Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI QUẬN 12, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.76 KB, 14 trang )

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở MỘT
SỐ CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI QUẬN 12, TP.HCM
Management the quality assurance of childcare in some private kindergartens in
District 12, Ho Chi Minh City
Hồ Cẩm Giới1 Đinh Hoàng Bảo Ngọc2, Lê Thị Minh Hiền3
1

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TT NC Việt Nam & Đông Nam Á,
email:, mobile: +84919115733
2
Trường THCS –THPT Đức Trí, email: , mobile: +84906309357
3

Email: , mobile: +84982714501

Tóm tắt: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập là
một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng cần được quan tâm, trong điều kiện dân
số tăng nhanh với nhu cầu gửi trẻ ngày càng cao, các cơ sở giáo dục ngoài công lập
ngày càng nở rộ như trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tế trên, tác giả đi sâu tìm hiểu
thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở
một số cơ sở mầm non ngoài công lập tại địa bàn quận 12, TP.HCM nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa
bàn và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Abstract: In a condition of the fast-growing population with the increasing demand for
childcare and the private educational institutions are increasingly flourishing as in the
current period, the quality of foster care for children at these institutions is one of the
most important and urgent issues to be considered. From that fact, to contribute to
improving the quality of private preschool education in the locality and responding to the
requirements of education reform. We have thoroughly investigated the situation as well
as proposed solutions to manage the quality assurance of childcare in some private
kindergartens in District 12, Ho Chi Minh City.


Từ khóa: quản lý chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ, ngoài công lập, quận 12
Keywords: quality management, childcare, non-public education, District 12
1,2,3

Học viên cao học khóa 9 đợt 2-2017, Khoa Quản lý giáo dục, Trường ĐH

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.
1


ĐẶT VẤN ĐỀ

I.

Quận 12 là quận vùng ven của TP.HCM được công bố thành lập ngày 01 tháng
4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997của Chính phủ trên cơ sở
toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận,
Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện
Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, dân số hiện nay 560.000
người, tốc độ tăng dân số trên 22.000 người/ năm, trong đó 60% dân số là người ngoại
tỉnh. (Nguồn từ: />Trong 3 năm gần đây quận 12 đẩy mạnh quá trình đô thị ,quá trình phát triển kinh
tế - xã hội , điều này đươc biểu hiện qua việc hình thành những khu công nghiệp, khu chế
xuất mẽ, thu hút một lượng rất lớn dân nhập cư. Chính vì để đáp ứng nhu cầu của người
dân tại địa phương và đặc biệt là con em công nhân đang làm việc tại các KCN, KCX mà
hệ thống trường mầm non, mạng lưới các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ngoài công lập
tại Quận 12 phát triển mạnh với đa dạng các loại hình như: Trường mẫu giáo, nhóm trẻ,
nhóm trẻ gia định, lớp mẫu giáo độc lập tư thục…
Theo thống kê từ phòng GD-ĐT quận 12 về bậc học mầm non, mẫu giáo: hiện trên
địa bàn quận 12 có 636 trẻ thuộc lớp nhà trẻ tại trường công lập; 2.937 trẻ thuộc lớp nhà
trẻ ngoài công lập, số trẻ mẫu giáo học trong các trường công lập là 6.156 trẻ, trong khi

đó số trẻ mẫu giáo học tại các trường ngoài công lập là 20.527 trẻ. Toàn quận có 53
trường, cơ sở mẫu giáo ngoài công lập; 19 trường mầm non công lập và 257 nhóm lớp trẻ
tư thục.
Trường mầm non tư thục, nhóm lớp mầm non ngoài công lập đã và đang góp phần giải
quyết nhu cầu rất lớn người dân trong việc trông giữ trẻ và góp phần làm giảm áp lực cho
hệ thống giáo dục mầm non công lập. Tuy nhiên chính vì sư phát triển mạnh mẽ và rầm
rộ của các cơ sở giáo dục ngoài công lập mà vấn đề chất lượng hoạt động của các cơ sở
này rất cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở
giáo dục ngoài công lập tại địa bàn quận 12, TP.HCM là việc làm cần thiết nhằm cung
cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm
2


sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở ngoài công lập tại quận 12 nói riêng và giáo dục mầm non
nói chung.

