................................................................................................
Danh mục các bảng, sơ đồ ......................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI Ở TRUNG
HỌC
PHỔ THÔNG ........................................................................................
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................
1.1.1. Cơ sở lí luận văn học và lịch sử văn học ......................................
1.1.2. Cơ sở tâm lí - giáo dục .................................................................
1.2. Cơ sở thực tiến ................................................................................
1.2.1. Thơ mới trong CT và SGK Ngữ văn THPT ................................
1.2.2. Thực trạng dạy học Thơ mới trong một số trường THPT ............
Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................
Chƣơng 2: THIẾT KẾ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI ..............................................................
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình hoạt động dạy học ............................
2.1.1. Bám sát mục đích, yêu cầu của CT dạy học Thơ mới trong trường
Trung học phổ thông...........................................................................................
2.1.2. Bám sát đặc trưng của Thơ mới ...................................................
2.1.3. Tăng cường hoạt động của HS ......................................................

2.1.4. Tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng ................................
2.1.5. Kết nối HS với gia đình và xã hội.................................................
2.2. Đề xuất quy trình hoạt động dạy học các tác phẩm Thơ mới ..........
2.2.1. Quy trình tổng quan (cấu trúc chương trình) ................................
2.2.2. Quy trình hoạt động cho bài khái quát về Thơ mới ......................
2.2.3. Quy trình hoạt động cho bài học về tác phẩm cụ thể....................
2.3. Những điểm mới và lưu ý khi ứng dụng .........................................
2.3.1. Những điểm mới trong đề xuất về quy trình................................
iii

Trang
i
ii
iii
v
1

9
9
9
26
33
33
35
44
45
45
45
45
45

45
45
46
46
46
52
63
63


2.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng quy trình...............................................
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................
3.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và địa bàn thực nghiệm ..................
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................
3.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ...................................................
3.1.3. Nội dung thực nghiệm...................................................................
3.2. Cách thức thực nghiệm ....................................................................
3.2.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm........................................................
3.2.2. Cách đánh giá thực nghiệm...........................................................
3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................
3.3.1. Thống kê kết quả trả lời các câu hỏi đánh giá ..............................
3.3.2. Thống kê đánh giá HS trên các phương diện nhận thức ..............
3.3.3. Đối chứng kết quả đánh giá HS lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng ......................................................................................................
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................
1. Kết luận ...............................................................................................
2. Khuyến nghị ........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................

PHỤ LỤC ...............................................................................................

iv

64
64
65
65
65
65
66
66
66
83
86
86
87
88
88
89
89
90
91
93


DANH MỤC CÁC BẢNG , SƠ ĐỒ
Số và tên bảng

Trang


Bảng 1.1: Địa điểm, số lượng GV THPT tham gia phỏng vấn ..................

39

Bảng 1.2: Địa điểm, số lượng HS THPT tham gia điều tra- đánh giá ......

39

Bảng 1.3: Kết quả điều tra GV về quy trình dạy học Thơ mới ..............

40

Bảng 1.4: Kết quả điều tra GV về phương pháp dạy học Thơ mới ........

41

Bảng 1.5: Kết quả phỏng vấn GV về chất lượng học tập Thơ mới của
học sinh ...................................................................................................

42

Bảng 1.6: Đánh giá KQHT của HS THPT về Thơ mới ...............................

43

Bảng 3.1: Tổng quan đối tượng, địa bàn thực nghiệm ..........................

65


Bảng 3.2: Ma trận đề kiểm tra đánh giá ................................................

84

Bảng 3.3: Tổng quan kết quả trả lời các câu hỏi của HS .........................

86

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá HS trên các phương diện nhận thức ...........

87

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá HS trên các phương diện nhận thức ...........

88

Sơ đồ 1.1: Các thành phần cấu trúc của năng lực ..................................

29

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới là một bộ phận quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX
nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung.
Thơ mới đã được đưa vào CT Ngữ văn THPT từ những năm 1980, và
ngày càng được nhấn mạnh như một nội dung quan trọng trong CT Ngữ văn
THPT.

Để dạy học thành công một tác phẩm Thơ mới, cần có sự hiểu biết, khả
năng cảm thụ sâu sắc, tinh tế, nhưng cũng cần tới một quy trình dạy học hợp lí,
khoa học, sao cho có thể kích thích được sự say mê tìm hiểu và hứng thú cảm
thụ của HS.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu Thơ mới và PPDH Thơ mới,
nhưng chưa có công trình nào bàn về việc thiết kế hoạt động dạy học các tác
phẩm Thơ mới theo định hướng phát triển năng lực, cũng như các bài học về
Thơ mới trong CT phổ thông.
1.2. Trong thực tế, dạy học Thơ mới, mặc dù đã có những thành công đã được
ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và không ít trường hợp không thành
công, điều này không chỉ do hiểu biết của người dạy về nội dung Thơ mới còn
hạn chế mà còn do chưa có được phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
1.3. Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị TW 8
khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định: “Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (mục B.I.3).
Nghị quyết 29 liên quan trực tiếp đến việc đổi mới mục đích, nội dung và
phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Thơ mới.

