Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
____________________

PHẠM MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
CHUỐI TƯƠI XUẤT KHẨU TẠI
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
____________________

PHẠM MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
CHUỐI TƯƠI XUẤT KHẨU TẠI
TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ THU OANH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh Tây Ninh” do TS.
Đinh Thị Thu Oanh hướng dẫn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Phạm Minh Trí


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3

1.5.

Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài......................................................... 4

1.6.

Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 6
2.1.

Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 6

2.1.1.

Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ..................................................... 6

2.1.1.1. Chuỗi cung ứng .............................................................................................. 6
2.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng................................................................................. 7

2.1.1.3. Các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng .................................. 8
2.1.2.

Đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng ............................................ 10

2.1.2.1. Tổng quan về đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng ................... 10
2.1.2.2. Sự cần thiết của việc đánh giá chuỗi cung ứng ............................................ 10
2.1.2.3. Đạt lợi thế cạnh tranh ................................................................................... 11
2.1.3.

Các mô hình nghiên cứu trước đây ................................................................. 11

2.1.3.1. Mô hình nghiên cứu của Ernita Obeth (2016) ............................................. 11


2.1.3.2. Mô hình nhân tố của Henry và cộng sự (2012) ........................................... 13
2.1.3.3. Mô hình nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013) ..................................... 14
2.1.3.4. Mô hình nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2008) ................................ 15
2.1.3.5. Mô hình nghiên cứu của Robert và Christian (2002) .................................. 16
2.1.3.6. Mô hình nghiên cứu của Sunil và cộng sự (2008) ....................................... 17
2.2.

Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu ...................................... 19

2.2.1.

Đặc thù chuỗi cung ứng nông sản tươi ............................................................ 19

-


Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản. ............................................................... 19

-

Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm ................ 20

-

Đặc điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp ........................................................ 21

2.2.1.1. Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm ................................................. 21
2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam và trên thế giới .................. 22

2.2.2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng chuối ............................................................ 22
2.2.3.

Chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu ............................................................. 24

Hình 2.5. Các giai đoạn sản xuất và phân phối chuối ............................................... 24
Hình 2.6. Chuỗi cung ứng chuối truyền thống .......................................................... 25
2.2.3.1. Đặc điểm của từng thành phần ..................................................................... 26
2.3.

Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................. 29

2.3.1.

Phân tích các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng chuối tươi trên địa bàn


tỉnh Tây Ninh ................................................................................................................ 29
-

Chi phí sản xuất .................................................................................................. 29

-

Quản trị chất lượng ............................................................................................. 30

-

Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng ........................................................................ 32

-

Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên ........................................................... 33

-

Môi trường bên ngoài ......................................................................................... 35

-

Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng .............................................................. 36

2.3.2.

Các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................... 40



CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................... 43
3.1.

Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 43

3.2.

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 45

3.3.

Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 48

3.4.

Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................................. 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. ................................................................................................ 49
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 50
4.1.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................ 50

4.1.1.

Đặc trưng của các thành viên trong chuỗi cung ứng được khảo sát................ 50

4.1.1.1. Đặc trưng của nhà vườn và trang trại trồng chuối ....................................... 50
4.1.1.2. Đặc trưng của thương lái, nhà đóng gói và công ty xuất khẩu .................... 53

4.2.

Phân tích độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha) ................................... 55

4.3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................................ 58

4.4.

Phân tích tương quan – hồi qui .............................................................................. 62

4.4.1.

Phân tích tương quan ....................................................................................... 62

4.4.2.

Phân tích hồi quy ............................................................................................. 64

4.4.2.1. Sự phù hợp của mô hình .............................................................................. 64
4.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................................. 64
4.4.2.3. Hệ số hồi qui ................................................................................................ 66
4.4.2.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình......................................................... 66
4.4.2.5. Kiểm định sự khác biệt ................................................................................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 69
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................................................ 70
5.1.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................... 70


5.2.

Hàm ý quản trị ........................................................................................................ 70
5.2.1.

Hàm ý quản trị về nhân tố Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi ... 70

5.2.2.

Hàm ý quản trị về nhân tố Môi trường bên ngoài........................................ 72


5.3.

5.2.3.

Hàm ý quản trị về nhân tố Chi phí sản xuất................................................. 73

5.2.4.

Hàm ý quản trị về nhân tố Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng ...................... 73

5.2.5.

Hàm ý quản trị về nhân tố Quản trị chất lượng ........................................... 74

5.2.6.

