Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát thành phần hóa học của một số mẫu Hà thủ ô đỏ chế bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

VANNASACK OUDOMSIN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT SỐ MẪU HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP
MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

VANNASACK OUDOMSIN
MÃ SINH VIÊN: 1401462

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT SỐ MẪU HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP
MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Phạm Thái Hà Văn
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Dược học cổ truyền



HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng và Chính phủ nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo điều
kiện cho em được học tập và có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện
đề tài này trong suốt thời gian vừa qua.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
ThS. Phạm Thái Hà Văn, người thầy đã trực tiếp giao cho em đề tài này, định
hướng, tận tình chỉ bảo và hỗ trợ em bằng bất cứ giá nào trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu. Những kinh nghiệm, bài học quý giá cùng những tư duy nghiên cứu
mà thầy đã truyền cho em sẽ luôn luôn là hành trang không thể thiếu trong quá trình
nghiên cứu khoa học tại trường và công tác sau này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt em suốt 5 năm học tập và nghiên cứu
khoa học tại trường. Mỗi thầy cô đều là những người truyền lửa cho em cố gắng
phấn đấu học tập để hoàn thiện và phát triển bản thân mình.
Cuối cùng, con xin cảm ơn Bố Mẹ là những người sinh thành, dưỡng dục, luôn
luôn quan tâm và động viên con hàng ngày và trong suốt thời gian xa nhà, học tập
và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Vanasack
Vanasack OUDOUMSIN



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................... 2
1.1. Cây Hà thủ ô đỏ............................................................................................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật ....................................................... 2
1.1.2. Phân bố. .................................................................................................. 4
1.1.3. Bộ phận dùng. ......................................................................................... 4
1.1.4. Thành phần hóa học của Hà thủ ô đỏ. ...................................................... 5
1.1.5. Tác dụng dược lý và công dụng. .............................................................. 7
1.2. Các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ. ........................................................ 8
1.2.1. Phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ theo DĐVN V................................... 8
1.4.2. Các phương pháp chế biến khác. ............................................................. 8
1.3 . Vài nét về emodin và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. ......................................... 10
1.3.1. Tổng quan về emodin. ........................................................................... 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 12
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu ............................................................ 12
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ......................................................................... 12
2.1.2. Thiết bị và hóa chất. .............................................................................. 12
2.2. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................. 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 14


2.3.1. Phương pháp điều chế cao đặc Hà thủ ô từ các mẫu chế với các phương
pháp chế biến khác nhau. ................................................................................ 14
2.3.2. Phương pháp định tính........................................................................... 17
2.3.3. Phương pháp bán định lượng emodin trong cao Hà thủ ô đỏ bằng TLC –

videoscan. ....................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................. 22
3.1. Hiệu suất và một số chỉ tiêu cảm quan cao chiết Hà thủ ô đỏ. ...................... 22
3.1.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan . ........................................................... 22
3.1.2. Xác định hàm ẩm cao chiết hà thủ ô đỏ. ................................................ 22
3.1.3. Hiệu suất điều chế cao chiết hà thủ ô đỏ. ............................................... 23
3.2. Định tính cao chiết Hà thủ ô đỏ trước và sau khi chế biến với các phương
pháp khác nhau bằng TLC. ................................................................................. 24
3.2.1. Kết quả định tính bằng TLC các mẫu cao chiết Hà thủ ô đỏ .................. 24
3.3. Kết quả bán định lượng emodin trong cao Hà thủ ô đỏ trước và sau khi chế
biến. ................................................................................................................... 28
3.3.1. Khảo sát khoảng tuyến tính của emodin. ............................................... 28
3.3.2. Kết quả định lượng emodin trong cao Hà thủ ô đỏ................................. 30
BÀN LUẬN .......................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 35


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EtOH: Ethanol
MeOH: Methanol
MS: Mẫu sống
SKLM: Sắc ký lớp mỏng
TLC: Thin Layer Chromatography
HPTLC: High Performance Thin Layer Chromatography


