Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực thi pháp luật môi trường tại huyện bình đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LOAN

THỰC THI PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN BÌNH ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LOAN

THỰC THI PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN BÌNH ĐẠI
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Hương Loan - là học viên lớp Cao học Luật, khóa 27,
chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường ở Bình Đại” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương Loan


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN
QUAN ĐẾN HUYỆN BÌNH ĐẠI .......................................................................................... 4
1.1. Khái niệm cơ bản ......................................................................................................... 4
1.2. Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005 ......................................................................... 7
1.3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ............................................................................... 9
1.4. Trách nhiệm của cơ quan, địa phương đối với bảo vệ môi trường .............................. 12
1.4.1. Trách nhiệm của tỉnh ........................................................................................... 12
1.4.2. Trách nhiệm của huyện ....................................................................................... 15
1.4.3. Trách nhiệm của xã ............................................................................................. 16

1.5. Pháp luật về bảo vệ và kiểm soát môi trường biển và hải đảo ..................................... 19
1.5. Quy định pháp luật về môi trường nước, đất và không khí ......................................... 23
1.5.1. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước ................................................... 23
1.5.2. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đất ...................................................... 25
1.5.3. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí............................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN BÌNH ĐẠI ............................................................................................................. 30
2.1. Giới thiệu huyện Bình Đại ......................................................................................... 30
2.2. Quản lý môi trường huyện Bình Đại .......................................................................... 31
2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường của hoạt động sản xuất chính – nuôi trồng và chế biến
thủy sản ............................................................................................................................ 34
2.4. Các vấn đề môi trường khác....................................................................................... 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN BÌNH
ĐẠI ..................................................................................................................................... 46
3.1. Giải pháp cho những bất cập về pháp luật .................................................................. 46
3.2. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của ủy ban nhân dân các
cấp ................................................................................................................................... 48
3.3. Một số giải pháp khác về môi trường trên địa bàn huyện............................................ 49
3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp ....................................................................................... 51
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế xã hội và gia tăng dân số với tốc độ lớn trên thế giới
trong thời gian qua gây ra những tác động mạnh mẽ đến môi trường trái đất, buộc
con người phải xem xét, đánh giá lại mối quan hệ giữa hoạt động sống của con

người với môi trường thiên nhiên; giữa phát triển kinh tế-xã hội với việc bảo tồn
sinh thái…Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với
quá trình phát triển kinh tế bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện được tất cả các quốc gia trên thế giới quan
tâm và đượt đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh
tế - xã hội. Nhiều thỏa thuận, cam kết quốc tế, nhiều tổ chức đã ra đời nhằm mục
tiêu bảo vệ môi trường sinh thái trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung cho toàn thể nhân
loại. Các chính sách, thỏa thuận quốc tế dần dần được từng quốc gia thể chế thành
các định chế pháp luật bảo vệ môi trường.
Môi trường là một hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Chính vì vậy, môi
trường là một vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường có ý nghĩa cho cả hiện tại và
tương lai của các quốc gia, dân tộc. Nhận thực rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, trong đó khẳng định
bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền
vững, đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Nước ta
chủ trương tăng cường bảo vệ môi trường theo phương châm ứng xử hài hòa với
thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc
phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy


2

bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam đã thông qua 3 thế hệ Luật Bảo vệ môi trường 1993, 2005, 2014
cùng nhiều luật liên quan đến môi trường. Tuy nhiên việc thực thi luật và văn bản
dưới luật về môi trường còn nhiều bất cập, nhất là tại các địa phương, vùng sâu

