Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở giao thông vận tải tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LỆ DIỄM

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LỆ DIỄM

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM QUANG HUY

TP. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Phạm
Quang Huy. Các nội dung trích từ sách báo, tạp chí, luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc. Các số liệu nêu trong bài luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên cao học

Trần Lệ Diễm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Tóm tắt - Abstract
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ......................................................................................9
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................................9
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................9

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ..................................................................9
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................10
Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập .................................12
1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập .............14
Khái niệm tổ chức kế toán ...............................................................................14
Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ............15
1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập ......................15
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập ..............................................................................................................................16
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập ..............................................................................................................................18
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..20
Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. ...21
Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.........................22


Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập .......................23
Tổ chức kiểm kê tài sản ...................................................................................24
Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán .......................................................25
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH ...........26
2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh......................................26
Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh....................................26
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh................26
Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh ........................29
2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc
sở GTVT TP.HCM ....................................................................................................30
Mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................................30
Quy trình phân tích kết quả khảo sát................................................................31
Kết quả khảo sát ...............................................................................................33

2.2.3.1 Kiểm định ANOVA xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8
thành phần tổ chức công tác kế toán. ........................................................................47
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận
tải TP.HCM ...............................................................................................................55
Những mặt đạt được .........................................................................................55
Những tồn tại và nguyên nhân thực tế tại các đơn vị trực thuộc SGTVT .......57
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
...................................................................................................................................60
3.1 Yêu cầu hoàn thiện ..............................................................................................60
3.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đợn vị trực thuộc
SGTVT ......................................................................................................................61
Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ..................................61
Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: .............................63
Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán.............................................64
Hoàn thiện công tác vận dụng lập, nộp báo cáo tài chính ................................65


Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán ...................................................67
Hoàn thiện công tác tổ chức kiểm tra kế toán ..................................................68
Hoàn thiện tổ chức kiểm kê tài sản ..................................................................68
Hoàn thiện tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán ......................................69
Một số kiến nghị khác ......................................................................................69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCTC :


Báo cáo tài chính

BMKT :

Bộ máy kế toán

CTKT

:

Chứng từ kế toán

HCSN

:

Hành chính sự nghiệp

KKTS

:

Kiểm kê tài khoản

KTKT

:

Kiểm tra kế toán


LBCTC :

Lập báo cáo tài chính

LTBVTL:

Lưu trữ bảo vệ tài liệu

NSNN

Ngân sách nhà nước

:

SGTVT :

Sở Giao thông vận tải

SSKT

:

Sổ sách kế toán

SNCL

:

Sự nghiệp công lập


TKKT

:

Tài khoản kế toán

TP.HCM:
TB

Thành phố Hồ Chí Minh

: Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT
Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ kế toán
Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng lập và nộp BCTC
Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán
Bảng 2.7: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán
Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm kê tài sản
Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.
Bảng 2.10: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị.


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP.HCM
Hình 2.2 Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở GTVT


TÓM TẮT
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt- Tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng vào việc thu thập,
xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời,
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bài luận văn này tác giả khảo sát
thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. HCM. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Tác giả sử dụng phương
pháp cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các khái niệm đo lường.
Nếu các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ được loại ra và tiếp tục đưa vào phân
tích EFA giúp chứng minh thang đo là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả
khảo sát thực tế phản ánh thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các các đơn vị.
Qua đó đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị
này và hoàn thiện tổ chức kế toán ngày càng tốt hơn.
Từ khóa: kế toán, đơn vị sự nghiệp.
ABSTRACT
Improving the accounting organization in public service institutions under the
Ho Chi Minh City Department of Transportation and Communication.
Abstract - The important scientific accounting organization is to collect,
process information and help the leaders of the unit to make decisions
correctly and complete the assigned tasks. In this study, the author surveys the
situation and offer solutions to perfect the accounting organization in public



service institutions under the Ho Chi Minh City Department of Transportation
and Communication. The author uses qualitative research methods combining
with quantified research methods. The author used the cronbach alpha analysis
to test preliminary reliability of measurement concepts. If the observed
variables do not meet the requirements will be rejected and continued take on
EFA analysis help prove scale is consistent with the research data. The survey
result reflect the reality of accounting organization units. Through survey
result, the author reviews accounting activities to improve accounting
organization better.
Key word: public accounting, the business units.



