Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC MÁC VỀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.61 KB, 15 trang )

TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC MÁC VỀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY
PGS. TS Nguyễn Chí Hải- Trường Đại học Kinh tế- Luật
ThS. Phạm Mỹ Duyên - Trường Đại học Kinh tế- Luật
Tóm tắt: Nghiên cứu này đề cập đến quan điểm của Các Mác về vấn đề bất bình
đẳng (BBĐ) trong Chủ nghĩa tư bản (CNTB) và thực hiện công bằng xã hội (CBXH)
trong hình thái kinh tế - xã hội Công sản chủ nghĩa (CSCN).
Nội dung bài viết làm rõ: (i) Quan điểm của Các Mác và của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề BBĐ và thực hiện CBXH; (ii) Thực tiễn giải quyết vấn đề BBĐ và thực
hiện CBXH ở Việt Nam, những thành tựu nổi bật và những hạn chế, bất cập đang đặt ra
hiện nay; (iii) Đề xuất mục tiêu, định hướng đối với vấn đề BBĐ và thực hiện CBXH ở
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phát huy quyền làm chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng
hình thức sở hữu toàn dân đối với các TLSX chủ yếu, thực hiện đa dạng các hình thức
phân phối thu nhập và các chính sách điều tiết thu nhập bổ sung, hoàn thiện các chính
sách xã hội đối với các đối tượng tổn thương, giảm thiểu sự khác biệt về cơ hội phát triển
giữa thành thị- nông thôn là hướng đi cần thực hiện để thực hiện CBXH tại Việt Nam
trong thời gian tới.
Từ khoá: Bất bình đẳng, công bằng xã hội
1. Giới thiệu
Các Mác (1818- 1883) được sinh ra trong giai đoạn giữa của cách mạng công
nghiệp, ông được đánh giá là một trong 3 nhà kinh tế nổi tiếng nhất từ thời đại cách mạng
công nghiệp cho đến nay bên cạnh Adam Smith và J.M.Keynes. Mác vừa là nhà kinh tế,
nhà triết học, xã hội học đồng thời còn là cha đẻ của giai cấp vô sản. Sự khác biệt giữa
Các Mác với các nhà khoa học khác thể hiện trong quan điểm của ông trong Luận cương
về Phoiơbách “Các nhà triết học trước đây giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau,
nhưng vấn đề là cải tạo thế giới”.
Do vậy khi đánh giá về Mác và học thuyết Mác, các học giả có nhận định: “Niềm
tin của Mác, các lý thuyết và dự báo đại diện cho một hệ tư tưởng gọi là hệ tư tưởng Mác



xít. Đó là các lý thuyết kinh tế, chính trị, xã hội học, tôn giáo đồng thời còn được mệnh
danh là nhà hành động”. (Newsela, 2014,tr.12) .
Một trong những học thuyết làm nền tảng hành động cho giai cấp công nhân,
người lao động đó là học thuyết về bất bình đẳng xã hội, học thuyết này đóng vai trò làm
nền tảng cho xây dựng chế độ xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam hiện nay.
2. Quan điểm về bất bình đẳng của Các Mác
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), Mác nhận định rằng “Lịch sử của
tất cả xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp” (Mác và Ăngghen, 2004a,
tr. 596) . Do vậy trong các xã hội có giai cấp luôn tồn tại người bóc lột và người bị bóc
lột cũng như tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Từ việc phê phán xã hội tư bản
đương thời, Mác đã phân tích một cách cặn kẽ nguyên nhân vì sao bất bình đẳng còn tồn
tại trong CNTB và các xã hội dựa trên chế độ tư hữu.
Mác đề cập đến vấn đề bất bình đẳng ở tầng sâu nhất của vấn đề, đó là khác biệt
về giai cấp bắt nguồn từ sở hữu tư liệu sản xuất là nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội.
Đồng thời bất bình đẳng về xã hội và chính trị bắt nguồn từ bất bình đẳng về kinh tế.
Muốn thủ tiêu nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội phải xoá bỏ đi sự khác biệt về giai
cấp.
“Cùng với việc thủ tiêu những sự khác biệt giai cấp thì mọi sự bất bình đẳng về xã hội
và chính trị bắt nguồn từ những sự khác biệt giai cấp đó, tự chúng không còn nữa” ( Mác
và Ăngghen, 2004b, tr. 44).
Từ logic trên, Mác đi đến kết luận phải “xoá bỏ sở hữu tư nhân nói chung” để xoá
bỏ bất bình đẳng, tuy nhiên không phải xoá bỏ mọi sở hữu tư nhân nói chung mà chỉ xoá
bỏ quyền sở hữu tư nhân nào làm phương tiện bóc lột lao động của kẻ khác.
Học thuyết về bất bình đẳng của Mác gắn liền với vấn đề giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Nhưng cơ sở khoa học để người công nhân, người lao động hiểu được bức màn bí
mật của vấn đề bất bình đẳng xã hội chỉ đến Bộ Tư bản mới được Mác phản ánh một
cách rõ nét nhất.
Trên cơ sở phân tích nền sản xuất TBCN, Mác đã lý giải nguồn gốc sinh ra giá trị
thặng dư trong khu vực sản xuất bắt nguồn từ thuộc tính thần bí của sức lao động : khả
năng sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động sản sinh ra giá trị



