Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Sở hữu nước ngoài tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam trong giai đoạn 2007 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THU TRANG

SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THU TRANG

SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2017

Chuyên ngàn: Tài chính-Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Sở hữu nước ngoài tác động
đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 20072017” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được
sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan

Lê Thu Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu: .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu: ....................................................................................... 3
1.6 Kết cấu nghiên cứu:............................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT: ................................................................ 6

2.1 Lý thuyết về rủi ro thanh khoản: ......................................................................... 6
2.1.1

Định nghĩa rủi ro thanh khoản: ................................................................... 6

2.1.2

Đo lường rủi ro thanh khoản:...................................................................... 7

2.1.3

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản: .................................................. 8

2.2 Lý thuyết về sở hữu nước ngoài: .......................................................................... 9
2.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản: ................ 12
2.4 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản: ........................ 15
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 20
3.1 Mô hình nghiên cứu:........................................................................................... 20
3.2 Dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................ 21
3.3 Mô tả và đo lường các biến: ............................................................................... 21
3.3.1 Biến phụ thuộc: .............................................................................................. 21


3.3.2 Biến độc lập: .................................................................................................. 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ........................................................................... 30
4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến: ....................................................................... 30
4.2 Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu: .............................................. 31
4.2.1


Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS: ............................................... 31

4.2.2

Kết quả hồi quy của mô hình Fix Effect Model: ........................................ 32

4.2.3

Kết quả hồi quy của mô hình Random Effect Model: ................................ 33

4.2.4

So sánh và lựa chọn các mô hình hồi quy OLS, FEM, REM: ................... 34

4.3 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy: .................................................. 35
4.3.1

Hiện tượng đa cộng tuyến: ........................................................................ 35

4.3.2

Hiện tượng tự tương quan: ........................................................................ 36

4.3.3

Hiện tượng phương sai thay đổi: ............................................................... 36

4.4 Xử lý mô hình do hiện tượng phương sai thay đổi: ......................................... 37
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu: ......................................................................... 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTK .................... 43

5.1 Kết luận nghiên cứu: .......................................................................................... 43
5.2 Biện pháp phòng ngừa RRTK: .......................................................................... 44
5.2.1 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn: ............................................... 44
5.2.2 Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong hoạt động .............. 45
5.2.3 Tăng trưởng quy mô tổng tài sản bền vững ................................................... 46
5.2.4 Nâng cao hoạt động tín dụng: ........................................................................ 46
5.2.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai ...................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC

: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

CAR

: Capital Adequacy Ratio

CPTPP

: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

FEM

: Fixed Effects Model

FTA


: Hiệp định thương mại tự do

GDP

: Gross Domestic Product

GLS

: Generalized least squares

HDBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Tp. Hồ Chí Minh

IFC

: International Finance Corporation

NHTW

: Ngân hàng trung ương

OCBC

: Oversea-Chinese Banking Corporation Limited

OLS

: Ordinary Least Square


REM

: Random Effects Model

ROA

: Return On Asset

ROE

: Return On Equity

RRTK

: Rủi ro thanh khoản

TECHCOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
TMCP

: Thương mại cổ phần

TPP

: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

VPBANK

: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tác động về dấu của các biến độc lập trong nghiên cứu của Doriana
Cucinelli năm 2013 ....................................................................................................... 16
Bảng 2.2: Kết quả nghiên cứu của AnamikaSingh Anil KumarSharma năm 2016 ..... 17
Bảng 3.1: Tổng kết các biến trong mô hình hồi quy ..................................................... 27
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 30
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy về RRTK theo phương pháp OLS ..................................... 31
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy về RRTK theo phương pháp FEM ..................................... 32
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy về RRTK theo phương pháp REM .................................... 33
Bảng 4.5: Kết quả của kiểm định Hausman .................................................................. 35
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................... 36
Bảng 4.7: Kết quả của hiện tượng kiểm định phương sai thay đổi ............................... 36
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy bằng mô hình GLS ............................................................. 37


Tóm tắt: Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những dòng vốn
ngoại được đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt đầu tư vào ngành tài chính
ngân hàng. Chính điều này đang tạo ra cho các ngân hàng TMCP Việt Nam những cơ
hội để phát triển nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn và thử thách phải đối đầu
các rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Bài nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng của sở
hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2007-2017. Nghiên cứu phân tích hồi quy dữ liệu bảng với dữ liệu được thu
thập từ 20 ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng sở hữu nước ngoài tác
động ngược chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Thêm vào đó, có 3 biến là dự
phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản (LLR), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

(CAP), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản,
và 4 biến tác động cùng chiều là quy mô (SIZE), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),
tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR), tỷ lệ lạm phát (INF). Tuy nhiên biến GDP, INF
và LLR không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Kết quả nghiên cứu cung cấp
thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò của sở hữu nước ngoài trong việc quản lý rủi
ro thanh khoản và các hoạt động khác của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ khóa: rủi ro thanh khoản, thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, ngân hàng
thương mại,…

