BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ ANH THI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ ANH THI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4
1.5 Kết cấu bài luận văn 4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 5
2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm 5
2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5
2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 10
2.2 Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu thực nghiệm 13
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu 20
3.1.1 Mô tả dữ liệu 20
3.1.2 Mô tả biến 20
3.1.2.1 Biến phụ thuộc 20
3.1.2.2 Các biến độc lập 21
3.2 Mô hình và phƣơng pháp kiểm định 24
3.2.1 Giới thiệu mô hình 24
3.2.2 Phương pháp kiểm định 25
3.2.2.1 Thống kê mô tả các biến 26
3.2.2.2 Kiểm tra đa cộng tuyến 26
3.2.2.3 Tìm ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 27
3.2.2.4 Mô hình Pooled OLS 28
3.2.2.5 Mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) 29
3.2.2.6 Mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) 29
3.2.2.7 Kiểm định Hausman 30
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến 31
4.2 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 36
4.3 Kết quả kiểm tra ma trận tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
37
4.3.1 Kết quả kiểm tra ma trận tương quan giữa ROA và các biến độc lập 37
4.3.2 Kết quả kiểm tra ma trận tương quan giữa ROE và các biến độc lập 38
4.4 Kết quả ƣớc lƣợng bằng mô hình Pooled OLS 38
4.5 Kết quả ƣớc lƣợng từ mô hình những ảnh hƣởng cố định ( Fixed Effects
Model - FEM) 40
4.6 Kết quả ƣớc lƣợng từ mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects
Model – REM) 43
4.7 Kết quả kiểm định Hausman 44
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GỢI Ý
CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Những hạn chế của mô hình và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo 52
5.3 Gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM VN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân Hàng Thương Mại
NHTMCP
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
NHTMNN
Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
OLS
Phương pháp bình phương bé nhất
ROA
Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
NIM
Thu nhập lãi cận biên
NHLD
Ngân hàng liên doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Tên
Trang
3.1
Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình
21
4.1
Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc
31
4.2
Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc
33
4.3
Kết quả tương quan giữa các biến độc lập
36
4.4
Ma trận tương quan giữa ROA và các biến độc lập
37
4.5
Ma trận tương quan giữa ROE và các biến độc lập
38
4.6
Kết quả ước ROA, ROE bằng mô hình Pooled OLS
38
4.7
Kết quả ước lượng ROA, ROE bằng mô hình những ảnh hưởng
cố định
41
4.8
Kết quả ước lượng ROA, ROE bằng mô hình các tác động
ngẫu nhiên
43
4.9
Kết quả kiểm định Hausman của mô hình ROA
44
4.10
Kết quả kiểm định Hausman của mô hình ROE
45
4.11
So sánh kết quả tham số hồi quy bằng 3 phương pháp
46
Biểu đồ
1
Giá trị trung bình ROA giai đoạn 2009 - 2012
32
2
Giá trị trung bình ROE giai đoạn 2009 - 2012
32
TÓM TẮT
Bài luận này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại Việt Nam với dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên của 35 ngân
hàng thương mại trong giai đoạn 2009 đến 2012 và các nhân tố bên ngoài như: tốc
độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thông qua đó nghiên cứu tác động của từng
nhân tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại. Dựa trên nghiên cứu của
Husni Ali Khrawish (2011), mô hình nghiên cứu của bài sử dụng dữ liệu bảng
(panel data) được hồi quy theo 3 cách: Pooled OLS, Fixed Effects Model - FEM,
Random Effect Model – RAM để xem mô hình nào là phù hợp nhất để nghiên cứu
sự ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các biến có tác động cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng như: nợ phải trả/ tổng tài sản, NIM, tốc độ tăng trưởng
GDP và các biến có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động như: quy mô ngân
hàng, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát, cho vay/ tổng tài sản. Qua đó bài
luận cũng đưa ra những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động, nghiên cứu, Việt Nam, dữ
liệu bảng
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, ngân
hàng là trung gian tài chính huy động và phân bổ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời giúp đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa thông qua sự phát triển
dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại đã được rất nhiều công trình nghiên cứu
trên thế giới đề cập, cụ thể: Aremu Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, Mustapha
Adeniyi Mudashiru (2013) nghiên cứu ngân hàng tại Nigeria trong giai đoạn 1980 –
2010, kết quả: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ
lệ trích lập dự phòng có tương quan ngược chiều; tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, chi
phí đầu tư nhân viên trên lơi nhuận, tỷ lệ tổng lương trên tổng tài sản, lợi nhuận trên
chi phí đầu tư nhân viên có tương quan cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng;
Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis, Christos K. Staikouras (2008) nghiên
cứu một vài nước tại Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 1998 – 2002, kết quả: rủi ro
tín dụng có tác động ngược chiều, tổng tài sản có tác động cùng chiều đến ROA của
ngân hàng; Aburime, Toni Uhomoibhi (2008) nghiên cứu 154 ngân hàng tại Nigeria
trong giai đoạn 1998 – 2006, kết quả lãi suất có tác động cùng chiều, tự do hóa thị
trường ngoại hối có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; Ji-Li Hu,
Chiang-Ping Chen vaf Yi-Yuan Su (2006) nghiên cứu 12 ngân hàng ở Trung Quốc
trong giai đoạn 1996 – 2003, kết quả: các ngân hàng thương mại liên doanh và cổ phần
hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, các ngân
hàng có quy mô nhỏ hiệu quả kỹ thuật tốt hơn các ngân hàng có quy mô lớn; Samy
Bennaceur, Mohamed Goaied (2008) nghiên cứu các ngân hàng tại Tunisia trong giai
đoạn 1980 – 2000, kết quả: các ngân hàng có vốn lớn và chi phí đại diện cao sẽ có lợi
nhuận cao, quy mô có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng;
2
Guru et al (2002) nghiên cứu 17 ngân hàng ở Malaysia trong giai đoạn 1986 – 1995,
kết quả: việc quản lý chi phí hiệu quả là một yếu tố quan trong ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, lãi suất và lạm phát tương quan ngược chiều đến hiệu
quả hoạt động
Ngoài ra, cũng có nhiều bài nghiên cứu tại Việt Nam nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng như: Châu Thị Kim Hà, Phạm Lê Thông
(2011) nghiên cứu hiệu quả của 38 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 –
2009, kết quả cho thấy: Hiệu quả kỹ thuật đối với dư nợ tín dụng không cao, tỷ lệ các
ngân hàng có hiệu quả dưới 50% chiếm 31,58% số quan sát. Khối NHTMNN có hiệu
quả kỹ thuật dư nợ trung bình là 62,55%, đối với NHTMCP hiệu quả kỹ thuật trung
bình của dư nợ tín dụng là 56,73%. Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. nghiên cứu
hiệu quả hoạt động của các NHTM VN thông qua 32 NHTM VN từ 2001 – 2005, kết
quả cho thấy có mối tương quan dương giữa tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, biến cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với hiệu quả từ đó
cho thấy rằng không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Thị
phần của ngân hàng tương quan dương với hiệu quả hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản tương quan dương với hiệu quả hoạt động của ngân hàng tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng không lớn.
Với một vài công trình nghiên cứu trên cho thấy kết quả nghiên cứu ở các quốc gia
khác nhau thường không tương đồng nhau do sự khác biệt về nền kinh tế, đặc điểm
riêng của ngân hàng tại quốc gia đó, thời gian nghiên cứu … Chính vì lý do đó tác giả
chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại Việt Nam” trong giai đoạn 2009 – 2012 để xem những nhân tố nào
có tác động cùng chiều và ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
3
mại, từ đó có những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhắm đến các mục tiêu sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó lên hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại
- Gợi ý những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, bài luận văn tập trung trả lời các câu hỏi:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt
Nam?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào?
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Bài luận này nghiên cứu 35 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2012 và các
biến vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Dữ liệu sử dụng
4
Các biến được lấy từ báo cáo thường niên của ngân hàng: lợi nhuận trên tổng tài
sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nợ phải trả/ tổng tài sản, thu nhập lãi cận biên, quy
mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, cho vay/ tổng tài
Các biến lấy từ tổng cụ thống kê nhà nước, ngân hàng nhà nước như: tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập, lọc số liệu với Excel và Eviews 7.2
Bài luận văn này sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo 3 cách: mô
hình Pooled OLS, mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM),
mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – RAM) để xem mô hình nào
là phù hợp nhất để nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.5 Kết cấu bài luận văn
Bài luận văn được thực hiện với kết cấu như sau:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, những gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại
5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Aremu Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, Mustapha Adeniyi Mudashiru
(2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Nigeria.
