Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH, THỰC TẬP CHO SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ, TỔ CHỨC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.93 KB, 15 trang )

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH, THỰC
TẬP CHO SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ, TỔ CHỨC XÃ HỘI
Họ và tên: Phạm Thị Tâm, Tạ Thị Thanh Thủy, Cao Văn Quang
Học vị: Nghiên cứu sinh
THE EXPERIENCE OF DESIGNING PROGRAMS OF PRACTICE
AND EDUCATION FOR STUDENTS AT BACKGROUNDS AND
SOCIAL ORGANIZATIONS
Tóm tắt
Việc thực hành là quan trọng với bất kỳ môn học nào. Thực hành là cơ hội
để người học ứng dụng những kiến thức từ sách vở, giảng đường vào thực tế để tự
trang bị kỹ năng, kinh nghiệm cho mình. Với chun ngành Cơng tác xã hội thì
việc thực hành – thực tập là vô cùng cần thiết. Để hoạt động này đạt hiệu quả, vai
trò của các giảng viên, các kiểm huấn viên cơ sở, sự hỗ trợ từ các cơ sở xã hội đều
được nhấn mạnh. Báo cáo dưới đây đề cập đến hoạt động thực hành – thực tập của
sinh viên chuyên ngành công tác xã hội có ý nghĩa then chốt ảnh hưởng tới chất
lượng đào tạo nhưng lại gặp khơng ít trở ngại trong thực tế.
Từ khóa: Cơng tác xã hội, cơ sở xã hội, sinh viên, thiết kế chương trình
thực tập.
Abstract
The practice is important with any other discipline. Practice is an
opportunity for trainees to apply the knowledge from books, lecture halls into
practice to equip themselves with the skills, experience for themselves. With
specialized social work , the practice - practice is extremely necessary. To operate
effectively, the role of teachers, trainers and testing facility, the support from the
social base are stressed. The report below refers to operating practice - practice of


students majoring in social work with key significance affecting the quality of
education but faced many obstacles in practice.
Key words: social work, social foundation, student, internship program design.
1. Đặt vấn đề


Hiện tại, nhóm tác giả đang là giảng viên ngành Cơng tác xã hội thuộc
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tơi
đã trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành Công tác xã hội được 08 năm. Theo
thời gian, từng khóa sinh viên lần lượt ra trường, đồng thời, những kinh nghiệm
mà chúng tơi tích lũy từ việc hướng dẫn các em thực hành nghề Công tác xã hội
ngày một nhiều hơn. Nhưng thực sự, chúng tôi vẫn chưa thật tự tin để khẳng định
rằng những sinh viên do mình hướng dẫn sau khi tốt nghiệp sẽ vững tin với kiến
thức và kỹ năng được đào tạo ở trường Đại học. Thực tế này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Có những nguyên nhân chủ quan từ ý thức và nỗ lực học của các
em. Và tất nhiên, có cả những nguyên nhân khách quan từ chương trình giáo dục
đại học, từ thái độ và cách đón nhận của xã hội khi sinh viên đi thực hành hay khi
xin việc làm. Trong giới hạn của tham luận này, nhóm tác giả xin bàn luận vế vấn
đề thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.Và chúng tôi tập trung chỉ ra
một số trở ngại trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả thực hành, thực tập nghề của sinh
viên.
2. Nội dung
2.1 Chương trình thực hành, thực tập của sinh viên chuyên ngành Công tác xã
hội thời gian qua
Đối với sinh viên ngành Công tác xã hội thuộc trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ học kỳ 2 của năm học thứ
nhất thì sinh viên đã được làm quen với môn Thực hành tại cơ sở. Môn học này
chiếm 02 tín chỉ, tương đương 30 tiết học. Mục đích của mơn học là giúp sinh viên
ban đầu có điều kiện được tham quan và trực tiếp tiếp xúc với những đối tượng mà


sau này một nhân viên Công tác xã hội sẽ can thiệp để trợ giúp. Sinh viên sẽ được
giáo viên hướng dẫn tới các cơ sở xã hội/ mái ấm/ trung tâm/ nhà mở, v.v… để trò
chuyện, tâm sự, để được mắt thấy, tai nghe, tay chân làm và dần dần thấu cảm
được những khó khăn, trăn trở và nguyện vọng của những đối tượng đang bị tổn

