Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc Kỷ cúc địa hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NIM PHANAKHONE

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG CỦA CAO ĐẶC
KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NIM PHANAKHONE
MSV : 1401469

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG CỦA CAO ĐẶC
KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Hồng Cường

Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI – 2019



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình
dạy bảo tôi trong suốt tháng năm học tại trường.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hồng CườngBộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy tận tụy, luôn
luôn chỉ bảo hướng dẫn, định hướng, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được
học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS Bùi Thị Duyên trường cao đẳng Dược TW –
Hải Dương đã chia sẻ, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và thực
hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, cán bộ
đang công tác tại Bộ môn Dược học cổ truyền đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin cám ơn DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại dược phẩm
Quốc tế WINSACOM; DS. Trần Văn Cương và Công ty cổ phần dược phẩm VCP đã
cung cấp dược liệu, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập của mình.
Do thời gian làm thực nghiê ̣m cũng như kiến thức của bản thân còn có ha ̣n,
khóa luâ ̣n này còn có nhiề u thiếu sót. Tôi rấ t mong nhận đươ ̣c sự góp ý của các thầ y
cô, ba ̣n bè để khóa luâ ̣n đươ ̣c hoàn thiê ̣n hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nim Phanakhone



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Vài nét về phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng .....................................................2
1.2. Các vị thuốc trong phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng .......................................3
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) ..................................3
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) ..................................................4
1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis) ...............................................................5
1.2.4. Đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) .......................................................6
1.2.5. Bạch linh (Poria)...........................................................................................7
1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago) ............................................................8
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii) ..............................................................................8
1.2.8. Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici) ...........................................................10
1.3. Tổng quan về sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) [3], [9], [11] .........10
1.3.1. Cơ sở lý thuyết của của phương pháp sắc ký lớp mỏng ..............................10
1.3. 2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC): ................................................11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................12
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ...................................................................................12
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................12
2.1.2. Thiết bị, máy móc .......................................................................................12
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................14
2.2.1. Điều chế cao đặc .........................................................................................14
2.2.2. Định tính bằng phản ứng hóa học ...............................................................14
2.2.3. Định tính bằng sắc kí lớp mỏng ..................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................14
2.3.1. Điều chế cao đặc .........................................................................................14
2.3.2. Định tính một số nhóm chất chính trong cao đặc Kỷ cúc địa hoàng và dược

liệu bằng phản ứng hóa học...................................................................................15


2.3.2. Định tính so sánh mẫu cao đặc Kỷ cúc địa hoàng và các vị thuốc bằng
SKLM ....................................................................................................................19
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................21
3.1.Điều chế cao đặc..................................................................................................21
3.2.Định tính các nhóm chất chính trong cao Kỷ cúc địa hoàng và dược liệu bằng
phản ứng hóa học ......................................................................................................21
3.3.Định tính cao đặc Kỷ cúc địa hoàng và dược liệu bằng phương pháp sắc ký lớp
mỏng ..........................................................................................................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................34
Kết luận.......................................................................................................................34
Kiến nghị.....................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BL

Bạch linh

CH

Cúc hoa

CKT

Câu kỷ tử


DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DB

Đơn bì

DC

dịch chiết

HS

Hoài sơn

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPTLC

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

MeOH


Methanol

MNC

Mẫu nghiên cứu

PL

phụ lục



Phản ứng

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

ST

Sơn thù

TD

Thục địa

TLC

Sắc ký lớp mỏng


TPHH

thành phần hóa học

tt

thuốc thử

TT

Trạch tả


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hóa chất, dung môi

12

Bảng 2.2.

Trang thiết bị sử dụng trong phân tích

13

Bảng 3.1.

Hàm ẩm, tỷ lệ cao chiết, thể chất cao đặc Kỷ cúc địa hoàng


21

Bảng 3.2.

Kết quả định tính một số nhóm chất trong mẫu cao đặc và các vị

21

thuốc
Bảng 3.3.

Kết quả Rf của cao đặc, ST chuẩn và chất chuẩn loganin

24

Bảng 3.4.

Kết quả Rf của cao đặc và Thục địa chuẩn ở bước sóng 366 nm

25

Bảng 3.5.

Kết quả Rf của cao đặc và Đơn bì chuẩn ở bước sóng 254 nm

26

Bảng 3.6.


Kết quả Rf của cao đặc và Bạch linh chuẩn ở bước sóng 254 nm

27

Bảng 3.7.

Kết quả Rf của cao đặc và Trạch tả chuẩn ở bước sóng 254 nm

28

Bảng 3.8.

Kết quả Rf của cao đặc và Cúc hoa chuẩn ở bước sóng 254 nm

30

Bảng 3.9.

