Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TỰ NHẬN THỨC Nâng cao nhận thức cho nhân viên CTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.06 KB, 33 trang )

Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ
Trung
Nghiên
cứu
- Tưviên
vấn Xã
CTXH
Dự án “Nâng
caotâm
năng
lực cho
Nhân
hội&CơPTCĐ
sở ở TP.HCM”
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

NĂNG ĐỘNG NHÓM

TỰ NHẬN THỨC

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng
Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho
NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.


[Type text]

MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG............................................................................................................................2
I. TÊN CHỦ ĐỀ......................................................................................................3
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ.................................................................................................3


III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY...................................................................................3
IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY..................................................................................3
V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ..........................................................................................3
TÀI LIỆU PHÁT...................................................................................................................5
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHẬN THỨC...............................................................6
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................................6
II. Ý NGHĨA CỦA TỰ NHẬN THỨC...................................................................7
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỰ NHẬN THỨC................................................................7
Bài 2: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HÀNH & PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC.............................................................9
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỰ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN CÔNG
TÁC XÃ HỘI.........................................................................................................9
II. TỰ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI BẢN THÂN NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI...10
III.
NỘI DUNG TỰ NHẬN THỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THÂN
CHỦ......................................................................................................................11
PHỤ LỤC....................................................................................................................12
GIÁO ÁN..............................................................................................................................13
A. Mục tiêu khóa học:..........................................................................14
B. Kế hoạch tập huấn...........................................................................14
HOẠT ĐỘNG CHUNG (phần 1)...............................................................15
HOẠT ĐỘNG CHUNG (phần 2)...............................................................23
Bế giảng (25 ph)...................................................................................23

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 1


[Type text]


ĐỀ CƯƠNG

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 2


[Type text]

I.

TÊN CHỦ ĐỀ: “TỰ NHẬN THỨC”

II.

MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Tự nhận thức là một kỹ năng giúp không chỉ giúp cho Nhân viên công tác xã hội
(NVCTXH) hiểu rõ, chấp nhận, yêu mến bản thân mình (nhận diện được mặt mạnh, mạnh
yếu, khả năng…) mà còn giúp họ định vị được bản thân trong mối quan hệ với thân chủ với
tư cách là người cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, NVCTXH cũng cần được trang bị kỹ năng
này để giúp cho thân chủ của họ cũng có kỹ năng nhận thức bản thân.
Đây là kỹ năng quan trọng của NVCTXH, vì trong công tác xã hội thực hành thì mối
quan hệ giữa thân chủ và NVCTXH là một thành phần quan trọng của tiến trình giúp đỡ và
mối quan hệ này là một sự chuyên nghiệp, do đó, NVCTXH cần phải thực hành và phát
triển kỹ năng này với tư cách là người cung cấp dịch vụ.
Chủ đề này nhằm cung cấp kiến thức, thái độ và kỹ năng về tự nhận thức bản thân cho
các NVCTXH để giúp họ có thể nhận diện và chấp nhận bản thân một cách chính xác và
sâu sắc, qua đó, có hành động phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể khi làm việc với thân

chủ, đồng nghiệp.

III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Sau khi kết thúc việc học tập chủ đề này trong 01 ngày, người học có thể:
-

Về kiến thức:





-

Hiểu rõ khái niệm tự nhận thức và những khái niệm liên quan.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng này
Nhận diện bản thân mình cũng như thân chủ, đồng nghiệp
Nhận ra tầm quan trọng của nhận thức bản thân trong vai trò của
NVCTXH như là nhà cung cấp dịch vụ

Về kỹ năng:
 Thực hành được các bài tập rèn luyện tự nhận thức
 Ứng dụng kỹ năng này khi làm việc với thân chủ, đồng nghiệp

-

Về thái độ:
 Chấp nhận và yêu mến bản thân của mình, thân chủ và đồng nghiệp
 Tin tưởng vào thân chủ


IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY:
V.

01 ngày

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài 1: Giới thiệu tổng quan về tự nhận thức

1) Khái niệm
-

Tự nhận thức
Hình ảnh bản thân
Lòng quý trọng bản thân

2) Ý nghĩa của tự nhận thức
3) Đặc điểm
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 3


[Type text]
-

Tự nhận thức mang tính nhiều chiều
Tự nhận thức là quá trình thay đổi liên tục
Tự nhận thức chịu ảnh hưởng từ những đánh giá bên ngoài

Bài 2: NVCTXH với việc thực hành và phát triển kỹ năng tự nhận thức

1) Tầm quan trọng của tự nhận thức đối với NVCTXH
2) Tự nhận thức với bản thân NVCTXH
3) Nội dung tự nhận thức trong mối quan hệ với thân chủ

VI. Phương pháp giảng dạy
-

Trình bày có sử dụng hình ảnh minh họa, thẻ màu

-

Sử dụng âm nhạc làm nền cho các bài tập

-

Sử dụng phương pháp vẽ, vẽ sơ đồ tư duy

-

Thảo luận nhóm cặp đôi và nhóm lớn

-

Sắm vai

-

Sử dụng các câu chuyện tình huống để phân tích

-


Sử dụng các video clip có liên quan

-

Ưu tiên thực hành nhiều hơn lý thuyết

VII. Yêu cầu học tập
-

Tham dự lớp đầy đủ

-

Tham gia thảo luận nhóm tích cực

-

Chia sẻ kinh nghiệm

-

Đọc thêm tài liệu

VIII. Tài liệu tham khảo
[1] Lê Chí An dịch. (1999). Công tác xã hội cá nhân, Ban xuất bản Đại học Mở Tp.
Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Thị Oanh. 2010. Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên. NXB Trẻ
[3] Nguyễn Thị Oanh. 2008. Hạnh phúc - Phải lựa chọn, NXB Trẻ
[4] Nguyễn Thị Oanh. 1998. Công tác xã hội đại cương. NXB Giáo Dục