thặng dư. Tuy nhiên giá trị thặng dư ấy không thuộc về người lao động mà thuộc về
người chủ của quá trình sản xuất ấy: nhà tư bản. Trong khu vực sản xuất, Mác chỉ rõ vai
trò của các bộ phận tư bản trong sản xuất ra giá trị thặng dư và đi đến kết luận: tư bản bất
biến là điều kiện tiền để để sản xuất ra giá trị thặng dư, tư bản khả biến là nguồn gốc sản
sinh giá trị thặng dư. Mác cho rằng vấn đề bóc lột hay không bóc lột, bất bình đẳng giữa
người và người về phương diện kinh tế không phải ở khía cạnh sản xuất, nó thể hiện ở
khâu phân phối kết quả sản xuất ấy.
Trong nền sản xuất TBCN, phân phối kết quả sản xuất dựa trên sở hữu vốn, sức
lao động là chủ yếu, do vậy người công nhân nhận về mình tiền lương, nhà tư bản nhận
được lợi nhuận, quan hệ giữa người công nhân và nhà tư bản nhìn bề ngoài hoàn toàn
bình đẳng vì tiền lương được thoả thuận trước khi họ làm thuê cho nhà tư bản, và được
trả sòng phẳng sau quá trình làm việc. Tập thể giai cấp tư sản nhận về mình các khoản lợi
nhuận biểu hiện ở các lĩnh vực khác nhau là phần thưởng cho sự mạo hiểm khi đi đầu tư.
Tính bình đẳng trong quan hệ giữa người và người trong quan hệ sản xuất được Mác vạch
trần khi nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư đó là: những thu nhập
không lao động đều là biểu hiện của quan hệ bóc lột đối với giai cấp công nhân làm thuê
bao gồm cả lợi nhuận của tư bản công nghiệp, lợi nhuận tư bản thương nghiệp, lợi tức,
địa tô… vì bản chất các khoản lợi nhuận này chính là giá trị thặng dư được tạo ra trong
sản xuất và được tập thể các nhà tư bản phân chia nhau. Sự hình thành lợi nhuận bình
quân khi đầu tư vào các ngành khác nhau phản ánh rõ nét tính chất bóc lột của tập thể
giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân làm thuê. Do vậy, lý luận lợi nhuận bình quân
đặt nền tảng vững chắc cho vấn đề đấu tranh giai cấp và giải phóng con người khỏi bất
bình đẳng phải được thực hiện một cách có hệ thống của tập thể giai cấp công nhân chứ
không phải từng người, không chỉ công nhân của mỗi nước mà là giai cấp công nhân nói
chung: vô sản tất cả các nước đoàn kết lại. Ý nghĩa giai cấp vô sản đoàn kết lại bắt nguồn
từ lý luận lợi nhuận bình quân mà Mác đã phân tích từ Bộ Tư bản.
Bất bình đẳng xã hội bắt nguồn từ bất bình đẳng về kinh tế, phân phối kết quả sản
xuất hình thành nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng như là một công cụ để điều

