Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TIỄN áp DỤNG BIỆN PHÁP xử lý HÀNH CHÍNH đưa vào cơ sở CAI NGHIỆN bắt BUỘC tại tòa án NHÂN dân THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.76 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KHOÁ 21
THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA
VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ TRÀ MY

ĐÀ NẴNG - 3 / 2019

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
−−−−−

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KHOÁ 21

THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA
VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thời gian thực hiện : 21/01/2019 – 23/3/2019
Địa điểm thực tập : Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: NGUỄN VĂN PHỤNG
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ TRÀ


Lớp
Mã số sinh viên

: K21 VLK 4
: 2120867061
ĐÀ NẴNG – 3 / 2019
ĐÀ NẴNG – 3 / 2019

MY


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước tiên em xin gửi đến
các quý thầy, cô giáo trường Đại học Duy Tân lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất.
Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Trần Võ Như Ý – người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu
sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Trưởng phòng văn phòng công chứng Cô
Nguyễn Hải Sâm và các anh chị chuyên viên pháp lý, các chị văn thư của Văn
phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được
tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại văn phòng. Cuối cùng em
xin cảm ơn các anh chị văn phòng công chứng đã giúp đỡ, cung cấp những số
liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học
Duy Tân và toàn thể Khoa Luật đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà
em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức
mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra
nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc để giúp ích cho công việc sau

này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn
thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp sâu sắc nhất từ thầy cô cũng như quý văn
phòng .
Em xin chân thành cảm ơn !


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………..,ngày……tháng……năm……….
ĐƠN VỊ THỰC TẬP



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
.…………, ngày…….tháng……năm………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Từ viết tắt

Giải thích

1.

TT-BTP

Thông tư – Bộ Tư pháp

2.

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn địa điểm thực tập
Theo tôi thực tập là một giai đoạn quan trọng trong quá trình các sinh
viên Luật định hướng tương lai cũng như áp dụng các kiến thức mà bản thân
học được vào thực tế. Việc tìm được nơi thực tập phù hợp cho bản thân và mục
tiêu đề ra cho công việc sau này để phát triển trong nghề Luật là một điều hết
sức quan trọng. Bởi lẽ đó, niềm đam mê của tôi trong tương lai là một chuyên
viên pháp lý hoặc trở thành một công chứng viên , tư vấn pháp luật cho mọi
người hiểu biết về luật để xây xựng một xã hội văn minh, hiểu biết và am hiểu
về luật. Trong giây phút suy nghĩ và niềm mơ ước sau khi tốt nghiệp tôi đã lựa

chọn Văn phòng công chứng là nơi bắt đầu. May mắn thay sau một cuộc nói
chuyện ngắn với Trưởng văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm. Tôi đã được
sự cho phép của trưởng phòng được thực tập tại nơi này.
2. Lí do chọn đề tài thực tập
Văn phòng công chứng có chức năng thực hiện chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính
xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà
theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện
yêu cầu công chứng. Do đó ông chứng viên xác nhận tính xác thực, tính hợp
pháp của những tình tiết trong nội dung hợp đồng, giao dịch, bảo đảm cân
bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ngay từ khi giao kết, kiểm tra
năng lực hành vi, tính tự nguyện, chữ ký của các chủ thể tham gia hợp đồng,
giao dịch, kiểm tra nội dung và mục đích của hợp đồng, giao dịch có vi phạm
điều cấm của pháp luật, có trái đạo đức hay không, đối tượng hợp đồng, giao
dịch là có thật hay giả mạo, hình thức của hợp đồng, giao dịch có phù hợp với
quy định của pháp luật không. Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì
văn bản công chứng là chứng cứ tin cậy nhất để các chủ thể tham gia hợp
đồng, giao dịch tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời đây
cũng là chứng cứ để Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp


một cách nhanh chóng do đó dịch vụ công chứng từ khi xã hội hóa đến nay đã
thực sự trở thành dịch vụ cần thiết và ngày càng phát triển ở Việt Nam, đặc
biệt ở các thành phố lớn. Nhu cầu công chứng của mỗi người dân cũng ngày
càng cao. Hơn nữa, chính vì nơi tôi thực tập là Văn phòng công chứng và tôi
muốn bài báo cáo thực tập của mình nói rõ hơn về văn phòng công chứng về
pháp luật công chứng, hoạt động tổ chức tại văn phòng công chứng như thế
nào, trách nhiệm quyền hạn của một công chứng viên ra sao. Những ưu nhược
điểm – khó khăn tại văn phòng công chứng như thế nào. Sau đây tôi sẽ trình

bày qua bài báo cáo thực tập một cách rõ ràng sau.


