Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiều khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Napôlêông Bônapác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.81 KB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, cá nhân kiệt suất có tác động vô
cùng to lớn ở mức độ nhất định, trong hoàn cảnh nhất định, cá nhân có thể thay
đổi xu hướng của lịch sử, nghĩa là anh hùng dẫn dắt thời thế. Napôlêông
Bônapaotơ, một nhân vật thiên tài trong lịch sử nước Pháp-một bậc thầy về nghệ
thuật chiến tranh cũng chính là một cá nhân như thế.
Với tài năng của mình, trong 15 năm trời khi lên ngôi Hoàng Đế nước
Pháp, Vua nước Ý, chúa tể của liên bang sông Ranh. Napôlêông đã giáng cho
chế độ phong kiến những đòn chí tử, đã bóp chết cách mạng Pháp, đã làm chi cả
Châu Âu khiếp đảm, đã nhào nặn lịa lịch sử của nhiều quốc gia … Và đẻ thực
hiện tham vọng của mình Napôlêông không ngừng đẩy mạnh các biện pháp
quân sự bên cạnh biện pháp kinh tế. Đó là “các cuộc chinh phạt” xâm chiếm và
thôn tính các nước trong giai đoạn 1799 đến 1805. Đây cũng là cuộc hành trình
trên bước đường thực hiện tham vọnh của mình.
Tìm hiều khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Napôlêông Bônapác và đặc
biệt tìm hiểu sâu thêm về các cuộc chinh phạt xưa của ông để biết được các biện
pháp, mụ đíh, bối cảnh, biện pháp hậu quả của các cuộc chinh phạt giúp cho
chúng ta có khả năng nhận thức sâu sắc hơn về quan hệ giưã các cường quốc lớn
ở Châu Âu thời cận đại.
Mặt khác thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề trên, giúp chúng ta
có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về cách xử lý các mối quan hệ quốc tế trong
thời kỳ hiện đại.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Các
cuộc chinh phạt của Napôlêông Bônapác giai đoạn từ 1799 đến 1805” làm đề tài
chuyên nghành.
2. Lịch sử vấn đề.
Liên quan đến nội dung của đề tài, từ trước đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu, nhiều tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến. Vì khả năng
ngoại ngữ còn hạn chế, chúng tô chưa thể có dịp tiếp cận hết các tài liệu có liên
1




quan. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã được dịch thuật và các công trình
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam chúng tôi cố gắng hết sức giảI quyết
những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của E. Tác Lê “Na-pô-lê-ông
Bô-na-pác”. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đề cập đến tiểu sử, sự
nghiệp thăng trầm của Napôlêông từ kgi còn nhỏ đến khi làm Hoàng Đế nước
Pháp. Cũng trong tác phẩm đó tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến các cuộc
chinh phạt của Napôlêông để đưa nước Pháp làm chúa tể Châu Âu và thế giới.
Trong đó có những trận đánh có tác động mạnh mẽ trong giai đoạn 1799 đến
1805.
Phan Văn Ban với công trình nghiên cứu “Lịch sư quan hệ quốc tế” đã đề
cập đến lịch sử quan hệ quốc tế của các cường quốc từ thế kỷ XVI đến nửa đầu
thế kỷ XX. Trong cuốn sách tác giả cũng đã nghiên cứu về tình hình nước Pháp
sau cách mạng với việc chống lại bảy liên minh phong kiến Châu Âu của
Napôlêông đồng thời công trình cũng nhắc tới các cuộc chinh phạt của
Napôlêông. Đây được coi là những biện pháp quân sự để thực hiện tham vọng
làm bá chủ của thiên tài Napôlêông.
Ngoài ra còn phải đề cập đến một số công trình nghiên cứu: “Những mẫu
chuyện lịch sử thế giới” tập 2 của Đặng Đức An (chủ biên), Lại Bích NgọcĐặng Thanh Tịnh-Đậng Thanh Toán (…) “Văn minh phương tây” của Crane
Brintơn. Joanb Christopher-Robest Lec Wolff; “100 nhân vật có ảnh hưởng nhất
đến lịch sử thế giới”, Chu Tiểu Chí-Khương Thiếu Ba (chủ biên); “Lịch sử nhìn
ra thế giới” (…)
Từ các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập
đến tiểu sử, sự nghiệp cũng như chính sách của Napôlêông Bônapác trong đó có
những cuộc chinh phạt các nước giành quyền bá chủ.
Tuy nhiên, với những tài liệu mà chúng tôi có dịp tiếp cận thì chưa có một
công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ có hệ thống, bối cảnh, về mục
đích của các cuộc chinh phạt, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu còn rất ít các

đánh giá về tác động của nó đối với nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung.
2


3. Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Đề tài tập chung phân tích “Các cuổc chinh phạt của
Napôlêông Bônapáctơ giai đoạn từ1799 đến 1805.
Về mặt không gian: Mặc dù đề tài chỉ tập chung nghiên cứu “Các cuộc
chinh phạt của Napôlêông Bônapáctơ nhưng những cuộc chinh phạt này có liên
quan và tác độngđến toàn bộ Châu Âu. Vì vậy nghiên cứu vấn đề mà đề tài đặt
ra được xác định trong không gian Châu Âu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đặc trưng của khoa học lịch sử chúng tôI chủ yếu sử dụng hai phương
pháp : phương pháp lịch sư và phương pháp lôgic. Ngoài ra trong quá trình xử lý
tư liệu một số phương pháp khác nhau: đối chiếu, so sánh, thống kê,… được sử
dụng để bổ trợ cho các phương pháp nói trên.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận chuyên
nghành được cấu tạo làm hai chương.
Chương 1: Tiểu sử và sự nghiệp Napôlêông Bônapác.
Chương 2: Những cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông Bônapáctơ
và tác động của nó đến nước Pháp và Châu Âu.

3


B. NỘI DUNG
Chương 1: NAPÔLÊÔNG BÔNAPÁCTƠ - TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP.
1.1. Vài nét khái quát về tiểu sử của Napôlêông Bônapáctơ.
Đảo Coóc là nơi sinh trưởng của Npôlêông lúc bấy giờ ra sao, cái phong

hoá và con người xưa ấy như thế nào là rất quan trọng vì những nguyên nhân đó
có ảnh hưởng sâu xa đến nhân thế và sự nghiệp vĩ đại của một người vĩ đại mà
ta vẫn thường tặng cho cái danh hiệu chói lọi: “Anh hùng đệ nhất”.
Đảo Coóc với diện tích 8700km2 là hòn đảo lớn thứ hai nằm ở phía Tây
Địa Trung hải, đây không những là nơi sản xuất ra nhiều lúa gạo, lương thực,
trái cây mà còn là nơi giàu nguồn khoáng sản. Các nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp
nằm bao quanh hòn đảo giàu có và xinh đẹp này luôn có âm mưu và hành động
xâm chiếm. Người dân ở với tinh thần yêu chuộng tự do đã liên tiếp đứng lên
đấu tranh chống lại bọn xâm lược đó đã hun đúc cho người dân đảo Coóc một
đức tính dũng cảm, bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
Đảo Coóc, sau nhiều năm thuộc về nước cộng hoà Giên đã nổi dậy dưới
sự lãnh đạo của một địa chủ địa phương tên là Pao-li. Và đến năm 1755 đã đuổi
được người Giên ra khỏi đảo, giành được độc lập. Thế nhưng “đuổi sói đi cửa
trước, hổ dữ đã vào cửa sau” nay lại bị nước Pháp uy hiếp. Năm 1768, bọn
thống trị của nước cộng hoà Giên mặc dù đã bị đánh đuổi ra khỏi đảo Coóc
nhưng chúng vẫn kí một hiệp định bí mật với Pháp, bán lại cho Vua nước Pháp
là Lu-I XV “quyền hành của mình” ở đảo Coóc. Trước việc trao tay buôn bán bị
ổi đê hèn và tội ác này nhân dân đảo Coóc dưới sự lãnh đạo của Pao li đã dấy
lên một cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược Pháp. Cha mẹ Napôlêông cũng
tham gia vào cuộc chiến này. Thế nhưng vào mùa xuân năm 1769 quân đội Pháp
đã đánh bại quân của Pao li và đến tháng 5/1969 đảo Coóc đã trở thành đất đai