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Thành phần hóa học đã được xác định trong Hà thủ ô đỏ. ....................... 6
Bảng 1.2. Tập hợp các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ ...................................... 8
Bảng 1.3. Độ tan của emodin trong một số dung môi hữu cơ. ............................... 11
Bảng 3.1. Hàm ẩm các mẫu cao chiết Hà thủ ô đỏ. ................................................ 23
Bảng 3.2. Tỷ lệ (%) cao đặc Hà thủ ô đỏ thu được. ............................................... 23
Bảng 3.4. Kết quả định tính các pic sắc ký trong 10 mẫu cao ở 366 nm. ............... 27


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Hình ảnh loài Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson .......... 3
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của emodin ................................................................. 10
Hình 2.1 Mẫu Hà thủ ô đỏ trước khi chế bíến. ....................................................... 12
Hình 2.2. Hệ thống máy sắc ký HPTLC hãng CAMAG. ....................................... 13
Hình 2.3. Sơ đồ quá trình chế biến Hà thủ ô đỏ ..................................................... 16
Hình 3.1. Thành phẩm cao Hà thủ ô đỏ. ................................................................ 22
Hình 3.2. Sắc ký đồ định tính các mẫu cao Hà thủ ô đỏ ở ng 254 nm .................... 25
Hình 3.3. Sắc ký đồ định tính các mẫu cao Hà thủ ô đỏ ở ánh sáng trắng .............. 25
Hình 3.4. Sắc ký đồ định tính các mẫu cao Hà thủ ô đỏ ở 366 nm ......................... 26
Hình 3.6. Hình ảnh sắc ký đồ khảo sát nồng độ emodin ........................................ 30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý, được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau
như dạ hợp, dạ giao đằng,... Bộ phận dùng của cây là phần rễ củ, có tác dụng bổ máu,
trị di tinh, đới hạ, thần kinh suy nhược, sốt rét, bổ gan thận, đen râu tóc,... Bộ phận
trên mặt đất có tác dụng dưỡng tâm an thần, dưỡng huyết, ...[8].
Xưa nay, dân gian ta thường sử dụng Hà thủ ô đỏ dưới dạng chế, phương pháp
truyền thống và cũng được ghi trong nhiều tài liệu cổ truyền chính thống như Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam,... là cửu chưng cửu sái. Theo

Dược điển Việt Nam V, vị thuốc Hà thủ ô đỏ có thể được chế biến bằng cách ngâm
với nước vo gạo rồi nấu với nước đậu đen. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp chế
biến khác nhau cũng đã được nghiên cứu [5], [8], [11].
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể đánh giá chất
lượng sản phẩm cao khô Hà thủ ô đỏ sau chế biến của các phương pháp khác nhau
này, do đó chưa có những bằng chứng tin cậy về mặt khoa học giải thích và so sánh
kết quả của chất lượng sản phẩm Hà thủ ô đỏ sau khi chế biến.
Sắc ký lớp mỏng là một trong những phương pháp phân tích khá đơn giản và
hiệu quả, nhất là trong phân tích dược liệu. Ngày nay, nhờ các thiết bị máy móc hiện
đại, phương pháp sắc ký lớp mỏng ngày càng hiệu quả khi điều kiện chạy sắc ký
được chuẩn hóa. Nhằm khảo sát và so sánh hiệu quả của các phương pháp chế biến
khác nhau với dược liệu Hà thủ ô đỏ bằng cách ứng dụng phương pháp sắc ký lớp
mỏng sử dụng thiết bị hiện đại kết hợp với phần mềm video scan, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học của một số mẫu Hà thủ ô đỏ chế bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng” với 2 mục tiêu sau:
1. Định tính và so sánh thành phần hóa học của các mẫu cao trước và sau chế
biến bằng SKLM.
2. Bán định lượng emodin trong các mẫu cao trước và sau chế biến.

