LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .
PHN M U 1
1. Lý do ch tài 0
ng và khách th nghiên cu. 2
4. Gi thuyt khoa hc 2
5. Nhim v nghiên cu 3
6. Phm vi nghiên cu: 3
u [23]: 3
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 3
7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 3
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm 4
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm [4],[6]: 4
7.4.1. Test chạy 30m xuất phát cao. 4
7.4.3. Test bật xa tại chỗ. 5
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6
7.6. Phương pháp toán học thống kê [7],[24] : 7
8. Nhi 7
9. K hoch và t chc nghiên cu 7
9.1.Thi gian nghiên cu: 7
m nghiên cu 7
10. Cu trúc c tài 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. m v giáo dc th cht 9
1.1.1. Giáo dục thể chất trong đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng 9
1.1.2. Tiềm năng và xu thế phát triển của Giáo dục thể chất trường
học 11
1.2. Các khái ni tài 13
1.2.1. Giáo dục thể chất 13
1.2.2. Văn hoá thể chất (Còn gọi là TDTT) 14
1.2.3. Thể dục thể thao nội khóa 16
1.2.4. Hoạt động ngoại khóa Giáo dục thể chất 16
1.2.5. Rèn luyện thể chất ngoại khóa 17
1.2.6. Hoạt động thể thao ngoại khóa 18
1.2.7. Huấn luyện thể thao ngoài giờ 19
1.2.8. Biện pháp 20
1.3. Th dc th thao ngoi hc 20
1.4. Các công trình nghiên cu có liên quan 25
Tiu k 28
C TRNG CÔNG TÁC GIÁO DC TH CHT
VÀ HO NG TH DC TH THAO NGOI KHÓA CA
I HC TÂY BC 29
2.1. Mt s m ci hc Tây Bc 29
2.2. Thc trng công tác giáo dc th cht ci hc Tây
Bc 30
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT của Trường Đại học Tây
Bắc 30
2.2.2. Thực trạng Cơ sở vật chất 32
2.2.3. Thực trạng về chương trình 34
2.2.4. Thực trạng tổ chức quản lý công tác Giáo dục thể chất 36
36
2.2.5. Thực trạng về thể lực của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 37
2.3. Thc trng hong ngoi khóa ci hc Tây Bc
39
2.3.1. Thực trạng nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên.
39
2.3.2. Thực trạng về biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa
Trường Đại học Tây Bắc 40
2.3.3. Thực trạng tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc 42
2.3.4. Động cơ tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc. 43
2.3.5.Thực trạng về thời gian, địa điểm, thời điểm tham gia hoạt động
TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 44
Kt lu 47
: LA CHU QU BIN PHÁP
T CHC HONG TH DC TH THAO NGOI KHÓA
NÂNG CAO TH L I HC
TÂY BC 48
3.1. Nhn thc ca cán b và sinh viên v hot ng TDTT ngoi khóa
48
3.2. Nhu cu hong th dc th thao ngoi khóa ca sinh viên
i hc Tây Bc 50
3.2.2. Nhu cầu về nội dung tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho
sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 51
3.3. La chn hình thc th dc th thao ngoi khóa 53
3.3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn hình thức tổ chức thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 54
3.3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn thời điểm, địa điểm, số buổi,
thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại
học Tây Bắc 55
u qu bin pháp t chc ho ng TDTT ngoi
khóa. 57
3.4.1. Tổ chức thực nghiệm 58
3.4.2. Đánh giá kết quả kiểm tra trình độ thể lực trước thực nghiệm 59
3.4.3.Thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm . 60
Kt lu 66
68
Kt lun: 68
Kin ngh 69
PH LC 1 .
Bảng 2.1. Thực trạng về chất lượng và số lượng giáo viên TDTT của
Trường Đại học Tây Bắc. .
Bảng 2.2. Thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện
Trường Đại học Tây Bắc .
Bảng 2.3. Nội dung chương trình môn học Giáo dục thể chất của
Trường Đại học Tây Bắc .
