Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC NÔNG DÂN TỈNH HƯNG YÊN VÀ THÁI BÌNH KHAI HOANG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI SƠN LA (1961 - 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI MẠNH THẮNG

QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC NÔNG DÂN
TỈNH HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH KHAI HOANG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI SƠN LA (1961 - 1965)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI MẠNH THẮNG

QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC NÔNG DÂN
TỈNH HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH KHAI HOANG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI SƠN LA (1961 - 1965)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.90.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Hòa

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu
trách nhiệm về tính trung thực của luận án.

Tác giả luận án

Bùi Mạnh Thắng


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ha

Hécta

HTX

Hợp tác xã

Nxb

Nhà xuất bản


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu .................................................................4
5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................5
6. Bố cục của luận án ..................................................................................................6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................7
1.1. Những nghiên cứu về cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển
kinh tế miền núi” .........................................................................................................7
1.2. Những nghiên cứu về quá trình tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và Thái Bình
khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La ..................................................................15
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án ....19
Chƣơng 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƢƠNG TỔ CHỨC NÔNG DÂN
TỈNH HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH KHAI HOANG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI SƠN LA ............................................................................................................23
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương tổ chức nông dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia
phát triển kinh tế miền núi của Đảng và Nhà nước...................................................23
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ...............................................................................................23
2.1.2. Chủ trương tổ chức nông dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia phát triển kinh tế
miền núi của Đảng và Nhà nước ...............................................................................30
2.2. Chủ trương tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và Thái Bình khai hoang, phát
triển kinh tế tại Sơn La ..............................................................................................34

2.2.1. Chủ trương tổ chức nông dân đi khai hoang xa tại Tây Bắc của tỉnh Hưng
Yên và tỉnh Thái Bình ................................................................................................34
2.2.2. Chủ trương tiếp nhận nhân lực khai hoang của Khu Tự trị Thái - Mèo ...............39
2.3. Vài nét khái quát về tỉnh Sơn La ........................................................................44
2.3.1. Địa giới hành chính.........................................................................................44
2.3.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................47


2.3.3. Điều kiện xã hội ..............................................................................................50
2.3.4. Về quốc phòng - an ninh .................................................................................53
Tiểu kết chương 2......................................................................................................55
Chƣơng 3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC CƠ SỞ KHAI HOANG
CỦA NÔNG DÂN TỈNH HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH TẠI SƠN LA
(1961 - 1965) .............................................................................................................56
3.1. Công tác tổ chức chuyển dân đi khai hoang tại Sơn La, Tây Bắc của các tỉnh
Hưng Yên, Thái Bình ................................................................................................56
3.1.1. Tỉnh Hưng Yên ................................................................................................56
3.1.2. Tỉnh Thái Bình.................................................................................................60
3.2. Quá trình tiếp nhận nhân lực khai hoang trên địa bàn tỉnh Sơn La (1961 - 1965) ....63
3.2.1. Thí điểm chuyển dân và tiếp nhận nhân lực khai hoang ................................63
3.2.2. Quá trình mở rộng tiếp nhận nhân lực khai hoang ........................................69
3.3. Quá trình hình thành các cơ sở khai hoang tại tỉnh Sơn La (1961 - 1965) ........74
3.3.1. Trong hai năm đầu 1961 - 1962......................................................................74
3.3.2. Trong những năm 1963 - 1965........................................................................77
Tiểu kết chương 3......................................................................................................82
Chƣơng 4. HOẠT ĐỘNG KHAI HOANG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA NÔNG DÂN TỈNH HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH TẠI SƠN LA
(1961 - 1965) .............................................................................................................83
4.1. Quá trình khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất .............................................83
4.2. Sản xuất nông nghiệp trong các cơ sở khai hoang .............................................88

4.2.1. Trồng trọt ........................................................................................................88
4.2.2. Chăn nuôi ......................................................................................................102
4.3. Sản xuất thủ công nghiệp và khai thác các nguồn lợi tự nhiên ........................107
4.3.1. Sản xuất thủ công nghiệp ..............................................................................107
4.3.2. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên ..................................................................111
4.4. Phát triển kinh tế phụ của xã viên và gia đình xã viên.....................................112
Tiểu kết chương 4....................................................................................................117