thương này. Nhiều sinh viên sau khi học xong môn này rất hứng thú và chia sẻ
trong nhật ký thực hành rằng ngành Cơng tác xã hội này thật đặc biệt vì ngay từ
năm nhất sinh viên đã được đi thực hành và chỉ đến khi tận mắt chứng kiến thực tế
thì chúng em mới cảm thấy yêu nghề Công tác xã hội hơn. Tuy nhiên, nhiều sinh
viên cũng than phiền do gặp một số trở ngại ảnh hưởng đến tinh thần thực hành
của các em. Đó là thời gian dành cho việc học các môn đại cương ở trên lớp khá
nhiều. Một số mơn khơng có nhiều liên quan đến ngành học hoặc tầm quan trọng
chưa cao nhưng sinh viên vẫn phải học như Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Thực
hành văn bản tiếng việt, v.v…Lượng kiến thức yêu cầu sinh viên phải tiếp thu ở
trên lớp đã khá nhiều, sinh viên còn phải tự học ở nhà với mức độ yêu cầu cao hơn
gấp 03 lần lượng kiến thức và thời gian ở trên lớp. Với đặc thù môn Thực hành tại
cơ sở, sinh viên phải tự đi xe buýt hoặc xe ôm tới các cơ sở xã hội để thực hành.
Ngoài việc mất thời gian di chuyển, đa số sinh viên than phiền vì phải tốn chi phí
đi lại. Nhiều sinh viên xuất thân từ nông thôn miền Bắc, miền Trung có hồn cảnh
gia đình khó khăn, ngồi việc học còn phải đi làm thêm ngay từ năm nhất nên việc
dành thời gian và chi phí cho mơn học này cũng khiến các em bận tâm suy nghĩ.
Sang năm thứ hai, sinh viên được tiếp cận với 02 môn học: Thực hành hỗ
trợ nâng cao năng lực cộng đồng 1 và Thực hành hỗ trợ nâng cao năng lực cộng
đồng 2. Ở môn Thực hành hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng 1, sinh viên được
trang bị những kiến thức cơ bản mang tính lý thuyết: những kỹ năng cơ bản khi
làm việc với thân chủ; những vấn đề về tâm lý qua các lứa tuổi nói chung và tâm
lý những nhóm có hồn cảnh đặc biệt; sinh viên được sắm vai mơ tả và xử lý
những tình huống sẽ xảy ra ở thực tế các cơ sở xã hội. Đây được coi là mơn học
mang tính bắc cầu giữa môn Thực hành tại cơ sở ở năm thứ nhất và môn Thực
hành hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng 2 ở năm thứ 2. Vì sau khi sinh viên được


tận mắt nhìn, nghe, tự cảm nhận, suy nghĩ mang tính cá nhân thì sẽ được giáo viên
định hướng trang bị kiến thức mang tính khoa học hơn. Đến mơn Thực hành hỗ trợ
nâng cao năng lực cộng đồng 2, mỗi giáo viên sẽ hướng dẫn từ 10-15 sinh viên lựa

chọn các cơ sở phù hợp với sở thích, khả năng của sinh viên để thực hành trong
khoảng thời gian 03 tháng với 03 buổi sáng hoặc chiều/01 tuần tùy theo sự sắp xếp
thời gian của từng cơ sở. Nếu như môn Thực hành tại cơ sở ở năm nhất chỉ có 02
tín chỉ thì mơn học này chiếm 03 tín chỉ nên thời gian sinh viên thực hành tại cơ sở
sẽ nhiều hơn. Mỗi sinh viên sẽ không chỉ nhìn, nghe, trị chuyện với thân chủ nữa
mà sẽ phải tự lên một kế hoạch can thiệp trợ giúp để cải thiện vấn đề của thân chủ.
Sinh viên có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân. Nhiều sinh viên nhận thấy đây
là mơn học bổ ích vì những kiến thức mà giáo viên trang bị đã được sinh viên áp
dụng trực tiếp vào thực tế. Thân chủ của các em có hợp tác và cải thiện vấn đề của
mình hay không là phụ thuộc lớn vào khả năng và nỗ lực của từng sinh viên. Khi
tôi hướng dẫn sinh viên thực hành môn học này, tôi thấy thời gian đầu các em rất
hứng thú, nhưng chỉ khoảng 1,2 tuần sau là có những vấn đề phát sinh cần giải
quyết. Các sinh viên than phiền vì đối tượng can thiệp chủ yếu là các em nhỏ
(dưới 18 tuổi) như là: trẻ có HIV/AIDS, trẻ khuyết tật, trẻ mồ cơi, trẻ lang thnag
đường phố, v.v… Sinh viên ít có cơ hội được tiếp cận với những nhóm người
trưởng thành. Khi ký kết với Ban quản lý các cơ sở/trung tâm/mái ấm, v.v… thì
nhiệm vụ chính của sinh viên là trị chuyện, cho các em ăn uống/vệ sinh, và dạy
kèm văn hóa. Nhiều sinh viên không phân biệt được đâu là nhiệm vụ/vai trị của
nhân viên Cơng tác xã hội và đâu là nhiệm vụ/vai trò của một người dạy kèm nên
hầu như trong nhật ký thực hành các em ghi chép lại chỉ là những dòng chữ đều
đều ngày nào cũng giống nào “Hơm nay mình rèn chữ cho bé, dạy bé học đánh
vần, học tốn, đọc chính tả, v.v….”. Chính các giáo viên như chúng tôi khi hướng
dẫn sinh viên luôn nhắc nhở các em rằng sinh viên ngành Công tác xã hội tới cơ sở
không phải để dạy kèm văn hóa mà là để trợ giúp các em nhỏ cải thiện kết quả học
tập từ việc tạo ra sự thay đổi trong hành vi, từ mức độ chưa ý thức được sự quan
trọng của việc học tới việc tự ý thức và có hành vi tích cực hơn trong việc học của