[5] Th.s Đòan Tâm Đan và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2005). Công tác xã hội cá
nhân. Tài liệu Tập huấn SDRC, lưu hành nội bộ.
[6] Th.s Chu Dũng và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009). Công tác xã hội cá nhân.
Tài liệu Tập huấn của SDRC, lưu hành nội bộ.
[7] GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên). 2006. Bài giảng Công tác xã hội - Lý thuyết và
thực hành công tác xã hội trực tiếp. NXB Đại học Sư Phạm
[8] Social Work Education Project (SWEP) - Vietnam. Certificate Course on Social
Work Administration. Module 1.2 – Human Behaviour and Social Environment
[9] Johari Window - Kiwipedia
[10] Choices: Developing Your Self-Awareness.
/>
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 4


[Type text]

TÀI LIỆU PHÁT

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 5


[Type text]

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHẬN THỨC
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Tự nhận thức

Tự nhận thức (Self-awareness) là cách mà chúng ta khám tính cách cá nhân, niềm
tin, hệ thống giá trị, khuynh hướng tự nhiên của mình1. Thông thường, tự nhận thức
là khởi điểm cho việc làm chủ bản thân và tạo ra những gì ta muốn.
Tự nhận thức là một khả năng hiểu biết mạnh mặt, mặt yếu, giá trị, quan điểm,
tính khí, nhu cầu, ước vọng, cảm xúc, sợ hãi 2. Những suy nghĩ về chính mình (tôi
thông minh, tôi tháo vát, tôi là người chậm chạp, tôi là trụ cột trong gia đình, tôi là
nhân viên công tác xã hội, tôi ân cần, tôi không kỳ thị và phân biệt người có H…)
nhằm vẽ nên một bức chân dung về chính họ. Bức tranh này không chỉ mô tả hình
dáng bên ngoài mà còn mô tả cảm xúc, năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ đối với
người khác.
Tóm lại, tự nhận thức là một kỹ năng mà qua đó mỗi cá nhân hình dung, khám
phá chính mình là người như thế nào và thường soi theo đó để hành động.
2. Hình ảnh bản thân
Hình ảnh bản thân là cách mà chúng ta nghĩ và đánh giá về bản thân. Hình ảnh
này là những nhận thức tương đối ổn định của một người về chính họ và, những
nhận thức này ảnh hưởng mạnh tới hành động và cách chúng ta quan hệ với người
khác. Nói cách khác, hình ảnh bản thân là cách mỗi cá nhân hình dung, khái quát
chính mình như thế nào và thường soi đó mà hành động.
Ví dụ: Chị A được xem là một NVCTXH giỏi giữ bình tĩnh. Có lần tức giận một
người và chị nghĩ “Tức quá! Phải cho nó một trận cho nó biết tay, nhưng dù sao
mình cũng là người biết giữ bình tĩnh, sử xự vậy cũng không hay cho lắm!”  Như
vậy chị A đã chiếu theo hình ảnh bản thân mà cư xử cho thích hợp.
Khái niệm hình ảnh bản thân hình thành qua cách người thân nhìn và tỏ thái độ,
đánh giá chúng ta. Đôi khi nó cũng xuất phát từ một khiếm khuyết nội tại nào đó mà
ta không được người thân động viên khắc phục.
3. Ý thức về giá trị bản thân (Lòng quý trọng bản thân)
Ý thức về giá trị bản thân (Self-Esstem) hay còn gọi là sự tự quý trọng bản thân là
một phần của khái niệm bản thân mà nó liên quan đến những đánh giá về chính giá
trị của bản thân và là động lực thúc đẩy cá nhân tự vươn lên, là yếu tố cốt lõi để một
nhân cách phát triển bình thường.

Ví dụ: hình ảnh bản thân của một người nào đó về chính họ có thể là ít nói, hoặc
thích tranh luận, hoặc nghiêm nghị. Sự ý thức giá trị bản thân của người đó là cách
người đó đánh giá như thế nào về những thuộc tính này của mình. Người đó có thể
cảm thấy “hài lòng vì mình ít nói”, hoặc “xấu hổ vì tính hay tranh luận của mình”,
hoặc “cảm thấy chán vì mình nghiêm nghị, không hài hước được như người khác”.
Người có ý thức về giá trị bản thân cao không phải là người tự đề cao vì tài giỏi
hay đức hạnh. Đó là người tự tin rằng mình xứng đáng để được hạnh phúc và thành
1
2

/>Nguyễn Thị Oanh

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 6


[Type text]
công. Giá trị đơn giản ở chỗ họ biết quý trọng bản thân. Họ không phải lúc nào cũng
thành công vang dội, họ là người bình thường nhưng khi vấp ngã thì họ biết cách trỗi
dậy. Người có ý thức giá trị bản thân thấp có thể là người tài giỏi, thành đạt nhưng
khi vấp ngã họ khó vươn lên và dễ có xu hướng hủy hoại bản thân và, sa vào rượu
chè, ma túy, mại dâm và dễ bỏ bỏ cuộc.
Ý thức về giá trị bản thân thấp thường do lớn lên trong gia đình có vấn đề, hay có
sự đối xử thiếu tế nhị của phụ huynh: so sánh trẻ em hàng xóm, mắng nhiếc nặng nề
“suốt đời mày chẳng làm được tích sự gì. Sao không bắt chước em mày để học thật
giỏi cho tao nhờ !”
Tuy nhiên, ý thức bản thân tuy hình thành chủ yếu khi còn nhỏ nhưng không cố
định mà có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, môi trường ở các thời điểm khác nhau, có thể
được điều chỉnh qua tham vấn, trị liệu tâm lý.