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển
của nền kinh tế thị trường, là nơi thu hút rất nhiều nguồn nhân lực từ khắp các tỉnh
thành trong cả nước, dòng người từ nông thôn tìm về thành thị ngày càng gia tăng.
Điều này đã tạo nên khó khăn cho thành phố trong công tác quy hoạch và quản lý
đô thị, quy hoạch và quản lý về giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải thành phố
Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước, hiện đang quản lý 15 đơn vị sự
nghiệp trực thuộc. Mỗi đơn vị trực thuộc đều có những chức năng và nhiệm vụ
riêng, quản lý giao thông trên toàn thành phố.
Trong quá trình quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ
Chí Minh, vấn đề về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị là điều cần được quan
tâm và giám sát. Qua kết quả kiểm tra quyết toán kinh phí NSNN của các đơn vị
trực thuộc Sở năm 2017 cho thấy hiện tại trong hoạt động tổ chức công tác kế toán
của các đơn vị trực thuộc đang có những bất cập sau: tình hình thực hiện các khoản

chi chưa đúng quy định ví dụ như công tác phí, các khoản phụ cấp, sử dụng tiền mặt
chi trả viên chức trên 5 triệu đồng; Hạch toán chưa đúng; Chứng từ thanh toán chưa
đầy đủ; Sắp xếp chứng từ chưa khoa học và Trích lập các quỹ chưa đúng với quy
định hiện hành.
Tổ chức kế toán khoa học ở những đơn vị này không những giúp lãnh đạo
đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao mà còn giúp cơ quan cấp trên là SGTVT quản lý nguồn kinh phí, tài
sản của Sở ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực
thuộc Sở GTVT TPHCM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông
vận tải TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp những


2

giải pháp phù hợp với thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đang
công tác.
2. Tổng quan của các nghiên cứu trước
Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương
pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm
chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của hạch
toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả. Ở Việt Nam, một số
công trình đã nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc các lĩnh vực khác nhau như: văn hóa thông tin, giáo dục, bệnh viện, bảo
hiểm…Các nghiên cứu đều đưa ra những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán
và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể như:
- Nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh năm (2013): “Hoàn thiện tổ chức kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại”. Đề tài đã đưa ra
được những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực

văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng. Thực trạng tổ chức
công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại,
người viết cũng đã đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tại đó. Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là toàn bộ hoạt
động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị
sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại. Dó đó chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở
lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có
thu khác.
- Nghiên cứu của Trần Thu Hằng (2014): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại Học viện chính trị hành chính quốc gia – Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã
trình bày đươc những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu,
thực tế tổ chức kế toán của đơn vị, đưa ra được những ưu nhược điểm trong từng
khâu, từng vấn đề của công tác kế toán. Tuy nhiên đề tài chưa nêu được việc sử
dụng nhu cầu thông tin quản trị trong tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, và chưa có
giải pháp phù hợp nào được đưa ra.


3

- Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Nhật Ngân (2017): “ Tổ chức công tác kế toán
tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: thực trạng
và giải pháp”. Trong nghiên cứu đề cập thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại cơ
quan hành chính sự nghiệp cụ thể là các cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM, từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
- Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nhung (2015): “Hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông”.
Luận văn thạc sĩ, Luận văn đã trình bày các lý luận cơ bản về tổ chức kế toán đơn vị
sự nghiệp công lập, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ở Trung
tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên các đề tài này chỉ là

mô tả thực trạng sau đó đưa ra những giải pháp thuần túy về phương diện hạch toán
nhằm tuân thủ chế độ hiện hành chứ chưa chỉ ra được ảnh hưởng của tổ chức hạch
toán kế toán đến quản lý tài chính.
Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán gồm nhiều nội dung, trong đó cũng
có tác giả nghiên cứu cụ thể một nội dung của tổ chức công tác kế toán như tổ chức
hạch toán kế toán. Nghiên cứu phân tích sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán mà
chưa phản ánh hết các nội dung khác của tổ chức công tác kế toán như: sổ sách, báo
cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản…Điển hình như Nghiên cứu của
Nguyễn Đức Dương (2014): “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện
sản Nhi tỉnh Quảng Ninh”. Nghiên cứu đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế
tài chính, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Về công tác kế
toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các
hoạt động tổ chức kế toán và đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công
tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y. Tuy nhiên đề tài chưa phản
ảnh hết các nội dung tổ chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của
Nhà nước hiện hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được bạn hành mới, chưa nêu
ra được những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lí.