II.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài
nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý
lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý
như sau:
Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến
cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ".

Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm
soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn
thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở
nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả;
quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó.
Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám
đốc, quản lý công việc và nhân công".
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng (1998): Quản lý là quá trình tổ chức, điều
khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan. (tr. 453).
3


Tác giả Trần Kiểm đưa ra khái niệm về quản lý như sau: “Quản lý là những tác
động của chủ thể trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một
cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” ( tr.15).

2. Chất lượng
Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp:
Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu
dùng” (European Organization for Quality Control)
Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby)
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng
thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn (ISO 8402)
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)…
làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác (Từ điển tiếng Việt phổ

thông).
Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất (Kaoru
Ishikawa)
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối
tượng) đó khã năng thõa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn (ISO 8402).
Tóm lại, chất lượng là một khái niệm động và đa chiều. Theo nghĩa tuyệt đối, chất
lượng là những thuộc tính bản chất của sự vật, sản phẩm, dịch vụ có ưu thế vượt trội so
với các đối tượng cùng loại. Theo nghĩa tương đối, chất lượng là tổng thể những thuộc
tính, đặc trưng bản chất đáp ứng được mục tiêu, mong đợi của các chủ thể.
Chăm sóc là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa
mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mong muốn.

3. Giáo dục
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “giáo dục”:
4


Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của
tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong
nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ
chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan
giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người giáo dục
dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo
dục như: trí học, đức học, thể dục, giáo dục lao động.
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam đến sáu tuổi, giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở một số

cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận 12, chúng tôi dùng phương pháp điều tra khảo
sát, phỏng vấn, quan sát, phân tích và đánh giá tại 03 trường mầm non tư thục: Trường
MN Hoa phượng đỏ, Trường MN TT Ánh Hồng, Trường MN Bé Yêu và 3 nhóm trẻ tư
thục: Lớp MN TT Hướng dương, Lớp MN TT Bambi, Lớp MN TT Thiên Ân. Đặc biệt
trong phương pháp điều tra tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra 10 CBQL, 20
giáo viên và 70 phụ huynh học sinh có trẻ hiện tại đang gửi tại các trường, lớp này trong
năm học 2017 – 2018. Nội dung khảo sát bao gồm: Trình độ năng lực của CBQL và giáo
viên; mức độ thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quy chế tổ chức và hoạt
động trường mầm non tư thục của Bộ giáo dục và đào tạo, mức độ hài lòng cũng như ý
kiến của phụ huynh học sinh về chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ tại
trường, lớp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ ở một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận 12, TP.HCM có
những đặc điểm như sau:
5


III.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI
CÔNG LẬP TẠI QUẬN 12, TP.HCM.

Chăm sóc trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời (0-3 tuổi) có ý nghĩa đặc biệt và có tác
dụng phi thường đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Các bằng chứng khoa học
cũng cho thấy sự tương tác tích cực và mối quan hệ hỗ trợ, ổn định với cha mẹ và người
chăm sóc gần gũi khác là những yếu tố quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi để
phát triển thành những người khỏe mạnh về mặt xã hội và tình cảm. (Anda& Brown,
2010, Hội đồng khoa học Quốc gia vì trẻ em đang phát triển, 2007, Zero to Three, 2009).
Tuy nhiên công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đang gặp không

ít khó khăn. Cụ thể như sau:

1. Thực trạng hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập tại quận 12 Tp.HCM:

1.1.

Về hoạt động chăm sóc trẻ:

Thực tế khảo sát cho thấy các trường đã tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng một cách ổn định, nề nếp, quan tâm đồng bộ về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch, an toàn trong nhà trường; Đầu tư cải tạo
CSVC, mua sắm trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng; Làm tốt công tác nuôi dưỡng tại cơ sở, cụ thể:
- 100% cơ sở GDMN NCL có tổ chức cho trẻ ăn bán trú;
- 98 % trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và được tẩy giun 2 lần trong năm học;
- 100% trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng;

6


- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng giảm 65 % so với đầu năm (chỉ tiêu SGD& ĐT
quy định là giảm 60%)
- Số trẻ giảm suy dinh dưỡng về chiều cao đạt 40 % so với đầu năm;
- 100% trường bảo đảm an toàn, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm tại cơ
sở.
- Các cơ sở đã thực hiện các chuyên đề về chăm sóc nuôi dưỡng (mô hình phòng
chống suy dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm…).
- Kết qủa kiểm tra của Liên sở y tế - Giáo dục xếp loại công tác y tế - An toàn trường
học đạt tỷ lệ 64%.