Chƣơng 5. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC NÔNG DÂN TỈNH
HƢNG YÊN VÀ THÁI BÌNH KHAI HOANG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI SƠN LA (1961 - 1965) ...................................................................................118
5.1. Tác động về kinh tế ..........................................................................................118
5.1.1. Điều hòa nguồn nhân lực giữa các địa phương ...........................................118
5.1.2. Hình thành các cơ sở kinh tế mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Sơn La ..............................................................................................................120
5.1.3. Mở mang ngành nghề, thay đổi thói quen và trình độ sản xuất của nhân dân
địa phương ..............................................................................................................123
5.2. Tác động về xã hội ...........................................................................................126
5.2.1. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân .........................................................126
5.2.2. Tác động đến dân số, dân cư tỉnh Sơn La .....................................................131
5.2.3. Thúc đẩy giao lưu và phát triển văn hóa ......................................................133
5.3. Tác động về chính trị, quốc phòng - an ninh ...................................................135
5.3.1. Góp phần củng cố hệ thống chính trị ............................................................135
5.3.2. Tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh ................................................143
Tiểu kết chương 5....................................................................................................147
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1a: Mật độ dân số miền Bắc (theo số liệu điều tra dân số ngày 1-3-1960) ... 28
Bảng 2.1b: Mật độ dân số miền Bắc (theo số liệu điều tra dân số ngày 1-3-1960) ... 29
Bảng 2.2: Diện tích và dân số ở miền Bắc chia theo khu vực (theo số liệu điều tra
dân số ngày 1-3-1960) .............................................................................29
Bảng 2.3: Bình quân ruộng đất của Hưng Yên giai đoạn 1961 - 1965 ....................35
Bảng 2.4. Sản lượng lương thực và thu nhập bình quân của tỉnh Thái Bình
giai đoạn 1957 - 1960 ..............................................................................37
Bảng 2.5: Diện tích, dân số các châu trên địa bàn Sơn La năm 1960 .....................51
Bảng 3.1: Số lượng đồng bào khai hoang tại Sơn La trong 2 năm 1961 - 1962 .....69
Bảng 3.2: Phân bố đồng bào khai hoang tại Sơn La đến cuối năm 1962 ................70
Bảng 3.3: Phân bố đồng bào khai hoang tại Sơn La đến cuối năm 1964 ................72
Bảng 3.4: Tình hình phân bố các HTX khai hoang cuối năm 1962 .........................76
Bảng 3.5: Số cơ sở khai hoang ở các huyện đến cuối năm 1964 .............................79
Bảng 3.6: Tổng số cơ sở khai hoang tính đến cuối năm 1965 .................................80
Bảng 3.7: Quy mô của HTX khai hoang đến cuối năm 1965 ...................................81
Bảng 4.1: Diện tích cây trồng trong các HTX khai hoang (1961 - 1965) ................92
Bảng 4.2: Diện tích canh tác và sản lượng lương thực của các HTX khai hoang
(1961 - 1965) ...........................................................................................93
Bảng 4.3: Diện tích và sản lượng lúa của các HTX khai hoang (1961 - 1965) .......94
Bảng 4.4: Năng suất lúa ở một số HTX khai hoang năm 1964 ................................96
Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng ngô trong các HTX khai hoang (1961 - 1965) ...97
Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp trong các HTX khai hoang
(1961 - 1965) ...........................................................................................99
Bảng 4.7: Số lượng vật nuôi chủ yếu trong các HTX khai hoang ..........................106
Bảng 4.8: Trồng trọt của xã viên và gia đình xã viên (kinh tế phụ) trong năm 1964
(ở 4 huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã) ...............................116
Bảng 5.1. Dân số tỉnh Sơn La giai đoạn 1961 - 1965 ............................................132



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nước
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, từng bước phát triển theo hai khuynh
hướng chính trị - xã hội đối lập nhau. Nhiệm vụ củng cố miền Bắc, giải phóng miền
Nam, tiến tới thống nhất đất nước đòi hỏi Đảng Lao động Việt Nam phải lãnh đạo
phát huy được tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đó,
Đảng Lao động Việt Nam phát động trên miền Bắc một số cuộc vận động, trong đó
có cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”
là một trong ba cuộc vận động lớn của miền Bắc Việt Nam trong những năm đầu
thập kỷ 60 thế kỷ XX (cùng với cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã (HTX)
và cuộc vận động “ba xây, ba chống”). Cuộc vận động xuất phát từ chủ trương
phân bố lại lực lượng lao động giữa đồng bằng và miền núi được đề ra tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) nhằm phát huy nguồn nhân lực dồi dào
của đồng bằng Bắc Bộ, khai thác những tiềm năng kinh tế của miền núi, xây dựng
miền núi trở thành địa bàn chiến lược vững chắc, góp phần củng cố hậu phương
lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), qua đó đóng góp vào sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc. Nội dung chủ yếu của cuộc vận động là tổ chức nông
dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia khai hoang, phát triển kinh tế miền núi. Trong
những năm 1961 - 1965, cuộc vận động đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn
miền Bắc, đưa hàng chục vạn nông dân đồng bằng Bắc Bộ lên khai phá các vùng
đất còn hoang vu, xây dựng hàng nghìn cơ sở khai hoang, đẩy mạnh các hoạt động
sản xuất kinh tế. Kết quả của cuộc vận động góp phần giải phóng sức lao động ở
khu vực đồng bằng, nâng cao bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người, trên
cơ sở đó thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện năng suất lao động và nâng cao đời

sống nhân dân.
Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc Khu Tự trị Thái - Mèo (từ tháng 10-1962
được đổi tên là Khu Tự trị Tây Bắc), là địa bàn sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc


2

anh em, có tiềm năng phát triển kinh tế nhưng còn gặp khó khăn, nhất là tình trạng
thiếu lao động. Trong những năm 1961 - 1965, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ III, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận hơn 1 vạn nhân khẩu, chủ yếu từ hai
tỉnh Hưng Yên, Thái Bình lên khai hoang, phát triển kinh tế; xây dựng hàng chục
HTX khai hoang. Lực lượng này đã có những đóng góp tích cực đối với các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Sơn La nói
riêng, sự nghiệp xây dựng và củng cố miền Bắc nói chung; đồng thời, tạo tiền đề
cho việc tiếp nhận nhân lực được bổ sung trong những giai đoạn sau.
Nghiên cứu quá trình tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và Thái Bình khai
hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La trong những năm 1961 - 1965 giúp chúng ta
thấy được bối cảnh lịch sử hình thành chủ trương tổ chức nông dân đồng bằng Bắc
Bộ tham gia phát triển kinh tế miền núi của Đảng và Nhà nước; những chủ trương,
chính sách khai hoang nhân dân; quá trình xây dựng cơ sở, tổ chức khai hoang, sản
xuất trên quê hương mới Sơn La; từ đó thấy được tác động của lực lượng khai
hoang trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh.
Nghiên cứu đề tài còn góp phần làm rõ một giai đoạn phát triển trong lịch sử tỉnh
Sơn La, giúp nhận thức đầy đủ hơn về một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
bức tranh văn hóa phong phú đậm đà bản sắc của Sơn La.
Mặt khác, nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Hiện nay,
công cuộc di dân tái định cư trên phạm vi cả nước vẫn đang tiếp tục diễn ra, việc
phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng miền vẫn đang là một nhiệm vụ quan
trọng của Đảng, chính quyền các cấp. Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực miền

núi, đặc biệt là xây dựng các công trình thủy điện lớn gắn bó chặt chẽ với công cuộc
di dân tái định cư, sắp xếp lại dân cư và lao động, rất cần thiết tham khảo những
kinh nghiệm của quá khứ để có những chính sách, giải pháp khoa học, phù hợp.
Những lý do nêu trên là căn cứ khoa học để chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quá
trình tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và Thái Bình khai hoang, phát triển kinh tế
tại Sơn La (1961 - 1965)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ lịch sử.