1


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1. Cây Hà thủ ô đỏ
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Hà thủ ô đỏ hay còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình

(Thái), mãn đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mần đăng ón (Thổ) [15].
Tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
Tên đồng nghĩa: Reynoutria multiflora (Thunb.) Moldenke, Polygonum
multiflorum, Fallopia multiflora (Thunb.) Czerep, chi Fallopia, thuộc họ Rau răm
(Polygonaceae). Hệ thống phân loại thực vật của cây Hà thủ ô đỏ được tóm tắt như
sau:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Polygonaceae
Chi: Fallopia
Loài: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Thân thảo, sống nhiều năm, thân leo quấn, dài 2 - 4 m, gốc hóa gỗ; phân nhánh
nhiều, nhánh vuông hoặc tròn. Rễ phình to thành củ, vỏ màu nâu đen. Mặt ngoài thân
có màu xanh tía, có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông. Lá mọc
cách, so le, có cuống dài, phủ lông, bẹ chìa mỏng màu nâu nhạt, dài 3-5 mm. Phiến
lá hình tim hẹp dài 4-8 cm, rộng 2,5-5 cm, hoặc hình trứng cỡ 3-7 x 2-5 cm, mũi
nhọn ở đỉnh, đầu lá hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả
hai mặt đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân [4],
[14].
2


Hoa nhỏ, hợp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, có nhiều nhánh. Hoa nhiều,
nhỏ, mọc ở nách các lá bắc ngắn. Hoa lưỡng tính, màu trắng hoặc lục nhạt. Đường
kính hoa 2mm, có cuống ngắn 1-3 mm. Bao hoa 5 mảnh. Không bằng nhau, 3 mảnh
phía ngoài to hơn và đồng trưởng với quả. Nhị 8, ngắn hơn bao hoa, với 3 nhị hơi
dài hơn. Bầu thượng, hình trứng hay hình 3 cạnh, vòi nhụy ngắn gồm 3 cái rời nhau,

nuốm hình mào gà, rũ xuống.
Quả bế, màu nâu đen, hình chop có 3 góc nhẵn bóng nằm trong bao hoa mà 3
mảnh ngoài còn lại phát triển thành cánh rộng.
Mùa hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 9-12 [4], [7], [8], [12], [14].

Hình 1.1. Hình ảnh loài Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Theo bản mô tả và khóa phân loại các thứ của loài Fallopia multiflora (Thunb.)
Haraldson hiện có 3 thứ gồm: Fallopia multiflora var. multiflora (Thunb.)
Haraldson; Fallopia multiflora var. angulata (S.Y. Liu) H. J. Yan, Z. J. Fang & S.
3


X. Yu và Fallopia multiflora var. ciliinervis (Nakai) Yonek. & H.Ohashi với đặc
điểm cụ thể như sau
(1) F. multiflora var. multiflora: Thiết diện thân tròn; thân và gân lá nhẵn, không
có gai thịt.
(2) F. multiflora var. ciliinervis: Thiết diện thân tròn, thân nhẵn không có gai
thịt, có gai thịt ở gân lá mặt dưới hoặc gân lá ở cả hai mặt, gai thịt dài từ 0,1 -0,15mm.
Trên các gờ dọc thân cũng có thể có gai thịt.
(3) F. multiflora var. angulate: Thiết diện nhánh hình vuông, hoặc hình đa giác
(tùy thuộc vào vị trí của thân); gân lá nhẵn.
1.1.2. Phân bố.
Trên thế giới, cây hiện được tìm thấy ở Trung Quốc (các tỉnh Giang Tô, Quảng
Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến) và Nhật Bản,… [4], [14].
Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc (Yên
Bái, Sơn La) sau đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu,
Tây Nguyên [4], [11], [14]. Cây thường gặp dưới tán cây bụi, trong các rừng thưa
ven suối hay ven đường râm mát ở chân núi, khe đá. Một số nơi cũng trồng nhỏ lẻ
phục vụ nhu cầu nhân dân ở một số tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắc Lắc,