1.2. Về hoạt động giáo dục trẻ:
Hiện nay toàn quận có khoảng 25,64% cơ sở GDMNNCL thực hiện Chương trình
giáo dục mầm non mới; bước đầu các trường vừa làm vừa rút kinh nghiệm về chương
trình giáo dục mầm non mới thông qua việc thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng
giáo dục, quan tâm thực hiện tốt công tác tuyền truyền, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ
giữa gia đình và nhà trường.
Khi đánh giá, xếp loại tay nghề giáo viên các trường không chỉ tập trung vào hoạt
động học có chủ đích, hoạt động chơi theo ý thích mà trong tất cả các hoạt động sinh hoạt
trong ngày, Ban Giám hiệu và Giáo viên tập trung xây dựng môi trường hoạt động giúp
trẻ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” như chủ đề năm học đã đề ra. Đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu tham gia tốt các hoạt động, trên cơ sở đó các
cháu sẽ tiếp thu những kiến thức về thế giới xung quanh và bước đầu hình thành kỹ năng
sống cho trẻ…

2. Thực trạng về việc lập kế hoạch hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
Cơ sở để xây dựng kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ chính là yêu cầu, quy định đặt
ra trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Ngành và địa phương có liên quan
7


(khoản 3 điều 15 và khoản 2 điều 17–Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT). Tuy nhiên, lập kế
hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ có căn cứ vào quy định - đạt mức độ tốt chỉ 20%. Qua tìm
hiểu cho thấy đó là những trường mầm non NCL có qui mô lớn. Mức chưa đạt yêu cầu
lên đến 26,7 %. Việc xây dựng kế hoạch CSGD trẻ trong toàn trường có sự phối hợp giữa
các bộ phận/xác định nhiệm vụ trọng tâm cụ thể được đánh giá ở mức khá và đạt yêu cầu
là 30% và 46,7%. 10% chưa quan tâm đến công tác này.

3. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục:
Căn cứ vào khoản 3 điều 15, Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT, người quản lý (hiệu
trưởng) là người có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện CS-GD ở nhóm trẻ của

mình và báo cáo kết quả hoạt động theo quy định của UBND cấp xã và Phòng GD&ĐT.
Thực trạng cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch CS- GD của HT các trường MN
NCL là tốt, được đánh giá ở mức độ cao chiếm đa số.
Việc phân công rõ ràng trong tổ chức thực hiện kế hoạch của HT đạt tỉ lệ 36.7%
đánh giá mức độ khá và 33.3% đánh giá mức độ trung bình, 13.3% đánh giá mức độ yếu.
Việc xây dựng các loại quy định trong nhà trường (nề nếp làm việc của các cá
nhân/bộ phận; cơ chế báo cáo; quy định về sử dụng các nguồn lực; quy định về khen
thưởng/ trách phạt, quy định về trách nhiệm/ nghĩa vụ/ quyền hạn….). Qua khảo sát, các
HT trường MN NCL đã chú trọng đến việc này, chỉ có 16, 7% là còn yếu trong việc xây
dựng các qui định. Số còn lại (83, 3%) thực hiện ở mức độ cao.
Như vậy, thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch CS- GD của HT các trường MN
NCL là tốt, được đánh giá ở mức độ cao chiếm đa số. Điều này chứng tỏ việc thực hiện
CS-GD trẻ được quan tâm, đầu tư trong cách làm của các trường MN NCL.
Việc triển khai kế hoạch của trường qua khảo sát có khoảng 90% đánh giá tốt khá
và trung bình trong việc triển khai kế hoạch của trường, của ngành đến giáo viên. Đây là
một tỉ lệ khá cao, chứng tỏ HT đã sâu sát với công tác thực hiện kế hoạch của trường
cũng như của ngành. Có triển khai kế hoạch đến từng giáo viên để giáo viên hiểu rõ mục
tiêu, nội dung công việc của mình thì giáo viên mới có thể thực hiện tốt. Qua đó việc thực
8


hiện kế hoạch mới đạt kết quả cao. Tuy nhiên, cũng còn 10% đánh giá chưa triển khai kế
hoạch của trường, của ngành đến giáo viên.

4. Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ
Khoản 1, điều 24 - Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định việc các CSGDMN có
trách nhiệm thường xuyên thực hiện tự kiểm tra các hoạt động theo quy định hiện hành.
Hiện nay các trường MN NCL mặc dầu đã và đang rất quan tâm tới chất lượng giáo dục
mầm non, tuy nhiên các trường thường chú trọng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng hơn là

hoạt động giáo dục.
Kết quả tổ chức giờ học được CB, GV đánh giá ở mức độ tốt là 46.8%. Hoạt động
chơi được đánh giá ở mức độ cao thứ 2 là 31.2%. Kết quả hoạt động ngày hội, ngày lễ
được đánh giá ở mức độ cao thứ 3 là 28.1%. Kết quả HĐLĐ được đánh giá ở mức độ
thấp nhất 25%. Điều đó chứng tỏ rằng giáo viên chưa chú trọng tới kết quả hoạt động
giáo dục một cách toàn diện, hầu hết các giáo viên chỉ mới chú trọng đến giờ học, còn
các hoạt động khác thì tổ chức một cách chiếu lệ, đối phó.
Kết quả việc kiểm tra thực hiện các nội dung của kế hoạch chăm sóc sức khỏe qua
khảo sát ta thấy rằng giờ ngủ của trẻ và giờ trực của cô chưa nghiêm túc, giáo viên chưa
thay phiên nhau trực quan sát giấc ngủ của trẻ, 53.2% giáo viên đều ngủ cùng trẻ.
Kết quả việc kiểm tra tổ chức bữa ăn đạt 53.1% cho thấy các trường MNTT rất
chú trọng đến việc tăng cân của trẻ. Hoạt động chế biến món ăn của cấp dưỡng đạt trung
bình 34.3% cho thấy cấp dưỡng chưa được đào tạo qua kỹ thuật viên nấu ăn. Việc thực
hiện vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân trẻ đạt 21.8% cho thấy chưa chú trọng đến vấn đề vệ
sinh để đảm bảo an tòan cho trẻ.

5. Thực trạng về trình độ năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của giáo viên

9


Kết quả nghiên cứu cho thấy 95% cán bộ quản lý đã qua khóa đào tạo bồi dưỡng
về nghiệp vụ quản lý, 97.5% giáo viên có chuyên môn về sư phạm mầm non, chỉ có một
số ít cán bộ quản lý ở các tổ chuyên môn thì họ chỉ có chuyên môn về nghiệp vụ và một
số giáo viên đang trong quá trình hoàn thiện khóa học. Như vậy, phần lớn nhận thức của
các bộ quản lý, giáo viên đã ý thức được về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
có ý thức tự giác, tự đào tạo, tự trang bị kiến thức cho bản thân mình theo đúng quy định
của ngành. Tuy nhiên, không phủ nhận việc đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các
trường thường xuyên biến động, thay đổi. Cộng thêm việc đội ngũ nhân sự của các

trường MN NCL thường ít. Do đó các công tác chuyên môn như y tế, văn thư, chữ thập
đỏ... đều kiêm nhiệm, một người làm hai ba vai. Đây cũng là khó khăn của các trường tư
thục, tìm nguồn nhân sự đã khó, để giữ được người càng khó hơn. Nhưng có một nghịch
lý ở các trường MN NCL được khảo sát là yêu cầu giáo viên CS- GD trẻ tốt để giữ học
trò nhưng lại chưa quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn cho GV về CS-GD trẻ. Minh
chứng cụ thể qua kết quả khảo sát: công tác kiểm tra nội bộ, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ
cũng như sinh hoạt tổ chuyên môn đều chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra là để đánh
giá, theo dõi, giúp đỡ người được kiểm tra phát huy điểm tốt và khắc phục cải tiến điểm
chưa tốt. Ở đây chỉ có 13,3% ở mức độ tốt và khá, có đến 26/30 người được khảo sát
(chiếm 86,7%) đánh giá chỉ ở mức đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