4

Bên cạnh các nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp còn có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
công tác kế toán rât có ý nghĩa thực tiễn đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán như Nghiên cứu của Ngô Phi Mỹ Anh (2017): “Các yếu tố tác động đến việc
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế tại TP. Hồ Chí Minh”, tác
giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến tổ chức công tác kế toán như sau: (1) Công tác
thanh tra; (2) Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán; (3) Hệ thống công nghệ
thông tin phục vụ công tác kế toán; (4) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán;
(5) Văn hóa nơi làm việc và (6) Cơ chế quản lý tài chính. Trong đó, yếu tố công tác

thanh tra, kiểm tra có tác động mạnh và tương quan cùng chiều với tổ chức công tác
kế toán tại đơn vị nghiên cứu. Theo đó, tác giả này đề cập nếu hệ thống kiểm tra nội
bộ càng chặt chẽ sẽ kiểm soát được chất lượng của các thông tin kế toán được cung
cấp. Ngoài ra, các cơ quan thuế cũng như các tổ chức hành chính sự nghiệp khác
đều chịu sự chi phối khá lớn từ các quy định, chính sách do nhà nước quy định. Các
yếu tố còn lại như hệ thồng công nghệ thông tin, chuyên môn của kế toán viên và
văn hóa nơi làm việc cũng đóng góp vào sự thành công của hệ thống kế toán trong
đơn vị.
Nhận xét tổng quan:
Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại
các khu vực công. Tuy nhiên tại khu vực công, các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa
dạng, mỗi đơn vị đều có những nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động khác nhau. Ứng
với mỗi đơn vị sự nghiệp cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để nắm bắt được
những bất cập của từng đơn vị và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc điểm
riêng của từng đơn vị. Tính đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có nghiên cứu nào về
tổ chức công tác kế toán tại tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao
thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước
đây, tác giả vận dụng cho nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu


5

 Mục tiêu chung
 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác kế toán của những đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc SGTVT.

 Từ thực trạng về tổ chức công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc SGTVT,
tác giả đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các đơn
vị này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những
vấn đề có liên quan đến tổ chức công tác kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng chế độ
chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng
chế độ sổ kế toán; tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán (bao
gồm báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán); tổ chức bộ máy kế toán; tổ
chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế
toán.
 Đối tượng khảo sát: Những nhân viên kế toán (kế toán trưởng và kế toán
viên) hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc.
 Phạm vi nghiên cứu
 Tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao
thông vận tải TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Nguồn dữ liệu
 Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tổ chức công tác
kế toán và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước làm nền tảng để tác giả
xây dựng nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, cũng như là để đánh giá thực trạng,


6

đề ra giải pháp hoàn thiện cho tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị trực thuộc Sở
Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
 Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát (thông qua phiếu khảo sát) được phát cho
những kế toán trưởng, người phụ trách kế toán cũng như các kế toán viên đang làm

việc tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Phiếu khảo
sát sẽ được gửi bằng cách sử dụng email; gửi qua đường bưu điện; khảo sát trực
tiếp; gọi điện thoại phỏng vấn.
 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
 Nghiên cứu định tính:
 Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài, bao
gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh- đối chiếu, phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết vấn đề về cơ sở lý luận.
 Nghiên cứu định lượng:
 Tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát. Từ kết quả khảo sát và tổng
hợp các dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đánh giá thực
trạng tổ chức công tác kế toán, làm căn cứ đề xuất giải pháp.
 Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm gồm: (1) Rất không
đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập/ Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Rất đồng
ý. Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn của các biến để thực hiện phân tích, đánh giá.
Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính


7

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những đánh giá về thực trạng của tổ

chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải
TP. Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán của đơn vị trực thuộc, nâng cao tín đáng cậy của thông tin trên các báo
cáo tài chính, giảm thiểu mức độ sai lệch.
 Đối với Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, đóng góp của đề tài nhằm
giúp cơ quan chủ quản nắm được tình hình công tác kế toán của các đơn vị cấp
dưới, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Bên
cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số đơn vị sự
nghiệp chủ quản khác.
7. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu


8

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.