II. Ý NGHĨA CỦA TỰ NHẬN THỨC
Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm
tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho phép bạn hiểu về người khác, cách họ
cảm nhận về bạn cũng như thái độ và phản hồi của bạn. Sự tự nhận thức là cơ sở/ nền
tảng/ nền móng hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Nó phải có trước, bởi nếu
không hiểu bản thân và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu cảm xúc
của người khác.
Sự tự nhận thức giúp chúng ta biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì.
Điều này hướng chúng ta đến những công việc yêu thích, khiến chúng ta làm việc vui vẻ,
hiệu quả. Nó dẫn tới những mối quan hệ, cả trong công việc lẫn quan hệ cá nhân, ở đó,
chúng ta sẽ đóng góp có tính xây dựng và tích cực hơn. Và nó cũng dẫn đến cuộc sống
chân thật hơn cũng như làm cho chúng ta hài lòng hơn.
Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu
hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay
đổi nhằm đến được nơi cần đến. Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt
chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ
của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động, hoặc phản ứng trong một tình huống
nào đó, hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh
nội tại không ai có thể lấy đi. Mặt khác, tự nhận thức cũng giúp cá nhân nhận rõ mình có
những điểm yếu nào để có thể khắc phục kịp thời. Đồng thời, cá nhân không tự mình đẩy
bản thân vào những thế yếu, theo đuổi những cái viển vông, không thực tế và không phù
hợp với năng lực hiện có của mình.
Ngoài ra, tự nhận thức cũng cho phép cá nhân hiểu về người khác, cách họ cảm nhận
về mình cũng như những thái độ và phản hồi của mình đối với người khác. Thông qua
“tấm gương” là những cá nhân khác để mỗi người hiểu sâu sắc hơn về mình và có lối
hành xử phù hợp với những cá nhân khác.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỰ NHẬN THỨC
1. Tự nhận thức mang tính nhiều chiều

Có nhiều chiều, hoặc nhiều khía cạnh khi nhìn về bản thân của con người. Các
khía cạnh này bao gồm:
-

Thể lý: là cách mà ta nghĩ về cơ thể của ta, như ốm, mập, cao, lùn…

-

Năng lực trí tuệ bản thân: là cách ta nhận thức về sự thông minh, năng
khiếu, khả năng suy nghĩ logic, mặt mạnh và mặt yếu, vai trò của bản thân (là
con trai, con gái, con trưởng, NVCTXH…)

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 7


[Type text]
-

Giá trị: là những suy nghĩ về bản thân liên quan tới những chuẩn mực đạo
đức, là thái độ, niềm tin, hành vi và những điều mà ta quý trọng và những điều
này định hướng cho ta hành động. Ví dụ: yêu thương, cao thượng, chung thủy,
giản dị…

-

Tính khí/tính cách: là cách chúng ta nghĩ về bản thân là người nóng nảy, dễ
xúc động, lạc quan hay hoài nghi, yếm thế, hướng nội hay hướng ngoại, thích
lãnh đạo hay khống chế người khác…


Lưu ý: Ngoài ra, còn có niềm tin, ước mơ…
2. Tự nhận thức là một quá trình thay đổi liên tục
Tự nhận thức không có sẵn ngay khi chúng ta được sinh ra mà đây là một quá
trình thu nhận, gìn giữ hay thay đổi nó. Ngay trong những năm đầu đời khi đứa trẻ
bắt đầu phát triển thì chúng đã bắt đầu quá trình tìm hiểu mình là ai, và cứ thế suốt
cuộc đời chúng ta tiếp tục xác định và thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Và cách
nhận thức về bản thân cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau.
Ví dụ: khi còn nhỏ có thể ta cho rằng ta thông minh vì mọi người quanh ta đều
nâng niu, cưng chiều và khen ngợi ta thông minh. Khi đi học ta lại nghĩ ta là người
ngu đần vì thầy giáo ta luôn cho rằng ta không thông minh. Như vậy, tự nhận thức
bản thân ta cũng có thay đổi chứ không giữ nguyên như vậy hoài.
3. Tự nhận thức chịu ảnh hưởng những đánh giá từ bên ngoài
Ta thường biết mình qua sự phản ảnh của những người khác xung quanh như gia
đình, bạn bè, họ hàng, thầy cô… Qua đó, ta có được hình ảnh của bản thân. Những
cách nhìn nhận và đánh giá từ bên ngoài này phụ thuộc vào quan điểm riêng của họ.
Từ khi sinh ra và lớn lên, ta luôn tương tác với mọi người khác. Qua đó, ta học cách
người khác nhìn ta như thế nào và ta mang những quan niệm của họ vào trong chính
bản thân ta. Quá trình này thường bắt đầu từ trong gia đình khi ta học cách cha mẹ
ta, anh em ta, người thân họ hàng của ta nhìn ta, quan niệm về ta như thế nào. Khi
lớn lên, đi học, ta tương tác với các bạn cùng học, thầy cô giáo ta lại có thêm những
quan niệm khác về ta là ai. Rồi về sau khi ta đi làm, ta lại biết thêm cách thức người
lãnh đạo ta, đồng nghiệp ta nhìn ta ra sao. Ta tiếp thu tất cả những cách nhìn này và
chúng trở thành một phần của cái gọi là ta là ai và ta hình dung, khái quát về ta như
thế nào.
Những cách nhìn về ta mà ta tiếp thu được không chỉ bị ảnh hưởng bởi những
người mà ta tương tác mà còn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm xã hội và nền văn
hóa của thời mà ta đang sống.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012


Trang 8


[Type text]

Bài 2: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI VIỆC THỰC HÀNH & PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỰ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chỉ khi hiểu biết tốt hơn về bản thân mình, chúng ta mới có thể làm chủ cảm xúc,
hành vi, tính cách của mình mà ứng xử, hành động phù hợp với hoàn cảnh, tạo nên những
thay đổi tích cực cho chính bản thân. Đồng thời, tự nhận thức cho phép ta hiểu rõ người
khác, cách thức họ cảm nhận về bản thân ta, từ đó, giúp ta nâng cao kỹ năng hợp tác và
làm việc nhóm.
Như vậy, nhận thức bản thân là một đòi hỏi chuyên nghiệp đối với những nghề mà đối
tượng tiếp xúc và giúp đỡ là con người. Như một tác giả nói “nhân cách của những người
này chính là công cụ làm việc của họ” Nếu công cụ của người thợ mộc là cái bào, của anh
kỹ sư là máy móc thì công cụ của công tác xã hội (CTXH) chính là nhân cách, là phẩm
chất con người của NVCTXH 3.
Do đó, NVCTXH cần có năng lực tự nhận thức ở mức độ cao. Nếu không có khả năng
này, nhân viên xã hội sẽ không thể khách quan đủ khi làm việc với thân chủ và sẽ áp đặt
những ý muốn của mình lên thân chủ.
Ví dụ: Nếu NVCTXH có thói quen độc tài bao biện thì thường hay áp đặt thân chủ,
nếu có xu hướng nói nhiều thì khó khăn trong việc lắng nghe và giữ bí mật của thân chủ,
nếu không thật nhạy bén về chính mình thì rất dễ vi phạm sự tôn trọng của thân chủ.
Ngoài ra, việc nhận ra rằng sự tự nhận thức không cố định mà có thể thay

