Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận xã hội học gia đình và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.42 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH.............................................1
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRUNG TÂM...........................................................1
1. Giới thiệu địa bàn.................................................................................................1
2. Quá trình hình thành Trung tâm dạy nghề.......................................................2
3. Đối tượng...............................................................................................................2
4. Mục tiêu cơ sở.......................................................................................................2
II. CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG, ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRUNG TÂM....................2
1. Các hoạt động và kết quả....................................................................................2
2. Định hướng cho các hoạt động về sau:...............................................................4
3. Tổ chức nhân sự cơ sở:........................................................................................4
III. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.......................................................4
1. Thuận lợi...............................................................................................................5
2. Khó khăn...............................................................................................................5
PHẦN II: PHẦN PHÚC TRÌNH............................................................................6
I:THAM VẤN CÁ NHÂN.......................................................................................6
Buổi thứ nhất............................................................................................................6
Buổi thứ hai............................................................................................................12
II: THAM VẤN GIA ĐÌNH...................................................................................19
1.TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH............................................................................20
a) Hoàn cảnh gia đình............................................................................................20
b) Tóm tắt vấn đề của gia đình:............................................................................20
c) Các dịch vụ, nguồn lực sẳn có:..........................................................................20
II: NỘI DUNG PHÚC TRÌNH..............................................................................20
Phúc trình lần thứ nhất.........................................................................................20
Phúc trình buổi thứ hai..........................................................................................24
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH....................................29
1.KẾT LUẬN..........................................................................................................29
2. Đánh giá quá trình thực hành...........................................................................29
a) Thuận lợi.............................................................................................................29


b) Mặt hạn chế, tồn tại...........................................................................................30

1


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ. Trong suốt quá trình thực hành em nhận được sự quan tâm, chia sẽ kinh
nghiệm và hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên bộ môn và em xin gửi lời cảm ơn
tới cô Vũ Thị Minh Phương đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong quá trình đi thực
tế và viết báo cáo. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến trung tâm dạy nghề cho Người
khuyết tật và Trẻ mồ côi TP Hồ Chí Minh, tới anh Trần Quốc Thảo là đối tượng mà
em nghiên cứu trong thực hành tham vấn cá nhân lần này, đồng thời xin gửi lời cảm
ơn tới chị Nguyễn Thị Hoa đả chia sẽ vấn đề em hoàn thành bài báo cáo này. Trong
quá trình thực hành không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn và rút ra được kinh
nghiệm trong những lần sau. Em xin chân thành cảm ơn.

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
* Nơi thực hành: Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP Hồ
Chí Minh.
* Địa chỉ: Ấp 6, xã Xuân Thới Thượng,huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
* ĐT: (08)37136273 Fax: 08.37137912 * Email:
* Cơ quan chủ quản: Hội bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi TP Hồ Chí Minh.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRUNG TÂM
1. Giới thiệu địa bàn
Hóc Môn – cái tên thường được gắn liền với 18 thôn vườn trầu, nơi đã ghi dấu bao
chiến tích oanh liệt, công lao to lớn của những người anh hùng yêu nước cũng như
bao trận chiến khốc liệt nhưng hào hùng của nhân dân ta.
2



Sau ngày thành phố được giải phóng( 30/4/1975), Hóc Môn là một trong sáu huyện
ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 16 xã và 01 thị trấn. Từ ngày
01/4/1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả thành phố,
huyện Hóc Môn tách ra 07 xã để thành lập quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã
và 01 thị trấn.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, Hóc Môn đang dần đổi mới.
Cuộc sống của người dân cũng ngày càng ổn định và phát triển. Tuy nhiên, với
những khó khăn nhất định về địa hình, điều kiện tự nhiên, nhưng bất lợi trong xã
hội, không phải ai ai nơi đây cũng có cuộc sống sung túc, an nhàn. Đâu đó vẫn còn
rất nhiều hoàn cảnh khó khăn và nó như một lẽ rất tự nhiên của cuộc sống.
2. Quá trình hình thành Trung tâm dạy nghề
* Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Thành Phố Hồ Chí Minh
được thành lập theo quyết định số 5495/QD-UB ngày 18/12/2003 của Ủy Ban
Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trung Tâm được xây dựng trên vùng đất với
diện tích 02 ha. Lễ khởi công xây dựng ngày 22/5/2004 và khánh thành trung tâm
vào ngày 29/8/2009.
* Năm đầu tiên (2006) trung tâm chỉ tiếp nhận được hơn 80 học viên, nhưng đến
nay đã duy trì sĩ xuyên số học viên thường lên đến 140 người và đã đào tạo ra nghề
gần 1577 em, trong đó có 1230 em có việc làm.
* Trong các năm hoạt động Trung tâm đạt được nhiều bằng khen của Ủy Ban Nhân
Dân Thành phố Hồ Chí Minh và của Hội Bảo Trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt
Nam
3. Đối tượng
* Đối tượng chính là các bạn bị khuyết tật (vận động, khiếm thính, khiếm thị) tuổi
từ 15 đến 35 tuổi và các bạn mồ côi tuổi từ 15 đến 24 tuồi ở thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh
4. Mục tiêu cơ sở
* Trung tâm tạo điều kiện tốt nhất để các học viên ở mọi miền đất nước được học

nghề, giúp học viên có nghề nghiệp ổn định tự lo bản thân, cơ hội hội nhập xã hội,
góp phần xây dựng đất nước.
II. CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG, ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRUNG TÂM
3


1. Các hoạt động và kết quả
Trung tâm tổ chức dạy các lớp nghề ngắn hạn và phù hợp với người khuyết tật và
giúp học viên tìm việc làm.
* Hiện tại Trung tâm đang nuôi dưỡng và dạy nghề miễn phí cho 130 học viên với
các ngành nghề như Trung cấp kế toán, kim hoàn, may công nghiệp, sữa điện thoại
di động, điện gia dụng- điện cơ, tin học văn phòng, khởi sự kinh doanh, làm hoa đất
sét, tranh ghép gỗ …. Từ tháng 6/2013, được sự giúp đỡ về trang thiết bị của các tổ
chức quốc tế, trung tâm đã khai giảng các lớp tin học cho người khiếm thị và lớp
tin học nâng cao (học viên được học các ứng dụng như corell, poingepoin, photo
shop)
* Các lớp học được tổ chức theo hình thức cuốn chiếu nên học viên được tiếp nhận
liên tục trong năm không bị giới hạn về thời gian khai giảng khóa học. Các học
viên sẽ được học nghề, được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe miễn phí và được trao
tặng những suất học bổng với các giá trị khác nhau.
* Hoạt động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng: trung tâm còn thường xuyên
phối hợp với các tổ chức tình nguyện của sinh viên trong và ngoài nước đến để tổ
chức các buổi sinh hoạt vui chơi tập thể, tổ chức các buổi dã ngoại sinh hoạt ngoài
trời, đi du lịch, tắm biển.
* Các lớp học ngoại khóa cũng được đặc biệt chú trọng, tùy vào năng khiếu và sự
lựa chọn các em sẽ được học ngoại khóa các lớp võ tự vệ, vẻ hội họa, bóng bàn, bơi
lội. Không chỉ dừng lại ở học để giải trí, các em còn dự thi đạt được các giải thể
thao dành cho người khuyết tật ở trong nước và quốc tế. Trung tâm còn có sân thể
thao đa năng để ngoài giờ học, học viên được tham gia tập luyện cầu lông, bóng
chuyền, bóng rổ.