mình. Đó mới là nhiệm vụ của một nhân viên Công tác xã hội chứ không phải mỗi
ngày sinh viên tới là để dạy kèm và mong đợi tới hết học kỳ xem kết quả thi của

các em có cao hay không. Vấn đề đặt ra là không phải sinh viên nào cũng biết cách
vận dụng những kỹ năng, những lý thuyết, những công cụ can thiệp đẻ trợ giúp
thân chủ của mình. Có những nhóm sinh viên rất năng động, biết cách vận dụng
những kiến thức chuyên ngành Công tác xã hội để áp dụng vào thực tế nhưng lại
không được nhân viên cơ sở chấp nhận các hoạt động mà sinh viên đề xuất. Ví dụ,
một em sinh viên đang thực hành tại trường tình thương A nào đó. Sinh viên này
đã chọn được một em học sinh để tìm hiểu vấn đề và lên kế hoạch trợ giúp em học
sinh đó. Vấn đề của em học sinh này là ngày nào cũng bị cô giáo bắt phạt đứng
ngồi hành lang cả tiếng đồng hồ vì về nhà không chịu làm bài tập. Sinh viên đề
xuất với cô giáo chủ nhiệm là sẽ tới nhà học sinh để vãng gia, tìm hiểu hồn cảnh
gia đình em và hy vọng sẽ nhận được sự tác động từ phía gia đình trong việc quản
lý, theo dõi việc học của học sinh tại nhà. Giáo viên chủ nhiệm đã từ chối đề xuất
đó của sinh viên vì cho rằng em học sinh đó là cá biệt từ 3 năm nay đều như vậy
rồi nên có tới nhà tác động cũng khơng có kết quả gì. Sinh viên thất vọng chia sẻ
trong nhật ký rằng việc đến nhà thân chủ vãng gia để lấy thông tin nhằm trợ giúp
cho thân chủ là điều đương nhiên trong sách chuyên ngành Công tác xã hội đã chỉ
ra, nhưng trong hồn cảnh như vậy thì sinh viên lại không được phép. Sinh viên
cảm thấy bối rối vì giữa kiến thức trên giảng đường/trong sách vở và hồn cảnh
thực tế có một khoảng cách lớn. Sinh viên cảm thấy bất lực vì ngay cả những nhân
viên xã hội tại các cơ sở/trung tâm/mái ấm,v.v….một phần trong số họ chưa sẵn
sàng đón nhận những kiến thức được coi là chun nghiệp, mang tính khoa học
của nghề Cơng tác xã hội. Phải chăng ở họ vẫn còn mang nặng tư tưởng kinh
nghiệm làm việc của bản thân là quan trọng hơn cả. Có những dịng nhật ký của
các em thấm đẫm nước mắt với tâm trạng bất lực sau một ngày thực hành. Sinh
viên chia sẻ rằng cả nhóm đã lên một kế hoạch rất chi tiết, cụ thể và hấp dẫn cho
buổi tập huấn theo chủ đề cho các em nhỏ tại Trung tâm trẻ có HIV/AIDS. Khi
sinh viên tới cơ sở thì các em nhỏ vẫn còn ngủ trưa mặc dù sinh viên đợi chờ tới


