Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Bộ giáo án Toán 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.46 KB, 211 trang )

Tiết :86 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I/.Mục tiêu :
Giúp HS :
-Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
-Nhận biết số chẵn và số lẻ.
-Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, bảng phụ.
III/.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC :
GV gọi 4 HS lên sửa bài tiết trước.
2/.Bài mới :
a/.Giới thiệu :
GV giới thiệu bài và ghi tựa.
b/.Dạy – học bài mới :
Trước khi vào bài mới, GV nên cho HS ôn
lại thế nào là chia hết, thế nào là không chia
hết qua các ví dụ đơn giản. Chẳng hạn, cho
HS thực hiện các phép chia :
18 : 3 = 6 ; 19 : 3 = 6 (dư 1).
Khi đó 18 chia hết cho 3 và 19 không chia
hết cho 3.
Nếu 5 x 3 = 15 thì 15 : 3 = 5, lúc này 15 chia
hết cho 3 và cũng chia hết cho 5.
*GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia
hết cho 2
-GV đặt vấn đề : Trong toán học cũng như
trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực
hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào


dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết
cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi
là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu
hiệu chia hết không khó, cả lớp sẽ cùng
nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó.
-GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia
hết cho 2 :
+GV chia nhóm, cho các nhóm thảo luận
để tìm ra các số chia hết cho 2, các số không
chia hết cho 2
+Sau khi thảo luận xong GV cho các nhóm
lên viết các số đó vào nhóm chia hết và
không chia hết cho 2.
-HS lên bảng sửa bài.
-HS nghe.
-HS lắng nghe và nhớ lại cách chia hết và
chia không hết.
-HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm lên bảng viết các số chia hết và
không chia hết cho 2.
+GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh
và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho
2.
VD :
GV hỏi :số 24 có chữ số tận cùng là số mấy
?
Số 24 chia hết cho 2, GV cho HS nhẩm
nhanh các số 4, 14, 34, … có chữ số tận cùng
là mấy ? Các số này có chia hết cho 2
không?

Từ đó GV rút ra kết luận :Các số có tận
cùng là 4 thì chia hết cho 2.
-GV cho HS tiến hành tương tự với các số
còn lại :0, 2, 6, 8.
-Sau đó GV hỏi :Vậy các số chia hết cho 2
có tận cùng là những chữ số nào ?
-GV cho quan sát và nhận xét đối với các
số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì có
chia hết cho 2 không. Vì sao ?
-GV gọi HS nêu kết luận trong SGK.
-GV chốt lại :Muốn biết một số có chia hết
cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng
của số đó.
*GV giới thiệu số chẵn và số lẻ
-GV nêu : “Các số chia hết cho 2 gọi là các
số chẵn”
-GV cho HS nêu VD về các số chẵn. GV
chọn và ghi lại 5 VD về số chẵn có các chữ
số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Sau đó cho HS
khai thác một cách nêu nêu khái niệm về
các số chẵn nữa là :Các số có chữ số tận
cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn.
-GV nêu tiếp “Các số không chia hết cho 2
gọi là số lẻ” và cho HS tiến hành như trên.
-GV cho cả lớp thảo luận và nhận xét :Các
số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các
số lẻ.
c/.Luyện tập – Thực hành :
-Bài 1 : GV yêu cầu HS đọc đề bài.
a/.GV cho HS chọn ra các số chia hết cho

2. Sau đó cho vài HS đọc bài làm của mình
và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
b/.GV cho HS làm tương tự như phần a.
-Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu của bài . Gọi 2
HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
-Bài 3 :Gọi HS đọc yêu cầu bài tập , cho
-HS so sánh và đối chiếu.
-Số 4
-Tận cùng là 4
-Các số này chia hết cho 2.
-HS lặp lại.
-HS nêu giống như VD trên.
-Là những số 0, 2, 4, 6, 8.
-Không chia hết cho 2 vì :các phép chia đều
có dư.
-HS nêu kết luận.
-HS nghe và nhớ.
-HS nghe.
-HS nêu .
-HS lặp lại.
-HS cả lớp thảo luận và tiến hành như VD
trên.
-HS đọc chọn và giải thích.
-HS đọc và 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm
vào VBT.
-HS đọc và lên thi tiếp sức.
HS thi đua lên bảng viết kết quả.
-Bài 4:GV cho HS đọc đề bài. Gọi 2 HS
làm trong bảng phụ, cả lớp làm VBT.
3/.Củng cố :

-GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
để củng cố, khắc sâu kiến thức của bài.
4/.Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về chuẩn bò bài cho tiết sau
+346, 364, 634.
+365, 563, 653.
-2 HS làm bảng phụ, cả lóp làm VBT.
a/.340, 342, 344, 346, 348, 350.
b/.8347, 8349, 8351, 8353, 8355, 8357.
-HS tham gia trò chơi.
-HS cả lớp.
Tiết : 85 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I/.Mục tiêu :
Giúp HS ;
-Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.
-Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, bảng phụ, bảng từ.
III/.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng viết các số chia hết
cho 2 và các số không chia hết cho 2.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu :
-GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
b/.Dạy – học bài mới:
*GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết

cho 5.
-GV cho HS thảo luận tìm những số chia hết
cho 5 và những số không chia hết cho 5.
-Phát cho mỗi nhóm 1 cái bảng phụ để các
nhóm ghi số vừa tìm được vào.
-Cho các nhóm đem bảng của nhóm mình
lên treo trước lớp , các nhóm khác nhận xét.
-Sau đó GV cho HS chú ý đến các số chia
hết cho 5 để rút ra nhận xét chung về các số
chia hết cho 5.
-GV gợi ý để HS có thể nhận ra chữ số tận
cùng của các số chia hết cho 5:
+Các số các em đã tìm em cho là số chia
-2 HS lên bảng viết.
-HS nghe.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm ghi các số tìm được vào bảng
phụ.
-HS nhận xét bài của bạn.
-HS nêu.
hết cho 5 vậy những số đó có chữ số tận
cùng là những số nào ?
-GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5:
“Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia
hết cho 5”.
-GV cho HS chú ý đến các phép tính không
chia hết cho 5;
+Cho HS nhận xét những số không chia hết
cho 5 có các chữ số tận cùng là số nào ?
+Các số đó không chia hết cho 5 không? Vì

sao ?
-GV chốt ý :Muốn biết một số có chia hết
cho 5 hay không ta chỉ cần xét số tận cùng
bên phải, nếu là 5 hoặc 0 thì số đó chia hết
cho 5; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó
không chia hết cho 5.
c/.Luyện tập – Thực hành:
-Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Cho HS làm miệng.
-Bài 2: Cho HS đọc đề bài.
Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Sau đó cho HS nêu kết quả.
-Bài 3: Cho HS đọc đề bài và thảo luận cần
chọn những số có tận cùng là số nào để dễ
dàng tìm được số có 3 chữ số chia hết cho 5.
GV cho HS nhận xét.
-Bài 4:Cho HS đọc đề bài, sau đó gợi ý cho
HS tìm các số chia hết cho 5 trước sau đó
tìm các số chia hết cho 2 trong những số đó.
+Hãy nhận xét về chữ số tận cùng của các
số này ?
+Nhận xét xem trong các số này số nào vừa
không chia hết cho 2 vừa không chia hết cho
5?
3/.Củng cố:
-Nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
-Cho HS chọn kết quả đúng.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bò bài tiết sau.

-2 HS nêu.
-HS nêu.
-Không vì chia có dư …
-HS nghe.
-HS đọc.
-HS làm bài miệng.
-HS đọc.
-3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
a/.150, 155, 160.
b/.3575, 3580, 3585.
c/.335, 340, 345, 350, 355, 360.
-HS thảo luận để tìm ra các số :
+ 750, 570, 705.
-HS đọc.
a/.660, 3000.
b/.35, 945.
-Số 0 và số 5
-57, 5553.
-Vài HS nêu.
-Cả lớp cùng tham gia.
-HS cả lớp.
Tiết :86 LUYỆN TẬP
I/.Mục tiêu :
Giúp HS :
-Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
-Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì
chữ số tận cùng phải là 0.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, bảng phụ.
III/.Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-GV cho một vài HS nhắc lại dấu hiệu chia
hết cho 2 và yêu cầu cho VD minh hoạ chỉ
rõ số chia hết cho 2, số không chia hết cho
2.
-GV cho tiến hành như trên để kiểm tra về
dấu hiệu chia hết cho 5.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu :
-GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài
học.
b/.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: yêu cầu HS đọc đề bài.
GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Khi
chữa bài, GV cho HS nêu các số đã viết ở
phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn
các số đó.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
GV cho HS tự làm bài, một HS nêu kết
quả, cả lớp phân tích, bổ sung. GV cho HS
kiểm tra chéo nhau.
-Hỏi: hãy nêu các số chia hết cho 2.
-Dựa vào đâu các em tìm được các số này ?
-Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
-Dựa vào đâu các em tìm được các số này ?
Bài 3: yêu cầu HS đọc đề bài.
-Số phải viết cần thoả mãn các yêu cầu
nào?
GV cho HS tự làm bài. Khi chữa bài GV

chú ý yêu cầu HS nêu lí do chọn các số đó
trong từng phần, HS có thể giải thích theo
nhiều cách khác nhau chẳng hạn:
a). -Cách 1 (lần lượt xem xét từng số): HS
sẽ loại các số 345 ; 296 ; 341 ; 3995 ; 324 và
-2 HS.
-2 HS.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS làm bài vào VBT.
-HS đọc.
-HS làm bài vào VBT sau đó dổi chéo vở để
kiểm tra.
-4568; 66814; 2050; 3576; 900.
-Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2: các số tận
cùng là 0, 2, 4, 6, 8.
-2050, 900, 2355.
-Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5 các số có
chữ số tận cùng là 0 và 5.
-HS đọc.
-Là số có 3 chữ số và chia hết cho 2.
-HS làm bài vào VBT.
chọn các số là: 480 ; 2000 ; 9010.
-Cách 2:
Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là
0 ; 5.
Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là
0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho
5 thì chữ số tận cùng phải la. Vì vậy ta chọn

được các số: 480 ; 2000 ; 9010.
GV khuyến khích HS làm theo cách 2 vì
nhanh, gọn hơn.
b). và c). :GV cho HS làm tương tự như
phần a).
Bài 4
GV cho HS nhận xét bài 3; Khái quát kết
quả phần a) của bài 3 và nêu số có chữ số
tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia
hết cho 5.
-Các số vừa chia hết cho vừa chia hết cho 5
có chữ số tận cùng là số nào ?
-Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia
hết cho 5?
-Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia
hết cho 2 ?
-Số nào không chia hết cho 2 và cũng
không chia hết cho 5 ?
Bài 5:
-Cho HS đọc đề.
-Số táo của Loan chia đều cho 5 bạn thì vừa
hết nghóa là thế nào ?
-Số táo của Loan chia đều cho 2 bạn thì vừa
hết nghóa là thế nào ?
-Vậy số táo của Loan phải thoả mãn những
điều kiện nào ?
GV cho HS thảo luận theo từng cặp sau đó
nêu kết luận: Loan có 10 quả táo.
3/.Củng cố:
-GV cho HS chơi trò chơi.

