Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TỪ GÓC NHÌN NHẬN THỨC, QUAN ĐIỂM VÀ THÁI ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TỪ
GÓC NHÌN NHẬN THỨC, QUAN ĐIỂM VÀ THÁI ĐỘ
NCS. Bùi Ngọc Quang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
TÓM TẮT:
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm khảo sát việc tự học của sinh viên
ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Trong nghiên cứu
này, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đã được sử dụng và trong đó đối tượng
được khảo sát là Ban Cố vấn học tập, giảng viên và sinh viên. Kết quả của nghiên cứu
đã chỉ ra rằng sinh viên đã có nhận thức, thái độ và quan điểm khá tốt về vấn đề tự
học. Tuy nhiên, vẫn còn một số những bất cập, cả về chủ quan lẫn khách quan trong
việc triển khai các hoạt động tự học, do đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất chung
nhằm nâng cao các hoạt động tự học cho sinh viên.
Từ khóa: tự học, nhận thức, quan điểm, thái độ
1. Đặt vấn đề
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân. Tuy
trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của người thầy, nhưng việc tự học vẫn là
yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường.
Điều 40 của Luật Giáo dục 2005 (được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
khóa XI ngày 14/6/2005) cũng nêu rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình
độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học,
tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện
cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.”
Trước tầm quan trọng của việc tự học, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án
Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 1 với quan điểm chỉ đạo: “Trong xã hội
học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ
hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao;
học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển
1


công bố theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ

0


quê hương, đất nước và nhân loại,” với trọng tâm “đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng nhằm
giúp cho học sinh, sinh viên tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu
để họp tập suốt đời có hiệu quả.”
Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học đã được
xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy “người học làm trung tâm” (student-centred
education) của Tudor (1996). Nghĩa là, người học cần năng động trong học tập và
nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học tập ở bậc đại học. Điều này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ đã và đang
được triển khai trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.
Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV là trung tâm của quá trình đào
tạo; ngoài kiến thức GV truyền đạt trên lớp, SV cần phải tự học, tự nghiên cứu thêm
tài liệu. Việc tự học của SV giữ vai trò rất quan trọng và là nhân tố trực tiếp nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên cạnh đó, việc tự học còn góp phần nâng
cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho SV
cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học;
giúp SV tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; và thúc đẩy lòng
ham học, ham hiểu biết để vươn tới đỉnh cao của tri thức khoa học.
Trong thời gian 12 năm thực hiện chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế
tín chỉ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM 2 luôn xác định SV là trung tâm của quá
trình đào tạo; luôn yêu cầu SV năng động trong học tập cũng như nghiên cứu khoa
học. Đào tạo theo học chế tín chỉ 12 năm qua, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn. Mười hai
năm là đủ dài để nhìn nhận lại hoạt động tự học của SV đang theo học tại trường,
nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động tự học đối với sự thành công của SV trong hệ

đào tạo này.
Liệu ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát triển
tư duy sáng tạo của SV ngành song ngữ Nga – Anh có thực sự được nâng cao không?
Liệu có phải do đặc thù của chương trình song ngữ nên khối lượng chương trình đào
tạo nặng và vì vậy mà đòi hỏi việc tự học và năng lực tự học của SV cao hơn so với
2

từ năm học 2006-2007 theo Quyết định số 105/QĐ-ĐT ngày 10/8/2006 của Hiệu trưởng
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

1


năng lực tự học của SV các chương trình khác hay không? Để tìm hiểu những vấn đề
này, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn bán
cấu trúc các đối tượng liên quan về việc tự học của sinh viên ngành song ngữ Nga –
Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu việc tự học của sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường
tính hiệu quả trong hoạt động tự học của đối tượng này, góp phần đảm bảo và nâng cao
chất lượng dạy và học tại Trường
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
-

Khảo sát và tìm hiểu việc tổ chức tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;

-


Phân tích, nhận xét, đánh giá các quan điểm tự của SV ngành Song ngữ Nga –
Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;