Tác giả nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng First Bank tại Nigeria trong giai
đoạn 1980 – 2010 thông qua các biến nghiên cứu:
Các biến nội sinh: tổng tài sản, số lượng kênh phân phối, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lợi nhuận trên đầu tư cho nhân viên, tỷ lệ trích lập
dự phòng, tỷ lệ tổng lương trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ cho
vay trên tổng tiền gửi, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu
nhập lãi cận biên.
Các biến ngoại sinh: Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền
M2.
Bằng kỹ thuật đồng liên kết (Cointergration) và cơ chế hiệu chỉnh sai số (Error
Correction Model – ECM) bài nghiên cứu này cho thấy các biến có tác động cùng
chiều và ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Nigeria
trong giai đoạn nghiên cứu như sau:
Các biến có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
tại Nigeria: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ
6
trích lập dự phòng. Điều đó cho thấy rằng các ngân hàng đang đối mặt với hiệu suất
giảm dần theo quy mô, tỷ lệ nợ xấu đang tăng làm giảm hiệu quả hoạt động.
Các biến có tác động cùng chiều: tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, lợi nhuận trên chi
phí đầu tư nhân viên, tỷ lệ tổng lương trên tổng tài sản cho thấy các ngân hàng đang sử
dụng tốt nguồn vốn huy động và đặc biệt bài nghiên cứu này cho thấy chi phí đầu tư
nhân viên và tỷ lệ tổng lương trên tổng tài sản cao sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, đây là yếu tố mới trong bài mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến.
Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013), Hiệu quả hoạt động tài
chính của các ngân hàng thương mại tại Kenya
Bài này tác giả nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại
Kenya thông qua các biến về cấu trúc bên trong của ngân hàng và các biến vĩ mô bên
ngoài tác động,
Bằng phương pháp GLS tác giả nghiên cứu trên dữ liệu bảng của 37 ngân hàng thương
mại tại Kenya trong giai đoạn 2001 – 2010 thông qua các biến:
Các biến bên trong ngân hàng: lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu, thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ phí trên tổng lợi nhuận, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi
khách hàng.
Các biến vĩ mô: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
Kết quả cho thấy các biến có tác động cùng chiều: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ phí trên tổng lợi nhuận. Các biến có tác động ngược
chiều: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng GDP. Biến tỷ lệ cho vay trên
tổng tiền gửi không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả từ hoạt động tài chính của các ngân
7
hàng tại Kenya bị chi phối chủ yếu bởi cấu trúc bên trong được quyết định bởi các
chính sách từ hội đồng quản trị của ngân hàng, các biến vĩ mô có tác động không đáng
kể
Husni Ali Khrawish (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
NHTM: bằng chứng thực nghiệm từ Jordan
Bài này nghiên cứu 14 ngân hàng của Jordan từ 2000 - 2010 cho thấy có 2 yếu tố
chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại đó là yếu tố
bên trong và yếu tố bên ngoài. Các nhà quản lý ngân hàng thương mại có thể tác động
trực tiếp lên các biến tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo trong bảng cân đối kế toán
và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các biến phi tài chính, nhưng các biến bên
ngoài thì họ không thể kiểm soát được.
Bằng phương pháp bình phương bé nhất – Pooled OLS nghiên cứu trên dữ liệu bảng
tác giả nghiên cứu các nhân tố Nhân tố bên trong: ROA, ROE, Logarit tự nhiên của
tổng tài sản (size), Tổng nợ trên tổng tài sản (TL/TA), Vốn trên tổng tài sản (TE/TA),
Dư nợ vay trên tổng tài sản (L/TA), Hệ số NIM.
Nhân tố bên ngoài: Tăng trưởng GDP, Lạm phát.
Kết quả cho thấy ROE và ROA đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, NIM,
và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát.
Aburime, Toni Uhomoibhi (2008), Hiệu quả hoạt động ngân hàng: bằng chứng
thực nghiệm từ các nhân tố vĩ mô tại Nigeria
Nghiên cứu này đã tìm kiếm cách xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng quyết
định đến lợi nhuận ngân hàng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS. Các biến
8
đưa vào mô hình: lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá hối đoái nghiên
cứu 154 ngân hàng ở Nigeria trong giai đoạn 1980-2006.