Kết quả Rf của cao đặc và Câu kỷ tử chuẩn ở bước sóng 366 nm

31

Bảng 3.10. Kết quả Rf của cao đặc và Hoài sơn chuẩn ở bước sóng 254 nm

32


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.


Các dược liệu trong phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng

12

Hình 2.2

Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5

13

(Camag Switzeland)
Hình 2.3.

Sơ đồ bào chế cao đặc chiết nước

15

Hình 3.1.

Sắc ký đồ của cao, ST chuẩn và loganin chuẩn

24

Hình 3.2.

Sắc ký đồ của cao và Thục địa chuẩn

25

Hình 3.3.


Sắc ký đồ của cao và ĐB chuẩn

26

Hình 3.4.

Sắc ký đồ của cao và BL chuẩn

27

Hình 3.5.

Sắc ký đồ của cao và Trạch tả chuẩn

28

Hình 3.6.

Sắc ký đồ của cao và Cúc hoa chuẩn

30

Hình 3.7.

Sắc ký đồ của cao và Câu kỷ tử chuẩn

31

Hình 3.8.


Sắc ký đồ của cao và Hoài sơn chuẩn

32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, những năm gần đây, toàn cầu hiện có hơn
314 triệu người mù và thị lực thấp. Trung bình cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị
mù. Ở Việt Nam, thống kê cho thấy, tỷ lệ mù hai mắt trung bình đang là 6/1.000
người. Riêng nhóm người trên 50 tuổi, có trên 2,2 triệu người bị tổn hại chức năng thị
giác. Đây thực sự là những con số đáng báo động về tỉ lệ bệnh lý về mắt ngày càng gia
tăng. Đáng chú ý hơn nữa, trước đây bệnh mắt thường được xem là bệnh của các cụ
già tuy nhiên hiện nay không ít người trẻ, mới bước sang tuổi 30 -35 nhưng “tuổi của
mắt” đã già hóa và xuất hiện nguy cơ bệnh lý đến rất sớm. Ngày nay, trong xã hội
công nghiệp hoá – hiện đại hoá, con người phải đối mặt với tình trạng môi trường ngày
càng bị ô nhiễm như khói, bụi,..., tiếp xúc với máy tính, thiết bị di động thường xuyên
làm cho những rố i loa ̣n về thị lực và bệnh lý của mắ t có xu hướng xảy ra sớm hơn.
Để giải quyế t vấ n đề này, trên thị trường ngày nay có các sản phẩm tân dược có
công dụng phòng chống các bệnh lý về mắt nhưng hiê ̣u lực và tính an toàn của nhiề u
loa ̣i vẫn chưa thực làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc. Bởi vậy, bên cạnh các thuốc
tân dược đươ ̣c tổ ng hơ ̣p, người ta có xu hướng đi tìm những bài thuốc cổ xưa từ cây cỏ
thiên nhiên có công dụng “tư bổ can thận, ích tinh minh mu ̣c” (bổ can thâ ̣n và làm
sáng mắ t), trong đó không thể không kể đế n bài thuố c Kỷ cúc Điạ hoàng.
Bài thuố c Kỷ cúc địa hoàng gồ m 8 vi:̣ Câu kỷ tử, Cúc hoa, Thu ̣c đia,̣ Hoài sơn,
Sơn thù, Ba ̣ch linh, Tra ̣ch tả, Đơn bì. Bài thuốc này có công dụng tư thận dưỡng can,
thanh naõ minh mu ̣c, thường đươ ̣c dùng để chữa các chứng thuô ̣c vùng đầu mă ̣t do can
thận âm hư gây nên như đầu choáng mắt hoa, tai ù, điế c, ra mồ hôi trộm, mờ mắ t, mỏi
mắt, mắ t kéo màng, mắ t khô đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắ t nhiề u khi ra gió …. Tuy
nhiên, việc sử dụng dạng thuốc sắc không được tiện dùng.

Nhằm góp phần nghiên cứu khảo sát các chỉ tiêu chất lượng dạng cao đặc từ
phương thuốc để hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc bài thuốc Kỷ cúc địa
hoàng, đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc Kỷ cúc địa hoàng"
được đề xuất nghiên cứu với hai mục tiêu chính sau:
- Khảo sát được một số chỉ tiêu định tính bằng phản ứng hóa học
- Khảo sát được một số chỉ tiêu định tính bằng sắc ký lớp mỏng của cao đặc Kỷ cúc
địa hoàng

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng
* Phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng bao gồm các vị thuốc sau:
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

24g

Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis)

12g

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

12g

Đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

9g


Bạch linh (Poria)

9g

Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago)

9g

Câu kỷ tử (Fructus Lycii)

9g

Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici)