-

Đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt
động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ
Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn: tiếp cận thực tiễn hoạt động tự học
của SV tại Khoa Ngữ văn Nga, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM để nghiên cứu
về hiện trạng của việc tự học và công tác hỗ trợ, quản lý hoạt động cố vấn học tập, lấy
cơ sở thực tiễn, kết quả nghiên cứu làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp nhằm
tăng cường tính hiệu quả của việc tự học của SV ngành song ngữ Nga – Anh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thực hiện sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực
tiễn (bài báo, tạp chí, luận văn, luận án, sách, các đề tài nghiên cứu… trong và ngoài

2


nước) về các vấn đề có liên quan làm cơ sở xây dựng mô hình, khung lý thuyết nghiên
cứu.
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 02 GV, 02 thành viên Ban Cố vấn học tập, và 05 SV

chuyên ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trong
năm 2013 với danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu nhiên) nhằm thu thập
thông tin để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu, thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân
loại để làm trích dẫn trong báo cáo đề tài nghiên cứu.
Tùy theo diễn biến của câu chuyện, người phỏng vấn linh hoạt điều chỉnh câu chuyện
đi đúng chủ đề nhằm thu thập thông tin đúng trọng tâm và khai thác đủ sâu một số
thông tin cần thiết.
3.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Hoạt động tự học của sinh viên ngành song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM

3.3.2. Khách thể nghiên cứu
-

Sinh viên đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga

-

Giảng viên giảng dạy ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga

-

Ban Cố vấn học tập của Trường và Khoa Ngữ văn Nga

3.3.3. Phạm vi nghiên cứu
-


Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở chương trình đào tạo Song ngữ
Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

3.4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Sinh viên ngành song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
tổ chức việc tự học như thế nào?

-

Quan điểm của sinh viên ngành song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM đối với vấn đề tự học ra sao?

-

Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng cường tính hiệu quả của
việc tự học của sinh viên ngành song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM?

3.5. Mô hình nghiên cứu

3


Qua các khái niệm, thuật ngữ, các tài liệu, nghiên cứu liên quan, tác giả đã tổng hợp,
xây dựng và đưa ra khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:
Các
Cáchình
hình

thức
thứctựtựhọc
học
của
củaSV
SV

Quan
Quan điểm
điểm
tự
tự học
học của
của
SV
SV

Ý
Ý thức
thức tự
tự
học
học của
của SV
SV

Thái
Thái độ
độ tự
tự

học
của
học của SV
SV

VIỆC TỰ HỌC
VIỆC
TỰVIÊN
HỌC
CỦA
SINH
CỦASONG
SINH VIÊN
NGÀNH
NGỮ
NGÀNH
NGA - SONG
ANH NGỮ
NGA - ANH

Nội
Nội dung
dung tự
tự
học
của
học của SV
SV

Phương pháp

tự học của
SV

Các
Các yếu
yếu tố
tố
ảnh
hưởng
ảnh hưởng
đến
đến việc
việc tự
tự
học
học của
của SV
SV

Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu của đề tài
4. Kết quả khảo sát
Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 09 đối tượng,
với thông tin, thành phần chi tiết như Bảng 1:
Bảng 1. Thông tin đối tượng khảo sát
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

Đối tượng khảo sát

Số lượng

Sinh viên

05 người

Giảng viên

02 người

Ban Cố vấn học tập

02 người

Trình độ
SV năm 1
SV năm 2
SV năm 3
SV năm 4
SV năm 5
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Tiến sĩ

Thạc sĩ

Giới
tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ


khảo sát
Mã 01
Mã 02
Mã 03
Mã 04
Mã 05
Mã 06
Mã 07
Mã 08
Mã 09

4.1. Quan điểm về tự học của sinh viên
Qua kết quả phỏng vấn 05 SV, được phân bổ đều từ SV năm thứ nhất đến SV năm thứ
năm (do đặc thù đào tạo ngành song ngữ gồm Cử nhân Ngôn ngữ Nga và Cao đẳng
tiếng Anh nên thời gian đào tạo là 5 năm), về quan điểm tự học, ta nhận được các kết

quả như sau:
“Tự học là điều hiển nhiên và bắt buộc đối với sinh viên trong học chế tín chỉ”
(SV năm 1, Nữ & SV năm 2, Nam)
4