chỉnh mối quan hệ bình đẳng giữa người- người về phương diện kinh tế. Trong Phê phán
cương lĩnh Gôta, Mác cho rằng phương thức phân phối phụ thuộc vào tính chất của


phương thức sản xuất do điều kiện sản xuất cụ thể hơn là sở hữu TLSX quy định kết quả
phân phối.
“ Bất kỳ một sự phân phối nào về tư liệu tiêu dùng cũng chỉ là hậu quả của
sự phân phối chính ngay những điều kiện sản xuất, nhưng sự phân phối chính
ngay những điều kiện sản xuất lại là một tính chất của chính ngay phương thức
sản xuất”. (Mác và Ăngghen, 2004b, tr. 37)
Trong CNTB tính bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là điều không tránh khỏi
do quá trình phân phối không dựa trên lao động cống hiến cho xã hội mà căn cứ vào vốn,
tài sản đã đóng góp. Việc phân phối trong CNTB dựa vào tài sản là chính nhưng tài sản
chỉ tập trung trong tay một số ít người giàu có, đại bộ phận công nhân chỉ có sức lao
động, do đó làm tăng tính bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của CNTB. Giai cấp
công nhân nhận phần thu nhập ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng thu nhập xã
hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, lao
động ngày càng tha hoá vì chính lao động quay trở lại chi phối đời sống của người công
nhân làm thuê. Đồng thời, tính chất tha hoá lao động còn thể hiện ở lao động trở thành
phương tiện để thoả mãn nhu cầu của người lao động.
Quan điểm về bất bình đẳng xã hội của Mác đặt nền tảng cho lý tưởng về xây
dựng xã hội mới không còn tình trạng người bóc lột người. Trên cơ sở xoá bỏ sở hữu tư
nhân, xoá bỏ đối kháng và phân biệt giai cấp để xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa
người và người trong xã hội tương lai: cộng sản chủ nghĩa. Khác với các nhà kinh tế
trước đó, Mác nhất quán giá trị do lao động tạo ra, do vậy khi phân phối phải căn cứ vào
lao động. Dưới CNXH, khi chế độ công hữu về TLSX được thiết lập thì phương thức
phân phối tương ứng là phân phối theo lao động. Trong CNXH quyền bình đẳng giữa
người và người chưa thể thực hiện một cách hoàn toàn mà chỉ có thể thực hiện công bằng
xã hội, một giai đoạn thấp của bình đẳng xã hội thông qua nguyên tắc phân phối theo lao
động. Chỉ trong chủ nghĩa cộng sản mới có thể thực hiện hoàn toàn nội dung bình đẳng

xã hội.
Theo Mác, người lao động không nhận toàn bộ kết quả của quá trình lao động,
trước khi phân phối thu nhập cá nhân phải tiến hành khấu trừ các khoản sau:
“Một là, phần để thay thế những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng
Hai là, một phần phụ thêm để mở rộng sản xuất


Ba là, một quỹ dự trữ hoặc quỹ bảo hiểm để phòng những tai nạn, những sự rối loạn
do các hiện tượng tự nhiên gây ra.
Những chi phí quản lý chung, không trực tiếp thuộc về sản xuất
Những khoản dùng để cùng chung nhau thoả mãn những nhu cầu, như trường học, cơ
quan y tế
Quỹ cần thiết để nuôi những người không có khả năng lao động… tóm lại là những
cái thuộc về việc mà ngày nay người ta gọi là cứu tế xã hội của nhà nước”
( Mác và Ăggghen, 2004b, tr.31-32).
CBXH trong CNXH được thực hiện do người lao động nhận về mình phần thu
nhập tương xứng với công sức đóng góp sau khi đã khấu trừ sáu khoản trên. Như vậy
khác với CNTB, phần lao động thặng dư thuộc về nhà tư bản thì trong CNXH nó thuộc
về người lao động, đó là thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Cơ sở của sự
CBXH trong phân phối thu nhập đó là sự phân phối dựa trên lao động thay cho phân phối
dựa trên sở hữu về vốn.
Giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa cộng sản, khi sở hữu tư nhân bị loại trừ, cơ
sở sinh ra giai cấp không còn thì quan hệ giữa người và người sẽ bình đẳng. Phân phối
kết quả sản xuất theo nhu cầu. Khi đó tính chất tha hoá lao động sẽ bị loại trừ vì lao động
không còn là nghĩa vụ, là phương tiện sống mà thay vào đó là tinh thần tự nguyện lao
động vì bản thân người lao động đạt được công bằng trong phân phối thu nhập.
Về mặt phương pháp luận, Mác cũng đưa ra một cách nhìn nhận vấn đề CBXH
hoàn toàn mới: CBXH trên thực tế đó là kết quả của quá trình phát triển trong đời sống
xã hội theo những quy luật khách quan, trong xã hội có giai cấp thì luôn tồn tại bất bình
đẳng giữa người với người. CBXH là một vấn đề mang tính lịch sử- cụ thể, nghĩa là trong