4


thuộc Pháp trước khi Napôlêông ra đời vì thế mà Napôlêông trở thành người dân
Pháp.
Nói đến người dân đảo Coóc, người ta tưởng tượng ngay được đó là
những người nóng nảy, bướng bỉnh nhưng phong tục của họ thì rất giản dị.
Không ai trông thấy họ say mèm bao giờ, phần vì tại lòng hách dịch quá đỗi,

phần vì do tính lười biếng . Tinh thàn gia đình của họ rất mặn mà, dằm thắm,
con kính cha, vợ thương chồng, anh em yêu quý lẫn nhau. Họ có tính cách rất
hào hiệp , cương trực và công bằng, tính khảng khái và lòng quả quyết cũng như
lòng can đảm và sự kiên nhãn của người dảo Coóc ít dân tộc nào bì kịp. Họ rất
ghét âm nhạc, khiêu vũ. Thế nhưng họ lại thích săn bắn, nhảy ngựa vào rừng. Họ
rất thông minh và sáng suốt, khoa biện bác cũng rất lưu loát. Thế nhưng bên
cạnh đó người dân đảo Coóc còn có thói tin nhảm và tính tự cao. Và vị Hoàng
Đế của nước Pháp đích thực là một người dân đảo Coóc khi mà những đức tính
trên đều có trong con người ông.
Ngày 15/08/1769 , tại thành phố Agiắc Xinô thuộc đảo Coóc Lêti tia
bônâpác, 19 tuổi-vợ của Sácbônapác làm nghề luật sư, đang đi ngoài phố bổng
thấy đau đẻ vội rảo bước về nhà thì sinh được một đứa con trai. Ông Sác
Bônapác vui mừng liền chạy đi mời mời linh mục đến đặt tên cho người con trai
thứ hai chủa mình. Người cha hiểu ý vị linh mục nên đặt tên con là Napôlêô
Bônapác có nghĩa là con “sư tử hoang dã”.
Ngay từ lúc còn bé Napôlêông đã có khuynh hướng về đằng binh vụ,
phàm cái gì của con nhà binh như gươm, súng, trống kèn thì cậu bé đều muốn
cho kỳ được. Napôlêông thưòng dem trẻ con đi đánh nhau với các trẻ trong vùng
lân cận hết trận này đến trận khác, bày mưu dụng kế lúc tiến thoái khi đánh úp
hậu quan, lúc bủa vây nghịch đảng, trăm phương nghìn kế không khác gì một vị
tướng đã từng xông pha trận mạc. Thế mới hay cho dù bất cứ Đông tây, các
đấng anh hùng, lúc thiếu thời đã có chí khí khác thường.
Khi còn nhỏ, Napôlêông đã tỏ ra nghịch ngợm, bướng bỉnh, không nhẫn
nại và nôn nóng. Khi nhìn thấy chiếc cầu vồng cậu bé Napôlêông thề “mình sẽ
chiếm được nó”. Thế nhưng không làm sao bắt được, Napôlêông khóc ầm lên
5


giận dữ nhặt đá sỏi ném mãI vào cầu vồng. Một chuyện nhỏ này đã cho ta thấy
một dấu hiệu của một bậc anh hùng cũng như một tham vọng lớn lao dù rằng

cầu vồng không bắt được nhưng cái ông lao đuổi là không đáng kể. Không
những thế Napôlêông còn là một đứa trẻ lầm lì, nóng tính đến mức trong suốt
thời thơ ấu sau này khi ôn lại, Napôlêông nói rằng: “Không ai bắt nạt được mình
hay gây gỗ, hay đánh đứa này chọc đứa khác và mọi đứa trẻ đều sợ cậu ta. Đặc
biệt là Giô-dép, anh Napôlêông đã phải chịu đựng chuyện ấy nhiều”. Mặc dù
hơn Napôlêông một tuổi nhưng khi chơi trò đánh giặc thì Giô-dép luôn phải làm
ngựa. Hai bên đánh nhau, kết cục bao giờ Giô-dép cùng thú trận. Napôlêông
đánh anh, cắn anh nhưng chính Giô-dép lại bị quở mắng vì sau cuộc ẩu đả khi
Giô-dép chưa kịp hoàn hồn thì Napôlêông đã đi mách mẹ. Napôlêông không
những nổi trội trước anh mình mà còn giành ngôi tranh bá với các bạn nhỏ.Vì
đảo Coóc luôn chịu sự thống trị hà hiếp lâu ngày cuă các thế lực bên ngoàI nên
người dân ở đây nuôi dưỡng tinh thần và tính cách chiến đấu dũng cảm chống
giặc xâm lược. Những người đàn ông Agrắc-Xinô từ lúc nhỏ đã kế thừa phẩm
chất tốt đẹp đó ở lớp cha mẹ họ. Tinh thần và tính cách mạng truyền thống đó đã
ngấm ngầm thấm sâu vào lớp trẻ ở mọi nơi. Trò chơi mà bọn con trai ở đây thích
nhất là Khia phe “địch ta” dàn binh bố trận, thúc binh mã giao chiến. Mỗi khi
chơi trò đấnh trận Npôlêông luôn đứng ra tổ chức cuộc chơi, luôn đóng vai chỉ
huy của bên yếu hơn thế nhưng khi kết thúc trận đánh phần thắng bao giờ cũng
thuộc về phe Napôlêông. Câu nói với các bạn nhỏ của mình rằng “lớn lên mình
nhất định sẽ làm sĩ quan chỉ huy”. Như vậy hạt giống vào quân đội đánh giặc
mọc mầm trong Napôlêông ngay từ hồi còn nhỏ.
Mặc dù gia đình khó khăn phải sinh hoạt tằn tiện nhưng không túng thiếu.
Trông bề ngoài ông bố là một người đàn ông tốt và bà Lê-ti-tia lại là người nội
trợ đảm đang, sắp xếp việc nhà đâu vào đó. Bà làm lụng cực nhọc sẵn sàng hy
sinh tất cả vì người thân của mình. Tuy bà không biết chữ, không có học vấn
song bà không bao giờ nới lỏng việc dạy bảo con cái. bà thường kể chuyện dân
gian truyền thuyết nhiều cảm xúc cho các con nghe. Bà Lê-ti-tia là người mẹ,
người thầy đầu tiên dạy vỡ lòng cho Napôlêông và Napôlêông thừa hưởng ở mẹ
6



tinh thần ham làm việc và nếp sống trật tự nghiêm ngặt. Mặc dù thất học, nhưng
mẹ của Napôlêông hiểu rất rõ ý nghĩa quan trọng của việc học hành, nên khi nhỏ
tuổi, Napôlêông đã được đưa vào trường học chữ. Cha của Napôlêông là Sác
Bônapác quyết định cho con mình hấp thụ nền giáo dục Pháp chứ không phải
nền giáo dục Coóc. Do đó mà năm 1779, Giô-dep và Napôlêông đã sang Pháp
theo học ở trường trung học Ô-toong. Đến tháng 5 năm 1779 cậu bé Napôlêông
chưa đầy 10 tuổi sau khi học được 4 tháng ở trường trung học Ô-toong, qua kỳ
thi tuyển đã giành được phần học bổng của nhà Vua Pháp và chuyển sang học ở
trường võ bị thiếu sinh quân Hoàng Gia ở Bri-ên-một thị trấn nhỏ miền đông
nước Pháp. Bri-ên, Napôlêông là một đứa trẻ âu sầu kín đáo, cáu kỉnh và hay
giận dữ lâu, không gần gũi ai, không coi ai ra gì, không bạn bè cản tình với ai,
rất tự tin mặc dù tầm vóc nhỏ bé và còn ít tuổi. Người ta đã thử sĩ nhục, trêu
trọc, chế giễu giọngnói địa phương của Napôlêông. Napôlêông viết thư kể cho
cha nghe tâm sự của mình. Trong bức thư trả lời, người cha đã khuyên: “Chúng
ta tuy nghèo, nhưng không thể để mất đi chí khí con nhất định phải kiên trì”.
Cậu Bônapác giận dữ, ẩu đả khi được khi thua nhưng cũng làm cho bạn bè của
câu hiểu rằng những cuộc xung đột như vậy không phải là nguy hiểm.
Napôlêông học giỏi lạ lùng, nghiên cứu đến nơi đến chốn sử Hy Lạp và La Mã,
rất say mê toán học và địa lý.
Trong thời gian học ở trường Võ bị Bri-ên, năng khiếu về quân sự của
Napôlêông dần dần bộc lộ. Tài chỉ huy suất sắc của Napôlêông được các thầy
khen ngợi: “Cậu bé mang tố chất người lính phi thường, sau này sẽ làm nên
chuyện”. Napôlêông ghét tiếng Latinh, thích nhất toán học, địa lý, vì hiểu sâu về
địa lý sẽ giúp ích rất nhiều cho người chỉ huy quân đội. Môn học kém nhất là đồ
hoạ và vũ đạo dù cố gắng mấy cũng không đạt điểm cao. Mùa thu năm 1784
Npôlêông tốt nghiệp trường Võ bị Bri-ên, tháng 10 năm 1784 Napôlêông 15 tuổi
đã một thân một mình đến Pari bước chân vào trường sĩ quan Hoàng Gia đượoc
coi là nơi đào tạo sĩ quan-những nhân tài rường cột trong nước Pháp. Thế nhưng
có một điều không may là tháng 2 năm 1785 cha của Napôlêông chết vì ung thư