“Tự học là tự nghiên cứu, tự mày mò, tự khám phá ra kiến thức mới” (SV năm
3, Nam)
“Tự học là một quá trình trong đó người học có hay không có sự giúp đỡ từ
người khác trong việc xác định nhu cầu, mục tiêu học tập của chính mình” (SV
năm 4, Nữ)
“Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính bản thân ta tự tìm tòi khám
phá, tự làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho mình, đó cũng là nhu cầu tự
nhiên tất yếu của con người” (SV năm 5, Nam)
Quan điểm của SV về vấn đề tự học rất đa dạng và nhiều cách hiểu, nhưng tựu chung
lại SV đã hiểu rõ được bản chất của vấn đề tự học; đặc biệt là hiểu rõ được tầm quan
trọng của nó đối với SV trong học chế tín chỉ, ngoài ra còn thấy rõ được tầm quan
trọng của tự học được coi như là “nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người”.
4.2. Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của sinh viên
Về ý thức tự học, đa số SV đã hiểu và nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan
trọng của việc tự học:
“Tự học là điều hiển nhiên và bắt buộc đối với sinh viên trong học chế tín chỉ”
(Mã 01 & Mã 02)
“Tự học giúp bản thân mở rộng kiến thức, giúp đạt kết quả học tập tốt hơn”
(Mã 02 & Mã 03)
“Tự học giúp bạn rèn luyện được kỹ năng học tập suốt đời và nhiều kỹ năng
quan trọng khác, góp phần thành công trong sự nghiệp tương lai” (Mã 04)
“Tự học còn giúp rèn luyện phẩm chất đạo đức” (Mã 05)
Qua kết quả phỏng vấn sâu, một số GV và thành viên Ban Cố vấn học tập của
Khoa Ngữ văn Nga cũng khẳng định SV hiện nay đã có ý thức tự học:

“Nhìn chung ý thức tự học của sinh viên cũng tương đối khá” (Mã 06)
“Nhìn chung sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh đã có ý thức tự học và rất
chăm chỉ, chịu khó” (Mã 07)
“Sinh viên đã có ý thức dành nhiều thời gian tự học thêm nội dung mình ưa
thích ngoài chương trình học, ví dụ học thêm về công nghệ thông tin” (Mã 08)
“Ý thức tự học của sinh viên hiện nay có tốt hơn, nhưng cải thiện không nhiều”
(Mã 09)

5


Về thái độ tự học, qua kết quả phỏng vấn sâu, một số GV cũng nhận xét, đánh giá và
SV cũng thừa nhận rằng SV có thái độ cao trong việc tự học, tuy nhiên vẫn còn thụ
động, chưa chủ động, tích cực trong học tập:
“Thái độ tự học của sinh viên hiện nay có tốt hơn nhưng cải thiện không nhiều,
đặc biệt là đối với sinh viên Khoa Ngữ văn Nga năm thứ nhất và năm thứ hai,
dường như kém hơn hẳn so với các khoa khác và thường thụ động trong học
tập” (GV, Mã 08)
“Sinh viên chưa chủ động trong việc học, thường bắt buộc các em học thì các
em mới học, ý thức tự giác của các em chưa cao” (GV, Mã 06 & Mã 07)
“Thái độ lừng khừng, học đối phó; phương pháp chưa đủ, dù có được chỉ dẫn,
nhưng nếu sinh viên không tự nguyện thực hiện cũng chỉ vô ích, mặc dù thầy cô
đã nhắc nhiều” (GV, Mã 09)
“Theo em, ý thức và thái độ của sinh viên đa số là thờ ơ, tự học chỉ để đối phó,
thi đậu, không vì kiến thức” (SV, Mã 03)
“Một phần các bạn thực hiện rất tốt, nhưng đa số còn chưa tích cực, chủ động
tự học” (SV, Mã 04)
“Đa số sinh viên năm nhất, năm hai có thái độ nghiêm túc với việc tự học, còn
những sinh viên khóa trên thường ít dành thời gian cho việc tự học vì bận rộn
làm thêm” (SV, Mã 05)