Kết quả cho thấy Lãi suất có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng ở Nigeria,
nó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992);
Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999). Lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận
ngân hàng, phù hợp nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999); Demirgüç-
Kunt và Huizinga (2001). Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lợi nhuận chủ yếu thông
qua tỷ lệ thanh khoản. Tự do hóa thị trường ngoại hối có tác động ngược chiều đến lợi
nhuận ngân hàng. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có được lợi nhuận đáng kể hơn
trong chế độ tỷ giá cố định. Phát triển thị trường chứng khoán không có ảnh hưởng
đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.
Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng ở Nigeria, chính phủ
nên chú ý đáng kể các chỉ số kinh tế vĩ mô. Thông qua việc áp dụng liên tục và áp
dụng các nguyên tắc kinh tế vĩ mô, chính phủ nên nỗ lực để luôn luôn thực hiện đầy đủ
trách nhiệm chính để cung cấp một môi trường kinh tế vĩ mô cho tất cả các khía cạnh
của hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngân hàng.
Thair Al Shaher, Ohoud Kasawneh và Razan Salem (2011), Các nhân tố chính
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại các nước Đông Nam Âu
Phân tích nhân tố PCA nhằm xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng ở các quốc gia Trung Đông, dựa trên việc khảo sát 23 biến như số
lượng ngân hàng, năng lực cạnh tranh, cấu trúc vốn, chi phí hoạt động, tốc độ tăng
trưởng GDP, tổng dư nợ, quy mô tổng tài sản
Tác giả đã phân ra được 6 nhóm nhân tố chính: đặc điểm riêng của ngân hàng, môi
trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, các chỉ số kinh tế, rủi ro quốc gia và nhóm các
9
nhân tố khác. Từ đó nhóm tác giả đánh giá tác động của từng nhóm và rút ra kết luận:
nhóm nhân tố đặc trưng riêng của ngân hàng có tác động lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động, nhóm thứ sáu có ít tác động nhất.
Samy Bennaceur, Mohamed Goaied (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của ngân hàng thương mại: bằng chứng thực nghiệm từ Tunisia.
Tác giả nghiên cứu về đặc điểm ngân hàng, cấu trúc tài chính và các điều kiện kinh tế
vĩ mô ảnh hưởng đến biên độ lãi suất ròng của ngân hàng Tunisia trong giai đoạn
1980-2000.
Tác giả cho rằng các ngân hàng nắm giữ vốn lớn và chi phí đại diện cao hơn thì có xu
hướng có lãi suất biên cao hơn và lợi nhuận cao hơn, trong khi đó nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng quy mô ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Trong thời gian
nghiên cứu, tác giả cho thấy rằng phát triển thị trường chứng khoán có tác động tích
cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các ngân
hàng tư nhân có lợi nhuận cao hơn so với ngân hàng nhà nước. Điều kiện kinh tế vĩ mô
không có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng ở Tunisia.
Guru et al (2002), Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Malaysia.
Tác giả sử dụng mẫu bao gồm 17 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1986-1995.
Bài viết cho thấy rằng: yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng được chia thành hai
nhóm, đó là yếu tố bên trong (thanh khoản, an toàn vốn, và quản lý chi phí) và các yếu
tố bên ngoài (quyền sở hữu, quy mô doanh nghiệp, và điều kiện kinh tế).
Bài viết cho thấy quản lý chi phí hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong lợi nhuận
ngân hàng . Trong số các chỉ số vĩ mô, tỷ lệ lãi suất cao làm giảm lợi nhuận ngân hàng
và lạm phát cũng ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
10
Chantapong (2005), Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nội địa và ngân hàng
nước ngoài tại Thái Lan
Bài viết này nghiên cứu các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng
thương mại nước ngoài của Thái Lan trong thời gian 1995-2000.
Tất cả các ngân hàng đã làm giảm độ nhạy rủi ro tín dụng của họ trong những năm
khủng hoảng và các ngân hàng đã dần dần cải thiện được lợi nhuận sau khủng hoảng.
Kết quả cho thấy lợi nhuận ngân hàng nước ngoài cao hơn so với lợi nhuận bình quân
của các ngân hàng trong nước trong giai đoạn hậu khủng hoảng, khoảng cách giữa lợi
nhuận ngân hàng nước ngoài và trong nước cho thấy rằng các chương trình tái cấu trúc
tài chính đã mang lại một số kết quả tích cực cho các ngân hàng nước ngoài.