từng giai đoạn mức độ đánh giá công bằng sẽ thay đổi. Chừng nào trong xã hội còn sự
khác nhau về điều kiện và cơ hội thì chừng đó chưa thể đạt đến sự công bằng.
3. Quan điểm của Đảng về vấn đề bất bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam thời gian qua
Giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, thực hiện tốt các chính sách xã hội nhằm thực
hiện công bằng xã hội là định hướng phát triển của Việt Nam trong suốt thời gian qua và
nhất quán thực hiện trong các thời kỳ. Một số quan điểm của Đảng có thể điểm qua về
vấn đề này:


Một là, thực hiện CBXH đó là sự phát triển do con người, vì con người. Đây
không còn là vấn đề trước mắt mà là vấn đề cơ bản, lâu dài trong suốt tiến trình phát
triển, được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, 2011- 2020.
“ Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng
trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội” ( ĐCSVN, 1991, tr. 115).
Hai là, giữa TTKT và CBXH có mối quan hệ tương dung nhau, kết hợp TTKT với
CBXH trong từng bước phát triển, không chấp nhận TTKT trước thực hiện CBXH sau
cũng không nhấn mạnh CBXH mà bỏ quên tiền đề TTKT.
Ba là, CBXH được thể hiện ở cả hai khâu: phân phối kết quả sản xuất và phân
phối TLSX vừa đảm bảo cơ hội phát triển, tham gia thị trường vừa tạo điều kiện để người
dân thoã mãn nhu cầu của mình căn cứ vào kết quả của sản xuất. Trong phân phối TLSX,
Đảng và nhà nước đã xác định chuyển các TLSX chủ yếu trở thành sở hữu toàn dân do
nhà nước đứng ra quản lý: đất đai, tài nguyên. Trong khâu phân phối kết quả sản xuất,
quan điểm của Đảng và nhà nước thể hiện rất rõ là áp dụng nhiều hình thức phân phối,
lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối
dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối
thông qua phúc lợi xã hội…
Bốn là, khi thừa nhận phân phối theo vốn, tài sản cũng có nghĩa là phải chấp nhận
hiện tượng bóc lột giá trị thặng dư và khoảng cách giàu- nghèo trong xã hội. Do đó phải
sử dụng phương pháp phân phối bổ sung là phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội để

bảo vệ nhóm người bị tổn thương và các cơ chế, chính sách khác để bảo vệ quyền lợi
cho người lao động.
Năm là, thừa nhận còn sự tồn tại của bóc lột và phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Để thực hiện tốt bài toán này, Đảng và nhà nước chủ trương vừa khuyến khích làm giàu
hợp pháp vừa đi đôi với XĐGN. Văn kiện đại hội đảng lần thứ VIII (1996) đã chỉ rõ :
“Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa
nhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hoá giàu nghèo nhất định trong xã hội,
nhưng phải luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyết khích làm giàu
hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực
hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”
( ĐCSVN,1996, tr.72-73).