Về phương pháp tự học của SV rất đa dạng và phong phú. Mỗi SV có một phương
pháp tự học riêng nên các phương án trả lời của SV về phương pháp tự học cũng
không đồng nhất. Tuỳ theo hoàn cảnh, cách thức tự học mà SV đề ra mục tiêu, lập và
triển khai thực hiện kế hoạch tự học nhằm đạt được kết quả cao trong học tập:
“Tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức qua nguồn tài liệu mở trên mạng internet; tự
bổ sung kiến thức qua sách vở, giáo trình, tài liệu” (SV, Mã 01)
“Thường lập mục tiêu và kế hoạch cho việc tự học của mình; thường ôn lại bài
giảng cũ và hoàn thành bài tập trước khi lên lớp” (SV, Mã 02)
“Thường liên hệ kiến thức cũ và kinh nghiệm cá nhân để tìm hiểu kiến thức mới
hoặc sử dụng những công cụ như bản đồ tư duy” (SV, Mã 03)
“Biết tự phân tích, tổng hợp và đánh giá những điều đã được học; biết cách
vận dụng và liên hệ thực tế những kiến thức đã học” (SV, Mã 05)

6


Tuy nhiên, cũng có nhiều GV và chính SV cũng thừa nhận phương pháp tự học
hiện nay của SV vẫn chưa hiệu quả:
“Hiệu quả việc tự học của các em không cao lắm so với sinh viên các khoa
khác trong trường, chỉ khoảng 1/3 các em là có phương pháp tự học tốt” (GV,
Mã 06)
“Các em vẫn chưa tự tìm được cho mình một phương pháp tự học riêng phù
hợp, ý thức tự giác trong học tập còn chưa cao, vẫn còn thụ động trong cách
học” (GV, Mã 08)
“Phương pháp chưa đủ, dù có được chỉ dẫn, nhưng nếu sinh viên không tự
nguyện thực hiện cũng chỉ vô ích, mặc dù thầy cô đã nhắc nhiều” (GV, Mã 09)
“Phần lớn sinh viên hiện nay chỉ làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài đến lớp, rất ít
người tìm tòi, đào sâu, tìm hiểu thêm về những điều mình đã học trên trường”
(SV, Mã 01)
“Mọi người có ý thức tự học, thái độ tích cực. Tuy nhiên, phương pháp tự học

chưa hợp lý, chưa biết cách tự học” (SV, Mã 02)
“Bởi vì sinh viên Việt Nam từ thời phổ thông đã được dạy theo phương pháp
thầy đọc, trò chép, chỉ học những gì thầy cô đã cung cấp nên lên đại học cũng
áp dụng phương pháp như vậy, khiến cho sinh viên hiện nay gặp nhiều khó
khăn trong việc tự học” (SV, Mã 04)
“Một phần các bạn thực hiện rất tốt, nhưng đa số còn chưa tích cực tự học
hoặc chưa có phương pháp cụ thể” (SV, Mã 05)
Tóm lại, qua kết quả khảo sát, ta thấy được SV ngành Song ngữ Nga – Anh có ý thức
tự học tốt, tuy nhiên, thái độ tự học vẫn còn mang tính thụ động và có phương pháp tự
học nhưng hiệu quả chưa cao.
4.3. Nội dung tự học và các hình thức tự học của sinh viên
Xét về nội dung tự học của SV thì ưu tiên hàng đầu của thời gian tự học là “Ôn lại bài
cũ và thực hiện yêu cầu, quy định của giảng viên phụ trách môn học” đã được 2 em
SV năm nhất và năm hai có cùng quan điểm trả lời (Mã 01 & Mã 02).
Đối với nội dung tự học của các em SV năm ba trở lên, họ cho rằng: “Đọc sách và tài
liệu có liên quan đến môn học/buổi học sắp tới” (Mã 03); “Ghi chú những thắc mắc