9g

* Công năng: Bổ thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt [13].
* Chủ trị: Can thận âm hư nên hai mắt hoa mờ không nhìn rõ vât hoặc lòng mắt khô
sáp gặp gió chảy nước mắt [6], [13].
* Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc này Thục địa, Câu kỷ tử bồi bổ thận âm, ích
tinh tủy; Sơn thù du bồi bổ thận ích can; Hoài sơn bồi dưỡng thận bổ tỳ; Trạch tả giáng
trọc; Đơn bì tả can hỏa; Bạch linh thấm tỳ thấp; Cúc hoa thanh can minh mục; toàn bài
có tác dụng bổ thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt [6], [13].
* Thành phần hóa học: Kỷ cúc địa hoàng có các thành phần:
- Caroten và vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò bảo vệ và chống sự
thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già.
- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh và là tấm lọc những tia tử ngoại làm hạn chế
tác động có hại của chúng lên vùng mắt.
- Vitamin B2 giúp giác mạc nhận ánh sáng, giúp tổng hợp glutathion có tác dụng ngăn
ngừa quá trình oxy hóa tại mắt.

- Vitamin B12 cải thiê ̣n và phòng ngừa sự giảm thi ̣ lực ở bê ̣nh nhân bi ̣ glaucom, ngăn
ngừa sự thoái hoá bao myelin của dây thầ n kinh thi ̣giác.
- Linoleic axit (omega-6) là chấ t dẫn truyề n những xung đô ̣ng thầ n kinh ta ̣i võng ma ̣c,
ngăn ngừa thoái hoá hoàng điể m ở tuổ i già.
- Cholin và lecithin là chấ t dẫn truyề n những xung đô ̣ng thầ n kinh, giúp truyề n dẫn
những xung đô ̣ng thầ n kinh từ võng ma ̣c lên naõ bô ̣ [13], [14].
* Định tính [31]

2


Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng, đối chiếu với chất chuẩn
ursolic và paeonol. Yêu cầu: mẫu thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với
mẫu chất chuẩn [31].
1.2. Các vị thuốc trong phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), họ Hoa
mõm chó (Scrophulariaceae) [3].
1.2.1.1.Thành phần hóa học:
Thục địa có chứa đường, manit, rehmanin [1], [2].
+ Leonuride, ajugol, aucubin, catapol, rehmannioside A, B, C, D, melittoside [9].
+ Rehmaglutin A, B, C, D, actioside, ispacteoside, monometittoside, glutinoside [23].
+ Geniposide, ajugoside, 6-O-E-feruloyl ajugol, jioglutin D, E, jioglutolide [25].
Thục địa có chứa ít nhất 11 loại iridoid được gọi là rehmaglutoside A-K bao gồm
catapol, geniposid, acteosid, hydroxyaeginetic acid leucosceptoside, martynosid,
isomartynosid, purpureasid, geniposidic acid, jionosid, rehmapicrosid [23]. Ngoài ra,
trong Thục địa còn có các glycosid khác gồm có các hợp chất phenyl glycosid, ionon
glycosid: daucosterol, 1-ethyl-d-galactosid, verbascosid [25], isoacteosid, forsythiasid,
frehmaglutosid G, frehmaglutosid, dihydroxyionon.


1.2.1.2.Tác dụng sinh học:
+ Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu,
chống chất phóng xạ, chống nấm.
+ Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc địa hoàng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu
Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho
thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận
của Corticoid [27].

3


+ Độc tính: tác dụng phụ của Thục địa nhẹ, bao gồm tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt
thiếu khí hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng thuốc.
1.2.1.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: Cam, vị ôn. Quy vào các kinh can, thận, tâm [3].
Công năng, chủ trị:
- Công năng: Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tủy.
- Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi
trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát, Huyết hư, đánh trổng ngực hồi hộp, kinh
nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón [3].
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn.
Thường phối hợp với các vị thuốc khác [3].
Kiêng kỵ: Kỵ sắt. Tỳ vị hư hàn không dùng [3].
1.2.1.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với chất chuẩn verbascosid
hoặc Thục địa chuẩn [3].
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis)
Bộ phận dùng: Hoài sơn là thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis) Họ
Củ nâu (Dioscoreaceae) [3].
1.2.2.1.Thành phần hóa học:

Chủ yếu chứa tinh bột. Ngoài ra còn chứa mucin, allatonin, các acid amin, men
maltase, saponin nhân sterol, β – sitosterol và dioscin. Theo tài liệu Trung quốc Hoài
sơn có chứa 16% chất bột, chất nhầy, cholin, 16 acid amin, các men oxy hóa, trong
chất nhầy có chứa acid phytic. Trong củ còn có nhiều loại nguyên tố vi lượng mà số
lượng tùy theo đặc điểm cây mọc khác nhau [1], [2].
1.2.2.2.Tác dụng sinh học
+ Hoài sơn có tác dụng tăng đồng hóa và tác dụng nội tiết hướng sinh dục [2].
+ Nước sắc Hoài sơn thí nghiệm trên ruột thỏ cô lập có tác dụng ức chế co thắt ruột do
adrenalin gây ra, hồi phục nhu động đều đặn của ruột [1].
+ Nước sắc Hoài sơn bằng đường uống có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng gia
súc [33].
1.2.2.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Hoài sơn có vị cam tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ, thận [3].