dạ dày, ở tuổi 39, hầu như gia đình không còn cách sống. Không thể trông mong
7


được vào người anh cả Giô-dep bất lực và lười biếng, cậu học sinh sĩ quan 16
tuổi phảI đứng ra chăm sóc mẹ và các em trai em gái của mình. Với tài năng và
sự chăm chỉ, chỉ mộtnăm Napôlêông đã học xong chương trình quy định bắt
buộc trong 3 năm của nhà trường. Tháng 9 năm1785 Napôlêông thi đậu tốt
nghiệp, 30 tháng 10 năm 1785 mới 16 tuổi Napôlêông đã được phong quân hàm
thiếu uý. Sau khi ra trường thì ngày 3 tháng11 năm 1785 viên thiếu uý pháo binh
đã đến nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn pháo binh đóng ở thành phố Va-xăng-xơ ở
đấy Napôlêông đã làm việc rất cần cù chăm chỉ, hoàn thành công việc xuất sắc
và tháng 12 năm 1786 công bố chính thức cấp quân hàm và Napôlêông đã trở
thành một sĩ quan thực sự với mức lương hàng năm là 1120 Frăng, Napôlêông
chỉ giữ lại tiền thuê phòng và tiền ăn uống ở mức thấp nhất còn lại thì gửi hết về
cho mẹ. Napôlêông không bao giờ để thời gian trôi đi một cách vô ích, một ngày
ông làm việc đến 20 giờ, ông vô cùng quý trọng thời gian. Đối với ông thời gian
là tất cả: “Tôi có thể bại trận, nhưng không có ai phát hiện thấy tôi lãng phí một
phút nào”. Napôlêông làm việc suốt ngày đêm, chỉ dành vài tiếng đồng hồ để
ngủ, 15 phút để ăn trưa và ít hơn nữa để ăn sáng.
Napôlêông là một thiên tài không chỉ ở khả năng chỉ huy các chiến dịch
còn ở chỗ ông có tài năng đốt cháy trong lòng mọi người ngọn lửa hăng say làm
việc, ông biết đối xử với những người tầm thường nhất như những người ngang
hàng mình và cái tài đó đã thổi cháy được lòng nhiệt tình trong những người làm
việc cho ông kể cả công chức hay binh sĩ. Người ta sẵn sàng làm việc đến kiệt
sức cũng như chết trên chiến trường để được thưởng huy trương hoặc được nhận
nụ cười ân cần của chủ. Tài chiến lược của Napôlêông còn thể hiện ở việc ông
đã tập hợp được ở quanh mình cả một loạt nhân vật xuất sắc về nghệ thuật chiến
tranh, đều là những người nhận thức nhanh, nắm tình hình và hạ quyết tâm
nhanh chóng và phán đoán nhạy bén cũng như tinh thần ngoan cường chiến đấu

khi cần thiết. Napôlêông đã tập cho họ đoán được ý định của mình khi chỉ nói
nữa lời và sau đó tự do thực hiện lấy. Tài chiến lược của Napôlêông đã tạo cho
các thống chế thành những người chấp hành hết sức chính xác ý định của mình
mà không làm mất tính năng động độc lập của họ trên chiến trường. Napôlêông
8


với thiên tài rực rỡ của mình đã đứng đầu một quân đội như và được giúp việc
bởi những trợ thủ như vậy đó.
Với tài năng quân sự-ngoại giao-chính trị, Napôlêông rất quyết đoán, rất
mạnh mẽ đặc biệt trong việc thực hiện những tham vọng lớn lao của mình tham
vọng đó không chỉ dừng lại ở việc làm Hoàng Đế nước Pháp mà ông còn muốn
thống trị cả Châu Âu và có thể cả thế giới. Trên bước đường thực hiện tham
vọng của mình, Napôlêông đã đạt đượcnhững thành công rực rỡ bằng chính tài
năng của mình. Thế nhưng số phận của vị Hoàng đế này lại kết thúc bằng một
cái chết đơn độc tại hòn đảo thánh bà Hêlen vào lúc 6h chiều ngày 5 tháng 5
năm 1821. Không ai bất ngờ một vị anh hùng hét ra lửa lại chết trong cảnh cô
đơn lặng lẽ như thế. Nếu cuộc đời của ông kết thúc trong lặng lẽ buồn khổ bao
nhiêu thì sự nghiệp đó mà Napôlêông để lại cho đời lại oanh liệt hiển hách bấy
nhiêu. Sự nghiệp đó bắt đầu ngay sau khi cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
1.2. Vài nét khái quát về sự nghiệp của Napôlêông Bônapáctơ.
1.2.1. Napôlêông Bônapáctơ-người xây dựng vinh quang của mình trên
những thành quả của cách mạng tư sản Pháp.
Khi cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) bùng nổ, Bônapác tuyên bố ủng
hộ chính phủ cách mạng. Tháng 9 năm 1793, viên đại uý pháo binh trẻ tuổi
Napôlêông Bônapác tham gia trận đánh giải phóng hải cảng Tulông ở miền nam
nước Pháp đang bị quân Anh chiếm đóng ông đã bố trí pháo binh, bắn rất chuẩn
xác, giải phóng Tulông. Ông được Rôbexpie khen ngợi và Hội Nghị Quốc ước
phong hàm chuẩn tướng lúc đó mới 24 tuổi. Sau cuộc chính biến Tecmido
(27/07/1794), Gia cô banh bị lật đổ, Bônapác bị coi là người cùng phe cánh với

Rôbexpie, nên bị bắt ngày 9 tháng 8 năm 1794, nhưng hai tuần sau được thả.
Ngày 5 tháng 10 năm 1795, bọn bảo hoàng nổi loạn âm mưu cướp chính quyền
ở Pari, Bônapác được giao nhiệm vụ trấn át bọn chúng. Ông được tín nhiệm và
phong hàm thiếu tướng ngày 16 tháng 10 năm 1795.
Mùa xuân năm 1976, Bônapác được giao chỉ huy mặt trận Italia chống
quân Áo. Với số quân ít hơn, lại trang bị kém, nhưng ông đẵ đánh bại quân Áo
đông hơn và nổi tiếng hùng mạnh nhất Châu Âu, nhờ có khả năng tổ chức cao,
9


tài lãnh đạo quân sự xuất sắc. Trước khi kéo quân vào Italia, Pônapác đã động
viên binh sĩ: “Hỡi binh sĩ! Các ngươi đang thiếu ăn thiếu mặc. Ta sắp đưa các
ngươi đến vùng đồng bằng phì nhiêu nhất thế giới”. Ông cũng tuyên bố một
cách dối trá với nhân dân Italia là quân đội Pháp đén Italia là để giải giải phóng
nhân dân Italia khỏi ách thống trị của Áo. Năm 1797, chính phủ Áo buộc phải
ký hoà ước CămPô-Phoócmiô với Pháp, làm tan rã liên minh phong kiến chống
Pháp lần thứ nhất của các nước Châu Âu.
Năm 1798, chính phủ Đốc Chính Pháp nghe theo kế hoạch của Bônapác
mở mặt trận Aicập-Xiri, đe doạ đường đi Ấn Độ của Anh. Bônapác được cử làm
tư lệnh quân đoàn phương Đông, chỉ huy 350 tàu chiến với 3 vạn quân viễn
chinh sang Ai cập và Xiri. Quân đội Pháp đã chiếm được hải cảng Alêchxanđria
của Aicập, đánh thắng kị binh Ai cập Matơlúc dưới chân kim tự tháp và kéo vào
thủ đô Cairô. Nhưng hạm đội Pháp sang cứu trợ lại bị hạm đội Anh do đô đốc
Nenxơn chỉ huy tiêu diệt một cách thẩm hại ở Abukia. Quân viễn trinh của
Bônapác bị giam chân ở Aicập, thường xuyên bị người Ảrập, Aicập và Xiri tấn
công, cộng thêm thời tiết nóng nực và nạn dịch nên bị chết hại nhiều. Giữa lúc
đó Bônapác nghe tin chính quyền đốc chính ở Pari đang gặp khó khăn, ông đã
bỏ quân đội lại Aicập và lẻn trở về Pháp tháng 10 năm 1799.
Khi đó ở nước Pháp, chính quyền Đốc chính đang rất lúng túng vì phải
dối phó với cả phe tả và phe hữu. Giai cấp tư sản và nông dân tư hữu thấy chính

quyền Đốc chính không có khả năng cai trị được nữa, nên trông cậy vào thanh
kiếm của Bônapác để đảm bảo quyền lợi cho họ. Bônapác từ Aicập chốn về, đã
dựa vào quân đội tiến hành cuộc đảo chính ngày 18 Bruyme năm cộng hoà thứ
tám ngày 9 tháng 11 năm 1799. Quyền hành lọt vào tay một ban tổng tài lâm
htời gồm ba người, trong đó Bônapác là tổng tài thứ nhất, nắm tất cả mọi quyền
hành, còn hai tổng tài kia chỉ có tiếng nói tư vấn. Chế độ độc tài quân sự được
thành lập thay thế chế độ cộng hoà. Năm 1800, theo kế hoạch của Bônapác,
Pháp đưa hai đạo quân tấn công Áo và buộc Áo phải ký hiệp ước Luynêvin năm
1801, trước đó hoà ước Pháp-Nga cũng được ký kết. Do Áo và Nga rút khỏi liên
minh chống Pháp, nên Anh cũng phải kí hoà ước với Pháp tại Amiêng năm
10