Bảng 2.4. Kết quả phỏng vấn giảng viên, sinh viên về nội dung chương trình
môn GDTC tại Trường Đại học Tây Bắc (n = 310) .
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên năm thứ nhất Trường
Đại học Tây Bắc .
Bảng 2.6. Kết quả phân loại thể lực của sinh viên năm thứ nhất của
Trường Đại học Tây Bắc theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực .
Bảng 2.7: Thực trạng thể lực chung của sinh viên Trường Đại học Tây
Bắc .
Bảng 2.8: Kết quả phỏng vấn về nội dung thể thao ngoại khóa của sinh
viên Trường Đại học Tây Bắc (n = 250) .
Bảng 2.9: Thực trạng hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa TDTT
của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc (n = 250) .
Bảng 2.10: Thực trạng mức độ tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của
SV Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay (n = 250) .
Bảng 2.11: Động cơ tập luyện ngoại khóa TDTT của Trường Đại học
Tây Bắc (n=250) .
Bảng 2.12: Kết quả phỏng vấn về các yếu tố liên quan để tổ chức
TDTT ngoại khóa cho sinh viên (n=250) .
Bảng 3.1: Nhận thức của cán bộ và sinh viên về hoạt động ngoại khóa
TDTT .
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn sinh viên, cán bộ về sự cần thiết tổ chức
hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tây Bắc
(n=310) .
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn về mức độ sẵn sàng tham gia tập luyện
TDTT ngoại khóa (n = 250) .
Bảng 3.4: Khảo sát ý kiến của sinh viên, cán bộ về việc lựa chọn nội
dung tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa phù hợp với sinh
viên Trường Đại học Tây Bắc (n=310) .
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập thể lực (n=20) .
Bảng 3.6: Kết quả lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại
khóa cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc(n=250) .
Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn thời điểm, địa điểm, khối lượng
tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tây
Bắc (n=250) .
Bảng 3.8: So sánh thể lực của SV ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trước thực nghiệm .
Bảng 3.9: So sánh thể lực của SV nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thực nghiệm . .
Bảng 3.10: Đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng sau thực nghiệm .
Bảng 3.11: kết quả xếp loại theo TCRLTT nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau thực nghiệm sau thực nghiệm.
Bảng 3.12: Kết quả xếp loại học tập môn GDTC nhóm thực nghiệm và
đối chứng sau thực nghiệm .
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả xếp loại theo TCRLTT nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau thực nghiệm đối với sinh viên nam. .
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả xếp loại theo TCRLTT nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm đối với sinh viên
nữ……………………………………………………………… .
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả xếp loại theo TCRLTT nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau thực nghiệm……………………………… .
Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả xếp loại học tập môn GDTC nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm đối với sinh viên nam… .
Biểu đồ 3.5: So sánh kết quả xếp loại học tập môn GDTC nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm đối với sinh viên nữ…… .
Biểu đồ 3.6: So sánh kết quả xếp loại học tập môn GDTC nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm…………………………. .
0
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, trước hết là nâng cao sức khoẻ và thể lực, góp
phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. Hoạt động TDTT tạo
cho con người có vóc dáng khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, chống mệt mỏi,
bệnh tật và tạo sự hăng hái cho con người.
Đặc biệt từ những năm đổi mới, công tác TDTT trong trường học đã được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngày nay, trong các nghị quyết Đại hội
Đảng luôn khẳng định vị trí, vai trò của GDTC và thể dục thể thao trường
học: góp phần đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lại của đất nước phát
triển toàn diện cả “Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ”. Nghị quyết TW VII của
Đảng về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ khẳng định: “Giáo dục đào
tạo với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị
tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI [19]. Muốn xây dựng đất nước
giàu mạnh, phải có con người phát triển toàn diện, trong đó chăm lo cho con
người phát triển về thể là trách nhiệm của toàn xã hội.
TDTT trường học là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục đào tạo,
góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhằm mục tiêu
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đó là
những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để tham gia tích cực vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã giao trách
nhiệm cho Uỷ ban TDTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ), Bộ Giáo
dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải
1
tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên
TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để
thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học các cấp.
