Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tác giả trung đại THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.81 KB, 24 trang )

Tgvhvntđ.thcs.hanh
Lí Thường Kiệt (1019 - 1115)
Lý Thường Kiệt(chữ Hán: 李 常 傑 ; tên thật là Ngô
Tuấn; là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân
nhà Tống vào năm 1075-1077.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô
Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ,
cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí
và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương
Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền , người phường
Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay. Có tài
liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức
(Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Ngọ Xá,
huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi
đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức
Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở
Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông
làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman ).
Năm 1075, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương đem quân sang
đánh hai châu Ung và châu Khâm, tạo thế chủ động và để quân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực
lượng.
Đầu năm 1077, ông đã cho lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt và phá tan đạo quân xâm lược.
Ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm
1075 và 1104. Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm
1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại
3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá
được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và
phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc,


thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được
phong làm Thái úy.
Tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông
chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công,
thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
1
Tgvhvntđ.thcs.hanh
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới
đổi tên thành Lý Thường Kiệt.
Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông
là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long.
Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm
1105).
Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng
môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úỵ Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn...
Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm
Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho
đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
Trần Quang Khải (1241-1294)
Trần Quang Khải không chỉ là một nhà quân sự, một nhà ngoại giao giỏi mà còn là một bậc văn tài
nổi tiếng của dân tộc. Sống dưới triều Trần, ông không chỉ được vua cha Trần Thái Tông rất yêu
quý, mà những bậc lừng danh văn võ cũng rất nể trọng.
Trần Quang Khải là con trai vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh
Tông (anh ruột Quang Khải), ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương. Năm Giáp Tuất
(1274), ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Trần
Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng Tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
Thời Trần, ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều thất bại thảm
hại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã

từng đi vào những trang sử chói lọi của dân tộc ta, đưa đất nước ta đến với cuộc sống thanh bình,
nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển. Trần Quang Khải là một trong những
người có công xây dựng nền độc lập ấy. Chiến dịch Hàm Tử tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Trần
Quang Khải là người giữ một vai trò quan trọng. Toàn bộ quân giặc Nguyên Mông đóng tại Hàm
Tử đã nhanh chóng bị quân ta đánh tan tành. Cũng trong năm đó, Trần Quang Khải được cử làm
tổng chỉ huy chiến dịch Chương Dương và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng
của Trần Quang Khải đã đẩy lùi được quân Nguyên Mông ra hai vị trí này, góp phần khôi phục
kinh thành Thăng Long. Chiến công giải phóng kinh thành Thăng Long của ông được sử sách ca
ngợi là chiến công to nhất lúc bấy giờ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), Trần Quang Khải được bố
trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vừa tham gia trận mạc
dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Vua và Thượng hoàng. Trong trận quyết chiến lịch sử trên sông
Bạch Đằng (ngày 9 tháng 4 năm 1288), cùng với hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc khác, Trần Quang
Khải đã góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ quân Nguyên Mông, lập lại hoà bình cho đất
nước.
Không chỉ là nhà quân sự tài tình, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí trong văn học Việt
2
Tgvhvntđ.thcs.hanh
Nam. Thơ ông được Phan Huy Chú đánh giá là những vần thơ “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý
thú”. Các bài thơ trữ tình của ông đã thể hiện sự khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của
một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước.
Thơ Trần Quang Khải còn thể hiện hào khí Đông A, hào khí đời Trần với giọng thơ hùng hồn, hào
sảng, đanh thép. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông,
được xếp vào trong những bài thơ hay của thơ cổ nước ta. Đây là bài thơ được Trần Quang Khải
viết nhân dịp Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long
tổ chức ăn mừng chiến thắng:
Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
- Tụng giá hoàn kinh sư
- Phúc hưng viên
- Lưu gia độ

- Dã thự
- Xuân nhật hữu cảm
Trần Nhân Tông (1279 -1293)
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi
ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần
túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian
Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê
gớm.
Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần
Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua
14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm
Thượng hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời
thịnh trị.
Tượng thờ Trần Nhân
Tông
Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống
giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân
công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch
(1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng
quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua
Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch.
Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-
4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất
hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A', song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở
Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần
Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần
Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông
đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian
khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một

