Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

2 ba diem thang hang toán lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.28 KB, 4 trang )

CHƯƠNG I – ĐOẠN THẲNG
BÀI 2 – BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. Ba điểm không thẳng hàng khi chúng
không thuộc bất kỳ đường thẳng nào.

O

A

B

Hình 10
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
3. Với ba điểm thẳng hàng A, O , B như trên Hình 10, ta có thể nói:
- Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm A và O nằm cùng phía đối với điểm B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm O.
- Diểm O nằm giữa hai điểm A và B.
II – CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM
Dạng 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng hay không thẳng hàng
Phương pháp giải:
B1: Vẻ một đường thẳng đi qua hai trong ba điểm cho trước.
B2: Nếu điểm còn lại nằm trên đường thẳng vừa vẽ thì ba điểm thẳng hàng.
Nếu điểm còn lại không nằm trên đường thẳng vừa vẽ thì ba điểm không thẳng hàng.
A

E
H


B

C

M

thaytoan.edu.vn

B
O

A

D

N

Hình 11

D

C
I

Hình 12

Hình 13

HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM



1A. Ở Hình 11, dùng thước thẳng kiểm tra ba điểm A, B, C hay ba điểm A, M, N thẳng hàng?
1B. Ở Hình 12, dùng thước thẳng kiểm tra ba điểm D, O, H hay ba điểm I, O, H thẳng hàng?
2A. Xem Hình 13 và gọi tên:
a) Tất cả bộ ba điểm thẳng hàng;
b) Ba bộ ba điểm không thẳng hàng.

G

J

H

2B. Xem Hình 14 và gọi tên:
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng;
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng

I

F

3A. Vẽ hình theo các yêu cầu dưới đây:
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng;
b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D;
c) Ba điểm T, Q, R thẳng hàng nhưng ba điểm P, Q, R không thẳng hàng.
3B. Vẽ hình theo các yêu cầu dưới đây:
a) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng;
b) Ba điểm I, H, K thẳng hàng sao cho điểm I, K nằm cùng phía đới với điểm H;
c) Ba điểm D, E, F thẳng hàng và ba điểm D, E, K cũng thẳng hàng.
Dạng 2: Xác định vị trí giữa ba điểm thẳng hàng

4A.

4B.

5A.

Xem Hình 15 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm .....nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm .....đối với điểm M.
c) Hai điểm ....nằm khác phái với điểm....

M

R

N

Hình 15

Xem Hình 16 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm D và F nằm ....đối với điểm.....
b) Điểm ... nằm giữa hai điểm ... và ....
c) Hai điểm ....và ....nằm cùng phía đối với điểm E

D

E

F


Hình 16

Xem Hình 17 và đọc tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
A

N
I
B

M
M

Hình 17

thaytoan.edu.vn

N

P

Q

C

Hình 18

HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM


5B.


Xem Hình 18 và gọi tên các điểm
a) Nằm giữa hai điểm M và P;
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q;
c) Nằm giữa hai điểm M và Q.

6A.

Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho:
a) N, P nằm cùng phía với M;
b) M, P nằm khác phía với N;
c) M nằm giữa N và P.

6B.

Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho:
a) Điểm A nằm giữa hai điểm B và C;
b) Điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.

7A.

Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho hai điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm C. Có mấy
trường hợp hình vẽ?

7B.

Vẽ ba điểm K, L, M thẳng hàng sao cho điểm K nằm giữa hai điểm L và M. Có mấy trường hợp
hình vẽ?

III – BÀI TẬP RÈN LUYỆN


N

R

Q
T
S

O

8.

Đọc tên các bộ ba điểm thẳng hàng có trong hình 19

P

Hình 19

9. Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây:
a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
b) Ba điểm M, N, P thẳng hàng và hai điểm M, N nằm cùng phía đối với điểm P.
c) Ba điểm X, Y, Z thẳng hàng và hai điểm X, Y nằm khác phía đối với điểm Z.
d) Ba điểm F, G, H thẳng hàng nhưng ba điểm G, H, J không thẳng hàng.
10. Xem hình 20 và gọi tên:
a) Điểm nằm giữa A và T;
b) Hai điểm nằm cùng phía đối với điểm R;
c) Điểm nằm giữa P và T.

P


thaytoan.edu.vn

HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM

Q

R

T

Hình 20


11. Vẽ ba điểm X, Y, Z thẳng hàng sao cho:
a) Điểm X nằm giữa hai điểm Y và Z;
b) Điểm X, Y nằm cùng phía đối với Z;
c) Điểm X, Y nằm khác phía đối với Z.
12. Vẽ bốn điểm E, F, G, H cùng thuộc một đường thẳng và điểm G nằm giữa hai điểm E, F còn điểm E,
H nằm khác phía đối với điểm F. Có mấy trường hợp hình vẽ?
13. Mỗi câu sau đây là đúng hay sai?
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm phân biệt.
b) Trong ba điểm phân biệt luôn có một điểm nằm
giữa hai điểm còn lại.
c) Với ba điểm thẳng hàng phân biệt luôn có hai
điểm nằm khác phía đối với điểm còn lại.
d) Với ba điểm A, B, C thẳng hàng thì điểm B luôn
nằm giữa hai điểm A và C.
14*. Theo hình 21 thì ta có thể trồng được 12 cây theo 6
hàng, mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trông 10 cây

thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.
Hình 21

thaytoan.edu.vn

HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM



×