* Hỗ trợ trị liệu và trợ cụ: nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, các
em còn được khám và giải phẩu chĩnh hình, được cấp xe lăn. Phòng tập vật lý trị
liệu cũng đã được xây dựng với đầy đủ trang thiết bị tập luyện chân, tay, cổ, sống
lưng…giúp các em tập luyện phục hồi chức năng.
* Ngoài việc dạy học trung tâm còn dạy cho các em kỹ năng sống, những kinh
nghiệm quý giá để có thể sống tự lập, và trở thành một thành viên có ích cho xã
hội.
* Trung Tâm thường xuyên nhờ các đơn vị truyền thông, đài truyền hình, các báo
đài giúp đỡ phát sóng chương trình về Trung tâm, trung tâm gửi thư thông báo
chiêu sinh các lớp nghề hàng tháng đến các phòng lao động thương binh xã hội và
4


các tổ chức xã hội các quận huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận kèm theo
hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký nhập học.
2. Định hướng cho các hoạt động về sau:
Trong tương lai Trung tâm sẽ tiếp tục mở một Trung tâm thực hành để sau khi các
em học nghề sẽ có điều kiện thực hành, làm việc tại Trung tâm, bên cạnh đó những
sản phẩm làm ra sẽ được bán ra thị trường tạo thu nhập để bổ sung vào kinh phí
hoạt động của Trung tâm.
3. Tổ chức nhân sự cơ sở:
Nhân sự chuyên môn có 26 người bao gồm:
- Đại học: 08 người
- Cao đẳng: 03 người
- Trung cấp: 04 người
- Ngoài ra, giáo viên dạy nghề thỉnh giảng: 11 người
* Nhiệm vụ: Số lượng cán bộ, nhân viên của trung tâm hiện nay là 26 người trong
đó:
* Giám đốc: 01 người, phụ trách chung và trực tiếp phụ trách phòng Đào tạo,
phòng Kế toán, thư viện, kho

* Phó Giám đốc: 01 PGĐ phụ trách phòng Hành chính, bếp ăn, bộ phận y tế, tạp vụ
* Trợ lý Giám đốc: 01 người phụ trách cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường, tổ
Bảo vệ, tổ Cơ điện, bộ phận làm vườn, tài xế.
* Các bộ phận trực thuộc gồm: Phòng Đào tạo (06 người, trong đó tổ Quản sinh 04
người), phòng Kế toán (02 người), phòng Hành chính (01 người), bếp ăn (02
người), y tế (01 người), tổ Bảo vệ (04 người), tổ Cơ điện (02 người), làm vườn (01
người), tài xế (01 người), thư viện (01 người), kho (01 người), tạp vụ (01 người).
* Với đội ngũ nhân viên 50% là cán bộ hưu trí từng là Hiệu trưởng và giáo viên nên
có đủ kinh nghiệm và nhiệt huyết, cộng với trung tâm còn có 5 nhân viên chuyên
ngành công tác xã hội. Đảm bảo trung tâm sẽ giúp đỡ cho các em rất nhiều từ tâm
lý, nghề nghiệp, giúp đỡ các em phẩu thuật, các em sẽ vững vàng hơn sau khóa
học, vững vàng hòa nhập vào cộng đồng bắt đầu cuộc sống.
5


III. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Qua những lần tiếp xúc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, bản thân nhận thấy
1. Thuận lợi
* Được sự quản lý, quan tâm của Hội bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi TP
Hồ Chí Minh và UBND huyện Hóc Môn.
* Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm.
* Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tích cực, tận tâm, yêu thương các học viên
như chính con cái của mình.
* Không gian yên tĩnh, khu dân cư không quá phức tạp, tạo điều kiện thuân
lợi cho việc học tập và phát triển của các học viên.
* Trung tâm là một ngôi nhà nhỏ, nên tăng tính tương tác, tình cảm giữa các
thành viên. Có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
* Các học viên trong trung tâm thân thiện, quý mến nhau.
2. Khó khăn
* Nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

* Trung tâm không nằm ở vị trí trung tâm nên giảm đi sự biết đến của nhiều người
và nhiều nguồn hỗ trợ.
* Môi trường tập thể nên không tránh khỏi các xung đột, cãi nhau, thiếu đoàn kết.
* Một số trường hợp tính đoàn kết chưa cao, gây khó khăn cho các Cô thầy trong
công tác quản lý học viên của trung tâm.

6


PHẦN II: PHẦN PHÚC TRÌNH
I:THAM VẤN CÁ NHÂN
Buổi thứ nhất.
Họ tên đối tượng: Trần Quốc Thảo
Tuổi: 24
Giới tính: Nam
Địa điểm thực hiện: Trung tâm Dạy Nghề Cho Người Khuyết Tật Và Trẻ Mồ Côi
Thành Phố Hồ Chí Minh vào lúc 16 giờ ngày 17 tháng 11 năm 2015
Phúc trình lần thứ: Nhất
Mục tiêu cuộc phúc trình: Làm quen và thu thập thông tin về thân chủ
Người thực hiện: Mạch Văn Đức
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Cảm xúc kỹ năng
Nhận xét của
sinh viên sử dụng
cán bộ hướng
dẫn hoặc kiểm
huấn viên
TVV: Chào anh, mời anh ngồi
TC: Ừ, được rồi, em ngồi đi
TVV: dạ, em tên là Đức em là sinh viên