3
Tgvhvntđ.thcs.hanh
nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến
các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào.
Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ
13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú Cư trần lạc đạo là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm
vǎn học quốc âm của thời đại.
Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu
nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên
hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì tha sưu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc
khác nhau . Ông luôn luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử
phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần. Ông rất
trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ, quân dân đối với ba cuộc kháng chiến.
Một nét độc đáo riêng của Trần Nhân Tông so với nhiều nhà vua khác là ông rất thích du lịch, ông
thường tổ chức những chuyến đi xa gần, vừa để trò chuyện, thuyết lý về những quan điểm triết
học, tôn giáo của ông, vừa để thu thập thêm nhiều kiến vǎn trong hay ngoài nước.
Trần Nhân Tông nhường ngôi nǎm 1293 (lúc ông mới 35 tuổi). Sau khi nhường ngôi cho con,
lên làm Thượng hoàng ông đã dành toàn quyền điều hành cho nhà vua trẻ. Ông chỉ có một lần trở
về kinh vào nǎm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn bộ thời gian vào việc riêng của mình
và đi chu du khắp nước.
Trần Nhân Tông không chỉ là một trong những tác giả Quốc âm đầu tiên của lịch sử vǎn học Việt
Nam. Ông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Có thể nghĩ rằng, trong các nhà thơ đời Trần, còn
lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự, Hồn thơ ấy đậm
đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của
Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thầy tràn ngập ánh trǎng,
dồi dào mây nước, và đắm đuối với giấc mơ xuân:
Nhất thiên như thuỷ, nguyệt như trú
Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường
Có nghĩa là:
Nước ấy vầng xanh, trǎng ấy ngọc

Đầy song hoa quyện giấc mơ xuân
(Đào Phương Bình dịch)
Sau 14 nǎm làm vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, về làm Thái thượng
hoàng và đi tu trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc
sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học giúp triết
học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Bắt đầu
những ngày nhường ngôi, ông để tâm vào Phật giáo nghiên cứu những lẽ huyền vi để hệ thống các
quan điểm. Từ nǎm 1298, ông khoác áo nhà sư đi thuyết pháp các nơi. Lý thuyết của phái Trúc
Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh,
mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội
nguồn.
Ông tổ chức giảng Kinh - Kinh Vô lượng cho hàng ngàn người nghe và mọi người đều tiếp thu tư
tưởng của ông, nhận rõ đạo Phật Trúc Lâm là nhập thế, không huyền vi xa lạ. Ông lên tu ở chùa
Yên Tử, có pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà, hoặc là Trúc Lâm đại đà đầu đà, thu hút được
4
Tgvhvntđ.thcs.hanh
nhiều đệ tử.
Trần Nhân Tông mất trong một môi trường có nhiều giai thoại ý vị. Sử chép rằng vào nǎm 1308,
ông ở trên ngọn núi Tử Tiên, Yên Tử tu hành. Bà chị là Thiên Thuỵ ốm nặng, ông xuống thǎm và
bảo:
- Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Dưới âm phủ có ai hỏi thì cứ trả lời: Xin đợi một chút, em
tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay.
Nói xong, ông trở về núi, gọi pháp Loa đến dặn dò các việc, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Trần
Nhân Tông qua đời nǎm 1308 tại am Ngọa Vân núi Yên Tử ( Đông Triều, Quảng Ninh).
Người đương thời và sau đó đã tạc tượng Trần Nhân Tông. Tượng ở Yên Tử, đặt trong Huệ Quang
Kim tháp, là một pho tượng khỏe mạnh, rắn chắc, cân đối, đầy sức mạnh và nghị lực, còn ở chùa
tháp Phổ Minh (Nam Định) tượng có vẻ ung dung thanh thản, hợp với con người nhà vua. Trần
Nhân Tông đã bước vào cõi Niết Bàn, nhưng còn để lại hình ảnh của một chiến sĩ, một thi nhân,
một triết nhân của dân tộc.
Nguyễn Trãi (1930 - 1442)