Abstract: Nowaday, during the process of the international economic
intergration, foreign capital flows invested in Viet Nam is increasing, especially
investing in the financial bank sector. This is creating opportunities for Vietnamese
joint stock commercial banks to develop but also poses many difficulties and
challenges to face risks, including liquidity risks. This paper investigates the impact of
foreign ownership on liquidity risk of commercial banks in Vietnam during the period
2007-2017. The regression analysis of panel data is used in the paper with the data
collected from 20 Vietnamese commercial banks. The results show that higher foreign


ownership is associated with lower liquidity risk of banks. In addition, In addition,
there are 3 variables: provision for credit risk on total assets (LLR), equity ratio on
total assets (CAP), economic growth rate (GDP), adversely affecting liquidity risk, and
4 variables of the same direction are size bank (SIZE), return on equity (ROE), credit
outstanding on capital mobilization (LDR), inflation rate (INF). However, GDP, INF
and LLR are not statistically significant in this model. The results of the study provide
empirical evidence to support the important role of foreign ownership in liquidity risk
management and other operations of commercial banks in Vietnam.
Keywords: liquidity risk, liquidity, foreign ownership, commercial banks,…



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Trong xu thế hội nhập ngày nay, khi mà Việt Nam đã và đang khẳng định mình
trên con đường quốc tế với cơ chế thị trường mở sau khi hoàn tất việc ký kết một số
các phê chuẩn FTA song phương và đa phương cùng các đối tác trong khu vực và trên
thế giới đã thu hút ngày càng nhiều các cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn đầu tư
trong nhiều lĩnh vực, song đáng lưu ý nhất là ngành ngân hàng. Đặc biệt tháng 3/2018
vừa qua, sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) vừa ký kết, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã có
những dòng vốn ngoại đầu tư mới, điển hình như Techcombank đã nhận được khoản
đầu tư nước ngoài tới hơn 370 triệu USD từ Warburg Pincus LLC - Công ty quản lý
Quỹ đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (private equity) hàng đầu thế giới chuyên đầu tư
vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Tiếp đến là sau việc thoái vốn của
nhà đầu tư nước ngoài_ OCBC đến từ đảo quốc Singapore, đây là thời điểm VPBank
có nhiều tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư với hơn 314 triệu cổ phiếu, tương đối cao
so với room tối đa 30% theo quy định hiện hành (tương đương 22,34% vốn VPBank).
Trong xu thế đó, ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) cũng được đầu tư với 300
triệu USD tương ứng tỷ lệ sở hữu 20% từ đợt chào bán lần đầu ra công chúng trong
năm 2018 với các quỹ đầu tư và ngân hàng nước ngoài như: Credit Saison (Nhật),
Deutsche Bank AG (Anh), JPMorgan Vietnam Opportunities Fund (Anh), AOZORA
Bank (Nhật), RWC Frontier Markets Opportunity Master Fund (Anh), Macquarie Bank
(Úc), Chalemass (Anh); Dragon Capital (Anh). Nổi bật hơn nữa là thương vụ lớn nhất
từng được thực hiện tại Việt Nam khi Quỹ đầu tư PYN Elite Fund vừa hoàn tất việc
chuyển nhượng 4,99% vốn sau đợt phát hành của TPBank với trị giá 40 triệu USD vào
tháng 12/2017 vừa qua. Như vậy, giai đoạn 2017-2018 được xem là cột mốc lần thứ 3
ngành ngân hàng Việt Nam đón vốn ngoại “dào dạt” kể từ lần đầu diễn ra trong giai
đoạn 2007– 2008 khi Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào



2

tháng 01/2007. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc từng bước thực
hiện tự do hóa và mở rộng thị trường ngân hàng theo các cam kết quốc tế. Điều này đã
và đang tạo ra cho các ngân hàng TMCP Việt Nam những cơ hội để phát triển nhưng
cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn phải vượt qua. Hiện nay các ngân hàng
thương mại Việt Nam đã bước vào giữa giai đoạn 2 (2016 – 2020) của quá trình tái cơ
cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, phần nào cũng đã vượt qua được giai đoạn khó
khăn, hoàn thành giai đoạn 1, song việc gia tăng các rủi ro là điều không tránh khỏi.
Nhắc tới các rủi ro trong hệ thống ngân hàng, các nhà quản trị không thể nào bỏ qua
việc kiểm soát rủi ro thanh khoản một trong những rủi ro cơ bản trong việc quản trị
ngân hàng. Việc xác định các nhân tố có tác động đến rủi ro thanh khoản ở từng giai
đoạn khác nhau sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các mục tiêu chiến lược ngắn hạn cũng
như dài hạn để phù hợp với từng thời điểm nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Hơn thế
nữa rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng
đến toàn hệ thống hoặc rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế. Trước đây, đã có rất nhiều bài
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản, song trong những nhân tố
đó, nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đối với RRTK vẫn còn rất
hạn chế và mức độ ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản vẫn chưa
thống nhất. Vì thế tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Sở hữu nước ngoài tác động
đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai
đoạn 2007 - 2017” để xem xét mức độ tác động, cũng như thêm bằng chứng thực
nghiệm để đưa ra giải pháp phù hợp trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định sự tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại
các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017. Dựa trên mức độ tác
động giữa của các nhân tố, tác giả đề xuất một vài biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh
khoản. Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu này tác sẽ sẽ lần lượt trả lời 2 câu hỏi nghiên
cứu sau đây:



3

• Liệu rằng có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và rủi ro
thanh khoản hay không?
• Mức độ tác động giữa 2 yếu tố này trong giai đoạn 2007-2017 tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng trong bài nghiên cứu là tỷ lệ sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ
nghiên cứu trong 20 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam theo
danh sách đính kèm tại Phụ lục 1 trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử
dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố đến rủi ro thanh khoản
của các ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam. Đồng thời, sử dụng phương pháp ước lượng
Fixed Effects Model và Random Effects Model với phương pháp bình phương bé nhấ t
(OLS/GLS) để tìm ra mô hình hồi quy tối ưu nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử
dụng kiểm định Hausman-test để kiểm tra xem mô hin
̀ h Fixed Effects Model hay
Random Effects Model là phù hợp hơn trong nghiên cứu này.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Ý nghĩa thực tiễn: như đã đề cập trên, năm 2007 là năm Việt Nam bắt đầu gia
nhập WTO mở cửa quá trình hội nhập, và đến năm 2017- 2018 Việt Nam tiếp tục ký
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, có thể thấy giai đoạn
này hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sở
hữu nước ngoài hay sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài. Tác giả chọn giai
đoạn này phân tích nhằm để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
trong quá trình Việt Nam hòa mình vào thế giới như thế nào?, đặc biệt nhân tố tỷ lệ sở

hữu nước ngoài tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.


4

Ý nghĩa khoa học: tác giả tập trung nghiên chủ yếu các ngân hàng TMCP Việt
Nam có cổ đông nước ngoài góp vốn, từ đó phân tích biến “tỷ lệ sở hữu nước ngoài”
ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro thanh khoản? Trong các nghiên cứu trước đây, nhân
tố “vốn chủ sở hữu” đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng để tách ra rõ giữa vốn chủ
sở hữu nhà nước, vốn chủ sở hữu tư nhân trong nước, hay nước ngoài thì còn rất hạn
chế. Vì thế bài viết muốn có thêm một bằng chứng thực nghiệm để giúp nhận định
đúng về nhân tố này và kiểm định lại các nhân tố khác để có cái nhìn đúng hơn trong
quá trình hội nhập.
1.6 Kết cấu nghiên cứu:
Đề tài được kết cấu thành 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Trong nội dung chương này tác giả
nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn mà đề tài
đóng góp.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết: bao gồm phần lý thuyết về rủi ro thanh khoản,
lý thuyết về tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ đó nhận định mối quan hệ giữa rủi ro thanh
khoản và tỷ lệ sở hữu nước ngoài và đưa ra tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: Tác giả đưa ra mô hình nghiên
cứu, dữ liệu cho nghiên cứu từ đó mô tả và đo lường các biến cần nghiên cứu, cuối
cùng là phương pháp để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả hồi quy nghiên cứu nêu lên các phương pháp hồi quy và
các kiểm định mà tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc từ đó lựa chọn ra mô hình hồi quy tối ưu.
Chương 5: Kết luận và biện pháp phòng ngừa RRTK: Tác giả kết luận về kết
quả nghiên cứu từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị về biện pháp phòng ngừa RRTK.



5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát chung cho bài nghiên cứu, để
đọc giả dễ dàng hình dung được kết cấu của bài nghiên cứu và ý tưởng của đề tài. Với
đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nêu rõ mục tiêu và lý do chọn đề tài là do trong quá
trình hội nhập có rất nhiều chuyển biến thay đổi, cũng như sự gia nhập vốn từ nước
ngoài tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng, chắc hẳn
không tránh khỏi những rủi ro khiến các ngân hàng phải đối mặt, vì vậy tác giả muốn
thêm bằng chứng thực nghiệm để các ngân hàng có những giải pháp phù hợp hạn chế
rủi ro có thể xảy ra. Bài nghiên cứu trong giai đoạn 2007 -2017 với số liệu thu nhập
của 20 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT:
2.1

Lý thuyết về rủi ro thanh khoản:
2.1.1 Định nghĩa rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản phát sinh từ vai trò cơ bản của các ngân hàng trong việc
chuyển đổi kỳ hạn giữa các khoản tiền gửi ngắn hạn thành các khoản vay dài hạn
(Pavla Vodová, 2011). Hay nói cách khác, rủi ro thanh khoản là một rủi ro phát sinh từ
việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ của chính mình khi đến hạn. Rủi
ro này có thể ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của cả ngân hàng và nguồn vốn. Do đó,
nó trở thành ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý của ngân hàng để đảm bảo có đủ tiền