3

2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình tổ chức nông dân hai tỉnh Hưng
Yên và Thái Bình khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La (phân biệt với lực lượng
lao động trong các nông trường, lâm trường quốc doanh và các lực lượng khác tham
gia phát triển kinh tế miền núi).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La trong
những năm 1961 - 1965, bao gồm Thị xã Sơn La và 7 huyện: Mộc Châu, Yên Châu,
Mai Sơn, Sông Mã, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai (xác định theo Nghị
quyết kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa II thông qua ngày 27-10-1962 về việc đổi tên
Khu Tự trị Thái - Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc và tái lập hai tỉnh Sơn La, Lai
Châu). Đồng thời, luận án mở rộng nghiên cứu địa bàn 2 tỉnh có số lượng lớn nhân
khẩu khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La trong giai đoạn 1961 - 1965 là Hưng
Yên, Thái Bình.
- Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1961
đến hết năm 1965, đây là giai đoạn đầu tiên, mạnh mẽ nhất trong việc tổ chức lực
lượng nông dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia khai hoang, phát triển kinh tế miền núi
trên toàn miền Bắc cũng như tại tỉnh Sơn La. Năm 1961 với sự ra đời của HTX khai
hoang đầu tiên ở Sơn La (HTX Hoàng Văn Thụ), mở đầu cho phong trào khai

hoang xa trên toàn miền Bắc. Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại
bằng không quân ra miền Bắc, việc tổ chức lực lượng đi khai hoang, phát triển kinh
tế miền núi không còn diễn ra mạnh mẽ như giai đoạn trước đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tái hiện quá trình tổ chức chuyển dân, tiếp nhận nhân lực, xây dựng
các cơ sở khai hoang; quá trình khai hoang, phát triển sản xuất của nông dân tỉnh
Hưng Yên và Thái Bình trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận án làm rõ những đóng góp,
tác động của lực lượng khai hoang trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính


4

trị, quốc phòng, an ninh. Qua đó, có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về cuộc vận
động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên miền Bắc trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch
Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ bối cảnh lịch sử và chủ trương tổ chức nông dân đồng bằng Bắc Bộ
tham gia khai hoang, phát triển kinh tế miền núi của Đảng, Nhà nước và của các địa
phương; tình hình của Khu Tự trị Thái - Mèo, tỉnh Sơn La trước khi tiếp nhận lực
lượng khai hoang.
- Tái hiện quá trình tổ chức nông dân 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình chuyển cư
lên Sơn La; hình thành các cơ sở khai hoang trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Dựng lại quá trình tổ chức khai hoang, các hoạt động sản xuất và phát triển
kinh tế của lực lượng khai hoang trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phân tích, làm rõ những tác động của quá trình tổ chức lực lượng khai hoang,
phát triển kinh tế tại Sơn La trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an
ninh - quốc phòng.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu
Luận án thực hiện trên cơ sở tham khảo các nguồn tư liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng về cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia
phát triển kinh tế miền núi” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, các
nghị quyết Trung ương (khóa III) liên quan đến cuộc vận động).
- Tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy và
Chi cục Văn thư lưu trữ của các tỉnh: Sơn La, Hưng Yên, Thái Bình.
- Các báo địa phương: Tây Bắc, Sơn La, Hưng Yên, Thái Bình xuất bản trong
giai đoạn 1961 - 1965. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng trong quá trình
thực hiện luận án.
- Tư liệu điền dã, phỏng vấn nhân chứng tham gia khai hoang, phát triển kinh
tế tại Sơn La. Nguồn tư liệu này giúp củng cố, bổ sung cho những tư liệu thành văn.


5

- Những nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp luận sử học mácxít, những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân cư, lao
động, dân tộc và quan hệ dân tộc.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử
dụng kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic nhằm tái hiện bối cảnh lịch
sử, chủ trương của Đảng và Nhà nước; quá trình tổ chức nông dân đồng bằng Bắc
Bộ tham gia cuộc vận động phát triển kinh tế miền núi; quá trình tổ chức khai
hoang, phát triển sản xuất của nông dân Hưng Yên, Thái Bình tại Sơn La.
Chúng tôi chú trọng thực hiện công tác tư liệu: sử dụng phương pháp thu thập
tư liệu thứ cấp, phương pháp thu thập tư liệu sơ cấp; kết hợp vận dụng các phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng

phương pháp điền dã, khảo sát thực tế để thu thập tư liệu, xác minh thông tin phục
vụ quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
- Về khoa học: tập hợp và trình bày hệ thống những quan điểm, chủ trương
của Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương liên quan đến cuộc vận động
“Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”; tái hiện quá trình tổ
chức nông dân Hưng Yên, Thái Bình lên Sơn La xây dựng các cơ sở khai hoang;
những hoạt động khai hoang, phát triển sản xuất trong những năm 1961 - 1965;
bước đầu rút ra nhận xét về tác động của lực lượng khai hoang tại Sơn La trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng.
- Về thực tiễn: luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu một nội dung quan trọng trong lịch sử tỉnh Sơn La; có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; đồng thời là cơ sở
khoa học để các cơ quan chuyên môn có thể tham khảo, vận dụng vào quá trình tổ
chức di dân tái định cư đang triển khai trong giai đoạn hiện nay.


6

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được bố
cục thành 5 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Bối cảnh lịch sử và chủ trương tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và
Thái Bình khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La.
Chương 3. Quá trình hình thành các cơ sở khai hoang của nông dân tỉnh Hưng
Yên và Thái Bình tại Sơn La (1961 - 1965).
Chương 4. Hoạt động khai hoang, phát triển kinh tế của nông dân tỉnh Hưng
Yên và Thái Bình tại Sơn La (1961 - 1965).
Chương 5. Tác động của quá trình tổ chức nông dân tỉnh Hưng Yên và Thái

Bình khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La (1961 - 1965).