4/.Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà chuẩn bò bài tiết sau.
-Số 0.
-Số 296, 324.
345, 3995.
-Số 341.
-HS đọc.
-Nghóa là số táo của Loan phải chia hết cho
5.
-Nghóa là số táo của Loan phải chia hết cho
2.
-Là số nhỏ hơn 20; chia hết cho 5; chia hết
cho 2.
-HS cả lớp tham gia.
Tiết : DẤU HIỆU CHI HẾT CHO 9
I/.Mục tiêu :
Giúp HS:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, SGV, bảng phụ.
III/.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-Gọi 2 HS lên sửa bài tập.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu :
Tiết Toán hôm nay giúp các em nhận biết

dấu hiệu chia hết cho 9.
b/.Dạy – học bài mới:
1.GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu
hiệu chia hết cho 9.
-Tổ chức tương tự bài “Dấu hiệu chia hết
cho 2”.
GV cho HS nêu các VD về các số chi hết
cho 9, các số không chia hết cho 9, viết
thành 2 cột. Cột bên trái ghi các phép tính
chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép
tính không chia hết cho 9 (GV chú ý chọn,
viết các ví dụ để đủ các phép chia cho 9 có
số dư khác nhau).
-Em tìm ra các số chia hết cho 9 như thế
nào ?
-GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên
trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết
cho 9. theo xu hướng bài trước, HS hãy chú
ý đến chữ số tận cùng; HS có thể nêu ra
nhiều ý kiến sai, đúng khác nhau. Nếu là ý
kiến chưa chính xác thì GV (hoặc HS khác)
có ngay những VD để bác bỏ. Chẳng hạn, có
thể HS nêu ý kiến nhận xét là: “Các số có
chữ số tận cùng là 9 ; 8 ; 7 … thì chia hết cho
9”, GV có thể lấy VD đơn giản như số 19 ;
28 ; 17 không chia hết cho 9 để bác bỏ nhận
xét đó.
Nếu HS còn lúng túng chưa nghó đến chia
xét tổng các chữ số thì GV cần gợi ý để HS
đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số

ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết
cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng
các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.
-HS lên bảng sửa bài.
-HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS thi đua nhau lên bảng ghi.
-HS nêu.
-HS cho VD.
Chẳng hạn, xét bảng chia 9 có các số:
9 ; 18 ; 27 ; 36 ; 45 ; 54 ; 63 ; 72 ; 81 ; 90 đều
chia hết cho 9. GV cho HS quan sát về quan
hệ của các chữ số, HS bàn luận và đi đến
kết luận: Tổng các chữ số là 9. Đi đến giả
thuyết: Phải chăng các số chia hết cho 9 thì
có tổng các chữ số là 9 ? HS khác thử tìm
các số lớn hơn có 3 chữ số, thấy có tổng các
chữ số chia hết cho 9 và đi đến dấu hiệu cần
tìm.
-GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ
đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều
lần.
-GV nêu tiếp:Bây giờ ta xét xem các số
không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
GVcho HS tính nhẩm tổng các chữ số của
các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét:
“Các số có tổng các chữ số không chia hết
cho 9 thì không chia hết cho 9”.
-GV cho HS nêu căn cứ để nhận biết các số
chia hết cho 2 ; cho 5 ; căn cứ để nhận biết

các số chia hết cho 9: Muốn biết một số chia
hết cho 2 hay cho 5 không, ta căn cứ vào chữ
số tận cùng bên phải ; Muốn biết một số
chia hết cho 9 hay không, ta căn cứ vào tổng
các chữ số của số đó.
c/.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Trước khi cho HS làm bài, GV yêu cầu HS
nêu cách làm. Tuỳ theo tình hình cụ thể của
HS trong lớp mà GV có thể cho HS tự làm
bài ngay hay GV cùng cả lớp làm mẫu với
một vài số.
Bài 2
GV cho HS tiến hành tương tự như bài 1
(chọn số mà tổng các chữ số không chia hết
cho 9).
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Hỏi: các số phải viết cần thoả mãn những
điều kiện nào ?
-GV cho HS làm và nêu kết quả, cả lớp
nhận xét, bổ sung.
Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-HS nêu.
-HS tính nhẩm và nêu nhận xét.
-HS nêu.
-HS nêu.
- Số 99 có tổng các chữ số là: 9 + 9 = 18, số

18 chia hết cho 9, ta chọn số 99. Số 108 có
tổng các chữ số là 9, ta chọn 108 …
-HS làm VBT.
-HS đọc.
-Là số có 3 chữ số và chia hết cho 9.
-HS làm bài và nêu kết quả.
-HS nêu.
-GV hướng dẫn HS cả lớp cùng làm một
vài số đầu, chẳng hạn: 31
-Cần viết vào ô trống một chữ số thích hợp
để 31 chia hết cho 9. Vậy làm thế nào để
tìm được chữ số thích hợp đó?
-GV cho HS nêu.
-GV cho HS nhận xét bài của bạn và nêu
cách làm của mình.
-GV có thể cho HS tự làm các bài tương tự.
3/.Củng cố:
-Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bò bài tiết sau.
-HS có thể nêu nhiều cách khác nhau,
chắng hạn:
Cách 1: lần lượt thử với từng chữ số 0 ; 1 ;
2 ; … ; 9 vào ô trống, nếu có được tổng các
chữ số chia hết cho 9 thì chữ số đó là thích
hợp. Kết quả ta thấy chữ số 5 là thích hợp vì
3 + 1 + 5 = 9 mà 9 chia hết cho 9. Ngoài ra
ta không tìm được chữ số nào thích hợp khác
5. Vậy viết vào ô trống chữ số 5.