để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai của các nhà cung cấp và khách hàng vay, với
chi phí hợp lý (Ahmed Arif, Ahmed Nauman Anees, 2012). Với cách hiểu ngắn gọn rủi
ro thanh khoản được định nghĩa là rủi ro không có khả năng thực hiện các cam kết của
người gửi tiền. Thông thường, vấn đề rủi ro thanh khoản phát sinh do rút tiền gửi lớn
khi các ngân hàng không có đủ tiền mặt trong tay (Iqbal, 2012). Trong thực tế, các
ngân hàng phải đối mặt với sự mất cân bằng trong tài sản và nợ phải trả của bảng cân
đối một cách thường xuyên, do đó, họ cần phải quản lý nó một cách hợp lý, nếu không
rất dễ dẫn đến nguy cơ phá sản. Những khả năng xảy ra các thiệt hại đối với lợi nhuận
hoặc giá trị thị trường của ngân hàng do việc ngân hàng mất khả năng thanh toán trong
phạm vi thời gian và chi phí hợp lý (Lange et al, 2014). Trong khi trước đây rủi ro
thanh khoản nó chỉ bao hàm việc không thể chuyển đổi tài sản tài chính thành tiền mặt,
nhưng sau này, rủi ro của các ngân hàng còn là việc không thể đáp ứng các khoản nợ
tức thời hay có thể đáp ứng nhưng với chi phí cao (Aisyah Abdul-Rahman et al, 2017).
Tóm lại rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đủ
lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí
cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc có thể vay mượn
để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán với lãi suất cao.


7

2.1.2 Đo lường rủi ro thanh khoản:
Hầu hết những bài nghiên cứu trước đây thường đo lường rủi ro thanh khoản
theo phương pháp chỉ số thanh khoản. Họ dùng những chỉ số được tính toán đơn giản
như tỷ số giữa tổng tiền gửi và tổng tài sản (Sulaiman, Mohamad & Samsudin, 2013),
tỷ số tiền mặt trên tổng tài sản (Akhtar, Ali & Sadaqat, 2011; Anam, Hassan, Ahmed,
Uddin & Mahbub, 2012; Abdul karim, 2013; Iqbal, 2012 and Ramzan & Zafar, 2014),
tỷ số vốn trên tổng tài sản (Abdullah & Khan, 2012) để đo lường rủi ro thanh khoản.
Đặc biệt Pavla Vodová (2011, 2012, 2013), qua nhiều năm nghiên cứu nhân tố ảnh

hưởng đến rủi ro thanh khoản của một vài quốc gia như cộng hòa Czech, Ba Lan,
Hungari, Cộng hòa Slovakia thông qua các chỉ số thanh khoản để đo lường rủi ro thanh
khoản như:
L1 =
L2 =
L3 =
L4 =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛
𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖+𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đ𝑖 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖+𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đ𝑖 𝑣𝑎𝑦

Tuy nhiên, việc đo lường thanh khoản chỉ sử dụng tỷ số thanh khoản chưa hiệu
quả và nó không phải là sự giải quyết vấn đề (Poorman and Blake, 2005). Hơn nữa
những chỉ số thanh khoản truyền thống này cũng được nhấn mạnh có nhược điểm là nó
chỉ bao hàm những thông tin của quá khứ bởi vì số liệu để tính toán là số liệu của
những thông tin đã xảy ra, chỉ dựa vào tỷ số của quá khứ để dự báo cho tương lai
(Barrel et al, 2009). Vì những những nhược điểm của phương pháp đo lường rủi ro
thanh khoản bằng chỉ số, Sauders and Cornet (2006) đã giới thiệu phương pháp đo
lường rủi ro thanh khoản thứ hai là “Khe hở tài trợ”. Nó được định nghĩa là chênh lệnh
giữa số dư nợ bình quân và số dư tiền gửi cơ sở bình quân. Trong định nghĩa nêu trên
tiền gửi cơ sở là các khoản tiền gửi có tính chất ổn định, dài hạn, thông thường là từ