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng tại Việt Nam là loại hình công chứng mới theo
Luật công chứng năm 2014. Trước đây, việc công chứng do Nhà nước, đại
diện là các công chức Nhà nước được bổ nhiệm chức danh công chứng
viên thực hiện. Văn phòng công chứng do những người không phải là công
chức nhà nước đảm nhiệm chức năng công chứng.
Hay nói cách khác Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được tổ
chức và hoạt động theo quy định luật công chứng và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh thay mặt Nhà
nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con
dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn
thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
1.1.2 Đặc điểm của văn phòng công chứng
Hoạt động của công chứng vừa mang tính công quyền vừa mang tính
chất dịch vụ công. Tính công quyền thể hiện ở chỗ công chứng viên của
phòng công chứng hay của các văn phòng công chứng đều do Bộ trưởng Bộ
Tư pháp bổ nhiệm để dịch thuật công chứng các hợp đồng giao dịch giữa các
tổ chức, công dân theo qui định của pháp luật. Khi tác nghiệp, công chứng
viên nhân danh nhà nước thực thi công việc. Hoạt động công chứng còn
mang tính chất dịch vụ công tức là thực hiện một loại dịch vụ của Nhà nước
nhưng được Nhà nước giao cho tổ chức hành nghề công chứng đảm nhiệm,
đó là công chứng các hợp đồng giao dịch mà các tổ chức và cá nhân yêu cầu.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công là phải bảo đảm được

tính liên tục không bị gián đoạn của dịch vụ công. Hoạt động dịch vụ này
nhằm hướng tới 3 lợi ích sau:
10


- Lợi ích của các bên tham gia giao dịch: Công chứng giúp cho các tổ
chức, cá nhân thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại theo
đúng pháp luật, nhờ đó giảm thiểu tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch.
- Lợi ích của nhà nước: Hoạt động công chứng góp phần làm cho các
giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại được thực hiện theo đúng khuôn
khổ của pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Công chứng viên có sự độc lập, trong tác nghiệp chuyên môn, công
chứng viên không chịu trách nhiệm trước các cơ quan cơ quan cấp trên hay
trước trưởng phòng, trưởng văn phòng mà tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Vì vậy, trong tác nghiệp chuyên môn, công chứng viên không bị lệ thuộc
vào cấp trên.
- Lợi ích của tổ chức hành nghề công chứng: Khi thực hiện hoạt động
công chứng, tổ chức hành nghề công chứng được thu phí và thù lao công
chứng theo qui định.
Các tổ chức hành nghề công chứng được Nhà nước chuyển giao cho một
phần quyền của Nhà nước để thực hiện chức năng của Nhà nước trong một
lĩnh vực cụ thể là công chứng các hợp đồng giao dịch. Đồng thời, Nhà nước
cũng chuyển giao cho các tổ chức hành nghề công chứng một trách nhiệm và
nghĩa vụ lớn là phải thực hiện công chứng một cách đúng pháp luật và đảm
bảo được lợi ích của Nhà nước.
1.1.3 Phân biệt phòng công chứng với văn phòng công chứng
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Phòng công chứng là của nhà
nước, thường được quen gọi là công chứng nhà nước. Còn Văn phòng công
chứng là của tư nhân, thường quen gọi là công chứng tư. Vậy nên khi đi công

chứng bạn để ý tên của tổ chức công chứng đó, nếu là “Phòng” thì là của Nhà
nước còn nếu là “Văn phòng” thì của tư nhân. Ngoài ra Phòng công chứng
thường đặt tên theo số, Ví dụ : Phòng công chứng số 1, số 2, số 3…