7


(bài cũ/bài mới) để hỏi giảng viên” (Mã 04) và “Học những gì sinh viên thích có hoặc
không liên quan đến môn học” (Mã 05).
Qua một số câu trả lời trên, ta thấy rằng đa số thời gian tự học được SV dành ưu tiên
cho việc thực hiện những yêu cầu của GV; do đó, có thể nói rằng định hướng của GV
phụ trách môn học quy định nội dung tự học của SV, nghĩa là việc tự học của SV đã có
sự định hướng của GV.
Xét về các hình thức tự học của SV thì kết quả trả lời của SV cho thấy được sự đa
dạng của hình thức tự học, đó là “Em thường tự học một mình, hoặc học cùng với một
bạn khác” (Mã 01& Mã 02); “Em hay học theo nhóm vào những ngày cuối tuần để
thảo luận chung và giải quyết vấn đề qua bài tập nhóm mà giảng viên giao, hoặc làm

thuyết trình theo nhóm…” (Mã 04); “Em thường trau dồi và củng cố nâng cao ngoại
ngữ tiếng Anh và tiếng Nga qua việc tham gia câu lạc bộ học tập của Khoa” (SV năm
thứ 5 trả lời, Mã 04). Như vậy, ta có thể thấy rằng, hình thức tự học của SV chuyên
ngành Song ngữ Nga - Anh rất đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, SV năm thứ năm có chia sẻ thêm:
“Một số hoạt động của câu lạc bộ học tập của Trường và Khoa còn chưa đa
dạng, phong phú, chưa gắn kết được với việc vừa học vừa chơi, chưa có nhiều
hoạt động đặc sắc để gây hứng thú cho sinh viên tham gia nhiều hơn” (Mã 05)
Qua kết quả trên, ta thấy rằng nội dung tự học của SV thường được định hướng bởi
GV, điều này cũng dễ lý giải cho phần phân tích ở trên là SV có thái độ tự học nhưng
vẫn còn mang tính thụ động, phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của GV. Hình thức tự học
của SV đa dạng, phong phú, tuy nhiên cần thu hút SV tham gia hình thức tự học qua
các câu lạc bộ và hình thức này phải hiệu quả hơn nữa.
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên
SV ngành Song ngữ Nga – Anh, có ý thức, thái độ và phương pháp tự học tốt; tuy
nhiên, nhiều SV đã trình bày những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học
của SV.
“Khó khăn trở ngại lớn nhất trong việc tự học là khối lượng chương trình học
khá nặng và thiếu thời gian để tự học. Lịch học nhiều hơn, phải tiếp nhận hai
ngôn ngữ cùng lúc nên lượng kiến thức khá lớn, bài tập nhiều, không có thời
gian thực hành nhiều, thời khóa biểu chưa hợp lý” (Mã 03)

8


“Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo thiếu; cũng như sinh viên không được dạy
cách chọn lọc nguồn tài liệu phù hợp” (Mã 02 & Mã 04)
“Không có môi trường tự học tốt, đặc biệt là môi trường thực hành tiếng với
người nước ngoài; thiếu không gian tự học, phòng tự học cho sinh viên, không
có phương tiện hỗ trợ trong việc tự học như máy tính, mạng internet, wifi tốc

độ cao…” (Mã 05)
“Động lực, quyết tâm trong học tập của sinh viên còn chưa cao; cũng như sinh
viên chưa được hướng dẫn cách tự học đầy đủ” (Mã 04)
Mặc dù, thời gian học, chương trình học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh là rất lớn,
nhưng SV ngành song ngữ rất năng động, thích ứng cao với môi trường xã hội bên
ngoài, thể hiện ở chỗ:
“Việc đi làm thêm cũng ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc
tự học, mà trái lại sinh viên tự học được rất nhiều kiến thức từ việc trải nghiệm
cuộc sống qua công việc làm thêm” (Mã 05)
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy SV còn gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động
tự học do nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan.
Các yếu tố chủ quan tác động xấu đến hoạt động tự học là: “Sinh viên thiếu kỹ
năng để tiến hành hoạt động tự học” (Mã 01 & Mã 06); “Sinh viên thiếu kiến thức cơ
bản về môn học” (Mã 02 & Mã 09); “Sinh viên thiếu thời gian để tự học do tham gia
các khóa học khác” (Mã 04 & Mã 05)
Các yếu tố khách quan gây khó khăn cho hoạt động tự học là: “Sinh viên không đủ
các điều kiện khác (môi trường học tập, tài liệu, chỗ ngồi,…) để tự học” (Mã 02);
“Sinh viên không được giảng viên hướng dẫn cách tự học” (Mã 03); “Sinh viên thiếu
thời gian để tự học do phải lên lớp quá nhiều” (Mã 05).
Như vậy, khi tiến hành tự học SV gặp rất nhiều khó khăn do nguyên nhân chủ quan
cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngoài. SV cũng đã nhận thức rõ để giải quyết
các khó khăn khi tiến hành hoạt động tự học thì chính bản thân SV phải nỗ lực trước
sau đó mới là nhận các hỗ trợ từ bên ngoài. Do đó, những khó khăn khách quan cũng
như chủ quan nêu trên đòi hỏi SV tìm ra hướng giải quyết cụ thể cho chính bản thân để
có được một phương pháp học hiệu quả, lĩnh hội được kiến thức, và đáp ứng được mục
tiêu của môn học.