Heffernan and Fu (2008), Hình thức sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng trong nước tại Trung Quốc
Bài nghiên cứu nhằm đánh gía hiệu quả hoạt động của các loại hình ngân hàng khác
nhau của Trung Quốc trong giai đoạn 1999 - 2006.
Kết quả cho thấy giá trị kinh tế gia tăng và NIM tăng cao hơn so với mức tăng của
ROA bình quân và ROE bình quân. Mặc dù loại hình ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi
các biến số vĩ mô, nhưng tổng tài sản của các ngân hàng thì không bị ảnh hưởng kể cả
đối với các ngân hàng có vôn nước ngoài.
2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của các
NHTM VN, nêu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
11
NHTM VN trong thời gian qua dựa trên cơ sở các mô hình phân tích định lượng để đề
xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng tính cạnh tranh
của các NHTM VN
Bài này nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTM VN thông qua 32 NHTM VN
từ 2001 – 2005. Kết hợp phương pháp định tính và định lượng gồm tiếp cận phân tích
hiệu quả biên (phân tích biên ngẫu nhiên – SFA và phân tích bao dữ liệu – DEA) và
mô hình kinh tế lượng Tobit.
Kết quả cho thấy các ngân hàng còn sử dụng hạn chế nguồn đầu vào khoản 26,4%,
trong thời kỳ 2001 – 2005, hiệu quả hoạt động của khối NHTMCP và NHLD thấp hơn
khối NHTMNN. Các NHTMNN đang đối mặt với tình trạng hiệu suất giảm theo quy
mô, còn các NHTMCP ở nông thôn thì hiệu suất tăng theo quy mô.
Kết quả cho thấy có mối tương quan dương giữa tổng tài sản và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, nhưng hệ số này ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật không lớn. Biến cho
vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật từ đó cho thấy
rằng không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Thị phần của
ngân hàng tương quan dương với hiệu quả hoạt động vì khi thị phần càng lớn thì chi
phí hoạt động của ngân hàng càng thấp và tao ra lợi nhuận lớn hơn. Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản tương quan dương với hiệu quả hoạt động của ngân hàng tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn.
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Châu Thị Kim Hà, Phạm Lê Thông (2011), Hiệu
quả hoạt động của các NHTM VN.
Bài nghiên cứu ước lượng hiệu quả hoạt động của các NHTM VN thông qua việc sử
dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic production function frontier).
12
Với mục tiêu ước tính mức hiệu quả hoạt động mà các NHTM đạt được và tìm ra
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, do đó kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học
để các nhà quản lý xây dựng chính sách. Với số liệu sử dụng là 38 ngân hàng trong
giai đoạn 2004 – 2009, các tính hiệu quả thông qua các biến:
L là số lao động của ngân hàng i vào thời điểm t,
E là vốn chủ sỡ hữu (bao gồm vốn điều lệ, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối) của mỗi
ngân hàng,
C là tổng chi phí hoạt động (bao gồm: chi phí lãi và chi phí ngoài lãi),
A là thời gian hoạt động tính từ lúc các ngân hàng thành lập đến 21/12/2009,
T là biến giả. T=1 khi các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ ngân hàng lõi, T=0 khi
chưa ứng dụng,
O là biến giả. O=1 khi là NHTMNN, O=0 khi là NHTMCP,
e
it
là sai số hỗn hợp bao gồm v
it
là sai số ngẫu nhiên và u
it
là sai số phi hiệu quả
Kết quả: Hiệu quả kỹ thuật đối với dư nợ tín dụng không cao, tỷ lệ các ngân hàng có
hiệu quả dưới 50% chiếm 31,58% số quan sát. Đối với tổng thu nhập các NHTM đều
đạt mức hiệu quả kỹ thuật trên 60%. Khi chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra thì
các NHTM VN còn lãng phí 42,51% yếu tố đầu vào đối với dư nợ tín dụng và 28,63%
đối với thu nhập.
Khối NHTMNN có hiệu quả kỹ thuật dư nợ trung bình là 62,55%, đối với NHTMCP
hiệu quả kỹ thuật trung bình của dư nợ tín dụng là 56,73% khối NHTMNN cao hơn
NHTMCP có thể là do lợi thế về thời gian thành lập và quy mô hoạt động.
