LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới dù đó là quốc gia phát triển
lại có thể tiếp tục phát triển hoặc các quốc gia đang phát triển muốn phát triển mà lại đứng
biệt lập, tách rời quan hệ kinh tế với các nước khác. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới
là một trong những xu hướng vận động chủ yếu trong đời sống kinh tế quốc tế hiện nay.
Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế là một yếu tố khách quan, bắt nguồn từ sự khác biệt về
điều kiện địa lý tự nhiên giữa các quốc gia trên thế giới và sự phát triển không đồng đều
của lực lượng sản xuất dẫn đến sự mở cửa để hội nhập với các nền kinh tế quốc tế trở
thành điều kiện bắt buộc để phát triển. Như vậy thì các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại
và phát triển thì không còn cách nào khác là phải tham gia vào quá trình phân công lao
động quốc tế.
Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là yêu cầu rất cấp bách để xây dựng nền kinh tế phát
triển nhanh ở nước ta. Muốn phát triển nền kinh tế lạc hậu, thiếu vốn, thiếu những kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài thì đầu tư nước ngoài đã trở nên một vấn đề quan
trọng và cần thiết để phát triển nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài thì nước tiếp
nhận đầu tư có thể tranh thủ huy động được nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại của
nước ngoài, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Không
những thế đầu tư nước ngoài còn là cơ hội để tìm kiếm thị trường bên ngoài, tạo chỗ đứng
vững chắc trên thị trường thế giới.
Nắm bắt được tình hình thực tế đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm
1986) đã đề ra những chính sách hết sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng,
xoá bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp cũ. Một trong những bước chuyển biến lớn
trong định hướng đổi mới kinh tế, thể chế hoá đường lối của Đại hội VI là việc ban hành
luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Từ khi được ban hành, luật đầu tư nước ngoài của nước ta đã được các nhà đầu tư coi là
hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên để phù hợp với thực trạng đầu tư ở từng giai đoạn,
Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất năm 1990 và lần thứ hai năm
1992, mặc dù vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư trực tiếp của nước ngoài với quy mô lớn, chất lượng cao hơn phục vụ mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì Nhà nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1996 thay thế cho các văn bản luật về đầu tư nước ngoài từ trước tới nay.
Trong nội dung của đề tài này tôi chỉ đề cập đến doanh nghiệp liên doanh, là một trong
nhiều hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tiểu luận này đã được trình bày như sau:
Phần I: Lý thuyết chung về FDI và doanh nghiệp liên doanh.
Phần II: Tình hình hoạt động và thu hút các doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam.
Phần III: Giải pháp để tăng cường thu hút FDI liên doanh vào Việt Nam.
Phần IV: Kết luận
1
Phần I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI VÀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI).
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước
này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà
đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với
thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Theo luật đầu tư năm 2005, quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các khái niệm về
“đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có
khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể thể “gộp” các khái niệm trên lại
và có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tham gia quản
lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản
lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan”. (nguồn tham khảo như đã dẫn ở trên).
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà
đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu
chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác
đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và
quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá
lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc,
thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có giá trị …),
tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài
chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một
dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch
chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham
gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
Các hình thức FDI phổ biến
1. Doanh nghiệp liên doanh .
2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh .
4. Đầu tư theo hợp đồng BOT.
5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con .
6. Hình thức công ty cổ phần.
7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài.
2
8. Hình thức công ty hợp danh.
9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập.
2. Doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng
rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để
thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt
động hợp tác
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất quốc tế, hình thành
từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và
bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và
cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh
rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu triển khai.
* Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công
nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc, kết nối ngược trở lại
với nền kinh tế nước nhà một cách mạnh hơn và học tập kinh nghiệm quản lí của nước
ngoài.
- Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư,
thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài
thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi
ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của
liên doanh.
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư
vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của
nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây
dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
- Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời
gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải
quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý
điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán,
văn hoá.
Phần II
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
3
1. Tình hình thu hút và thực hiện vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2009
Tính đến tháng 10/2009, cả nước có 10.805 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 174,7
tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế
quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốn đăng ký tại Việt Nam.
Đến nay, 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Đài Loan là
nhà đầu tư số 1 với 2.010 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 21,28 tỷ USD. Hàn Quốc
đứng thứ 2 với 2.283 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 20,4 tỷ USD. Tiếp theo là nhà
đầu tư Malaysia, Nhật Bản và Singapore.
Đầu tư nước ngoài đã có mặt 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP HCM vẫn là
nơi thu hút nhiều nhà đầu tư nhất với 3.092 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 27,1 tỷ USD,
chiếm 28,6% tổng dự án và 15,5% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu
2. Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI liên doanh vào Việt Nam
PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)
1 100% vốn nước ngoài 8391 108.633.853.167 34.410.651.818
2 Liên doanh 2000 54.564.356.809 15.732.624.395
3 Hợp đồng hợp tác KD 221 4.961.177.440 4.479.464.521
4 Công ty cổ phần 183 4.711.218.301 1.354.147.481
5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1.746.725.000 466.985.000
6 Công ty mẹ con 1 98.008.000 82.958.000
Tổng số 10.805 174.715.338.717 56.526.831.215
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào hình thức công ty có
100% vốn nước ngoài, tiếp đó là liên doanh nhưng cũng chiếm tỷ lệ rất thấp, các hình thức
khác thì không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn chưa thu hút được các nhà
đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các công ty Việt Nam.