vùng xa.
Huyện Bình Đại là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, có kinh tế
mũi nhọn là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Đây là một trong các huyện phát triển
kinh tế nhanh hơn so với các huyện khác. Quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng
làm phát sinh các vấn đề về môi trường, như ô nhiễm trong nuôi trồng thủy hải
sản, trong làng nghề chế biến cá khô, trong chế biến, sản xuất kinh doanh... Nếu
không được xử lý triệt các vấn đề môi trường đó có thể gây ra sự mất cân bằng hệ
sinh thái tự nhiên và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh,
nhất là nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản gây ra một
khối lượng lớn bùn thải và chất thải xả thải ra môi trường.
Quá trình quản lý cũng còn bất cập, hạn chế trong thực thi nhiệm vụ. Vì vậy,
cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và kiến nghị
các giải pháp đối với tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như
các quy định pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường.
Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Thực thi pháp luật môi trường tại Huyện
Bình Đại” làm đề tài luận văn.
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về môi trường nhằm mục tiêu làm rõ, làm nổi bật
những quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn môi trường đồng thời
hướng tới đề xuất các giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế, bảo đảm tính
thống nhất và đồng bộ giữa quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường với các


3

hệ thống pháp luật khác có liên quan, đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường từ trung ương đến cơ sở; tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ
của cơ quan quản lý nhà nước và cá nhân, tổ chức đối với công tác bảo vệ môi
trường.

Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề thực thi pháp luật về môi trường tại huyện Bình Đại, Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện, quy định pháp luật và
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm
môi trường.
Không gian: trên địa bàn huyện Bình Đại
Thời gian: từ năm 2014 đến 2017.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích luật
học, kết hợp với phương pháp khảo sát, thống kê.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Sau khi nghiên cứu, luận văn này góp phần chỉ ra những ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật bảo vệ môi
trường tại địa phương. Từ đó, tác giả đề xuất, kiến nghị một số giải pháp thực tiễn
với mong muốn hoàn thiện chính sách pháp luật, ý thức của cá nhân, tổ chức trong
bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HUYỆN BÌNH ĐẠI
1.1. Khái niệm cơ bản
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, môi trường được hiểu
là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, tức là những yếu tố, hoàn cảnh và điều
kiện tự nhiên bao quanh con người. Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 định nghĩa môi trường “là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo

có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Như vậy,
theo cách định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì con người trở
thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên. Điều này là phù hợp với nguyên
tắc thứ nhất đã được đề cập trong Tuyên bố của Hội nghị Liên hiệp quốc về môi
trường và phát triển : “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự
phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và
lành mạnh hài hòa với thiên nhiên”.
Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó những
yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực
vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng. Những yếu tố này được coi là
những thành phần cơ bản của môi trường. Chúng hình thành và phát triển theo
những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người.
Con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định. Bên cạnh
những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân
tạo. Những yếu tố này do con người tạo ra, nhằm tác động tới các yếu tố thiên
nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình: hệ thống đê điều, các công trình
kiến trúc, nghệ thuật, các công trình văn hóa, mà con người từ thế hệ này sang thế
hệ khác dựng nên. Các yếu tố tạo thành môi trường có thể tìm thấy tại khoản 2
Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Thành phần môi trường là yếu tố vật


5

chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sang, sinh
vật và các hình thái vật chất khác”.
Dưới sự tác động của con người, môi trường hiện tại đang có những thay đổi
bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất,
không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tuyên bố của hội nghị Liên Hiệp Quốc tế về
môi trường con người đã nhận định: “Con người luôn luôn tích lũy kinh nhiệm và
thường xuyên tìm kiếm, phát minh, sáng tạo và tiến tới. Trong thời đại của chúng