hơn 14 giờ chiều. Sinh viên cứ phải ngồi đợi vì chính các anh chị nhân viên tại

Trung tâm nói rằng các em nhỏ ở đây do có hồn cảnh khó khăn, mang trong mình
căn bệnh thế kỷ là sự thiệt thòi lớn nên chủ yếu là các em chỉ ăn, ngủ, chơi vì thế
cứ để cho các em ngủ thoải mái. Khi 1,2 em thức dậy thì sinh viên phải năn nỉ các
em tham gia vào buổi vui chơi, tập huấn. Nhiều em nhỏ cịn chống đối khơng thích
tham gia, phá bĩnh bằng cách lôi kéo các em khác ra chỗ khác chơi thay vì hợp tác
với các anh chị sinh viên. Sinh viên nhờ các anh chị nhân viên quản thúc các em
thì các anh chị nói trẻ ở trung tâm là nhóm trẻ đang bị tổn thương nên cần ngọt
ngào, không nên quát nạt. Và cho dù sinh viên có ngọt ngào đến cỡ nào thì các em
vẫn tự do chạy nhảy, làm theo ý thích, khơng có một kỷ luật nào. Nhiều sinh viên
cảm thấy mệt mỏi và ao ước giá như các anh chị nhân viên hợp tác với sinh viên
có nguyên tắc quản lý, giám sát trẻ nghiêm khắc hơn thì việc can thiệp, trợ giúp
mang tính chất của ngành Cơng tác xã hội từ sinh viên tới các em nhỏ mới có hiệu
quả. Khi giáo viên chúng tôi đọc nhật ký và hiểu được khó khăn của sinh viên thì
chúng tơi có gặp cơ sở và trao đổi lại với các anh chị nhân viên với tinh thần hợp
tác, hỗ trợ lẫn nhau để tạo điều kiện cho sinh viên thực hành. Một số cơ sở họ
hiểu, thông cảm và chấp nhận hợp tác. Một số cơ sở họ không quan tâm và có khi
“tự ái” sang năm sau sẽ khơng nhận sinh viên ngành Công tác xã hội của trường
tôi tới thực hành nữa. Và như thế, thị trường cơ sở thực hành Công tác xã hội của
sinh viên vốn đã hạn hẹp nay lại càng khó khăn hơn. Mong muốn của bản thân tôi
cũng như bất kỳ một giáo viên nào khi hướng dẫn sinh viên thực hành tại cơ sở là
đều muốn sinh viên học hỏi được những kinh nghiệm thực tế qua việc áp dụng
kiến thức từ giảng đường. Nhưng rõ ràng, một môi trường để sinh viên thực tập,
trau dồi kỹ năng nghề Công tác xã hội không phải dễ tìm. Mơi trường đó bên cạnh
sự có mặt của các thân chủ thì cũng rất cần sự nhận thức đúng của các nhân viên
cơ sở về vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc trợ giúp cho thân chủ.
Làm sao để giữa sinh viên và nhân viên tại cơ sở đều đồng thuận rằng: để can
thiệp trợ giúp cho ca này phải đi theo những bước này, theo một tiến trình thế này,


vận dụng những công cụ như thế này, v.v…Đây thực sự vẫn đang là một khó khăn

và là trở ngại đối với sinh viên khi thực hành Công tác xã hội.
Khi sinh viên học năm thứ 3, bên cạnh những môn học khác, sinh viên sẽ
được học 2 môn chuyên ngành tiếp theo là Thực hành Công tác xã hội 1 (Phát
triển cộng đồng) và Thực hành Công tác xã hội 2 (Cơng tác xã hội cá nhân/nhóm)
với số tín chỉ của từng mơn học là 03 tín chỉ. Với 02 môn học này, sinh viên sẽ
dành trọn thời gian suốt 03 tháng tại cộng đồng hoặc tiếp xúc, trợ giúp cho một
thân chủ mà sinh viên tự chọn tại trung tâm/mái ấm/nhà mở nào đó. Vì Cơng tác
xã hội là một nghề nên học nghề không phải dễ. Sinh viên khi đã học nghề Công
tác xã hội là phải chấp nhận dấn thân vào những nơi khó khăn, gian khổ và thậm
chí có cả nguy hiểm. Vì chỉ có ở những nơi ấy họ mới cần tới sự có mặt của nhân
viên Công tác xã hội. Với môn Thực hành Công tác xã hội 1, chúng tôi yêu cầu
sinh viên thực hành với kết quả đạt được ở mức độ cao hơn so với các môn thực
hành trước. Sinh viên bắt buộc phải xuống các cộng đồng là khu
phố/phường/ấp/thôn/xã, v.v….để khảo sát, tìm hiểu và phát hiện những vấn đề nổi
cộm của cộng đồng và lên một kế hoạch can thiệp, giải quyết những vấn đề ấy dựa
trên sự đồng thuận và góp sức của chính quyền địa phương và người dân. Rõ ràng,
với yêu càu này thì sinh viên phải thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh
hoạt với người dân một thời gian mới có thể khám phá ra được vấn đề. Có sinh
viên viết trong nhật ký thực hành rằng sinh viên tận mắt nhìn thấy rất nhiều ống xi
lanh của người dùng ma túy bỏ rất nhiều tại các gốc cây, góc tường sau mỗi sáng
và sinh viên đã báo cáo lên chính quyền địa phương rằng vấn đề này rất nghiêm
trọng, cần chính quyền can thiệp, giải quyết để người dân được n tâm nhưng
chính quyền hầu như khơng quan tâm. Sinh viên đánh một dấu hỏi to vào sổ nhật
ký sau câu viết “Ở phường này có tình trạng tiêm chích ma túy đáng báo động
như vậy mà sao cán bộ phường lại làm ngơ?”. Sinh viên cịn chụp hình, thậm chí
ghi âm phỏng vấn những người dân xung quanh để cán bộ phường được chứng
thực nhưng cán bộ phường nói khơng có thời gian để xem hay nghe mấy chuyện
đó. Có cán bộ nói cứ để đó rồi sẽ xem nhưng sinh viên cứ chờ đợi mà không thấy