Nguyên nhân do cơ chế quản trị của ba loại hình doanh nghiệp hiện đang tồn tại ở Việt
Nam (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và đầu tư nước ngoài) có đặc điểm hoàn toàn khác
nhau.
Doanh nghiệp ĐTNN luôn áp dụng hệ thống quản trị của công ty mẹ từ trụ sở chính. Nói
chung các doanh nghiệp ĐTNN có cơ cấu quản trị chặt chẽ với mục đích chính là phục vụ
cho lợi ích của nhà đầu tư ở trụ sở chính, nhưng cũng chính vì thế lợi ích của cổ đông thiểu
số (mà trong các công ty liên doanh thì cổ đông thiểu số thường là bên Việt Nam) không
được đề cao và bảo vệ hợp lý. Trong khi đó, pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư nước
4
ngoài của ta chưa quy định đủ và hợp lý các công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cổ đông thiểu số. Hơn nữa, cổ đông thiểu số thường là doanh nghiệp Nhà nước, chỉ tham
gia vào quản trị công ty thông qua người đại diện, nên nguy cơ bị thiệt thòi của bên thiểu
số có thể còn lớn hơn.
Tác động của vấn đề môi trường tại VN đối với các nhà đầu tư nước ngoài Đối với Việt
Nam họ nêu lên 5 “Rủi ro chính trị” hàng đầu nhà đầu tư cần phải lưu ý khi đầu tư vào
Việt Nam; đó là: vấn đề tham nhũng, hiệu quả của chính phủ trong việc điều hành bộ máy
của đất nước, chính sách hối đoái, sự bất ổn xã hội, vấn đề môi trường.
3. Liên doanh với nước ngoài: "được" và "chưa được"
Thu hút vốn đầu tư tiếp nhận công nghệ nước ngoài là một chủ trương lớn của Nhà nước
trong phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở thực hiện
luật đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12 năm 1987, sửa đổi những lần vào 6-1990,
12-1992 và 12 -1996 và còn tiếp tục hoàn chỉnh. Cho tới nay (2008), cả nước có 10805 dự
án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 174 tỷ USD và các đối tác là
những công ty thuộc 89 nước và vùng lãnh thố. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một
bộ phận kinh tế quan trọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh,đóng góp tích cực và ngày càng
lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm, công
nghệ mới,nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết việc làm. Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài còn thể hiện nhiều nhược điềm, nhiều hạn chế cần phải khắc phục, chấn
chỉnh mới tạo ra những thuận lợi cho việc thu hút vốn và công nghệ tiên tiến, song thực sự
nó đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của đất nước trong quá trình đi lên, rút ngắn khoảng
cách giữa nước ta và khu vực cũng như thế giới về nhiều mặt.Công nghiệp hóa chất là một
ngành kinh tế quan trọng của công nghiệp có nhu cầu hợp tác quốc tế cao để đổi mới công
nghệ, thiết bị,phát triển những ngành nghề mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng
cạnh tranh của chúng ngay cả trên thị trường trong nước trong điều kiện mở cửa.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh có thể đánh giá qua mức doanh thu,
nộp ngân sách Nhà nước, đóng góp một phần sản phẩm có chất lượng tốt cho thị trường
trong nước.
Một số công ty liên doanh khác của ngành sản xuất như Công ty INOUE Việt Nam, sản
xuất săm lốp xe máy, xe đẩy, xe đạp VIPLACO sản xuất PVC, phân bón Việt Nhật, sản
xuất phân NPK, Công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam sản xuất săm lốp ô tô, lốp xe máy,
Công ty CALTEX Việt Nam sản xuất dầu mỡ nhờn. Có dự án đã được chính phủ cho phép
đầu tư, hiện đang tổ chức thương thảo hợp đồng tư vấn để triển khai đấu thầu, có dự án
đang ở trong giai đoạn xét duyệt và ở một số khác ở giai đoạn tính toán bản nghiên cứu
khả thi. Mặt khác trong quá trình thảo luận để hợp tác hoặc qua thực tế phát triển của thị
trường cũng như các biến động tài chính, một số dự án không thành công, thậm chí đã cấp
giấy phép phải thu giấy phép. Để phát triển ngành vốn đang đòi hỏi vốn, công nghệ... và
Tổng công ty hóa chất Việt Nam đã "lên" cả một danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.
Qua nhiều năm hoạt động có thể rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích, cái "được" , và cái "chưa
được" trong việc hợp tác, liên doanh để các dự án ngày càng tốt hơn, đóng góp có hiệu quả
hơn sao cho hai (hoặc nhiều) bên đều có lợi.
5