ta, năng lực biến đổi môi trường xung quanh của con người, nếu sử dụng một
cách thông minh có thể mang lại cho mọi dân tộc những lợi ích phát triển và cơ
hội làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu sử dụng sai và vô ý, cùng sức
mạnh đó có thể gây hại cho con người và môi trường con người không sao ước
tính được. Xung quanh chúng ta, càng ngày càng có nhiều bằng chứng về những
thiệt hại do con người gây ra ở nhiều khu vực của trái đất; các mức ô nhiễm nguy
hiểm trong nước, không khí, đất và sinh vật sống; những xáo trộn lớn và không
mong muốn đối với cân bằng sinh thái, sinh quyển; phá hủy và cạn kiệt các nguồn
tài nguyên không thể thay thế…”.
Như vậy tác động của con người đến môi trường tự nhiên đã khiến cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng không chỉ trong phạm vi một quốc
gia, mà còn trong phạm vi toàn cầu. Ngược lại, khi môi trường thay đổi theo chiều
hướng xấu sẽ có tác động bất lợi trở lại đối với con người.
Ở Việt Nam, cụ thể hóa quy định của các công ước quốc tế vào pháp luật
quốc gia, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đưa ra một số định nghĩa
cơ bản về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo đó:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014).


6

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, các dạng ô nhiễm môi trường có
thể kế đến là:
Ô nhiễm không khí là việc xả khói, bụi và các chất hóa học vào bầu không
khí, tiếng ồn cũng là một loại ô nhiễm trong không khí. Ô nhiễm nước xảy ra khi
nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm
trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ô nhiêm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các

chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt
động chủ động của con người (như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp;
sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá liều lượng hoặc không bảo đảm
chất lượng, hoặc do bị rò rì từ các thùng chứa ngầm). Phổ biến nhất trong các loại
chất gây ô nhiễm đất là Hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, chất thải phòng
xạ,… Ô nhiễm đất và nước cùng có lý do nguồn gốc sinh vật như vi sinh… do
hoạt động nông nghiệp và thủy sản.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 9, Điều
3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Quá trình suy thoái môi trường có thể được
gây ra bởi chính tác động của thiên nhiên hoặc do con người gây ra. Sự suy thoái
môi trường có thể gây hủy diệt chính loài người. Trong những năm gần đây, con
người luôn phải gánh chịu hậu quả của sự suy thoái môi trường như các hiện tượng
nóng lên toàn cầu, tan chảy của sông băng, tăng mực nước biển… Tất cả đều có
liên quan đến suy thoái môi trường. Khi trạng thái tự nhiên của môi trường bị tổn
thương, nó cũng sẽ dẫn đến sự suy giảm của đa dạng sinh học và gây hại đến sức
khỏe con người.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Có nhiều
nguyên nhân gây ra sự cố môi trường. Trong đó có thể kể đến: sóng thần, bão, lũ
lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa a xit, mưa


7

đá, biến đổi khí hậu và thiên tai khác; hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây
nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa
học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; sự cố trong tìm kiếm, thăm
dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản; sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà

máy điện nguyên tử… các nguyên nhân trên tựu chung sẽ chia thành 3 dạng: sự
cố môi trường do thiên nhiên gây ra, do con người gây ra và do cả thiên nhiên và
con người gây ra.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật
và sự phát triển đất nước. Hoạt động bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe
nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành và
góp phần phục vụ sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Hoạt động bảo vệ
môi trường đã được định nghĩa tại Khoản 3, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm
2014, theo đó: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa,
hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục
ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực
hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. Luật
bảo vệ môi trường năm 2014 quy định 12 hoạt động bảo vệ môi trường được
khuyến khích và 16 hành vi bị nghiêm cấm.
1.2. Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005
Việc ban hành chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và các luật khác
có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường là điều tất yếu khách quan, là một
công cụ điều hành và quản lý chất thải nhằm phòng chống ô nhiễm môi trường,
suy thoài môi trường hay sự cố môi trường.
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Việt Nam bắt đầu được đề cập từ
năm 1993 khi Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 27/12/1993 (Luật bảo vệ môi trường năm 1993), là văn bản quy phạm


8

pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo vệ
môi trường. Luật này được thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường 2005 và hiện nay

được thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc hoàn thiện phân cấp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trải qua
30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có quan điểm nhất quán, ban
hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường,
trong đó có cả việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có hiệu lực thi hành, hang loạt
các văn bản dưới luật gồm: thông tư, pháp lệnh, chỉ thị, các chương trình quốc gia
về bảo vệ môi trường đã được ban hành và triển khai, trong đó có nhiều văn bản
nhấn mạnh vấn đề quản lý, giám sát chất thải bảo vệ môi trường như: Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994, Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004… và
một loạt các Tiêu chuẩn Việt Nam được ra đời.
Bên cạnh luật bảo vệ môi trường còn có các luật khác cũng đề cập đến việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: Luật Tài nguyên nước, Luật khoáng sản, Luật
đất đai, luật Bảo vệ và phát triển rừng….
Sau 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã bộc lộ nhiều
bất cập và hạn chế, do vậy vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc
hội khóa XI đã thông qua Luật bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 15 chương 136
điều nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 có nhiều điểm mới và tiến bộ hơn, nắm bắt kịp thời xu hướng
công nghệ và kỹ thuật so với Luật năm 1993. Ngày 29/11/2005, Quốc hội thông
qua Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ 01/7/2006.
Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra hàng loạt các thông tư, quy
chuẩn Việt Nam…và các Nghị quyết hướng dẫn thi hành như: Quyết định
22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006, Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày


9

09/4/2007, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/01/2008, Nghị định số

117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011.
Văn bản mới nhất của Luật bảo vệ môi trường là văn bản 2014, sẽ được phân
tích cụ thể trong phần sau.
1.3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Luật bảo vệ môi trường liên quan liên quan đến nhiều lĩnh vực và điều kiện
kinh tế-xã hội khác nhau trên phạm vi cả nước. Riêng đối với địa bàn nghiên cứu
của luận văn này là Huyện Bình Đại, một huyện ven biển hoạt động nông nghiệp,
nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng cao thì Luật bảo vệ môi trường 2014 có
những điều khoản liên quan được phân tích cụ thể như sau:
Trong Luật 55/2014/QH13 về Bảo vệ môi trường, có những điều khoản
liên quan đến Huyện Bình Đại sau đây:
- Báo cáo tác động môi trường: Trong những năm trước đây, trên địa bàn
huyện Bình Đại, vì chỉ có một vài dự án công nghiệp nhỏ nên chưa có thói quen
lập Báo cáo tác động môi trường, là yêu cầu đối với những dự án của huyện. Bởi
vì Luật này quy định rằng chỉ có những dự án thuộc quyền quản lý của Chính phủ,
một số dự án ảnh hưởng đến những khu bảo tồn mới phải bắt buộc làm báo cáo
tác động môi trường. Những dự án khác phải làm báo cáo này nếu “có nguy cơ
tác động xấu đến môi trường”. Như thế là khá chung chung. Nếu không phải làm
Báo cáo tác động môi trường thì làm “Kế hoạch bảo vệ môi trường”.
- Nội dung Báo cáo tác động môi trường: 1) Xuất xứ dự án, chủ dự án; 2)
Công nghệ được lựa chọn; 3) Đánh giá tác động môi trường tự nhiên, kinh tế - xã
hội; 4) Nguồn thải và tác động; 5) Xử lý chất thải; 6) Giảm thiểu tác động môi
trường; 7) Quản lý, giám sát môi trường; 8) Kinh phí; 9) Tổ chức thực hiện…
- Do địa bàn sát biển, có nhiều khả năng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
nên có liên quan đến Chương 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là những