Nội dung cơ bản của công tác GDTC trong trường học bao gồm các giờ
học TDTT nội khoá; Tổ chức tập luyện và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể; Tổ chức tập luyện ngoại khoá theo câu lạc bộ thể thao tự chọn; Ổn định
hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên. Trong đó, các hoạt động TDTT
ngoại khóa như tập luyện theo câu lạc bộ thể thao tự chọn và thi đấu thể thao
trong các nhà trường có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả của công
tác GDTC. Nó bổ sung, hỗ trợ cho giờ học chính khóa, do giờ học chính khóa
còn nhiều vấn đề hạn chế như: lớp đông, thời gian ít
Trường Đại học Tây Bắc tiền thân là trường Trường Sư phạm cấp II
Khu Tự trị Thái – Mèo, sau đó được nâng cấp lên Cao đẳng và Đai học trú
đóng tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La. Trường được thành lập từ năm
1960, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển đến này Đại học Tây Bắc đã trở
thành một trường đào tạo đa ngành. Theo số liệu thống kê trong cuốn Lịch sử
trường Đại học Tây Bắc năm học 2009-2010, trường có 29 ngành đào tạo đại
học, trong đó 8 ngành ngoài Sư phạm.
Về công tác GDTC, nhà trường rất quan tâm tới công tác giáo dục toàn
diện, bên cạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, cũng như
đặc điểm chung trong công tác GDTC trường học của các trường đại học, cao
đẳng trong cả nước chất lượng và hiệu quả công tác GDTC còn chưa cao, đặc
biệt hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường đại học Tây Bắc còn
nhiều han chế, trình độ thể lực chung của sinh viên còn thấp.
Trong những năm gần đây, hoạt động TDTT ngoại khóa trong các
trường Đại học và Cao đẳng luôn được các nhà quản lý cũng như các nhà
nghiên cứu về GDTC quan tâm như các công trình nghiên cứu khoa học của
2
các tác giả Vũ Đức Thu, Trần Thị Tú, Lê Trường Sơn Chấn Hải Tuy nhiên,
trong phạm vi Trường Đại học Tây Bắc thì vấn đề này chưa có công trình
nghiên cứu cụ thể.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nâng cao thể
lực cho sinh viên trường Đại Học Tây Bắc”
2.
Mục tiêu của đề tài là lựa chọn được các biện pháp tổ chức hoạt động
thể dục thể thao ngoại khóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của sinh viên và
của Trường Đại học Tây Bắc, góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên nói
riêng và nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất nói chung của Nhà
trường.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng được phỏng vấn là 60 cán bộ, giảng viên, 250 sinh viên
K51 Trường Đại học Tây Bắc.
- Đối tượng thực nghiệm là 82 sinh viên K51 khoa Tiểu học Trường
Đại học Tây Bắc.
Chúng tôi giả thuyết rằng, hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc còn nhiều hạn chế, dẫn đến thể lực của sinh viên
chưa phát triển tốt, nếu có được các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại
khóa phù hợp với điều kiện của Nhà trường và địa phương sẽ có tác dụng phát
3
triển thể lực cũng như nâng cao chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa. Từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC chung của Nhà trường.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài xác định các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT
ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
- Lựa chọn và đánh giá hiệu quả biện pháp tổ chức hoạt động
TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại Học Tây Bắc.
- Đối tượng quan trắc: Là sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
- Khách thể nghiên cứu:
+ 82 sinh viên năm thứ nhất khoa Tiểu học Trường Đại học Tây Bắc.
+ 250 sinh viên K51 Trường Đại học Tây Bắc.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2013 đến tháng
8 năm 2014.
[23]:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu
với mục đích cơ bản để tìm hiểu các cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động TDTT ngoại khoá trong các trường Đại học, Cao đẳng. Bằng
phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu các văn bản của nhà nước,
các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác
GDTC và TDTT ngoại khoá cho sinh viên, để từ đó xây dựng cơ sở lý luận
cho việc lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động TDTT ngoại
khóa cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng và
4
lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa. Mặt khác, thông
qua việc dùng phiếu phỏng vấn, đề tài có thêm cơ sở thực tiễn để xác định và
đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa.