Cách 2: Nhẩm thấy 3 + 1 = 4, số 4 còn
thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và 9 chia hết cho 9.
Vậy chữ số cần viết thích hợp vào ô trống là
chữ số 5. Ngoài ra em thử thấy không còn
chữ số nào thích hợp nữa.
-HS nhận xét và nêu cách làm của mình.
-Vài HS nêu.
-HS cả lớp.
Tiết :88 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/.Mục tiêu :
Giúp HS:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
-Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, SGV.
III/.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập.
-Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu :
Bài học hôm nay giúp các em nhận biết dấu
-2 HS làm.
-Vài HS nêu.
-HS ở dưới nhận xét.
-HS nghe.
hiệu chia hết cho 3.
b/.Dạy – học bài mới:

1.GV hướng dẫn để HS tìm ra các số chia
hết cho 3
-GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3
và các số không chia hết cho 3 tương tự như
các tiết trước.
2.Dấu hiệu chia hết cho 3.
-GV yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3
trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các
số này.
-GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của
các số chia hết cho 3.
-Em hãy tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ
số của các số này với 3.
-GV: đó chính là các số chia hết cho 3.
-GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số
không chia hết cho 3 và cho biết những tổng
này có chia hết cho 3 không?
-Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho
3 không ta làm thế nào ?
c/.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1
-GV cho HS nêu lại đề bài.
-Nếu HS còn lúng túng thì GV hướng dẫn
HS làm mẫu một vài số. Chẳng hạn:
Số 231 có tổng các chữ số là 2 + 3 + 1 = 6,
mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3.
ta chọn số 231.
-Số 109 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 9 =
10, mà 10 chia cho 3 được 3 dư 1, vậy 109
không chia hết cho 3. Ta không chọn số 109.

-GV cho HS tự làm tiếp, sau đó chữa bài.
Bài 2
-Cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 3
-GV cho HS đọc đề.
-Các số phải viết cần thoả mãn những điều
kiện nào của bài ?
-GV cho HS làm VBT và sau đó đọc nối
tiếp nhau kết quả của mình.
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-HS chọn thành 2 cột, cột chia hết và cột
chia không hết.
-HS nêu.
-HS tính.
-HS tìm.
-Vài HS nêu.
-HS tiùnh và nhận xét.
-Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng đó
chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu
tổng các chữ số đó không chia hết cho 3 thì
số đó không chia hết cho 3.
-HS nêu.
-HS nêu cách làm, sau đó cả lớp tự làm vào
vở.
-HS làm tương tự như bài 1.
-HS đọc.
-Là số có 3 chữ số và chia hết cho 3.
-HS làm bài và đọc kết quả.

-HS tự làm, sau đó GV chữa bài.Chẳng
hạn: 56
3/.Củng cố:
-Cho HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bò bài tiết sau.
-HS nêu.
-HS kiểm tra chéo lẫn nhau, vài HS nêu kết
quả, cả lớp nhận xét.
-Kết quả có thể viết 1 hoặc 4 vào ô trống.
-Vài HS nêu.
Tiết :89 LUYỆN TẬP
I/.Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải các bài toán có liên
quan đến các dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, SGV.
III/.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-Gọi vài HS nêu kết luận về dấu hiệu chia
hết cho 2, 5, 3, 9.
-2 HS làm bài tập.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu :
Tiết Toán hôm nay các em sẽ luyện tập về
các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
b/.Dạy – học bài mới:

-GV lần lượt yêu cầu HS nêu các VD về
các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3,
các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9.

-GV có thể gợi ý để HS ghi nhớ như sau:
+Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải:
Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
+Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu
chia hết cho 3, cho 9.
c/.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm vào vở.
-Số nào chia hết cho 3 ?
-Số nào chia hết cho 9 ?
-HS nêu .
-HS làm bài tập.
-HS nghe.
-HS có thể nêu nhiều VD rồi giải thích
chung. Chẳng hạn:
+ Các số chia hết cho 2 là: 54 ; 110 ; 218 ;
456 ; 1402 ; … vì các số này có chữ số tận
cùng là một trong các chữ số 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
+Các số chia hết cho 3 là: 57 ; 72 ; 111 ;
105 ; … Vì tổng các chữ số của các số này
lần lượt là: 12 ; 9 ; 3 ; 6 ; … đều chia hết cho
3.
-HS làm VBT.
-4563, 2229, 3576, 66816.
-4563, 66816.
-Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia

hết cho 9 ?
-GV và HS thống nhất kết quả đúng:
a). Các số chia hết cho 3 là: 4563 ; 2229 ;
3576 ; 66816.
b). Các số chia hết cho 9 là: 4563 ; 66816.
c). Các số chia hết cho 3 nhưng không chia
hết cho 9 là: 2229 ; 3576.
Bài 2
-Cho HS đọc đề bài.
-GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 3
-GV cho HS tự làm bài rồi kiểm tra chéo
lẫn nhau.
-Gọi HS làm từng phần và giải thích rõ vì
sao đúng, sai.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó suy
nghó để nêu cách làm. Nếu HS còn lúng
túng hoặc diễn đạt chưa đúng thì GV hướng
dẫn để HS xác đònh được hướng làm bài.
Chẳng hạn:
a). Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần
điều kiện gì?
-Vậy ta phải chọn 3 chữ số nào để lập số
đó ? Đến đây HS dễ dàng lập được ba số
trong các số:
612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 261 ; 216.
b). Số cần viết phải thoả mãn điều kiện gì?
-Vậy ta cần ba chữ số nào để lập các số
đó?