Sáu là, mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế có tầm quan
trọng đặc biệt để thực hiện mục tiêu CBXH. Văn kiện đại hội đảng lần thứ VI (1986) lần
đầu tiên đề cập đến thuật ngữ chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống con người:
điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp,
quan hệ dân tộc… Đến đại hội VIII (1996) khái niệm này được thu hẹp lại, tách các
chính sách cụ thể đối với giai cấp, dân tộc, tôn giáo thành những nội dung độc lập so với
đại hội VI.
Đại hội VII (1991) đã xác định rõ hơn về vị trí của chính sách xã hội trong hệ
thống các chính sách “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển
kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp
hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát
triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính
sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế” (ĐCSVN,1991, tr. 73)
Bảy là, nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt để thực hiện CBXH. Trên tinh thần xã
hội hoá Đảng, nhà nước, nhân dân cùng các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt các chính sách
xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các chương trình vận động

uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…
4. Thực tiễn hiện nay và những thách thức trong thực hiện công bằng xã hội
Trên cơ sở quan điểm của học thuyết Mác về vấn đề bất bình đẳng và sự cụ thể
hoá trong đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, tại Việt Nam thực hiện công bằng
xã hội trong từng bước phát triển đạt được một số kết quả đáng ghi nhận :
Thứ nhất, chuyển các tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên khoáng sản
từ sở hữu địa chủ phong kiến sang sở hữu toàn dân do nhà nước đứng ra đại diện quản lý.
Giai đoạn 1953- 1956 qua 8 đợt giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất trên 3314 xã thuộc
22 tỉnh thành phố, giai cấp địa chủ đã bị xoá bỏ hoàn toàn, ruộng đất được chia cho người
nông tại miền Bắc. Sau năm 1975, các nguồn lực đất đai, tài nguyên cơ bản là hai nguồn
lực chủ yếu được xác lập sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quản lý ở Việt Nam và
được thể chế hoá về mặt luật pháp. Luật đất đai 2013 cụ thể hoá quyền sở hữu và quyền
sử dụng đất đai thành các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp,
góp vốn để thực thi quyền làm chủ của toàn dân đối với nguồn lực đất đai. Các tài nguyên


khoáng sản hiện nay đều do nhà nước đứng ra đại diện quản lý để khai thác hiệu quả
nguồn lực, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Thứ hai, vận dụng quan điểm của Mác về vấn đề bất bình đẳng trong xã hội có
giai cấp, Đảng và nhà nước đã tiến hành đổi mới về tư duy cũng như về phương thức thực
hiện trong thực hiện xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh. Từ
nền kinh tế gồm hai thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về TLSX và áp dụng
phân phối bình quân trước đổi mới đến thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần,
nhiều hình thức phân phối thu nhập đã góp phần khơi thông sức sản xuất. Có thể nói đây
là sự vận dụng phù hợp để giải quyết mâu thuẫn của vấn đề bất bình đẳng trong xã hội có
giai cấp và định hướng đi lên CNXH ở Việt Nam. Đi liền với chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần, Việt Nam đã áp dụng các hình thức phân phối thu nhập trong xã hội:
phân phối theo sức lao động, phân phối theo vốn góp, theo đóng góp các nguồn lực vào
sản xuất…
Thứ ba, trong điều kiện thừa nhận các hình thức phân phối thu nhập, Việt Nam

thực hiện các chính sách điều tiết thu nhập để giảm thiểu phân hoá giàu nghèo, phân tầng
xã hội. Tỷ lệ thuế đóng ở Việt Nam so với các nước trong khu vực ở mức độ thấp tương
đối, tuy nhiên đây cũng là tất yếu trong điều kiện cần thu hút doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư để tạo việc làm cho người lao động. Điểm đặc biệt trong chính sách điều tiết là
chính sách thuế đối với thu nhập từ khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm tỷ lệ thuế
rất cao 32-50%. (Bộ tài chính, 2017).


Hình 1: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - ĐVT%
35
30
25
20
15
10
5
0

0

2

4

6

8

10


12

14

16

18

Nguồn:ht

tps://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/Documents/Tax/dttl-tax-corporate-tax-rates.pdf

Ngoài áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp, Việt Nam còn áp dụng đánh thuế luỹ
tiến đối với thu nhập cá nhân, thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ 5% đến 35% theo các
mức thu nhập góp phần tạo nguồn thu ngân sách đồng thời còn giảm khoảng cách giàu
nghèo.
Bảng 1 : Biểu thuế thu nhập cá nhân áp dụng tại Việt Nam
Bậc thuế
1
2
3
4
5
6
7

Phần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng)
Đến 60
Trên 60 đến 120