4


- Công năng, chủ trị: Hoài sơn có công năng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tà, sinh tân, ích

phế, bổ thận, sáp tinh. Hoài sơn dùng để chữa Kém ăn. tiêu chảy lâu ngày, phế hư,
ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát. Dược liệu sao cám: Tăng tác dụng kiện tỳ vị.
[3].
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 12g đến 30g, dạng thuốc sấc hay thuốc bột [3].

- Kiêng kị: Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng [3].
1.2.2.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Hoài sơn chuẩn [3].
1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bộ phận dùng: Sơn thù là quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù
(Cornus officinalis) họ Sơn thù (Cornaceae) [3].

1.2.3.1.Thành phần hóa học: gallic acid, malic acid, tartaric acid, vitamin A, tanin, acid
hữu cơ, acid amin; verbenalin, saponin, ursolic acid, cornus tanin 1, 2, 3; isoterchebin,
tellimagradin I, II, cornusiin A, B, C; trapai, linoleic acid, oleic acid, palmitic acid,
stearic acid, linoleic acid, lauric acid ; threonin, valin, leucin, phenylamnin, histidin,
lysin, serin…isoterchebin [19], [20], [21]. 26 terpenoid và 13 flavonoid đã được phân
lập và xác định từ Sơn thù [30]. Trong số các terpenoids, các hoạt chất sweroside,
loganin, cornuside, acid ursolic, acid oleanolic đã được nghiên cứu tác dụng dược lý.

1.2.3.2.Tác dụng sinh học
Sơn thù thể hiện các tác dụng dược lý bao gồm: hạ đường huyết, chống oxy hóa,
chống viêm, chống ung thư, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và bảo vệ thận
+ Loganin trong Sơn thù cải thiện chức năng thận [16].
+ Trong các mô hình tế bào viêm gan, 5-hydroxymethylfurfural trong Sơn thù đã được
chứng minh là bảo vệ tế bào gan khỏi độc tính gây độc tế bào bởi oxy già [15].

5


+ Iridoid glycosid trong Sơn thù gây ức chế men α-glucosidase trong ống nghiệm.
Giảm đường huyết huyết thanh in vivo [28].
Độc tính: Sơn thù có độc tính thấp. Đối với các loại súc vật khác nhau, không có
dấu hiệu ngộ độc chỉ trừ thuốc có làm tăng xung huyết niêm mạc dạ dày. Thuốc không
gây ảnh hưởng đến kết mạc thỏ. Sơn thù cũng gây tác dụng phụ rất thấp và có tác dụng
giống đối giao cảm [5].
1.2.3.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: toan, sáp, vị ôn quy kinh can, thận [3].
Công năng, chủ trị: Sơn thù có công năng bổ can thận, cổ tinh sáp niệu. Dùng
để trị di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ
nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết. [3].
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạne thuốc sắc hoặc hoàn

tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác [3].
Kiêng kỵ: Dùng thận trọng khi tiểu khó, ít [3].
1.2.3.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn
loganin hoặc Sơn thù chuẩn [3].
1.2.4. Đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Bộ phận dùng: Đơn bì là vỏ rễ của cây mẫu đơn (Paeonia suffruticosa) họ Mao lương
(Ranunculaceae) [3].
1.2.4.1.Thành phần hóa học: Trong Đơn bì có chứa glucosid, alcaloid, saponin.
Trong rễ có glycosid gọi là paeonolide, chất này khi tiếp xúc với một loại men
trong vỏ cây sẽ bị thủy phân tạo thành paeonol, paeonosid, paeoniflorin, astragalin,
paeonin, pelargonin. Ngoài ra còn có acid benzoic, tinh dầu, hợp chất sterol, glucose,
arabinose, saponin….. [30], [34].
1.2.4.2.Tác dụng sinh học
+ Đơn bì có tác dụng hạ áp trên động vật thí nghiệm, tác dụng này do chất paenon gây
ra. có thể tiêm tĩnh mạch với liều 0,15 -1g/kg thể trọng trong 1 ngày duy trì trong 3
tuần, thấy có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Ngoài ra mẫu đơn bì còn có tác dụng gây
xung huyết tử cung động vật thí nghiệm, từ đó đưa lại công năng điều kinh của vị
thuốc [33].