Phú Yên, Bình Định,... [2]. Ở Lào thường gặp cây này ở Sầm Nưa, Hủa Phăn..
Sách đỏ Việt Nam (2007) đã phân hạng loài Hà thủ ô đỏ (F. multiflora (Thunb.)
Haraldson) vào phân hạng VU A1c, d với mức đánh giá là “sẽ nguy cấp” (V) [3].
Hiện nay, để phục vụ nhu cầu sử dụng vị thuốc, nhiều nơi ở Việt Nam và Lào
đều có những vùng tự trồng Hà thủ ô đỏ rải rác ở các địa phương.
1.1.3. Bộ phận dùng.
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora
(Thunb.) Haraldson, họ Rau răm (Polygonaceae), được mô tả như sau: rễ củ tròn
hoặc hình thoi, không đều, củ nhỏ để nguyên, dài 6cm đến 15cm, đường kính 4cm
đến 12cm; củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài màu
4


nâu đỏ, có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Chất chắc, khó bẻ.
Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều
bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Mùi nhẹ,vị hơi ngọt, hơi đắng và chát [6], [17].
1.1.4. Thành phần hóa học của Hà thủ ô đỏ.
Vị thuốc là rễ củ của cây Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora Thunb. Thành phần
hóa học gồm có anthranoid 1,7% (trong đó có emodin, chrysophanol, physcion,
rhein), tanin (acid gallic, (+) catechin, (+) epicatechin), lipid 3,1%, protid 1,1%,
tinh bột 42,2%, chất vô cơ 4,5%. Hợp chất 2,3,5,4' - tetrahydoxystilbene-2-O-betaD-glucoside có trong thành phần của thuốc làm mọc tóc, hàm lượng trung bình trong
rễ là 1-3% [16], [19], [23], [28].
Một nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký đã phân lập và tinh chế được 8
hợp chất từ rễ hà thủ ô đỏ là: emodin, chrysophanol, rhein, 6-OH-emodin, emodin8-beta-D-glucoside,

polygonimitin

B,

2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-beta-D-


glucoside, và acid gallic. Các nghiên cứu về Hà thủ ô Nhật Bản ghi chép bởi Đỗ Tất
Lợi chỉ ra trong rễ củ có các hoạt chất bao gồm: Anthranoid (1,7%) trong đó chủ yếu
là chrysophanola, emodin và rhein. Ngoài ra, còn có chất đạm (1,1%), tinh bột
(45,2%), chất béo (3,10%), chất vô cơ (4,5%), các chất tan trong nước (26,4%),
lexitin [14].
Nghiên cứu của Lin 2015 thống kê các hoạt chất đã được phân lập và xác định
cấu trúc trong Hà thủ ô đỏ được thống kê trong Bảng 1.3 [15], [19], [23].

5


Bảng 1.1. Thành phần hóa học đã được xác định trong Hà thủ ô đỏ.
STT Nhóm hoạt chất

Hàm
lượng
1,7 %

Một số chất điển hình
emodin, chrysophanol, physcion, rhein, aloe
-emodin, citreorosein, , fallacinol, 2 -

1

acetylemodin, physcion - 8 - O – β – D -

Anthranoid

glucopyranoside, chrysophanol – 8 - O - β

– D - glucopyranoside, ...
2

Tanin

acid gallic, (+) catechin, (+) epicatechin

3

Stilben

2, 3, 5, 4-tetrahydroxystilbene
2 - O - β - D - glucopyranoside, polydatin,
resveratrol, rhaponticoside,...

4

Flavonoid

tricin, rutin, luteolin, quercetin, kaempferol,
isoorientin, apigenin, hyperoside, vitexin,
quercetin-3-o-arabinoside, polygonflavanol
a

5

Lipid

3,1%


6

Protid

1,1%

7

Tinh bột

42,2%

8

Chất vô cơ

4,5%

9

Chất tan trong
nước

26,4 %

6


10


Phospholipid

Phosphatidyl

ethanolamine,

Copaene,

Eicosane, Hexanoic, Hexadecanoic acid
methyl ester, Hexadecanoic acid ethyl ester,
Octadecanoic