họ phản hồi. Nhiều sinh viên bức xúc rằng sinh viên tới cộng đồng để áp dụng
những kiến thức Công tác xã hội tìm hiểu vấn đề của cộng đồng và mong muốn
trợ giúp cộng đồng cải thiện tình trạng xấu hiện tại để hướng tới một cộng đồng tốt
đẹp hơn nhưng dường như điều đó thật khó thực hiện. Mặc dù ai cũng biết ở cộng
đồng đó có vấn đề đó rất nổi cộm nhưng vì thành tích, vì bộ mặt của cộng đồng
mà chính quyền địa phương khơng dám “chấp nhận thực tế” và không hợp tác với
sinh viên để cải thiện tình hình là điều dễ hiểu. Mong muốn đào tạo nghề Công tác
xã hội cho sinh viên của chúng tôi cũng như khao khát học được cái nghề này của
sinh viên là rất lớn nhưng đôi khi những trở ngại trong thực tế lại có tác động
không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề. Nếu như cộng đồng nào cũng như vậy thì
sinh viên sẽ rất khó có cơ hội học được kiến thức, kỹ năng để trở thành tác viên
phát triển cộng đồng.
Tôi xin chia sẻ thêm một thực tế về việc sinh viên học môn Thực hành
Công tác xã hội 2 – Công tác xã hội cá nhân/nhóm. u cầu của mơn học này là
sinh viên sẽ dành trọn thời gian 03 tháng để tìm hiểu, tiếp cận với một hoặc một
nhóm đối tượng và lên kế hoạch can thiệp, tìm kiếm hoặc kết nối các dịch vụ hỗ
trợ thân chủ của mình. Yêu cầu này là phù hợp vì sinh viên đã trải qua 04 mơn
thực hành trước đó và giờ là lúc sinh viên thực hành như một nhân viên Công tác
xã hội. Phần lớn các em đều cố gắng để hoàn thành u cầu của mơn học. Tơi
nhận thấy có một số khó khăn mà các em gặp phải khi đi thực hành. Trước hết là
số lượng cơ sở/trung tâm/mái ấm để các em có thể chọn là nơi thực hành rất có
hạn. Hằng năm cứ hết khóa sinh viên này đến khóa sinh viên khác thực hành tại
những cơ sở cố định ấy. Đó là chưa kể đến những sinh viên ngành Công tác xã hội
ở những trường khác cũng đăng ký thực hành tại cơ sở này. Điều này dễ dẫn đến
sự nhàm chán cho cả sinh viên lẫn những đối tượng tại cơ sở. Có những em nhỏ đã
sinh hoạt tại cơ sở từ 3-5 năm và năm nào cũng có những anh chị sinh viên hỏi đi
hỏi lại những câu hỏi như vậy, muốn em làm những việc như vậy, cứ lặp đi lặp lại
khiến các em thấy đơn điệu, tẻ nhạt và thậm chí các em còn học thuộc lòng khi
sinh viên chưa hỏi tới những vấn đề đó mà các em đã trả lời trước rồi. Thực tế này