13
2.2 Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Các biến
Tác giả
Bài nghiên cứu
Tương
quan
Tổng tài
sản
Husni Ali Khrawish (2011)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của NHTM: bằng chứng
thực nghiệm từ Jordan
+
Nguyễn Việt Hùng (2008)
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam
+
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
+
Vốn chủ
sở
hữu/tổng
tài sản
Husni Ali Khrawish (2011)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của NHTM: bằng chứng
thực nghiệm từ Jordan
+
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
-
Vincent Okoth Ongore,
Gemechu Berhanu Kusa
(2013)
Hiệu quả hoạt động tài chính của các
ngân hàng thương mại tại Kenya
+
NIM
Husni Ali Khrawish (2011)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của NHTM: bằng chứng
thực nghiệm từ Jordan
+
Tăng
trưởng
GDP
Husni Ali Khrawish (2011)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của NHTM: bằng chứng
thực nghiệm từ Jordan
-
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
+
Vincent Okoth Ongore,
Hiệu quả hoạt động tài chính của các
-
14
Gemechu Berhanu Kusa
(2013)
ngân hàng thương mại tại Kenya
Tỷ lệ lạm
phát
Husni Ali Khrawish (2011)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của NHTM: bằng chứng
thực nghiệm từ Jordan
-
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
-
Vincent Okoth Ongore,
Gemechu Berhanu Kusa
(2013)
Hiệu quả hoạt động tài chính của các
ngân hàng thương mại tại Kenya
-
Tỷ lệ
trích lập
dự phòng
Nguyễn Việt Hùng (2008)
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam
-
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
-
Lãi suất
thực
Aburime, Toni Uhomoibhi
(2008)
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của ngân hàng ở Đông Nam Châu Âu
+
Guru et al, 2002
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
ngân hàng ở Malaysia
-
Cho
vay/tiền
gửi
Nguyễn Việt Hùng (2008)
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam
+
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
+
Phát triển
thị
trường
chứng
khoán
Samy Bennaceur,
Mohamed Goaied (2008)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của ngân hàng thương mại: bằng chứng
thực nghiệm từ Tunisia
+
15
Cho
vay/tổng
tài sản
Nguyễn Việt Hùng (2008)
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam
-
Aremu Mukaila Ayanda,
Imoh Christopher,
Mustapha Adeniyi
Mudashiru (2013)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế
đang phát triển: bằng chứng thực
nghiệm từ Nigeria.
-
Vốn chủ
sở hữu
Châu Thị Kim Hà, Phạm
Lê Thông (2011)
Hiệu quả kỹ thuật của các NHTM VN.
+
Nguồn: kết quả từ bài nghiên cứu của các tác giả trên.
Tuy có nhiều kết quả khác nhau trong các bài nghiên cứu, nhưng những kết quả này
góp phần bổ sung, đóng góp thêm cho việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ các kết quả thực nghiệm trên, có thể thấy bài
nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011), Determinants of Commercial Banks
Performance: Evidence from Jordan đã phần nào phản ánh đầy đủ và xác định được
mối tương quan của các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, do đó
tác giả chọn bài nghiên cứu này để áp dụng cho bài luận văn nghiên cứu.
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Bài nghiên
cứu chọn quy mô ngân hàng làm biến độc lập bởi vì quy mô lớn kỳ vọng sẽ thúc đẩy
hiệu quả tốt hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô và làm giảm chi phí. Theo nghiên cứu
của Demerguç-Kunt và Huizingha (1999), Haron, Sudin (2004), Toni Uhomoibhi,
(2008), Athanasoglou, Panayiotis P. và cộng sự (2008), và Ben Naceur và Goaied
(2010). Họ tìm thấy một mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và ROA,
16
ROE. Nhìn chung, các ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về việc cung cấp các dịch vụ
tài chính cho khách hàng và tăng cường khả năng huy động vốn.