-GV yêu cầu HS suy nghó để nêu cách lựa
chọn ba trong bốn chữ số 0 ; 6 ; 1 ; 2 và lập
số ghi vào bài làm của mình.
-GV chữa bài.
Chọn một số chia hết cho 3 nhưng không
chia hết cho 9 trong các số: 120 ; 102 ; 201 ;
210.
3/.Củng cố:
-Cho HS nêu lại d6ú hiệu chia hết cho 2, 5,
9, 3 và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai
nhanh hơn”
4/.Dặn dò:
-2229, 3576.
-HS đọc.
-HS làm bài sau đó lên sửa bài:
a). 945.
b). 225 ; 255 ; 285.
c). 762 ; 768.
-Cho HS kiểm tra chéo.
a). Đ ; b). S ; c). S ; d). Đ.
-Tổng các chữ số số chia hết cho 9.
-Chữ số 6 ; 1 ; 2 vì tổng các chữ số là 6 + 1 +
2 = 9.
-HS nêu.
-HS nghó cách để lựa chọn.
-HS nêu và chơi trò chơi.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bò bài tiết sau.
Tiết :90 LUYỆN TẬP CHUNG
I/.Mục tiêu :

Giúp HS:
-Củng vcố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
-Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải bài toán.
II/.Đồ dùng dạy học :
-SGK, SGV.
III/.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/.KTBC:
-Gọi vài HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ;
3 ; 5 ; 9.
+ Mỗi dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 cho
một ví dụ cụ thể để minh hoạ.
2/.Bài mới:
a/.Giới thiệu:
Tiết Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn
tập về các dấu hiệu chia hết và vận dụng
các dấu hiệu để giải toán.
b/.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1
GV cho HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa
bài.
-Các số nào chia hết cho 2 ?
-Số nào chia hết cho 3 ?
-Số nào chia hết cho 5 ?
-Số nào chia hết cho 9 ?
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
a). GV cho HS nêu cách làm.
b). GV cho HS nêu cách làm, HS có thể

nêu nhiều cách khác nhau.
-GV khuyến khích cách làm sau:
* Trước hết chọn các số chia hết cho 2
(57243 ; 64620 ; 5270). Trong các số chia
hết cho 2 này lại chọn tiếp các số chia hết
cho 3 (có tổng các chữ số chia hết cho 3).
* Cuối cùng ta chọn được các số: 57234 ;
64620.
-HS trả lời.
-HS cả lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài.
a). Các số chia hết cho 2 là: 4568 ; 2050 ;
35766.
b). Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766.
c). Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.
d). Các số chia hết cho 9 là: 35766.
-HS tự làm vào vở. Kết quả: 64620 ; 5270.
-HS theo dõi, lắng nghe.
c). GV cho HS nêu cách làm (nhanh nhất là
chọn tiếp trong các số đã chia hết cho 2 và 3
các số chia hết cho 5 và chia hết cho 9).
-GV chữa bài.
Bài 3
-GV cho HS tự làm bài vào vở.
Bài 4
-Yêu cầu HS tình giá trò của từng biểu thức,
sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho
những số nào trong các số 2 và 5.


Bài 5
-GV cho HS đọc bài toán. Yêu cầu HS
phân tích.
-Chỉ yêu cầu HS phân tích và nêu kết quả
đúng, không yêu cầu phải viết bài giải cụ
thể.
3/.Củng cố:
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bò bài tiết sau.
-HS nêu, Làm bài vào vở.
-Số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 là: 64620.
-HS đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
a). 528 ; 558 ; 588.
b). 603 ; 693.
c). 240.
d). 354.
-HS tính và nhận xét.
a). 2253 + 4315 – 173 = 6395 ; 6395 chia hết
cho 5.
b). 6438 – 2325 x 2 = 1788 ; 1788 chia hết
cho 2.
c). 480 – 120 : 4 = 450 ; 450 chia hết cho 2
và chia hết cho 5.
d). 63 + 24 x 3 = 135 ; 135 chia hết cho 5.
-HS đọc và phân tích.
+Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không
thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
+ Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không

thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
+Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho
5 là: 0 ; 15 ; 30 ; 45 ; … ; Lớp ít hơn 35 HS và
nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
Tiết : 91 KI – LÔ – MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hình thành biểu tượng về đơn vò đo diện tích ki-lô-mét vuông.
-Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vò ki-lô-mét vuông.
Viết 1km
2
= 1000000m
2
và ngược lại.
-Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vò đo diện tích: cm
2
, dm
2
, m
2
, km
2
.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:
2.KTBC:
-GV gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu các em

làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
của tiết 90.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
* Chúng ta đã học về đơn vò đo diện tích
nào ?
-Trong thực tế, người ta phải đo diện tích
của quốc gia, của biển, của rừng … khi đó
nếu dùng các đơn vò đo diện tích chúng ta đã
học thì sẽ khó khăn vì các đơn vò này còn
nhỏ. Chính vì thế, người ta dùng một đơn vò
đo diện tích lớn hơn. Bài học hôm nay sẽ
giúp các em tìm hiểu về đơn vò đo diện tích
này.
b).Giới thiệu ki-lô-mét vuông
-GV treo lân bảng bức tranh vẽ cánh đồng
(khu rừng, vùng biển …) và nêu vấn đề:
Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của
nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của
cánh đồng.
-GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km
2
, ki-lô-
mét vuông chính là diện tích của hình vuông
có cạnh dài 1km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km
2
, đọc là ki-
lô-mét vuông.