Kiến nghị dành cho chính phủ ..................................................................... 75


Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 75

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Viết tắt

Nội dung

1

ANOVA

Analysis of variance (Phân tích phương sai)

2

CCU

Chuỗi cung ứng

3

EFA

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)


4

FAO

Food and Agriculture Organization

5

GAP

6

HACCP

7

ISO

8

MAP

9

SCC

Supply Chain Council (Hội đồng Chuỗi cung ứng)

10


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Good Agricultural Practice (Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt)
Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn)
International Organization for Standardization (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)
Modified Atmosphere Packaging ( Đóng gói môi trường
biến đổi)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Diễn giải

Trang

Bảng 2.1

Tình hình xuất khẩu chuối trên thế giới

22

Bảng 2.2


Bảng phân tích tỷ lệ chi phí sản xuất chuối (%)

29

Bảng 2.3

Thang đo Chi phí sản xuất

30

Bảng 2.4

Thang đo Quản trị chất lượng

32

Bảng 2.5

Thang độ Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng

33

Bảng 2.6

Thang độ Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên

35

Bảng 2.7


Thang đo Môi trường bên ngoài

36

Bảng 2.8

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng
của Aramyan (2007)

38

Bảng 2.9

Thang đo Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng

40

Bảng 3.1

Tiến độ thực hiện nghiên cứu

43

Bảng 3.2

Thang đo các thành phần trong nghiên cứu

46

Bảng 3.3


Thước đo kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng

47

Bảng 4.1

Thống kê mô tả tần số đặc trưng của các thành viên trong chuỗi

50

Bảng 4.2

Thống kê mô tả quy mô của nhà vườn và trang trại

52

Bảng 4.3

Thống kê mô tả nguồn cung và tiêu thụ của Nhà vườn/Trang trại

53

Bảng 4.4

Thống kê mô tả đặc trưng của thành phần sản xuất và phân phối chuối
54
trong chuỗi

Bảng 4.5


Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

56

Bảng 4.6

Kết quả phân tích nhân tố khám phá Varimax

60

Bảng 4.7

Kết quả phân tích tương quan Correlations

62


Bảng 4.8

Hệ số xác định R2

64

Bảng 4.9

Phân tích phương sai

65


Bảng 4.10

Phân tích hồi quy

65

Bảng 4.11

Kết quả kiểm định các giả thuyết

67

Bảng 4.12

Bảng kết quả kiểm định Levene, phân tích ANOVA

68

Bảng 4.13

Bảng kết quả kiểm định Welch

68


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên bảng

Diễn giải


Trang

Hình 1.1

Chuỗi cung ứng đơn giản

8

Hình 1.2

Các thành phần trong chuỗi cung ứng

8

Hình 2.2

Mô hình giả thuyết nghiên cứu của Ernita Obeth

12

Hình 2.3

Mô hình nghiên cứu của Henry và cộng sự

14

Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu của Nabila và cộng sự


15

Hình 2.5

Các giai đoạn sản xuất và phân phối chuối

24

Hình 2.6

Chuỗi cung ứng chuối truyền thống

25

Hình 2.7

Chuỗi cung ứng chuối xuất khẩu chuối tươi tại Tây Ninh

25

Hình 2.8.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

41

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu


44

Hình 4.2

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

61

Hình 5.1

Kết quả mô hình nghiên cứu

70


TÓM TẮT
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI
CUNG ỨNG CHUỐI TƯƠI XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố, xây dựng và kiểm định mô hình hồi
quy tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng
chuối tươi xuất khẩu nhằm phân tích hiện trạng hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị đối với các thành
phần trong chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tỉnh Tây Ninh nhằm nâng cao lợi thế
cạnh tranh của chuỗi, đồng thời phát triển ngành công nghiệp chuối tươi, ổn định chất
lượng, giá bán và gia tăng thu nhập của các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là người nông
dân. Các nhân tố bao gồm: Chi phí sản xuất; Quản trị chất lượng; Tính linh hoạt của
chuỗi cung ứng; Mối quan hệ hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi và Môi trường
bên ngoài.
Để làm rõ sự ảnh hưởng của năm nhân tố trên đến kết quả hoạt động của chuỗi
cung ứng chuối tươi xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông

qua kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA và phân tích hồi quy. Dữ liệu định lượng được thu thập từ các thành phần trong
chuỗi cung ứng chuối tươi tại tỉnh Tây Ninh (nhà vườn, trang trại trồng chuối, thương
lái, nhà đóng gói, công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu) và được thực hiện từ tháng 4
đến tháng 12 năm 2018.
Từ khóa: Chuỗi cung ứng; Chuối tươi; Xuất khẩu; Nông sản