1802. Lần đầu tiên sau mười năm chiến tranh, hoà bình trở lại toàn Châu Âu.
Tuy hoà bình không được lâu dài vì từ năm 1803, Anh lại bắt đầu chống Pháp
và đến năm 1805 chiến tranh lại lan rộng nhưng Bônapác đã lợi dụng được thời
gian hoà hoãn này để tổ chức chính quyền của mình: “Ngày 2 tháng 8 năm 1802,
Bônapác tự xưng tổng tài chọn đời”. Khi chiến tranh tái diễn, bọn Bảo hoàng
ngóc đầu dậy, thì chính quyền chuyên chế của Bônapác đã củng cố xong. Ngày
18 tháng 5 năm 1804, Napôlêông Bônapác lên ngôi hoàng đế hiệu là Napôlêông
I.
Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, Napôlêông đã kí hiệp ước thân thiện với
Giáo hoàng Piô VII và đặc biệt chú trọng đến công việc nội trị và khuyến khích
phát triển công thương nghiệp đeer làm cơ sở hậu cần cho những cuộc chiến
tranh sắp tới. Napôlêông I đánh giá cao giá trị của bộ Dân luận 1804 ông viết:
“Vinh quang thật sự của tôi không phải là đã chiến thắng bốn mươi trận…,
nhưng cái sẽ không phải mơ được, cái sẽ sống vĩnh viễn là bộ luật dân sự của
tôI”.
1.2.2. Bộ luật Napôlêông-trí tuệ của sự cải cách.
Không chỉ là một thiên tài quân sự, trong thời gian cầm quyền, Napôlêông

đã tiến hành cải cách hành chính, tài chính tư pháp…xây dựng ngân hàng và các
trường đại học. Điều đó cho thấy, Napôlêông là một nhà tư tưởng có tầm nhìn
khoa học. Để bảo đảm những thành quả thắng lợi từ cuộc cách mạng của giai
cấp tư sản, để dùng luật pháp do giai cấp tư sản soạn thảo ra củng cố tình hình
trong nước, Napôlêông đã bỏ ra nhiều công sức để soạn “Bộ luật Napôlêông”.
Năm 1804, chính phủ Napôlêông đã ban bố luật dân sự và đến năm 1807 lại ban
bố thêm một lần nữa và chính thức mệnh danh là “Bộ luật Napôlêông”. Bộ luật
này là sản phẩm được kết hợp bởi thành quả thắng lợi của cuộc đại cách mạng
Pháp với tư tưởng mới của nước Pháp. Bộ luật gồm có 2281 điều, tổng cộng 35
chương, lời văn đơn giản rõ ràng chặt chẽ có hệ thống. Về cơ bản bộ luật đã tiếp
thu các nguyên tắc đề ra của cuộc cách mạng Pháp. Bộ luật bao gồm những nội
dung chủ yếu sau:

11


Thứ nhất: Bảo vệ chế độ sở hữu của tư bản chủ nghĩa, không cho phép
được xâm phạm, xác lập chế độ sở hữu cá nhân tuyệt đối quy định này đối với
việc kích thích tính tích cực cá nhân và sự tự do phát triển của tư bản chủ nghĩa
có một tác dụng lớn.
Thứ hai: Phủ nhận chế độ đẳng cấp phong kiến và mọi đặc quyền của nó,
phủ nhận mối quan hệ nương tựa về con người, khẳng định mọi người đứng
trước pháp luật đều bình đẳng.
Thứ ba: Dùng hình thức pháp luật để cố định quyền sở hữu trên những
mảnh đất nhỏ được hình thành trong thời cách mạng. Như vậy đã giúp cho
người nông dân Pháp mạnh dạn khai thác những mảnh đất nhỏ của mình. Và qua
đó người nông dân Pháp đã trỏ thành cây trụ chống quan trọng đối với chính
quyền Napôlêông.
Thứ năm: Bộ luật đảm bảo việc mua bán tự do và nguyên tắc trao đổi
ngang giá. Để thích ứng với nhu cầu phát triển của tư bản chủ nghĩa, bộ luật còn

xem sức lao động là một món hàng hóa, cho phép tự do mua bán. Như vậy, cũng
có nghĩa là bộ luật đã khẳng định chế độ bóc lột của tư bản chủ nghĩa. Để đảm
bảo của chủ thuê đối với nguời làm thuê, bộ luật quy định người làm thuê phải
có mói quan hệ phục tùng đối với người thuê.
Ngày 21/3/1804 nhân dịp kỉ niệm 15 năm cách mạng Pháp, “Bộ luật dân
sự Pháp” được thông qua . Bộ luật này còn có tên gọi là “Bộ luật Napôlêông” vì
nó được đích thân Napôlêông Bônapáctơ khi chấp chính lần thứ nhất đã tham
gia biên soạn và đóng vai trò chủ yếu. Napôlêông rất tự hào về điều đó: “Vinh
quang thật sự của tôi không phải là đã chiến thắng 40 trận …nhưng cái sẽ không
phảI mơ được, cáI sẽ sống vĩnh viễn là bộ luật dân sự của tôI”. F. Ănghen coi
bộ luật Napôlêông là “Bộ luật tư sản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những
thành quả xã hội của cuộc cách mạng tư sản Pháp”. Các Mác cũng cho là:
“Napôlêông đã xây dựng được một mô hình nàh nước tư sản hoàn chỉnh”. Bộ
luật Napôlêông đã đánh dấu sự kết thúc của một thời đại phong kiến và là sự
khởi đầu của một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa. Bộ luật
Napôlêông cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc biên soạn các bộ luật dân sự ở
12


nhiều nước Tây Âu và châu Mĩ la tinh. Đến năm 1804 bộ luật này đã được
truyền tới các nước và khu vực do Pháp khống chế. Hiện nay Bỉ, Lúc-xem-bua,
Mô-na-cô vẫn đang sử dụng bộ luật này. Thế kỷ XIX rất nhiều nước Châu Âu và
Châu Mĩ La tinh tự động sử dụng bộ luật này làm mẫu, kết hợp với tình hình
nước mình để biên soạn luật. Năm 1900 nước Đức đã dựa vào bộ luật dân sự
Pháp để bắt đầu thi hành bộ luật dân sự Đức.
Bộ luật Napôlêông hay bộ luật dân sự Pháp chính là một trong những
đóng góp to lớn của Napôlêông vào lịch sử văn minh nhân loại. Quy định: “Mọi
người đều bình đẵng trước pháp luật” của bộ luật này đã trở thành bản tuyên
ngôn có ảnh hưởng đến quan niệm của nhân dân thế giới.


Chương 2. NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA
NAPÔLÊÔNG BÔNAPÁCTƠ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NƯỚC
PHÁP VÀ CHÂU ÂU.
2.1. Những cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông Bônapáctơ.
2.1.1. Chiến tranh với nước Ý (1796-1797).
Nền cộng hoà non trẻ mới được xây dựng lên thời kỳ Giacôbanh cũng
không còn giữ được nữa, cuộc chính biến tháng Temiđo đã chuyển chính quyền
từ tay phía tư sản Gicôbanh sang tay phía tư bản cách mạng, những kẻ đại tư sản
giàu có trong chiến tranh và cách mạng nhờ những hành động buôn gian bán lận,
đầu cơ tích trữ, tham ô công quỹ, ăn bớt trong khi cung cấp cho mặt trận …vv.
Viện đốc chính do phái này lập nên đã bịngười ta căm ghét và thù địch. Hoảng
sợ trước phong trào của quần chúng đang âm ỉ và lo lắng về sự phục hồi của
dòng Buốc bông, giai cấp tư bản mong muốn có một chính quyền kiểu độc tài

13


như ở nước Anh. Nhờ những mong muốn đê tiện, ích kỉ đó của gai cấp tư sản
mà bổng nhiên viên tướng trẻ Napôlêông được giai cấp tư sản chú ý tới.
Từ ngày được người cha và nhiều nhân vật khác tin dùng Bônapác thấy
cần phải ngănngừa cuộc liên minh của các cường quốc chống lại nước Pháp do
Anh và Áo là hai lực lượng tiên phong trước hết là nước Áo, mà để đánh được
nước Áo thì phải tấn công đồng minh của nước Áo là nước Ý và muốn thế phảI
xâm lược miền Bắc Ý.
Các vị đốc chính dù không tán thành kế hoạch tấn công nước Ý từ con
đường các tỉnh phía Nam Pháp nhưng vẫn quyết định bổ nhiệm Bônapác làm chỉ
huy trưởng đạo quân đi đánh nước Ý. Trong lịch sử của Napôlêông, cuộc chiến
tranh đầu tiên này do Napôlêông điều khiển bao giờ cũng vẫn chói lọi. Năm
1796 tên tuổi của napôlêông đã bay đi khắp Châu Âu để rồi từ đó không bao giờ
rời vũ đài lich sử nữa.