acid

methyl

ester,

Octadecanoic acid ethyl, Ethyl oleate,
Squalen…
11

Các

hợp

chất

khác


Catechin, Epicatechin, Acid gallic, Methyl
galate, Daucosterol, β-sitosterol, …

1.1.5. Tác dụng dược lý và công dụng.
Về tác dụng dược lý, hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra vị thuốc Hà thủ ô đỏ
có các nhóm tác dụng chính như sau: hiệu quả chống lão hóa, hiệu ứng miễn dịch,
tác dụng chống tăng mỡ máu, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng chống lại tế bào ung thư,
tác dụng chống viêm và nhiều tác dụng khác [13], [24], [25], [27], [30].
Về công dụng, Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc đã được sử dụng rất lâu đời trong
nền Y học dân tộc cổ truyền. Người xưa dùng hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ
máu, thuốc dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại
tiện ra huyết, ung nhọt, tràng nhạc, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày. Ngày dùng
12 – 20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với hà thủ ô đã chế biến. Dây hà thủ
ô dùng làm thuốc an thần, thuốc cầm mồ hôi. Dùng ngoài trị lở ngứa Đỗ Tất Lợi viết
về vị thuốc Hà thủ ô với các công dụng chính làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược,
các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc. [15], [17].
Phạm Hoàng Hộ trong Cây cỏ Việt Nam có ghi công dụng Hà thủ ô đỏ như sau:
Củ ăn được, bổ, trị liệt dương, làm giảm cholesterol và glucose/máu; trấn thống, an
thần, giúp ngủ; trị sốt; trị huyết bạch, có kinh khó, giảm đau, trị đau đầu gối, trị bướu,
chống vi khuẩn thủy bào chẩn [10].

7


1.2. Các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ.
1.2.1. Phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ theo DĐVN V.
Củ thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ
to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Trước khi
dùng thường nấu, đồ với đậu đen.
Chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại.

Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến
khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã
mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu
đen thì tẩm phơi cho hết. Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi
đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu [6].
1.4.2. Các phương pháp chế biến khác.
Vũ Văn Điền và cộng sự năm 1995 đã tiến hành nghiên cứu về các phương
pháp chế biến Hà thủ ô đỏ trong các tài liệu và trên thực tế ở một số địa phương
thống kê lại có 16 phương pháp hay được sử dụng (Bảng 1.2) [8].
Bảng 1.2. Tập hợp các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ
Phương pháp chế biến

STT
1
2
3
4

5
6

Hà thủ ô đỏ được thái phiến mỏng 1 – 2 mm, phơi khô để dùng
Hà thủ ô đỏ ngâm nước, ủ mềm, thái phiến mỏng 1 – 2 mm, phơi khô để
dùng
Hà thủ ô đỏ tẩm rượu, ủ mềm, thái phiến mỏng phơi khô để dùng
Hà thủ ô đỏ tẩm rượu, ủ kỹ, thêm nước ngập, chưng chín, thái phiến
mỏng, phơi tẩm nhiều lần cho hết dính
Hà thủ ô đỏ chưng với nước, ủ lại chưng làm nhiều lần, thái phiến phơi
khô, tẩm nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu với nước 4 – 6h, thái phiến phơi khô


8


Hà thủ ô đỏ chưng với nước đậu đen 2 – 4h, ủ lại chưng nhiều lần, thái

7

phiến phơi khô, ủ nhiều lần cho hết dịch
hà thủ ô đỏ nấu kỹ với nước đậu đen cặn còn 50% nước, đem chưng 8h

8

sau đó thái phiến phơi khô tẩm nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu với đậu đen đã sao thơm 8h, lấy ra phơi khô qua, chưng

9

tiếp, sau đó thái phiến phơi khô

10

11

12

13

14


15

16

Hà thủ ô đỏ nấu với nước đậu đen và nước gạo rang ngày nấu đêm phơi
sương, sau đó thái phiến phơi khô tẩm nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu với nước đậu đen chín kỹ, thêm rượu ủ 4h, chưng 24h,
thái phiến phơi tẩm nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ chưng với nước đậu đen và rượu 10h, thái phiến phơi tẩm
nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu kỹ với nước đậu đen, sinh khương, thái phiến phơi khô
tẩm nhiều lần cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu với nước đậu đen, cam thảo 12h, thái phiến phơi khô,
tẩm cho hết dịch
Hà thủ ô đỏ nấu với nước sắc thục 4h, thái phiến phơi khô, tẩm cho hết
dịch
Hà thủ ô đỏ ngâm nước vo gạo 24h, nấu với nước đậu đen đến mềm ra,
bỏ lõi, thái phiến phơi khô, tẩm cho hết dịch