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia
phát triển kinh tế miền núi”
Cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”
được khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960),
tính đến thời điểm này đã có lịch sử gần 60 năm. Bước khởi đầu và cũng là tiền đề
quan trọng của cuộc vận động chính là việc tổ chức đưa nông dân các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ đi khai hoang xa, định cư tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Vì vậy, cuộc vận động này có mối liên quan mật thiết với phong trào khai hoang
nhân dân xuất hiện từ trước đó. Xung quanh phong trào khai hoang và cuộc vận
động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” đã có một số
nghiên cứu đề cập tới. Có thể điểm qua một số nghiên cứu sau:
Năm 1962, Nhà xuất bản (Nxb) Phổ thông xuất bản tài liệu “Tìm hiểu chính
sách tăng vụ và khai hoang” [142] của tác giả Xuân Thảo, gồm hai nội dung:
“Tăng vụ” và “Khai hoang”. Trong phần thứ hai của tài liệu, tác giả đã giới thiệu
những nét khái quát về lịch sử khai hoang, khẳng định khai hoang là hoạt động có
nguồn gốc xa xưa của loài người. Tài liệu cũng đề cập những nội dung cơ bản về
phong trào khai hoang trên miền Bắc trong những năm đầu thập kỷ 60, nhấn mạnh
vị trí và ý nghĩa của công tác khai hoang trong sự nghiệp củng cố miền Bắc, góp
phần xây dựng CNXH; nêu rõ phương châm và hình thức khai hoang, những chính
sách của Nhà nước đối với công tác khai hoang, nhiệm vụ của xã viên và đoàn viên
thanh niên trong công cuộc khai hoang, phát triển sản xuất. Tài liệu giới thiệu một
số cơ sở khai hoang tiêu biểu của nông dân đồng bằng Bắc Bộ trên miền núi như
HTX Hoàng Văn Thụ của nông dân tỉnh Hưng Yên và HTX Bình Thuận của nông

dân tỉnh Thái Bình trên địa bàn Khu Tự trị Tây Bắc với một số kết quả bước đầu về
khai hoang mở rộng diện tích, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là những HTX
khai hoang điển hình để chúng tôi tham khảo trong luận án.


8

Tháng 4-1963, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
tám chính thức phát động cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển
kinh tế miền núi”. Hưởng ứng cuộc vận động đó, cuối năm 1963, tác giả Hoàng Bắc
hoàn thành tác phẩm “Chung sức xây dựng miền núi” [71]. Với dung lượng 28
trang (khổ 13 x 19 cm), tác giả đã dựng lại quá trình lao động gian khó, vất vả trong
những năm đầu của nông dân hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình lên gây dựng những
cơ sở khai hoang thí điểm đầu tiên trên miền núi Tây Bắc, tiêu biểu là những HTX:
Hoàng Văn Thụ, Hoa Mai (Hưng Yên), Bình Thuận (Thái Bình),... Tác phẩm đã
phản ánh tình đoàn kết xuôi - ngược giữa đồng bào khai hoang với nhân dân địa
phương, khẳng định đó là vấn đề đồng bào khai hoang cần đặc biệt quan tâm và
phát huy trong quá trình tổ chức xây dựng quê hương mới. Bằng những dẫn chứng
cụ thể về người thật, việc thật, tác phẩm vừa tuyên truyền chủ trương của Đảng, vừa
giới thiệu những điển hình tiêu biểu và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm góp phần
tổ chức cuộc vận động tốt hơn.
Năm 1964, tác giả Hằng Anh xuất bản tác phẩm “Vì sao phải tiến hành cuộc
vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi?” [1]. Tác phẩm
khẳng định rõ nguồn gốc của cuộc vận động xuất phát từ đường lối xây dựng, phát
triển miền Bắc; từ thực trạng bất hợp lý trong phân bố dân cư và lao động cũng như
những khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa hai khu vực đồng bằng và miền núi. Trên cơ
sở những luận điểm được phân tích, tác giả khẳng định: “phải đề ra cuộc vận động
đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi. Cuộc vận động này về cơ
bản là một cuộc vận động trong nông nghiệp. Khâu trung tâm của nó là khai hoang
mở rộng diện tích” [1;7]. Tác giả cũng giải thích rõ nhiệm vụ, quyền lợi của các

tỉnh đồng bằng và các địa phương miền núi trong cuộc vận động này; phân tích và
chỉ rõ những lợi ích của cuộc vận động đối với miền núi, bao gồm: đẩy mạnh các
hoạt động kinh tế, góp phần củng cố và phát triển phong trào hợp tác hóa ở miền
núi; góp phần xây dựng miền núi về chính trị và quốc phòng; góp phần đẩy mạnh
các hoạt động văn hóa, xã hội ở miền núi. Từ đó, tác giả khẳng định: cuộc vận động
“Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” có lợi cho cả nước,