11


Về cơ bản chỉ khác nhau tên gọi và chủ sở hữu vốn thôi, cách thức hoạt
động liên quan đến khách hàng công chứng hoàn toàn giống nhau. Còn để
đánh giá cái nào tốt hơn cái nào thì còn phải xét thêm nhiều yếu tố nữa.
Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động
theo quy định của Luật Công chứng số: 53/2014/QH13 và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan.
Về giống nhau: về tính chất hoạt động đều thực hiện việc công
chứng: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác
bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân,
tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Khác nhau:
Theo khoản 2,3 điều 18 về nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công
chứng theo Luật Công chứng số: 53/2014/QH13 như sau: Phòng công chứng
chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được
Văn phòng công chứng;Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách
ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
- Về địa vị pháp lí:
Văn phòng công chứng: Là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu
và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn
thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Phòng công chứng: Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ
sở, con dấu và tài khoản riêng. Là đơn vị sự nghiệp công lập
-

Tên gọi:
Văn phòng công chứng: Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao

gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn
phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng
12


công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng
hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không
được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
Phòng công chứng: Bao gồm cụm từ "Phòng công chứng” kèm theo số
thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng
công chứng được thành lập.
-

Người đại diện pháp luật:
Văn phòng công chứng: Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng

công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là
công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công
chứng từ 02 năm trở lên.
Phòng công chứng: Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
-


Người thực hiện công chứng:

Văn phòng công chứng: Phải là công chứng viên.
Phòng công chứng: Có thể là công chứng viên, có thể không.
-

Cơ chế hoạt động:
Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng là công ty hợp danh

gồm các thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn;Trưởng phòng
Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo
quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.
Phòng công chứng: Các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo
đơn vị sự nghiệp công lập; Trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Vấn đề thành lập:
13


Văn phòng công chứng: Do các công chứng viên thành lập được quy
định tại Điều 23 Luật công chứng 2014 do đó văn phòng công chứng phải có
hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định. Các công chứng viên hợp danh chủ động xin thành lập
mà không bị phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân
Phòng công chứng: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014 do đó căn cứ vào nhu cầu
công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

- Vấn đề hợp nhất, giải thể:
Văn phòng công chứng lại được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai
hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình doanh
nghiệp vì vậy sáp nhập, hợp nhất và chuyển nhượng Văn phòng công chứng
là những hoạt động quan trọng. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 28 về
Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng và Điều 29 về Chuyển nhượng
Văn phòng công chứng Luật công chứng 2014.
Phòng công chứng chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể. Phòng
công chứng mà không được thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất.
Điều 21 Luật công chứng 2014 quy định: "Trong trường hợp không cần
thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng
công chứng thành Văn phòng công chứng.... Trường hợp không có khả năng
chuyển đổi phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án giải thể Phòng công
chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định...".
1.2 Pháp luật về tổ chức hoạt động của văn phòng công chứng
Hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính. Văn phòng công chứng do
công chứng viên thành lập (Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo
quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng).

14


Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức
và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do
hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại
hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công
chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công
chứng viên.
Theo điều 18 Luật công chứng 2014 về nguyên tắc thành lập tổ chức

hành nghề công chứng như sau:1.Việc thành lập tổ chức hành nghề công
chứng phải tuân theo quy định của Luật này và phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa
có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.3. Văn phòng công
chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.”
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại
hình công ty hợp danh.Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên
hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn
phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của
Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng
công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một
công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công
chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với
tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính
phủ quy định.Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt

15


động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng,
thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn
phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho

phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu
của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
con dấu.
Để thành lập văn phòng công chứng căn cứ vào nhu cầu công chứng tại
địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành
lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ
sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện. Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng
công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi
có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp gồm các nội dung như
Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng.Số, ngày, tháng, năm ra quyết
định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
Quy định tại Điều 23 Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công
chứng của Luật công chứng 2014:”1. Các công chứng viên thành lập Văn
phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng
gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn
phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ
chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế
hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên
tham gia thành lập Văn phòng công chứng.2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng;
trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.3. Trong
thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn
16



phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi
đã ra quyết định cho phép thành lập.Nội dung đăng ký hoạt động của Văn
phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên
Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng,
danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh
sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công
chứng (nếu có).4. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm
đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công
chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký
hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp
cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.5. Văn phòng công chứng được
hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.”
Mục tiêu xây dựng đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp, đủ về số lượng,
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề
nghiệp, áp dụng theo quy định Điều 8 Luật Công chứng Số: 53/2014/QH13 Tiêu
chuẩn công chứng viên quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam,
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu
chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Phải có bằng cử nhân luật;
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ
chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật
này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2
Điều 10 của Luật này;
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
So với Luật công chứng số 82/2006/QH16; Nghị định số 75/2000/NĐCP, công chứng viên số 53/2014/QH13 được quy định trong luật có tiêu

17


chuẩn cao hơn: có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 05
năm trở lên, tham gia khóa đào tạo nghề 06 tháng và tập sự 12 tháng tại tổ
chức hành nghề công chứng. Bên cạnh việc quy định nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng Số: 53/2014/QH13 còn có
quy định nhằm tăng nhanh số lượng đội ngũ công chứng viên thông qua các
quy định về miễn đào tạo nghề công chứng: Điều 10. Miễn đào tạo nghề công
chứng:”1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:a)
Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm
trở lên;b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;c) Giáo sư, phó giáo sư
chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành
tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên
cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.2. Người được
miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia
khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành
nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ
nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03
tháng.Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn
thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đây là những người có trình độ cao, có kinh nghiệm chuyên môn về
pháp luật nói chung và một số người có trình độ, kinh nghiệm chuyên sâu
trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, là những lĩnh vực gần với hoạt động chuyên
môn. Ngoài ra, Luật Công chứng Số: 53/2014/QH13 cũng quy định người
được miễn đào tạo nghề đồng thời cũng được miễn tập sự hành nghề công
chứng: Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại

một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ
chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ
chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa

18


phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề
công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ
chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có
giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối
với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự
hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp
ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ
sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn
người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm
hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày
chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính
mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm,
một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm
về các công việc do người tập sự thực hiện quy định .
Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành
nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên

hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn
về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo
cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng
dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở
Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả
tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành

19


nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành
nghề công chứng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả
tập sự hành nghề công chứng.
Người mà có đủ các tiêu chuẩn cần thiết nêu trên thì có thể nộp hồ sơ
xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định, Luật Công chứng số
53/2014/QH13 quy định hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là
Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

20


CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TẠI VĂN PHÒNG
CÔNG CHỨNG NGUYỄN HẢI SÂM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát về Văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm, thành phố Đà
Nẵng.
Nằm trên trục đường chính số 106 đường 2/9, phường Bình Thuận, quận
Hải châu, thành phố Đà Nẵng là Văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm.

Phục vụ khách hàng với tôn chỉ: “nhanh chóng - chính xác - đúng pháp luật”.
Với đội ngũ công chứng viên, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm,
thực hiện công chứng các loại hợp đồng, giao dịch cho khách hàng một cách
nhanh chóng và an toàn pháp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu phòng công chứng muốn mang
lại cho khách hàng khi lựa chọn Văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm để
công chứng.
Các loại dịch vụ công chứng tại Văn phòng công chứng như sau:
- Dịch thuật công chứng:
Công chứng Hải Sâm chuyên cung cấp các bản dịch tại Đà Nẵng như:
tài liệu doanh nghiệp , tài liệu chuyên ngành kế toán, tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật và sách hướng dẫn sử dụng, các tài liệu chuyên ngành kinh tế, y dược,
pháp luật, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin, công trình kiến trúc xây
dựng, thông tin chính trị , các văn bản hợp đồng kinh tế, hộ chiếu, chứng
minh thư, văn bản pháp luật, hồ sơ du học, tài liệu du học, giáo dục , bảo
hiểm, kênh thông tin giải trí. Nói chung tất cả từ những từ ngữ, thuật ngữ từ
khó tới dể, từ chuyên ngành đến không chuyên
Dịch vụ dịch thuật của Văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm có thể
cung cấp nhiều ngôn ngữ phổ biến như: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Mỹ, Nhật
,Trung quốc, Hàn Quốc , Đài Loan.. Và tất cải bản dịch, tài liệu thuật công
chứng có chữ ký của dịch giả, được chứng nhận bởi phòng tư pháp , cam kết
21