8


tiền gửi của khách hàng thường xuyên. Nếu khe hở tài trợ dương, theo ông nên sử dụng
tiền mặt và tài sản có tính thanh khoản cao hoặc vay trên thị trường tiền tệ để lấp đầy
khe hở, tránh tình trạng rủi ro thanh khoản. Công thức về khe hở tài trợ như sau:
Khe hở tài trợ = Cho vay bình quân – tiền gửi cơ sở bình quân
Khe hở tài trợ = - Tài sản thanh khoản + các nghĩa vụ tài chính
Một cách nói khác của về khe hở tài trợ là chênh lệch giữa tài sản và nguồn
vốn cả ở hiện tại và tương lai. Vào một thời điểm nào đó, nếu chênh lệnh này dương,
đồng nghĩa việc thâm hụt thanh khoản sẽ khiến ngân hàng gặp phải vấn đề rủi ro về
thanh khoản (Pavla Vodová, 2011). Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro
thanh khoản trong tương lai của ngân hàng, nếu ngân hàng có khe hở tài trợ dương và
ngân hàng có khe hở tài trợ lớn khi đó phải buộc ngân hàng phải giảm tiền mặt dự trữ
và giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung thêm trên thị trường tiền tệ, khi đó
rủi ro thanh khoản của các ngân hàng sẽ được hạn chế (Đặng Văn Dân, 2015). Kế thừa
phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản của Sauders and Cornet, bài luận văn này sẽ
sử dụng phương pháp đo lường theo khe hở tài trợ để phân tích rủi ro thanh khoản.
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản xảy ra do sự mất cân đối giữa cung thanh khoản và cầu
thanh khoản dẫn đến sự thiếu hụt thanh khoản buộc các ngân hàng thực hiện vay thêm
vốn hoặc bán tài sản để bù đắp làm cân đối lại thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường
được phân thành hai loại như sau: rủi ro thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản
tài trợ (Ruozi & Ferrari, 2013; Drehmann & Nikolaou, 2013; Iskandar, 2014). Nếu hiểu
theo cách trình bày bảng cân đối kế toán của các ngân hàng TMCP rủi ro thanh khoản
xuất phát từ hai nguyên nhân: một bên là nợ phải trả và một bên là tài sản. Nguyên
nhân xảy ra do bên nợ phải trả là khi chủ nợ của những tổ chức tài chính như người gửi
tiền, chủ sở hữu những hợp đồng bảo hiểm,…có nhu cầu rút tiền mặt của họ trong các
tổ chức tài chính ngay lập tức, buộc các tổ chức tài chính phải cần thêm nguồn bằng
cách vay mượn hoặc bán tài sản để đáp ứng cho việc rút vốn của khách hàng, bởi vì các



9

tổ chức tài chính có khuynh hướng duy trì tối thiểu tài sản thanh khoản do giữ những
tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt,… khả năng sinh lời đem lại không cao.
Chính vì việc vay mượn hay bán tài sản trong thời gian ngắn dẫn đến giá bán sẽ thấp
hơn giá so với việc giữ tài sản lâu hơn hoặc lãi suất cho vay sẽ cao hơn, điều này làm
ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng. Nguyên nhân thứ
hai xuất phát từ bên phần tài sản. Như đã biết, những cam kết nhận nợ cho phép khách
hàng mượn vốn từ nguồn đã được huy động trước đó khi họ có nhu cầu trong phạm vi
hạn mức đã được cấp. Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, các tổ chức tài chính phải sử
dụng lượng tiền mặt có sẵn, hoặc bán tài sản thanh khoản, hoặc mượn thêm nguồn từ
các tổ chức tín dụng khác (Sauders and Cornet, 2005). Từ lúc thanh khoản trở thành
vấ n đề đáng được quan tâm của các ngân hàng thương mại thì đã có rấ t nhiề u lý luận,
nhiề u tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến rủi
ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại là yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô. Xét đến
những yếu tố vi mô hay còn gọi là các yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng
đó thường bao gồm lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lê ̣ nợ xấ u, tỷ lê ̣ cho vay trên huy
động, quy mô ngân hàng, tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín dụng hoặc do chính sách hoạch định
của các nhà quản trị chưa hợp lý …Còn đối với các yếu tố vĩ mô sẽ bao gồm các yếu tố
như tỷ lê ̣ tăng trưởng kinh tế, tỷ lê ̣ thấ t nghiê ̣p, tỷ lê ̣ lạm phát, lãi suấ t cho vay, lãi suấ t
cơ bản của NHTW, lãi suấ t bình quân liên ngân hàng, ….
2.2

Lý thuyết về sở hữu nước ngoài:

Cơ cấu vốn sở hữu nước ngoài là phần góp vốn của tổ chức hoặc cá nhân vào
vốn chủ sở hữu của ngân hàng thông qua việc các ngân hàng phát hành cổ phiếu ra
công chúng. Việc xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài được xác định bằng tỷ lệ cổ phiếu
cổ đông nước ngoài nắm giữ trên tổng số cổ phiếu phát hành của ngân hàng. Nhưng

thực tế tỷ lệ cổ đông nước ngoài rất hay thay đổi do chính sách của các ngân hàng
thương mại trong việc nới room ngoại hay chính sách quản lý của ngân hàng trung


10

ương trong việc quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông nước ngoài, chính vì vậy
đây là điểm yếu của đề tài trong việc không thể đo lường chính xác tỷ lệ sở hữu nước
ngoài của các ngân hàng thương mai tại đúng 1 thời điểm qua các năm.
-

Theo đề án 254 trong giai đoạn 2011 - 2015 là tập trung hoạt động sáp

nhập, hợp nhất, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở tự nguyện
và mở cửa nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã quyết định tăng tỷ
lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài từ 15% lên 20% và tổng
mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ
thông qua Nghị định số 01/2014/NĐ-CP. Như vậy, đây cũng là một bước tiến tích cực
trong khung pháp lý để các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội đầu tư nhiều hơn và cũng
cho thấy rằng vai trò quan trọng của sở hữu nước ngoài đối với việc đầu tư tài chính tại
Việt Nam. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường trong nước
vẫn được xem là con dao hai lưỡi đối với thị trường nói chung và ngành tài chính nói
riêng, chính vì thế để xác định mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối ưu cho từng giai đoạn
được ngân hàng Nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng cho từng lộ trình sắp tới.
-

