Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TĂNG NĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.54 KB, 2 trang )

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TĂNG NĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở
trẻ nhưng rất dễ bị bỏ qua do sự chủ quan từ gia đình. Căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng học tập mà còn khiến trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với mọi
người.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn giảm tập trung được chia thành hai dạng khác biệt. Dạng thường gặp là rối loạn
tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) có liên quan đến thần kinh.
ADHD là một chẩn đoán được gắn cho những trẻ và người lớn thường xuyên có biểu hiện hành
vi nhất định, duy trì liên tục trong một khoảng thời gian. Các đặc điểm biểu hiện thường gặp là
thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá. Hầu hết trẻ được chẩn đoán ADHD có biểu
hiện tăng hoạt động quá đà. Những trẻ này hay “nhảy” từ việc này sang việc khác, thể hiện cả
sự tăng động thể chất và duy trì tập trung liên tục kém. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3
đến 5 trẻ mắc chứng bệnh này. Việt Nam tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo một nghiên
cứu trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3%.
Dạng ít gặp hơn được gọi là rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder) mà không có
tăng động. Mặc dù ít phổ biến như ADHD, thế nhưng ADD vẫn ảnh hưởng khoảng 4 đến 12%
trẻ. Những trẻ này cũng rất kém trong việc tập trung, nhưng không bằng như hoạt động thể
chất (hoặc phá hoại). Trẻ nam thường mắc bệnh này hơn trẻ nữ, gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, trẻ nữ
rơi vào nhóm không tăng động cao hơn. Những trẻ này thường ít nói và cư xử tốt hơn các trẻ
nam mắc bệnh tương tự, nhưng sự giảm chú ý thì ngang nhau.
Mẫu số chung của hai nhóm này là thiếu tập trung lâu dài tới những công việc cần thiết để đạt
được thành tựu. Hiện nay y học đã có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chuẩn hóa mà các nhân
viên y tế có thể áp dụng chẩn đoán. Phác đồ điều trị bao gồm tất cả chẩn đoán bệnh tâm thần
và các chẩn đoán khác liên quan.
Nguyên nhân gây bệnh thường do các nguyên nhân như di truyền, bệnh lý khi mang
thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như môi
trường sống ồn ào, đông đúc, lộn xộn hay ô nhiễm… cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, cũng không loai trừ khả năng do trẻ nghiện trò chơi điện tử, internet hoặc xem ti vi
quá nhiều…
Chẩn đoán


Cách nhận biết:
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gây cho trẻ nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Trẻ bị ADD thường không được chẩn đoán trước giai đoạn 5 đến 7 tuổi. Chủ yếu là do khi đến
tuổi đi học, việc học ở trường đòi hỏi sự tập trung, vâng lời và khoảng thời gian không hoạt
động, thì thầy cô giáo mới bắt đầu phát hiện những trẻ không đáp ứng được những yêu cầu
trên. Ngược lại, khi bắt đầu 6 tuổi, trẻ bị ADD bắt đầu không “đạt chuẩn”. Mặc dù để thỏa điều
kiện của ADD, các triệu chứng phải thể hiện trước 7 tuổi, nhưng nhiều khi những “triệu chứng”


này không được xem là thái độ hành vi “có vấn đề”. Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa của Mỹ thì
chẩn đoán rối loạn này ở trẻ trước tuổi đi học có thể rắc rối hơn, và không đáng tin cậy. Không
chỉ có năng lượng cao và thời gian tập trung chú ý ngắn so với thái độ hành vi của trẻ chập
chững biết đi và trẻ chưa đến tuổi đi học bình thường, mà sự khác biệt trong tính cách và tốc độ
phát triển cũng ảnh hưởng đến hành vi nữa.
Như vậy, có thể nói ADD là một chuỗi các hành vi gồm bốc đồng, hiếu động thái quá,
thiếu chú tâm, mong manh, và đôi khi còn gây hấn. Việc chẩn đoán đòi hỏi có xuất hiện một vài
(nhưng không phải tất cả) những hành vi trên. Chúng phải nhất quán theo thời gian và xuyên
suốt những tình huống xã hội khác nhau. Một đứa trẻ hiếu động thái quá ở nhà nhưng ngoan
ngoãn ở trường, hoặc người lại, là có vấn đề ở hoàn cảnh chứ không phải bị ADD. Các triệu
chứng cũng phải hiện hữu ít nhất 6 tháng trước thì mới được chẩn đoán là ADD. Không có thử
máu, không có chụp hình não, và không có xét nghiệm nào tìm được bệnh ADD. Chẩn đoán là
lâm sàng, dựa theo sự giám sát trẻ, thường được đánh giá bởi bảo mẫu hoặc thầy cô giáo của
trẻ trong bản câu hỏi về thái độ hình vi. Bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa hoặc
bác sĩ gia đình đều có thể thực hiện chẩn đoán này.
Các thái độ hành vi đánh giá theo bảng câu hỏi sẽ được xếp loại và cho điểm. Nếu điểm
cao đủ để nghi ngờ ADD, một thử nghiệm dùng thuốc có thể được đưa ra và đo hiệu quả bằng
bảng câu hỏi thứ hai. Mặc dù mất đến vài tuần để hoàn thành, việc thực hiện quan trọng này
mục đích nhằm tăng cường độ chính xác của chẩn đoán và cung cấp một số bằng chứng cho
thấy thuốc cũng có hiệu quả khả quan. Khi xem xét chẩn đoán lâm sàng như ADD, điều quan
trọng là loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng khác gây thái độ hành vi như bị ADD. Chẳng

hạn trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương, bị lạm dụng, có vấn đề về nghe hoặc nhìn, hay bị
rối loạn học tập. Trên thực tế, 25% trẻ bị ADD cũng đồng thời có một số dạng rối loạn học tập,
khiến nó đáng để sàng lọc tất cả những trẻ như vậy bằng một đánh giá phát triển toàn diện.



×