6


+ Paeonol tiêm phúc mạc chuột nhắt cùng với cafein có tác dụng trấn tĩnh các hoạt
động hưng phấn của chuột. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống vêm khớp tên chuột
cống, ức chế tử cung cô lập của chuột cống [24].
+ Đơn bì có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như ức chế liên cầu khuẩn nhóm A
với độ pha loãng 1:640 (dùng nước sắc pha loãng); 1:320 đối với lỵ trực khuẩn, 1:80
đối với Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu; 1:40 đối với trực khuẩn thương hàn, phế
cầu khuẩn [18].

1.2.4.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, vi hàn, quy kinh tâm, can, thận [3].
Công năng, chủ trị: Đơn bì có công năng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết
hóa ứ. Đơn bì dùng để trị bệnh phát ban, khái huyết, nục huyết, sot hư lao, cốt chưng,
vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn [3].
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6g đến 12g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán,
thường phối hợp với các vị thuốc khác [3].
Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều,
phụ nữ có thai [3].
1.2.4.4. Định tính
Định tính trong ống nghiệm bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng, đối
chiếu với chất chuẩn paeonol hoặc Đơn bì chuẩn [3].
1.2.5. Bạch linh (Poria)
Bộ phận dùng: Bạch linh còn gọi là Phục linh là phần bên trong màu trắng của quả thể
của Nấm Poria cocos họ Nấm lỗ (Polyporaceae) [3].
1.2.5.1.Thành phần hóa học: Đường, chất khoáng, các hợp chất triterpenoid. Ngoài

ra còn một vài hợp chất khác là steroids, amino acids, choline, histidine, và muối
kali [29].
1.2.5.2.Tác dụng sinh học
Bạch linh có các tác dụng : Tác dụng lợi tiểu, tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của
phagocyte ở chuột [36]. Tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharid của
thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể ; tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết,
bảo vệ gan và chống loét bao tử [40].
1.2.5.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, nhạt, tính bình, quy kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị [3].

7



Công năng, chủ trị: Bạch linh có công năng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa
trung, ninh tâm an thần dùng để chữa thủy thũng kèm tiểu són, đánh trống ngực, mất
ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả [3].
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng từ 9 g đến 15 g, thường phổi hợp với các vị
thuốc khác [3].
Kiêng kỵ: Âm hư thẩp nhiệt không nén dùng [3].
1.2.5.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Bạch linh chuẩn [3].
1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago)
Bộ phận dùng: Vị thuốc Trạch tả là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Trạch tả
Alisma plantago họ Trạch tả (Alismataceae) [3]
1.2.6.1.Thành phần hóa học: Trạch tả có chứa tinh dầu, chất nhựa, protid, glucid ;
alisol A, B, alismol, alismoxid, cholin [17].
1.2.6.2.Tác dụng sinh học
Cao chiết ethanol Trạch tả có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. Trạch tả còn có tác dụng
cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan nhiễm mỡ [35].
1.2.6.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính hàn quy kinh thận, bàng quang [3].
Công năng, chủ trị: có công năng lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Trạch tả dùng
để chữa nhiệt, tiểu tiện ít, bí, buốt, rắt; phù thũng, đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm [3].
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán
[3].
Kiêng kỵ: Thận hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng [3].
1.2.6.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn
23-acetat alisol B hoặc Trạch tả chuẩn [3].
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii)
Bộ phận dùng: Là quả chín phơi khô của cây Khủ khởi (Khởi tử) Lycium sinense Mill.
Họ Cà (Solanaceae) [3].
1.2.7.1.Thành phần hóa học:

+ Quả: - Betain, zeaxanthin, physalien
- Acid béo: linoleic, oleic, palmitic

8


- Đường tự do: gluose, fructose, sucrose
- Acid amin tự do: aspartic, asparagine, glutanin, prolin glutamic, alanin,
arginin, serin sterol, β - sitosterol , acid melissic
- Vitamin C, caroten, acid nicotinic, thiamin, riboflavin, Ca, P, Fe [38].
+ Hạt chứa nhiều sterol: gramisterol 44%, citrostadienol 18%, lophenol 9%..v,
- Tinh dầu: Đã xác định được 36 thành phần bằng sắc kí khí khối phổ liên hợp, trong
đó methyl linoleat chiếm tỷ lệ cao 18% [37].
- Polysacharid, flavonoid, sesquiterpen
- Ngoài ra còn có scopoletin, acid vanilic, betain, nicotinamin.
1.2.7.2.Tác dụng sinh học: Câu kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế
bào đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Câu kỷ tử có tác dụng
tăng cường miễn dịch cơ thể, thành phần có tác dụng là polysaccharid [34].
+ Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt [33].
+ Chất betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng
trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm chuột nhắt tăng trọng rõ [11].
+ Câu kỷ tử có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất betain của thuốc có tác
dụng bảo vệ gan, chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
+ Chất chiết xuất nước của Câu kỷ tử có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn
ruột (tác dụng như cholin). Chất betain không có tác dụng này [34].
+ Nước sắc Câu kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
+ Câu kỷ tử có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180.
1.2.7.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị quy kinh: Cam, bình. Quy vào các kinh phế, can, thận [3].
Công năng, chủ trị: Câu kỷ tử có công năng tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt

dùng để chữa các chứng hư lao tinh suy biểu hiện đau thát lưng, đầu gối, chóng mặt, ù
tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt. [3].
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu,
hoàn tán [3].
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng [3].
1.2.7.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Câu kỷ tử chuẩn [3].