Qua nhiều bài phân tích về sở hữu nước ngoài tại các nước đã và đang

phát triển cũng có những quan điểm chưa đồng nhất mà các nhà nghiên cứu nhận định
về những tác động của việc nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào nền kinh tế nước

nhà. Tuy nhiên đa số các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực của việc
đầu tư nước ngoài đối với hoạt động kinh tế nước nhà nói chung và ngành tài chính nói
riêng. Điển hình với quan điểm tích cực khi nói về lợi ích của sự thâm nhập vốn nước
ngoài vào thị trường nội địa, điều này sẽ làm cải thiện chất lượng và đạt hiệu quả cao
trong việc cung cấp dịch vụ tài chính bằng cách tiếp thu, áp dụng kỹ năng và công nghệ
hiện đại, nó còn thúc đẩy việc nâng cao giám sát và khung pháp lý và cuối cùng cái
quan trọng có được nguồn cung vốn dồi dào và dễ dàng tiếp cận từ thị trường quốc tế
(Levine, 1996). Ngoài ra, cạnh tranh nước ngoài buộc các ngân hàng trong nước phải
hoạt động hiệu quả hơn, mở rộng các hình thức kinh doanh cũng như nâng cao dịch vụ


11

do sự gia tăng mức độ cạnh tranh và trở nên ít phụ thuộc vào các hoạt động ngân hàng
trung ương khi dựa dẫm trên các mối quan hệ (Angelo A. Unite, Michael J. Sullivan,
2002). Thêm vào đó, cổ đông nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống, cải thiện tỷ suất sinh lời và quản trị chi phí
hoạt động. Từ đó, họ khuyến nghị nên nâng cao cấu trúc sở hữu nước ngoài trong các
ngân hàng tại các nước đang phát triển (Micco và cộng sự, 2007). Một bằng chứng
thực nghiệm khác cũng cho thấy đối với những nền kinh tế mới nổi tại các nước Châu
Á, Trung Đông và Bắc Phi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì khả năng cạnh tranh
của ngân hàng đó càng cao. Không chỉ những nền kinh tế mới nổi nói trên, tại nước
Pháp khi nghiên cứu 170 ngân hàng về ảnh hưởng của ngân hàng nước ngoài đến
những ngân hàng nội địa trong giai đoạn 2000-2012, cho thấy rằng lợi nhuận của
những ngân hàng nước ngoài cao hơn ngân hàng nội địa ngay cả trong giai đoạn khủng
hoảng (Houssam Bouzgarrou, Sameh Jouida, WaëlLouhichi, 2018).
-

Ngược với những quan điểm trên, việc tự do hóa tư nhân trong lĩnh vực


ngân hàng ở các nước Mỹ Latin và cận Sahara châu Phi (SSA) làm tăng đáng kể sự
cạnh tranh hơn là có sở hữu nước ngoài. Do đó, việc cải cách tài chính còn tùy thuộc
vào từng khu vực kinh tế cụ thể để đưa ra các chính sách quản lý phù hợp đối với mối
quan hệ cạnh tranh giữa các ngân hàng có hay không có sở hữu nước ngoài (ChienChiang Lee, Meng-Fen Hsieh, Shih-Jui Yang, 2016). Một nhận định trong nghiên cứu
1300 ngân hàng thương mại có 32 nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn 20002013 cho rằng những ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro nhiều hơn những ngân hàng nội
địa (Minghua Chen, Ji Wu, Bang Nam Jeon, Rui Wang, 2017). Tại Việt Nam, cùng với
quan điểm trên TS Lê Tấn Phước lại cho kết quả ước lượng các ngân hàng TMCP có
cổ đông chiến lược nước ngoài hoạt động kém hiệu quả hơn (xét theo tỷ lệ) các ngân
hàng TMCP không có cổ đông chiến lược nước ngoài. Điều này là trái với kỳ vọng ban
đầu của ông. Cụ thể, khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài tăng/giảm 1%


12

thì ROA giảm/tăng 0,0108% (ở mức ý nghĩa 5%), ROE giảm/tăng 0,169% (ở mức ý
nghĩa 1%) và tăng/giảm 0,0208% (ở mức ý nghĩa 1%).
2.3

Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản:

Theo như khung lý thuyết về nguyên nhân rủi ro thanh khoản, một trong số đó
là do mất cân đối giữa cung và cầu thanh khoản (Duttweiler, 2009). Cung thanh khoản
là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm từ phía nguồn vốn, phía tài
sản, doanh thu từ hoạt động kinh doanh,…Điển hình như các khoản tiền gửi của khách
hàng, các khoản góp vốn đầu tư, khoản vay trên thị trường tiền tệ, hoặc từ các khoản
hoàn trả tín dụng, bán tài sản, bán các khoản đầu tư, ngoài ra còn có thể thu từ các
khoản phí dịch vụ,… Nếu như cung thanh khoản được hiểu là những nguồn thu hút
vốn, thì cầu thanh khoản là nhu cầu vốn được sử dụng cho các hoạt động của ngân
hàng, là các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng, nó cũng xuất phát từ phía nguồn vốn
(khách hàng rút tiền gửi, tất toán các khoản nợ phải trả của ngân hàng,…), tài sản