9

trước hết có lợi cho các địa phương miền núi.
Một trong số ít những tài liệu chuyên sâu về phong trào khai hoang, tham gia
phát triển kinh tế miền núi của nông dân đồng bằng Bắc Bộ là tác phẩm “Một số
kinh nghiệm về xây dựng, củng cố HTX khai hoang Quỳnh Giáo, xã Mường Báng,
huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu” [25] xuất bản năm 1964. Với dung lượng 44
trang, tài liệu đã giới thiệu về quá trình xây dựng HTX Quỳnh Giáo của nông dân
tỉnh Thái Bình; giúp người đọc thấy được quá trình đối diện và khắc phục những
khó khăn, từng bước vươn lên của một trong những HTX khai hoang tiêu biểu trên
địa bàn tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tự trị Tây Bắc. Tác phẩm cũng chỉ rõ tác dụng của
việc xây dựng HTX khai hoang: “góp phần làm biến đổi một bước tình hình kinh tế,
văn hóa trong xã Mường Báng, góp phần xây dựng kinh tế, văn hóa chung của tỉnh,
đồng thời chứng minh rõ hơn chủ trương, chính sách vận động đồng bào miền xuôi
lên tham gia xây dựng miền núi của Đảng, Chính phủ là đúng đắn và sáng tạo, phù
hợp với yêu cầu của nhân dân cả 2 miền” [25;22]. Từ những thành công bước đầu
của HTX Quỳnh Giáo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã nghiên cứu, phân
tích và đúc kết 9 bài học kinh nghiệm trong công tác vận động, tổ chức nông dân
đồng bằng lên miền núi khai hoang.
Năm 1965, Hằng Anh xuất bản tác phẩm “Tham gia xây dựng miền núi là
thiết thực chống Mỹ cứu nước” [2]. Tác giả khẳng định đây là một cuộc vận động
cách mạng to lớn và có ý nghĩa về nhiều mặt; đồng thời giới thiệu những kết quả

ban đầu của các HTX khai hoang trên quê hương mới. Từ những kết quả bước đầu
của các cơ sở khai hoang trên miền núi, tác giả khẳng định: “Chuyển nhân lực từ
miền xuôi lên miền núi là biến cái khó khăn của miền xuôi thành cái thuận lợi cho
miền núi, cho việc xây dựng CNXH” [2;14]; đồng thời chỉ ra những thuận lợi của
cuộc vận động, đó là: rất phù hợp với yêu cầu chuyển hướng kinh tế của miền núi,
trung du; phù hợp với yêu cầu tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc; phù hợp
với yêu cầu củng cố quốc phòng; trên cơ sở đó khẳng định cuộc vận động có ý
nghĩa cách mạng to lớn, thiết thực góp phần xây dựng miền núi thành căn cứ địa
vững chắc của cả nước. Với những nội dung đó, tác phẩm vừa là một công trình


10

nghiên cứu về những kết quả bước đầu của cuộc vận động; vừa là một tài liệu tuyên
truyền về chủ trương đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động, góp phần nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân.
Trong những năm 1961 - 1965, Tạp chí Học tập1 đã đăng tải nhiều bài viết liên
quan tới cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Tiêu biểu trong đó có thể kể tới các bài viết: “Bàn về nhân dân khai hoang” của
Trần Hữu Dực [86]; “Tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc làm cho miền núi mau
chóng tiến kịp miền xuôi” của Lê Quảng Ba [4]; “Khu Tự trị Thái - Mèo phấn đấu
để thực hiện khẩu hiệu “làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số
tiến kịp dân tộc đa số”” của Bình Phương [127]; “Làm tốt cuộc vận động đồng bào
miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” của Nguyễn Dương Tâm [137]...
Những bài viết trên đã phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng về
cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế trong những năm 1961 - 1966 cũng đăng tải nhiều
bài nghiên cứu về phong trào khai hoang nhân dân và cuộc vận động “Đồng bào
miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”. Có thể kể đến các bài: “Tình hình
khai hoang hiện nay” của Nguyễn Thiện Vỹ [215] giới thiệu về tình hình khai

hoang của các nông trường quốc doanh và khai hoang của nhân dân, trong đó đề
cập tới các HTX khai hoang ở Sơn La là Hoàng Văn Thụ và Bình Thuận; “Một số ý
kiến về vấn đề khai hoang” của Hoàng Ước [212]; “Những kết quả kinh tế bước
đầu của công tác vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế văn hóa
miền núi” của Nguyễn Thiện Vỹ [216]; “Vấn đề củng cố các cơ sở khai hoang
nông nghiệp ở miền núi và trung du” của Ngô Văn Tình [149]; “Thấu suốt căn cứ
khách quan của cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế
miền núi”” [139] và “Thắng lợi to lớn của cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi
tham gia phát triển kinh tế miền núi” trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” của
Nguyễn Dương Tâm [140]. Những nghiên cứu trên đã đưa ra những luận giải về
chủ trương của Đảng, khẳng định những thành tích, kết quả bước đầu của cuộc vận
1

Tạp chí Lý luận và Chính trị của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tạp chí Cộng sản).


11

động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Tạp chí Đoàn kết Dân tộc2 trong những năm 1961 - 1965 cũng đăng tải nhiều
bài viết quan trọng liên quan đến đề tài cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham
gia phát triển kinh tế miền núi”. Tiêu biểu có thể kể đến các bài viết: “Góp thêm ý
kiến vào vấn đề khai hoang ở miền núi” của Nguyễn Văn Tủy [163]; “Chú ý hơn
nữa quan hệ đoàn kết dân tộc giữa các lực lượng khai hoang và nhân dân miền
núi” của Trường Sơn [135]; “Quán triệt chính sách dân tộc trong khi tiến hành
công cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” của
Nguyễn Dương Tâm [138]. Những nghiên cứu nêu trên tập trung vào khía cạnh
chính sách dân tộc và những biểu hiện đoàn kết dân tộc cần chú ý khi tiến hành
cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam ngày càng trở nên ác liệt,

cam go, yêu cầu sự chi viện ngày càng lớn từ hậu phương miền Bắc. Từ cuối năm
1964, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam còn
phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế
quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, việc tiếp tục tổ chức đưa nông dân đồng bằng lên
khai hoang, phát triển kinh tế văn hóa miền núi gặp nhiều khó khăn. Những hoạt
động hưởng ứng, cổ vũ cuộc vận động; tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc vận động cũng
tạm thời được đặt sang một bên để tập trung cho nhiệm vụ trước mắt là chiến đấu và
phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Phải đến hàng chục năm sau, đề tài
mới được đề cập trở lại và hiện diện trên những công trình nghiên cứu trong những
năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Năm 2000, Nguyễn Văn Chính công bố nghiên cứu “Di dân nội địa ở Việt
Nam: các chiến lược sinh tồn và những khuôn mẫu đang thay đổi” [79]. Công trình
điểm lại các phong trào di dân ở Việt Nam trong thời gian bốn thập kỷ (1960 2000). Liên quan đến cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh
tế miền núi” trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tác giả đề cập tới khái niệm
2

Cơ quan của Ban Dân tộc Trung ương Đảng (tiền thân là Tập san Dân tộc, được xuất bản từ năm 1957, phát
hành 2 tháng 1 kỳ; từ số 35 năm 1962 được đổi tên thành Tạp chí Dân tộc - Tạp chí Nghiên cứu, lý luận,
nghiệp vụ của Ban Dân tộc Trung ương Đảng).