khiến sinh viên khơng thấy hứng thú và có khi mượn những báo cáo của các anh
chị khóa trước để sao chép nguyên văn và thực hành cho có lệ. Có những sinh viên
năng động, chịu khó học hỏi và mong muốn áp dụng những cách thức mới nhằm
tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi của thân chủ thì phải đề xuất và được sự
đồng ý của cơ sở thì sinh viên mới được làm. Những nhân viên tại cơ sở nhắc nhở
với sinh viên rằng mình cần phải chấp nhận thân chủ một cách vô điều kiện – và
đó là một trong những nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản của nhân viên Công tác xã
hội. Thực tế đằng sau những câu nhắc nhở ấy là cả một sự tính tốn tài chính sao
cho có lợi cho bản thân và cơ quan/ tổ chức của họ. Họ không hoặc chưa muốn các
đối tượng tại cơ sở của họ sống tốt hơn, ra khỏi cơ sở sớm hơn. Họ muốn những
đối tượng ấy cứ như vậy để họ còn nhận được sự tài trợ từ các tổ chức từ
thiện/thiện nguyện, v.v…Ngoài ra, một số cơ sở/trung tâm/mái ấm nhận sinh viên
vào thực hành chỉ để sinh viên làm những công việc không tên như quét dọn, lau
chùi bàn ghế, pha trà, photo giấy tờ, v.v…Họ sợ hoặc không dám giao việc cho
sinh viên vì nghĩ sinh viên sẽ khơng làm được, hoặc có thể làm hỏng việc, hoặc để
sinh viên làm những việc vặt như thế sẽ hiệu quả hơn. Thực tế này cũng khiến
khơng ít sinh viên ngành Công tác xã hội khi đi thực hành phải rơi nước mắt vì sau
ba tháng thực hành mà chưa học được gì bổ ích cho nghề của mình.
Tơi xin bàn luận thêm về vấn đề thực tập nghề của sinh viên. Ở trường
chúng tôi, sinh viên sẽ học môn Thực tập nghề vào học kỳ thứ 8 với số lượng tín
chỉ là 08 tín chỉ. Sinh viên sẽ thực hành tại cơ sở hay cộng đồng suốt thời gian là
06 tháng với việc dành trọn 08 tiếng/01 ngày, 06 ngày/01 tuần như một nhân viên
Công tác xã hội thực sự. Đây là đợt thực tạp cuối cùng nên sinh viên sẽ phải cố
gắng hết sức để có thể tự tin xin việc sau khi tốt nghiệp. Những khó khăn mà các
em gặp phải trong đợt thực hành nay cũng giống như những khó khăn mà tơi đã
chia sẻ trong những đợt thực hành trước. Một số sinh viên chủ động đổi cơ sở để
có thể tiếp cận với những đối tượng khác nhau, ở những mơi trường khác nhau sẽ
có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm nhiều hơn. Nhưng như tơi đã đề cập, do số
lượng cơ sở có hạn, trong khi số lượng sinh viên mỗi khóa lại cao (trung bình từ



80 đến 100 sinh viên) nên cho dù có đổi cơ sở kiều gì thì các em cũng gặp phải
khó khăn là những đối tượng đã quá quen mặt sinh viên Công tác xã hội rồi. Điều
này đang là một thách thức đối với chúng tôi trong việc tổ chức thực hành cho sinh
viên ở các khóa tiếp sau. Một số sinh viên chọn về quê để thực tập cho gần nhà
hoặc để thay đổi môi trường thực tập nhưng điều này chúng tôi không bảo đảm
được chất lượng đánh giá quá trình thực tập của sinh viên từ các cơ sở tại các tỉnh
địa phương. Để có thể giám sát, quản lý, đánh giá quá trình thực tập của sinh Cơng
tác xã hội thì nhân viên tại cơ sở đó cũng phải được trang bị những kiến thức
ngành Cơng tác xã hội, có bằng cử
nhân thuộc
ngành
Cơng tác xã hội hoặc ngành
THỰC
HÀNH
CTXH
gần với Cơng tác xã hội, hoặc có chứng chỉ từ các lớp đào tạo chuyên môn về
Công tác xã hội. Và thực tế thì điều này rất khó đạt được ở các cơ quan/tổ chức tại
địa phương.
2.22-Chia
sẻ 1kinh nghiệm NĂM
thiết kế
thực3tập cho sinh NĂM 4
HK
NĂM
2 chương trình thực hành,
NĂM
viên chuyên ngành Công tác xã hội tại các cơ sở xã hội
Qua kinh nghiệm nhiều năm kiểm huấn sinh viên thực hành CTXH, tơi


THỰC TẬP THỰC
nhận
thấy
TẾ
CƠ SỞ
(02cần
TC) có

1- CTXH
HKlại
2- THỰC
HKthực
1- TỔhành chun
HK 2- nghiệp,
THỰC
sựHK
điều
chỉnh, thiết kế
một mơ hình
CÁ NHÂN/
NHĨM
sau:

- Để sinh viên
hiệu quả hơn như
làm quen bước
Thứ nhất, về(04TC)
tiến trình thực
đầu với nghề

-SV nắm
CTXH
được kiến
- Kiểm tra kiến
thức cơ bản
thức, khả năng,
về Công tác
tâm huyết với
xã hội cá
ngành học
nhân, các
yếu tố cấu
thành, tiến
trình giải
quyết vấn đề,
thiết lập và
quản lý hồ sơ
cá nhân, các
kỹ năng
CTXH

HÀNH CTXH
CÁ NHÂN/
NHÓM
hành
CTXH qua

CHỨC VÀ
PTCĐ
(04TC)


HÀNH
PTCĐ
(04TC)

các năm học của sinh
-SVviên:
vận
-SV nhìn
(04TC)
dụng lý
nhận và
- Giúp sinh
thuyết đã
nắm vững
viên vận
học để tìm
các nguyên
dụng lý
hiểu tình
tắc, tiến
thuyết
hình thực
trình, kỹ
CTXH cá
tế, các mặt
năng trong
nhân/nhóm,
mạnh mặt
PTCD,

các
các kỹ năng
yếu, tiềm
mơ hình
CTXH cá
năng của
PTCD
CĐ, các vấn
nhân/nhóm
thường
gặp
đề và nhu
với các
nhằm có
cầu CĐ
trường hợp
- xây dựng
thể
ứng
thân chủ và
một đề án
dụng trong
nhóm yếu
khả thi áp
thực tế.
thế cụ thể.
dụng PP
PTCD

THỰC TẬP

NGHỀ CTXH
(08TC)

4 nội dung
chủ yếu: 1)
CTXH với
cá nhân, 2)
CTXH với
nhóm, 3) Tổ
chức và
PTCD, 4)
Những vấn
đề XH và An
sinh XH.
-SVvận
dụng các lý
thuyết và PP
của CTXH
để giải quyết
nhiệm vụ
thực tập.