ABSTRACT
FACTORS AFFECTING THE OPERATION RESULTS OF FRESH BANANA –
EXPORT SUPPLY CHAIN IN TAY NINH PROVINCE.
The purpose of this study is to identify the factors affecting the operation results of
fresh banana-export Supply chain in Tay Ninh province to propose management
implications for components in the supply chain. Recommendations are provided related
to the affecting factors to improve competitive advantage of banana chain, stable quality
and price; improve the income of components in the chain, especially for farmers. This
study found that five factors such as Production; Quality Management; Supply chain
agility; Business relationship and External environment that affect banana-export supply
chain performance.
A likert scale of five options was used to capture the responses. In the analysis,
Cronbach’s Alpha and EFA have used to evaluate the reliability and the significance of
the study. SPSS statistical software was used for the analysis. A questionnaire survey
was conducted to collect primary data in Tay Ninh Province with the participation of
components (farmers, farms, collectors, packing house, exporter) from april to
december, 2018.
Key words: Supply chain; Fresh banana; Export; Agricultural products


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài
Chuối là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Xuất

khẩu chuối tươi toàn cầu đạt 18,1 triệu tấn tăng 6% so với năm 2016. Năm 2017, Việt
Nam đã xuất khẩu 28,6 ngàn tấn tăng gần 18 lần so với 10 năm trước (FAO, 2017).
Chuối được trồng tập trung tại một số tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai,
Tây Ninh. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng dư thừa nguồn cung chuối , sản phẩm không
có đầu ra tiêu thụ, vẫn diễn ra một cách phức tạp, gây nhiều khó khăn trong công tác
quản lý cũng như gây thiệt hại cho người nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực xuất khẩu chuối. Nhìn chung, kỹ thuật canh tác cây chuối còn theo kiểu thủ
công, giản đơn, chưa áp dụng các quy trình canh tác đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm nên chất lượng trái thấp, chưa tiết kiệm được chi phí tối đa dẫn đến khả năng cạnh
tranh của trái chuối còn thấp; nông dân chưa liên kết với nhau để thành lập các hợp tác
xã nhằm bảo vệ lợi ích mình khi giá và sản lượng chuối trên thị trường biến động; khâu
thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chuối của thương lái, nhà bán sỉ còn thô sơ dẫn đến tỷ
lệ hao hụt cao, chất lượng trái giảm đáng kể; việc thiếu sự hợp tác, liên kết giữa nhà
nông, thương lái, người bán sỉ, doanh nghiệp làm cho thông tin giữa các thành phần
không liên tục, dẫn đến hiệu quả hoạt động của mỗi thành phần chưa cao. Bên cạnh đó,
tỉnh Tây Ninh đang nổi lên là một “đầu tàu” của cả nước về lĩnh vực nông nghiệp với
tiềm năng và sự quan tâm của các cấp, ban ngành của tỉnh qua các đề án tái cơ cấu nông
nghiệp hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững. Theo đó, những năm qua, ngành
nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đã chuyển đổi cơ cấu theo hướng tập trung, hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, phát huy thế
mạnh của từng vùng gắn với chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp
tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng. Trong đó nổi bật lên là sản phẩm
chuối đem lại giá trị tăng thêm từ 3 đến 4 lần so với cây truyền thống.



2

Để góp phần khắc phục những hạn chế trên cùng với sự đồng ý của Giảng viên
hướng dẫn Tiến sĩ Đinh Thị Thu Oanh, tác giả chọn đề tài “NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CHUỐI TƯƠI
XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH” để nghiên cứu nhằm phân tích
thêm về thực trạng, hiệu quả hiện tại của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu của tỉnh
Tây Ninh, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, cải thiện hiệu quả chuỗi cung
ứng chuối tươi và là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp đang và sẽ kinh doanh trong
ngành chuối Việt Nam, giúp họ có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận văn là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại địa bàn Tỉnh Tây
Ninh. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào:


Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu;



Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả

hoạt động của chuỗi cung ứng tại địa bàn nghiên cứu;



Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu

nhằm giúp các thành viên trong chuỗi (nhà vườn, thương lái, công ty xuất nhập khẩu)
tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh;
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau: (i) Chuỗi cung ứng là gì? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến hoạt động
của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu trên địa bàn nghiên cứu? (ii) Nghiên cứu sẽ sử
dụng phương pháp nghiên cứu nào để xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu trên địa bàn nghiên cứu?
(iii) Những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất
khẩu


3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Các thành phần hoạt động trong chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu trên địa bàn

o

tỉnh Tây Ninh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu

o

Đối tượng khảo sát của đề tài là các thành viên trong chuỗi cung ứng chuối tươi xuất

khẩu bao gồm nhà vườn, trang trại trồng chuối, thương lái, nhà đóng gói, công ty xuất
khẩu.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian từ tháng 4/2018
đến tháng 12/2018.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: xuất phát từ cơ sở lý thuyết, khung khái niệm, để xây dựng

mô hình từ đó tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thực
tiễn chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: tác giả sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện
đối với các đối tượng là nhà vườn, trang trại trồng chuối, thương lái, nhà đóng gói, công
ty xuất khẩu (hiện đang sản xuất và có hoạt động kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu).
Bảng khảo sát dưới dạng Google form được gửi qua email đáp viên hoặc thông qua bản
in và phỏng vấn trực tiếp với từng đáp viên.
Phương pháp và công cụ xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm
định thang đó bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và
phân tích hồi quy để cho ra kết quả thống kê, dùng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu.


4

1.5.

Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung


ứng ở cấp độ ngành hoặc cấp độ công ty. Cụ thể theo Henry và cộng sự (2012) thì quy
trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ
thông tin, môi trường không chắc chắn có ảnh hưởng đồng biến đến kết quả hoạt động
của chuỗi cung ứng. Theo Nabila và cộng sự (2013) khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng
ngành dệt may tại Pakistan chỉ ra rằng các biến kế hoạch, chất lượng, thời gian giao
hàng, nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến sự hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu của đề tài xin được giới thiệu một số công trình nghiên cứu về chuỗi
cung ứng chuối nói riêng và chuỗi cung ứng nông sản nói chung của các tác giả sau đây:
-

De los Reyes, J.H. & Pelepussy, W (2009) nghiên cứu về “Cải cách nông nghiệp

trong chuỗi cung chuối Phillipine- CARP”, trong đó tác giả trình bày về tác động của cải
cách nông nghiệp đến hoạt động của chuỗi cung chuối ở Phillipine. Cụ thể, mục tiêu
nghiên cứu là: (i) so sánh hiệu quả kinh tế đối với từng hộ trồng nhỏ sản xuất cho thị
trường trong nước với các hộ trồng hợp tác xuất khẩu hợp tác là đối tượng hưởng lợi
CARP; (ii) để ước tính hiệu quả tạo thu nhập và tạo việc làm của cả thị trường trong
nước và xuất khẩu dọc theo toàn bộ chuỗi; và (iii) đề xuất các biện pháp để cải thiện vị
trí của những người trồng nhỏ và những người không phải là người hưởng lợi trong
chuỗi chuối.
-

Nghiên cứu của Ernita Obeth (2016) về “Quản trị mối quan hệ kinh doanh không

chắc chắn: Trường hợp Chuỗi cung ứng chuối truyền thống Ấn Độ”, theo đó chuỗi cung
ứng chuối ở Indonesia hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức, không chắc chắn kèm
theo đó là các yếu tố bất ổn đến từ đặc điểm của chuỗi cung ứng nông sản và môi trường
bên ngoài. Trong việc giải quyết những bất ổn này, chuỗi cung ứng chuối cần phải linh
hoạt bằng cách cải thiện sự phối hợp, công nghệ thông tin, tập trung vào khách hàng và
thích ứng với biến động của môi trường. Những chiến lược này được tạo điều kiện bởi

sự gắn kết của các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi.


5

1.6.

Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý quản trị


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
2.1.1.1.

Chuỗi cung ứng

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều

hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung
ứng”. Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung
ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm:
Chuỗi cung ứng là quá trình tích hợp trong đó nguyên vật liệu được sản xuất thành
sản phẩm cuối cùng và giao cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối, bán lẻ hoặc
cả hai (Beamon, 1999).
Một khái niệm khác về chuỗi cung ứng được phát biểu như sau: “Một mạng lưới
các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết trên và liên kết dưới bao
gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch
vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng” (Christopher, 1992).
Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm
một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
-

Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu: nguồn cung và tiến độ

cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất.
-

Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.