đổi tùy theo hoàn cảnh nên NVCTXH hoàn toàn có thể giúp cho thân chủ của

mình có được kỹ năng tự nhận thức.
Khi NVCTXH làm việc mà không có kỹ năng tự nhận thức
1. Tránh né hoặc hoặc không biết cảm xúc của thân chủ
2. Phóng chiếu* những cảm xúc của bản thân lên thân chủ
3. Phản ứng không thích hợp khi những có những vấn đề không thể giải quyết chi phối
khả năng trở nên khách quan của họ
4. Phản ứng cảm xúc lại với thân chủ nhưng không hiểu tại sao và như thế nào
5. Hành xử không thích đáng (chú ý một cách quá đáng, có cử chỉ xoa dịu quá mức…) vì
họ không ý thức về những tác động giới hạn của suy nghĩ cho rằng mình bất lực
6. Làm ngơ trước những phản ứng phòng thủ của thân chủ và không biết làm thế nào mà
hành vi của NVXH ảnh hưởng tới người khác
7. Hành xử dựa trên nhu cầu cá nhân hơn là việc đáp ứng các nhu cầu và phản ứng của
thân chủ
8. Tránh né hoặc hạn chế trong việc thiết lập mục tiêu, bởi vì, NVCTXH không biết nhu
3

Nguyễn Thị Oanh

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 9


[Type text]
cầu chuyên nghiệp trong công việc.
*Phóng chiếu (project): Theo tự điển tâm lý, trong phân tâm học, phóng chiếu là cơ chế vô
thức nơi đó lỗi lầm của bản thân được nhìn nơi nhân cách của người khác hơn là nhân cách
của mình, nghĩa là một cơ chế phòng vệ vô thức (không có ý thức) đổ lỗi hay những điều tiêu
cực của chính mình cho người khác.


II. TỰ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI BẢN THÂN NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội
NVCTXH cần ý thức rằng, vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề. Phục vụ
thân chủ là trách nhiệm của NVCTXH, vì vậy, cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công
việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời, NVCTXH cũng cần phải ý thức được khả năng trình
độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không (tức
là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình tới đâu)… Khi
gặp trường hợp quá phức tạp và vượt quá giới hạn khả năng cá nhân, thì NVCTXH
chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho NVCTXH khác giúp đỡ.
Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được đối
với NVCTXH. Nó giúp NVCTXH biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức
hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Việc nhận thức về bản
thân NVCTXH còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thân chủ trong trường
hợp vấn đề vượt quá khả năng của NVCTXH và cần chuyển tuyến. Việc ý thức được
yếu tố này giúp cho NVCTXH trung thực trong công việc, trung thực với khả năng của
bản thân.
Đồng thời, NVCTXH phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình, cảm xúc của thân
chủ, mà không để cho các cảm xúc này chi phối quá trình suy nghĩ của mình. Vì thế, nếu
có thể, NVCTXH nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm
và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách
quan và lập kế hoạch một cách thực tế.
Tóm lại, việc nhận thức và chấp nhận bản thân của NVCTXH bao gồm:
-

Hiểu biết bản thân: Biết rõ thể lý, cảm xúc, tình cảm, năng lực (kiến thức, kỹ năng)
thái độ, hành vi, kể cả những mặt mạnh lẫn hạn chế.

-

Chấp nhận bản thân với những đặc điểm nêu trên. Biết rõ những gì tôi có thể làm

và chấp nhận những gì tôi không thể làm, những gì tôi chưa giải quyết được.
Ví dụ NVCTXH xuất thân trong gia đình mà người cha bạo hành mẹ và những
hình ảnh bạo hành đó vẫn còn ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi của NVCTXH
thì nên hạn chế tiếp nhận những thân chủ có vấn đề tương tự.

-

Nhận biết những tổn thương đặc biệt của bản thân và tìm cách ứng phó với chúng.
Ví dụ: Thể lý yếu ớt, ứng phó bằng cách tập thể dục thể thao, quan tâm chế độ
dinh dưỡng. Dễ xúc động ứng phó bằng cách đối diện với nhiều tình huống
gây xúc động để rèn luyện cơ chế kềm chế xúc động.

-

Biết những gì tôi có thể làm và chấp nhận những gì tôi không thể làm

-

Đặt ra các mục tiêu chuyên ngiệp dựa trên kiến thức, kỹ năng, thế mạnh và hạn chế
của bản thân.

Tóm lại, trong CTXH thực hành, đặc biệt là khi làm việc với cá nhân thì mối quan
hệ giữa thân chủ và NVCTXH là một thành phần quan trọng của quá trình giúp đỡ và
mối quan hệ này là một sự chuyên nghiệp. Do đó, người NVCTXH cần có sự ý thức và
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 10


[Type text]

kỷ luật của việc tự nhận thức bản thân khi làm việc với thân chủ với tư cách là người
cung cấp dịch vụ.