Trên 120 đến 216
Trên 216 đến 384
Trên 384 đến 624
Trên 624 đến 960
Trên 960

Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng)
Đến 5
Trên 5 đến 10
Trên 10 đến 18
Trên 18 đến 32
Trên 32 đến 52
Trên 52 đến 80
Trên 80

Thuế suất
(%)
5
10
15
20
25
30
35

Thứ tư, Chính phủ đã thực thi các chính sách đối với các đối tượng tổn thương để
xoá bỏ sự khác biệt về cơ hội phát triển giữa người nghèo- người giàu. Các chính sách,
chương trình giảm nghèo được Việt Nam đặt biệt quan tâm và thực hiện có đồng bộ qua
nhiều giai đoạn khác nhau góp phần quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo, trong

vòng 1 thập niên, tỷ lệ nghèo tính theo chi tiêu giảm từ 58% xuống còn 4,45% vào năm
2015. Việt Nam hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và


thiếu đói vào năm 2002, sớm so với mục tiêu của Liên hiệp quốc đặt ra hoàn thành vào
năm 2015. Không chỉ quan tâm về nghèo về thu nhập và chi tiêu, từ năm 2016 chương
trình giảm nghèo bước sang giai đoạn giảm nghèo đa chiều để người nghèo có cơ hội
thoát nghèo bền vững theo hướng gia tăng quyền của người nghèo bằng chính cơ hội
tham gia thị trường lao động trên các chiều khác nhau: sức khoẻ, trình độ, sử dụng các
điều kiện cơ bản ….
Trong giai đoạn 2016- 2020 độ bao phủ của chương trình giảm nghèo với ba hợp
phần bao gồm chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn, chương trình 30a đối
với 61 huyện nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tạo nguồn lực
để giúp các đối tượng tổn thương có thể tiếp cận cơ hội thị trường.
Ngoài các chương trình, chính sách giảm nghèo trong những năm gần đây đối với
các đối tượng bị tổn thương, chính phủ đã có những chính sách trợ giúp xã hội như thực
hiện bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y
tế toàn dân đạt 86% năm 2017.
Thứ năm, các chương trình, chính sách tạo cơ hội bình đẳng trong phát triển giữa
nông thôn- thành thị được chú trọng triển khai. Một trong những chương trình nổi bật đó
là chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới với 11 nội dung bao quát các khía cạnh
của đời sống và cơ hội tham gia thị trường của người dân nông thôn như giáo dục, văn
hoá, y tế, môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch nông thôn, phát triển sản xuất
… . Chương trình nông thôn mới được triển khai trong giai đoạn 2010- 2020, giai đoạn
2010- 2015 tổng nguồn vốn thực hiện của chương trình là 851.383 tỷ đồng trong đó vốn
ngân sách trực tiếp của nhà nước là 98.664 tỷ đồng. Giai đoạn 2016- 2020 ước tính
nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình lên đến 193.155 tỷ đồng. Chương
trình đã tác động đáng kể đến bộ mặt của nông thôn, xoá bỏ sự cách biệt về điều kiện
sống giữa nông thôn và thành thị,
Những chính sách trên góp phần giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa 2 khu vực.

Từ năm 2002 thu nhập của khu vực thành thị cao gấp 2,3 lần nông thôn thì hiện nay con
số này là 1,8 lần, tuy mức độ thu hẹp chậm nhưng là tín hiệu đáng mừng trong thực hiện
công bằng xã hội đối với Việt Nam.


Hình 2: Thu nhập bình quân của khu vực nông thôn- thành thị ( nghìn đồng)
5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