năm 3 trường đại học lao động xã hội.
Hôm nay em rất vui khi được gặp gỡ và trò
chuyện cùng anh.
TVV: Anh có thể giới thiệu một vài thông
tin về mình cho em biết cũng như thuận
tiện hơn trong quá trình giao tiếp.
TC: Ờ.. anh tên là Thảo, anh sinh năm
1992 và quê ở Tây Ninh.
TVV: Dạ vâng, anh Thảo trước khi chúng
ta bắt đầu trò chuyện thì em cũng xin nói
về nguyên tắc bảo mật thông tin của thân
chủ trong tham vấn. Mọi thông tin cá nhân
của anh chia sẽ với em sẽ được giữ bí mật,
và không tiết lộ khi chưa được sự cho phép
của anh, tuy nhiên trong trường hợp đặc
biệt khi tính mạng của thân chủ hay người
khác bị đe dọa, khi được gọi ra tòa chất
vấn thì có thể trao đổi với cá nhân hay cơ
quan có liên quan mà không cần sự chấp
thuận của anh theo quy định của pháp luật.
TVV: Và trong quá trình làm việc nếu có
7


gì thăc mắc hay không hài lòng anh có thể
trao đổi trực tiếp với em.
TC: Ừ, được rồi anh hiểu rồi ,anh sẽ cố
gắng giúp đỡ hết mình.
TVV: Gia đình anh Thảo thì có mấy anh
chị em, và anh là con thứ mấy vậy?

TC: Gia đình anh thì có 5 anh chị em, anh Kỹ năng tạo lập
là con út em.
mối quan hệ, kỹ
TVV: Dạ vâng, ba mẹ anh ở nhà vẫn khỏe năng lắng nghe
và cuộc sống vẫn tốt chứ?
TC: Ừ, nhà anh thì cũng khó khăn, ba mẹ
anh thì cũng bình thường em, vẫn lao
động, làm việc trang trải cuộc sống được.
TVV: Anh có thể cho em biết là anh đến
trung tâm được bao lâu rồi ạ?
TC: Ừ, anh vào được khoảng 8 tháng rồi
TVV: Vậy vì sao mà anh biết đến trung
tâm này vậy?
TC: Anh biết trên mạng , trong một lần tìm
việc trên mạng.
TVV: Dạ rồi, anh thấy cơ sở vật chất ở đây
như thế nào, liệu có tốt, có đảm bảo không
ạ?
TC: Ừm, cơ sở vật chất thì cũng tốt, nói
chung là đảm bảo. Ở đây thì củng có
phòng y tế, có phòng thực hành, nói chung
mọi thứ tốt.
TVV: Dạ vâng, anh Thảo thấy môi trường
ở đây thế nào ? mọi người có thân thiện,
hòa đồng, giúp đỡ nhau không anh?
TC: Ừm, nhìn chung thì cũng khá hòa
đồng, cũng thân thiện với nhau.
TVV: Và hiện tại anh đang theo học lớp gì
tại trung tâm vậy?
TC: Hiện tại anh đang học lớp tin học văn

phòng em, còn khoảng 1 tháng rưỡi nửa là
kết thúc.
TVV: Dạ vâng, vậy sau khi kết thúc khóa
học anh có hoc them gì nữa không?
TC: Anh tính học them lớp điện nửa em.
TVV: Dạ, vậy cũng được anh, còn giờ học
8


của anh như thế nào ạ? Có cân đối, đảm
bảo không ạ.
TC: Ừ, anh thì học vào thứ 3,5 và 6. Buổi
sáng thì 6h30 dậy ăn sáng tới 7h30 thì học
em, học tới 11h thì nghĩ ăn trưa, còn chiều
thì học từ 13h30 tới 16h chiều em.
TVV: Dạ, anh học vậy rồi những khoảng
thời gian rảnh anh thường làm gì ?
TC: Ừm, anh thì thời gian rảnh thường
chơi game, đôc truyện, tiểu thuyết, thời
gian vui chơi là từ 20h tới 10h em, sau đó
mới đi ngủ.
TVV: Anh chơi game vậy nó có ảnh hưởng
tới việc học, sức khỏe của anh không?
TC: Ừ, anh chơi vui thôi chứ không có
nghiện, thời gian rảnh cũng đâu biết làm gì
đâu.
TVV: Dạ, anh ở trong ký túc của trung tâm
vậy phòng anh có bao nhiêu người và quan
hệ trong phòng tốt chứ?
TC: Ờ, phòng anh có 9 người em, mọi

người trong phòng rất vui vẻ, thân thiện
với nhau.
TVV: Dạ, vậy anh ở đây thấy có khó
khăn ,bất cập gì không ạ?
TC: Ừm, hầu như là không có em, mọi thứ
đều tốt chỉ có điều là thời gian học thì hơi
ít nên muốn thời gian học nhiều hơn.
TVV: Dạ rồi, anh ở trung tâm thì gia đình,
bạn bè có tới thăm anh, động viên anh
không ạ?
TC: Không có em, gia đình ở tây ninh thì
cũng gần nhưng ba mẹ có công việc ở nhà,
với lai không có điều kiện nửa nên không
lên thăm anh được, còn bạn bè thì nghĩ
chơi anh hết rồi nên không ai tới thăm anh
cả, lâu lâu thì anh về nhà thôi, đôi khi cũng
buồn, cung chạnh lòng.
TVV: Dạ, em hiểu được điều đó, mình
cũng thông cảm cho ba mẹ thôi anh, và
thường thì bao lâu anh về nhà một lần anh.
9


TC: Anh thì khoảng 1,2 tháng về lần,
thường là chiều thứ 6 sau khi anh học xong
và tới sáng thứ 2 tuần sau thì anh lên học.
TVV: Dạ, lâu lâu về nhà thăm ba mẹ cho
ba mẹ bớt nhớ, trông ngóng anh. Và mình
ở đây có được ra ngoài đi chơi không anh
Thảo?