10


phần liên quan đến lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; Quản lý phát thải khí nhà kính GHG
(Green house Gas) ; Quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone như phát thải khí
carbonic (CO2), khí métan (CF4), khí làm lạnh (CFC)…; Quyền và trách nhiệm
của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
đến cả huyện, do ở phía cuối sông, có cửa sông ra biển nên sẽ bị ảnh hưởng bởi
khí hậu nóng lên và mực nước biển dâng. Thực tế có năm (2016) nước biển xâm
nhập sâu vào trong hầu hết các xã của Huyện và các xã ven sông, rạch trên địa
bàn tỉnh.
- Là một huyện vùng biển nên liên quan đến Chương 5: Bảo vệ môi trường
biển và hải đảo, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, nhất là những sự cố
trên biển và hải đảo (tràn dầu).
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
(Chương 7): quy định nhiều mức độ, quy mô hoạt động kinh tế, trong đó liên quan
các cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung (cảng cá) và tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh
doanh, dịch vụ tập trung, trong đó quy định cụ thể những việc mà chủ đầu tư và
kinh doanh khu cần làm, Ban quản lý khu cần làm và Ủy ban nhân dân huyện cần
làm nếu lập ra những khu này. Ví dụ Ủy ban nhân dân huyện cần kiểm tra, thanh
tra việc xây dựng, triển khai phương án bảo vệ môi trường, đồng thời báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường tại đây.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Thu gom xử lý nước thải; thu gom,
phân loại, xử lý chất thải rắn; giảm thiểu thu gom xử lý chất thải khí trước khi xả
ra môi trường; bảo đảm nguồn lực ứng phó với những sự cố môi trường; có
phương án bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: kiểm soát sử dụng tài
nguyên nước ngọt, sử dụng các chất hóa học gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, phân
hóa học.



11

- Bảo vệ môi trường làng nghề: khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
làng nghề, xử lý sơ bộ nước thải từ các hộ, các cơ sở trước khi xả vào hệ thống
thu gom, xử lý nước thải tập trung, thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định,
kiểm soát nước thải ra môi trường, cải tạo cảnh quan đang bị ô nhiễm.
- Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản: cần lưu ý những vấn đề
như 1) thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản; 2) thuốc thú
y thủy sản, hóa chất hết hạn sử dụng… bao bì phải được xử lý như chất thải độc
hại; 3) khu nuôi trồng tập trung phải thu gom xử lý chất thải, phục hồi môi trường
sau khi ngừng nuôi trồng thủy sản, đảm bảo vệ sinh, không dùng hóa chất độc hại.
Không nuôi trồng trên bãi bồi và không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy
sản.
- Thông tin môi trường: Cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm cung
cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện,
xã. Nội dung bao gồm: báo cáo tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi
trường; nguồn thải, chất thải và xử lý chất thải; khu vực ô nhiễm suy thoái môi
trường hoặc sự cố môi trường; các báo cáo môi trường, kết quả thanh tra, kiểm
tra môi trường.
- Báo cáo môi trường: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm báo
cáo cho Hội đồng nhân dân cùng cấp về môi trường. Nội dung gồm: hiện trạng,
diễn biến môi trường; quy mô, tác động của các nguồn thải; kết quả thanh tra,
kiểm tra; danh mục cơ sở gây ô nhiễm; nguồn lực bảo vệ môi trường; công tác
quản lý và bảo vệ môi trường; phương hướng, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân
dân các cấp: UBND cấp huyện có trách nhiệm: Ban hành quy định, quy trình, kế
hoạch bảo vệ môi trường; Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch môi trường;
Kiểm tra thực hiện kế hoạch môi trường; Báo cáo hàng năm về môi trường;
Truyền thông chính sách, pháp luật môi trường; Kiểm tra, thanh tra các vi phạm
môi trường, giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường; Giải quyết các vấn đề môi



12

trường liên huyện; Chỉ đạo công tác môi trường ở xã; Chịu trách nhiệm về ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
- Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư: cung cấp thông tin về bảo vệ
môi trường, vấn đề môi trường cho các cơ quan có thẩm quyền; Yêu cầu cơ quan
quản lý cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra về môi trường; Tham gia đánh giá
kết quả bảo vệ môi trường. Ngược lại, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có trách
nhiệm thực hiện yêu cầu của cộng động dân cư.