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi sử dụng PP quan sát sư phạm với mục đích đánh giá thực
trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên thông qua quan sát các buổi
tập ngoại khóa của sinh viên, từ đó tìm hiểu về các biện pháp tổ chức hoạt
động ngoại khóa; đồng thời quan sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác GDTC và tình hình tập luyện ngoại khóa của sinh viên.
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm [4],[6]:
Chúng tôi sử dụng PP này để đánh giá hiệu quả công tác GDTC và hiệu
quả của thực nghiệm sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc. Ở đây
đề tài đã sử dụng nội dung theo Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực
học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nội dung cụ thể là: Nằm
ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao (XPC), Chạy con thoi
4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút [4].
7.4.1. Test chạy 30m xuất phát cao.
- Mục đích: Đánh giá khả năng về tố chất sức nhanh của người tập.
- Dụng cụ, thiết bị: Đồng hồ bấm giây, đường chạy thẳng có chiều dài
40m, chiều rộng 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng cờ
hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống 10m để giảm tốc độ sau
khi về đích.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao.
Thực hiện một lần.
- Đơn vị tính thành tích là giây (s).
5
7.4.2. Test chạy con thoi 4x10m.
- Mục đích: để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh của
người tập.
- Dụng cụ, thiết bị: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng,
không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống
là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn
góc đường chạy.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi
chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 180
0
chạy trở
về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực
hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay
theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần.
- Đơn vị tính thành tích là giây (s).
7.4.3. Test bật xa tại chỗ.
- Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát của người tập.
- Dụng cụ, thiết bị: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3m. Đặt
một thước đo dài làm bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang
và ghim chặt xuống thảm, tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự
nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai
chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy và lấy kết quả lần cao nhất.
- Đơn vị tính là cm.
7.4.4. Test chạy tùy sức 5 phút (tính quãng đường, mét)
- Mục đích: Dùng để đánh giá mức độ phát triển sức bền chung (sức
bền ưa khí) của sinh viên.
6
- Dụng cụ, thiết bị: Đường chạy dài 52m, rộng 2m, hai đầu kẻ hai
đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống 1m để chạy quay
vòng. Giữa hai đầu đường chạy đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m
đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường . Thiết bị đo gồm có
đồng hồ bấm dây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao
(tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn
đường 50m, vòng bên trái qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5
phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống
ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.
- Đơn vị tính thành tích là mét (m)
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục
đích kiểm nghiệm hiệu quả thực tiễn của các biện pháp tổ chức hoạt động
TDTT ngoại khóa mà đề tài lựa chọn. Thời gian thực nghiệm được chúng tôi
tiến hành trong 6 tháng. Trước và sau thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra
để đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp đã lựa chọn. Tổ chức thực
nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song (2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng).
Để khẳng định tính khoa học và tính hiệu quả của những biện pháp tổ
chức hoạt động ngoại khoá đã đề ra nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc chúng tôi đã tiến hành TN trên 80 sinh viên khóa
K51 khoa Tiểu học .
- Thực nghiệm được tổ chức tại Trường Đại học Tây Bắc. Thời gian: 6
tháng
- Nhóm thực nghiệm 41 sinh viên (16 nữ, 25 nam).
- Nhóm đối chứng là 41 sinh viên (16 nữ, 25 nam).
7
7.6. Phương pháp toán học thống kê [7],[24] :
chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được của
quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm là:
x
,
2
,
, W, … [7].[24].
- Đề tài đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất, nhất là
hoạt động thể thao ngoại khóa và thể lực của sinh viên Trường Đại học Tây
Bắc.
- Đề tài lựa chọn được những biện pháp tổ chức hoạt động thể thao
ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực, phù hợp với sinh viên và điều kiện của
Nhà trường.
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 và
được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 8 năm 2013 : tham khảo
tài liệu, lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, bảo vệ và hoàn thiện đề cương.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 : Giải quyết
nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014: hoàn
thành luận văn, chuẩn bị báo cáo trước hội đồng khoa học.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trường Đại học Tây Bắc.