-

Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng

cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng
chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên
liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác,
chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi

tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được


7

hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và
khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung
ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống.
2.1.1.2.

Quản trị chuỗi cung ứng

Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động
trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần
thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. Nghiên cứu này trích lược một số quan
điểm của các nhà nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, gồm:
Dựa trên những khái niệm về chuỗi cung ứng, Handfield và Nichols (1999) đã phát
biểu: “Quản lý chuỗi cung ứng là sự tích hợp của tất cả các hoạt động sản xuất một sản
phẩm, được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng cường mối quan hệ giữa
các thành viên trong chuỗi”.
Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ
thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và
các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp
cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện
việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi
cung ứng nói chung.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung
quản lý các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.
*Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về quản
trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung

ứng. Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp hay một ngành hiệu quả, bền vững và thể
hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một cách
khoa học, linh hoạt, trong đó điều kiện tối cần thiết là các thành viên trong chuỗi phải
liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với nhau.


8

Dưới quan điểm tác giả thì quản trị chuỗi cung ứng là một tập hợp giải pháp nhằm
tác động đến hoạt động của tất cả các thành viên tham gia chuỗi như nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng bán lẻ, … để sản phẩm
được sản xuất và phân phối đúng như mong muốn của khách hàng và tổ chức.
Nhà
cung cấp

Nhà
cung cấp

Công
ty

Khách
hàng

Khách
hàng

Nhà cung cấp
dịch vụ
Hình 1.1. Chuỗi cung ứng đơn giản

(Nguồn: Michael. H ,2010)
2.1.1.3.

Các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng đơn giản bao gồm một công ty, nhà cung cấp và các khách hàng
của công ty đó. Những chuỗi cung ứng mở rộng chứa ba nhóm thành viên: nhà cung cấp
trong giai đoạn cuối ở đầu chuỗi, khách hàng cuối cùng nhất trong giai đoạn cuối của
chuỗi và toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận, tài chính, tiếp thị và công nghệ
thông tin cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng.
Nhà
cung cấp

Nhà
sản xuất

Nhà
pphân phối

Nhà
bán lẻ

Khách
hàng

Dòng sản phẩm và dịch vụ

Dòng nhu cầu thông tin và tài chính
Hình 1.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng
(Nguồn: Bhagwat, R. and Sharma , 2007)



9

Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp
đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng dọc theo chuỗi
cung ứng. Song song đó các dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của
chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và
sau đó cung ứng đến nhà phân phối, chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là
các mạng lưới (network). Trong sơ đồ trên cho thấy trong một chuỗi cung ứng có thể
phân tích thành các thành phần cơ bản sau đây, gồm:
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài - có năng
lực sản xuất không giới hạn cung cấp vật tư và nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong quá trình chuyển phát, nhà cung
cấp có thể sẽ không cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất kịp thời và đầy đủ.
- Nhà sản xuất: Nhà chế biến sử dụng vật tư và nguyên liệu tạo ra thành phẩm; sử
dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản
phẩm.
- Nhà phân phối: Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất
và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán sỉ.
Chức năng chính của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà
sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều họat động kinh doanh để tìm kiếm và
phục vụ khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất
để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và
khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận
hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi.
- Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến
khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Khách hàng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là những
người mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc

mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác.


10

2.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng
2.1.2.1.

Tổng quan về đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng

Nghiên cứu của Clark và Scarf (1960) đã đặt nền tảng cho các nghiên cứu về thiết
kế chuỗi cung ứng trong đó các tiêu chí đánh giá liên quan đến chi phí tồn kho trong
toàn chuỗi cung ứng.
Một nghiên cứu tổng hợp của Beamon (1998) đã chỉ ra hai nhóm thang đo định
tính và định lượng với các chỉ số xoay quanh hai vấn đề chi phí và dịch vụ khách hàng
khi đánh giá chuỗi cung ứng.
Khi môi trường trở nên cạnh tranh, nguồn lực sản xuất hạn chế, yêu cầu chuỗi cung
ứng phải linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường để duy trì lợi thế cạnh tranh. Trong
xu hướng toàn cầu hóa, sản phẩm và hoạt động của công ty đã vượt qua biên giới của
một quốc gia. Khi đó, đòi hỏi một phương pháp đánh giá toàn diện cho doanh nghiệp.
Mô hình “Thẻ điểm cân bằng” (BSC) của Kaplan và Norton được giới thiệu năm 1992
đã nhằm đáp ứng nhu cầu trên của doanh nghiệp.
Sau BSC, nhiều mô hình đánh giá khác đã được giới thiệu như: SCOR của Hội
đồng Quản lý chuỗi cung ứng (1996), ROF của Beamon (1998) …
Chi tiết về khung khái niệm đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ
được trình bày chi tiết ở mục 2.3.1.
2.1.2.2.