III. NỘI DUNG TỰ NHẬN THỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THÂN CHỦ
Khi làm việc với thân chủ với tư cách là người cung cấp dịch vụ, vì thế, NVCTXH
không chỉ ý thức bản thân mình mà còn phải giúp thân chủ của mình cũng có được kỹ
năng tự nhận thức này. Nhận thức về bản thân và ý thức giá trị bản thân không cố
định, mà có thể thay đổi nếu đối tượng gặp môi trường tốt và nhất là gặp người biết
cách đối xử hay được sự giúp đỡ của các nhà tâm lý, các NVCTXH, do đó vai trò của
NVCTXH là quan trọng. Những thân chủ là người rơi vào tệ nạn xã hội thường có
một hình ảnh tiêu cực về bản thân, nếu đến một trung tâm phục hồi mà được nhân
viên đối xử với sự tin tưởng và tôn trọng, được khuyến khích để khắc phục yếu kém
và phát huy tiềm năng thì dần họ có thể thay đổi hình ảnh về bản thân mà họ có.
NVCTXH phải nhận ra và tin vào khả năng của thân chủ, giá trị bản thân của thân
chủ để, từ đó, không áp đặt ý nghĩ của mình lên thân chủ, hay có cái nhìn thương hại,
ban ơn, làm thay cho thân chủ.
Cụ thể, khi làm việc với thân chủ đòi hỏi NVCTXH cần có sự tự nhận thức như:
-

Biết được khi nào tôi đồng hoá/ quá thấu cảm với thân chủ.

-

Nhận biết và chấp nhận những lĩnh vực dễ bị tổn thương và những vấn đề mà
NVCTXH không giải quyết được.

-

Luôn kiểm soát lời nói, cử chỉ hành vi thể hiện với thân chủ để biết được những
biểu hiện quá mức thân thiện hoặc luôn nhắc nhớ lại những quy định của nghề.


-

Nhận biết và quản lý đối thoại bên trong con người NVCTXH
Ví dụ khi thân chủ đang bày tỏ về câu chuyện của mình, NVCTXH không suy
nghĩ phán xét hay thầm dè bỉu thân chủ.

-

Nhận diện và gọi tên những cảm xúc và hành vi mà bản thân nhân viên xã hội có
Ví dụ: NVCTXH biết mình đang phán xét, mất bình tĩnh… với thân chủ thông
qua suy nghĩ, phản ứng bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nên điều chỉnh kịp
thời suy nghĩ, hành vi của mình.

-

Hiểu và kiểm soát được cơ chế phòng thủ cá nhân
Ví dụ khi thân chủ nổi nóng, NVCTXH có thể cũng sẽ mất bình tĩnh theo và có
phản ứng gay gắt lại với thân chủ. Hiểu được như vậy thì NVCTXH sẽ tìm
cách giữ thái độ bình tĩnh để tiếp tục làm việc với thân chủ.

-

Hiểu những giá trị cá nhân và những ảnh hưởng của nó tới mối quan hệ tham vấn.
Ví dụ: nếu NVCTXH đánh giá thấp và gay gắt hành vi bạo lực thì khi tham
vấn cho nam thân chủ cần ý thức, không để những suy nghĩ này ảnh hưởng tới
việc ứng xử của mình với thân chủ.

-


Đặt ra các mục tiêu chuyên ngiệp dựa trên kiến thức, kỹ năng, thế mạnh và hạn chế
của bản thân.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 11


[Type text]

PHỤ LỤC
Cửa sổ JOHARI (Joe luft & Harry Ingham)
Mỗi người chúng ta là mộ kho báu, một phần đã được lộ ra, một phần chưa lộ ra. Joe
Luft và Harry Ingham đã vẽ ra một cửa sổ giúp chúng ta hiểu:
-

Chúng ta có thể trưởng thành như thế nào trong việc tự nhận biết chính mình.

-

Làm sao chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ làm việc tin tưởng hơn trong
nhón và cộng đồng qua chia sẻ và phản hồi.

Tôi biết

Hỏi

1

Người khác

biết

Tôi không biết
2

MỞ

VÔ THỨC (MÙ)

Người khác phản hồi cho mình
biết. Mình nhận phản hồi

Nói

3

Người khác
không biết

4

CHE DẤU

TIỀM THỨC, TIỀM NĂNG
(chưa lộ ra)

Mình và người khác cùng khám phá
Mình chia sẻ cho người khác biết

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012


Trang 12


[Type text]

GIÁO ÁN

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 13


[Type text]

Thời gian thực hiện: 01 ngày
A. Mục tiêu khóa học:
Sau 01 ngày học, tham dự viên (TDV) có thể :
-

Về kiến thức:





-

Hiểu rõ khái niệm tự nhận thức và những khái niệm liên quan.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng này

Nhận diện và chấp nhận bản thân mình cũng như thân chủ, đồng nghiệp
Nhận ra tầm quan trọng của nhận thức bản thân trong vai trò của
NVCTXH như là nhà cung cấp dịch vụ

Về kỹ năng:
 Thực hành được các bài tập rèn luyện tự nhận thức
 Ứng dụng kỹ năng này khi làm việc với thân chủ, đồng nghiệp.

-

Về thái độ:
 Chấp nhận và yêu mến bản thân của mình, thân chủ và đồng nghiệp
 Tin tưởng vào thân chủ.

B. Kế hoạch tập huấn
Thời gian

Nội dung hoạt động

Thời gian
(phút # ph)

NGÀY 1
Sáng
8g0011g30

- Khởi động đầu giờ
- Giới thiệu làm quen

30 ph


Bài 1: Tổng quan về Tự nhận thức
1. Các khái niệm
- Khái niệm tự nhận thức
- Khái niệm hình ảnh bản thân
- Khái niệm giá trị bản thân

40 ph

Giải lao

15 ph

- Khởi động giữa giờ
Bài 1 (tt)
Đặc điểm của tự nhận thức
Bài 2: NVXH với việc phát triển kỹ năng tự nhận thức
1. Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức với NVCTXH
Chiều

Khởi động đầu giờ

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

45 ph

15 ph

Trang 14



[Type text]

Thời gian

Nội dung hoạt động

13g3017g00

2. Tự nhận thức đối với NVCTXH
3. Tự nhận thức của NVCTXH trong mối quan hệ với thân chủ
Làm trắc nghiệm MBTI
Giải lao
2. Nội dung tự nhận thức đối với NVXH
Làm trắc nghiệm MBTI
Tóm kết bài học, giải đáp thắc mắc
Lượng giá cuối khóa
Bế giảng