9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
 Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010: “ĐVSNCL là tổ chức do cơ quan

có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Thành
lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân. Cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước”.
 Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày
14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,“đơn vị sự
nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước”.
 Theo TS. Phạm Văn Khoan và TS. Nguyễn Trọng Thản (2010) trong Giáo
trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công: “ĐVSNCL
là các đơn vị có hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và các
hàng hóa, dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tim, thể dục
thể thao, nông - lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì hoạt động bình thường của
các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp là hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính”.
Như vậy, từ những quan điểm trên có thể hiểu ĐVSNCL là đơn vị được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một
nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó,
hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn
khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực
tiếp. Trong quá trình hoạt động, ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu phí, lệ phí
để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động.

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập


10

Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích kiếm lời. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ

yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về
xã hội…Đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ
không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi
tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.
Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ
các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn
viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi phối
bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù chữ, chương
trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia
đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới có thể thực
hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục tiêu lợi nhuận
sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động
sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Luật Ngân sách Nhà nước, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo
hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp
hành ngân sách đó.

 Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như sau:
 Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước
cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp
dưới.


11

 Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ

quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III
trong một hệ thống.
 Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị
cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không có đơn vị cấp II).
 Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện
phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và quyết toán với
đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và
cấp II với cấp I.

 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân loại
thành:
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế
 Đơn vị sự nghiệp khác

 Căn cứ vào mức độ mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên: là
các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được
toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị.
 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một kinh phí hoạt động thường xuyên: là
những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ


12


chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị.
 Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là
những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng , nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 thay thế nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006: cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện
vươn lên tự chủ ở mức cao.
 Tự chủ trong xác định mức thu : đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ
sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá
theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình
tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước. Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch
vụ sự nghiệp công vào chi phí.
 Tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư: Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền tự chủ khá rộng như được
quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước
hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín
dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không
bị không chế mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp
khác (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn
vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên bị khống chế không quá 2 lần, đơn vị do

nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bị khống chế không quá 1 lần).


13

 Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập:
 Thu do NSNN cấp: Đối với kinh phí do NSNN cấp đơn vị phải lập dự toán
chi phù hợp và bảo vệ dự toán đã lập. Khi có nhu cầu chi, đơn vị trực tiếp hay gián
tiếp nhận kinh phí từ Kho bạc Nhà nước.
 Thu phí, lệ phí: Về nguyên tắc các khoản phí, lệ phí sau khi thu, đơn vị có
trách nhiệm nộp toàn bộ về KBNN nhưng nhằm bảo đảm việc tổ chức thu, tuỳ từng
loại phí, lệ phí mà Nhà nước cho phép được để lại một tỷ lệ nhất định. Mức thu có
thể được ấn định cụ thể hay qui định dưới dạng khung hoặc đơn vị được chủ động
xác định mức thu.
 Thu từ hoạt động SXKD: Tuỳ theo mỗi đơn vị, khoản thu hoạt động SXKD
phát sinh có qui mô, tần suất và nội dung khác nhau. Mức thu do đơn vị tự quyết
định trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có tích luỹ và chịu sự kiểm soát,
điều tiết của Nhà nước. Với xu hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính, nguồn thu
này ngày càng tăng.
 Các khoản huy động để phục vụ hoạt động SXKD và nguồn thu từ hoạt động
liên doanh, liên kết: Đơn vị hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm hoàn trả khi
tiến hành huy động các nguồn vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD. Khi khai
thác nguồn thu này cần tính đến nhu cầu, chi phí sử dụng. Các khoản thu từ hoạt
động liên doanh, liên kết được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa đơn vị với đối tác
theo đúng qui định.
 Khoản viện trợ không hoàn lại: Đơn vị phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm
quyền ghi thu, ghi chi NSNN.
 Các khoản thu khác: Đơn vị được quyền chủ động xác định mức thu trên cơ
sở tuân thủ qui định của pháp luật và sự thoả thuận với chủ thể liên quan.


 Nhiệm vụ chi tại các đơn vị SNCL:
 Các khoản chi trong đơn vị SNCL bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, các khoản trích nộp theo lương; nguyên liệu, vật liệu; mua sắm TSCĐ,
sửa chữa TSCĐ, chi dịch vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo


×