1


Môn Ngữ văn nói chung và Đọc hiểu Thơ mới nói riêng cũng cần đặt ra
nhiệm vụ thiết kế bài học theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để HS hình thành
các kĩ năng, năng lực cần thiết cho học tập và cho cuộc sống của chính các em.
1.4. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề:“Thiết kế hoạt động dạy học
các bài Thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho HS THPT ”.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trước CCGD (1985), Thơ mới chưa được đưa vào dạy học trong CT
THPT. Lí do: Nội dung các tác phẩm Thơ mới chứa đựng thế giới quan và
nhân sinh quan của các giai cấp tư sản và tiểu tư sản không thuộc tầng lớp
công nông binh.
Từ CCGD (Ở cấp THPT là từ 1985), CT Văn học đã đưa một số tác phẩm
tiêu biểu cho phong trào Thơ mới với tất cả các giá trị cơ bản của nó. Về sau,
do yêu cầu giảm tải, một số tác giả, tác phẩm bị chuyển sang đọc thêm rồi
lược bớt.
CT Ngữ văn hiện hành (từ 2000 đến nay), nội dung Thơ mới về cơ bản
không có sự thay đổi.
2.2. Về các công trình nghiên cứu, đã có rất nhiều tác giả, tác phẩm giới thiệu,
nghiên cứu Thơ mới, kể từ trước 1945. Đáng chú ý là các công trình: Thi nhân
Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân (1940), Thơ và mấy vấn đề trong thơ
Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức (1978), các tuyển tập thơ Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Các công trình đó đã cho thấy các giá
trị, đặc điểm, đặc trưng thi pháp của các tác phẩm Thơ mới nói chung và
phong cách của các nhà Thơ mới nói riêng, trong đó phân tích rõ giá trị nội
dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
Trào lưu văn học nào cũng được hình thành, phát triển và tồn tại qua
những tác giả, tác phẩm cụ thể. Tác giả tiêu biểu, tác phẩm đỉnh cao kết tinh
một cách nổi bật thành tựu của phong trào, trào lưu văn học. Cuốn sách Thơ
mới - tác giả, tác phẩm của Lưu Khánh Thơ biên soạn và tuyển chọn (2006)
đã tập hợp những bài viết về các nhà thơ lãng mạn hàng đầu, về những bài thơ
2


tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Thông qua việc tuyển chọn những bài
và tập thơ tiêu biểu này người đọc có thể hình dung được phong cách của từng
nhà thơ. Tất yếu, mỗi nhà thơ đều có một cá tính, phong cách độc đáo của

riêng mình. Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện cùng một
lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng
tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như
Xuân Diệu. Cuốn sách này không chỉ có những bài viết đánh giá về đặc trưng,
phong cách của các tác giả nổi tiếng nhất của thơ mới như: Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, chế Lan Viên, Tế Hanh, Anh
Thơ…mà còn phân tích, bình giảng một số bài thơ tiêu biểu của các tác giả đó
và đưa ra nhiều cách hiểu, bình luận, tạo sự phong phú, đa dạng trong cách
tiếp nhận tác phẩm.
Trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 - 1945) của nhóm tác giả Phan Cự
Đệ, Phan Đình Hượu, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức (2005) nói về sự
ra đời, phát triển của Thơ mới. Đặc biệt là ở cuốn sách này đã đề cập đến nét
đặc trưng của Thơ mới, giúp cho người đọc nhận thấy sự khác biệt và nét mới
của Thơ mới so với thơ văn trung đại về đề tài, thể thơ, phương pháp, ngôn
ngữ ... Điều này đã tạo ra một bước đột phá mới cho thơ ca Việt Nam. Vì lần
đầu tiên trong văn học Việt Nam cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ nét.
Cái tôi nhà thơ được tự do bộc lộ những tình cảm, cảm xúc riêng tư của cá
nhân. Ngôn ngữ thơ tự do, thoát khỏi hệ thống quy phạm của thơ văn xưa,
không chỉ có thể thơ thất ngôn, lục bát, thơ đường luật. Ngôn ngữ Thơ mới
khá đa dạng, có khi từ 3-5 chữ cũng có khi 11-13 chữ. Hình ảnh thơ cũng
phong phú: nếu thơ văn xưa tập trung miêu tả những hình ảnh ước lệ, những
hình ảnh trang trọng thì Thơ mới lại đi vào những hình ảnh giản dị của đời
thường. Tóm lại, đến Thơ mới, thơ ca Việt Nam đã được cởi trói về mọi mặt,
thơ ca thực sự là tiếng nói của tâm hồn.