TC: Lâu lâu thì cũng được ra ngoài chơi
em, thường là cuối tuần, chủ yếu là ra
ngoài mua đồ cá nhân, đi chợ em, và phải
đi trong giờ quy định, nếu đi quá giờ sẽ bị
nhắc nhở .
TVV: Dạ vâng, trước giờ anh đả lần nào bị
nhắc nhở vì đi vào trễ chưa ạ?
TC: Anh chưa bị nhắc nhở vì đi ra ngoài
quá giờ quy định em, tại anh cũng không
có đi đâu nhiều , với lại mình vào đây thì
phải thực hiện theo quy định của trung tâm
em, trung tâm đả tạo điều kiện cho mình
thì mình cố gắng học tập, chấp hành nội
quy.
TVV: Anh có thể cho em biết là ngày trước
anh học tới lớp mấy thì nghĩ, và tại sao anh
lại nghĩ không?
TC: Ừ, ngày trước thì anh học tới lớp 12
thì anh nghĩ học, tại ngày học cấp 2 thì anh
có nhiều bạn chơi chung, chơi thân với
nhau, nhưng lên cấp 3 thì dần dần bạn bè
anh xa lánh anh, kỳ thị anh, và nghĩ rằng
anh bị như thế này thì không xứng để chơi
với bọn nó, không ai them chơi, không
cùng đẳng cấp em. Rồi anh cũng có đi chơi Kỹ năng lắng nghe
với một đám đàn anh hơn anh 1,2 tuổi thì
lúc đầu bọn nó cho chơi chung nhưng sau
này thì bọn nó không cho chơi chung vì sợ
bị mất mặt, bị quê khi đi chơi cùng anh.
Anh chán nản ,buồn quá, cảm thấy mình bị

kỳ thị, thấy người ta không tôn trọng mình
nên anh đả nghĩ học.
TVV: Tại sao lúc đó anh không giải thích
cho họ hiểu, và tiếp tục đi học mà anh lại
10


quyết định bỏ học như vậy?
TC: Anh lúc đó không nghĩ được gì nữa
em ơi, anh nghĩ là họ không muốn chơi với
anh vì kỳ thị anh, cả trường bao nhiêu
người mà chỉ có mình an hbi5 như thế này,
anh thấy thiệt thòi, chạnh lòng không
muốn học nữa, và nhiều lúc anh cũng nghĩ
quẫn và muốn bỏ nhà đi em, nhưng rồi
nghĩ tới ba mẹ nên anh thôi, nhưng anh
không học trong môi trường đó được, họ
nhìn anh với con mắt không giống người
bình thường.
TVV: Dạ vâng, em hiểu cảm xúc của anh
lúc này, em nghĩ rằng nhiều người trong
hoàn cảnh của anh cũng hoang mang, và
bế tắc và có những quyết định như vậy,
nhưng như thế không có nghĩa là chấp
nhận, là buông xuôi, mà em tin rằng anh sẽ
làm được, sẽ vượt qua được nỗi đau này để
vươn lên và khẳng định giá trị của bản
thân.
TC: Ừm, anh cũng biết vậy, anh cũng đang
cố gắng đây em.

TVV: Vâng, cố gắng lên anh, ông trời
không phụ lòng người đâu.
TC: Mà em học ngành này là ngành gì vậy,
ra trường làm gì được, làm ơ đâu em?
TVV: Dạ, em học ngành công tác xã hội
anh, ra trường có thể làm ở các trung tâm,
mái ấm, ở trường học, bệnh viện, ở ban
phòng, sở lao động thương binh xã hội
anh, nhưng quan trọng là tùy thuộc vào
khả năng của mình nữa anh.
TC: Ừm ,anh nghĩ là những người học
ngành này cần có cái tâm nhỉ?
TVV: Em cũng không biết anh, nhưng theo
em thì cũng có một phần nào đó, học cũng
cần yêu nghề, có tâm , yêu thương con
người và muốn giúp ích, làm gì đó cho con
người, cho xã hội anh.
TC: Ừ, anh cũng nghĩ vậy, học xong em ở

Kỹ năng thấu hiểu
Kỹ năng đặt câu
hỏi gợi mở

Kỹ năng chia sẽ
bản thân

11


đây làm hả?

TVV: Dạ, em cũng chưa biết anh, còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
TC: Ừm, mà em quê ở đâu vậy, có hay về
nhà không?
TVV: Em ở Thanh hóa anh, em một năm
về được một lần à. Tết em mới về anh.
TC: Ừ, rang thôi em, nhà xa mà, rồi có nhớ
nhà không.
TVV: Cũng một chút anh, tại em ở trong
này có ba nữa.
TC: Ừm, cũng được.
TVV: Anh ở đây thì lễ tết cũng được trung
tâm hỗ trợ, cho quà đúng không?
TC: Ừ, ngày tết thì cho quà em, lâu lâu thì
tổ chức cho đi chơi như đầm sen, suối tiên
rồi mới đây tổ chức trung thu cho đi chơi
nữa.
TVV: Vậy cũng tốt rồi anh, lâu lâu đi chơi
cho thoải mái, mình củng cảm thấy được
quan tâm một chút, mình cũng bớt chạnh
lòng.
TC: Ừm, đúng rồi em, mình ở trong này
suốt ngày ăn với học, rồi ngủ, chơi game
thôi, nên cũng chán với lại không có ai tới
thăm nên đôi khi buồn lắm.
TVV: Dạ, vâng em hiểu điều đó mà, là con
người mà mình có cảm xúc, có niềm vui,
có nỗi lòng của mình chứ, nên giờ anh cứ
cố gắng học tập, rèn luyện bản thân sau
này học xong rồi tìm kiếm cho mình một

công việc ổn định, rồi lo cho bản thân cho
gia đình nữa chứ.
TC: Hihi, anh cũng mong là vậy em, học
cũng sắp xong rồi, anh cũng đang cố gắng
đây, học xong thì trung tâm có giới thiệu
việc làm cho mình, nên cũng được.
TVV: Dạ, vậy cũng tốt rồi anh, cũng yên
tâm mà học. Mà cũng tới giờ em phải về
rồi, còn để cho anh nghĩ ngơi nữa, em cảm
ơn anh vì đả chia sẽ, trao đổi cùng em, và
12


hẹn anh trong buổi sau.
TC: Ừm ,không có gì em, thứ 5 em tới nửa
phải không?
TVV: Dạ, đúng rồi anh, hẹn gặp lại anh
vào thứ 5 tới ạ.
TC: Ừ, được rồi, em về nha
TVV: Dạ, tạm biệt anh .