12

“xây dựng các vùng kinh tế mới” và khẳng định: “Các báo cáo của Chính phủ cho
biết trong thời gian từ 1961 đến 1975, có khoảng hơn một triệu người ở các tỉnh
thuộc miền Bắc đã được di chuyển đến các khu kinh tế mới ở trung du và miền núi
phía bắc. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 384.000 người thuộc bảy tỉnh đồng
bằng sông Hồng, một trọng tâm của chiến dịch, đã chuyển cư” [79;185]. Nghiên
cứu cũng đánh giá: mặc dù so với thời kỳ sau năm 1975, quy mô di dân của thời kỳ
1960 - 1975 còn khiêm tốn, tuy nhiên, di dân thời kỳ này chiếm vị trí đặc biệt quan

trọng: mở đầu trào lưu di dân xây dựng các vùng kinh tế mới.
Năm 2001, kỷ niệm 40 năm mở đầu sự nghiệp di dân khai hoang xây dựng
kinh tế mới dưới sự lãnh đạo của Đảng (1961 - 2001), Cục Định canh định cư và
Vùng kinh tế mới tổ chức biên soạn công trình “Di dân, kinh tế mới, định canh định
cư - Lịch sử và truyền thống” [80]. Nội dung của cuốn sách trình bày về lịch sử di
dân, khai hoang và định canh định cư ở Việt Nam, trong đó, nội dung trọng tâm tập
trung nêu bật những thành tựu lớn, những kinh nghiệm và quá trình đổi mới của
công tác này. Cuốn sách do tập thể các nhà khoa học, những người điều hành thực
tiễn của các lĩnh vực: định canh định cư, di dân khai hoang, kinh tế mới biên soạn.
Đây là một tài liệu quý, cung cấp hệ thống những quan điểm, chủ trương và sự kiện
liên quan đến lịch sử di dân và khai hoang ở nước ta; trong đó nội dung liên quan
đến cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi” (giai
đoạn 1960 - 1975) cũng được đề cập tương đối cụ thể trong một số bài nghiên cứu
của các tác giả. Có thể kể tới các bài viết tiêu biểu như: “Di dân, định canh định cư,
phát triển vùng kinh tế mới trong tiến trình dựng nước và giữ nước” (Hoàng Dong),
“30 năm di dân phát triển vùng kinh tế mới và những đổi mới cơ bản trong giai
đoạn tới” (Trần Đình Hoan), “Về quá trình di dân ở nước ta” (Khổng Diễn),...
Một trong những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử kinh tế Việt Nam có đề cập
tới nội dung cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền
núi” là công trình “Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, Tập II: 1955 - 1975”
[116] do Đặng Phong chủ biên, xuất bản năm 2005. Đề cập tới chủ trương tổ chức
nông dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia phát triển kinh tế miền núi, các tác giả viết:


13

“...cũng như trong thời kỳ trước 1965, chính quyền các địa phương đã thực hiện
hàng loạt cuộc di dân từ miền xuôi lên khai hoang ở miền núi. Hưởng ứng chủ
trương này, nhiều hộ gia đình nông dân thuộc các tỉnh đồng bằng, nhất là các tỉnh
có mật độ dân cao như Thái Bình, Nam Định đã đi xây dựng những vùng “kinh tế

mới” ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” [116;308-309]. Đánh giá quá trình
thực hiện chủ trương này, bên cạnh việc tái hiện các kết quả bước đầu đã đạt được
của công cuộc khai hoang, công trình cũng khẳng định: “do điều kiện sống tại nơi ở
mới vẫn quá khó khăn, thiếu thốn rất nhiều thứ, đặc biệt là thiếu nguồn nước sinh
hoạt, nên vẫn như trước đây, nhiều gia đình đi khai hoang đã không thể trụ lại mà
bỏ về hàng loạt. Hiện tượng đó nếu xét trên khía cạnh xã hội là một thất bại. Về mặt
kinh tế, đây còn là một sự lãng phí công sức và tiền bạc” [116;309]. Đó là quan
điểm hiệu quả kinh tế của các tác giả khi đánh giá về cuộc vận động “Đồng bào
miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.
Năm 2006, Đặng Nguyên Anh công bố nghiên cứu “Chính sách di dân trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” [3]. Tác giả khẳng định
chính sách di dân xây dựng các vùng kinh tế mới được Đảng và Nhà nước triển khai
tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 (thời điểm triển khai tổ chức đưa nông dân
đồng bằng lên khai hoang phát triển kinh tế miền núi) và trên cả nước từ sau khi đất
nước thống nhất (sau năm 1975). Liên quan đến đề tài của luận án, nghiên cứu của
tác giả đã đề cập đến chủ trương của Đảng và giới thiệu khái quát những kết quả đạt
được của cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền
núi” trong những năm 60 thế kỷ XX.
Mặc dù là một cuộc vận động cách mạng lớn trong những năm xây dựng
CNXH ở miền Bắc, tuy nhiên, cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát
triển kinh tế miền núi” ít được đề cập tới trong nội dung của các công trình nghiên
cứu về lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Gần đây, trong công trình “Lịch sử Việt
Nam, Tập 4 (từ năm 1945 đến năm 2015)” [97] của tập thể các nhà sử học thuộc
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội do Lê
Mậu Hãn chủ biên, xuất bản năm 2013, liên quan tới cuộc vận động “Đồng bào