“Gã này đã đi xa, đã đến lúc cần phải chặn hắn lại”. Đó là lời của Xuvốôp
vào lúc chiến dịch nước Ý đang diễn ra ác liệt. Xuvốôp là người đầu tiên phát
hiện ra cơn giông tố làm cho Châu Âu phải điêu đứng trong suốt thời gian dài vì
những sấm sét của nó. Bônapác nhận được một đội quân không khác gì một đám
đói rách đó là hệ quả của cái tội ăn hối lộ và ăn bớt trong ngành hậu cần Pháp.
Vừa lo giải quyết vấn đề quân trang quân phục, Napôlêông còn chỉnh đốn hàng
ngũ quân lệnh trong quân đội, đồng thời giải quyết tận gốc tệ nạn ăn chộm đang
hoành hành trong quân đội. để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, binh
sĩ, không gì thiết thực hơn, Bônapác vach ra cho họ những quyền lợi, những của
cải vật chất mà họ được hưởng đang đợi chờ họ ở nước Ý. Cuộc chiến tranh của
nước Ý diễn ra thành hai giai đoạn sau:
Gai đoạn I: Từ đầu tháng 4/1796 đến 5/1797.
Giai đoạn II: Từ tháng 51796 đến tháng 12/1797.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, ưu thế cũng vẫn thuộc về Napôlêông.
Ngay những ngày đầu tiên đầy liều lĩnh khi Napôlêông quyết định chọn con
đường nguy hiểm nhất nhưng ngắn nhất đến nước Ý. Tới nước Ý Bônapác hạ
quyết tâm đánh chiếm ngay.
14


Trận đầu tiên với quân đoàn Áo do tướng Ăngianto diễn ra ở vùng
Môngtơnôt. Liên quân Áo-Piêmông bị thua liểng xiểng, không để quân đội có
thời gian củng cố lại hàng ngũ, quân của Napôlêông tấn công ồ ạt hết mục tiêu
này đến mục tiêu khác, chia cắt địch ra để đánh.
Quân Piêmông phải kí hiệp ước đình chiến và chịu những điều khoản cực
kỳ nặng nề của kẻ chiến bại. Như vậy là chỉ còn lại mỗi quân Áo bằng những
thắng lợi mới, quân Áo cũng bị quân của Napôlêông Bônapác truy kích trận
chiến lừng danh Lô đi diễn ra ngày 10-5, nhanh chóng miền Lông bác đã thuộc
quyền kiểm soát của quân Pháp, các thành phố lớn khác như Ôgiơroo, Bôlônhơ,
Môđenơ rồi đến Tơ xoan nhanh chóng bị Bônapác và các tướng lĩnh của ông

chinh phục. Trận tấn công thành Măng tu có ý nghĩa quyết định vì nơi đây là
một trong những pháo đài mạnh nhất Châu Âu do địa thế thiên nhiên và nghệ
thuật kiến trúc phòng ngự. Sau một loạt trận chiến khác vua Mơte cùng quân
đội bị đánh với những trận chiến đẫm máu như Ácuôlơ. Chiếm xong Măng tu,
đại tướng vua Đơ me đầu hàng.
Sau những thất bại mới, và cuộc rút lui của đại công tước Sác, triều đình
Viên đã nhận thấy rõ nguy cơ nếu kéo dài cuộc chiến tranh bị trấn áp và bị mắc
những lãnh địa tốt đẹp nhất, Giáo Hoàng run sợ Napôlêông tiến vào Thành Rôm
mà trở lại vùng Bắc Ý để ký hoà ước với nước Áo bại trận.
Trô bân là thành phó thuộc tỉnh của nước Áo. Bônapác đã kí hiệp ước
đình chiến với Áo theo điều kiện: Áo nhường cho Pháp vùng tả ngọn sông Ranh
và những vùng đất đai của họ trên nước Ý, đổi lại Pháp cho Áo xứ Vơnêxi.
Trong khi đang chinh chiến ở nước Ý, Bônapác vẫn không hề dời mắt rõi
theo những tình hình mới xảy ra ở trong nước. Cuộc chính biến ngày 18 tháng
quả đã diễn ra, nhưng kết cục là Viện đốc chính và nền cộng hoà thoát khỏi cơn
nguy biến. Từ đại bản doanh xa xôI, Bônapác đã nhiệt liệt chúc mừng Viện đốc
chính (cái mà hai mươi năm sau đó chính Bônapác thủ tiêu) đã cứu vãn nền
cộng hoà (mà bảy năm sau đó Bônapác đã thủ tiêu). Giai đoạn hai của cuộc
chiến tranh: chủ yếu xung quanh vấn đề kí kết hoà ước một cách nhanh chóng
mà thôi.
15


Nước Áo cử nhà ngoại giao có tài là Côben, nhưng Côben đã gặp một tay
bậc thầy. Hầu hết những yêu sách của Bonapác đều được thoả mãn ở Ý. Tin kí
hòa ước bay về Pari và được mọi người nhiệt liệt tán dương như một thành công
lớn của cuộc chiến tranh.
Bônapác còn muốn ở lại Ý, nhưng sau hoà ước Cămpô phoocmiô, Viện
đóc chính cố thiết triệu Bônapác về để làm tổng làm tổng chỉ huy quân đội đi
đánh nước Anh. Về tới Pari, nhận được kế hoạch đại chiến với nước anh với tư

cách là tổng chỉ huy Napôlêông chỉ ra kế hoach uy hiếp nước Anh từ phía Aicập.
Như vậy sẽ dễ thắng lợi hơn vì Aicập là mục tiêu tiếp cận để uy hiếp nền thống
trị của Anh ở Ấn Độ. Kế hoạch đó được Viện đốc chính chấp nhận.
2.1.2. Chiến tranh xâm lược Aicập và chiến tranh Xiri (1798-1799).
Trong sự nghiệp lịch sử của Napôlêông cuộc viễn chinh Aicập-cuộc chiến
tranh lớn thứ hai của ông ta giữ một vai trò đặc biệt và trong lịch sử xâm lược
thuộc địa của Pháp, mưu đồ ấy cũng giữ vị trí nhất định, giai cấp tư sản
Ớtmacxây và khắp niềm Nam nước Pháp có những quan hệ rộng rãi và có lợi
lộc lớn trong việc buôn bán ở vùng cận Đông (các nước như: Xiri, Aicập, vùng
Địa Trung Hải…) vùng cận Đông lại là nơi có nguồn tài nguyên giàu có, được
miêu tả vô cùng quyến rũ nhất là ở Xiri và Aicập nếu được vùng này, sẽ thu
được nguồn lợi rất to lớn. Cánh cổng mở ra vùng cận đông là cứ điểm
Côngxtăngtinôp nhưng khi chuẩn bị đã xong xuôi, hạm đội Pháp dời Tu lông
đến được Aicập, gặp phải hạm đội mạnh của Nenxơn, Bônapác nhanh chóng
chuyển kế hoạch, đổ bộ lên Aicập tại đảo Alếch xăng đri chứ không phải là
Côngxtăngtinôp như Nen xơn dự định. Cuộc chiến xâm lược Aicập diễn ra
nhanh chóng hơn những gì Napôlêông tưởng tượng. Sau khi hạ được thành
Alêchxăngđri trong vài giờ chiến đấu. Sau vài ngày ở Alêchxăngđri quân của
Napôlêông tiếp tục tiến về phía Nam và đi sâu vào sa mạc cuộc chiến ác liệt
diễn ra tại vùng Embabêt và kim tự tháp. Sau trận thắng này thủ đô Cairô-lặng lẽ
tiếp đón kẻ chiến thắng. Đặt chân đến đất Cairô Napôlêông liền tổ chức việc cai
trị ở đây. sau khi thiết lập nên chế độ chính trị mới ở Aicập Bônapác chuẩn bị
tấn công Xiri.
16


Nhanh chóng và quyết đoán, Bônapác thân hành tấn công Xiri giao chiến
với quân Thổ. Chiến dịch tấn công Xiri cực kì gian khổ vì thiếu nước nhưng cái
nóng thiêu đốt ở 50 độ hay cao hơn, rồi lại vượt qua những sa mạc cát mênh
mông nóng bỏng…