- Những kết quả đạt được: Thu thập được thông tin về trung tâm, tạo lập
được mối quan hệ ban đầu với thân chủ và thu thập được thông tin cơ bản nhất về
thân chủ, giúp thân chủ tin tưởng và có thể chia sẽ với nhà tham vấn.
- Những tồn tại và khó khăn: Vì là buổi đầu nên đang còn một chút e dè,
chưa vận dụng tốt các kỹ năng trong tham vấn.
- Kế hoạch lần sau: Sẽ cố gằng thực hiện tốt hơn, hiểu thân chủ và khai thác
nôi tâm, suy nghĩ của thân chủ tốt hơn.
Buổi thứ hai.
Họ tên đối tượng: Trần Quốc Thảo

Tuổi: 24
Giới tính: Nam
Địa điểm thực hiện: Trung tâm Dạy Nghề Cho Người Khuyết Tật Và Trẻ Mồ Côi
Thành Phố Hồ Chí Minh vào lúc 16 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2015
Phúc trình lần thứ: Hai
Mục tiêu cuộc phúc trình: Tiếp tục trò chuyện với thân chủ và hiểu thân chủ làm
cho thân chủ tin tưởng tham vấn viên
Người thực hiện: Mạch Văn Đức
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Cảm xúc kỹ năng sinh Nhận xét của cán
viên sử dụng
bộ hướng dẫn
hoặc kiểm huấn
viên
TVV: Chào anh. Mời anh ngồi
Kỹ năng đặt câu hỏi
TC: Ừm.
và kỹ năng lắng nghe
TVV: Anh ăn tối chưa ạ?
TC: Ừ, anh vừa mới ăn rồi em.
TVV: Dạ, thế mọi việc của anh hôm
nay thế nào, vẫn tốt chứ ạ.
TC: Ừm, tốt em.
TVV: Hôm nay anh có học không ạ?
TC: Không em ơi, nay anh được nghĩ
tới thứ 2 tuần sau mới học em.
13


TVV: Dạ, vậy anh có dự định đi đâu

chơi không?
TC: Ờ, không em, anh ở trong phòng
suốt ngày à
TVV: Em nghe nói hôm qua có đoàn
về thăm trung tâm phải không anh.
TC: Ừ, hôm qua có đoàn về để xem
cái khu đang xây dựng ở bên kia em.
Và thứ 7 này tổ chức cho 30 người đi
suối tiên chơi.
TVV: Vậy ạ, vậy anh có đi không ạ?
TC: Có em, đi tới chiều chủ nhật thì
về.
TVV: Dạ vâng, anh Thảo này, nếu
như giờ anh được quay lại thời gian
trước kia thì anh sẽ quyết định, suy
nghĩ thế nào?
TC: Ừm, nếu được quay lại thì anh sẽ
tiếp tục học tập, anh sẽ thực hiện ước
mơ của mình. Ngày trước anh thấy
môi trường không phù hợp với mình,
không cùng đẳng cấp. Cả trường có
mình anh như thế nên con mắt người
ta nhìn anh cũng khác, họ khinh bỉ, kỳ
thị anh lắm em. Còn giờ thì anh nghĩ
thông rồi nên giờ cứ làm gì mình
thích thôi, không quan tâm người ta
nghĩ gì về anh nữa.
TVV: Em hiểu, vậy trong hoàn cảnh
đó thì ai đả tạo cho anh niềm tin,
động lực để vượt qua nó?

TC: Không có em ,anh tự chịu đựng
và tự vượt qua nó thôi.
TVV: Vậy gia đình, người thân có tác
động gì tới anh không ạ?
TC: Không em, ba mẹ, anh chị của
anh chỉ động viên anh về tinh thần
thôi, chứ không có tác động gi hết.
TVV: Ba mẹ anh có từng ngồi xuống
tâm sự, chia sẽ , định hướng cho anh
không?
14


TC: Không luôn em ơi, ba mẹ anh
chưa từng tâm sự với anh. Còn anh
chị thì nhà ở xa, mỗi người một nơi,
lo làm ăn hết em nên cũng ít lo cho
anh.
TVV: Dạ, em cũng hiễu được điều đó,
và em nghĩ rằng anh là người sống
khá nội tâm và cũng có một chút
mạnh mẽ.
TC: Ừ, đúng rồi, anh sống nội tâm,
anh ít chia sẽ chuyện của mình với ai
lắm. Mà có chia sẽ cũng không ai
them nghe hết ak.
TVV: Sao anh lại nói như vậy?
TC: Em cũng biết đấy, anh như thế
này, anh cũng chạnh lòng lắm chứ,
anh thua thiệt hơn người ta, xã hội

bây giờ vẫn còn nhiều người không
hiểu họ vẫn kỳ thị những người như
anh, xa lánh và không muốn tiếp xúc
với những người như anh, nên anh
chấp nhận thôi và dần dần anh ít trao
đổi, tiếp xúc với ai lắm.
TVV: Dạ, em hiểu cảm giác của anh
lúc này, anh thấy xã hội của ngày
trước và bây giờ thế nào, bây giờ ra
ngoài họ nghĩ về anh như thế nào?
TC: Anh nghĩ là ngày trước mọi
người kỳ thị anh, ngày nay thì vẫn
còn, nhưng không phải ai cũng vậy, Kỹ năng đặt câu hỏi
vẫn còn có những người hiểu và và kỹ năng lắng nghe
thông cảm, sẽ chia cùng những người
như anh, ngày trước anh suy nghĩ
chưa thông nên mới vậy, giờ thì anh
không quan tâm họ nghĩ gì về anh hết,
anh sống cho anh chứ không vì người
ta.
TC: Ngày học cấp 3 thì anh có thích
một cô gái ở đại học y chơi chung với
anh từ nhỏ, ở gần nhà và qua một vài
lần hỏi giò, hỏi vu vơ thì người ta cứ
15


ừ, ừm thôi. Xong rồi có mấy người
bạn bên ĐH Kinh tế kết bạn facebook
rồi nhắn tin cho anh, nói rằng anh

đừng nghĩ rằng cô ấy sẽ thích anh, nói
anh bị như vậy không ai them để ý tới
anh đâu mà những người đó lại là bạn
thân của anh hồi trước, chơi từ nhỏ,
anh cũng không ngờ rằng học đại học
thì có kiến thức, biết suy nghĩ mà lại
nói năng, suy nghĩ như vậy.
TVV: Vậy khi đó anh có nói cho cô
gái kia biết không?
TC: Không em ơi, anh thích người ta
và nói cho người ta biết tình cảm của
anh thôi nhưng đám bạn của anh lại
không hiểu anh và nghĩ rằng anh này
nọ, cố tình lôi kéo, tìm cách để cô ấy
yêu anh để có chổ đứng, để lo cho
anh sau này vì nhà cô ấy có điều kiện,
có mối quan hệ và giúp được cho anh.
TVV: Em hiểu, lúc đó chắc hẳn anh
cũng chán nản ,buồn bả và bế tắc lắm
nhưng đây là cuộc sống mà, chúng ta Kỹ năng thấu hiểu
luôn phải đối mặt những những Kỹ năng khai thác
chuyện như thế, những khó khăn và cảm xúc, suy nghĩ
không ai tránh khỏi được đâu anh,
quan trọng là ở bản thân mình thôi.
TC: Nhiều lần anh cũng buồn lắm,
chạnh lòng lắm mà người ta có hiểu
cho anh đâu, họ cứ nghĩ anh như thế
này thì chẳng làm được gì, là kẻ vô
tích sự, không ai them chú ý tới, them
quan tâm, anh cũng như bao người