3


Nghiên cứu về Thơ mới ta không thể không kể đến công trình của Phan

Cự Đệ với cuốn Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản
năm 1966. Nó là một trong những công trình phê bình nghiên cứu đầu tiên
của ông. Khác với Hoài Thanh, người tiếp cận Thơ mới bằng phương pháp phê
bình ấn tượng, Phan Cự Đệ đã vận dụng phê bình Mác-xít để nghiên cứu “trào
lưu thơ lãng mạn” này. Ông khảo sát những phương diện lý luận như chủ
nghĩa lãng mạn theo quan điểm Mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ của phương pháp
sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của
mỗi nhà thơ và của cả trào lưu. Ông cũng đặt Thơ mới trong mối quan hệ với
đời sống xã hội những năm trước Cách mạng tháng Tám để lý giải sự “thoát
ly” của các nhà thơ mới với thời cuộc như là một sự “bế tắc” của chủ nghĩa cá
nhân, từ đó sàng lọc, ghi nhận những đóng góp. Phan Cự Đệ đánh giá cao tinh
thần dân tộc cũng như những đổi mới về hình thức của Thơ mới đối với lịch
sử thi ca hiện đại Việt Nam. Đóng góp của Thơ mới cả hai phương diện nội
dung và hình thức nghệ thuật.
Bùi Quang Tuyến với bài “Giới thuyết về Thơ mới”, khẳng định: “Thơ
mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói
riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng
đáng trong nền văn học dân tộc với các hoàng tử thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v...”. Phần tiếp theo, tác giả Bùi Quang
Tuyến đưa ra những ý kiến xác định phạm vi thời gian và không gian cụ thể
của việc hình thành Thơ mới. Phổ biến nhất hiện nay là ý kiến cho rằng khởi
điểm của Thơ mới là 1932 và kết thúc 1945. Ý kiến này căn cứ vào những
hiện tượng văn học ra đời năm 1932, trong đó có Tự lực văn đoàn và bài thơ
Tình già của Phan Khôi, và sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công năm
1945. Để chứng minh cho ý kiến đó tác giả đã đưa ra cách giải thích thỏa đáng.
Phần cuối của bài viết tác giả khẳng định vị thế và vai trò của Thơ mới trong
nền văn học Việt nam. Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể. Trong phạm vi lịch
4



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở
trường trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn lớp 11, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Biê-lin-xki (1979), Nhà nghiên cứu, nhà văn nước ngoài bàn về tư duy hình
tượng. Nxb khoa học xã hội, Trung Quốc.
4. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường. Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Phạm Minh Diệu (chủ biên) (2007), Để học tốt Ngữ văn lớp 11 tập 2 nâng
cao. Nxb Hà Nội.
6. Phan Cự Đệ, Nguyễn Toàn Thắng (2003), Hàn Mặc Tử về tác gia tác phẩm.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại. Nxb Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 2.
Nxb Hà Nội.
10. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học. Nxb Khoa học Xã hội.
11. Lê Đình Kỵ (1989), Thơ mới những bước thăng trầm. Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
12. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn, tập 1. Nxb Đại học
Sư phạm.
13. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2009), Sách GV, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nhiều tác giả (1961), Giải thích lý luận văn nghệ cổ điển tập 1. Nxb văn
học nhân dân (Tiếng Trung).
15. Nhiều tác giả (1961), Giải thích lý luận văn nghệ cổ điển. Nxb văn học
nhân dân (Tiếng Trung).
16. Nhiều tác giả (1979), tây phương luận tuyển, quyển hạ. Nxb dịch văn
Thượng Hải (Tiếng Trung).

5


17. Nhiều tác giả (1979), Tuyển tập văn lịch đại Trung Quốc, tập 1. Nxb cổ
tịch, Thượng Hải (Tiếng Trung).
18. Nhiều tác giả (1979), Văn nghệ luận tập. Nxb văn học nhân dân (Tiếng
Trung).
19. Nhiều tác giả (1980), Người yêu thơ bàn về thơ. Nxb văn học nhân dân
(Tiếng Trung).
20. Nhiều tác giả (1982), Tam liên thương. Nxb cổ tịch, Thượng Hải (Tiếng
Trung).
21. Vũ Quần Phương (2009), 30 tác giả văn chương. Nxb Giáo dục.
22. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao Thơ mới. Nxb Giáo dục.
23. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học. Nxb Hội Nhà văn.
24. Hoài Thanh – Hoài Chân (2005), Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học.
25. Lưu Khánh Thơ (2005), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục.
26. Lưu Khánh Thơ (2006), Thơ mới tác giả tác phẩm. Nxb Đại học Sư phạm.

6



×