Các thành phố lần lượt đầu hàng Bônapác, đầu tiên là Enarich, pháo đài
Acrơ. Nhưng ở pháo đài Acrơ Bônapác vấp phải sự kháng cự quyết liệt, thêm
vào đó các cuộc nổi dậy của hậu phương khiến cho mộng xâm lược Xiri nhanh
chóng bị vỡ tan.
Nhưng thất bại này đối với Napôlêông vẫn được gán một cho ý nghĩa đặc
biệt và có tính chất định mệnh. Acrơ là nơi xa nhất của phương Đông mà số
mệnh đã cho Napôlêông đặt chân đến.
Quân của Napôlêông phải rút lui về đến Cairô, vừa về đến phải đối đầu
với một đám quân Thổ vừa được phái đến để giải phóng Cairô khỏi ách người
Pháp. “Trận thắng này là một trong những trận đẹp nhất mà tôi chưa bao giờ
được thấy” đó là lời của Napôlêông đã nói. Như vậy, trên mặt biển, quyền lực
thuộc về sức mạnh của hạm đội Anh, còn trên đất liền vùng Aicập thuộc về
quyền lực của Bônapác một cách vững chắc hơn bao giờ hết.
Trong khi chinh phục Aicập thì nước Anh, Nga đang gây chiến với Pháp
lập tức Napôlêông giao quyền chỉ huy cho Clêbe hạ lệnh cấp tốc về Pháp, lật đổ
Viện đốc chính hèn nhát, đang bị nhân dân chán ghét và đã làm chiến quả về
nước Ý của Napôlêông bị tiêu tan. Mọi công việc liều lĩnh táo tợn là đánh đổ
nền cộng hoà, “Chấm dứt cuộc cách mạng” lật đổ Viện đốc chính là quyết tâm
sắt đá của Napôlêông Bônapác. Hành trình lật đổ quyền lực của Viện đốc chính
lại được tất cả các tầng lớp nhân dân Pari ủng hộ và coi Bônapác như “Vị cứu
tinh” của họ. Công việc tiến hành cực kỳ thuận lợi, Viện đốc chính cơ quan chấp
chính tối cao của nền cộnghoà bị thủ tiêu không một chút khó khăn và chẳng cần
bắn giết hay bắt bớ một ai. Thượng nghị viện đã ra một đạo luật trao quyền tối
cao của nền cộng hoà cho ba vị tổng tài là Bônapác, Xiayet, Rôgiơ Đuy cô.
Bônapác nhận thấy rằng: Vào lúc này mà đã dành chức tổng tài duy nhất
là không hợp thời nhưng Bônapác đã ngầm định biến chức tổng tài của mình
17


thành một nền chuyên chính với đúng nghĩa của nó. Nước Pháp đã nằm dưới

chân Bônapác dù trong những năm đầu, hay mười năm sau là Hoàng đế, dù có
tên gọi là cộng hoà hay đế quốc thì nước Pháp cũng không thay đổi gì về thực
chất kể cả về nền tảng xã hội cũng như bản thân của nền chuyên chính quân
phiệt Napôlêông.
Nền chuyên chính ấy chỉ tồn tại khi bóp nghẹt được nền dân chủ cách
mạng, núp dưới sự bảo hộ của một chính quyền mạnh mẽ dẫu là chuyên chế và
hiện thân là ở người võ quan tàn ác ngông bạo là Bônapác thì mới đảm bảo cho
tư nhân tư bản tha hồ hoạt động. Bônapác đã thấm nhuần nguyên tắc ấy. Ông đã
mang tất cả sức mạnh thiên tài của mình, trước hết đưa ông ta trở thành người
thủ lĩnh tuyệt đối của nhà nước mới. Vừa tiến hành xây dựng nền tổng tài, năm
1800 nhiệm vụ đã đặt ra với nước Pháp là cuộc chiến với nước Anh, không phải
là trên biển như trước mà trên lục địa Châu Âu và đồng minh của Anh là nước
đế quốc Áo. Lên đường đi chinh chiến vào ngày 8/5/1800, Bônapác hiểu rằng số
phận của nền chuyên chính của ông ta ở Pháp là hoàn toàn phụ thuộc vào kết
quả của chiến dịch này.
Napôlêông phải chống lại đạo quân Áo rất mạnh và được chuẩn bị khá tốt.
Trong lúc này triều đình Viên đang hoan hỉ vì những thắng lợi thì tin thất bại
thảm hại quân Áo hoảng loạn, đầu hàng phải kí hoà ước. Napôlêông tiếp tục
hoàn thành việc xây dựng và củng cố nền pháp chế đã được tiến hành sau ngày
18 tháng sương mù nhưng bị gián đoạn vì đánh chiếm đựoc Ý. Sự nghiệp pháp
chế to lớn còn chưa hoàn thành thì tháng 3 năm 1803 chiến tranh đã bất đầu.
Napôlêông lại tuốt gươm ra cho mãi tới khi kết thúc thiên anh hùng ca dài và
đẫm máu mới chảo gương và vỏ.
2.1.3. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh mới chống nước Anh và lễ đăng
quang của Napôlêông năm 1803-1804.
Sau một thời gian ngừng lại ngắn ngủi, cuộc địa chiến tiếp diễn và cả hai
bên hình dung rõ khó khăn. Đối địch Napôlêông người chủ của nước Pháp, của
phần lớn nước Ý, của một số thành phố và đất đai thuộc miền tây Đức, của nước
Bỉ, của nước Hà lan là những lực lượng không kém phần to lớn và đáng sợ cả về
18



sức mạnh cũng như về tính nhiều dạng nhiều vẻ của những lực lượng đó. Trong
cuộc đấu tranh ác liệt và không nhân nhượng chống địchh thủ của mình là chủ
nghĩa tư bản Pháp mà lực lượng bành chướng quá nhanh, giai cấp tư sản Anh có
về phía mình một nền kỹ thuật cao, những nguồn lợi tài chính vô cùng dồi dào,
nhiều thuộc địa béo bở và quan hệ thương mại của họ toả khắp mặt địa cầu. Về
vấn đề thuộc địa, Napôlêông hoàn toàn tán thành những quan điểm của các điền
chủ Pháp bọn này dứt khoát không thừa nhận luật giải phóng nô lệ đã được ban
bố trong thời kỳ Hội nghị Quốc ước cách mạng. Napôlêông đã thu hồi theo hoà
ước Amiêng, những thuộc địa Pháp bị nước Anh chiếm đóng.
Napôlêông đã có những chương trình nhằm tổ chức và bóc lột các thuộc
địa. Những việc tiếp diễn cuộc chiến tranh chống nước Anh vào mùa xuân năm
1803 đã buộcNpôlêông phải từ bỏ đường lối chính sách lớn về thuộc địa. Ngày
18/4/1804, nghị viên ra một nghị quyết. Theo nghị quyết ấy Napôlêông Bônapác
được phong làm Hoàng Đế nước Pháp theo chế độ thế tập. Thể thứ trưng cầu
dân ý lần này còn dễ dàng hơn năm 1799, sau tháng sương mù.
Tư tưởng ai nấy đều hhoang mang cao độ, mặc dù họ đều đã trông đợi sự
kiện ấy từ năm 1802 và giai cấp đại tư sản, ủng hộ triệt để chính sách của
Bônapác, đã cho rằng chế độ quân chủ quay trở lại là một việc nhất định không
thể tránh được. Đương nhiên là những người cộng hoà kiên định không thể cam
chịu tình hình mới đó. Những ngày cách mạng, những mơ ước tự do và bình
đẳng, những lời đả kích kịch liệt bọn độc tài còn khắc sâu trong tâm trí. Một số
người nghĩ rằng Bônapác đã làm giảm vinh quang của ông ta khi muốn thêm
một chức vị vào cái tên đã lừng lẫy khắp nơi của ông ta.
Ngày 2/12/1804, lễ đăng quang của Napôlêông được cử hành ở nhà htờ
đức bà Pari. Mọi người đổ xô ra xem khi đoàn xe lộng lẫy, kéo thành một hàng
dài vô tận đưa toàn bộ triều đình, tướng tá, đaị thần, Giáo hoàng và các Hồng y
giáo chủ từ cung điện đến nhà thờ. Ngoài ra, ngày hôm đó người ta còn nhắc lại
một câu truyện trong truyền thuyết để gán cho nhiều nhân vật khác nhau và có lẽ

câu đó đã do một người lính cộng hoà cũ nói để trả lời Napôlêông khi ông hỏi
người ấy có thấy thích thú về sự long trọng này không: “Tâu bệ hạ, rất thích thú,
19