(Khách hàng muốn gia tăng dư nợ, …), và các chi phí hoạt động khác (chi trả cổ tức
cho cổ đông, đóng thuế,…). Việc ngân hàng thương mại cổ phần có các nhà đầu tư
nước ngoài khi tham gia đầu tư vào thị phần sẽ góp phần mở rộng được quy mô, ứng
dụng công nghệ hiện đại và đặc biệt tiếp cận phương pháp quản trị tiên tiến. Đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn sẽ
củng cố độ tin cậy đối với khách hàng về việc huy động vốn từ khoản tiền gửi nhàn rỗi,
cũng như cung cấp các dịch vụ tài chính một cách tốt hơn, hiện đại hơn. Ngoài ra,
thông thường, các nhà đầu tư chiến lược đến từ cổ đông nước ngoài sẽ có nguồn tài
chính vững mạnh và có nguồn tài trợ với chi phí rẻ từ nước mẹ. Như vậy về phía cung
thanh khoản của các ngân hàng sẽ gia tăng nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài gia tăng, bởi vì
cung thanh khoản chủ yếu đến từ phía nguồn vốn, dẫn đến sẽ hạn chế được rủi ro thanh
khoản cho các ngân hàng thương mại trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Hơn nữa,
điểm mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài là nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
nguồn nhân lực bản lĩnh và giàu kinh nghiệm, chính vì vậy khi các ngân hàng thương


13

mại tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, sẽ góp phần làm chi phí quản lý, chi phí hoạt
động được tối thiểu hóa, chủ động được nguồn vốn khi vay mượn trên thị trường với
chi phí thấp. Từ những yếu tố trên đã góp phần làm cầu thanh khoản trong các ngân
hàng sẽ giảm. Như vậy, khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng TMCP tăng, sẽ
dẫn đến cung thanh khoản tăng, đồng thời cầu thanh khoản sẽ giảm, nghĩa là rủi ro
thanh khoản sẽ được hạn chế. Chính điều này dẫn đến rủi ro thanh khoản và tỷ lệ sở
hữu nước ngoài có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Cùng với mức độ hội nhập ngày
càng cao của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang chịu sức ép cạnh
tranh lớn từ các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Hơn nữa hầu hết các ngân hàng
thương mại trong giai đoạn hiện nay, xảy ra việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, nếu
không tăng trưởng vốn sẽ gặp nhìu rủi ro trong quản lý, không đảm bảo hệ số CAR
theo Basel II, đặc biệt rủi ro thanh khoản khi cung thanh khoản không đủ đáp ứng cho

cầu thanh khoản. Nếu tăng vốn thành công, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ giải tỏa
áp lực tăng vốn đảm bảo an toàn vốn và đảm bảo rủi ro thanh khoản. Nếu không cải
thiện được, các ngân hàng này phải hạn chế mức độ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo
khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra. Tuy nhiên có một số các
ngân hàng thương mại có quy mô rất lớn, nếu bị hạn chế tăng trưởng tín dụng sẽ tác
động mạnh đến kênh cấp vốn đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy
việc nhận được các nguồn tài trợ từ vốn đầu tư của các cổ đông nước ngoài là cách tốt
và nhanh nhất để gỡ rối cho các ngân hàng thường mại. Tuy nhiên đâu là tỷ lệ tối ưu
cho các ngân hàng thương mại nhận được vốn đầu tư của cổ đông nước ngoài vẫn là
bài toán khó cho các nhà chức trách, nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Hiện nay, giới
hạn tỷ lệ sở hữu room ngoại được quy định theo thông tư 01/2014/NĐ-CP ngày
03/1/2014 về “Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá
5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ
chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt
Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà


14

đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức
tín dụng Việt Nam. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có
liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một
tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài
không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức
sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty
niêm yết.”.
Hơn thế nữa theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, để đáp ứng chuẩn mực Basel
II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài ở mức 8% cho việc tăng vốn trong giai đoạn này là rất khó khăn nên

NHNN đã tạo điều kiện bằng cách nới thời gian thực hiện đến năm 2020, nhưng để
chuẩn bị cho lộ trình lên Basel II, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có xu
hướng tìm thêm các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược có định hướng dài hạn nhằm
đảm bảo tính bền vững, tránh rủi ro không đáng có. Qua việc phân tích mối quan hệ
giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản, tác giả kỳ vọng biến tỷ lệ sở hữu
nước ngoài tác động nghịch chiều đối với biến rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu
này.
Cùng quan điểm với tác giả là tìm mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài có tác
động âm đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa
quản trị công ty và thanh khoản các NHTM Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu này không
có nghĩa thống kê (Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016). Theo kết quả nghiên
cứu của ThS. Trương Nguyễn Tường Vy (2018) cho thấy, cấu trúc sở hữu có tác động
đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam, đặc biệt là sở hữu nước
ngoài (FOWN) càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng thấp và ngược
lại. Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu cho rằng, cấu
trúc sở hữu có tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt


15

Nam, trong đó việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các tổ chức tín dụng Việt Nam
hoàn toàn có cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Ngược lại các kết quả của nghiên cứu trên, có quan điểm cho rằng sở hữu nước
ngoài càng lớn thì rủi ro của ngân hàng sẽ càng tăng (Lee, 2008), (Saunders và cộng
sự, 1990). Theo như kết quả của 1 nhóm nghiên cứu của trường Đại học “De La Salle”
tại Philippines năm 2002 sau khi kiểm tra phản ứng của các ngân hàng Philippines
trong nước về sự thâm nhập các ngân hàng nước ngoài đã xảy ra ở Philippines. Họ tìm
thấy bằng chứng cho thấy rằng việc các ngân hàng nước ngoài đầu tư nhiều vào thị
trường nội địa có liên quan đến việc giảm chênh lệch lãi suất và lợi nhuận của ngân
hàng nội địa. Vốn đầu tư của các ngân hàng nước ngoài góp phần cải thiện về hiệu quả

hoạt động, nhưng làm suy giảm danh mục cho vay. Nhìn chung, họ kết luận rằng cạnh
tranh nước ngoài buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn, tập
trung vào các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro đáng kể.
2.4

Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản:

Theo kết quả phân tích của nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rủi ro thanh khoản
bị tác động bởi hai biến vi mô và vĩ mô song tác động của hai biến này vẫn chưa thống
nhất cho từng nghiên cứu qua nhiều năm. Phân tích về rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài tại Pakistani trong giai đoạn từ 2001-2010 bằng
việc sử dụng tỷ số vốn trên tổng tài sản làm đại diện cho rủi ro thanh khoản, nghiên
cứu đã kiểm định các biến cụ thể của các ngân hàng và cho thấy rằng quy mô và tỷ số
nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ đồng biến với rủi ro thanh khoản của ngân hàng
nội địa, trong khi đó tỷ số giữa nợ và vốn chủ sở hữu với tỷ số giữa nợ trên tổng tiền
gửi có mối quan hệ đáng kể với rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nước ngoài
(Abdullah & Khan, 2012), (Mohammad Abdel Karim, 2013).
Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng 59 ngân hàng Ấn Độ từ năm 2000 – 2013
cho thấy rủi ro thanh khoản bị tác động bởi biến vi mô như: quy mô có tác động ngược
chiều với rủi ro thanh khoản (Anamika Singh Anil Kumar Sharma, 2016) trong khi đó


16

Doriana Cucinelli (2013) nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 1080 ngân hàng thuộc khu vực
Châu Âu trong giai đoạn 2006-2010 lại cho rằng quy mô có tác động cùng chiều với
rủi ro thanh khoản. Cụ thể hơn trong nghiên cứu để tìm mối quan hệ giữa rủi ro thanh
khoản được đo lường với tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản của (Doriana Cucinelli,
2013), kết quả cho thấy rằng các ngân hàng lớn hơn có rủi ro thanh khoản cao hơn,
trong khi các ngân hàng có vốn hóa cao hơn lại có thanh khoản tốt hơn trong dài hạn.

Đối với nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng chuyên sâu hơn về hoạt động cho vay cho
thấy rủi ro lớn hơn. Tác giả phân tích các biến có tác động như Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tác động về dấu của các biến độc lập trong nghiên cứu của Doriana
Cucinelli năm 2013
Tên biến

Mô tả biến

Tác động

LLRR

Rủi ro tín dụng

+

SIZE

Quy mô

+

CAP

Vốn hóa thị trường

+

GDP


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

+

INF

Tỷ lệ lạm phát

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả nghiên cứu của Ben Moussa và Mohamed Aymen (2015) lại nhận thấy
quy mô ngân hàng không tác động đáng kể đến rủi ro thanh khoản. Tác giả sử dụng 18
ngân hàng tại Tunisia trong giai đoạn 2000-2010 thông qua dữ liệu bảng động và dữ
liệu tĩnh, biến phụ thuộc được đo lường bởi hai chỉ tiêu: Tài sản thanh khoản/Tổng tài
sản và Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn. Tác giả nhận thấy rằng: Kết quả kinh doanh, vốn
hóa thị trường (CAP), chi phí hoạt động trên tổng tài sản, Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) có ảnh hưởng đáng kể đến RRTK, trong khi đó các biến
còn lại (quy mô, tỷ số tổng dư nợ và tổng tài sản,…) không ảnh hưởng đáng kể.
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu xem xét mức độ tác động của các nhân tố bao
gồm biến vi mô và vĩ mô đến RRTK, kết quả cho rằng ngân hàng có quy mô càng lớn


×