Thứ hai, về mạng lưới cơ sở xã hội/cộng đồng để sinh viên thực hành.
Trước khi bắt đầu kỳ thực hành 01 tuần, Ban điều phối môn học lên 1 danh sách
các cơ sở với các thông tin: tên cơ sở, địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ, chương trình
hành động của cơ sở, đối tượng hưởng lợi, các yêu cầu công việc của cơ sở dành
cho sinh viên CTXH khi thực hành. Những thông tin này phải được cập nhật đầy
đủ, chính xác. Sau đó, Ban điều phối gửi bảng thông tin này cho cả lớp sinh viên
đọc, đăng ký cơ sở sao cho phù hợp với khả năng của mình. Cơng việc này địi hỏi



Điều phối phải làm việc trước với các cơ sở: tới gặp gỡ, trao đổi thông tin, xây
dựng quan hệ hợp tác,… Đây là một khâu mất nhiều thời gian, cơng sức nhưng
hiệu quả vì Ban điều phối mơn học biết được nhu cầu cần sinh viên CTXH thực
tập của cơ sở và việc chọn lựa cơ sở khách quan của sinh viên.
Thứ ba, việc kiểm huấn/đánh giá kết quả thực hành của sinh viên phải thực sự
khách quan, minh bạch. Chúng tơi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các sản phẩm thực hành
của sinh viên với các mức thang điểm như sau:

Cột
điểm

Tiêu chí đánh giá/
Hình thức đánh giá
Kế hoạch thực tập

Phần
trăm

Tổng quan cơ sở
Nhật ký thực tập
Bảng theo dõi thời gian
Biên bản thực hiện các cơng cụ
Tiến trình làm việc (Đảm bảo thời gian
nộp sản phẩm, họp với KHV, thái độ và
tinh thần làm việc…)
Lưu ý: Họp định kỳ với giáo viên kiểm
huấn trường ít nhất 3 tuần/lần
Điểm KHV cơ sở (phiếu lượng giá giữa

kỳ dành cho cơ sở)
Lưu ý: Họp định kỳ với giáo viên kiểm
Giữa kỳ
huấn cơ sở ít nhất 2 tuần/lần
Báo cáo giữa kỳ
1. Phiếu tiếp nhận và đánh giá ban đầu
2. Hồ sơ xã hội
3. Kế hoạch can thiệp
4. Biên bản vấn đàm
5. Biên bản thực hiện các cơng cụ khác
6. Hình ảnh
7. Bản theo dõi thời gian từ đầu thực tập
8. Phiếu lượng giá giữa kỳ của KHV cơ
sở, sinh viên, bài cảm nhận
9. Toàn bộ nhật ký từ đầu thực tập
Tổng cộng
Nhật ký thực tập
Bảng theo dõi thời gian
Biên bản thực hiện các công cụ

10%

Tiến độ / Thời gian nộp

5%

15%

15%


15%
40%

100%
15%

Sau khi thực hành tại cơ sở
được ½ thời gian trong tổng thời
gian quy định.


Tiến trình làm việc
15%
(Đảm bảo thời gian nộp sản phẩm, họp
01 tuần sau khi kết thúc đợt
với KHV, thái độ và tinh thần làm việc…)
thực hành tại cơ sở.
Lưu ý: Họp định kỳ với giáo viên kiểm
huấn trường ít nhất 3 tuần/lần
Điểm KHV cơ sở (phiếu lượng giá giữa
15%
kỳ dành cho cơ sở)
Lưu ý: Họp định kỳ với giáo viên kiểm
huấn cơ sở ít nhất 2 tuần/lần
Tự lượng giá của sinh viên
5%
Báo cáo cuối kỳ
50%
Cuối kỳ 1. Báo cáo công tác xã hội cá nhân (viết
theo hướng dẫn)