bình thường khác thôi, anh cũng
muốn được thích, được yêu một ai đó,
được ai đó quan tâm, sẽ chia cùng
anh, vậy mà sao khó thế chứ.
TVV: Vâng, tình cảm thì không thể
nói trước được và cũng không ai có
thể ép nó, bắt nó theo ý mình được
anh, nó cần có sự yêu thương từ hai
16


phía nên nếu mọi chuyện đả như vậy
rồi thì nên quên nó đi, bỏ qua đi và cố
gắng sống thật tốt, sau này rồi biết
đâu mình sẽ tìm cho mình được một
người phù hợp, một người yêu thương
mình thực sự thì sao?
TC: Ừ, anh cũng mong là vậy, nếu
sau này có người nào đó bình thường
yêu thương anh thật lòng thì càng tốt,
nếu không thì người nào có hoàn cảnh
như anh cũng được, không sao hết,
như vậy dễ dàng trong việc chia sẽ,
hiểu nhau hơn. Còn nếu mà sau này
không có ai thương anh và tới với anh
thì cũng không sao, chấp nhận thôi.
TVV: Sao anh lại nghĩ như vậy, có
phải là do chuyện trước kia làm anh
mất niềm tin, mất hy vọng và không
tin vào điều đó nửa không?

TC: Không phải do điều đó em ,mà
anh sợ mình đặt niềm tin vào nó quá
rồi anh sẽ phải thất vọng, sẽ tan vỡ
mộng nên anh cũng không giám đặt
quá nhiều niềm tin vào nó, nhưng dù
sao thì cũng hy vọng một chút, hy
vọng điều kỳ diệu sẽ sảy đến với anh.
TVV: Anh thảo này, sau chuyện sảy ra
trước kia thì anh có liên lạc với người
con gái đó nữa không vậy?
TC: Ừ ,không em ơi lâu rồi anh
không liên lạc, có tết năm trước anh
gọi điện chúc tết vậy thôi à.
TVV: Dạ vâng, vậy những lần về quê
anh có gặp lại bạn bè và người đó
không, phản ứng của họ như thế nào
khi thấy anh?
TC: Anh về quê thì có gặp lại mấy
đứa bạn, thì khi đó anh cũng chào hỏi
bình thường thôi, nhưng bọn nó khinh
anh nên làm lơ luôn em, lúc trước anh
đi bán vé số có gặp người quen thì họ
17


cũng làm lơ như không nhìn thấy anh
và đi qua luôn. Còn người con gái đó
thì anh không có gặp lại .
TVV: Dạ vâng, chuyện qua rồi thì
minh cho qua đi anh và em cũng

mong là anh sẽ tìm được một nữa của
mình trong tương lai không xa.
TC: Ừ, anh cám ơn nhé
TVV: Và khi học xong ở trung tâm thì
anh có dự định gì chưa? Anh làm ở
trên đây hay sẽ về quê làm anh.
TC: Anh tính học xong ở trung tâm
rồi học thêm đồ họa và photoshop để
nâng cao kiến thức và dễ xin việc
hơn, kiếm cho mình một công việc ổn
định, nếu trung tâm giới thiệu việc
anh làm được thì làm, không thì anh
đi kiếm việc em, làm được thì anh ở
lại làm còn nếu không được thì 2,3
năm sau anh về quê làm cũng chưa
muộn.
TVV: Dạ, em hiểu rồi, hiện nay cũng
có nhiều nơi tuyển người bên tin học
lắm anh, đặc biệt là bên thiết kế wed,
đồ họa ấy.
TC: Anh cũng biết vậy, nhưng mà
không biết anh như thế này họ có
nhận anh không nữa.
TVV: Không sao đâu anh, mình phải
tự tin vào bản thân mình chứ, em thấy
ở trung tâm mình có cái chị gì đó rất
giỏi, được nhiều người biết đến với
nghị lực và khả năng của chị đấy.
TC: Ừm, chị đó giỏi lắm em, anh thấy
mà nễ phục luôn đấy.

TVV: Vâng, thôi giờ mình cứ hy vọng
đi anh, còn hy vọng được thì cứ hy
vọng, có hy vọng, có niềm tin và cố
gắng thì ắt sẽ được thôi.
TC: Ừ, mong là vậy. Mà em có biết
nơi nào dạy photoshop với đồ họa
18


không?
TVV: Cái này thì có nhiều trung tâm
ở ngoài dạy lắm anh ơi, có điều học
phí cũng khá cao, và học photoshop
thì cũng khó đấy. Em cũng tính học
thêm photoshop anh, còn đồ họa thì
cũng muốn học nhưng chắc không
nổi, khó lắm.
TC: Anh cũng không biết sao nửa,
anh cũng muốn học thêm để dễ xin
việc với lại biết thêm nhiều kiến thức.
TVV: Vâng, anh học trung tâm xong
đi rồi anh có thể tim trung tâm ở
ngoài học, tùy vào điều kiện của
mình.
TC: Ừ, mà học bao lâu thì xong em?
TVV: Em cũng không biết nữa,
nhưng ở trường em là học 6 tháng anh
TC: Vậy hả, trường em có dạy à
TVV: Vâng ạ, trường em có trung tâm
giạy tin học, ngoại ngữ anh.

TC: Ừ, học ở đó hoc phí nhiều không
em.
TVV: Dạ, học phí là 900.000đ anh ơi
TC: Ừm, vậy em có thể hỏi dùm anh
xem anh có học được không, nếu
được thì sau anh đăng ký.
TVV: Em cũng không biết có được
nữa không anh, để em về hỏi rồi có gì
em sẽ liên lạc, thông báo anh biết nha.
TC: Ừ, em hỏi giùm anh nha, có gì thì
em thông báo anh biết nha, để anh
xem xét coi được thì anh học.
TVV: Dạ, để em xem sao.
TC: Ừ, cảm ơn em trước nha.
TVV: Dạ, không có gì anh.
TC: Em tới hôm nay nửa xong rồi em
đi đâu nửa.
TVV: Dạ, không anh, em thực hành
xong ở đây rồi em về viết báo cáo,
làm bài, rồi tiếp tục học ở trường anh.
19