Ngoài phần mở đầu, kết luật kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được trình bày gồm 3 chương:
8
Tổng quan các vấn đề ngiên cứu.
C Thực trạng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục
thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả biện pháp tổ chức hoạt động
thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học
Tây Bắc.
9
1.1.
1.1.1. Giáo dục thể chất trong đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng
GDTC trong các trường ĐH, CĐ là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu
GD-ĐT, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra
lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe. Đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, đáp ứng yêu cầu chuyên
môn nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác GDTC
trong trường ĐH, CĐ có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đào tạo
đội ngũ tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn học tập trong các trường ĐH, CĐ
của sinh viên là một giai đoạn quan trọng nhất. Sau khi tốt nghiệp ra trường,
sinh viên trở thành người cán bộ có đầy đủ sức khỏe, tri thức và phẩm chất
đạo đức, có thể hoạt động một cách độc lập, sáng tạo trong chuyên ngành của
mình. Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC còn góp phần quan
trọng trong việc rèn luyện và hình thành cho sinh viên những phẩm chất ý chí
như lòng dũng cảm, tính quyết đoán, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như việc
giáo dục cho sinh viên lòng tự hào dân tộc, tinh thần tập thể, sự đoàn kết
thẳng thắn, trung thực. Cùng với hoạt động văn hóa nghệ thuật thì GDTC
cũng góp phần tạo nên nếp sống lành mạnh, văn minh, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Trong hệ thống giáo dục toàn diện đó, GDTC đóng vai trò và vị trí,
nhiệm vụ hết sức to lớn:
- Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh,
tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục
10
vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội
dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật
cơ bản của một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả
năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực
vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường
và xã hội.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ
thể một cách hài hòa, cân đối, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc
phục những tật xấu trong cuộc sống, nhằm sử dụng thời gian vào những
công việc có ích, có hiệu quả trong quá trình học tập, đạt được những
chỉ tiêu thể lực quy định.
- Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao
trình độ thể thao của sinh viên.
- Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề quan hệ hợp tác
Quốc tế về TDTT đối với sinh viên nên từ năm 1982, Chính phủ đã cho
phép thành lập Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, từ đó
hàng năm nhiêu đoàn thể thao của sinh viên đã tham gia các giải thể
thao theo sinh viên quốc tế, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế của các
trường đại học và giữ vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, luyện
tập TDTT để tăng cường sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần
lành mạnh trong học đường, góp phần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ vận
động viên trong các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp.
Hoạt động TDTT trong các trường ĐH, CĐ là một thành phần trong
việc giáo dục toàn diện cho sinh viên, giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của
hoạt động TDTT tăng cường sức khỏe. GDTC là một quá trình sư phạm,
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện tính tích
11
cực và nhân cách cho thế hệ trẻ. GDTC như một phạm trù vĩnh cửu, nó ra đời
từ khi xuất hiện xã hội loài người và sẽ tồn tại như một trong những điều kiện
cần thiết của nền sản xuất xã hội.
GDTC trong các trường ĐH, CĐ mang tính quần chúng và xã hội, với
các hình thức chủ yếu là các chương trình thể dục nội khóa và các hoạt động
ngoại khóa, được thực hiện cho tất cả sinh viên trong nhà trường, không phải
chỉ là nhiệm vụ của thầy và trò mà nó còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, mối
quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, của nhà nước và của toàn xã hội.
1.1.2. Tiềm năng và xu thế phát triển của Giáo dục thể chất trường học
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới
đã và đang có những chuyển biến vĩ đại, đó là thời đại của “cuộc cách mạng
đại công nghệ”, “thời đại nhân văn”, “thời đại của giáo dục đào tạo”. Trước
sự chuyển biến lớn lao về đời sống xã hội và sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, tất cả những thay đổi đó đòi hỏi con người phải có năng
lực về cả thể chất lẫn tinh thần ngày càng hoàn thiện hơn. Để đáp ứng yêu cầu
của đất nước trong tình hình mới, sự nghiệp TDTT cần được phát triển đúng
hướng theo quan điểm: “phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong
chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng
cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm
phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao chất
lượng lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”.