Thời gian
(phút # ph)
120 ph
15 ph
120 ph

HOẠT ĐỘNG CHUNG (Phần 1)
-

Khởi động đầu giờ: Trò chơi dẫn nhập
 Yêu cầu TDV đứng thành vòng tròn và chọn cho mình một biểu tượng mà

TDV thấy phù hợp nhất cho việc đại diện chính mình, sử dụng điệu bộ để
diễn tả biểu tượng và giải thích tại sao chọn biểu tượng này.
 THV chia sẻ với TDV: Việc chọn cho mình một biểu tượng đại diện cho
tính cách, đặc điểm thể lý hay cho ước mơ cũng chính là việc chúng ta
đang suy nghĩ, đang tìm hiểu chính bản thân mình. Khi suy nghĩ biểu
tượng thì thấy dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc vào mức độ thực hành kỹ
năng tự nhận thức bản thân. Để hiểu sâu hơn về tự nhận thức và tại sao
NVXH lại cần kỹ năng này thì hôm nay chúng ta học về “Tự nhận thức”

-

Lấy mong đợi: Sử dụng giấy màu cắt hình hoa, quả để làm cây mong đợi.
Trong đó: Quả là mong đợi về kiến thứ, hoa: mong đợi về kỹ năng và lá là
mong đợi về thái độ  THV tổng hợp.

-

Xây dựng nội quy lớp học: TDV thảo luận những điều nên làm và không nên
làm trong khóa tập huấn.

-

Giới thiệu nội dung chủ đề
Trong thời gian chuẩn bị vào bài, mời TDV xem một đoạn video clip liên quan
tới tự nhận thức.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 15



[Type text]

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHẬN THỨC
Mục tiêu bài học Học xong bài này, TDV có thể:
-

Hiểu rõ về các khái niệm

-

Nắm vững được đặc điểm của tự nhận thức.

-

Hiểu được bản thân và chấp nhận bản thân

Nội dung
-

Khái niệm: tự nhận thức, hình ảnh bản thân và giá trị bản thân

-

Đặc điểm của tự nhận thức

Thời gian

150 phút


Phương tiện

Giấy lớn, bút lông, kéo, giấy màu, máy chiếu

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (150 phút)
1.

Nội dung 1: Trải nghiệm khám phá bản thân
a) Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức (45 phút)
Bước 1: Trải nghiệm



Trải ghiệm: xem video clip: câu chuyện Đại Bàng Gà  tầm quan trọng của kỹ
năng tự nhận thức.
-

THV chiếu video clip Đại Bàng Gà.
Sau khi xem xong, hỏi TDV: chuyện gì đang xảy ra? Tại sao? Kết cục của Đại
Bàng Gà cho ta thấy điều gì?
Bước 2: Phân tích và Kết luận


-

Một con đại bàng đã sống và chết như một con gà, bỏ qua cơ hội thử thách,
chấp nhận hình ảnh bản thân qua những gì người khác nói  Thiếu khả năng
nhận diện bản thân.

-


Tầm quan trọng: nếu chúng ta không có kỹ năng này thì chúng ta cũng giống
như Đại Bàng Gà trong câu chuyện trên.
b) Tôi là ai trong mắt tôi
“Tôi” thật sự là những gì ở bên trong mình: những suy nghĩ, những phẩm chất
tốt đẹp như sự trong sáng, vô tư, tình yêu thương, công bằng,…
Những phẩm chất tốt đẹp này bị che lấp dần khi ta nhận diện bản thân bằng
những gì thuộc bên ngoài vốn hay bị xáo trộn và dễ thay đổi.
Bước 3: Trải nghiệm


-

Cách 1

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 16


[Type text]
 THV phát thẻ màu cho TDV
 Yêu cầu mỗi người ghi ra 3 tính từ mô tả bản thân mà chữ cái đầu tiên bắt
đầu bằng chữ cái đầu tiên trong tên của TDV. Ví dụ: Thảo – Thành thật,
Thảo hiếu, Thuận hòa.
-

Cách 2: vẽ sơ đồ tư duy
 THV hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy (tâm, nhánh, góc, màu sắc, chữ viết
hay ký hiệu).

 Hỏi đáp: Cảm thấy như thế nào khi làm bài tập này? (dễ hay khó? Hài lòng
không?), các tính từ này đã đủ để mô tả bản thân chưa? Làm sao để hiểu
hết mọi góc cạnh của bản thân? Tại sao gọi là kỹ năng?
 Hỏi đáp: Quan tâm gì nhất khi vẽ sơ đồ tư duy?  Giá trị  Kể chuyện
Con chó Què.
 Hỏi thêm: tại sao có những người đẹp nhưng không tự tin? Có những người
lùn, xấu nhưng lại rất tự tin? Quan trọng là họ nhận ra được giá trị bên
trong con người của mình. Dù tôi không hoàn hảo nhưng tôi là duy nhất.

-

Cách 3: Vẽ bàn tay
 THV phát giấy A4 trắng và bút chì màu. Yêu cầu TDV vẽ lại bàn tay trái
của mình. Sau đó điền các thông tin của bản thân với tư cách là một
NVXH vào các ngón tay. Cụ thể: ngón cái: thể lực, ngón trỏ: điểm mạnh,
ngón giữa: ước mơ, ngón áp út: năng lực, ngón út: điểm còn hạn chế.