Như kết quả nghiên cứu, các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ rất phong phú,
tùy theo quan niệm và kinh nghiệm ở các nơi khác nhau. Các phụ liệu được dùng để
chế biến Hà thủ ô đỏ gồm có: đậu đen, nước gạo rang, nước vo gạo, sinh khương,
cam thảo, nước sắc thục,... tuy nhiên hay dùng hơn cả là nước đậu đen. Cùng với sự
đa dạng về phụ liệu, các thủ thuật chế biến được sử dụng cũng đa dạng, như ngâm,

9


ủ, tẩm, đồ, chưng, nấu,... Các phương pháp khác nhau là do có sự phối hợp các thủ
thuật và các nguyên liệu chế biến khác nhau.

1.3 . Vài nét về emodin và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng.
1.3.1. Tổng quan về emodin.
1.3.1.1. Đặc điểm và tính chất.
Emodin là một anthraquinon tự do có trong một số dược liệu như Đại hoàng,
Cốt khí củ, Hà thủ ô đỏ, Muồng trâu, Chút chít…[2], [3], [14], [18].
- Công thức phân tử: C15H10O5
- hân tử lượng: 270,24
Emodin có cấu trúc hóa học như hình

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của emodin
Tên khoa học: 1, 3, 8 – trihydroxy – 6 – methyl – 1,9,10 – anthracenedion.
Tính chất:
- Bột kết tinh hoặc tinh thể hình kim màu vàng cam
- Nhiệt độ nóng chảy khoảng 2560C – 2570C
- Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ (ether, ether dầu hỏa,
chloroform, benzene, aceton, acid acetic băng). Tan trong dung dịch kiềm, dung dịch
natri carbonat, dung dịch ammoniac
- Độ tan của emodin trong một số dung môi hữu cơ ở 250C (tính theo g/100ml dung
môi) được thể hiện ở Bảng 1.3.

10


Bảng 1.3. Độ tan của emodin trong một số dung môi hữu cơ.
STT

Dung môi hữu cơ

Độ tan của Emodin (g/100ml)


1

Ether

0,140

2

Chloroform

0,071

3

Carbon tetraclorid

0,010

4

Carbon bisulfit

0,009

5

Benzen

0,041


1.3.1.2. Một số nghiên cứu về emodin.
Emodin là một hợp chất nhóm anthraquinon đã được tìm thấy trong 17 họ thực
vật trên toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là họ Polygonaceae và Rhamnaceae. Trong
họ Polygonaceae, các nghiên cứu đã phát hiện ra emodin và các anthraquinon khác
không chỉ có mặt trong Hà thủ ô đỏ mà còn có mặt trong rất nhiều loài như Fallopia
bohemica, Fallopia japonica, Reynoutria japonica, Fallopia sachalinensis, P.
auberti, P. culiinerve, P. Cuspidatum [20], [21], [24], [26], [28], [29]. Trong y học
cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, người ta sử dụng các loài này trong điều trị tăng
mỡ máu, viêm da mủ, lậu. Các hợp chất đã được phân lập cùng emodin được báo cáo
thuộc nhóm dẫn xuất anthraquinon có thể kể đến như: emodin, physcion, glycosid
của physcion và emodin, dẫn xuất stilben, bao gồm: resveratrol, acid chrysophanic
(1,8- dihydroxy-3-methyl-9,10-anthracenedion), ... [23], [25], [27], [28].
Về tác dụng sinh học, nhiều kết quả nghiên cứu đã báo cáo rằng emodin là một
trong những hoạt chất chính nhóm anthraquinon có đặc tính chống ung thư. Nghiên
cứu của Hsu H. Y., Kapchan S. M. và cộng sự báo cáo emodin có hoạt tính chống lại
bệnh bạch cầu lympho ở chuột [20], [22]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra các
chất hiệu quả chính trong việc tạo nên tác dụng ức chế tế bào ung thư được cho là
anthraquinon, tiêu biểu là emodin và aloe-emodin [23], [24], [25].

11


CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu là rễ củ Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.)
Haraldson) đã được rửa sạch, thái mỏng Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.)