9


1.2.8. Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici)
Bộ phận dùng: Là hoa khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum indicum) họ Cúc
(Asteraceae) [3], [7].
1.2.8.1.Thành phần hóa học: Cúc hoa có chứa tinh dầu, flavonoid, adenin, cholin,
vitamin A, sắc tố của hoa là Crysantemin khi thủy phân sẽ được glucosa và Cyanidin
[8], [10].
1.2.8.2.Tác dụng sinh học
+ Tác dụng hạ áp, tăng độ bền mao mạch, có hoạt tính ức chế sự kết tập tiểu cầu của
máu động vật thí nghiệm; arteglasin A có hoạt tính gây phản bệ trên da chuột lang và
gây viêm da dị ứng tiếp xúc với người [22].
+ Tác dụng kháng khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus
faecalis… [26].
+ Tác dụng khác: hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, bảo vệ gan [22], chống oxy hóa [26].
1.2.8.3.Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng tính mát; quy kinh phế, can, thận [3].
Công năng, chủ trị: Cúc hoa có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán phong,
minh mục. Cúc hoa trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy
nhiều nước mắt, huyết áp cao, đinh độc mụn nhọt, sưng đau [3].
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 8 g đến 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hay

thuốc bột [3].
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn ỉa chảy không nên dùng [3].
1.2.8.4. Định tính
Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Cúc hoa chuẩn [3].
1.3. Tổng quan về sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) [3], [9], [11]
1.3.1. Cơ sở lý thuyết của của phương pháp sắc ký lớp mỏng
-

Sắc ký lớp mỏng (TLC) là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho
pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách.
Pha tĩnh là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được
trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến
kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với
nhau với tỷ lệ phù hợp. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử
trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động,

10


với những tốc độ khác nhau. Kết quả thu được là sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ
chế của sự tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử
hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất
làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
-

Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di
chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng
dịch chuyển của dung môi:
Rf =


𝑎
𝑏

Trong đó: a là khoảng dịch chuyển của chất phân tích.
b là khoảng dịch chuyển của dung môi tính từ điểm chấm mẫu.
1.3. 2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC):
-

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) là một hình thức tân tiến nhất của
công cụ TLC. So với TLC, HPTLC cho ưu điểm trội hơn: cho vết sắc ký gọn
hơn, khả năng tách tốt hơn. Đồng thời các bước của quá trình phân tích bao
gồm phun mẫu, khai triển sắc ký, nhận diện vết được thực hiện bằng máy giúp
cho các thông số được kiểm soát một cách chặt chẽ và làm giảm thiểu tối đa các
sai số ngẫu nhiên gặp phải, nhất là ở khâu đưa mẫu lên bản mỏng làm cho kết
quả có độ lặp lại và độ đúng cao hơn TLC. Trong quá trình khai triển, điều kiện
về nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ và ghi lại đầy đủ, đảm bảo độ lặp
lại của kết quả ở các phòng thí nghiệm khác nhau.

11


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Các vị thuốc trong phương thuốc do Công ty cổ phần Dược phẩm VCP cung cấp
(117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), đạt tiêu chuẩn DĐVN V. Các vị thuốc trong
phương thuốc được trình bày ở Hình 2.1.
- Dược liệu chuẩn: được mua tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Dược
liệu, có phiếu kiểm nghiệm của từng dược liệu.
- Cao đặc Kỷ cúc địa hoàng


Hình 2.1.Các dược liệu trong phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng
2.1.2. Thiết bị, máy móc
- Các hóa chất, dung môi sử dụng đạt tiêu chuẩn phân tích được trình bày ở Bảng 2.1:
Bảng 2.1. Hoá chất, dung môi
STT

Hóa chất, dung môi

Xuất xứ

1

Acid formic

Trung Quốc

2

Cloroform

Trung Quốc

3

Ethanol 96%

Việt Nam

4


Ether dầu hỏa

Trung Quốc

5

Ethyl acetat

Trung Quốc

6

Methanol (SKLM)

Trung Quốc

7

Toluen

Trung Quốc

8

Bản mỏng Silicagen GF254 (Merk)