1.4. Trách nhiệm của cơ quan, địa phương đối với bảo vệ môi trường
1.4.1. Trách nhiệm của tỉnh

Theo quy định tại Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì trách
nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có những nội dung sau: Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
Trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản và tổ
chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch
bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê
duyệt báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài
nguyên và Môi trường bằng văn bản (theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b
Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014);
Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm
vụ về bảo vệ môi trường;
Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp
với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;

Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường, truyền thông, phổ biến, giáo
dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;


13

Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh
giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường,
hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm
quyền;
Cấp, gia hạn, thu hồi giây phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo
thẩm quyền;
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo và quy định pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương đã
phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các sở, ban ngành như sau:
Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Sở Tài nguyên và môi trường có vai trò phối hợp với các ngành chức năng
và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở tỉnh/thành phố. Sở cũng có
nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện chương trình
hành động và thường kỳ báo cáo. Sở Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện
công tác điều tra, tổng hợp đánh giá tình hình tài nguyên môi trường, thu thập
thông tin giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật có liên quan phục vụ cho việc xây dựng

báo cáo hiện trạng môi trường địa phương. Trong Sở Tài nguyên và Môi trường
có các trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường, làm nhiệm vụ quan trắc và phân
tích môi trường, hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu,
đánh giá về công tác bảo vệ môi trường; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các
giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.


14

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường ở cấp tỉnh, Sở Tài
nguyên và môi trường giao cho Chi cục bảo vệ môi trường (được thành lập theo
Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ về “quy định tổ
chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước”) tham mưu cho Giám đốc sở Tài nguyên và Mội trường ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn
bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi
trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố,
giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.
Chi cục bảo vệ Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập ở hầu hết các
tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về môi
trường tại các chi cục chưa được cao. Nhiều chi cục bảo vệ môi trường mới thành
lập còn thiếu trang thiết bị để thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ môi trường và
hầu như chưa được đầu tư, thẩm quyền của các chi cục bảo vệ môi trường chỉ
dừng lại ở lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm
quyền xử lý (cho Thanh tra sở hoặc tỉnh), không có quyền xử phạt, do đó năng
lực thi hành pháp luật của chi cục là tương đối hạn chế. Khi áp dụng Luật thanh
tra, thanh tra các bộ, ngành quy về một mối, không có thanh tra của tổng cục, do
đó vấn đề này lại càng khó khăn; biên chế của chi cục bảo vệ môi trường do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Thông tư liên bộ của Bộ nội
vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, song Thông tư vẫn chưa định biên rõ biên

chế là bao nhiêu, do vậy nhiều chi cục bảo vệ môi trường rất thiếu nhân lực trong
khi vấn đề môi trường lại rất rộng và liên quan đến nhiều ngành khác nhau, rất
khó phân công, phân cấp theo dõi, tại một số địa phương. Công an tỉnh cũng lập
phòng Công an môi trường, một số sở cũng quản lý môi trường trên những phương
diện khác nhau, hoặc thanh tra sở làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường mang tính kiêm nhiệm theo ngành dọc. Tất cả làm cho công tác quản lý
môi trường phức tạp, chồng chéo nhưng kém hiệu quả.


15

1.4.2. Trách nhiệm của huyện

Theo quy định tại khoản 2 điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
như sau:
Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi
trường;
Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ
môi trường;
Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm
quyền;
Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trường;
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định pháp luật có liên quan;
Phối hơp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề
môi trường liên huyện;

Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân
dân cấp xã;
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn;
Để giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ được giao, Thông
tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các
cấp, trong đó có cấp huyện, thì phòng Tài nguyên môi trường huyện, thành phố
được giao là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện, thành phố. Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn


16

thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu sự thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Ở nhiều huyện đã có lực lượng cảnh sát chuyên trách môi trường thuộc biên
chế của Công an huyện.
Qua phân tích cho thấy, việc quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban
nhân dân cấp huyện được phân cấp khá rõ ràng, tổ chức bộ máy thực hiện đó là
Phòng Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện còn nhiều bất cập như sau: cán bộ được giao làm công tác chuyên trách
về môi trường trên địa bàn từ 1-2 người, lực lượng này quá ít so với yêu cầu khối
lượng công việc được giao; chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác trong lĩnh
vực môi trường ở cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa quy
định cụ thể về chuyên môn của các cán bộ này; chưa làm rõ trách nhiệm, quyền
hạn của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đối với các vấn đề môi trường
trên địa bàn: môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, chất thải dân cư…; phòng

Tài nguyên và Môi trường huyện hầu như chưa có sự phối hợp với lực lượng
Thanh tra huyện, cảnh sát môi trường huyện trong kiểm tra chấp hành pháp luật
môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

1.4.3. Trách nhiệm của xã

Theo quy định tại khoản 3 điều 143 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
như sau:
Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh
môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường
trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;


17

Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực
tiếp;
Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của
pháp luật về hòa giải;
Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và
tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức
công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
với cộng đồng dân cư;

Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được phân công nhiều nội
dung về quản lý môi trường trên địa bàn, nhưng việc phân cấp quản lý nhà nước
về môi trường ở cấp xã hiện nay còn nhiều bất cập như:
Là cấp hành chính cuối cùng trực tiếp quản lý các đối tượng gây ô nhiễm (hộ
gia đình, làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiêp) nhưng Ủy ban nhân dân xã lại
không được tham gia đóng góp ý kiến về đề án phục hồi môi trường, bảo vệ môi
trường, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là giám sát, kiểm tra quá trình thực
thi các cam kết của chủ thể sản xuất.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã chưa rõ đối với các vấn đề môi trường
thuộc phạm vi liên xã.


18

Ngân sách cho vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn xã hiện nay không có
trong khoản ngân sách chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân xã, mà chỉ chờ vào
sự phân bổ kinh phí từ phòng tài nguyên và môi trường huyện. Do đó, xã cũng rất
bị động trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường
trên địa bàn, xử lý rác thải sinh hoạt dân cư, chất thải làng nghề…
Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục bảo vệ môi trường
với số lượng biên chế bình quân trung bình từ 15-25 cán bộ, có 57/63 Sở Tài
nguyên và Môi trường thành lập trung tâm quan trắc môi trường, với số lượng từ
20-30 cán bộ, có 672/675 quận, huyện thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường;
nhiều quận, huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn môi trường cho phòng
Tài nguyên và Môi trường. Đa số các xã, phường giao nhiệm vụ quản lư nhà nước
về môi trường cho cán bộ địa chính kiêm nhiệm, một số ít nơi đã bố trí cán bộ
chuyên trách; một số nơi giao nhiệm vụ này cho cán bộ văn phòng Ủy ban nhân
dân xã, phường.

Tỉnh Bến Tre hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành
phố và 8 huyện, tất cả đều có phòng Tài nguyên và Môi trường, có cán bộ chuyên
môn về môi trường. Bến Tre hiện có 164 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 10
phường và 147 xã), hầu hết đều bố trí cán bộ môi trường chuyên trách. Huyện
Bình Đại hiện có 19 xã, thị trấn, mỗi xã có cán bộ chuyên trách về môi trường.
Ở cấp tỉnh, thành phố mặc dù tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường (Chi
cục Bảo vệ môi trường) được thành lập và hoạt động từ giai đoạn trước, tuy nhiên
ở nhiều địa phương, năng lực của cơ quan này còn yếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu phân cấp quản lý. Hầu hết các Chi cục bảo vệ môi trường chưa có tổ chức
trực thuộc chuyên trách thực hiện chức năng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
Nguồn nhân lực vẫn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, đặc biệt đối với
những lĩnh vực như đánh giá tác động môi trường, an toàn sinh học, bảo tồn đa
dạng sinh học, kinh tế môi trường…Thêm vào đó, với chủ trương tiếp tục tinh
giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức tối thiểu 10% của các Bộ,


19

ngành địa phương nên nguồn nhân lực cho lĩnh vực môi trường, đặc biệt ở cấp địa
phương còn gặp rất nhiều khó khăn.