được sử dụng đật tiêu chuẩn DĐVN IV.

Hình 2.1 Mẫu Hà thủ ô đỏ trước khi chế bíến.
2.1.2. Thiết bị và hóa chất.
2.1.2.1.Thiết bị máy móc và dụng cụ thí nghiệm.
-

Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao CAMAG bao gồm: Bộ máy

phun mẫu bán tự động (dùng cho hệ thống sắc ký bản mỏng) Camag Linomat 5; máy
triển khai sắc ký bản mỏng Camag ADC 2; máy chụp ảnh bản mỏng và phân tích dữ
liệu Camag TLC Visualizer, 2 phần mềm winCATS và VideoScan.

12


Hình 2.2. Hệ thống máy sắc ký HPTLC hãng CAMAG.

- Bể siêu âm WISD
- Bình triển khai sắc ký.
- Bản mỏng TLC Silica gel 60 F254 (Merck).
- Tủ sấy WiseVen (R) WOF.
- Cân kỹ thuật
- Cân phân tích
- Thuyền tán
- Bộ máy cất quay thu hồi dung môi IKA
- Bếp từ
- Cồn kế.
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ 50, 100, 200 và 500 ml; bình định mức 10,
25ml, 50ml; micropipet, pipet 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml; đũa thủy tinh; phễu thủy

tinh.
2.1.2.2. Hóa chất.
- Ethanol, nước cất, toluen, acid acetic
13


- Chất đối chiếu Emodin: chất chuẩn đối chiếu emodin được phân lập, tinh chế
từ dược liệu làm chất đối chiếu sử dụng trong kiểm nghiệm và nghiên cứu (được
cung cấp bởi Viện Dược liệu Việt Nam).
2.2. Nội dung nghiên cứu.
-

Chế biến Hà thủ ô đỏ bằng các phương pháp khác nhau

- Định tính và so sánh thành phần hóa học của các mẫu cao trước và sau chế
biến bằng SKLM.
- Bán định lượng emodin trong các mẫu cao trước và sau chế biến.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp điều chế cao đặc Hà thủ ô từ các mẫu chế với các
phương pháp chế biến khác nhau.
2.3.1.1. Quy trình chế biến.
Có 10 mẫu Hà thủ ô đỏ được chế biến như sau:
- Mẫu 1: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước lã qua đêm, thái mỏng rồi mang
đi sấy khô.
-

Mẫu 2 và 3: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước lã trong vòng 7 ngày, mang

đi nấu với nước đậu đen với tỷ lệ HTOĐ (H) : đậu đen (Đ) : nước (N) = 1 : 0,1 : 2
(kg/kg/lit) đến khi cạn và chia ra thành 2 phần gồm phần một 1kg (mẫu 2) để nguyên

và phần hai 1kg (mẫu 3) mang đi nấu tiếp với nước đậu đen với tỷ lệ H : Đ : N = 1 :
0,1 : 4 (kg/kg/lit).
- Mẫu 4: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước vo gạo qua đêm rồi nấu nước
đậu đen như DĐVN V theo đúng tỷ lệ H : Đ : N = 1 : 0,1 : 2 (kg/kg/lit).
- Mẫu 5 và 6: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước lã trong vòng 1 tuần, sau đó
đem đi nấu nước lã với tỷ lệ H : N = 1 : 2 (kg/lit), sau đó chia ra thành 2 phần, phần
đầu 0,75 kg (mẫu 5) để nguyên và phần hai 0,75 kg (mẫu 6) mang đi nấu với nước
đậu đen tiếp với tỷ lệ H : Đ : N = 1 : 0,1 : 2 (kg/kg/lit).
14