Tổng tiền gửi
Các ngân hàng thường cố gắng tăng trưởng quy mô tiền gửi để tạo ra nhiều cơ hội cho
các hoạt động đầu tư và cho vay của mình. Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
tổng nợ phải trả của ngân hàng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản cao cho thấy tổng tài
sản thấp hoặc ngân hàng đó sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn. Tổng tài sản thấp ít có khả
năng bảo vệ người gửi tiền khi có tổn thất xảy ra do đó làm cho niềm tin của khách
hàng gửi tiền giảm xuống. Khi một ngân hàng lựa chọn chính sách chấp nhận rủi ro
cao, mạo hiểm về vốn hệ số đòn bẩy và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên,
nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản. Vì vậy, tỷ lệ nợ
phải trả trên tổng tài sản có thể là tiêu cực hay tích cực tùy vào chính sách từng thời kỳ
của các ngân hàng. Theo nghiên cứu của Dang (2011) tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng
tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, còn theo nghiên
cứu của Aremu Mukaila Ayanda và các công sự (2013) thì chỉ số này lại có tác động
ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản cho thấy khả năng chịu thiệt hại của ngân hàng khi đối mặt với
khủng hoảng và tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của ngân hàng sau các cuộc khủng
hoảng, vốn chủ sở hữu được xem là nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng khi các
khoản tiền gửi của khách hàng dễ bị giảm, Vốn chủ sở hữu cao giúp cho các ngân
hàng có lợi thế trong việc cung cấp các dịch vị tài chính và huy động vốn. Theo nghiên
cứu của các tác giả: Demerguç-Kunt và Huizingha (1999), Haron và Sudin (2004),
Toni Uhomoibhi, (2008) Bashir, Abdel Hamid M., (2003) đều sử dụng số Vốn chủ sở
17
hữu / tổng tài sản như là các biến độc lập để nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu quả ngân
hàng bởi vì vốn chủ sở hữu lớn kỳ vọng sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng và tạo thêm
niềm tin cho khách hàng
Thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin: NIM) là chênh lệch giữa thu nhập lãi
và chi phí lãi, tất cả chia cho tài sản sinh lời. Hệ số NIM được các Ngân hàng quan
tâm theo dõi vì nó giúp cho Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi qua việc kiểm
soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất, nó
phản ánh cả về số lượng và sự kết hợp giữa tài sản ngân hàng và nợ phải trả, đồng thời
thể hiện phần lãi thu được từ hoạt động trung gian của ngân hàng
NIM =
Thu nhập lãi – Chi phí lãi
Tổng tài sản có sinh lãi
NIM càng cao thể hiện lợi nhuận cao và sự ổn định của các ngân hàng. Tuy nhiên,
NIM quá cao có thể phản ánh hoạt động cho vay từ các khách hàng có mức độ rủi ro
cao, dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Theo nghiên cứu của
Husni Ali Khrawish (2011) thì NIM có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng Jordan trong giai đoạn 2000 – 2010.
Nguồn vốn cho vay
18
Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên
tục và ổn định, đồng thời tạo điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển cho kinh tế xã
hội, tăng nhanh vòng quay vốn. Để quá trình kinh doanh phát triển tốt và gia tăng sức
cạnh tranh trên thị trường mỗi chủ thể kinh doanh phải chủ động tìm kiếm và thực hiện
nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ…những việc làm này
đòi hỏi một lượng lớn về vốn. Và tín dụng ngân hàng là nơi có thể cạnh tranh nhau và
sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt.
Thông qua việc cấp tín dụng các ngân hàng có được thu nhập lớn từ lãi suất cho vay,
đây là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng hoạt động mang tính truyền thống,
tuy nhiên việc mở rộng quá mức hoạt động tín dụng có thể dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn
từ các khoản vay không tốt, và chính điều này có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi
phải đối mặt với tỷ lệ trích lập dự phòng cao và mất khả năng thu hồi vốn vay.
Tỷ lệ tăng trƣởng GDP
Nghiên cứu của các tác giả: Haron và Sudin (2004), Toni Uhomoibhi, (2008), Bashir
và Abdel Hamid M. (2003), đều sử dụng tỷ lệ tăng trưởng GDP như là biến độc lập để
nghiên cứu tác động đến ROA và ROE. Tỷ lệ tăng trưởng GDP có nghĩa là đầu tư tăng
trưởng vì vậy kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo
nghiên cứu của Aremu Mukaila Ayanda (2013) thì nhân tố này có tác động cùng chiều
đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, nhưng mức độ tác động không đáng kể.
Tỷ lệ lạm phát
Đây là một trong những điều kiện bên ngoài hưởng trên ROE và ROA. Yếu tố này đại
diện cho những thay đổi trong mức giá chung hoặc điều kiện lạm phát trong nền kinh
tế. Các tác động của tỷ lệ lạm phát trên trên ROE và ROA phụ thuộc vào ảnh hưởng
của nó lên lợi nhuận đầu tư. Nonenberg và Mendonca (2004) cho thấy rằng ROE và