nhưng thật đáng tiếc bao nhiêu vì ngày hôm nay vắng mất ba trăm nghìn người
đã chết để làm cho những buổi lễ giống như thế này không thể có được”.
Bất ngờ đối với Giáo hoàng và trái với thủ tục đã định trước, Napôlêông
sủa đổi một cách hết sức đặc biệt phần chủ yếu của buổi lễ: vào lúc long trọng
nhất, khi Pi VII sắp làm nhiệm vụ đặt mũ niệm lên đầu hoàng đế như mười thế
kỷ trước vị tiền bối của giáo hoàng đã làm đối với Sác-lơmanhơ ở toà thánh Pie, thì bất chợt Napôlêông giằng lấy mũ triều thiên ở tay giáo hoàng và tự đặt lên
đầu mình, rồi đến lượt vợ Napôlêông Giô-dê-phin, quỳ trước mặt hoàng đế để
hoàng đế đặt lên đầu một mũ khác nhỏ hơn Napôlêông không muốn để cho sự
“Làm phép” của giáo hoàng có một tầm quan trọng quá quyết định trong buổi lễ.
Napôlêông không muốn nhận ở tay người cầm đầu một tổ chức tôn giáo mà
Napôlêông thấy cần phải đếm xỉa tới nhưng thực tâm không ưa và cũng chẳng
trân trọng.
Hội hè kéo dài nhiều ngày liền ở trong triều đình, ở kinh thành, ở các tỉnh
người ta dăng đèn, bắn súng tối, kéo chuông, tấu nhạc liên tục. Ngay giữa lúc
thú vui không ngừng không dứt ấy, Napôlêông đã nhìn thấy một mối nguy mới
đang uy hiếp đế quốc Pháp. Trước ngày làm lễ đăng quang, Napôlêông đã nhận
được những tin tức không cho phép mình hoài nghi rằng sau vụ Ca-đu-đan bị
bại lộ, Uy liêm pít đã tăng cường công tác ngoại giao để thành lập một khối liên
minh khác chống lại nước Pháp, để từ buổi đầu của cuộc chiến tranh cách mạng
đến nay thì khối liên minh thứ ba và thực tế, khối liên minh ấy đã được thành
lập.
2.1.4. Cuộc chiến tranh với Đức(1806-1807).
Khi nhận thấy không thể hoà bình được với nước Anh, Napôlêông tiếp tục
đưa ra những yêu sách mới đối với kẻ thua trận… Vua Phổ đang sợ hãi lại
chuyển sang làm vui mừng khi Tây Ban Nha ra tín hiêu sẵn sàng gia nhập khối

liên minh. Mới từ chỗ sợ sệt, Phổ quyết định chíng biến với quân đội của
Napôlêông do lực lượng quá chênh lệch, cùng với sự chỉ huy thiên tài của
Napôlêông, nước Phổ đã thất bại nặng nề với những tổn thất khủng khiếp. Quân
Phổ khúm núm cam kết trung thành với Napôlêông, quỳ phục van xin tha tội và
20


cầu mong được che chở. Thắng nước Phổ nhanh chóng Napôlêông đã dáng một
đòn sấm sét vào kẻ thù của mình là nước Anh. Chưa đầy hai tuần lễ chính sách
phong toả lục địa với Anh đã được tiến hành.
Cuộc phong toả lục địa với nước Anh đóng vai trò to lớn trong lịch sử của
đế quốc Napôlêông, của toàn Châu Âu và cả Châu Mỹ. Nó là cơ sở của bộ cuộc
chiến tranh về kinh tế như vậy là cả về chíng trị nữa.
2.1.5. Cuộc chiến tranh với Nga.
Trong khi tiến hành phong toả lục địa trên toàn Châu Âu mà chủ yếu là
nhằm vào quân Anh, Napôlêông còn tích cực xâm lược Balan và mở một chiến
dịch chống lại quân Nga. Napôlêông đã lộ rõ ý đồ xâm lược nước Nga đem quân
uy hiếp biên thuỳ của Nga, quân của Napôlêông di chuyển từ Béc lin về phía tây
Lipva, Belôrutxi có nguy cơ bị mất, việc buôn bán với Anh bị ngừng trệ…
Chiến tranh với nước Nga mở màn ngay từ trận mở đầu quân Pháp đã
hiểu rằng họ đang đương đầu với một đơn vị Nga tinh nhuệ và dũng cảm. Động
cơ là như thế nhưng số phận đã không để nước Nga thắng trận này.Cuộc chiến
tranh đẫm máu và ác liệt kết thúc, nước Nga phải kí hoà ước Tindit. Trong giới
quân sự Nga hoà ước này là sự kiện còn nhục nhã hơn cả trận thất bại ở
Auxteclit hoặc Phiit lan.
Trong suốt thời gian hai vị hoàng đế hội đàm, vua Phổ vẫn hy vọng người
ta sẽ mời cả mình đến nữa. Nhưng mãi đến sau này khi thất bại hoàn toàn và
thậm chí là nhục nhã đến mức lợi dụng cả sắc đẹp của vợ mình để mong yên
thân, thì Phổ mới hiểu rằng đó là những hy vọng quá đỗi ngây thơ.
Từ Tindit về Pari con đường quyền lực và công danh của Napôlêông đã

tiến độ không một đé vương nào có được. Nước Phổ bị thu hẹp và bị hạn chế gắt
gao, nước Áo câm lặng khuất phục, nước Nga đã buộc phải liên minh chặt chẽ
với nước Pháp. Duy chỉ có nước Anh là tiếp tục đấu tranh và càng vì thế, chính
sách phong toả lục địa với nước Anh càng xiết chặt thêm. Cũng xuất phát từ đây,
cuộc viễn chinh chiếm đất Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không chỉ còn là hoài
bão cũng nhanh chóng được thực hiện trong khi còn đang sa lầy ở chiến trường
Tây Ban Nha, Napôlêông còn phải đối mặt sự nổi dậy của nước Áo.
21


Mùa xuân năm 1809 cuộc chiến với nước Áo bắt đầu toàn thế giới “nín
thở chờ đợi” Napôlêông chờ đợi nước Áo “tấn công trước” để Napôlềông sau
này giữ phần chủ động khi kí hoà ước. Quả đúng như thế sau khi trận kịch chiến
ở Vagram-không kém trận Auxteclit hiệp ước Sơnbrun được kí kết như một định
mệnh phải thế. Nước Áo phải trả giá cho cái mưu đồ tuyệt vọng và khốn khổ của
mình là quẳng cái mưu đồ thống trị của Napôlêông bằng hàng chục vạn sinh
linh, bằng sự tàn phá đất nước, bằng khoản chiến phí nặng nề và sự lệ thuộc vào
kẻ chiến thắng một cách nghiệt ngã hơn.
Sau khi thắng Napôlêông cùng đoàn quân chiến thắng trở về Pari. Đế
quốc rộng lớn mênh mông lại mở thêm bờ cõi. Đế quốc ấy đang đứng trên đỉnh
cao nhất của sự rạng rỡ, uy lực và quang vinh (1810-1811) sau dự kiến kết hôn
của Napôlêông với quận chúa Annapplôpna không thành, nguy cơ của cuộc
chiến tranh không còn xa xôi nữa mà đang dần biến thành sự thật.
Lời tuyên bố: “Nước Nga đang đặt chúng ta vào thế hoặc chịu ô nhục
thanh danh hoặc phải chiến tranh, con đường chúng ta đã chọn rõ ràng”. Được
coi là lời tuyên chiến chính thức với quân Nga. Đối đầu với Napôlêông là hai
tướng giỏi là Bagachion và Cutudốp. Nhưng Bagachion lại bị đặt vào vị trí thứ
yếu còn Cutudốp tuy Napôlêông đã đánh bại ở Auxteclit song chưa bao giờ dám
khinh Cutudốp. Trong suốt giai đạo đầu của cuộc chiến tranh, Napôlêông vẫn
luôn ung dung những dự tính đầy đích xác của mình dẫu không là một nhà tiên

tri. Nước Nga thua liên tiếp, tướng Baclây được Alêchxan thay thế bằng
Cutudốp vì thấy không ai xứng đáng hơn.
Giờ phút mong mỏi bồn chồn đã đến: Napôlêông mong mỏi và đã dành
sẵn những dự tính với những tham vọng tiến sâu vào nước Nga. Nhưng Cutudốp
đã cùng quân đội của mình ngăn bước tiến của đám quân xâm lược ấy ở vùng
Bôrôđinô-chưa từng thấy trong lịch sử (7/8/1812). Cánh đồng Brôđinô là một
tấm bi kịch, cánh đồng ngổn ngang hàng ngàn xác chết mà cả tháng trời sau vẫn
nồng nặc mùi tanh. Có thể nói đây là cuộc chém giết kinh khủng nhất từ xa xưa
đến nay trong lịch sử. Một phần ba số quân đã tử trận tại cánh đồng này khi vừa
đặt chân đến nước Nga, và ngay cả quân Nga cũng đã bị tiêu diệt gần một nữa.
22