Tiểu sử
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần
Nguyên Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện
Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước
đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học
sinh và bà Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi
quý tộc nhà Trần.
Vong thần nhà Hồ
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay,
lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu.
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm quan cho nhà Hồ.
Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con
Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng
theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho
đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm Nguyễn Trãi tham
gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến năm 1420 hoặc 1423 ông
mới theo Lê Lợi.
Theo gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng Lam Sơn khác, có đề cập đến việc
Nguyễn Trãi gia nhập quân Lam Sơn. Theo đó, mùa xuân năm Quý Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy
tên là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam
Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Vì
không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm (cận thần của Lê Lợi) đã giao cho Trần Văn
5
Tgvhvntđ.thcs.hanh
làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền. Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách,
Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp việc. Tài liệu này có cơ sở vì các

sử sách khi nói về giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn cũng không nhắc tới Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ của
nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu
kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của
quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản
ý chí chiến đấu của tướng giặc.
Năm 1427, ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công việc ở Viện
Khu mật. Quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của Vương Thông. Thông
rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh chia làm 2
đường, cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam Sơn đứng trước hai chọn lựa vì sắp
phải đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở trong thành ra. Lực lượng của Vương Thông
hợp với quân Minh sang từ trước đã có khoảng 10 vạn người, quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi
lỏng đã bị địch ra đánh úp, phải trả giá cao bằng việc mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử
trận, Đỗ Bí và Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn
thoát về.
Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng cho
Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan điểm đó. Ông kiến nghị
với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của ông nói với các tướng
rằng:
"Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc hàng năm,
chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh của địch kéo dến,
thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa
dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên quân trong thành phải hàng, thế là
ta chỉ khó nhọc một phen mà thu lợi gấp hai."
Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên đánh
chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng, Mộc Thạnh bỏ chạy về nước. Vương Thông trong
thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề
Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm nữa.
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc

đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc
sơn hà).
Công thần bị tội
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là
dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống
sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì nghi
ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra.
Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:
"Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
6
Tgvhvntđ.thcs.hanh
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên."
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
Vụ án Lệ Chi Viên
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu,
Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn
về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có
tiếng oán hận sầu than".
Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý
thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí
Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn
để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức
và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có

Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện
Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò
vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính
khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp
ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và
ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con
của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô
Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm
cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà
Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương
ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh Vua đột ngột
qua đời tai vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn Trãi bị triều đình do
hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16
tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người bị tội, họ bên vợ và họ bên
mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn
có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ
của Nguyễn Phi Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều
bị xử tử.
Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ông được tìm lại và
bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong
cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn
điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí
của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày
mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ.
Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo"
(tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn
7
Tgvhvntđ.thcs.hanh

Nguyễn Trãi.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh minh và
quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương
triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan,
mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống.
Các công thần khác của nhà Hậu Lê thường được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như
công và sau nữa lên vương.
Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh
nhân văn hóa thế giới.
(Theo Wikipedia tiếng Việt)

Nguyễn Trãi (1930 - 1442)
+ TIỂU SỬ:
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh,
Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn
Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là
Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần.
Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê,
nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và
hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp
nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi
và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về,
nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp
công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng
bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông
buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở
lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà
vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi,
bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại
thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam
trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại
giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.
Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chụi những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây
nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
+ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
- Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để
lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các tướng giặc và
những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng", ngày nay
8
Tgvhvntđ.thcs.hanh
gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước
nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng
vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến
đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.
Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, tức chữ Việt,
đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian
về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước,
với dân, với bao éo le trong cuộc đờị.
- Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt một vài
khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là những cái nhỏ
nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây
chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau
muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được
lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp
nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh,

phát cỏ ương sen". Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh
luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu
xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen
nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi").
Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm,
hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách
khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá
phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như
tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn
thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu
xanh mát ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).
- Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm ông
phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầu. Đêm thu, xa
nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận đận quê người,
Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách" (Đêm thu đất khách -
dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp,
thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được.
Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương,
Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép
mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (Thanh minh - dịch).
Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn
Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong
những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày
nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ
nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mả ông bà, còn xóm làng, bà
con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ
đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào
nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch).
- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự
hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một

cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc
đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi
gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh
nham hiểm: "Co que thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng,
trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×