1.5. Pháp luật về bảo vệ và kiểm soát môi trường biển và hải đảo
Do là một huyện ven biển, huyện Bình Đại còn bị điều chỉnh bởi Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo, luật này được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và
có hiệu lực thi hành ngày 07/01/2016.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ra đời đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo
vệ môi trường biển và hải đảo. Luật đã tách “Bảo vệ môi trường biển và hải đảo”
thành một chương riêng (Chương V), trong đó bao gồm ba điều (Điều 49, Điều
50, Điều 51) điều chỉnh các quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phòng ngừa và ứng phó sự
cố môi trường trên biển và hải đảo.
Để hướng dẫn thi hành Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành Thông tư số 10/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 quy định chi tiết nội
dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển và hải đảo; Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 quy
định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 quy định chi tiết bộ chỉ số và
việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo….
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa rộng gấp khoản ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ
sinh thái quan trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Biển
có tính chất đặc thù, là không gian liên thông; tài nguyên biển có tính chất chia


20

sẻ; chất lượng môi trường biển bị chi phối rất mạnh bởi các hoạt động khai thác,
sử dụng tài nguyên biển, nhất là ở khu vực ven bờ.
Trong những năm qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và
hải đảo đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, do tài nguyên biển và hải đảo chủ yếu đang được quản lý theo ngành, lĩnh
vực nên việc khai thác, sử dụng chưa dựa trên việc phân tích các chức năng của
mỗi vùng biển một cách tổng thể; còn thiếu sự gắn kết, hài hòa lợi ích giữa các
bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên trên cùng một vùng biển. Trong
những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động
“đỏ”, mà hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô chưa
từng có diễn ra tại các tỉnh Miền Trung trong tháng 4/2016, được các nhà khoa

học trong và ngoài nước kết luận là do chất độc hóa học từ Công ty Formosa. Vì
vậy, nếu không sớm thực hiện các giải pháp khả thi giảm thiểu và ngăn ngừa ô
nhiễm, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển bền vững biển
và hải đảo của nước ta. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên
nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nhiệp, thâm dụng tài
nguyên và năng lượng, nhiều xả thải; du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp
lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính
sách còn bất cập.
Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô
nhiễm môi trường biển và hải đảo còn do các địa phương khai thác, sử dụng không
hợp lý các vùng đất cát ven biển, dẫn tới thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển
với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng
hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi hải sản, gây hậu quả nặng
nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển.
Một nguyên nhân gây ô nhiểm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trường kinh
tế lớn đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến


21

tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi
trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở
dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các
vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh
đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí,
ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động
này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải
rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó chưa kể là tình trạng ô nhiễm

dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Điều 50), Luật Tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo năm 2015 (Mục 1 Chương VI) và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã có các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường và biển đảo. Các quy định
này được ban hành nhằm bảo đảm ba mục tiêu: Một là, tăng cường kiểm soát,
ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển và bảo vệ môi trường, hải đảo; Hai là, đẩy
mạnh các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; Ba là, tăng cường các biện
pháp quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo hợp lý, hiệu quả,
bảo đảm phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Đối với bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Luật bảo vệ môi trường năm
2014 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển
và hải đảo (Điều 49), đồng thời cũng quy định các nguyên tắc chung về kiểm soát,
xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Điều 50); phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường biển và hải đảo (Điều 51).
Điều 34 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt
động trên biển phải có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa,
hạn chế ô nhiễm nước biển. Trường hợp để xảy ra sự cố gây ô nhiễm nước biển
phải kịp thời xử lý, khắc phục sự cố và phải thông báo ngay tới cơ quan nhà nước
có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


×