Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SỨC SỐNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 12 trang )

SỨC SỐNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
PGS, TS. Phạm Minh Tuấn
TS. Phạm Đình Đạt
Đề cập cơ sở khoa học để xem xét vấn đề thời đại, Ph.Ăngghen viết: “Trong
mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng
với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử
chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà
chỉ xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử đó”.
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra được tiêu chí
để phân chia thời đại, đó là hình thái kinh tế - xã hội. Tiêu chí này bao gồm cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nghĩa
là toàn bộ các yếu tố cấu thành nội dung của thời đại từ lĩnh vực kinh tế đến chính
trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, công nghệ. Trên cơ sở lý luận về hình thái kinh tế
xã hội có thể xem thời đại theo hai nghĩa rộng và hẹp như sau: Theo nghĩa rộng,
thời đại là khái niệm kinh tế - chính trị - xã hội khái quát tiến trình phát triển của
lịch sử loài người, là thời gian rất dài để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân
biệt nấc thang phát triển của hình thái kinh tế - xã hội mà theo đó, nấc thang cao
hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển
một thời đại mới. Theo nghĩa hẹp, thời đại là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế
và nội dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,
công nghệ.
 Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
 Trưởng khoa Triết học, Học viện Chính trị khu vực II
C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21.tr. 523.


Căn cứ vào lý luận trên, xét tình hình thực tế hiện nay trong nước và trên thế
giới, chúng ta có thể khái quát một số đặc trưng sau đây của thời đại ngày nay:
– Trên thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn
là xu hướng lớn, nhưng còn nhiều tiềm ẩn phức tạp, khó lường, như tình hình tranh


chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo ở Trung Đông, biển Đông... Những căng thẳng,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp,
lật đổ, khủng bố, v.v.. vẫn sẽ diễn ra gay gắt ở một số quốc gia, khu vực. Các yếu
tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài
chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường,… còn tiếp tục gia tăng
phức tạp, khó lường.
– Tuy toàn cầu hóa về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, công nghệ, kinh tế tri
thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có bước tiến nhảy vọt, nhưng những vấn
đề, như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, bệnh dịch,v.v.. sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp,
đòi hỏi sự quan tâm, cùng nhau giải quyết của nhiều quốc gia, dân tộc trong khu
vực và trên thế giới.
– Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập,
dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Mặc dù, mô hình
chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, chủ nghĩa tư
bản tạm thời vẫn đang chiếm ưu thế về nhiều mặt, song thời đại ngày nay vẫn là
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Văn kiện Đại hội XI,
khẳng định: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản
chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn
có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao
của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng
những không được giải quyết mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế,
chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội


tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ
nghĩa tư bản”. Và, “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến
tới chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học do C.Mác - Ph.Ăngghen xây
dựng, Lênin bảo vệ và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những

thành tựu tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận duy vật khoa
học của nhận thức và thực tiễn cách mạng; là khoa học trong cuộc đấu tranh chống
mọi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội
cộng sản chủ nghĩa của giai cấp vô sản.
Mặc dù, ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, trải qua biết bao thăng
trầm của đời sống chính trị - xã hội nhân loại, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn thể
hiện sức sống mãnh liệt của mình, bởi những thành tựu, giá trị vốn có của nó.
Những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện ở những nội dung
tiêu biểu sau đây:
1.Phương pháp biện chứng duy vật
Phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin là sản phẩm của
sự kết tinh toàn bộ tinh hoa trong lịch sử phát triển của phương pháp biện chứng
cùng những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời và thực tiễn đấu tranh
cách mạng của phong trào trong công nhân thế giới. Những nguyên tắc (quan
điểm) cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người mà phương pháp biện
chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin chỉ ra luôn là tài sản quý báu của nhân
loại, có giá trị vĩnh hằng và phổ biến. Cụ thể những nguyên tắc (quan điểm), đó là:
Nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc
lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, v.v..
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.68,

69.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. sđd, 2011, tr.69.


Quán triệt sâu sắc các nguyên tắc trên vào trong nhận thức, thực tiễn, chúng
ta sẽ khắc phục được những căn bệnh, như bệnh chủ quan, duy ý chí; bệnh bảo thủ,
trì trệ; bệnh phiến diện; bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều…
Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới đất nước vừa qua, có thể khẳng định rằng Đảng
ta luôn luôn quán triệt sâu sắc những nguyên tắc trên của phương pháp biện chứng

duy vật vào trong quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị.
Đây chính là một trong những chìa khóa có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công
cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chẳng hạn, đối với
quan điểm khách quan, đây là quan điểm (nguyên tắc) được rút ra từ tính quyết
định của vật chất đối với ý thức trong triết học mác xít, ngay trong Văn kiện Đại
hội VI đã quán triệt và khẳng định : “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động
theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” . Đại hội XII,
Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách
phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để
phát triển”.
Đối với nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - nguyên tắc căn bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng luôn được các văn kiện của Đảng trong sự nghiệp
đổi mới đề cập, quán triệt. Văn kiện Đại hội VII nhấn mạnh: “Công cuộc đổi mới
càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan đến nhận thức
về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có tăng cường
tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động
tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được những sai lầm và những bước đi quanh co,
phức tạp”. Cũng theo tinh thần trên, Đại hội XI tiếp tục nhấn mạnh: “Tăng cường
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.30
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.200
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.56


nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm
quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những
vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra
đường lối và chủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số
mặt lạc hậu, yếu kém của công tác lý luận. Tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh
luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập

thể trong nghiên cứu lý luận”.  Đặc biệt đến Đại hội XII, Đảng ta xác định, việc
quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn là một trong những
giải pháp thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm
vụ đổi mới công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay: “Tiếp tục đổi mới tư duy
lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho
việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư
thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những
chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,
đáp ứng yêu cầu mới”. Trong Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, ngày 09 tháng 02 năm 2018 đã
nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới phương thức triển khai, phương pháp tiếp cận
nghiên cứu trong công tác lý luận. Khẳng định mạnh mẽ và cụ thể hóa những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị
bền vững phù hợp với thực tiễn nước ta. Trên nền tảng đó, nghiên cứu, xây dựng
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.255-

256
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.201


và phát triển hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam trong thời kỳ mới; làm rõ những vấn đề bổ sung, phát triển; tập
trung nghiên cứu để giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới
và phát triển ở nước ta đã được Đại hội XII của Đảng chỉ ra. Làm rõ một số vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn đổi mới, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
2.Quan niệm duy vật về lịch sử
Cùng với phương pháp biện chứng duy vật, thì quan niệm duy vật về lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng là một trong thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng
khoa học. Quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện ở
những nội dung cơ bản như sau:
– Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại, phát triển xã hội; hay nói cách
khác xã hội tồn tại và phát triển trước hết nhờ vào quá trình phát triển của nền sản
xuất vật chất. Lịch sử của xã hội, do vậy, trước hết cũng là lịch sử phát triển của
sản xuất vật chất, trong đó người lao động và công cụ lao động là nhân tố có ý
nghĩa quyết định sự nảy sinh, tồn tại, phát triển của những nền sản xuất vật chất
khác nhau trong lịch sử. Đề cập vai trò đặc biệt quan trọng của người lao động
trong lực lượng sản xuất, nhất là người lao động có trình độ cao, Đảng ta khẳng
định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu
quả bền vững”.

Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận

dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, ngày 09 tháng 02
năm 2018.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.130


– Lịch sử vận động, phát triển của xã hội loài người là tuân theo các quy
luật. Theo Mác: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên”. Có nghĩa là sự vận động, phát triển của xã hội loài người là
tuân theo các quy luật khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của

con người. Như vậy, có thể nói C.Mác là người đầu tiên trong lịch sử triết học của
nhân loại phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Đề cập công lao
to lớn này của C.Mác, Ph.Ăng ghen viết: “ Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật
phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội
loài người”.
Quán triệt tinh thần trên trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta luôn
tìm tòi, nghiên cứu nhằm phát hiện và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản
ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta: “Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn
định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các
quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà
nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ,…” .
Ngoài những nội dung trên, quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa
Mác- Lênin còn đề cập một số nội dung, như vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp,
vấn đề dân tộc, nhân loại, vấn đề con người, vai trò quần chúng nhân dân và cá
nhân lãnh tụ trong lịch sử và vấn đề tôn giáo, dân số, môi trường,v.v. đều được các

C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd, 1993, t.23, tr.21
C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd, 1995,t.19, tr.499
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.17

- 18


nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin nghiên cứu, lý giải trên cơ sở khoa học và
cách mạng.
Những quan niệm duy vật về lịch sử trên đây đã làm cho thế giới quan triết

học Mác-Lênin triệt để hơn trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đã xé toang bức
màn duy tâm che phủ xã hội bấy lâu. Mặc dù thời đại ngày nay, nhân loại đang
chứng kiến những mối liên hệ, biến đổi phong phú, đa dạng, phức tạp, thậm chí
khó lường diễn ra trong mỗi quốc gia, cộng đồng, khu vực và trên toàn thế giới,
nhưng xét cho cùng nó cũng không nằm ngoài những quan niệm duy vật về lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin.
3.Học thuyết giá trị thặng dư
Không chỉ là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại phát hiện
ra quy luật phát triển của xã hội loài người, C.Mác còn là nhà kinh tế học đầu
tiên phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Ông đã thành công trong việc chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư. Trên
cơ sở đó, C.Mác đã vén lên bức màn thần bí của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và khẳng định: “Sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật
tuyệt đối của phương thức sản xuất này” . Dựa vào lý luận giá trị thặng dư,
C.Mác đã phân tích một cách sâu sắc quan hệ giai cấp của xã hội tư sản, vạch ra
cơ sở kinh tế của mâu thuẫn không thể điều hòa về quyền lợi giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản; đồng thời còn vạch ra lợi ích chung của các tập đoàn tư
bản khác nhau trong việc bóp nặn giá trị thặng dư và cuộc đấu tranh giữa họ với
nhau để phân phối giá trị thặng dư. Không những thế, C.Mác còn khẳng định sự
cần thiết phải dùng cách mạng để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã
hội và người thực hiện sứ mệnh lịch sử này là giai cấp công nhân. Lênin gọi lý
luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác. Đảng ta
cũng đã khẳng định: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng
C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd, 2002,t.23, tr.872