14

miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”, các tác giả đã dành riêng hơn 1

trang sách (từ trang 248 đến trang 250) để trình bày về quá trình di dân khai hoang
của các địa phương miền Bắc trong những năm 1961 - 1964. Đây có thể coi là công
trình nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Việt Nam hiện đại đề cập đến nội dung cuộc
vận động này. Trên cơ sở tư liệu lưu trữ, các tác giả đã trình bày khái quát về
nguyên nhân, quá trình tổ chức thực hiện và những tác động quan trọng về mặt kinh
tế, xã hội của quá trình tổ chức nông dân đồng bằng Bắc Bộ lên khai hoang, phát
triển kinh tế miền núi trong những năm 1961 - 1964.
Tạp chí Lịch sử Đảng trong những năm gần đây đã công bố một số bài viết
liên quan đến cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền
núi”. Năm 2013, Trần Thị Kim Dung công bố bài viết “Cuộc vận động, tổ chức
nông dân miền Bắc xây dựng, phát triển kinh tế miền núi (1961 - 1965)” [82]. Bài
viết khẳng định chủ trương tiến hành cuộc vận động nhằm điều chỉnh nhân lực giữa
đồng bằng và miền núi; tái hiện quá trình thực hiện chủ trương của Đảng ở các địa
phương đồng bằng Bắc Bộ và miền núi, trong đó nhấn mạnh những kết quả đạt
được về số lượng nông dân đồng bằng tham gia phát triển kinh tế miền núi, số
lượng các HTX khai hoang xây dựng ở một số địa phương (Lào Cai, Hòa Bình,
Lạng Sơn...), những thành tích bước đầu trong khai hoang, phát triển sản xuất,....
Bài viết cũng chỉ rõ những tác động và ý nghĩa của cuộc vận động, tổ chức nông
dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia phát triển kinh tế miền núi trong những năm 1961 1965. Tiếp đó, năm 2015, Nguyễn Trọng Phúc công bố bài viết: “Di dân ở Việt
Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 và những hệ quả” [126] trên Tạp chí Lịch sử Đảng
số 300 (11-2015), trong đó có đề cập đến cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham
gia phát triển kinh tế miền núi”. Tác giả khẳng định: “đó là cuộc di dân quan trọng
ở miền Bắc có ý nghĩa lớn trong xây dựng, phát triển kinh tế, hòa đồng, đoàn kết
các dân tộc” [126;57].
Bên cạnh các công trình nêu trên, cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham
gia phát triển kinh tế miền núi” cũng được đề cập tới trong một số công trình lịch
sử Đảng bộ, lịch sử các địa phương (tỉnh, huyện, xã), nơi đã diễn ra cuộc vận động.


15


Tuy nhiên, đại đa số các công trình mới chỉ nêu được những nét khái quát về chủ
trương và một số kết quả nổi bật trong quá trình tổ chức thực hiện; chưa có công
trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện thực tế lịch sử đã diễn ra.
1.2. Những nghiên cứu về quá trình tổ chức nông dân tỉnh Hƣng Yên và
Thái Bình khai hoang, phát triển kinh tế tại Sơn La
Là địa phương tiên phong thực hiện cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham
gia phát triển kinh tế miền núi”, tỉnh Sơn La và Khu Tự trị Tây Bắc nhận được sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Đã có những bài viết, công trình nghiên cứu đề cập
tới quá trình tiếp nhận nông dân đồng bằng Bắc Bộ tham gia khai hoang và tình
hình của các HTX khai hoang trên địa bàn. Ngay trong những năm đầu tổ chức
phong trào khai hoang xa, đã có một số bài viết phản ánh về các cơ sở khai hoang
của nông dân đồng bằng Bắc Bộ tại Sơn La, Tây Bắc và những vấn đề liên quan.
Tiêu biểu và sớm nhất phải kể tới bài viết “Nông dân Hưng Yên giương cao lá
cờ đầu trên mặt trận khai hoang vùng núi Tây Bắc” [130] của Lê Quý Quỳnh - Bí
thư Tỉnh ủy Hưng Yên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (số 2, năm 1961),
ngay trong năm đầu tiên địa phương này tổ chức đưa nông dân lên khai hoang ở
Tây Bắc. Tác giả khẳng định chủ trương của tỉnh Hưng Yên trong kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961 - 1965) sẽ đưa lên Tây Bắc 6 vạn lao động chính, dự kiến khai
hoang được 6 vạn ha ruộng đất. Bài viết tập trung phản ánh nỗ lực, quyết tâm và
những thành tích bước đầu trong 3 tháng đầu tiên (từ tháng 12-1960 đến tháng 31961) trên đất khai hoang tại Mai Sơn (Sơn La) của cán bộ, xã viên HTX Hoàng
Văn Thụ trên các lĩnh vực: xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của HTX, tổ chức khai
hoang, phát triển sản xuất, học tập văn hóa,… Từ những kết quả ban đầu đó, bài
viết khẳng định: “Cuộc sống mới của đội quân lao động tập thể, những người con
đầu tiên của nhân dân Hưng Yên đi khai hoang xây dựng Tổ quốc đã bắt đầu bừng
lên, tô thắm thêm cho cảnh giàu đẹp của núi rừng Điện Biên anh hùng” [130;58].
Cùng với quá trình khai hoang, phát triển sản xuất, đoàn kết giữa đồng bào
khai hoang với nhân dân địa phương là một trong những nội dung quan trọng trong
quá trình tổ chức cuộc vận động “Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế



16

miền núi”. Nhiều bài viết đăng trên Tập san Dân tộc đã phản ánh về mối quan hệ
này. Bài “Mấy ý kiến về vấn đề tăng cường đoàn kết dân tộc ở Tây Bắc” [148] của
Bùi Văn Tịnh đăng trên Tập san Dân tộc (số 30, năm 1961) đã phản ánh tình hình
mâu thuẫn dân tộc phức tạp ở Tây Bắc, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của
tình hình ấy. Bài viết cũng khẳng định, từ sau khi hòa bình được lập lại, với việc
thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (tháng 5-1955), nhiệm vụ tăng cường đoàn kết dân
tộc được kết hợp chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, quan hệ dân tộc từng bước được
củng cố; đặc biệt, sự xuất hiện của đồng bào khai hoang và các HTX khai hoang
trên địa bàn Khu Tự trị đã đưa đến một biểu hiện tốt đẹp trong quan hệ giữa các dân
tộc: “HTX của đồng bào vùng xuôi mới lên khai hoang hướng dẫn cách làm ăn và
đồng thời học tập kinh nghiệm của các HTX địa phương” [148;11]. Bài viết khẳng
định quan hệ sản xuất tập thể đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để không ngừng
tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; và rõ ràng, đồng bào khai hoang đã đóng
góp tích cực vào quá trình đó. Cùng phản ánh về chủ đề trên, bài viết “Vấn đề đoàn
kết dân tộc ở Tây Bắc” [70] của Hoàng Bắc đăng trên Tạp chí Dân tộc (số 32, năm
1962) đã khẳng định tình đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng bào khai
hoang với nhân dân các địa phương Tây Bắc: “Nhất là trong các HTX khai hoang
của đồng bào miền xuôi, thì mối quan hệ đoàn kết với nhân dân các dân tộc thiểu số
địa phương có nhiều biểu hiện rất cảm động. Các dân tộc địa phương, có khi ở xa
đến 30, 40 cây số đã mang đến giúp đồng bào khai hoang giang, tre, gỗ đủ làm gần
150 cái nhà, bán chịu cho trâu bò, cung cấp cho lúa giống, gà, lợn. Có thể nói, nếu
không có sự giúp đỡ lúc ban đầu ấy, HTX khai hoang sẽ có nhiều khó khăn. Ngược
lại, các HTX khai hoang đã giúp các dân tộc địa phương sửa chữa nông cụ, học tập
văn hóa, chăm sóc sức khỏe” [70;11].
Bài viết “HTX khai hoang Hoa Mai đoàn kết dân tộc tốt” [95] của Hoàng
Giang đăng trên Tạp chí Dân tộc (số 39, tháng 6-1963) giới thiệu về sự hình thành
HTX Hoa Mai của đồng bào khai hoang huyện Phù Cừ (Hưng Yên) tại Mai Sơn

(Sơn La) và mối quan hệ đoàn kết với nhân dân địa phương trong quá trình lao
động, sản xuất, sinh hoạt. Mặc dù là một HTX quy mô nhỏ, kinh tế độc lập, nhưng


17

ngay từ đầu, HTX Hoa Mai đã xác định là một HTX của nhân dân địa phương, bố
trí ở ngay trong phạm vi xã Chiềng Ban. Trải qua gần 2 năm cùng nhau lao động
sản xuất, do thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc nên quan hệ giữa HTX Hoa
Mai với địa phương trở nên gắn bó mật thiết và thực tế đã giúp đỡ nhau đẩy mạnh
sản xuất. Riêng đối với HTX Hoa Mai, vấn đề đoàn kết dân tộc được ghi vào một
trong những tiêu chuẩn trong chương trình thi đua, thường xuyên kiểm điểm, bổ
khuyết kịp thời. Với những việc làm cụ thể, HTX Hoa Mai đã nêu một điển hình về
mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào khai hoang với nhân dân địa phương.
Tác phẩm “Đi khai hoang Tây Bắc” [144] của tác giả Hữu Thọ xuất bản năm
1963 có thể coi là công trình tiêu biểu phản ánh về phong trào khai hoang của nông
dân đồng bằng Bắc Bộ tại Khu Tự trị Tây Bắc. Tác giả mở đầu bằng câu chuyện
“Phá xiềng ba sào” để giải thích lý do hình thành chủ trương tổ chức di dân khai
hoang xa, phát triển kinh tế miền núi. Tiếp đó, tác giả giới thiệu những thắng lợi
bước đầu trên núi rừng Tây Bắc của đồng bào khai hoang, khẳng định những kết
quả đạt được của hai HTX khai hoang thí điểm đầu tiên: HTX Hoàng Văn Thụ của
đồng bào tỉnh Hưng Yên và HTX Bình Thuận của đồng bào tỉnh Thái Bình là rất
lớn. Thắng lợi đó xác nhận: có khả năng để đưa dân lên khai phá miền núi Tây Bắc,
và khi khai phá có kết quả tốt thì đời sống nhân dân càng no ấm, nền kinh tế của
Tây Bắc ngày càng phát triển. Tác giả nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm cho người
đi khai hoang Tây Bắc “vừa lòng lúc ra đi”, nghĩa là tự nguyện ra đi với sự hiểu
biết đầy đủ về miền đất đó. Cùng với đó là các yêu cầu như: làm cho cơ sở sản xuất
mới mỗi ngày một tốt; làm cho đúng đường lối, đúng hướng; có trồng có ăn, biến
đất hoang thành đất thục. Liên quan đến mối quan hệ giữa đồng bào khai hoang với
nhân dân địa phương, tác giả mượn hình ảnh “ăn chua cùng một mỏ muối” trong

văn hóa Thái để khẳng định yêu cầu quan trọng của cuộc vận động “Đồng bào miền
xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”, nhấn mạnh phải tăng cường quan tâm
mối quan hệ đoàn kết này. Với những nội dung cụ thể, dẫn chứng sinh động, tác
phẩm của Hữu Thọ đã dựng lại bức tranh tái hiện quá trình nông dân hai tỉnh Hưng
Yên, Thái Bình tiếp nhận chủ trương của Đảng, tự nguyện chuyển cư lên khai


×