Sự cần thiết của việc đánh giá chuỗi cung ứng


Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại
một lợi nhuận đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và
dịch vụ khách hàng.
Một hệ thống đánh giá chuỗi cung ứng sẽ cung cấp khung chuẩn để đánh giá năng
lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
-

Thang đo năng lực bên trong, giúp loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị,

giảm biến động đơn đặt hàng, cải thiện dòng chảy nguyên vật liệu và sản phẩm, gia tăng
hiệu quả thời gian và nguồn lực.


11

-

Thang đo năng lực bên ngoài tập trung vào sự hài lòng của khách hàng thông qua

việc tích hợp các hoạt động và thông tin dọc các thành viên trong chuỗi.
Cuối cùng đánh giá chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp thấy được cấu trúc chi
phí của các thành viên trong chuỗi. Từ đó đề ra các cơ hội cải tiến và kiểm soát mức
dịch vụ khách hàng nhằm gia tăng hiệu quả.
2.1.2.3.

Đạt lợi thế cạnh tranh

Sự năng động trong thị trường ngày nay đã khiến thị trường trở nên cạnh tranh hơn
khi các công ty bị thách thức tìm kiếm lợi thế kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh đề cập đến
khả năng sử dụng các nguồn lực để thực hiện tốt hơn các nguồn lực khác trong cùng

ngành hoặc thị trường (Porter, 1985). Để có được lợi thế cạnh tranh, các công ty cần
phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ với các đối tác của mình vì một công ty duy
nhất không thể tự cạnh tranh hoặc giành được lợi thế cạnh tranh. Các học giả đã xác
định rằng bản chất của kinh doanh đã chuyển từ cạnh tranh của các công ty cá nhân sang
cạnh tranh giữa các mạng lưới chuỗi cung ứng đã làm tăng nhu cầu hiểu rõ hơn về các
yếu tố quyết định dẫn đến kết quả thành công cho toàn bộ chuỗi cung ứng chứ không chỉ
các thành viên riêng lẻ (Boehlje, 1999).
2.1.3. Các mô hình nghiên cứu trước đây
2.1.3.1.

Mô hình nghiên cứu của Ernita Obeth (2016)


12

Bối cảnh
ngành
- Nền kinh tế
phi chính thức
- Độ phức tạp
của quy trình

Quản lý Marketing mối quan hệ
- Sự thỏa mãn
- Lòng tin
- Sự cam kết
- Trò chơi quyền lực
Sự thiếu ổn định trong
chuỗi cung ứng


Bối cảnh chuỗi
cung ứng
- Cấu trúc mạng
lưới
- Hoạt động
chuỗi cung ứng
- Bản chất của
các mối quan hệ
B2B

Yếu tố kích thích sự
linh hoạt
- Sự cạnh tranh.
- Công nghệ
- Sở thích của người
tiêu dùng thay đổi
- Xu hướng thực phẩm

Độ nhạy
chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung
ứng điện tử
- Tập trung vào
khách hàng.
- Thích nghi
- Phối hợp và
hợp tác

Lợi thế
cạnh tranh

chuỗi
cung ứng

Hình 2.2. Mô hình giả thuyết nghiên cứu của Ernita Obeth
(Nguồn: Ernita Obeth, 2016)
Theo nghiên cứu của Ernita Obeth (2016) về việc quản lý quan hệ kinh doanh
không ổn định trong trường hợp Chuỗi cung ứng chuối truyền thống Indonesia. Từ mô
hình giả thuyết nghiên cứu các nhân tố gây nên sự không ổn định ở chuỗi cung ứng và
tác động đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng, Ernita Obeth (2016) đã đề xuất mô
hình các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh chuỗi cung ứng, gồm các nhân tố: Nền
kinh tế phi chính thức (Informal Economy), Quản lý Marketing mối quan hệ
(Relationship Marketing Management), Cấu trúc mạng lưới (Network structures) và Vị
thế (Power Relationship), Sự thiếu ổn định trong chuỗi cung ứng ( Supply chain


×