về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ
bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày
càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,
chẳng những không được giải quyết mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng

kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu
thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh
của chủ nghĩa tư bản”. Và, “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
4.Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản
Cùng với phương pháp biện chứng duy vật, quan niệm duy vật về lịch sử, và
học thuyết giá trị thặng dư, thì việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân cũng là một trong những thành tựu, cống hiến vĩ đại của C.Mác. Lênin đã
từng nhấn mạnh: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ
vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa”. Mặc dù, “hiện tại chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển”, một bộ phận
công nhân có thể mua cổ phần ở một số công ty, thậm chí có một bộ phận công
nhân trở thành tầng lớp trung lưu… nhưng về bản chất chủ nghĩa tư bản vẫn là một
chế độ áp bức, bóc lột và bất công; công nhân vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư. Cho
nên, có thể nói, học thuyết về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, và
việc các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra con đường, cùng những biện
pháp cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình
vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Song vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta
cần phải trí tuệ hóa giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân thực sự làm
chủ khoa học, tiêu biểu cho trí tuệ thời đại mới – thời đại công nghiệp 4.0.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.68,

69.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. sđd, 2011, tr.69.
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.1


5.Chủ nghĩa nhân văn vì con người
Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận của giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân
dân lao động trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công, phấn đấu xây

dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây cũng là điểm khác
biệt về chất của chủ nghĩa Mác – Lênin so với các học thuyết trước đó trong lịch
sử; đồng thời, đây cũng là nhân tố có ý nghĩa góp phần quyết định cho sức sống
trường tồn, vĩnh cửu, mang tính phổ biến toàn nhân loại của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Bởi lẽ, với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác Lênin lần đầu của lịch
sử đấu tranh, những người lao động, bị áp bức bóc lột có được học thuyết thực sự
cách mạng, khoa học của mình. Rất biết rằng, trong kho tàng lịch sử tư tưởng của
nhân loại có biết bao học thuyết tư tưởng đồ sộ lưu giữ, hàm chứa biết bao tri thức
tinh hoa của nhân loại, nhưng có thể khẳng định rằng không có một học thuyết nào
thực sự cách mạng, khoa học, bênh vực bảo vệ và định hướng cho các tầng lớp
nhân dân lao động trong các cuộc đấu tranh giải phóng mình như học thuyết Mác Lênin. Vì thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với
quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ nhân dân. Kết hợp và phát
huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn
thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu
lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao
động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quán triệt vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất
nước và thời đại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có những ý nghĩa
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.76-

77


quyết định đến những thắng lợi của cách mạng nước ta. Đặc biệt trong sự nghiệp
đổi mới đất nước hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đời
sống chính trị thế giới, Đảng ta vẫn khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải chủ
động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”.
Vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đổi mới
hiện nay của đất nước, cần quán triệt một số nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, vận dụng sáng tạo góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa MácLênin là tiếp tục làm sáng tỏ, làm giàu thêm bản chất cách mạng, khoa học vốn có
của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện thực tiễn mới. Quán triệt nguyên tắc này,
cần tránh hai khuynh hướng: 1- Phủ định bản chất cách mạng, khoa học vốn có của
chủ nghĩa Mác-Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại; 2 - Không tiếp thu thành tựu khoa
học mới, không kịp thời tổng kết thực tiễn để bổ sung vào lý luận Mác-Lênin, sẽ
rơi vào bệnh giáo điều, kinh nghiệm và bảo thủ.
Thứ hai, vận dụng sáng tạo góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghĩa là phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, Vận dụng sáng tạo góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa MácLê nin phải kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch
núp dưới nhiều danh nghĩa, chiêu bài nguy hiểm, thâm độc, trắng trợn.
Thư tư, vận dụng sáng tạo góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin phải trên cơ sở tổng kết một cách khoa học thực tiễn đổi mới của đất
nước và thực tiễn thế giới. Bởi lẽ, bản chất của lý luận là khái quát những kinh
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.69


nghiệm của thực tiễn. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sự tổng kết những
kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích
trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết
kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước”.
Quán triệt sâu sắc những nguyên tắc trên, tức là chúng ta đã và đang làm
đúng lời chỉ giáo của Ph.Ăngghen từng viết: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của
sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và

lắp lại một cách máy móc”.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.8, tr.497
C.Mác và Ph.Ănggen. Toàn tập Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.36, tr.796



×