-

Cách 4: Viết 10 câu bắt đầu bằng từ “Tôi là…”
Lưu ý: các bài tập này làm cá nhân, sau đó chia sẻ cặp đôi và cuối cùng chia
sẻ với nhóm lớn.
c) Tôi trong mắt người khác



Bước 1: Trải nghiệm: sử dụng cửa sổ Johari  Mục đích: để biết rõ mình
là ai cần tham khảo thêm nhận xét của những người xung quanh.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012


Trang 17


[Type text]

Tôi biết

Tôi không biết

1

Người khác
biết

2

MỞ

VÔ THỨC (MÙ)

Người khác phản hồi cho mình
biết. Mình nhận phản hồi

Nói

3

Người khác
không biết


4

CHE DẤU

TIỀM THỨC, TIỀM NĂNG
(chưa lộ ra)

Mình và người khác cùng khám phá
Mình chia sẻ cho người khác biết

Tóm kết: Không dễ để hiểu mọi góc cạnh, mọi điều về bản thân. Nếu chúng ta có
câu trả lời càng cụ thể, càng rõ ràng thì chúng ta dễ dàng làm chủ bản thân, làm
chủ cuộc đời.
d) Chấp nhận bản thân
Bước 1: Trải nghiệm xem clip: Cái bình nứt


-

Mời TDV xem clip cái bình nứt

-

Đặt câu hỏi: chuyện gì đã xảy ra? Ý nghĩa câu chuyện là gì?Mỗi người có
phải là “cái bình nứt không?
Bước 2: Khái quát, đúc kết


-


Chấp nhận bản thân có những giới hạn, mặt yếu. Tuy nhiên, không phải lúc
nào cũng mặt yếu, giới hạn này cũng là những điều chưa tốt, ở một góc độ nào
nó vẫn có những giá trị của nó.

-

Sử dụng câu chuyện Judo (xem phụ lục) để làm rõ điểm này.

2.

Nội dung 2: Tóm lại các khái niệm (15 ph)
Bước 1: Tổng hợp, khái quát và đưa ra nội dung mới


-

THV cùng TDV nhớ lại và tổng hợp theo cột trên bảng:
Tự nhận thức

-

Hình ảnh bản thân

Giá trị bản thân

Lưu ý đến sự dán nhãn.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012


Trang 18


[Type text]
-

Khái quát: Ba khái niệm này liên quan chặt chẽ với nhau. Tự nhận thức là hiểu
biết về chính mình và, hiểu biết này bắt nguồn từ hình ảnh bản thân và tạo giá
trị bản thân giúp cho chúng ta chấp nhận và yêu mến bản thân.

-

Nội dung mới

Các nội dung chính
-

Tự nhận thức (Self-awareness) là cách mà chúng ta khám phá tính cách cá
nhân, niềm tin, hệ thống giá trị, khuynh hướng tự nhiên của mình. Thông thường,
tự nhận thức là khởi điểm cho việc làm chủ bản thân và tạo ra những gì ta muốn.

-

Hình ảnh bản thân là cách mà chúng ta nghĩ và đánh giá về bản thân. Ý tưởng
này ảnh hưởng mạnh tới hành động và cách chúng ta quan hệ với người khác.

-

Ý thức về giá trị bản thân (Self-Esstem) hay còn gọi là sự tự quý trọng bản
thân. Là động lực thúc đẩy cá nhân tự vươn lên, là yếu tố cốt lõi để một nhân cách

phát triển bình thường.
Bước 2: Áp dụng


-

Cách 1: Mời TDV xem hình ảnh sau:

Khái quát: tự nhận thức quan trọng, mà nhận thức đúng bản thân còn quan
trọng hơn. Nếu nhận thức sai (cao quá thì thành tự cao, thấp quá thì thành tự
ti) khiến mình hành động sai, xác lập mục tiêu không phù hợp. Vì thế, chỉ khi
nào nhận thức đúng đắn mới giúp ta sống hạnh phúc được.
-

Cách 2: Trò chơi: Ô chữ “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”
 Cách thức chơi: chuẩn bị các chữ sẵn, cho TDV ghép thành một câu có ý
nghĩa. (Đáp án: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng).
 Yêu cầu TDV giải thích.
 Hỏi đáp thêm: Biết mình là biết gì, biết ta là biết gì? Tại sao biết mình biết
ta thì trăm trận trăm thắng?
 Đúc kết: Câu tục ngữ này cho thấy ý nghĩa của việc tự nhận thức. Biết
mình có gì, thiếu gì, cần gì… để có được một sự thành công.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 19


[Type text]


Các nội dung chính:
-

Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy,
niềm tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho phép bạn hiểu về người khác.

-

Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở
thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng
ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó
hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội
tại không ai có thể lấy đi.

3.

Nội dung 3: Đặc điểm của tự nhận thức
Bước 1: Trải nghiệm


-

Trải nghiệm: Thảo luận nhóm cặp ba

-

THV phát mỗi nhóm 3 người một tờ giấy in sẵn 3 đặc điểm: mang tính đa
chiều, là một quá trình và chịu ảnh hưởng những đánh giá bên ngoài. Yêu cầu
nhóm thảo luận nội dung của các đặc điểm.
Bước 2: Phân tích, khái quát



-

Sau khi các nhóm trình bày xong, THV phân tích:
 Đa chiều là nhiều khía cạnh, nhiều chiều. Tự nhận thức là một cái nhìn đa
chiều về bản thân, ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
 Tự nhận thức là một quá trình: hình thành ngay từ khi con người biết hỏi
về bản thân “tôi là ai” (trẻ 3 tuổi đã hình thành cái tôi). Câu trả lời mỗi
thời điểm mỗi khác, khi tôi 15 tôi khác, khi tôi 20 tôi khác…
 Chịu ảnh hưởng bên ngoài - tôi trong mắt tôi và tôi trong mắt người khác:
vì tự nhận thức không chỉ mình nhìn về mình mà còn người khác nhận xét
về mình  cẩn thận vì có khi đúng, có khi mang tính chủ quan.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 20


[Type text]

BÀI 2: NHÂN VIÊN XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC

Mục tiêu bài học Sau bài học, TDV có thể:
-

Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng này với NVCTXH

-


Nắm vững nội dung tự nhận thức của NVCTXH

-

Chấp nhận thân chủ, tin vào thân chủ

-

Ứng dụng một số cách rèn luyện kỹ năng này trong mối quan hệ với thân chủ,
đồng nghiệp của NVCTXH.