- Mẫu 7 và 8: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước lã trong vòng 1 tuần, mang
đi nấu nước muối NaCl 5% (M) với tỷ lệ H : M : N = 1 : 0,1 : 2 (kg/kg/lit). Thu được
1,5kg, sau đó chia ra thành 2 phần, phần một 0,75 kg (mẫu 7) để nguyên và phần hai
0,75 kg (mẫu 8) mang đi nấu với nước đậu đen với tỷ lệ H : H : N = 1 : 0,1 : 2
(kg/kg/lit).
- Mẫu 9 và 10: Rễ củ Hà thủ ô rửa sạch, ngâm nước lã trong vòng 1 tuần, mang
đi nấu nước vo gạo (G) với tỷ lệ H : G : N = 1 : 0,1 : 2 (kg/kg/lit). Sau đó chia ra hai
phần, phần đầu 0,75 kg (mẫu 9) để nguyên còn phần hai 0,75 kg (mẫu 10) mang đi
nấu với nước đậu đen với tỷ lệ H : Đ : N = 1 : 0,1 : 2 (kg/kg/lit).

15


Hà thủ ô sống, rửa sạch
Ngâm nước lã qua đêm

Ngâm nước lã một tuần

Ngâm nước gạo qua đêm

Nấu nước đậu đen (H:Đ:N=1:1:2)

M1

M4
Nấu nước đậu đen

Nấu nước lã

Nấu nước muối

Nấu nước vo gạo

(H:Đ:N=1:0,1:2)

(H:N=1:2)

(H:M:N=1:0,1:2)

(H:G:N=1:0,1:2)

Để

Nấu nước đậu đen

Để

Nấu nước đậu đen

Để


Nấu nước đậu đen

Để

nguyên

(H:Đ:N=1:0,1:4)

nguyên

(H:Đ:N=1:0,1:2)

nguyên

(H:Đ:N=1:0,1:2)

nguyên

M2

M3

M5

M6

M7

Hình 2.3. Sơ đồ quá trình chế biến Hà thủ ô đỏ


16

M8

M9

Nấu nước đậu
đen
(H:Đ:N=1:0,1:2)

M10


2.3.1.2. Xác định một số chỉ tiêu chất lượng cao.
- Quan sát, mô tả tính chất cao đặc về cảm quan
 Thể chất, độ đồng nhất: Cho cao lên lam kính, đặt la men lên trên ép sát
đem soi dưới kính hiển vi, kiểm tra độ đồng nhất.
 Màu sắc: Lấy 1 g cao cho lên một tờ giấy trắng hoặc mặt kính đồng hồ
không màu, đặt lên tờ giấy trắng, quan sát.
 Mùi: Trên một mặt kính đồng hồ, đường kính từ 6 -8 cm, lấy 0,5 – 2,0 g
cao trải thành lớp mỏng, sau 15 phút, xác định mùi.
 Vị: Xác định bằng cảm quan.
- Tỷ lệ cao chiết được tính theo công thức
H (%) =

Khối lượng cao khô tuyệt đối
× 100%
Khối lượng dược liệu khô tuyệt đối


- Xác định hàm ẩm cao đặc: Tiến hành theo Phụ lục 9.6 (PL – 203) DĐVN V:
Lấy khoảng 1g cao đặc sấy ở nhiệt độ 1000C đến khối lượng không đổi (chênh
lệch giữa 2 lần cân không quá 0,5 mg), làm 3 lần với mỗi mẫu rồi tính kết quả
trung bình.
2.3.2. Phương pháp định tính.
2.3.2.1. Phương pháp chiết xuất bột dược liệu:
Tất cả các mẫu (10 mẫu) sau khi nấu xong mang ra thái thành miếng nhỏ
và mỏng rồi mang đi sấy khô ở 600C tới khối lượng không đổi, vừa sấy vừa tẩm
với gạn phần dịch còn lại của từng mẫu. Sau khi sấy khô mang đi nghiền thành
bột tương đối mịn. Nghiền nhỏ dược liệu bằng thuyền tán, bột dược liệu được rây
qua rây 500 µm.
Cân 150g bột dược liệu cho vào bình nón 500 ml, thêm 450 ml dung môi
EtOH 96%. Siêu âm ba lần, mỗi lần 45 phút ở nhiệt độ thường. Dịch chiết của ba
lần được gộp chung lại sau đó đem cô thu hồi dung môi ở áp suất giảm tới cắn
bằng máy cất quay. Cắn được đem sấy khô tới khối lượng không đổi thu được cao
đặc.

17


×