4368

2437

2129.5

622.1

1070.4

1058.4
505.7


275.1

2002

2006
Thành thị

2010

2016

Nông thôn

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng học thuyết Mác về vấn đề bất bình đẳng và thực hiện
công bằng xã hội vẫn còn những thách thức, tồn tại chưa thể giải quyết được :
Đối với người nông dân hiện nay không chỉ dừng lại là người cày có ruộng để
vượt qua đói nghèo, rào cản hạn điền 3 ha đối với vùng ĐBSCL, 2 ha đối với các vùng
khác cho cây trồng hàng năm chỉ khuyến khích người nông dân duy trì lối sản xuất tiểu
nông, nhỏ lẻ khó có thể phát triển sản xuất hàng hoá lớn để nâng cao năng suất, sức cạnh
tranh và vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó cần quan tâm việc phát huy quyền sử dụng bên
cạnh vấn đề quyền sở hữu. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về đất đai để giá đất
không bị đầu cơ, để vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai không phải là hình thức trên giấy.
Một thách thức khác là khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng giãn rộng,
điều đáng nói chênh lệch thu nhập này là tiền đề để tích luỹ tài sản. Mức độ chênh lệch
về thu nhập ở Việt Nam không đáng quan ngại bằng khoảng cách chênh lệch về tài sản,
tuy nhiên con số này không đo lường được. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hôm
nay là tiền đề của bất bình đẳng của cải trong tương lai khi các khoản thu nhập không tiêu
dùng hết mà tích luỹ để tái đầu tư.

Bảng 2: Thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất tại Việt Nam
ĐVT: nghìn đồng/ người/ tháng
Nhóm 1
Nhóm 5
Khoảng cách (lần)

2002
107,7
872,9
8,1

2006
184,3
1541,7
8,4

2010
275
2458,2
8,9

2016
791
7755
9,8


Nguồn: Tổng cục thống kê
Việc thừa nhận sự phát triển của các thành phần kinh tế tồn tại lâu dài ở Việt Nam
với các hình thức phân phối thu nhập khác nhau không thể tránh khỏi sự khác biệt về thu

nhập trong quá trình phân phối. Tất yếu nảy sinh hố cách chênh lệch giàu nghèo do đóng
góp của các nguồn lực vào sản xuất là khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay,
nguồn lực sản xuất không chỉ là đất đai, hơn nữa với quy mô dân số tăng nhanh nên diện
tích đất bình quân đầu người thấp, do vậy xác lập sở hữu toàn dân về đất đai không thể
giải quyết được vấn đề xác lập bình đẳng về cơ hội tham gia thị trường lao động hiện nay.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện
nhiều tư liệu sản xuất vô hình so với giai đoạn Mác sống. Bối cảnh trên vừa tạo cơ hội và
thách thức đối với thiết lập quan hệ bình đẳng giữa người và người về sở hữu các tư liệu
sản xuất chủ yếu. Cơ hội tham gia thị trường lao động được xem là chìa khoá để thu hẹp
khoảng cách về phân hoá thu nhập, bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng giới hơn là sở hữu
các TLSX. Đó chính là trình độ nhân lực, sự tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận công nghệ
trong đó chất lượng nhân lực đóng vai trò quyết định trong tìm kiếm việc làm, làm giàu
trên thị trường lao động. Điều này đặt ra những yêu cầu lớn đối với thực hiện bình đẳng
trong giáo dục và cơ hội được học tập, nâng cao trình độ giữa các vùng, miền.
Ngoài ra với điều kiện nguồn lực cho phép, chính phủ không thể giải quyết được
quan hệ bình đẳng hoàn toàn giữa nông thôn- thành thị, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa
của Việt Nam vẫn thiếu những điều kiện sống cơ bản, lạc hậu so với các đô thị lớn. Làn
sóng di cư từ nông thôn lên thành thị càng làm gia tăng sự thiếu hụt lao động lành nghề
tại địa bàn nông thôn khi doanh nghiệp muốn đầu tư.
5. Một số định hướng đối với vấn đề bất bình đẳng và thực hiện công bằng xã
hội tại Việt Nam
Một là, hoàn thiện chính sách quản lý về nguồn lực đất đai, đặt biệt là chính sách
hạn điền và thời gian giao đất để khuyến khích người nông dân đầu tư sản xuất hàng hoá
lớn trong nông nghiệp và nâng cao thu nhập.
Hai là, thay đổi quan điểm về bóc lột để có thể khuyến khích làm giàu hợp pháp đi
đôi với xoá đói giảm nghèo. Tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần
và thừa nhận các loại hình sở hữu đan xen tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay. Thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để tạo lập



môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp. Chấp nhận các hình thức phân phối thu
nhập trong điều kiện nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu đang tồn tại đan
xen. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, chú trọng loại hình phân phối theo lao
động cần phải đi đôi với nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
Ba là, nâng cao vai trò của các chính sách tài chính để điều tiết bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập ở Việt Nam. Cải thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện nay
theo hướng tăng khởi điểm thu nhập chịu thuế cho phù hợp với từng vùng, phù hợp với
mức sống trong từng thời kỳ. Giám sát thực thi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
để tránh hiện tượng gian lận thuế, trốn thuế.
Bốn là, thực hiện tốt các chính sách xã hội để khắc phục những hạn chế của phân
phối trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của các chương trình
giảm nghèo, bảo hiểm y tế đối với người nghèo và bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường
hơn nữa vai trò của các nguồn lực xã hội trong chăm lo đời sống của các đối tượng bị tổn
thương trong nền kinh tế. Các chính sách giảm nghèo và trợ giúp xã hội cần đi vào chiều
sâu theo hướng gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số.
Năm là, thực hiện tốt các chính sách tác động đối với cơ hội tham gia thị trường
lao động là con đường để từng bước giảm thiểu bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Đặc biệt chú trọng hơn nữa đầu tư cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ tương
xứng, tạo bước đột phá để gia tăng chất lượng nguồn lao động và kiến tạo phát triển.
Sáu là, đẩy mạnh thu hút đầu tư về các vùng nông thôn phải đi đôi với các chính
sách giáo dục, đào tạo đối với các vùng sâu, vùng xa, phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng
yêu cầu về đời sống và môi trường đầu tư cho các vùng kém phát triển. Muốn vậy phải
làm tốt công tác quy hoạch để giãn áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị.
Bảy là, để CBXH được thực hiện một cách vững chắc, điều kiện tiên quyết là phải
thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với phát triển bền vững. Trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, điều quan trọng đối với Việt Nam hiện
nay là vừa phải phát huy được mặt tích cực của kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đồng thời thực hiện chính sách và điều tiết của nhà nước, nhằm làm cho thành
quả của tăng trưởng đến được với mọi tầng lớp lao động, hướng đến một xã hội thịnh

vượng trong sự bình đẳng, hiện đại và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.


6. Kết luận
Quan điểm của Mác về BBĐ và thực hiện CBXH cho đến nay vẫn là một mẫu
mực về tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn. Sau Mác, đã có nhiều lý thuyết,
mô hình kinh tế của các nhà kinh tế học phát triển giải thích về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với BBĐ và CBXH, song cách tiếp cận của Mác vẫn là vấn đề trung tâm,
phản ánh đúng bản chất của vấn đề tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với BBĐ và
thực hiện CBXH trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, có thể nói một
trong những điểm sáng là đã gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và CBXH. Thành quả
này không chỉ xuất phát từ những nguyên lý, quan điểm khoa học của Mác, mà còn có sự
tiếp thu, cập nhật các lý thuyết kinh tế học hiện đại và những nỗ lực tham khảo kinh
nghiệm của các nước đi trước. Đó cũng chính là tư tưởng cốt cõi trong tư tưởng, phương
pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Các Mác và Ăngghen toàn tập (2004a), tập 4. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
Các Mác và Ăngghen toàn tập (2004b), tập 19. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
Các Mác và Ăngghen toàn tập (2004c), tập 49. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
Bộ tài chính (2017). Thông tư số 11/ VBHN-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2017.
Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/ NĐ-CP ngày 26 tháng 12
năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh

nghiệp.

5. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991). Văn kiện đại hội đảng lần thứ VII (1991)
6. Đảng cộng sản Việt Nam, (1996). Văn kiện đại hội đảng lần thứ VIII (1996)
7. Lê Quỳnh Nga. Quan điểm tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam trong những
năm 1945-1956 qua các nghị quyết trung ương đảng.
/>uuid=ab315600-73a5-4c2b-b062-f7966e824087&groupId=13025
8. Luật đất đai 2013
9. Newsela (2014). Smith, Marx and Keynes – Economic Models for the Modern
World, p.12.
/>
10. Oxfarm (2018). Đãi ngộ người lao động không phải giới siêu giàu.


11. Oxfarm, (2017). Even it up- How to tackle in equality in VietNam. Labor- Social
Publishing house.



×