Nhưng dưới sự kiện này, phần thắng vẫn thuộc về nước Nga dẫu trong đáy lòng
Cutudốp cũng rất buồn phiền.
Sau khi để quân Napôlêông tiến vào Matxcơva quân Nga phản công đánh
đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi. Như vậy, Bônôđinô chỉ là sự mở màn cho một
loạt thất bại của Napôlêông Bônapác, một sự thất bại mà rất lâu sau mới hạ màn.
Sau thất bại này, Napôlêông đã nói với các thống chế về cuộc chiến tranh khủng
khiếp này, cuộc chiến tranh do ông ta tiến hành và thất bại “sự tổn thất của đại
quân là đáng rồi, nhưng trong đó là cả một sự không may: thời tiết ma quái
không lường trước được”.
Ngay sau khi gặp thất bại ở nước Nga các nước chư hầu nhân cơ hội đó
nổi dậy chống lại Napôlêông, tạo nên các “trận quốc gia” làm “đại đế quốc” bắt
đầu suy vong. Thêm một khó khăn nữa với đế quốc Napôlêông là phong trào
đấu tranh của quần chúng nhân dân trong nước làm cho Napôlêông một lúc phả
đương đầu với quá nhiều công việc. Vương triều Buốc bông có cơ hội được
phục hồi, để đế quốc của Napôlêông sụp đổ. Tất cả dường như đã xong xuôi,
nhưng chưa đâu, thiên anh hùng ca chưa hoàn toàn chấm dứt, Napôlêông còn
làm cho thế giới không ngờ tới. Triều đình Buốc bông sau một trăm ngày lại bị

chính Napôlêông dẫn quân đi đánh đổ nó. Nhưng các nước phong kiến liên minh
lại tiến hành đánh bại Napôlêông lần cuối cùng tại trận Oateclô (6/1815).
Trong trận đánh này, một chuỗi những sự rủi ro làm tiêu tan thắng lợi đã
nằm trong tầm tay của Napôlêông. Để kết cục là tên tướng lừng danh Napôlêông
phải kết thúc cuộc đời oanh liệt bằng chuỗi ngày buồn chán và cách biệt trên đảo
thánh bà Hêlen.Sáu giờ ngày 5/5/1821, Napôlêông đã vĩnh viễn ra đi.
Sự nghiệp của napôlêông đối với dân tộc Pháp và thế giới thật là vĩ đại.
Có được sự nghiệp đó là do Napôlêông đã được thừa hưởng những thành quả
của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Nhưng cũng phải thừa nhận là Napôlêông là
một nhà chính trị lỗi lạc và nhà quân sự tài ba của nước Pháp. Napôlêông là
người đã đưa nước Pháp và nhiều nước chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp
phát triển trên con đường tư bản chủ nghĩa.
2.2. Tác động của các cuộc chiến tranh đến nước Pháp và Châu Âu.
23


Trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh, sự thắng lợi của quân đội Pháp
chẳng những đập tan âm mưu của khối liên minh chống Pháp muốn khôi phục
lại vương triều Buốc bông, mà còn làm lung lay chế độ phong kiến ở Châu Âu
một cách mạnh mẽ.
Từ năm 1796 đến năm 1799, trong thời gian quân đội Pháp chiếm đóng
vùng phía Bắc nước Ý, sự thống trị của phong kiến nước Ý bắt đàu lung lay
mạnh: Đặc quyền phong kiến của quý tộc bị xoá bỏ, nguyên tắc mọi người đứng
trước pháp luật đều bình đẳng đã được thực hiện. Năm 1800, khi quân Pháp
chiếm đóng nước Ý lần thứ hai, chế độ phong kiến bị phá hoại càng triệt để hơn:
xoá bỏ 22 trạm thu thuế trong lục địa, đóng cửa hầu hết các nhà thờ đồng thời
ruộng đất của nhà thờ cũng được đem bán đấu giá. Ngoài ra, còn thi hành “bộ
luật Napôlêông” ở đây. Năm 1809, nước giáo hoàng đã được hợp nhất với nước
Pháp, xoá bỏ chính quyền thế tục của giáo hoàng. Tất cả nhưng sự cải cách đó
đã dọn đường thênh thang cho chủ nghĩa tư bản tại Ý phát triển.

Riêng ở Đức chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Napôlêông càng sâu
sắc hơn. Trước đây ở Đức (tức cái gọi là đế quốc La mã thần thánh) chia cắt
thành 296 quốc gia phong kiến lớn nhỏ. Nhưng dựa vaog hoà ước Luy nê vin
1801, chín bảy tiểu quốc nằm ở tả nạgn sông Ranh (có diện tích trên 20 ngàn
cây số vuông) được sáp nhập vào nước Pháp. Sau khi được sáp nhập vào nước
Pháp chín bảy tiểu quốc này chẳng những bị tiêu diệt mà một số chế độ phong
kiến tàn dư trên khắp vùng đất này cũng bị tiêu diệt luôn. Xoá bỏ đặc quyền của
quý tộc phong kiến, tài sản của giáo hội và bọn lưu vong bị tịch thu đem bán đấu
giá. Tất cả những điều đó, tạo điều kiện thuận lợi để cho tư bản chủ nghĩa ở khu
vực tả ngạn sông Ranh được phát triển. Nhưng, sự thay đổi do hoà ước năm
1801 gây ra không giới hạn ở những điều kiện kể trên, vì dựa theo bản điều ước
này, một trăm mười hai tiểu quốc khác trên nước Đức cũng bị Napôlêông đưa
vào mấy quốc gia Đức. Có liên minh với Pháp đồng thời dựa vào sự quy định
của hoà ước Luy nê vin, tất cả ruộng đất của giáo hội đều thuộc sở hữu quốc gia.

24


Như vậy, trong thời kỳ chiến tranh của Napôlêông, chẳng những chế độ
phong kiến thời trung cổ có ở nhiều khu vực. Tại nước Đức đã bị xoá bỏ trên
nhiều mức độ khác nhau, đồng thời nó cũng làm giảm sự chia cắt của nước này.
Tất cả những điều đó đều có lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại
Đức.
Hơn nữa, những nơi mà đại quân của Napôlêông tới, tất cả vương niệm ở
nơi đó đều đua nhau rơi xuống đất. Tại Tây Ban Nha, vua Phec-nan-đô đệ VII đã
bị Napôlêông bắt làm tù binh vào năm 1808. Hoàng tử nhiếp chính của Bồ Đào
Nha sau khi quân xâm lược Pháp đổ bộ, đã bỏ chốn sang Braxin tận Nam Mỹ.
Năm 1806, sau khi quân Pháp chiếm Napôli, thì quốc vương của nước này cũng
được hải quân Anh bảo hộ chạy chốn sang đảo Sicily. Năm 1809, nước giáo
hoàng sáp nhập vàp nước Pháp, nên giáo hoàng Pi VII bị bắt giải về Pháp.

Tóm lại, dưới sự ảnh hưởng của những cuộc chiến tranh Napôlêông
trật tự phong kiến ở vùng Trung âu, Tây âu và Nam Âu đều bị lung lay tận gốc
rễ. Tình hình đó ngược lại đã “sáng tạo ra một hoàn cảnh thích hợp với yêu cầu
thời đại để cho xã hội của giai cấp tư sản Pháp được phát triển trên lục địa Châu
Âu” (Lịch sử thế giới cận đại 1640-1870, tập 1. NXB GD, 1978). Do vậy những
cuộc chiến tranh của Napôlêông đối với Châu Âu có một tác dụng tiến bộ.
Châu Âu phong kiến và chuyên chế sụp đổ dưới những đòn của
Napôlêông là sự kiện hiển nhiên và không thể chối cải được. Napôlêông đã
giáng cho chế độ phong kiến những đòn chí tử, làm cho nó không bao giò còn
có thể ngóc đầu lên được và đó cũng là ý nghĩa tiến bộ của thiên sử anh hùng ca
gắn liền với tên tuổi của Napôlêông Bônapáctơ.
Những cuộc chiến tranh của Napôlêông cũng có mặt xâm lược của nó,
càng về sau tính chất xâm lược càng rõ rệt. Mục đích mà Pôlêông theo đuổi
trong những cuộc chiến tranh đối ngoại là tước đoạt tài sản cảu các nước Châu
Âu, thôn tính đất đai của họ, chiếm lấy những thị trường mới để xây dựng bá
quyền cho nước Pháp về các mặt quân sự, chính trị và công thương nghiệp chính
vì thế mà đến năm 1811, đế quốc của Napôlêông bao gồm 130 tỉnh, dân số đến
75 triệu nguời, chiếm phần nữa dân số trên toàn Châu Âu và gấp ba lần nước
25


×