Đảng và Nhà nước vẫn coi trọng công tác TDTT và coi đó là một cuộc
cách mạng. TDTT có ý nghĩa và vai trò to lớn trong xây dựng con người phát
triển toàn diện, xây dựng đời sống mới, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ
xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Từ tư tưởng chỉ
đạo đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác TDTT và GDTC
12
trong nhà trường.
Hai ngành GD-ĐT và TDTT đã phối hợp với nhau xây dựng một dự án
chiến lược, với mục tiêu nâng cao chất lượng GDTC trong hệ thống giáo dục
quốc dân, nhằm tác động tích cực đến việc bảo vệ tăng cường sức khỏe, phát
triển thể lực, nâng cao tính tích cực vận động, cũng như phát triển các mặt
nhân cách con người mới cho thế hệ HS, SV. Chương trình tăng cường sức
khỏe, phát triển thể lực, cải tạo giống nòi và xây dựng lối sống văn hóa thể
chất lành mạnh cho thanh thiếu niên nước ta không chỉ có ý nghĩa nhân đạo
mà còn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế.
GDTC còn là nội dung bắt buộc, đã được khẳng định trong hiến pháp
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Việc dạy và học
TDTT trong nhà trường là bắt buộc”. Vì vậy, GDTC trường học là một bộ
phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục – đào tạo, cùng với thể thao thành tích
cao, GDTC trường học đã góp phần đảm bảo cho nền TDTT nước nhà phát
triển cân đối và đồng bộ. Bộ GD - ĐT đã thực hiện chủ trương, đường lối về
công tác TDTT nói chung và công tác GDTC nói riêng bằng rất nhiều văn bản
quy phạm như:
- Thông tư liên tịch số 08 LBDN/TDTT ngày 24/2/1986 về công tác
TDTT trong các trường dạy nghề và sư phạm.
- Thông tư số 11/TT GDTC ngày 01/8/1994 về việc chuyển hướng chỉ
thị 36CT/TW.
- Chỉ thị số 8127/GDTC ngày 31/8/2000 hướng dẫn thực hiện công tác
GDTC, sức khỏe, y tế học đường.
Để thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng về công
tác GDTC và TDTT trường học, Bộ GD-ĐT đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Tạo
bước phát triển mới về phong trào TDTT quần chúng trong lực lượng thanh,
thiếu niên, HS, SV đạt 60% trường học các cấp thực hiện GDTC có nề nếp và
13
15% số trường có hoạt động ngoại khóa TDTT thường xuyên. Hoàn thiện
củng cố tổ chức GDTC và thể thao trường học nhằm phát hiện, bồi dưỡng ban
đầu và hướng nghiệp cho học sinh có năng khiếu. Tăng cường tổ chức quản lý
nhà nước về TDTT ở các cấp giáo dục, mở rộng các tổ chức xã hội về TDTT.
Hoàn thành quy hoạch về cơ sở vật chất TDTT của ngành GD-ĐT trên phạm
vi toàn quốc. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT nhằm
tăng cường về số lượng những thành tựu khoa học GDTC và thể thao trường
học”.
1.2
1.2.1. Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận hữu cơ của nền giáo dục
toàn diện, một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt của nó là dạy học
vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con
người, nhằm tăng cường sức khoẻ phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
Thuật ngữ GDTC có trong ngôn ngữ của nhiều nước. Ở nước ta do bắt
nguồn từ gốc Hán Việt nên có thể hiểu “thể”
là thân thể, còn “chất” là chất
lượng. GDTC là giáo dục “
chất lượng thân thể con người”. Đó là những hình
thái chức năng tương đối ổn định được hình thành và phát triển do bẩm sinh di
truyền và chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên (trong đó có giáo dục và rèn
luyện). Cũng có người gọi tắt GDTC là Thể dục theo nghĩa tương đối hẹp vì
theo nghĩa rộng của từ Hán Việt cũ, TD còn có nghĩa là thể dục thể thao.
GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và hoàn thiện về thể chất
và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của người tập.
GDTC nhằm hình thành và phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, sức
mạnh sức bền vv… Trang bị cho người tập những kỹ năng kỹ xảo và hệ thống
tri thức chuyên môn. Ngoài ra nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện
năng lực vận động của con người.
14
Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT. Nhưng
chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản mang
tính định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền
thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng
chung mà chủ yếu là trong các nhà trường.
GDTC là một bộ phận của giáo dục nói chung cũng như các ngành giáo
dục khác, GDTC bao gồm những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng thông qua
quá trình sư phạm hoặc dưới hình thức tự giáo dục. Trong GDTC có hai bộ
phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và giáo
dục các tố chất thể lực (các năng lực thể chất). Nói cách khác đặc điểm GDTC
là giảng dạy kỹ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học, đồng thời
thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích điều chỉnh sự phát
triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: sức mạnh, sức bền…nhờ các bài tập cơ
thể tạo ra những biến đổi thích nghi ngày càng tăng của cơ thể như: hoàn
thiện các chức năng điều chỉnh của hệ thần kinh, làm tăng trưởng cơ bắp, tăng
thêm khả năng chức phận của hệ tim mạch.
1.2.2. Văn hoá thể chất (Còn gọi là TDTT)
Văn hoá thể chất là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt
động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất
cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh
hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lý.
Văn hoá thể chất là tổng hợp giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
loài người. Sự phát triển rộng khắp và phổ biến hiện nay của các môn thể
thao khác nhau: Nghệ thuật, dụng cụ, các trò chơi vận động, xuất hiện đa
dạng và phong phú, các bài tập thể chất đã làm giàu ý nghĩa những giá trị
văn hoá chung của nhân loại thông qua các hình thức cấu trúc mới của nền
văn hoá thể chất.
15
Văn hoá thể chất là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội có
nội dung cấu trúc đặc biệt qua việc sử dụng hợp lý sự vận động, như một
phương tiện hiệu quả chuẩn bị thể lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc
sống. Điều hoà và phát triển tình trạng sức khoẻ con người bao gồm: Các
hình thức vận động có mục đích, sự tổng hợp các thành tựu khoa học xã
hội, tự nhiên trong việc hình thành hệ thống những phương tiện, phương
pháp và điều kiện nhằm phát triển khả năng hoạt động của các thế hệ trong
xã hội nhân đạo, chân chính. Văn hoá thể chất là một trong những phương
tiện hiệu quả phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách, là yếu tố xã hội
nhằm tiến tới hoàn thiện thể chất con người. So với GDTC, khái niệm văn
hoá thể chất rộng và tổng hợp hơn.
Thể thao là dạng hoạt động của văn hóa thể chất mang tính đặc biệt, là
hoạt động văn hoá xã hội, là phương tiện và phương pháp hiệu quả củng cố
sức khoẻ và hoàn thiện thể chất, chuẩn bị cho con người trong lao động và
hoạt động xã hội, phát triển phẩm chất, ý chí, đạo đức và giáo dục thẩm mỹ,
mở rộng quan hệ quốc tế, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, các
quốc gia.
Đặc điểm của thể thao là loại hình hoạt động và thi đấu, là sử dụng các
phương tiện hiệu quả góp phần hình thành và hoàn thiện những năng lực thể
chất, tinh thần nhất định của con người.
Trong xã hội, thể thao được coi như một yếu tố có ý nghĩa giáo dục lớn
lao. Thể thao được phân ra: Thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng.
Thể thao thành tích cao là việc sắp xếp có hệ thống các bài tập, chu kỳ huấn
luyện, phương tiện hướng dẫn, và các cuộc thi đấu với mục tiêu nhằm giải
quyết nhiệm vụ nâng cao tối đa thành tích thể thao. Thể thao quần chúng là
các bài tập về một số môn thể thao theo hướng tích cực về mở rộng phạm vi,
số lượng người tập, gồm những bài tập thể chất dưới các hình thức đa dạng