* 1km bằng bao nhiêu mét ?
* Em hãy tính diện tích của hình vuông có
cạnh dài 1000m.
-Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh
dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m,
bạn nào cho biết 1km
2
bằng bao nhiêu m
2
?
c).Luyện tập – thực hành
Bài 1:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm
bài.
-GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc cách đo
diện tích ki-lô-mét cho HS kia viết các số đo
này.
-GV có thể đọc cho cả lớp viết các số đo
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh
đồng: 1km x 1km = 1km
2
.
-HS đọc.
-1km = 1000m.
-HS tính: 1000m x 1000m = 1000000m
2

.
-1km
2
= 1000000m
2
.
-HS làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi và
nhận xét.
diện tích khác.
Bài 2:
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, sau đó hỏi: Hai đơn vò diện
tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu
lần ?
Bài 3:
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích
hình chữ nhật.
-GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 4:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó báo cáo
kết quả trước lớp.
* Để đo diện tích phòng học người ta dùng
đơn vò đo diện tích nào ?
-Em hãy so sánh 81cm
2
với 1m
2

.
-Vây diện tích phòng học có thể là 81cm
2
được không ? Vì sao ?
-Em hãy đổi 900dm
2
thành mét vuông.
-Hãy hình dung một phòng có diện tích
9m
2
, theo em có thể làm phòng học được
không ? Vì sao ?
-Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu ?
-GV tiến hành tương tự đối với phần b.
4.Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà
làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
và chuẩn bò bài sau.
-3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 cột, HS
cả lớp làm bài vào VBT.
1km
2
=1000000m
2
1000000m
2
= 1km
2
1m
2

= 100dm
2
5km
2
= 5000000m
2
32m
2
49dm
2
= 3249dm
2
2000000m
2
=2km
2
-Hơn kém nhau 100 lần.
-HS đọc.
-Lấy chiều dài nhân chiều rộng.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
Bài giải
Diện tích của khu vường hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km
2
)
Đáp số: 6 km
2
-HS phát biểu ý kiến.
-Diện tích phòng học là 40m

2
.
-Diện tích nước Việt Nam là 330991km
2
.
-Mét vuông.
-81cm
2
< 1m
2
.
-Vì quá nhỏ.
-900dm
2
= 9m
2
.
-Không được, vì nhỏ.
-Diện tích phòng học là 40m
2
.
-HS cả lớp.
Tiết : 92 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Chuyển đổi các đơn vò đo diện tích.
-Giải các bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vò ki-lô-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:

2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
của tiết 91.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này, các em sẽ được rèn
luyện kó năng chuyển đổi các đơn vò đo diện
tích, làm các bài toán liên quan đến diện
tích theo đơn vò đo ki-lô-mét vuông.
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, sau đó có thể yêu cầu HS
nêu cách đổi đơn vò đo của mình.
Bài 2:
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài
trước lớp.
-GV nêu vấn đề: Khi tính diện tích của
hình chữ nhật b có bạn HS tính như sau:
8000 x 2 = 16000m. Theo em bạn đó làm
đúng hay sai ? Nếu sai thì vì sao ?
-Như vậy khi thực hiện các phép tính với
các số đo đại lượng chúng ta phải chú ý điều
gì ?
Bài 3:
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

-HS lắng nghe.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một
cột, HS cả lớp làm bài vào VBT.
530dm
2
= 53000cm
2
13dm
2
29cm
2
= 1329cm
2
84600cm
2
= 846dm
2
300dm
2
= 3m
2
10km
2
= 10000000m
2
9000000m
2
= 9km
2
-VD: 530dm

2
= 53000cm
2
Ta có 1dm
2
= 100cm
2
.
Vậy 530dm
2
= 53000cm
2
-HS đọc.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
-Bạn đó làm sai không thể lấy 8000 x 2 vì
hai số này có hai đơn vò khác nhau là 8000m
và 2km. phải đổi 8000m = 8km trước khi
tính.
-Chúng ta phải đổi chúng về cùng đơn vò đo.
-GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của
các thành phố, sau đó so sánh.

-GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các
số đo đại lượng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
-GV gọi HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài. (Với HS kém
GV gợi ý cho các em cách tìm chiều rộng:

chiều rộng bằng 1 phần 3 chiều dài nghóa là
chiều dài chia thành 3 phần bắng nhau thì
chiều rộng bằng 1 phần như thế.)
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
-GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ
dân số là chỉ số dân trung bình sống trên
diện tích km
2
.
-GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101
SGK và hỏi:
+Biểu đồ thể hiện điều gì ?
+Hãy nêu mật độ dân số của từng thành
phố.
-GV yêu cầu HS tự trả lời hai câu hỏi của
bài vào VBT.
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm
của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà
làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
và chuẩn bò bài sau.
-HS đọc số đo diện tích của các thành phố
trước lớp, sau đó thực hiện so sánh:
Diện tích Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng.
Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có diện
tích lớn nhất.

-Đổi về đơn vò đo và so sánh như so sánh
các số tự nhiên.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
Bài tập
Chiều rộng của khu đất đó là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích của khu đất đó là:
3 x 1 = 3 (km
2
)
Đáp số: 3km
2
-HS lắng nghe.
-Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi:
+Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà
Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
+Hà Nội: 2952 người/km
2
, Hải Phòng:
1126 người/km
2
, thành phố Hồ Chí Minh:
2375 người/km
2
.
-HS làm bài vào VBT.
a). Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn
nhất.

b). Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh
gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng.
-HS cả lớp.
GIỚI THIỆU HÌNH BÌNH HÀNH
Tiết : 93 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
-Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
-Phân biệt được hình bình hành với các hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV vẽ sẵn vào bảng phụ (hoặc giấy khổ to) các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình
thang, hình tứ giác, hình bình hành.
-Một số hình bình hành bằng bìa.
-Thước thẳng (GV và HS).
-HS chuẩn bò giấy có kẻ ô vuông để làm bài tập 3.
-HS chuẩn bò 4 cần câu, mỗi chiếc dài 1m.
-GV đục lỗ ở các bìa hình học đã chuẩn bò và buộc dây qua các lỗ đó.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của
tiết 92.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
* Các em đã được học về các hình học
nào ?