9



Tóm lại, do tác động khách quan từ bên ngoài cũng như những khó khăn cá nhân, SV
rất cần sự hỗ trợ từ phía GV phụ trách môn học, Ban Cố vấn học tập, Khoa và Nhà
trường để việc tự học thật sự có hiệu quả.
5. Kết luận và đề xuất
Qua mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài. Về cơ bản, SV ngành Song ngữ Nga – Anh đã có quan điểm, ý thức,
thái độ và phương pháp tự học tương đối tốt; các hình thức tự học, tổ chức tự học của
SV đa dạng, phong phú; nhà trường có quan tâm, đầu tư và hỗ trợ SV trong quá trình
tự học. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định, cả chủ quan lẫn khách
quan, khi triển khai các hoạt động tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đưa ra một số đề xuất như sau: (1) đối với
sinh viên, phải không ngừng nâng cao ý thức, thái độ tự học, tự trau dồi, rèn luyện với
phương pháp tự học phù hợp; cần xác định rõ mục tiêu quan trọng trước mắt là tiếp
cận, phát triển phương pháp tự học phù hợp, sau đó xây dựng kế hoạch học tập cụ thể,
rõ ràng và quyết tâm thực hiện các kế hoạch, chiến lược học tập đã đề ra; (2) đối với
giảng viên, trong quá trình học, luôn xác định là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ
đạo, điều khiển quá trình học, truyền đạt kiến thức và bồi dưỡng ý thức tự giác trong
học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng
thực hành cho SV; và (3) đối với Khoa và Nhà trường, luôn xác định là đơn vị chủ
quản, đơn vị tổ chức các hoạt động dạy và học, có tác động gián tiếp đến kết quả học
tập của SV trong quá trình tự học, do đó luôn phải phối hợp với các đơn vị liên quan
để cùng nhau đưa ra các hướng giải pháp, kế hoạch chiến lược chung thống nhất, khả
thi và hiệu quả nhất nhằm hỗ trợ và góp phần nâng dần chất lượng dạy và học ngành
Song ngữ Nga – Anh nói riêng và các ngành học khác nói chung tại Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

A qualitative study on students’ self-study from the perspective of
awareness, viewpoints and attitudes
ABSTRACT:

10


The aim of this study is to investigate students’ self-study majoring in Russian-English
Bilingual Education, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National
– Ho Chi Minh City. In the study, semi-structured interviews were used and the
Academic Advisory Board, lecturers, and students were interviewed. The result of the
study shows that the students have good awareness, viewpoints and attitudes on selfstudy. However, there are still some difficulties, which are both subjective and
objective, when implementing self-learning activities, so the author makes
recommendations for improving students’ self-study activities.
Keywords: self-study, awareness, viewpoint, attitude
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bùi Ngọc Quang (2016), Tác động của tự học đến kết quả học tập của sinh viên
ngành Song ngữ Nga-Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ,
Tập 19, Số X2/2016, trang 105-117.
2.Quốc hội (2005), Luật Giáo dục của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3.Thủ tướng Chính phủ (2013), Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 20122020 (Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2013).
4.Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (2006), Quy định về học chế tín chỉ tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh (Quyết định số 105/QĐ-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2006).
5.Tudor, I. (1996), Learner-centredness as Language Education, Cambridge:
Cambridge University Press.

11




×