Phụ lục:
2. Những sản phẩm chứa đựng thơng tin
để viết báo cáo. Ví dụ:
+Hồ sơ xã hội (hoàn chỉnh)
+Biên bản vấn đàm
+.Biên bản thực hiện các cơng cụ khác
+Hình ảnh
3.Bản theo dõi thời gian từ đầu thực tập
4. Phiếu lượng giá cuối kỳ của KHV cơ
sở, sinh viên, bài cảm nhận
5.Toàn bộ nhật ký từ giữa kỳ thực tập
Tổng cộng
100%
Thứ tư, lượng giá kết thúc thực hành. Sau khi kết thúc thực hành học phần
nào thì phải tiến hành lượng giá học phần đó. Lượng giá thực hành là cuộc gắp gỡ
trực tiếp giữa 03 bên: Ban chủ nhiệm Khoa – Ban điều phối môn học + Đại
diện/kiểm huấn viên cơ sở + Sinh viên. Lượng giá là buổi chia sẻ những ưu/nhược
điểm, những thuận lợi/khó khăn, những bài học kinh nghiệm của sinh viên trong
q trình thực hành. Ngồi ra, các cơ sở còn cho biết những mong muốn, đề xuất
cải tiến chương trình đào tạo sao cho gần hơn, phù hợp hơn với nhu cầu công việc
của một nhân viên CTXH tại cơ sở. Ban chủ nhiệm Khoa sẽ lắng nghe, tiếp thu
những ý kiến từ các bên (sinh viên, cơ sở) để có thể điều chỉnh mục tiêu, nội dung
chương trình thực hành sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.


Thứ năm, về chế độ thù lao kiểm huấn cho giảng viên trường và kiểm huấn
viên cơ sở. Đây là một yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm huấn
thực hành của sinh viên. Theo tôi, ngồi học phí sinh viên phải đóng theo quy định
thì với mỗi môn thực hành, Khoa phải thiết kế và quy chuẩn ra số tiền sinh viên
phải đóng thêm để chi trả cho các hoạt động tại cơ sở: sinh hoạt tại cơ sở, thù lao

cho kiểm huấn viên cơ sở,… Phần học phí sinh viên đóng thêm phải được cân
nhắc, tính tốn trên cơ sở khoa học, khơng vượt quá khung học phí theo quy định.
Từ phần học phí đóng thêm này, Khoa và Ban điều phối mơn học cân nhắc bồi
dưỡng thêm cho kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn viên trường. Điều này rất cần
thiết vì công việc kiểm huấn rất vất vả, mất nhiều thời gian, cơng sức. Khi được
quan tâm, có đãi ngộ, họ sẽ thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả hơn.
3. Kết luận
Bàn luận về vấn đề thực hành, tực tập của sinh viên ngành Cơng tác xã hội
chắc chắn sẽ cịn nhiều vấn đề cần đưa ra tìm lời giải đáp. Với vị trí là một giảng
viên hướng dẫn sinh viên thực hành Công tác xã hội, chúng tôi suy nghĩ vấn đề
thực hành để biết, hiểu và yêu nghế Công tác xã hội đối với sinh viên là rất quan
trọng. Một số cơ quan làm việc liên quan đến Công tác xã hội khi tuyển dụng sinh
viên ngành Công tác xã hội vào làm việc có nơi hài lịng, có nơi chưa hài lòng với
chất lượng đào tạo nhân lực ngành Công tác xã hội. Điều này chắc chắn xuất phát
từ nhiều nguyên nhân. Ngoài yếu tố nỗ lực của chính bản thân sinh viên thì việc
tạo cơ hội cho các em có một mơi trường thực hành, thực tập tốt thực sự là rất cần
thiết. Vì Cơng tác xã hội là một nghề, mà đã là nghề thì phải có người dạy và mơi
trường để thực tập, trải nghiệm.
Sinh viên học bất kỳ ngành nào cũng cần phải thực hành – thực tập để từng
bước vận dụng kiến thức từ giảng đường, sách vở vào thực tế cuộc sống. Với
ngành CTXH thì điều này càng cần thiết hơn. Vì CTXH là một nghề. Đã là nghề
thì phải có kỹ năng thực tế, khơng thể chỉ nói sng lý thuyết được. Chúng tôi
nghĩ rằng, cho dù học CTXH ở đâu, thời gian ngắn hay dài, sau khi tốt nghiệp,
sinh viên CTXH phải hiểu, vận dụng được lý thuyết CTXH cá nhân, nhóm, phát


triển cộng đồng. Người học nắm được lý thuyết, tiến trình can thiệp, cơng cụ vận
dụng, kỹ năng giải quyết vấn đề,…chỉ có thể qua q trình thực hành – thực tập.
Thực hành chăm chỉ, vận dụng tốt sẽ mau giỏi nghề. Thiết kế chương trình thực
hành hay, hiệu quả là nhiệm vụ của Khoa, Nhà trường, do đó cần thiết kế được

một chương trình thực hành hiệu quả nâng cao chất lượng đầu ra của ngành CTXH
– chất lượng những nhân viên CTXH tương lai.



×