-Trong giờ học này, các em sẽ được làm
quen với một hình mới, đó là hình bình
hành.
b).Giới thiêu hình bình hành.
-GV cho HS quan sát càc hình bình hành
bằng bìa đã chuẩn bò và vẽ lên bảng hình
bình hành ABCD, mỗi lần cho HS xem một
hình lại giới thiệu đây là hình bình hành.
c).Đặc điểm của hình bình hành:
-GV yêu cầu HS quan sát hình bình hành
ABCD trong SGK Toán 4 trang 102.
* Tìm các cạnh song song với nhau trong
hình bình hành ABCD.
-GV yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo
độ dài của các cạnh hình bình hành.
-GV giới thiệu: Trong hình bình hành
ABCD thì AB và CD được gọi là hai cạnh
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-Hình tứ giác, hình tam giác, hình chữ nhật,
hình vuông, hình tròn.
-HS lắng nghe.
-Quan sát và hình thành biểu tượng về hình
bình hành.
-HS quan sát.
* AB song song với DC, AD song song với
BC.
-HS đo và rút ra nhận xét hình bình hành
ABCD có 2 cặp cạnh bằng nhau là AB=DC,
AD=BC.

đối diện, AD và BC cũng được gọi là hai
cạnh đối diện.
* Vậy trong hình bình hành các cặp đối
diện như thế nào với nhau ?
-GV ghi bảng đặc điểm của hình bình hành.
-GV yêu cầu HS tìm trong thực tế các đồ
vật có mặt là hình bình hành.
-Nếu HS nêu cả các vật có mặt đều là hình
vuông và hình chữ nhật thì GV giới thiệu
hình vuông và hình chữ nhật cũng là các
hình bình hành vì chúng cũng có hai cặp
cạnh đối diện song song và bằng nhau.
d).Luyện tập – Thực hành:
Bài 1
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trong
bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.
* Hãy nêu tên các hình là hình bình hành ?
* Vì sao em khẳng đònh H.1, 2,5 là hình
bình hành ?
* Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình
bình hành ?
Bài 2
-GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và
hình bình hành MNPQ.
-GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối
diện của tứ giác ABCD, của hình bình hành
MNPQ.
* Hình nào có các cặp cạnh đối diện song
song và bằng nhau ?
-GV khẳng đònh: hình bình hành có các cặp

cạnh song song và bằng nhau.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS quan sát kó hai hình trong
SGK và hướng dẫn các em vẽ hai hình này
vào giấy vở ô li (hướng dẫn vẽ cách đếm ô).
-GV yêu cầu HS vẽ thêm vào mỗi hình 2
đoạn thẳng để được 2 hình bình hành.
-GV gọi HS lên vẽ trên bảng lớp và kiểm
tra bài vẽ trong vở HS.
-GV nhận xét bài vẽ của HS.
4.Củng cốø:
-GV tổ chức trò chơi câu cá.
+Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS tham gia.
+Mỗi đội được phát 2 cần câu.
* Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện
song song và bằng nhau.
-HS páht biểu ý kiến.
-HS quan sát và tìm hình.
* Hình 1, 2, 5 là hình bình hành.
*Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện
song song và bằng nhau.
* Vì các hình này chỉ có hai cặp cạnh song
song với nhau nên chưa đủ điều kiện để
thành hình bình hành.
-HS quan sát và nghe giảng.
* Hình bình hành ABCD có các cặp cạnh đối
diện song song và bằng nhau.
-HS đọc.
-HS vẽ hình như SGK vào VBT.

-HS vẽ và đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
-HS nghe GV phổ biến trò chơi.
-HS tham gia chơi.
+Các đội thi câu các miếng hình bình
hành.
+Trong cùng một thời gian đội nào câu
được nhiều cá hơn là đội thắng cuộc.
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bò bài tiết sau.
Tiết : 94 DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
-Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có
liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mỗi HS chuẩn bò 2 hình bình hành bằng giấy hoặc bìa như nhau, kéo, giấy ô li, êke.
-GV: phấn màu, thước thẳng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của
tiết 93.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này, các em sẽ cùng nhau

lập công thức tính diện tích hình bình hành
và sử dụng công thức này để giải các bài
toán có liên quan đến diện tích hình bình
hành.
b).Hình thành công thức tinh diện tích hình
bình hành
-GV tổ chức trò chơi lắp ghép hình:
+Mỗi HS suy nghó để tự cắt miếng bìa hình
bình hành mình đã chuẩn bò thành hai mảnh
sao cho khi ghép lại với nhau thì được một
hình bình hành.
+10 HS cắt ghép đúng và nhanh nhất được
tuyên dương.
* Diện tích hình chữ nhật ghép được như
thế nào so với diện tích của hình bình hành
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành cắt ghép hình. HS có thể cắt
ghép như sau:

-Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình
ban đầu ?
* Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.
-GV yêu cầu HS lấy hình bình hành bằng
hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình
bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường
cao của hình bình hành.
-GV yêu cầu HS đo chiều cao của hình
bình hành, cạnh đáy của hình bình hành và

so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài cùa
hình chữ nhật đã ghép được.
-Vậy theo em, ngoài cách cắt ghep1 hình
bình hành thành hình chữ nhật để tính diện
tích hình bình hành chúng ta có thể tính theo
cách nào ?
-GV: Diện tích hình bình hành bằng độ dài
đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vò đo.
Gọi S là diện tích hình bình hành , h là chiều
cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công
thức tính diện tích hình bình hành là:
S = a x h
c).Luyện tập – thực hành
Bài 1:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước
lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
-GV yêu cầu HS tự tính diện tích của hình
chữ nhật và hình bình hành, sau đó so sánh
diện tích của hai hình với nhau.
Bài 3:
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học
5. Dặn dò:

-Dặn dò HS về nhà ôn lại cách tính diện
tích của các hình đã học, chuẩn bò bài sau.
bình hành.
-HS tính diện tích hình của mình.
-HS kẻ đường cao của hình bình hành.
-Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng
của hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình
hành bằng chiều dài của hình chữ nhật.
-Lấy chiều cao nhân với đáy.
-HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình
bình hành.
-Tính diện tích của các hình bình hành.
-HS áp dụng công thức tính diện tích hình
bình hành để tính.
-3 HS lần lượt đọc kết quả tính của mình, HS
cả lớp theo dõi và kiểm tra bài của bạn.
-HS tính và rút ra nhận xét diện tích hình
bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.
-HS đọc.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
-HS cả lớp.
Tiết : 95 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
-Sử dụng công thức tính diện tích và chu vi của hình bình hành để giải các bài toán có liên
quan.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng thống kê như bài tập 2, vẽ sẵn trên bảng phụ.

III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
nêu quy tắc tính diện tích của hình bình
hành và thực hiện tính diện tích của hình
bình hành có số đo các cạnh như sau:
a).Độ dài đáy là 70cm, chiều cao là 3dm.
b). Độ dài đáy là 10m, chiều cao là 200cm.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong tiết học này, các em sẽ cùng lập
công thức tính chu vi của hình bình hành, sử
dụng công thức tính diện tích, chu vi của
hình bình hành để giải các bài toán có liên
quan.
b).Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD,
hình bình hành EGHK và hình tứ giác
MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi
tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
-Gv nhận xét sau đó hỏi thêm: những hình
nào có các cặp cạnh đối diện song song và
bằng nhau.
* Có bạn HS nói hình chữ nhật cũng là hình
bình hành, theo em bạn đó nói đúng hay
sai ? Vì sao ?

Bài 2:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Em hãy
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+Trong hình chữ nhật ABCD, có cạnh AB
đối diện với cạnh CD, cạnh AD đối diện với
cạnh BC.
+Trong hình bình hành EGHK, có cạnh EG
đối diện với cạnh KH, cạnh EK đối diện với
cạnh GH.
+Trong tứ giác MNPQ có cạnh MN đối diện
với cạnh PQ, cạnh MQ đối diện với cạnh
NP.
-Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành
MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song
và bằng nhau.
-Bạn đó nói đúng vì hình chữ nhật có 2 cặp
cạnh song song và bằng nhau.
-HS đọc.
nâu cách làm bài tập 2.
* Hãy nêu cách tính diện tích hình bình
hành.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
* Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế
nào ?
-Dựa vào cách tính chung đó chúng ta sẽ đi

tìm công thức tính chu vi của hình bình hành.
-GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD
như BT3 và giới thiệu: Hình bình hành
ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh
BC là b.
* Em hãy tính chu vi của hình bình hành
ABCD.
-Vì hình bình hành có hai cặp cạnh bằng
nhau nên khi tính chu vi của hình bình hành
ta có thể tính tổng của hai cạnh rồi nhân với
2.
-Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn
nào có thể đọc được công thức tính chu vi
của hình bình hành ?
* Hãy nêu quy tắc tính chu vi của hình bình
hành ?
-GV yêu cầu HS áp dụng công thức để tính
chu vi của hình bình hành a, b.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
-GV gọi HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học.

-HS trả lời.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
-Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.

-HS quan sát hình.
-HS có thể tính như sau:
 a + b + a + b
 (a + b) x 2
-HS nêu: P = (a + b) x 2
-HS nêu.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
a). P = (8 + 3) x 2 = 22(cm
2
)
b). P = (10 + 5) x 2 = 30(dm
2
)
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT.
Bài giải
Diện tích của mảnh đất đó là:
40 x 25 = 1000(dm
2
)
Đáp số: 1000dm
2
Độ dài đáy 7cm 14dm 23m
Chiều cao 16cm 13dm 16m
Diện tích hình bình hành 7 x 16 = 112 (cm
2
) 14 x 13 = 182 (dm
2

) 23 x 16 = 368 (m
2
)
5. Dặn dò:
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng
dẫn luyện tập thêm và chuẩn bò bài sau.
-HS cả lớp.
PHÂN SỐ
Tiết : 96 PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
-Biết đọc, biết viết phân số.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn đònh:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của
tiết 95.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều
trường hợp mà chúng ta không thể dùng số
tự nhiên để biểu đạt số lượng. Ví dụ có một
quả cam chia đều cho bốn bạn thì mỗi bạn
nhận số lượng cam là bao nhiêu ? Khi đó ta

phải dùng phân số. Bài học hôm nay giúp
các em làm quen với phân số.
b).Giới thiệu phân số:
-GV treo lên bảng hình tròn được chia
thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần
được tô màu như phần bài học của SGK.
-GV hỏi:
* Hình tròn được chia thành mấy phần
bằng nhau ?
* Có mấy phần được tô màu ?
-GV nêu:
* Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau,
tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần
sáu hình tròn.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn
-HS lắng nghe.
-HS quan sát hình.
-HS trả lời.
-6 phần bằng nhau.
-Có 5 phần được tô màu.
-HS lắng nghe.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×