bảo đảm là nội dung bản dịch được truyền đạt chính xác với bản gốc và có chữ
ký, dấu xác nhận của phòng tư pháp cấp quận huyện, hoặc tương đương, được
sao lưu và đánh số tương ứng với số văn bản và ngày chứng thực.
- Công chứng ủy quyền:
Văn phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm có chức năng công chứng các
hợp đồng ủy quyền nhà đất, ủy quyền ô tô, xe máy, ủy quyền chứng khoán,

ngân hàng… Thủ tục đơn giản, dịch vụ linh hoạt và tư vấn miễn phí cho các
trường hợp khách hàng đến công chứng ủy quyền tại văn phòng
Ví dụ:
a. Giấy tờ bên ủy quền cần cung cấp.

Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng, cần có các giấy tờ sau :
-

Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

-

Hộ khẩu của bên ủy quyền ( cả vợ và chồng)

-

Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền ( Đăng ký kết hôn )

-

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm
căn cứ ủy quyền khác ( Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu
tập…)

-

Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại ( Nếu có )

Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân một người, cần có các giấy tờ
sau :

-

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân)
Bản án ly hôn và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn )

22


- Chứng tử của vợ hoặc chồng và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu
vợ hoặc chồng đã chết)
- Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa
kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng
cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án
phân chia tài sản )
Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân, cần có thêm các giấy tờ sau :
- Quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của pháp nhân
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật
của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;
- Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện
pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).
b. Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần cung cấp ( Chỉ áp dụng đối với hợp đồng
ủy quyền ):
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền
- Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền
- Phiếu yêu cầu công chứng
-

Công chứng hợp đồng giao dịch:


+ Công chứng hợp đồng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
-

Lưu ý:
Đương đơn phải xuất trình giấy tờ bản chính để đối chiếu với bản sao

nộp trong Hồ sơ lưu.
+ Công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo theo yêu cầu
-

Lưu ý:

23


Đương đơn phải xuất trình giấy tờ bản chính để đối chiếu với bản sao
nộp trong Hồ sơ lưu.
-

Công chứng văn bản thừa kế:

Nhóm thừa kế về bất động sản:


Thừa kế quyền sử dụng đất



Thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất





Thừa kế quyền sở hữu nhà ở
Thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở…

Nhóm thừa kế các về động sản:


Thừa kế đối với ô tô, xe máy



Thừa kế sổ tiết kiệm



Thừa kế tài khoản ngân hàng



Thừa kế cổ phần



Thừa kế cổ phiếu, thừa kế trái phiếu



Thừa kế vốn góp…

Ngoài ra, còn có các loại dịch vụ công chứng như : Công chứng mua

bán nhà đất; Công chứng ngoài giờ.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công chứng viên
Chức năng xã hội của công chứng viên là Công chứng viên cung cấp
dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý
cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội được quy định Luật công chứng 2014.
Nhiệm vụ của công chứng viên theo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng Số: 11/2012/TT-BTP Công chứng viên có nghĩa vụ
trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp
của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội tại Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà
nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
24


Quyền hạn của công chứng viên: Theo quy định Luật Công chứng 2014
Điều 1 công chứng viên có các quyền sau đây:”a) Được pháp luật bảo đảm
quyền hành nghề công chứng;b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng
hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;c)
Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;d)
Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để
thực hiện việc công chứng;đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch,
bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;e) Các quyền khác theo quy
định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Theo điều 2 Luật công chứng 2014 Công chứng viên có các nghĩa vụ sau
đây:”a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;b) Hành nghề tại một
tổ chức hành nghề công chứng;c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của người yêu cầu công chứng;d) Giải thích cho người yêu cầu công
chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu
quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì
phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;đ) Giữ bí mật về nội
dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý
bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp
vụ công chứng hàng năm;g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người
yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng
viên hợp danh;h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng
viên;i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức
hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;k) Các nghĩa vụ
khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.”

25


×