IV.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
TẠI QUẬN 12, TP.HCM:

Trình độ, năng lực chuyên môn của người giáo viên luôn là yếu tố quyết định
trong lĩnh vực giáo dục. Khi nắm vững những yếu tố trên, người giáo viên mầm non dễ
dàng nắm bắt mục tiêu, nhận thức được vai trò của vị trí đang nhiệm và tìm tòi để có
được phương pháp tối ưu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Thêm vào đó, giáo viên sẽ có
những phương pháp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ suốt thời gian bé ở trường. Đó là lý
do, nhà trường nên tạo điều kiện để các giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau,
nâng cao trình độ chuyên môn.

10


Bên cạnh có được đội ngũ nhân viên hùng hậu, cơ sở vật chất và trang thiết bị giữ vai
trò cũng không kém quan trọng. Nếu nhà trường có đủ điều kiện, được trang bị các trang

thiết bị như: chăn gối, tủ hấp, thiết bị về sinh ….cũng góp phần hỗ trợ trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ đúng mục tiêu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện
đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn,
vệ sinh.
Những hoạt động, sinh hoạt thường nhật đã được đảm bảo thì ta phải nghĩ ngay đến
vấn đề ăn uống. Nhà trường nên có chuyên gia hoặc nhân viên am hiểu trong lĩnh vực
dinh dưỡng để đặt ra thực đơn phù hợp từng lứa tuổi của trẻ, phù hợp mùa cũng như thời
tiết của địa phương nhưng đảm bảo được tính kinh tế co nhà trường. Món ăn phải ngon,
trình bày đẹp mắt, hợp về sinh để kích thích vị giác lẫn thị giác của trẻ. Và tất nhiên phải
đảm bảo cung cấp đày đủ protein, tinh bột, chất béo, lipid, chất xơ… Đối với những bé
thừa cân có khẩu phần ăn hạn chế protein, hạn chế tinh bột và tăng thêm chất xơ trong
rau quả, nước trái cây. Ngược lại, đối với những bé suy dinh dưỡng nên được tăng cường
thêm trong phần ăn hoặc tăng thêm bữa phụ.

V.

ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

Đối với ban ngành chức năng có liên quan nên phối hợp nhịp nhàng với đơn vị giáo
dục tại địa phương để có những biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên mầm
non thường xuyên. Từ đó, nắm bắt tình hình chất lượng được giáo viên tránh tình trạng
trường học tuyển dụng, sử dụng nguồn lực yếu kém ảnh hưởng công tác chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non. Bên cạnh đó, kiểm soát gắt gao cơ sở vật chất cũng như trang bị trong
trường mầm non đảm bảo tất cả đảm bảo tính an toàn, vệ sinh. Nhất là những đơn vị mới,
khi đảm bảo đầy đủ đồng bộ lực lượng giáo viên, cơ sở vật chất cùng trang thiết bị thì
mới được thành lập, đưa vào hoạt động.
Địa phương cũng nên có những chính sách hỗ trợ kinh phí tài chính để các trường
mầm non được đổi mới trang thiết bị định kì, nâng cao cơ sở vật chất đảm bảo tính an
toàn. Đồng thời cũng nên tổ chức những hoạt động phòng cháy chữa cháy, sơ cứu cho tất
11



cả giáo viên ở địa bàn nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để có thể ứng dụng đối
phó trong những trường hợp bất đắc dĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành, Điều lệ trường MN số
05/VBHN - BGDĐT ngày 13/02/2014.

2

Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000). Một số vấn đề QLGD MN, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

3

Bộ Y tế (2000), Bảng thành phần DD thực phẩm Việt Nam, Nxb Y học.

4

Vũ Thị Minh Hà (2004), Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo
viên mầm non Hà Nội.

5

Lê Cảnh Nhạc, Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, Ủy ban
chăm sóc trẻ em Việt Nam


6

Nguyễn Kim Thanh (2001), Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.

12


13


14



×