TC: Ừ, vậy hả, em tới đây mấy lần
rồi?
TVV: Dạ, em ần này lần đầu anh.
TC: Ừ, vậy hả.
TVV: Dạ vâng, xong hôm nay là em
kết thúc rồi nhưng mà em về thì em
có viết báo cáo nếu có gì em liên lạc

và chia sẽ với anh, anh có sẳn lòng
trao đổi, chia sẽ với em chứ.
TC: Ừm, có gì đâu, em hỏi gì thì hỏi,
anh trả lời hết cho
TVV:Dạ vâng, em cám ơn anh nha
TC: Ừ, không có gì em
TVV: Dạ, cũng tới giờ em về rồi một
lần nữa cảm ơn anh đả chia sẽ câu
chuyện của mình, trao đổi cùng em.
Chúc anh sức khỏe và sẽ đạt được
những gì như mình mong muốn nha.
TC: Ừ, cảm ơn em.
TVV: Dạ, chào an hem về ạ
TC: Ừ , tạm biệt em nha.
- Những kết quả đạt được: Đả tiếp xúc, trao đổi cùng thân chủ, giúp thân chủ
hiểu hơn về tham vấn cũng như thấy được giá trị của bản thân, tạo cho thân chủ
niềm tin vào cuộc sống, tin vào bản thân và có tâm lý thoải mái hơn.
- Những tồn tại và khó khăn: Khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng tham
vấn và chưa điều tiết được cảm xúc của thân chủ.
- Kế hoạch lần sau: Hiểu sâu và chia sẽ hơn với thân chủ, làm cho thân chủ
nghĩ rằng nhà tham vấn có thể giúp đỡ cho thân chủ
II: THAM VẤN GIA ĐÌNH
Trong quá trình tìm hiểu các vụ việc phụ nữ bị chồng bạo hành, tìm đối
tượng để thực hành tham vấn tình cờ tôi gặp chị Nguyễn Thị Hằng, 28 tuổi, ở Mễ
Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội bế đứa con trai nhỏ mới chập chững biết đi. Một bên
mắt thâm tím, sưng húp, chị Hằng cho biết đêm hôm trước, cô bị chồng khóa trái
cửa đánh. Sáng hôm sau, nhân lúc chồng đưa cậu con trai lớn đi học, cô gọi điện
cho một người bạn gái đến chở hai mẹ con đi trốn. Ôm mặt khóc, chị hằng nói rằng
mấy năm nay, cô thường xuyên bị chồng đánh. Ban đầu chỉ là những cái tát, sau thì
nặng dần, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Và lần này thì chốt cửa. Chị hằng kêu cứu

20


nhưng hàng xóm cũng bó tay, không vào được. Và ngay lập tức tôi đả tìm cách để
tiếp cận đối tượng này.
1.TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH
a) Hoàn cảnh gia đình.
Chị Nguyễn Thị Hằng quê ở Phú Yên, lấy chồng được sáu năm nay và sống
chung với chồng là anh Lê Văn Bảo tại Từ Liêm – Hà Nội. Gia đình chị thuộc dạng
có thu nhập khá, chồng chị là cán bộ nhà nước và còn là một đảng viên. Chị và
chồng mình có một bé gái là Lê Thị Minh Nguyệt, năm nay 3 tuổi. Công việc chính
của chị Hằng là ở nhà trông con và lo việc nhà cửa, bếp núc trong nhà, còn việc
kiếm tiền chủ yếu là do chồng chị.
b) Tóm tắt vấn đề của gia đình:
Chị hằng bị chồng bạo hành mỗi khi chồng không vừa lòng, trước kia khi
mới lấy nhau hai người yêu nhau rất thắm thiết, nhưng từ khi chị hằng sinh con thì
anh Bảo là chồng chị thay đổi trở thành một con người khác, có tính gia trưởng và
hay đánh đập chị Hằng một cách thậm tệ và chị không hề nhận ra rằng người chồng
của mình có lỗi mà tìm cách biện hộ cho chồng, đổ lỗi cho những người xung
quanh, như chồng bị hàng xóm khích bác, do cô va chạm với mẹ chồng và anh chị
em chồng.
c) Các dịch vụ, nguồn lực sẳn có:
- Thu nhập của chồng chị là 5-6 triệu một tháng
- Có bố mẹ đẻ ở gần
- Hàng xóm, người quen cũng hay giúp đỡ động viên chị
- Các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái và giữ ấm
cho gia đình.
- Chính quyền địa phương
II: NỘI DUNG PHÚC TRÌNH
Phúc trình lần thứ nhất.

Họ tên đối tượng: Nguyễn Thị Hằng
Tuổi: 28
Giới tính: Nữ
Địa điểm thực hiện: Tại nhà của chị Nguyễn Thị Hằng tại ấp 4, Phú Xuân, Nhà Bè,
Thành Phố Hồ Chí Minh vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 12 năm 2015
Phúc trình lần thứ: Nhất
Mục tiêu cuộc phúc trình: Làm quen với gia đình, tạo lập mối quan hệ
Người thực hiện: Mạch Văn Đức

21


Mô tả nội dung cuộc vấn đàm

TVV: Chào chị ạ, chị cho em hỏi chị có
phải là chị Nguyễn Thị Hằng không ạ?
TC: Ừ, đúng rồi, mà em là ai, sao em lại
biết nhà chị.
TVV: Dạ, em tên Đức. Em là sinh viên
trường đại học lao động xã hội , hôm
trước tình cờ em đi ngang thì thấy chị và
em cũng có hỏi thăm người dân ở đó thì
biết nhà chị ở đây và tìm tới ạ.
TC: Vậy hả, được rồi vào nhà đi có gì rồi
nói.
TVV: Dạ vâng ạ
TC: Mời em ngồi
TVV: Dạ vậng ạ.
TC: Em dùng nước lọc nhé, nhà chỉ còn
nước lọc thôi.

TVV: Dạ vâng, không sao đâu ạ, em cảm
ơn.
TC: Ừ, vậy em tới đây có việc gì không?
TVV: Dạ, trước khi em tới đây thì em
cũng đả tìm hiểu một chút về gia đình chị
và hôm nay em tới đây chủ yếu để thăm
gia đình mình và trò chuyện cùng gia
đình thôi ạ.
TC: Ừ, được rồi.
TVV: Và trước khi trò chuyện chị có thể
giới thiệu một vài thông tin về mình cho
em biết cũng như thuận tiện hơn trong
quá trình giao tiếp.
TC: Ờ.. chị tên Hằng, chị sinh năm 1989
và chị ở tại thành phố luôn.
TVV: Dạ vâng, chị Hằng trước khi chúng
ta bắt đầu trò chuyện thì em cũng xin nói
về nguyên tắc bảo mật thông tin của thân
chủ trong tham vấn. Mọi thông tin cá