Đức

12



STT

Hóa chất, dung môi

Xuất xứ

9

H3PO4 (Merk)

Đức

Chất chuẩn loganin. Độ tinh khiết
10

98%, hãng sản xuất: weikeqi –
biotech. Số lô: wkq17112205

Công ty CP
Dược phẩm
VCP cung
cấp

- Các trang thiết bị được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2.2. Trang thiết bị sử dụng trong phân tích
STT

Tên thiết bị


Xuất xứ

1

Bếp đun cách thủy Bath HH- S4

Trung Quốc

2

Bếp hồng ngoại Sanaky AT-2521HGN

Trung Quốc

3

Tủ sấy Memmerk, Shellab

Đức

4

Cân phân tích Sartorius – TE214S

Đức

5

Cân kỹ thuật Precisa – XB320C


Thụy Sĩ

6

Máy ly tâm Universal PLC-012E

Đức

7

Đèn tử ngoại Viber Lourmat

Pháp

Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng
8

hiệu năng cao Linomat 5 (Camag

Thụy Sĩ

Switzeland)
9

Kính hiển vi quang học Labomed

Mỹ

Hình 2.2. Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

Linomat 5 (Camag Switzeland)
Và các dụng cụ, thiết bị khác.

13


2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều chế cao đặc

Điều chế cao đặc Kỷ cúc địa hoàng bằng phương pháp sắc với nước.
2.2.2. Định tính bằng phản ứng hóa học

Định tính một số nhóm chất chính: tinh bột, flavonoid, saponin, coumarin,
polysaccharid… trong cao đặc và dược liệu bằng phản ứng hóa học với các thuốc
thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm [4].
2.2.3. Định tính bằng sắc kí lớp mỏng
- Mẫu nghiên cứu: Dược liệu Thục địa, Trạch tả, Cúc hoa, Đơn bì, Bạch phục linh,
Sơn thù, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Cao đặc bài thuốc.
- Chiế t xuất: Cao đặc bài thuốc, các dược liệu (đã xay thô) bằ ng dung môi thích hợp .
- Tiến hành sắc kí để xác định các vết và Rf của từng nhóm chất.
- So sánh với chất chuẩn và các dược liệu chuẩn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều chế cao đặc
- Công thức phương thuốc:
Thục địa
24g
Bạch phục linh
9g
Sơn thù
12g

Trạch tả
9g
Hoài sơn
12g
Cúc hoa
9g
Đơn bì
9g
Câu kỷ tử
9g
- Cao được bào chế từ các dược liệu: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh,
Trạch tả, Câu kỷ tử, Cúc hoa
Cân khối lượng dược liệu gấp 2 lần bài thuốc gốc, thêm lượng nước gấp 8 lần tổng
dược liệu bài thuốc, đun sôi trong 90 phút. Gạn lấy dịch chiết, lọc. Làm 3 lần. Gộp tất
cả dịch chiết được dịch chiết tổng. Để lắng 24 giờ, chia hai phần dịch loãng cô trước,
dịch đặc cô sau. Cô đến thể chất cao đặc, hàm ẩm dưới 20%.
- Phương pháp: chiết nóng với dung môi nước theo sơ đồ Hình 2.2

14


Dược liệu
Sắc với
nước
Bã dược
liệu

Dịch chiết
nước
Để lắng 24h, dịch loãng cô

trước, dịch đặc cô sau. Hàm
ẩ m dưới 20 %
Cao đặc
Hình 2.3. Sơ đồ điều chế cao đặc Kỷ cúc địa hoàng

- Tỷ lệ cao chiết được tính theo công thức:
H (%) =

Khối lượng cao khô kiệt
Khối lượng dược liệu khô kiệt

× 100

- Quan sát, mô tả tính chất cao đặc về cảm quan
+ Thể chất, độ đồng nhất: Cho cao lên lam kính, đặt la men lên trên ép sát đem
soi dưới kính hiển vi, kiểm tra độ đồng nhất.
+ Màu sắc: Lấy 1 g cao cho lên một tờ giấy trắng hoặc mặt kính đồng hồ không
màu, đặt lên tờ giấy trắng, quan sát.
+ Mùi: Trên một mặt kính đồng hồ, đường kính từ 6 -8 cm, lấy 0,5 – 2,0 g cao
trải thành lớp mỏng, sau 15 phút, xác định mùi.
+ Vị: Xác định bằng cảm quan.
- Xác định hàm ẩm cao đặc: Tiến hành theo Phụ lục 9.6 (PL – 203) DĐVN V [4].
Lấy khoảng 1g cao đặc sấy ở nhiệt độ 1000C đến khối lượng không đổi (chênh lệch
giữa 2 lần cân không quá 0,5 mg), làm 3 lần với mỗi mẫu rồi tính kết quả trung bình.
2.3.2. Định tính một số nhóm chất chính trong cao đặc Kỷ cúc địa hoàng và dược
liệu bằng phản ứng hóa học
- Mẫu nghiên cứu: Dược liệu Thục địa, Trạch tả, Cúc hoa, Đơn bì, Bạch phục linh,
Sơn thù, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Cao đặc bài thuốc.
- Tiến hành: đinh
̣ tính các nhóm chấ t hữu cơ bằ ng thuố c thử chung và thuốc thử đặc

hiệu của từng nhóm chấ t (alcaloid, flavonoid, saponin, tanin, coumarin.....)