Nội dung
-

Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức với NVCTXH

-

Nội dung tự nhận thức của NVCTXH

-

Tự nhận thức của NVCTXH trong mối quan hệ thân chủ

-

Giới thiệu một số cách rèn luyện tự nhận thức của NVCTXH

Thời gian


150 phút

Phương tiện

Giấy lớn, bút lông, kéo, giấy màu, máy chiếu

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (150 phút)
1.

Nội dung 1: Tầm quan trọng của kỹ năng tự
nhận thức với NVCTXH (45 ph)
Bước 1: Trải nghiệm


-

Mời TDV cùng đọc và phân tích câu chuyện tình huống “người đàn ông và
kén bướm”.

-

Chia nhóm và thảo luận: (1) Thân chủ của anh chị thường gặp những vấn đề
nào (chọn 2-3 vấn đề cho mỗi nhóm để thảo luận). (2) trình bày trên giấy 2
cột: cột VẤN ĐỀ và cột ĐIỂM MẠNH

-

Mục đích của bài tập này để giúp cho thân chủ nhận ra cách nhìn của
NVCTXH với thân chủ của mình, nhìn vào điểm mạnh chứ không nhìn vào

vấn đề của thân chủ, để từ đó hiểu thân chủ và có chiến lược hỗ trợ thân chủ.
Bước 2: Phân tích và khái quát


-

Đặt câu hỏi: chuyện gì đã xảy ra? (người đàn ông tốt bụng giúp con bướm
chui ra khỏi kén bằng cách cắt dùm lỗ kén cho rộng ra). Nếu ở vị trí người
đàn ông này là NVCTXH thì anh chị thấy gì? (nóng vội, không làm chủ được
hành vi, áp đặt giải pháp lên thân chủ, làm thay cho thân chủ vì không
hiểu/tin vào khả năng của thân chủ…).

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 21


[Type text]
-

Những NVCTXH thiếu sự tự nhận thức và những người không có động lực
tìm kiếm sự tự nhận thức chắc chắn chẳng bao giờ ý thức được ảnh hưởng của
mình trên thân chủ.
Bước 3: Đưa ra kiến thức mới



Các nội dung chính:
-


Chỉ khi hiểu biết tốt hơn về bản thân mình, chúng ta mới có thể làm chủ cảm
xúc, hành vi, tính cách của mình mà ứng xử, hành động phù hợp với hoàn cảnh, tạo
nên những thay đổi tích cực cho chính bản thân và thân chủ.

-

NVCTXH cần có năng lực tự nhận thức ở mức độ cao. Nếu không có khả
năng này, nhân viên xã hội sẽ không thể khách quan đủ khi làm việc với thân chủ
và sẽ áp đặt những ý muốn của mình lên thân chủ.
Bước 4: Áp dụng


-

Chia nhóm thảo luận “Chuyện gì sẽ xảy ra khi NVCTXH thiếu kỹ năng tự
nhận thức”.

-

Mời TDV chia sẻ câu chuyện có thật của bản thân, của người quen biết về ảnh
hưởng có thể có khi NVXH làm việc với thân chủ mà không có kỹ năng tự
nhận thức.

2.

Nội dung 2: Tự nhận thức đối với NVXH (45
ph)
Bước 1: Trải nghiệm



-

Chia sẻ cặp đôi, cặp ba: dựa vào sự hiểu biết của mình về tự nhận thức, theo
anh chị thì việc tự nhận thức của một NVCTXH bao gồm những khía cạnh
nào?
Bước 2: Phân tích, khái quát


-

THV dựa vào kết quả thảo luận để phân tích, khái quát và đưa ra kiến thức
mới. Nhấn mạnh: biết mình, biết ta, chấp nhận giới hạn bản thân và có có
những kế hoạch cho các mục tiêu chuyên nghiệp nghề nghiệp.

-

Trình bày kiến thức mới bằng power point

3.

Nội dung 3: Tự nhận thức trong mối quan hệ
với thân chủ (45 ph)
Bước 1: Trải nghiệm


-

Tách mỗi nội dung cần thảo luận thành 2 phần và in lên 2 thẻ cùng màu. Sau
đó, cho TDV bốc thăm ngẫu nhiên mỗi người một thẻ (hoặc 2-3 người một
thẻ), yêu cầu TDV đi tìm thẻ còn lại để ghép lại thành một nội dung (một câu)

có ý nghĩa. Đưa ra thời gian là 5 phút để thảo luận, sau đó, mời từng nhóm
trình bày và dán 2 thẻ lên trên bảng cho lớp thấy để cùng góp ý kiến.
Bước 2: Phân tích, khái quát


-

THV dựa vào kết quả thảo luận để phân tích, khái quát và đưa ra kiến thức mới.

-

Trình bày kiến thức mới bằng power point.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 22


[Type text]

HOẠT ĐỘNG CHUNG (phần 2)
Bế giảng (25 ph)
-

Làm trắc nghiệm BMTI (xem phụ lục: sau khi TDV làm xong hoặc có thể
mang về nhà làm, THV mang về chấm điểm và gởi trả lại sau)

-

Lượng giá chủ đề


-

Trao chứng nhận

-

Phát biểu kết thúc lớp học

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 23


[Type text]

PHỤ LỤC
ĐẠI BÀNG GÀ

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có
bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại
bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả
trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim
nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà
không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn
khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân,
đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.
"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".
Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và

gà không biết bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều
đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một
con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

CÂU CHUYỆN CON CHÓ QUÈ
Ông chủ cửa hàng bán thú nuôi mang tấm biển “Tại đây bán chó con” lên cửa ra vào.
Một cậu bé xuất hiện bên dưới tấm biển hỏi:
-

Ông định bán những chú chó con này giá bao nhiêu ạ?“

-

Cũng tùy, từ 30 - 50 đô la cháu ạ

Cậu bé thò tay vào túi móc ra một ít tiền lẻ:
-

Cháu có 2 đô la và 37 xu. Ông cho phép cháu ngắm chúng nhé.
Người chủ tiệm mỉm cười, huýt sáo ra hiệu. 5 chú chó lơn tơn chạy ra. Có một

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012

Trang 24


×