Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giao an bài 24 lich su 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.79 KB, 8 trang )

BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC
THẾ KỶ XVI – XVIII
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hiểu:
- Ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới phản ánh
thực trạng của xã hội đương thời.
- Vai trò vị trí của các tôn giáo cũ cũng đã có sự thay đổi . Bên cạnh đó xuất
hiện một tôn giáo mới: Thiên Chúa giáo.
- Văn học nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của các thế
kỷ trước, trong lúc đó một trào lưu văn học – nghệ thuật dân gian hình thành và phát
triển làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.
- Khoa học – kỹ thuật cũng có những chuyển biến mới.
- Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân .
- Bồi dưỡng niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao
động, một khi dân trí tăng cao.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá những thành tựu văn hóa.
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Bài học này được thiết kế theo chuỗi hoạt động của mô hình trường học mới
gồm: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. Hoạt
động khởi động vừa khởi lại những kiến thức đã biết và tạo mâu thuẫn nhận thức
cho học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt (kết nối) với nội dung kiến thức mới mà học
sinh cần tìm hiểu của bài học, đó là: Tình hình văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ
XVI – XVIII có những thay đổi như thế nào so với tình hình văn hóa của Đại Việt
trong các thế kỉ X – XV về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa
học kĩ thuật....Trong bài học giáo viên cần vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh nhằm đặt mục tiêu được đặt ra.
II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Với đặc trưng nổi bật hời kì lịch sử VN trong các thế kỉ XVI- XVIII là thời kì


đất nước bị chia cắt, khác thời kì phát triển từ X- XV, những biến động và thăng
trầm của lịch sử về mặt chính trị đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế, văn hóa,
xã hội...Vậy cụ thể của sự thay đổi đó như thế nào? Văn hóa VN thời kì này có gì
nổi bật. Bằng một số câu hỏi gợi mở đó nhằm kích thích sự tò mò, lòng khát khao
mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ởhoạt động hình thành kiến thức mới của
bài học.
2. Phương thức:
- GV Cho HS chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”. Cụ thể như sau:


- Giáo viên đưa ra một số tranh ảnh, câu hỏi về văn hóa trong các thế kỉ XVI
– XVIII và yêu cầu HS cả lớp tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi:

+Câu 1: Những hình ảnh này gợi cho em nhớ đến tôn giáo nào?
+ Câu 2: Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta trong khoảng thời gian
nào?
3. Gợi ý sản phẩm:
+ Câu 1: Thiên chúa giáo.
+ Câu 2: Trong các thế kỷ XVI – XVIII, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào
nước ta.
- Trò chơi kết thúc, GV giới thiệu sơ lược về Đạo thiên chúa và sự truyền bá
của nó vào VN. Đây là một trong những nét mới của văn hóa Việt Nam trong các
thế kỷ XVI – XVIII. Vậy cùng với sự chuyển biến về tư tưởng, tôn giáo thì văn hóa
Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đầy biến động và thăng trầm này còn có những
chuyển biến gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Về tư tưởng, tôn giáo :
1. Mục tiêu: Trình bày được vai trò, vị trí của các tôn giáo trong các thế kỉ
XVI- XVIII
2. Phương thức:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc với phiếu học tập.
- Thời gian: 3 phút 30 giấy
- Nội dung PHT:.
Câu 1: Nêu tình hình Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII.
Câu 2: Trong các thế kỷ XVI – XVIII, tôn giáo nào được truyền bá vào nước ta và bằng con
đường nào? Cùng với sự truyền giáo của tôn giáo này, loại chữ nào đã được sáng tạo?
Câu 3: Tình hình tín ngưỡng dân gian ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII như thế nào?
Câu 4: Tại sao trong các thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo bị suy yếu?


- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- HS làm việc xong, Gv chốt ý, bổ sung và cho HS xem các hình ảnh liên quan.
- GV sử dụng hình ảnh về Alexandre de Rhode và hình ảnh về cuốn từ điển Việt –
Bồ - Latinh để giới thiệu về việc ông truyền bá đạo Thiên chúa và sáng tạo ra chữ
quốc ngữ.
3. Gợi ý sản phẩm:
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
- Nho giáo suy thoái, các trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật , đạo giáo có điều kiện khôi phục lại.
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá và ngày càng ảnh hưởng rộng rãi,bên cạnh tín
ngưỡng truyền thống. Chữ quốc ngữ theo mẫu tự latinh được sáng tác.
=> Làm cho đời sống tín ngưỡng của nhân ngày càng phong phú.
* Nguyên nhan Nho giáo suy yếu:
+ Do tình hình chính trị xã hội bất ổn
+ Do kinh tế hàng hóa phát triển.
II. Về giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật
1. Mục tiêu: So với thế kỉ X – XV, giáo dục Việt Nam giai đoạn XV – XVIII có
điểm gì mới ? Nêu những điểm mới trong văn học thế kỉ XVI – XVIII? Kể tên một
số tác phẩm và tác giả thơ Nôm nổi tiếng? Sự phát triên các loại hình nghệ thuật

kiến trúc - điêu khắc Việt Nam thời kì này. Những thành tựu về KHKT mà VN đã
đạt được, ưu điểm và hạn chế
2. Phương thức:
- GV yêu cầu HS đọc SGK, kế hợp nghiên cứu tài liệu, và thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Hoàn thành bảng thông kê về tình hình giáo dục của nước ta trong các
thế kỷ XVI – XVIII.
+ Nhóm 2: Hoàn thành bảng thông kê về tình hình văn học của nước ta trong các thế
kỷ XVI – XVIII.
+ Nhóm 3: Hoàn thành bảng thông kê về các loại hình nghệ thuật của nước ta trong
các thế kỷ XVI – XVIII.
+ Nhóm 4: Hoàn thành bảng thông kê về thành tự khoa học – kỹ thuật của nước ta
trong các thế kỷ XVI – XVIII.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Khi HS hoàn thành bảng thống kê, GV nhận xét và đưa ra các câu hỏi để cả lớp
cùng trả lời:
+ Em có nhận xét gì về giáo dục nước ta trong giai đoạn, có điểm gì mới so với giai
đoạn trước?
+ Văn học nước ta giai đoạn này có gì khác với giai đoạn thế kỷ X – XV?
+ GV cho HS giới thiệu về chùa Bổ Đà.