15


 Định tính Flavonoid:
-

Mẫu nghiên cứu:

 Cao đặc: Cân 2g cao đặc cho vào các bình nón, pha loãng bằng 50ml nước cất.
Đun trên bếp cách thủy cho tan hết, để lắng, lọc. Dịch lọc đem lắc với n-hexan
để loại tạp, lắc 3 lần, mỗi lần 15ml n-hexan. Dịch chiết nước thu được lắc với
EtOAc 3 lần, mỗi lần 15ml. Gộp các dịch chiết EtOAc lại, bốc hơi dung môi,
cắn thu được hòa tan trong 10ml ethanol 90% làm phản ứng định tính.
 Dược liệu: Cân 2g dược liệu mỗi loại cho vào các bình nón, thêm 50ml EtOH
90%. Đun cách thủy sôi trong vài phút. Lọc nóng. Dịch lọc được tiến hành các
phản ứng định tính.
-

Tiến hành:

 Phản ứng Cyanidin:
 Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết, thêm một ít bột Mg kim loại (khoảng
20mg). Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3-5 giọt), để yên một vài phút.
 Phản ứng dương tính: dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu nâu đỏ.
 Phản ứng với kiềm:
 Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%.
 Phản ứng dương tính: thấy xuất hiện tủa vàng, thêm 1ml nước cất, tủa tan và
màu vàng của dung dịch được tăng thêm.

 Phản ứng với hơi amoniac:
 Nhỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ ammoniac
đặc đã được mở nút.
 Phản ứng dương tính: thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên.
 Phản ứng với FeCl3:
 Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%.
 Phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa xanh đen.
 Phản ứng diazo hóa:
 Cho 2ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng dung dịch kiềm
(NaOH), thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha, lắc đều (hoặc đun nóng trên
nồi cách thủy trong vài phút).
 Phản ứng dương tính: dung dịch xuất hiện màu đỏ.
 Định tính Saponin:

16


-

Mẫu nghiên cứu:

 Cao đặc: Cân 2g cao đặc cho vào các bình nón, pha loãng bằng 20ml nước cất.
Đun trên bếp cách thủy cho tan hết, để lắng, lọc. Dịch lọc đem lắc với n-hexan
để loại tạp, lắc 3 lần, mỗi lần 10ml n-hexan. Dịch chiết nước thu được lắc với nbuthanol 3 lần, mỗi lần 10ml. Gộp các dịch chiết n-buthanol lại, bốc hơi dung
môi, cắn thu được hòa tan trong 10ml ethanol 90% làm phản ứng định tính.
 Dược liệu: Cân 2g dược liệu mỗi loại cho vào các bình nón, thêm 50ml EtOH
90%. Đun cách thủy sôi trong vài phút. Lọc nóng. Dịch lọc được tiến hành các
phản ứng định tính.
-


Tiến hành:

 Hiện tượng tạo bọt:
 Cho một ít MNC vào ống nghiệm lớn, thêm khoảng 10ml nước cất, lắc
mạnh theo chiều dọc trong ống nghiệm khoảng 5 phút. Để yên và quan sát
hiện tượng tạo bọt.
 Phản ứng dương tính khi cột bọt bền vững sau 15 phút.
 Phản ứng Salkowski:
 Lấy 1ml DC vào ống nghiệm, bốc hơi đến cắn, hòa tan cắn trong 1ml
cloroform. Nghiêng ống nghiệm 45°, nhỏ từ từ đồng lượng dung dịch acid
sulfuric đặc theo thành ống.
 Phản ứng dương tính khi xuất hiện vùng màu đỏ tím giữa hai lớp.
 Định tính tanin:
-

Mẫu nghiên cứu:

Cân 2g cao đặc, dược liệu mỗi loại cho vào các bình nón, thêm 30ml nước cất. Đun
sôi trong 2 phút. Để nguội, lọc. Dịch chiết thu được làm các phản ứng định tính.
-

Tiến hành:
 Ống 1:
o Lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch FeCl3 5%.
o Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu hoặc tủa màu xanh đen hoặc
xanh nâu nhạt.
 Ống 2:
o Lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt chì acetat 10%.
o Phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa bông.


17


×