Cảm xúc kỹ năng
sinh viên sử dụng

Nhận xét của
cán bộ hướng
dẫn hoặc kiểm
huấn viên

Kỹ năng tạo lập
mối quan hệ, kỹ

năng lắng nghe và
đặt câu hỏi.
22


nhân của chị chia sẽ với em sẽ được giữ
bí mật, và không tiết lộ khi chưa được sự
cho phép của chị, tuy nhiên trong trường
hợp đặc biệt khi tính mạng của thân chủ
hay người khác bị đe dọa, khi được gọi
ra tòa chất vấn thì có thể trao đổi với cá
nhân hay cơ quan có liên quan mà không
cần sự chấp thuận của chị theo quy định
của
pháp
luật.
TVV: Và trong quá trình làm việc nếu có
gì thăc mắc hay không hài lòng chị có
thể trao đổi trực tiếp với em.
TC: Ừ, được rồi chị hiểu rồi em.
TVV: Vâng, và hình như hôm nay chồng
chị không có nhà phải không ạ?
TC: Ừ, em, chồng chị đi làm rồi chưa về
em.
TVV: Dạ vâng, chị có thể cho em biết
đôi chút về tình yêu của hai anh chị được
không ạ, ví dụ như là yêu nhau bao nhiêu
năm, cưới nhau khi nào, có mấy người
con..?
TC: Chồng chị tên Bảo, chị lấy anh được

sáu năm rồi, và chị có một đứa con gái 3
tuổi em, chị thì ở nhà trông con, lo việc
nhà, còn anh làm ở trên huyện em.
TVV: Dạ, vậy chị ở đây với chồng, với
con còn nhà ba mẹ chị ở gần đây không
ạ?
TC: Ừ, nhà ba mẹ chị ở quận tư em.
TVV: Dạ, nhà chị có mấy anh chị em vậy
ạ?
TC: Gia đình anh thì có 3 anh chị em, chị
là con thứ 2, chị đang còn một người anh
trai và một đứa em gái đang học đai học
em.
TVV: Dạ vâng, ba mẹ chị ở vẫn khỏe
chứ ạ?
TC: Ừ, ba mẹ chị thì cũng bình thường
em, đang còn khỏe.
TVV: Dạ vâng, thế chị ở nhà trông con,

Kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng đặt câu hỏi
và kỹ năng chia sẽ
bản thân

23


lo việc nhà rồi chị có làm việc gì khác
không?
TC: Không em, tại con chị đang nhỏ và

chị đi làm thì không có ai chăm sóc con
được, nhờ ông bà hai bên thì cũng ngại
với lại chị cũng không yên tâm.
TVV: Dạ, em hiểu rồi. Chồng chị đi làm
về rồi có làm gì phụ giúp chị không, hay
tự mình chị làm hết?
TC: Đôi khi công việc nhiều thì cũng có
em.
TVV: Vâng ạ, con chị đang còn nhỏ rồi
chị có thấy khó khăn gì trong việc chăm
sóc bé không, chồng chị có chăm sóc con
giùm chị không?
TC: Chị thì lúc mới sinh cũng thấy khó,
nhưng dần rồi quen em, được bà con
hang xóm giúp đỡ nửa nên cũng quen,
chồng chị làm nhà nước nên ít khi có
thời gian chăm sóc con lắm, chủ yếu vẫn
là chị thôi em.
TVV: Dạ vâng, theo như chị nói thì
chồng chị ít quan tâm tới con và cũng ít
giúp đỡ chị trong việc nhà, vậy những
lúc đó chắc chị buồn lắm nhỉ, chị cũng
tủi thân lắm.
TC: Biết làm sao được bây giờ em,
không đẻ con thì không được, mà sinh ra
rồi thì phải chăm sóc, nuôi giưỡng nó
nên người chứ, khó khăn cũng phải chịu
chứ biết sao được, còn chồng chị thì tối
ngày đi làm rồi cũng ít lo cho gia đình
được. Những lúc vậy chị cũng buồn lắm

chứ, nhìn gia đình nhà người ta rồi nghĩ
lại gia đình mình mà buồn, mà tủi, nhà
người ta thì chồng thương yêu, chăm sóc
cho con cái, lo cho vợ, còn chồng chị lại
như thế.
TVV: Dạ, em hiểu cảm xúc của chị lúc
này, chị hãy giữ bình tỉnh, em tin rằng
chị là một người mẹ tốt, một người phụ
24


nữ có trách nhiệm với gia đình và chị sẽ
làm được, chị sẽ vượt qua được những
khó khăn, rào cản đó.
TVV: Chị à, chị hãy bỉnh , em nghĩ rằng
chị đang mất bình tỉnh và cảm xúc không
được tốt lắm, vậy em sẽ để chị có thời
gian suy nghĩ và nghĩ ngơi, em sẽ tới và
trao đổi cùng chị ở buổi sau. Em hy vọng
ở lần sau chị có thể bình tỉnh, cởi mỡ
chia sẽ cùng em.
TVV: Dạ, em chào chị em về ạ.

- Những kết quả đạt được: Thu thập được thông tin về trung tâm, tạo lập
được mối quan hệ ban đầu với thân chủ và thu thập được thông tin cơ bản nhất về
thân chủ, giúp thân chủ tin tưởng và có thể chia sẽ với nhà tham vấn.
- Những tồn tại và khó khăn: Vì là buổi đầu nên đang còn một chút e dè,
chưa vận dụng tốt các kỹ năng trong tham vấn, chưa khai thác được tâm lý của đối
tượng.
- Kế hoạch lần sau: Sẽ cố gằng thực hiện tốt hơn, hiểu thân chủ và khai thác

nôi tâm, suy nghĩ của thân chủ tốt hơn và vận dụng nhiều kỹ năng hơn.
Phúc trình buổi thứ hai.
Họ tên đối tượng: Nguyễn Thị Hằng
Tuổi: 28
Giới tính: Nữ
Địa điểm thực hiện: Tại nhà của chị Nguyễn Thị Hằng tại ấp 4, Phú Xuân, Nhà Bè,
Thành Phố Hồ Chí Minh vào lúc 14 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2015
Phúc trình lần thứ: Hai
Mục tiêu cuộc phúc trình: Tiếp tục trò chuyện với thân chủ và thành viên trong gia
đình, khai thác vấn đề, làm cho thân chủ tin tưởng tham vấn viên.
Người thực hiện: Mạch Văn Đức
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm

Cảm xúc kỹ năng
sinh viên sử dụng

Nhận xét của
cán bộ hướng
dẫn hoặc kiểm
huấn viên

TVV: Chào chị ạ, chị còn nhận ra em
không ạ?
TC: Hihi, còn chứ em. Sao mà quên
25


×