+ Em có nhận xét gì về khoa học – kỹ thuật của nước ta trong các thế kỷ XVI –
XVIII, có ưu điểm, hạn chế gì?
3. Gợi ý sản phẩm
* Về giáo dục:
Thời kỳ
Nhà Mạc

Tình hình giáo dục

Tiếp tục tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại

Thời đất nước bị
chia cắt

- Ở Đàng Ngoài: Nho học tiếp tục phát triển nhưng số người đi
thi và đỗ đạt ít..
- Ở Đàng Trong: năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi, nội
dung Nho học nhưng sơ lược.

Tây Sơn

chấn chỉnh giáo dục, trọng dụng chữ Nôm, đưa văn th ơ Nôm
vào nội dung thi cử

=> Hạn chế: Các bộ môn khoa học tự nhiên không được xem trọng
* Văn học:
Thể loại
Tình hình văn học
văn học
Văn học
giảm sút.
chữ Hán
Văn học phát triển mạnh nhiều tác giả ,tác phẩm n ổi tiếng: Nguy ễn
chữ Nôm Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ …
Văn học nở rộ với nhiều thể loại phong phú , mang đậm tính dân t ộc và
dân gian giàu tính dân gian.
* Nghệ thuật
Thể loại


Thành tựu

Tiếp tục phát triển mạnh, có nhiều thành tựu lớn: (chùa
Kiến trúc, điêu khắc Thiên Mụ, chùa Tây Phương, tượng Phật Bà chùa Bút
Tháp….).
Hình thành và phát triển, trình độ nghệ thuật còn đ ơn
Nghệ thuật dân gian
giản.
Phát triển: tuồng, chèo…. Bên cạnh đó, hình thành các làn
Sân Khấu
điệu dân ca địa phương....
* KHKT
Lĩnh vực
Sử học
Địa lí
Quân sự
Triết học

Thành tựu
Ô châu Cận lục, Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại
Việt sử kí tiền biên, Thiên Nam lục ngữ (chữ Nôm)
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
Hổ trướng khu cơ
Thơ, sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn


Y học
Kĩ thuật

Bộ sách y của Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác

Đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà
HS đã được lĩnh hội trong bài: Những thay đổi về vị trí, vai trò c ủa các tôn giáo
ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII. Sự phát triển của giáo dục và văn h ọc.
Thành tựu nổi bật về nghệ thuật và KHKT
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ y ếu cho làm
việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có th ể trao đổi v ới bạn ho ặc th ầy, cô
giáo:
3. Gợi ý sản phẩm
1. Lập bảng so sanh về vai trò và vị trí của các tôn giáo trong các thế kỉ XVIXVIII với thế kỉ X- XV
Tôn giáo
trong các thế kỉ X - XV
Trong các thế kỉ XVI-XVIII
Phật giáo,
- Từ thế kỉ X- XIV Phật
- Phật , đạo giáo có điều kiện
đạo giáo
giáo chiếm vị trí đặc biệt khôi phục lại.
quan trọng
- Cuối thế kỉ XIV Phật
giáo, đạo giáo suy yếu
Nho giáo
- Từ thế kỉ X – XIV ,Là hệ
- Nho giáo suy thoái, các trật
tư tưởng chính của giai
tự phong kiến bị đảo lộn.
cấp phong kiến, song

trong nhân dân ảnh
hưởng còn ít
- Cuối thế kỉ XIV nho giáo
chiếm vị trí độc tôn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để
giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
- Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản
sắc văn hóa dân tộc. Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc ở địa phương em?
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS:


Với vai trò là một công dân em hãy nêu trách nhiệm của bản thân trong việc
giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc? Em hãy nêu một ví dụ về
hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Với vai trò là một công dân em hãy nêu trách nhiệm c ủa bản thân trong vi ệc
giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Tiếp tục lưu giữ và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc
+ Tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa tiến bộ từ bên ngoài và loại bỏ
những yếu tố văn hóa tiêu cực.
+ Hòa nhập nhưng không hòa tan.
+ Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết.
- Ví dụ: Tổ chức thi hát quan họ, tổ chức lễ hội tại các đình chùa.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm công trình
nghệ thuật, các tác giả, tác phẩm văn học có liên quan đ ến bài h ọc
1. Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài h ọc nh ư: Chùa Dâu, chùa Ph ật

tích (Bắc Ninh), Tương La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa B ổ Đà....
2. Sưu tầm tác phẩm cuả các tác giả: Nguy ễn Bỉnh Khiêm, Đaò Duy T ừ...
- GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các n ội dung d ưới
đây để tìm hiểu.
- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)
- HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phảm cho bạn, tr ưng bày,
triển lãm sản phẩm, gửi thư điện tử…
- Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…


Alexandre de Rhode

Alexandre de Rhode


Chữ quốc ngữ thời kì phôi thai



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×